Chương II: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2016/BCT Giếng và thiết bị lắp đặt trong giếng
Số hiệu: | QCVN02:2016/BCT | Loại văn bản: | Quy chuẩn Việt Nam |
Nơi ban hành: | Bộ Công thương | Người ký: | *** |
Ngày ban hành: | Năm 2016 | Ngày hiệu lực: | *** |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
ICS: | *** |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Giếng lắp đặt tời trục mỏ phải được đào, chống theo thiết kế được Chủ đầu tư phê duyệt.
2. Tiết diện tối thiểu của lò giếng lắp đặt tời trục mỏ là 09 m2, chiều cao tính từ đỉnh ray tới nóc lò đối với cỡ đường ray 600 mm tối thiểu là 1,8 m và đối với cỡ đường ray 900 mm tối thiểu là 2,2 m.
3. Giếng phải được chống dột, thu gom nước vào rãnh thoát nước.
4. Giếng lắp đặt tời trục mỏ chở người phải được thông gió bằng luồng gió sạch.
5. Nền đường lò phải ổn định, bằng phẳng, không nhấp nhô.
6. Trang bị đường ray
6.1. Cỡ đường ray - Khoảng cách giữa mép trong của hai ray có sai lệch trên không lớn hơn 4 mm và sai lệch dưới không nhỏ hơn 2 mm.
6.2. Lắp đặt đường ray:
a) Độ chênh cao giữa hai ray: Không lớn hơn 4 mm đối với đường cỡ 900 mm; không lớn hơn 3 mm đối với đường cỡ 600 mm.
b) Bán kính cong R của ray trên các đoạn cong: R ≥ 20 m đối với cỡ đường 900; R ≥ 12 m đối với cỡ đường 600 m.
c) Đường ray phải được lắp đối xứng qua tim đường.
d) Mối nối ray phải có khe hở nhất định phù hợp với độ giãn nở của ray và nhiệt độ môi trường đặt ray. Hai mối nối phải đối xứng qua tim đường.
e) Độ lệch của ray so với tim đường tại những vị trí nối trên chiều dài đường đến 08 m không lớn hơn 5 mm.
6.3. Ray phải được đặt trên tà vẹt và chèn bằng đá ba lát.
6.4. Cấm sử dụng đường ray trong trường hợp:
Độ mòn của đỉnh ray theo phương thẳng đứng lớn hơn 12 mm đối với ray P24, 16 mm đối với ray P33 và 20 mm đối với ray P38 hoặc các mã hiệu tương đương; mép ngoài bánh xe chạm vào mũ các đinh ốc tà vẹt; khi có những vết nứt dọc và ngang trong ray, tróc vỡ đỉnh ray, bong đế chân ray và các khuyết tật khác có thể làm đoàn tàu trật bánh.
6.5. Khoảng cách tối thiểu từ thành toa xe tới:
a) Nóc lò tối thiểu là 0,25 m.
b) Vì chống hông lò tối thiểu là 0,25 m.
c) Ở vị trí người lên xuống toa xe: Khoảng cách tối thiểu giữa toa xe và vì chống hông lò là 1 m.
d) Giữa băng tải và toa xe được ngăn cách bằng rào chắn cứng là 0,4 m.
6.6. Khe hở giữa hai thùng trục trong giếng nghiêng với góc dốc bất kỳ không được nhỏ hơn 200 mm. Khe hở giữa vì chống giếng và phần nhô ra lớn nhất của thùng trục không được nhỏ hơn 250 mm khi vì chống bằng gỗ, bằng kim loại và vì chống bê tông cốt thép; không được nhỏ hơn 200 mm khi vì chống bằng bê tông và xây đá.
6.7. Đường ray và thiết bị của đường, rãnh, máng thoát nước, tín hiệu và dấu hiệu chỉ đường, các khoảng trống và lối người đi trong giếng nghiêng vận tải bằng toa xe phải được quản đốc hoặc người được thay thế (phụ trách cơ điện phân xưởng) kiểm tra ít nhất một lần trong tháng và tổ trưởng vận tải ít nhất hai lần trong tháng. Khi xem xét, kiểm tra phải đo cỡ đường, chênh lệch độ cao giữa các ray và phải ghi kết quả kiểm tra vào sổ theo dõi.
6.8. Ít nhất 1 lần trong năm, phải kiểm tra độ mòn của các ray và tiến hành đo trắc dọc các đường ray. Thời gian kiểm tra do Giám đốc điều hành mỏ quyết định. Các kết quả đo trắc dọc phải được Phòng Trắc địa mỏ lập thành sơ đồ chi tiết.
6.9. Giếng phải được thường xuyên kiểm tra: Nền lò, nóc lò và hông lò để xử lý những phát sinh không đảm bảo kỹ thuật an toàn cho toa xe hoạt động.
7. Giếng lắp đặt tời trục phải được chiếu sáng tại các ga lên xuống và có biển chỉ dẫn.
1. Việc đào và chống giếng đứng phải được thực hiện theo thiết kế được Chủ đầu tư phê duyệt.
2. Khoảng cách từ vì chống hoặc mép dưới của cốp pha đến gương giếng và đất đá sau nổ mìn được quy định theo thiết kế; đối với đất đá mềm yếu, kém bền vững, khoảng cách đó tối đa là 1,5 m và thiết kế phải đề cập các biện pháp an toàn bổ sung ngăn ngừa đất đá sụt lở.
3. Khi đồng thời có nhiều đơn vị thi công đào và trang bị giếng, đơn vị nhận thầu chính phải cùng với các đơn vị nhận thầu khác xây dựng biểu đồ thi công, các biện pháp kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động trình Chủ đầu tư phê duyệt. Chủ thầu chính có trách nhiệm kiểm tra thực hiện các biện pháp nêu trên, các đơn vị khác chịu trách nhiệm thực hiện an toàn các công việc do đơn vị đó đảm nhiệm.
4. Những người thực hiện công tác đào, chống và lắp đặt các trang bị giếng phải hiểu và biết phát các tín hiệu quy định.
5. Phải chỉ định người chịu trách nhiệm phát tín hiệu và theo dõi việc nhận, bốc dỡ, di chuyển thùng trục đào lò ở gương trong thời gian thùng chở đá và các vật liệu di chuyển lên - xuống qua lỗ sàn công tác.
6. Trước khi lắp đặt cổ giếng tại cốt ± 0, miệng giếng phải được bảo vệ bằng hàng rào lưới thép cao 2,5 m, có cửa để người qua lại. Sau khi xây dựng xong cổ giếng, đề phòng vật rơi từ trên xuống gương, nơi mọi người làm việc, tại cốt ± 0, miệng giếng phải được che chắn bằng tấm đậy kết cấu vững chắc, chống cháy, có cửa mở ra về hai phía phục vụ thi công. Sàn cốt ± 0 bố trí thiết bị công nghệ phải được chiếu sáng.
7. Trên sàn công nghệ thi công giếng phải có các ống loe với chiều cao phía trên sàn tối thiểu là 1600 mm và ở phía dưới sàn tối thiểu là 300 mm.
8. Trong thời gian đào giếng, phải có sàn bảo vệ ở phía trên đề phòng các vật rơi từ trên xuống.
9. Giếng đào sâu thêm phải được cách ly với phần giếng đang hoạt động ở mức đang khai thác bằng cơ cấu bảo vệ.
10. Không được:
a) Có người ở gương giếng trong trường hợp thay, kẹp lại cáp hoặc thay thùng trục.
b) Thực hiện các công việc trong giếng và di chuyển sàn công tác khi không có dây bảo hiểm.
c) Vận hành sàn công tác khi không có quy trình vận hành.
d) Vận chuyển dụng cụ trong thùng đang chở đất đá cũng như móc các vật vào dây cáp khi cửa gió tháp giếng mở.
e) Giao nhiệm vụ cho một người vừa thao tác thùng chở đất đá hoặc vật liệu đi qua ống loe của sàn công tác vừa nhận thùng có tải trên sàn.
g) Thực hiện công việc ở gương giếng trong thời gian tháo hoặc móc các ống mềm dẫn bê tông.
h) Sử dụng thùng chở người để vận chuyển đất đá, vật liệu và cấu kiện của khung giếng từ trên xuống mà thùng này không có cơ cấu treo chuyên dùng đã được kiểm định.
i) Để ngập nước cục bộ giếng nếu không có sự đồng ý của Chủ đầu tư.
k) Sử dụng sàn nhỏ treo làm thùng nâng hàng.
11. Khi tiến hành đồng thời các công việc đào giếng và dựng vì chống cố định, từ trên sàn công tác phải thực hiện các quy định sau:
a) Sàn công tác phải có mái che để bảo vệ người làm việc trên sàn, tránh những vật rơi từ trên xuống và phải được trang bị phương tiện phát tín hiệu âm thanh khi cho thùng xuống gương.
b) Khe hở giữa sàn công tác và vì chống giếng, giữa sàn công tác với cốp pha hoặc tấm chắn bảo vệ tối đa là 120 mm tính từ gờ ngoài của thanh cong và trong khi làm việc khe hở phải được che kín. Khi đào giếng theo sơ đồ hỗn hợp, khe hở giữa sàn công tác và vì chống giếng tối đa là 400 mm và trên tất cả các tầng của sàn phải có tấm lưới bảo vệ có chiều cao ít nhất là 1600 mm bao quanh chu vi sàn. Phần bảo vệ dưới sàn công tác phải được che kín bằng lớp tôn chiều cao ít nhất 300 mm.
c) Sàn công tác dùng để đào giếng phải có khe hở để người chịu trách nhiệm cho thùng và hàng qua ống loe nhìn thấy tình hình ở gương và thiết bị bố trí ở bên dưới sàn. Lỗ đặt ống loe giữa các tầng của sàn công tác phải được che bằng lưới kim loại 40 mm x 40 mm. Bên dưới ống loe ở vị trí tiếp giáp lưới với sàn công tác phải được che kín với chiều cao ít nhất 300 mm. Chiều cao ống loe bên trên tầng trên của sàn công tác tối thiểu là 1600 mm.
d) Các công việc di chuyển sàn công tác, sàn bảo vệ, cốp pha kim loại, ống dẫn, cáp điện phải được tiến hành theo các biện pháp quy định trong hộ chiếu đào chống giếng được duyệt và phải do Trưởng ca chỉ đạo thực hiện.
Để thực hiện các công việc trên phải điều khiển bằng tín hiệu theo sơ đồ sau: Sàn công tác - mặt bằng cốt ± 0 - trạm điều khiển tời trung tâm.
12. Khi di chuyển sàn công tác, tấm chắn bảo vệ, cốp pha kim loại, đường ống, cáp điện, cấm các hành vi sau:
a) Đồng thời phát tín hiệu vận hành tời trục mỏ trên nhà tời trục và tời trục mỏ lắp đặt tại các vị trí khác phục vụ thi công đào giếng.
b) Tiến hành các công việc khác ở gương giếng và trên sàn công tác.
c) Di chuyển thiết bị đào giếng, khi nó bị lệch so với vị trí bình thường.
d) Người đứng trên cốp pha khi cốp pha di chuyển.
13. Chỉ được phép tiếp tục các công việc đào giếng hoặc đào sâu thêm giếng sau khi di chuyển sàn công tác, tấm chắn bảo vệ, cốp - pha kim loại và cáp điện trong những điều kiện sau:
a) Tại đồng hồ chỉ dẫn chiều sâu và ở mép tang máy nâng đã được đánh dấu vị trí mới của sàn công tác.
b) Kiểm tra đảm bảo chắc chắn hệ thống đường ống và cáp điện trong giếng cũng như quan sát các khe hở theo quy định của Quy chuẩn này.
c) Các tời đã được hãm phanh, các cơ cấu dừng bánh cóc được đưa về vị trí làm việc, các tời được cắt nguồn điện, cắt nguồn khí nén và đóng khóa nhà tời.
14. Phải sử dụng các dụng cụ nâng cáp (dây cáp, dầm ngang, quai treo) đã được kiểm định đạt yêu cầu.
15. Chỉ được phép nâng, hạ bằng cáp các vật có chiều dài hoặc kích thước phi tiêu chuẩn (đường ống, thiết bị) khi đã lập phương án kỹ thuật an toàn và phải được Giám đốc mỏ phê duyệt.
16. Phải chèn đá và phun bê tông lấp đầy khe hở giữa vì chống và đất đá thành giếng khi tiến hành dựng vì chống cố định. Cấm chèn các khe hở đó bằng gỗ và vật liệu dễ cháy khác.
17. Phải định vị các ống mềm dẫn bê tông bằng cáp thép liền dọc theo suốt chiều dài đường ống.
18. Việc lắp đặt khung giếng phải được thực hiện bằng các sàn công tác đặc biệt cũng như các trang bị khác có kết cấu đảm bảo an toàn cho người làm việc trong giếng. Phải có biện pháp che chắn giếng, đặc biệt khi thực hiện các công việc lắp đặt khung giếng đồng thời với lắp đặt tháp giếng hoặc thiết bị trong giếng.
19. Phải tiến hành các biện pháp chống rò rỉ nước triệt để tại nơi có nước làm ảnh hưởng tới vỏ giếng hoặc thẩm thấu nước qua vỏ giếng.
20. Lượng nước thẩm thấu qua thành giếng dọc theo chiều dài giếng không cho phép lớn hơn 5 m3/ngày đêm.
21. Bê tông làm thành giếng phải đạt chuẩn theo thiết kế và không thấp hơn mác M 250.
22. Sai lệch trục giếng so với thiết kế không được vượt quá 50 + 0,15H, mm. Trong đó H - chiều sâu giếng tính bằng mét.
23. Việc tháo dỡ sàn ở giếng đào sâu thêm phải tiến hành theo thiết kế và phải dùng vì chống tạm thời. Thiết kế này phải được Giám đốc mỏ duyệt.
24. Khi lắp đặt các thiết bị trong giếng, khe hở giữa thùng trục và các phần trong giếng phải đảm bảo:
25. Các khe hở vận hành giữa những phần nhô ra tối đa của thùng trục, khung chống và xà ngang trong giếng đứng của trục tải cố định phải phù hợp với những giá trị ghi trong Bảng 3.
Bảng 3. Khoảng hở quy định cho phép trong giếng
Loại cốt giếng |
Loại và cách bố trí cốt giếng |
Tên gọi của khe hở |
Giá trị tối thiểu của khe hở (mm) |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
1. Bằng gỗ |
Bằng gỗ và kim loại với cách bố trí các đường dẫn hướng về một phía và hai phía |
Giữa thùng trục và cốt giếng |
200 |
Đối với giếng chống bằng gỗ cho phép khe hở không nhỏ hơn 150mm khi bố trí các đường dẫn về một phía cũng như hai phía nếu phần nhô ra lớn nhất của thùng trục cách tâm các đường dẫn không lớn hơn 1m |
2. Bằng bê tông, gạch, bê tông đúc sẵn |
Bằng kim loại với cách bố trí các đường dẫn hướng về một và hai phía |
Giữa thùng trục và cốt giếng |
150 |
|
3. Bằng bê tông, gạch, bê tông đúc sẵn |
Bằng gỗ, như trên |
Giữa thùng trục và cốt giếng |
200 |
|
4. Bằng gỗ, bê tông, gạch, vì chiubin |
Các xà ngang bằng kim loại, gỗ không giữ các đường dẫn hướng |
Giữa các thùng trục và xà ngang |
150 |
Khi bố trí các thùng trục trong giếng đặc biệt chật hẹp khe hở này không nhỏ hơn 100mm |
5. Bằng gỗ, bê tông, gạch, vì chiubin |
Không có xà ngăn giữa các thùng trục |
Giữa 2 thùng trục chuyển động |
200 |
Khi các thanh dẫn hướng cứng |
6. Bằng gỗ, bê tông, gạch, bê tông đúc sẵn, vì chiubin |
Bố trí các đường dẫn hướng về một bên, hai bên sườn (cạnh) và ở mặt trước |
Giữa thùng cũi và các bộ phận của cơ cấu hạ thùng |
60 |
Đối với các giếng đưa vào sản xuất trước năm 1973, khe hở này có thể không nhỏ hơn 40 mm |
7. Bằng gỗ, bê tông, gạch, bê tông đúc sẵn, vì chiubin |
Bố trí các đường dẫn hướng về một bên, hai bên sườn (cạnh) và ở mặt trước |
Giữa xà ngang và những phần nhô ra của thùng trục, cách tâm của các đường dẫn hướng một khoảng đến 750 mm |
40 |
Khi trên thùng trục có các con lăn dỡ tải nhô ra, khe hở giữa con lăn và xà ngang cần phải tăng thêm 25mm |
8. Bằng gỗ, bê tông, gạch, bê tông đúc sẵn, vì chiubin |
Bằng gỗ có bố trí các đường dẫn hướng ở mặt trước |
Giữa những xà ngang không giữ đường dẫn hướng và thùng cũi |
50 |
|
9. Bằng gỗ, bê tông, gạch, bê tông đúc sẵn, vì chiubin |
Bằng kim loại và gỗ, không phụ thuộc vào sự bố trí của các đường dẫn hướng |
Giữa mép ngoài của bạc dẫn hướng thùng trục và cơ cấu để bắt các đường dẫn hướng vào xà ngang. |
15 |
|
10. Bằng gỗ, bê tông, gạch, bê tông đúc sẵn, vì chiubin |
Bố trí các đường dẫn hướng về một bên, hai bên và mặt trước |
Giữa những phần nhô ra nhiều nhất và xa nhất so với tâm của thùng trục và xà ngang có tính đến sự mòn của đường dẫn hướng, bạc dẫn hướng và khả năng có thể quay của thùng trục |
25 |
Đối với mỏ thiết kế mới |
11. Bằng gỗ, gạch, bê tông, vì chu bin |
Bằng kim loại và gỗ, không phụ thuộc vào sự bố trí của các đường dẫn hướng |
Giữa những ray của mặt bằng nhận và thùng cũi |
30 |
|
12. Tất cả các loại vì chống |
Có các đường dẫn hướng bằng cáp của trục tải nhiều cáp |
Giữa các thùng trục và vì chống xà ngang hoặc thanh giằng trong giếng |
225 |
Khi giếng sâu đến 800 m |
265 |
Khi giếng sâu hơn 800m |
|||
Giữa những thùng trục chuyển động của một trục tải |
300 |
Trong tất cả các trường hợp, các khe hở vận hành không được nhỏ hơn 0,75 các khe hở thiết kế |
||
Giữa những thùng trục tải lân cận |
350 |
|||
13. Tất cả các loại vì chống |
Có các đường dẫn hướng bằng cáp của trục tải một cáp |
Giữa những thùng trục chuyển động của một trục tải |
300 |
Khe hở theo thiết kế |
Giữa những thùng trục chuyển động của các trục tải kề nhau |
350 |
|
||
Giữa những thùng trục và vì chống, xà ngang hoặc thanh giằng trong giếng |
240 |
26. Khi đào giếng, khoảng cách của những cáp dẫn hướng ở giữa các thùng trục không được nhỏ hơn 300 mm. Khi chiều sâu của giếng lớn hơn 400m buộc phải đặt các cơ cấu ngăn ngừa khả năng va chạm của các thùng trục đào giếng. Các cơ cấu này không cần thiết nếu khe hở giữa những cáp dẫn hướng ở giữa lớn hơn hoặc bằng (250 + H/3000) mm, trong đó H là chiều sâu của giếng, tính bằng milimét.
27. Khe hở giữa thùng trục đào lò đang chuyển động và khung chống giếng hoặc những phần nhô ra của trang thiết bị đặt trong giếng (đường ống dẫn, xà chống...) không nhỏ hơn 400 mm.
28. Khe hở giữa các thành (cạnh) của miệng ống loe sàn đào lò và các phần chuyển động nhô ra của khung định hướng thùng trục đào lò không được nhỏ hơn 100 mm.
29. Trường hợp đặt cốt giếng cùng với thời gian đào giếng, khe hở tối thiểu giữa các phần nhô ra lớn nhất của thùng trục đào lò hoặc của khung dẫn hướng và các xà ngang được quy định như sau:
a) 350 mm đối với đường dẫn hướng bằng cáp đặt trong mặt phẳng vuông góc với các xà ngang.
b) 400 mm đối với đường dẫn hướng bằng cáp đặt trong mặt phẳng song song với các xà ngang.
c) 30 mm đối với đường dẫn hướng cứng (ray, thép chữ nhật).
d) Phải kiểm tra các khe hở trên trước khi cho thùng trục chuyển động.
1. Dẫn hướng
1.1. Dẫn hướng thùng skip giếng chính
a) Dẫn hướng cứng: Thép dạng hình hộp, ray, gỗ.
b) Dẫn hướng mềm: Cáp thép có kết cấu kín.
c) Cho phép sử dụng hai dẫn hướng bằng ray một bên đối với thùng skip.
1.2. Dẫn hướng thùng cũi
1.2.1. Khi thùng cũi chiều dài nhỏ hơn hoặc bằng 4 m:
a) Cho phép sử dụng mỗi mặt trước, sau thùng cũi một dẫn hướng.
b) Cho phép sử dụng hai dẫn hướng bằng ray một mặt bên thùng cũi.
c) Cho phép sử dụng dẫn hướng ở hai mặt ra, vào thùng cũi.
1.2.2. Khi thùng cũi dài hơn 4 m, phải sử dụng 3 dẫn hướng (2 dẫn hướng ở một bên thùng cũi, một dẫn hướng ở mặt còn lại) hoặc 4 dẫn hướng.
2. Cơ cấu dẫn hướng của thùng trục:
a) Đối với dẫn hướng thép hộp, phải trang bị cơ cấu dẫn hướng con lăn đàn hồi và cơ cấu dẫn hướng an toàn kiểu trượt.
b) Khi dẫn hướng bằng thép ray, bố trí một bên thùng trục, dùng cơ cấu dẫn hướng cứng dạng kín.
c) Khi dẫn hướng bằng ray bố trí hai bên thùng trục cho phép sử dụng cơ cấu dẫn hướng cứng dạng hở, có tấm lót, có thể thay thế.
3. Bước cốt giếng
3.1. Từ 2 m đến 4 m đối với dẫn hướng bằng ray gỗ.
3.2. Từ 3,125 m đến 4,168 m đối với dẫn hướng bằng ray sắt.
3.3. Từ 4 m đến 6 m đối với dẫn hướng dạng hộp.
3.4. Từ 4 m đến 6 m khi trang bị dẫn hướng cứng cho thùng skip.
3.5. Trong các giếng đứng trang bị dẫn hướng bằng cáp, tại các vị trí chất, dỡ tải thùng trục ở mức dưới cùng và trên mặt bằng phải, trang bị dẫn hướng cứng và cơ cấu dẫn hướng tương ứng cho thùng trục.
3.6. Khi dùng dẫn hướng cáp, phải sử dụng cơ cấu dẫn hướng kiểu ống, có kết cấu dễ dàng thay thế bạc trượt.
1. Khi thiết kế mới và cải tạo tời trục mỏ phải xem xét:
a) Xây dựng sàn thao tác để phục vụ công tác: Kiểm tra, vận hành và lắp đặt cốt giếng, đường cong dỡ tải, thiết bị giảm chấn đỡ thùng, cáp nâng, cáp cân bằng, phanh, thanh dẫn và thiết bị khoan, bốc xúc.
b) Che chắn miệng giếng để thử nghiệm phanh dù thùng cũi, đối trọng, sửa chữa skip của máy trục.
c) Các trang thiết bị cơ giới cần thiết để treo và thay thế cáp, thùng trục, lối vào để lắp ráp trên nhà trục mỏ và tháp.
d) Trang thiết bị cơ giới để thay thế puly tháp giếng.
e) Tấm lát sàn trong giếng: Sử dụng tấm kín đối với giếng phụ và tấm dạng mắt cáo đối với giếng chính. Kích thước mắt lưới không lớn hơn 70 x 70 mm.
2. Chiều sâu rốn giếng xác định theo:
a) Mức độ xuống sâu của thùng trục với chiều cao cần thiết để bố trí thiết bị giảm chấn.
b) Chiều cao cần thiết để bố trí thiết bị kéo căng cáp đuôi và dẫn hướng.
c) Bố trí dầm cáp cân bằng.
d) Khả năng hạ vật liệu dài dưới thùng cũi.
e) Mức nước cao nhất trong rốn giếng phải thấp hơn vòng cáp cân bằng 01 m.
g) Trong các giếng sử dụng để nâng hạ người và cấp cứu, mức nước cao nhất trong rốn giếng cần phải thấp hơn vị trí đáy thùng cũi khi hạ xuống mức thấp nhất.
3. Trong rốn giếng phải có nút bấm “stop”, cắt mạch điều khiển tời trục khi xảy ra sự cố chùng cáp, đứt cáp cân bằng.
4. Cho phép kéo căng cáp dẫn hướng dưới rốn giếng bằng đối trọng.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực