Chương 3 Pháp lệnh thú y số 18/2004/PL-UBTVQH10: Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ; kiểm tra vệ sinh thú y
Số hiệu: | 18/2004/PL-UBTVQH11 | Loại văn bản: | Pháp lệnh |
Nơi ban hành: | Ủy ban Thường vụ Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 29/04/2004 | Ngày hiệu lực: | 01/10/2004 |
Ngày công báo: | 25/05/2004 | Số công báo: | Số 17 |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2016 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Động vật, sản phẩm động vật khi vận chuyển với số lượng, khối lượng lớn ra khỏi huyện phải được kiểm dịch một lần tại nơi xuất phát.
2. Động vật, sản phẩm động vật có trong Danh mục đối tượng thuộc diện phải kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản ban hành khi nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh phải được kiểm dịch theo quy định tại Điều 28 và Điều 29 của Pháp lệnh này.
Đối với động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu, việc kiểm dịch được thực hiện theo yêu cầu của nước nhập khẩu và theo quy định tại Điều 27 của Pháp lệnh này.
3. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật theo tiêu chuẩn vệ sinh thú y, quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản ban hành.
4. Đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật phải được kiểm tra, phát hiện nhanh, chính xác.
5. Động vật, sản phẩm động vật vận chuyển trong nước mà không xác định được chủ thì tuỳ theo tình trạng động vật, sản phẩm động vật mà cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về thú y cho phép sử dụng hoặc tiêu hủy theo quy định.
Động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu mà không xác định được chủ thì phải tiêu hủy.
1. Kiểm tra hồ sơ kiểm dịch.
2. Tập trung động vật, sản phẩm động vật tại nơi quy định hoặc đưa động vật, sản phẩm động vật vào khu cách ly kiểm dịch; kiểm tra lâm sàng, chẩn đoán, xét nghiệm động vật, sản phẩm động vật để phát hiện đối tượng kiểm dịch.
3. Kết luận về kết quả kiểm dịch để cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận kiểm dịch, chứng nhận hoặc không chứng nhận kiểm dịch.
4. Yêu cầu chủ động vật, sản phẩm động vật xử lý theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 25 của Pháp lệnh này.
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản có trách nhiệm:
a) Ban hành Danh mục đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch;
b) Ban hành Danh mục cấm nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật, thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu có nguồn gốc từ động vật dùng để sản xuất thức ăn chăn nuôi;
c) Ban hành quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật theo tiêu chuẩn vệ sinh thú y quy định tại điểm e và điểm g khoản 2, điểm e và điểm g khoản 3 Điều 7 của Pháp lệnh này đối với động vật, sản phẩm động vật vận chuyển trong nước, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam;
d) Quy định biện pháp xử lý đối với động vật, sản phẩm động vật, phương tiện vận chuyển, dụng cụ chứa đựng động vật, sản phẩm động vật không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y;
đ) Quy định trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu, thẻ kiểm dịch viên, mẫu hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật.
2. Các cơ quan Hải quan, Thương mại, Giao thông vận tải, Công an có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về thú y thực hiện việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trong phạm vi địa phương.
3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quy hoạch địa điểm xây dựng khu cách ly kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật và chỉ đạo các cơ quan quy định tại khoản 2 Điều này trong việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật.
4. Cơ quan quản lý nhà nước về thú y có trách nhiệm thực hiện việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật ở các đầu mối giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, đường biển, đường hàng không, cửa khẩu biên giới, bưu điện theo quy định tại các điều 26, 27, 28 và 29 của Pháp lệnh này.
Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về thú y có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp quy định địa điểm và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện vệ sinh thú y trong thời gian tập trung động vật, sản phẩm động vật để tham gia hội chợ, triển lãm động vật, sản phẩm động vật theo quy định tại Điều 30 của Pháp lệnh này.
5. Cơ quan quản lý nhà nước về thú y thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản chịu trách nhiệm kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch hoặc chứng nhận kiểm dịch đối với động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam.
6. Cơ quan quản lý nhà nước về thú y cấp tỉnh chịu trách nhiệm kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch đối với động vật, sản phẩm động vật vận chuyển trong nước.
7. Uỷ ban nhân dân các cấp chỉ đạo các ngành có liên quan tại địa phương trong việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển trong nước.
8. Tổ chức, cá nhân khi lưu thông động vật, sản phẩm động vật phải chấp hành các quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; trả phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
1. Chủ động vật, sản phẩm động vật trước khi vận chuyển động vật, sản phẩm động vật phải khai báo với cơ quan thú y có thẩm quyền.
Cơ quan thú y có trách nhiệm thực hiện việc kiểm dịch theo quy định và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch; cho phép tiếp tục lưu thông động vật, sản phẩm động vật đang trên đường vận chuyển nếu có giấy chứng nhận kiểm dịch hợp lệ.
Trong trường hợp giấy chứng nhận kiểm dịch không hợp lệ hoặc không có giấy chứng nhận kiểm dịch thì cơ quan thú y xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Động vật, sản phẩm động vật có đủ điều kiện sau đây thì được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch:
a) Động vật đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y theo quy định tại điểm e khoản 2, điểm e khoản 3 Điều 7 của Pháp lệnh này, được lấy từ vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật, đã được áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc và còn miễn dịch;
b) Sản phẩm động vật được lấy từ động vật quy định tại điểm a khoản này và bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh thú y, được bao gói, bảo quản theo quy định của pháp luật;
c) Chất thải động vật được lấy từ động vật quy định tại điểm a khoản này và bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh thú y theo quy định tại điểm d khoản 2, điểm d khoản 3 Điều 7 của Pháp lệnh này.
3. Dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển, chứa đựng động vật, sản phẩm động vật, chất thải động vật phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc trước và sau khi vận chuyển; phương tiện vận chuyển sản phẩm động vật phải là phương tiện chuyên dùng, bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh thú y theo quy định tại điểm b khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 7 của Pháp lệnh này và phải được niêm phong trước khi vận chuyển sản phẩm động vật đã được kiểm dịch.
4. Chủ động vật, sản phẩm động vật, phương tiện vận chuyển, dụng cụ chứa đựng động vật, sản phẩm động vật thuộc diện kiểm tra vệ sinh thú y phải chịu trách nhiệm về hàng hoá, phương tiện vận chuyển, nội dung khai báo của mình; bảo đảm vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường trong quá trình tập trung, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật theo quy định của pháp luật về thú y và pháp luật về bảo vệ môi trường.
1. Động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu phải được kiểm dịch, kiểm tra vệ sinh thú y tại nơi xuất phát theo yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc của chủ động vật, sản phẩm động vật.
2. Tổ chức, cá nhân xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật có yêu cầu kiểm dịch phải khai báo trước với cơ quan kiểm dịch động vật có thẩm quyền. Căn cứ vào tính chất, số lượng, loại động vật, sản phẩm động vật, cơ quan kiểm dịch động vật thông báo cho chủ hàng hóa biết địa điểm, thời gian tiến hành kiểm dịch.
3. Cơ quan kiểm dịch động vật cấp giấy chứng nhận kiểm dịch tại nơi xuất phát đối với động vật, sản phẩm động vật, phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh thú y đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y.
Trong trường hợp xác định động vật, sản phẩm động vật, phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh thú y không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y theo yêu cầu của nước nhập khẩu thì cơ quan kiểm dịch động vật yêu cầu chủ hàng hóa thực hiện biện pháp xử lý theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 25 của Pháp lệnh này.
1. Tổ chức, cá nhân khi nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật phải khai báo trước với cơ quan kiểm dịch động vật có thẩm quyền của Việt Nam.
Căn cứ vào tính chất, số lượng, loại động vật, sản phẩm động vật, cơ quan kiểm dịch động vật thông báo cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật biết địa điểm, thời gian tiến hành kiểm dịch và theo dõi cách ly kiểm dịch.
2. Việc kiểm dịch phải được tiến hành sau khi động vật, sản phẩm động vật được đưa đến địa điểm do cơ quan kiểm dịch động vật quy định. Thời gian kiểm dịch đối với sản phẩm động vật không quá 10 ngày.
3. Việc kiểm dịch đối với động vật nhập khẩu được quy định như sau:
a) Khi động vật đến cửa khẩu thì cơ quan kiểm dịch kiểm tra hồ sơ, tình trạng sức khỏe của động vật, nếu hồ sơ hợp lệ, động vật không có dấu hiệu mắc bệnh nguy hiểm thì xác nhận để chủ hàng hóa làm thủ tục hải quan và chuyển động vật đến khu cách ly kiểm dịch để theo dõi kiểm dịch, thời gian theo dõi cách ly kiểm dịch tuỳ theo từng bệnh, từng loài động vật nhưng không quá 45 ngày; hướng dẫn chủ hàng hóa thực hiện các biện pháp vệ sinh cho người tiếp xúc với động vật, vệ sinh môi trường, dụng cụ chăn nuôi, dụng cụ bốc dỡ, phương tiện vận chuyển động vật, các khoang chứa động vật và các đối tượng thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh thú y có liên quan;
b) Trong quá trình vận chuyển, bốc xếp, chăm sóc, theo dõi kiểm dịch động vật tại khu cách ly kiểm dịch, chủ hàng hóa hoặc người đại diện phải thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan thú y.
4. Sản phẩm động vật, đối tượng thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh thú y đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y quy định tại điểm e và điểm g khoản 2, điểm e và điểm g khoản 3 Điều 7 của Pháp lệnh này được cơ quan thú y cấp giấy chứng nhận kiểm dịch để tiến hành thủ tục hải quan; trường hợp phải chuyển đến địa điểm khác để kiểm dịch thì phải được cơ quan thú y cấp giấy di chuyển để tiến hành thủ tục hải quan.
5. Tổ chức, cá nhân mang động vật, sản phẩm động vật theo người vào Việt Nam phải khai báo với cơ quan kiểm dịch động vật tại cửa khẩu để kiểm dịch.
6. Động vật, sản phẩm động vật không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y hoặc thuộc diện cấm nhập khẩu phải được xử lý như sau:
a) Trả động vật về nơi xuất xứ hoặc tiêu hủy tại địa điểm được cơ quan thú y chỉ định và giám sát việc tiêu hủy;
b) Trả sản phẩm động vật về nơi xuất xứ hoặc xử lý theo quy định của pháp luật; sau khi xử lý, nếu đạt yêu cầu thì cho nhập khẩu.
1. Tổ chức, cá nhân có động vật, sản phẩm động vật tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phải khai báo với cơ quan kiểm dịch động vật có thẩm quyền của Việt Nam ít nhất là 7 ngày, trước khi hàng hóa đến cửa khẩu.
2. Cơ quan kiểm dịch động vật tại cửa khẩu kiểm tra giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu và kiểm tra vệ sinh thú y khi động vật, sản phẩm động vật tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam tới cửa khẩu biên giới; nếu đủ điều kiện thì cơ quan kiểm dịch động vật cấp giấy chứng nhận kiểm dịch hoặc chứng nhận kiểm dịch.
3. Cơ quan kiểm dịch động vật yêu cầu tổ chức, cá nhân thực hiện các biện pháp xử lý sau đây đối với động vật, sản phẩm động vật không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y hoặc thuộc diện cấm nhập khẩu:
a) Trả động vật, sản phẩm động vật về nơi xuất xứ;
b) Tiêu hủy động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
4. Cơ quan kiểm dịch động vật tại cửa khẩu kiểm tra giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất hàng; chỉ mở công-ten-nơ, dấu niêm phong để kiểm tra vệ sinh thú y trong trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật đối với động vật, sản phẩm động vật tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam bằng công-ten-nơ hoặc phương tiện có dấu niêm phong khác.
1. Tổ chức, cá nhân có động vật thuộc Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch, khi tập trung để tham gia hội chợ, triển lãm, thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật; sản phẩm động vật thuộc Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch khi đưa vào hội chợ, triển lãm phải thực hiện các quy định sau đây:
a) Có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan quản lý nhà nước về thú y tại địa phương xuất phát đối với động vật, sản phẩm động vật nội địa;
b) Có giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu của cơ quan kiểm dịch động vật đối với động vật, sản phẩm động vật từ nước ngoài;
c) Bảo đảm các yêu cầu về vệ sinh thú y theo hướng dẫn của cơ quan thú y địa phương trong thời gian động vật được tập trung để tham gia hội chợ, triển lãm, thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật, sản phẩm động vật được đưa vào hội chợ, triển lãm.
2. Sau thời gian tập trung, hội chợ, triển lãm, cơ quan quản lý nhà nước về thú y địa phương kiểm tra vệ sinh thú y cho toàn bộ động vật, sản phẩm động vật, hướng dẫn vệ sinh tiêu độc toàn bộ khu vực và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch cho động vật, sản phẩm động vật đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y để sử dụng trong nước.
Trong trường hợp động vật được đưa vào tham gia hội chợ, triển lãm, thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật, sản phẩm động vật tham gia hội chợ, triển lãm có yêu cầu xuất ra khỏi Việt Nam, thì tổ chức, cá nhân có động vật, sản phẩm động vật phải làm thủ tục kiểm dịch xuất khẩu theo quy định của pháp luật.
1. Động vật giết mổ phải được kiểm soát đúng quy trình, thủ tục tại cơ sở giết mổ theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Pháp lệnh này.
2. Động vật giết mổ phải bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh thú y theo quy định tại điểm h khoản 2, điểm h khoản 3 Điều 7 của Pháp lệnh này, bảo đảm vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm.
3. Sản phẩm động vật trước khi đưa ra lưu thông phải được kiểm tra, xác định là đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y và được đóng dấu hoặc đánh dấu kiểm soát giết mổ hoặc dán tem vệ sinh thú y.
4. Chỉ những người có thẻ kiểm dịch viên động vật mới được làm nhiệm vụ kiểm soát giết mổ động vật tại cơ sở giết mổ động vật.
1. Kiểm tra việc thực hiện tiêu chuẩn vệ sinh thú y đối với động vật giết mổ theo quy định tại điểm h khoản 2, điểm h khoản 3 Điều 7 của Pháp lệnh này.
2. Kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ, sơ chế động vật quy định tại điểm i khoản 2, điểm i khoản 3 Điều 7 của Pháp lệnh này.
3. Kiểm tra việc thực hiện các quy định đối với người trực tiếp tham gia giết mổ động vật quy định tại khoản 3 Điều 33 của Pháp lệnh này.
4. Kiểm tra giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, bảo đảm động vật trước khi giết mổ không mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
5. Kiểm tra động vật trước, trong và sau khi giết mổ để phát hiện đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật.
6. Phát hiện và xử lý động vật mắc bệnh, chết; sản phẩm động vật không đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y.
7. Đóng dấu kiểm soát giết mổ hoặc đánh dấu kiểm soát giết mổ trên thân thịt hoặc dán tem vệ sinh thú y; cấp giấy chứng nhận kiểm dịch để lưu thông sản phẩm động vật.
1. Địa điểm cơ sở giết mổ, sơ chế động vật phải theo quy hoạch của Uỷ ban nhân dân các cấp, bảo đảm vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường.
2. Bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ, sơ chế động vật quy định tại điểm i khoản 2, điểm i khoản 3 Điều 7 của Pháp lệnh này.
3. Người trực tiếp giết mổ động vật, sơ chế động vật phải có đủ tiêu chuẩn sức khỏe, không mắc bệnh truyền nhiễm, da liễu, có giấy khám sức khỏe định kỳ của cơ quan y tế tại địa phương.
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản quy định trình tự, thủ tục kiểm soát giết mổ động vật, con dấu kiểm soát giết mổ, đánh dấu kiểm soát giết mổ, tem vệ sinh thú y, thẻ kiểm dịch viên động vật.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về thú y thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản có trách nhiệm kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y tại các cơ sở giết mổ, sơ chế động vật xuất khẩu.
3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quy hoạch địa điểm cơ sở giết mổ động vật tập trung trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp dưới quy hoạch, xây dựng cơ sở giết mổ ở cấp huyện, cấp xã.
4. Cơ quan thú y địa phương có trách nhiệm kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y và hướng dẫn xử lý chất thải động vật tại các cơ sở giết mổ, sơ chế động vật phục vụ cho tiêu dùng nội địa.
5. Tổ chức, cá nhân kinh doanh động vật, sản phẩm động vật phải thực hiện việc giết mổ động vật tại cơ sở giết mổ và trả phí, lệ phí kiểm soát giết mổ theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
1. Việc kiểm tra vệ sinh thú y phải được thực hiện trong chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, sơ chế, bảo quản, lưu thông, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật tươi sống.
2. Việc kiểm tra vệ sinh thú y phải được thực hiện theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định.
3. Việc kiểm tra vệ sinh thú y chỉ được thực hiện đối với các đối tượng có trong Danh mục đối tượng thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh thú y do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản ban hành.
4. Chỉ những người có thẻ kiểm dịch viên động vật mới được làm nhiệm vụ kiểm tra vệ sinh thú y tại các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện tiêu chuẩn vệ sinh thú y quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g, h, i, k và l khoản 2, các điểm a, b, c, d, đ, g, h, i, k và l khoản 3 Điều 7 của Pháp lệnh này đối với:
a) Cơ sở chăn nuôi, thu gom, kinh doanh động vật; cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống;
b) Trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển dùng trong chăn nuôi;
c) Thức ăn chăn nuôi, nước dùng cho động vật tại các cơ sở chăn nuôi tập trung; nguyên liệu có nguồn gốc từ động vật dùng để sản xuất thức ăn chăn nuôi;
d) Chất thải động vật, đối tượng khác thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh thú y;
đ) Vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật;
e) Khu cách ly kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật;
g) Cơ sở giết mổ, sơ chế, bảo quản động vật, sản phẩm động vật;
h) Cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y.
2. Thực hiện các biện pháp kỹ thuật để phát hiện các đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y.
3. Kết luận và xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản có trách nhiệm ban hành:
a) Danh mục đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y; Danh mục đối tượng thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh thú y;
b) Danh mục đối tượng thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh thú y bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn vệ sinh thú y;
c) Quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục kiểm tra vệ sinh thú y.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về thú y thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản có trách nhiệm kiểm tra vệ sinh thú y các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 36 của Pháp lệnh này đối với các cơ sở chăn nuôi do trung ương quản lý, các cơ sở giết mổ xuất khẩu theo phân cấp và xử lý vi phạm theo quy định của pháp lụât.
3. Uỷ ban nhân dân các cấp chỉ đạo các cơ quan có liên quan ở địa phương phối hợp thực hiện các quy định về kiểm tra vệ sinh thú y và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
4. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về thú y ở địa phương có trách nhiệm kiểm tra vệ sinh thú y đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 36 của Pháp lệnh này và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
5. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật phải chấp hành các quy định về kiểm tra vệ sinh thú y; trả phí và lệ phí kiểm tra vệ sinh thú y theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
QUARANTINE OF ANIMALS, ANIMAL PRODUCTS; SLAUGHTERING CONTROL; VETERINARY HYGIENE EXAMINATION
Section I. QUARANTINE OF ANIMALS, ANIMAL PRODUCTS
Article 23.- Principles on quarantine of animals, animal products
1. Animals, animal products, when being transported in great quantities or volumes out of districts, must be quarantined once at the places of departure.
2. Animals, animal products on the lists of objects liable to the animal, animal product quarantine, promulgated by the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Fisheries, when being imported, temporarily imported for re-export, temporarily exported for re-import, border-gate transshipped, transited, must be quarantined under the provisions in Articles 28 and 29 of this Ordinance.
For export animals, animal products, the quarantine shall be carried out at the requests of the importing countries and according to the provisions in Article 27 of this Ordinance.
3. The quarantine of animals, animal products must comply with the veterinary hygiene standards, process and procedures promulgated by the Ministry of Agriculture and Rural Development or the Ministry of Fisheries.
4. Objects of animal, animal product quarantine must be examined and detected quickly and accurately.
5. Animals, animal products transported domestically with their owners being unidentified shall, depending on their conditions, be permitted for use by competent veterinary State management bodies or be destroyed according to regulations.
Import animals and animal products with their owners being unidentified must be destroyed.
Article 24.- Contents of animal, animal product quarantine
1. Examination of quarantine dossiers.
2. Gathering animals, animal products at the prescribed places or bringing them into the quarantine isolation areas; clinically examining, diagnosing and testing animals, animal products in order to detect quarantine objects.
3. Making conclusions on quarantine results so as to grant or not to grant quarantine certificates, to certify or not to certify quarantine.
4. Requesting animal, animal product owners to handle according to the provisions at Point d, Clause 1, Article 25 of this Ordinance.
Article 25.- Responsibilities of agencies, organizations and individuals in animal, animal product quarantine
1. The Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Fisheries shall have the responsibilities:
a) To promulgate lists of objects of animal, animal product quarantine; lists of animals, animal products subject to quarantine;
b) To promulgate lists of banned import animals, animal products, animal feeds, animal-originated raw materials for feed production;
c) To promulgate animal quarantine process, procedures according to the veterinary hygiene standards prescribed at Points e and g of Clause 2, Points e and g of Clause 3, Article 7 of this Ordinance for animals, animal products transported domestically, exported, imported, temporarily imported for re-export, temporarily exported for re-import, border-gate transshipped, transited in the Vietnamese territory;
d) To prescribe measures for handling of animals, animal products, transport means, animal- or animal product-holding instruments, which are not up to the veterinary hygiene standards;
e) To prescribe uniforms, insignia, shoulder strap, badge, quarantiner's card, forms of animal and animal product quarantine dossiers.
2. The customs, trade, communication and transport and police offices shall have to coordinate with the veterinary State manage-ment agencies in effecting the quarantine of animals, animal products within localities.
3. The provincial-level People's Committees shall have to plan locations for construction of animal and animal product quarantine isolation areas and direct the agencies defined in Clause 2 of this Article in the quarantine of animals, animal products.
4. The State management veterinary agencies shall have to effect the animal, animal product quarantines at land road, railway, inland waterway, marine, air transport hubs, border gates, post offices as provided for in Articles 26, 27, 28 and 29 of this Ordinance.
The competent State management veterinary agencies shall have to assist the People's Committees of the same levels in prescribing locations and guide, examine the implemen-tation of veterinary hygiene during the time the animals, animal products are gathered for trade fairs, expositions of animals, animal products as provided for in Article 30 of this Ordinance.
5. The State management veterinary agency of the Ministry of Agriculture and Rural Development or Ministry of Fisheries shall conduct quarantines and grant quarantine certificates or certify the quarantines for animals, animal products, which are exported, imported, temporarily imported for re-export, temporarily exported for re-import, border-gate transshipped, transited in the Vietnamese territory.
6. The provincial-level State management veterinary agencies shall have to conduct quarantines and grant quarantine certificates for domestically transported animals, animal products.
7. The People's Committees at all levels shall direct the concerned branches in their respective localities in quarantining domestically transported animals, animal products.
8. Organizations and individuals, when circulating animals and/or animal products, must abide by the regulation on animal and animal product quarantine; pay charges and/or fees according to law provisions on charges and fees.
Article 26.- Quarantine of domestically circulated animals and animal products
1. Animal or animal product owners, before transporting animals or animal products, must make declarations with the competent veterinary offices.
The veterinary offices shall have to conduct the quarantines according to regulations and grant quarantine certificates; permit the continued circulation of animals, animal products being transported en route if they have valid quarantine certificates.
Where the quarantine certificates are invalid or unavailable, the veterinary offices shall handle the cases according to law provisions.
2. Animals, animal products, which satisfy the following conditions shall be granted the quarantine certificates:
a) The animals meet the veterinary hygiene standards as prescribed at Point e of Clause 2, Point e of Clause 3, Article 7 of this Ordinance, are taken from animal epidemic-free zones or establishments, have already gone through compulsory disease prevention measures and are still immune;
b) The animal products are taken from the animals prescribed at Point a of this Clause and meet the veterinary hygiene standards, are packed and preserved according to law provisions;
c) The animal wastes taken from the animals prescribed at Point a of this Clause and meet the veterinary hygiene standards according to the provisions at Point d of Clause 2, Point d of Clause 3, Article 7 of this Ordinance.
3. Instruments for animal rearing, means for transporting or holding animals, animal products or animal wastes must be cleaned and disinfected before and after the transportation; means for transportation of animal products must be the specialized ones, meeting the veterinary hygiene standards prescribed at Point b of Clause 2 and Point b of Clause 3, Article 7 of this Ordinance and must be sealed before the transportation of already quarantined animal products.
4. Owners of animals, animal products, transport means, animal or animal product holding instruments, which are subject to veterinary hygiene examination, must bear responsibility for the transported animals, animal products and their own declaration contents; ensure veterinary hygiene and environmental sanitation during the process of gathering, transporting animals or animal products according to veterinary law provisions and environmental protection law provisions.
Article 27.- Quarantine of export animals, animal products
1. Export animals and animal products must be quarantined, veterinary-hygiene checked at places of departure at the request of importing countries or animal, animal product owners.
2. Organizations and individuals exporting animals or animal products, that request quarantines, must make prior declarations with competent animal quarantine offices. Depending on the nature, quantity, kinds of animal or animal product, the animal quarantine bodies shall notify the goods owners of the quarantine locations and time.
3. The animal quarantine agencies shall grant quarantine certificates at the places of departure for animals, animal products, means for animal or animal product transportation, which are subject to veterinary hygiene examination and meet the veterinary hygiene standards.
In case of detecting that animals, animal products, animal or animal product transport means, which are subject to veterinary hygiene examination, fail to meet the veterinary hygiene standards required by importing countries, the animal quarantine agencies shall request goods owners to apply handling measures as provided for at Point d of Clause 1, Article 25 of this Ordinance.
Article 28.- Quarantine of import animals, animal products
1. Organizations and individuals, when importing animals or animal products, must make prior declarations with the competent animal quarantine agencies of Vietnam.
Depending on the nature, quantities, kinds of animal or animal product, the animal quarantine agencies shall notify the animal or animal product importing organizations and individuals of the quarantine locations and time and monitor the quarantine isolation.
2. The quarantine must be carried out after the animals or animal products are brought to the locations prescribed by animal quarantine bodies. The duration for quarantine of animal products shall not exceed 10 days.
3. The quarantine of import animals is prescribed as follows:
a) When animals are transported to border gates, the quarantine offices shall examine dossiers, health conditions of the animals; if the dossiers are valid and animals do not show signs of being infected with dangerous diseases, they shall make certification so that the goods owners carry out customs procedures and carry the animals to the quarantine isolation areas for quarantine monitoring; the time for monitoring the quarantine isolation shall depend on each kind of disease, each species of animal, but not exceed 45 days; guide the goods owners in applying hygienic measures to persons in contact with the animals, environmental sanitation, rearing instruments, handling devices, animal transport means, animal holds and relevant objects subject to veterinary hygiene examination;
b) In the course of transportation, handling and tending of animals and monitoring the animal quarantines at quarantine isolation areas, the goods owners or their representatives must comply with the guidance of veterinary agencies.
4. Animal products, objects of veterinary hygiene examination, which satisfy the veterinary hygiene standards prescribed at Points f and g of Clause 2, Points f and g of Clause 3, Article 7 of this Ordinance, shall be granted the quarantine certificates by veterinary agencies for carrying out the customs procedures; in cases where they must be carried to other locations for quarantine, the transfer papers must be granted by veterinary agencies for carrying out the customs procedures.
5. Organizations and individuals bringing along animals or animal products into Vietnam must declare them with the border-gate animal quarantine offices for quarantine.
6. Animals and animal products which fail to meet the veterinary hygiene standards or are subject to import ban must be handled as follows:
a) Returning the animals to the places of origin or destroying them at places designated by veterinary offices and supervising the destruction;
b) Returning the animal products to the places of origin or handling them according to law provisions; after the handling, if they meet the requirements, their import shall be permitted.
Article 29.- Quarantine of animals, animal products, which are temporarily imported for re-export, temporarily exported for re-import, border-gate transshipped, transited in the Vietnamese territory
1. Organizations and individuals having animals or animal products temporarily imported for re-export, temporarily exported for re-import, border-gate transshipped, transited in the Vietnamese territory must declare them with the competent animal quarantine agencies of Vietnam at least 7 days before the goods arrive at the border gates.
2. The border-gate animal quarantine offices examine quarantine certificates of the exporting countries and check the veterinary hygiene when animals or animal products which are temporarily imported for re-export, temporarily exported for re-import, border-gate transshipped or transited in the Vietnamese territory arrive at the border gates; if the conditions are fully met, the animal quarantine offices shall grant quarantine certificates or certify the quarantine.
3. The animal quarantine offices shall request organizations and/or individuals to apply the following handling measures to animals or animal products which are not up to the veterinary hygiene standards or subject to import ban:
a) Returning the animals, animal products to their places of origin;
b) Destroying diseased animals, animal products carrying dangerous contagious germs.
4. The border-gate animal quarantine offices shall examine the quarantine certificates of exporting countries; open containers, seal stamps for veterinary hygiene examination only in case of necessity according to law provisions for animals, animal products, which are temporarily imported for re-export, temporarily exported for re-import, border-gate transshipped, transited in Vietnamese territory in containers or means with other seal stamps.
Article 30.- Quarantine of animals sent for participation in trade fairs, sport competitions, art performances; animal products sent for participation in trade fairs, exhibitions
1. Organizations and individuals that have animals on the lists of animals, animal products subject to quarantine, when gathering them for participation in trade fairs, expositions, sport competitions, art performances; animal products on the lists of animals, animal products subject to quarantine, when bringing them to trade fairs or expositions must comply with the following regulations:
a) Possessing quarantine certificates issued by State management veterinary agencies of the localities of departure, for domestic animals, animal products;
b) Possessing import quarantine certificates issued by animal quarantine offices, for animals and animal products from foreign countries;
c) Ensuring the veterinary hygiene requirements under the guidance of the local veterinary offices during the time the animals are gathered for participation in trade fairs, expositions, sport competitions, art performances, animal products brought into trade fairs, expositions.
2. After the time of gathering, trade fairs, expositions, the local competent State management veterinary offices shall check the veterinary hygiene for all animals or animal products, guide the cleaning and disinfection of the entire areas and grant certificates of quarantine of animals, animal products which meet the veterinary hygiene standards for domestic use.
Where animals brought for participation in trade fairs, expositions, sport competitions or art performances, animal products brought for participation in trade fairs, expositions need to be exported from Vietnam, the organizations or individuals that have such animals or animal products must carry out the export quarantine procedures according to law provisions.
Section 2. CONTROL OF ANIMAL SLAUGHTERING
Article 31.- Principles on animal slaughtering control
1. Slaughtered animals must be controlled strictly according to process and procedures at the slaughtering establishments as provided for in Clause 1, Article 34 of this Ordinance.
2. Slaughtered animals must satisfy the veterinary hygiene standards as prescribed at Point h of Clause 2, Point h of Clause 3, Article 7 of this Ordinance, ensuring veterinary hygiene and food hygiene and safety.
3. Animal products, before being put into circulation, must be checked and determined as reaching the veterinary hygiene standards and be affixed with slaughtering control stamps or marks or veterinary hygiene stamps.
4. Only persons holding animal quarantiner's cards can perform the task of slaughtering control at animal slaughtering establishments.
Article 32.- Contents of animal slaughtering control
1. Examining the compliance with veterinary hygiene standards applicable to slaughtered animals as provided for at Point h of Clause 2, Point h of Clause 3, Article 7 of this Ordinance.
2. Examining the compliance with the veterinary hygiene standards applicable to slaughtering establishments, preliminary processing establishments as provided for at Point i of Clause 2, Point i of Clause 3, Article 7 of this Ordinance.
3. Examining the observance of regulations applicable to persons directly engaged in animal slaughtering as provided for in Clause 3, Article 33 of this Ordinance.
4. Examining the animal quarantine certificates, ensuring that the animals, before being slaughtered, are not infected with dangerous contagious diseases.
5. Checking the animals before, during and after slaughtering in order to detect objects of animal, animal product quarantine.
6. Detecting and handling diseased or dead animals; animal products failing to reach the veterinary hygiene standards.
7. Affixing slaughtering control stamps or marks on animal bodies or sticking veterinary hygiene stamps; granting quarantine certificates for circulation of animal products.
Article 33.- Veterinary hygiene conditions for animal slaughtering, preliminarily processing establishments
1. The locations of animal slaughtering, preliminarily processing establishments must be in line with the plannings of the People's Committees at different levels, ensure veterinary hygiene, environmental hygiene.
2. Meeting the veterinary hygiene standards applicable to animal slaughtering, preliminarily processing establishments as prescribed at Point i of Clause 2, Point i of Clause 3, Article 7 of this Ordinance.
3. The persons who directly slaughter, preliminarily process animals must meet the health criteria, not be infected with contagious or skin diseases, possess periodical heath check papers of the local health bodies.
Article 34.- Responsibilities of agencies, organizations and individuals in animal slaughtering
1. The Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Fisheries shall prescribe the processes and procedures for animal slaughtering control, slaughtering control seals, slaughtering control marks, veterinary hygiene stamps, animal quarantiner's card.
2. The State management veterinary agencies of the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Fisheries shall have to control slaughtering, check veterinary hygiene at establishments slaughtering and preliminarily processing animals for export.
3. The provincial-level People's Committees shall have to plan the concentrated animal slaughtering establishments in their respective provinces; direct the subordinate People's Committees in planning and building slaughtering establishments at district and commune levels.
4. The local veterinary offices shall have to control slaughtering, examine veterinary hygiene and guide the treatment of animal wastes at establishments slaughtering, preliminarily processing animals in service of domestic consumption.
5. Organizations and individuals dealing in animals and/or animal products must have animals slaughtered at slaughtering establishments and pay slaughtering control charges or fees according to law provisions on charges and fees.
Section 3. VETERINARY HYGIENE EXAMINATION
Article 35.- Principles on veterinary hygiene examination
1. The veterinary hygiene examination must be carried out in animal-rearing, transportation, slaughtering, preliminary processing, preser-vation, circulation, consumption of animals, raw and fresh animal products.
2. The veterinary hygiene examination must be carried out strictly according to the prescribed competence, order and procedures.
3. The veterinary hygiene examination shall only be effected on objects on the lists of objects subject to veterinary hygiene examination, promulgated by the Ministry of Agriculture and Rural Development or the Ministry of Fisheries.
4. Only persons holding animal quarantiner's card can perform the task of veterinary hygiene examination at the establishments prescribed in Clause 1 of this Article.
Article 36.- Contents of veterinary hygiene examination
1. Examining and evaluating the realization of veterinary hygiene standards prescribed at Points a, b, c, d, e, g, h, i, j and k of Clause 2 and Points a, b, c, d, e, g, h, i, j and k of Clause 3, Article 7 of this Ordinance for:
a) Establishments rearing, gathering or trading in animals; breed-producing and/or- trading in establishments;
b) Equipment, instruments and transport means used in husbandry;
c) Feeds, water for animals at concentrated rearing establishments, animal-originated raw materials used for feed production;
d) Animal wastes, other objects liable to veterinary hygiene inspection;
e) Animal epidemic-free zones, establish-ments;
f) Animal and animal product quarantine isolation areas;
g) Establishments slaughtering animals, preliminarily processing and/or preserving animals, animal products;
h) Establishments producing and/or dealing in veterinary drugs, veterinary-use bioproducts, microorganisms and/or chemicals.
2. Applying technical measures to detect objects of veterinary hygiene inspection.
3. Making conclusions and handling according to law provisions.
Article 37.- Responsibilities of agencies, organizations and individuals in veterinary hygiene examination
1. The Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Fisheries have the responsibility to promulgate:
a) The lists of objects of veterinary hygiene inspection; the lists of subjects liable to veterinary hygiene examination;
b) The lists of subjects liable to veterinary hygiene examination, that are forced to apply the veterinary hygiene standards;
c) The regulations on competence, order and procedures for veterinary hygiene examination.
2. The State management veterinary agencies of the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Fisheries have the responsibility to conduct the veterinary hygiene examination of the subjects prescribed in Clause 1, Article 36 of this Ordinance for centrally-run rearing establishments and establishments slaughtering animals for export according to decentralization, and handle violations according to law provisions.
3. The People's Committees of all levels direct the concerned agencies in their respective localities to coordinate with one another in the realization of regulation on veterinary hygiene examination and handle violations according to law provisions.
4. The competent State management veterinary agencies in localities have the responsibility to conduct veterinary hygiene examination of the subjects prescribed in Clause 1, Article 36 of this Ordinance and handle violations according to law provisions.
5. Organizations and individuals that produce and/or trade in animals, animal products must observe the regulations on veterinary hygiene examination; pay veterinary hygiene examination charges and fees according to law provisions on charges and fees.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực