Chương VI: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2016/BCT Toa xe, thùng trục chở người và chở hàng của tời trục mỏ
Số hiệu: | QCVN02:2016/BCT | Loại văn bản: | Quy chuẩn Việt Nam |
Nơi ban hành: | Bộ Công thương | Người ký: | *** |
Ngày ban hành: | Năm 2016 | Ngày hiệu lực: | *** |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
ICS: | *** |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tài liệu về toa xe chở hàng giếng nghiêng có đủ các thông số:
a) Trọng lượng tối đa, lực kéo tối đa của một toa xe.
b) Vận tốc tối đa của toa xe.
c) Góc dốc tối đa của đường lò lắp đặt toa xe.
d) Số cặp bánh xe, kích cỡ bánh xe, khoảng cách trục.
e) Sơ đồ kết nối các toa xe.
g) Cơ cấu móc nối toa xe.
h) Loại ray, cỡ đường ray lắp đặt toa xe.
2. Toa xe chở người giếng nghiêng
Ngoài các thông số nêu tại Khoản 1 Điều này, đối với toa xe chở người phải bổ sung các thông số sau:
a) Số người chở tối đa trên một chuyến.
b) Loại phanh an toàn (phanh dù) và thông số kỹ thuật phanh, giảm xóc của toa xe.
c) Toa xe phải được lắp phanh dù dừng được toa xe bằng tay do người trên toa xe tác động và tự động dừng toa xe êm, không xô, giật mạnh.
d) Phanh an toàn toa xe phải được kiểm định sau khi lắp đặt mới, sau sửa chữa và thử nghiệm định kỳ sau 6 tháng vận hành.
3. Toa xe phải được trang bị cơ cấu chống lật, trật bánh xe khỏi đường ray khi đang di chuyển trên giếng nghiêng.
4. Căn cứ vào độ dốc của giếng nghiêng để thiết kế ghế ngồi đảm bảo người ngồi trên toa xe có tư thế thích hợp nhất và an toàn.
5. Khi sử dụng thùng cũi trong giếng nghiêng phải trang bị dẫn hướng cho thùng cũi hoặc đường giới hạn không cho thùng cũi trật ra ngoài đường ray trên suốt chiều dài chuyển động. Chỉ cho phép thùng cũi di chuyển không có dẫn hướng trong khoảng cách 20 m tính từ sàn tiếp nhận dưới hoặc gương lò.
1. Để vận chuyển khoáng sản dùng thùng skip. Khi dùng thùng cũi cần phải có thuyết minh tính toán.
2. Khi làm việc đồng thời ở hai hay nhiều tầng, phải xem xét phương án an toàn cấp tải tất cả các mức.
3. Khi vận chuyển thiết bị, vật tư, vận chuyển người phụ thuộc vào yêu cầu năng suất và điều kiện làm việc (một hay nhiều mức) cho phép thực hiện:
a) Thùng kép và thùng đơn với đối trọng.
b) Hai thùng đơn với đối trọng.
c) Một thùng skip và một thùng cũi không có đối trọng.
4. Khi vận chuyển với khối lượng lớn, chiều sâu mỏ lớn, cho phép áp dụng trục tải hai hay ba thùng skip, thùng cũi.
5. Khi thiết kế, chuẩn bị mức khai thác mới ở những mỏ có năng suất không cao và chiều sâu giếng ≤ 500 m, cho phép áp dụng một tời trục mỏ hai thùng cũi (tời trục mỏ hai tang).
6. Tời trục mỏ giếng gió khi sử dụng làm lối thoát hiểm khẩn cấp:
a) Trang bị một hoặc hai thùng cũi phụ thuộc vào đường kính giếng.
b) Cho phép quấn ba lớp cáp lên tang và không có phanh dù.
c) Trang bị thiết bị truyền tín hiệu từ thùng trục đến các mức cần thực hiện vận chuyển người.
7. Khi thiết kế mỏ có khai thác ở một vài mức theo trình tự thời gian khác nhau, nên lựa chọn tời trục mỏ một cáp cho thời kỳ khai thác đầu đến 25 năm. Khi đó cần tính tới việc dự trữ khoảng diện tích để bố trí máy mới trong nhà trục và xem xét khả năng sử dụng tháp giếng trong giai đoạn tiếp theo.
1. Tài liệu kỹ thuật của thùng cũi phải có đủ các bản vẽ cấu tạo, chi tiết, ghi đủ các kích thước cơ bản và vật liệu chế tạo, trọng lượng của thùng cũi kể cả cơ cấu treo cáp, tải trọng tối đa cho phép, số người chuyên chở một chuyến.
2. Thùng cũi và đối trọng phải trang bị phanh dù để hãm êm và dừng thùng cũi khi sự cố.
3. Cửa thùng cũi phải được thiết kế đảm bảo tránh được người văng ra ngoài.
a) Cửa rèm: Cửa rèm được thiết kế kéo lên, hạ xuống bằng tay.
b) Cửa bản lề: Cửa bản lề phải được mở vào trong và có then cài để không tự mở ra ngoài. Chiều cao thành trên cửa tính từ sàn thùng không nhỏ hơn 1,2 m và của thành dưới cao tối đa là 0,15 m.
4. Trong thùng cũi phải được trang bị cam hãm goòng để cố định chắc chắn toa xe khi thùng cũi di chuyển.
5. Dọc hai bên thùng cũi phải có tay vịn.
6. Khoảng cách từ sàn thùng cũi tính từ vị trí nhô cao nhất tới nóc thùng cũi không nhỏ hơn 1,9 m.
7. Số người đồng thời trong mỗi tầng thùng cũi được xác định theo thiết kế nhưng không quá 5 người trên 1 m2 và trong thùng trục khi đào lò không quá 4 người trên 1 m2.
8. Trên thùng cũi phải có chụp bảo hiểm.
9. Khi ra vào tầng thứ hai của thùng cũi phải bằng thang chuyên dụng. Sau khi thùng cũi di chuyển khỏi vị trí tiếp nhận, miệng giếng phải được đóng kín.
10. Cam hãm goòng: Trong thùng cũi phải trang bị cam hãm goòng. Khi goòng trao đổi ở hai bên của thùng cũi, cam hãm goòng phải được thiết kế phù hợp với yêu cầu về kỹ thuật và an toàn để hãm goòng và trao đổi goòng ở hai bên.
11. Cam đỡ thùng: Tại các sàn tiếp nhận của giếng đứng, phải thiết kế cam đỡ thùng cũi để đảm bảo an toàn khi chất dỡ tải.
12. Cơ cấu treo thùng cũi (cơ cấu treo cáp đầu, cáp cuối): Mỗi thùng cũi đều phải có cơ cấu treo thùng. Tài liệu kỹ thuật phải chỉ rõ phương pháp treo, móc cáp.
13. Cơ cấu dẫn hướng thùng cũi, bạc dẫn hướng thùng cũi
13.1. Cơ cấu dẫn hướng con lăn được trang bị cho thùng cũi trong trường hợp dẫn hướng là gỗ hoặc thép hình.
13.2. Bạc dẫn hướng trang bị cho thùng cũi trong trường hợp dẫn hướng bằng cáp, ray thép hoặc gỗ có các thông số theo quy định tại Khoản 10.16, Điều 48, Quy chuẩn này.
14. Nóc thùng cũi phải có sàn an toàn chuyên dụng dành cho thợ kiểm tra thùng cũi. Mặt sàn phải có kích thước tối thiểu 0,6 m2 (một trong các kích thước là 0,4 m) và hàng rào an toàn không thấp hơn 1,2 m.
15. Nóc thùng cũi và sàn ngăn cách giữa tầng trên và tầng dưới của thùng cũi nhiều tầng phải có cửa thoát hiểm bằng thép dày ít nhất 4 mm. Kết cấu cửa sao cho có thể mở được từ bên trong và trên nóc thùng cũi.
16. Thùng cũi phải được trang bị cơ cấu giảm xóc để giảm lực va đập khi phanh dù tác động. Trường hợp giảm xóc bằng cáp, phải ghi rõ giới hạn độ giãn dài cáp giảm xóc.
17. Cho phép không cần phanh dù trong những trường hợp sau:
a) Thùng cũi và đối trọng của tời trục mỏ với số cáp ≥ 4.
b) Thùng cũi và đối trọng tời trục mỏ hai cáp với điều kiện lựa chọn cáp nâng phù hợp với quy định độ bền dự trữ của cáp thép tại Điều 44 Quy chuẩn này và số sợi đứt của cáp thép không vượt quá quy định tại Điều 46 Quy chuẩn này.
c) Thùng cũi và đối trọng của tời trục mỏ sử dụng để khắc phục sự cố, sửa chữa.
d) Thùng cũi và đối trọng của trục tải các giếng gió không thường xuyên sử dụng để vận chuyển người lên - xuống.
e) Đối trọng của tời trục mỏ giếng nghiêng.
g) Đối trọng của tời trục mỏ giếng đứng trong điều kiện khoang của thùng cũi và đối trọng được ngăn cách với nhau bằng ray hoặc cáp. Cho phép không có ngăn cách nếu chiều cao của khung đỡ đối trọng lớn hơn hai bước cốt giếng khi dẫn hướng đặt cả hai bên và lớn hơn một bước cốt giếng khi dẫn hướng đặt một bên. Đối trọng trong trường hợp này phải được trang bị các guốc bảo hiểm dài hơn 0,4m với khe hở tăng lên.
h) Chở người lên - xuống trong thùng cũi trong quá trình hoàn thiện các công việc đào, đào sâu thêm và đào lò nối thông gió (trừ khi đào các lò đảm bảo lối ra thứ hai và các giếng khác) hoặc khi sửa chữa lớn giếng đứng.
1. Thùng skip giếng đứng:
a) Thùng skip vận chuyển than và đất đá phải có thân cố định, cửa tháo hình quạt khi máng tiếp nhận của bunke chứa cố định.
b) Bạc dẫn hướng thùng skip giếng đứng được áp dụng theo quy định tại Điểm 10.16 Khoản 10 Điều 48 Quy chuẩn này.
c) Vật liệu làm vách thùng skip được chế tạo từ thép hợp kim thấp có tính cơ lý không thấp hơn thép16Mn và có khung thép cứng vững.
d) Sàn thao tác, chuyên dùng để phục vụ công tác kiểm tra an toàn thùng skip được thiết kế trên nóc thùng skip. Kích thước của sàn theo quy định tại Khoản 14 Điều 40 Quy chuẩn này.
2. Thùng skip giếng nghiêng
a) Thùng skip giếng nghiêng phải được di chuyển theo dẫn hướng.
b) Bạc dẫn hướng thùng skip giếng nghiêng được áp dụng theo quy định tại Điểm 10.16 Khoản 10 Điều 48 Quy chuẩn này.
c) Khi góc nghiêng của giếng đến 25°, sử dụng skip dỡ tải qua đáy hoặc toa xe goòng.
d) Khi góc nghiêng của giếng trên 25°, sử dụng skíp dỡ tải qua thành sau với cửa tháo hình quạt.
e) Tại các mỏ kim loại đen và kim loại màu, khi độ ẩm lớn và bốc dỡ khoáng sản không tốt cho phép sử dụng skip lật.
3. Khi thiết kế hoặc lựa chọn thùng trục phải cơ giới hóa việc chất dỡ tải thùng cũng như vận chuyển các vật liệu dài, nặng.
1. Cho phép thùng trục di chuyển không có các đường dẫn hướng ở khoảng cách không quá 20m đến mặt gương đào khi thi công các giếng đứng bằng các tổ hợp thiết bị (máy bốc xúc, gầu ngoạm).
2. Cho phép chở người lên - xuống bằng thùng trục trong thời gian đào giếng, cũng như khi đặt khung giếng với điều kiện tời trục mỏ phải được trang bị các cơ cấu khóa liên động, thùng trục phải có cơ cấu chống lật.
3. Trong trường hợp khắc phục sự cố hoặc tiến hành công tác sửa chữa giếng, cho phép chở người lên - xuống bằng thùng trục không có các dẫn hướng, với điều kiện:
a) Vận tốc chuyển động của thùng trục không được vượt quá 0,3 m/s.
b) Khe hở giữa các thành của thùng trục với các kết cấu kim loại trong thành giếng nhô ra phải đảm bảo tối thiểu là 400 mm.
c) Trên thùng trục nhất thiết phải có chụp bảo hiểm.
d) Người ra vào thùng trục ở sàn tiếp nhận dưới phải bằng cầu thang gấp chuyên dùng hoặc bậc của thùng trục và chỉ khi cơ cấu dỡ tải đóng kín, thùng trục đã dừng.
e) Người ra vào thùng trục ở các lò và hầm trạm trung gian phải bằng cầu thang kiểu gấp bản lề, còn ra vào ở trên sàn cứng và trên thùng trục chỉ khi mép thùng trục đã dừng ở ngang mức cửa loe hoặc ở ngang mức sàn tầng khi có cửa trong cửa loe.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực