Chương 2 Pháp lệnh thú y số 18/2004/PL-UBTVQH10: Phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh cho động vật
Số hiệu: | 18/2004/PL-UBTVQH11 | Loại văn bản: | Pháp lệnh |
Nơi ban hành: | Ủy ban Thường vụ Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 29/04/2004 | Ngày hiệu lực: | 01/10/2004 |
Ngày công báo: | 25/05/2004 | Số công báo: | Số 17 |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2016 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thực hiện các biện pháp phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh; chống dịch bệnh; giám sát, khống chế dịch bệnh động vật.
2. Chăm sóc sức khoẻ động vật.
3. Thực hiện việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y đối với sản phẩm động vật và các đối tượng khác thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh thú y.
4. Xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh, các chương trình khống chế, thanh toán một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của động vật và bệnh từ động vật lây sang người.
5. Bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh thú y của cơ sở sản xuất, kinh doanh động vật, con giống; cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y; cơ sở giết mổ động vật, sơ chế động vật, sản phẩm động vật.
1. Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh động vật khi xuất hiện dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của động vật có khả năng lây sang người để khống chế, dập tắt dịch bệnh trong trường hợp khẩn cấp theo đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản; quyết định sử dụng nguồn tài chính chống dịch lấy từ Quỹ phòng, chống dịch bệnh cho động vật để thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho động vật, dập tắt dịch bệnh động vật và khắc phục hậu quả dịch bệnh động vật.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản có trách nhiệm:
a) Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về phòng bệnh, chống dịch bệnh động vật;
b) Quy định điều kiện, thủ tục công nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật;
c) Chỉ đạo thực hiện việc phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh động vật trong phạm vi cả nước;
d) Ban hành Danh mục các bệnh phải công bố dịch, Danh mục các bệnh nguy hiểm của động vật, Danh mục các bệnh phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc;
đ) Quyết định công bố dịch, vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm theo thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 17 của Pháp lệnh này;
e) Quy định các biện pháp phòng bệnh bắt buộc đối với động vật ở vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm, vùng đã có dịch, vùng đã bị dịch uy hiếp;
g) Quy định việc xử lý động vật và sản phẩm động vật mắc bệnh; các biện pháp khử trùng tiêu độc.
3. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) có trách nhiệm:
a) Tổ chức thực hiện việc phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh động vật trong phạm vi địa phương;
b) Quyết định công bố dịch, vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm trong phạm vi địa phương;
c) Thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo chỉ đạo của Chính phủ.
4. Cơ quan quản lý nhà nước về thú y có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định tại các điểm a, b, c, đ, e và g khoản 2 Điều này.
5. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo việc phòng, chống dịch bệnh cho động vật, thông báo dịch bệnh động vật, kiểm tra các vùng có dịch bệnh; xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.
1. Chủ vật nuôi phải thực hiện các quy định về điều kiện vệ sinh thú y trong chăn nuôi quy định tại Pháp lệnh này và thực hiện các biện pháp phòng bệnh bắt buộc, chữa bệnh, chống dịch bệnh cho động vật.
2. Tổ chức, cá nhân khi sử dụng thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y để phòng bệnh, chữa bệnh cho động vật có trách nhiệm:
a) Sử dụng thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y có trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam, Danh mục chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y được phép lưu hành tại Việt Nam;
b) Thực hiện đúng hướng dẫn sử dụng hoặc chỉ dẫn của bác sỹ, kỹ thuật viên của cơ quan thú y, người được phép hành nghề thú y.
1. Điều kiện vệ sinh thú y đối với chăn nuôi của hộ gia đình, cá nhân:
a) Chuồng trại, nơi chăn nuôi khác phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc, diệt mầm bệnh, các loài động vật trung gian truyền bệnh theo chế độ định kỳ và sau mỗi đợt nuôi;
b) Dụng cụ dùng trong chăn nuôi phải được vệ sinh trước khi đưa vào sử dụng;
c) Con giống phải bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng giống vật nuôi theo quy định của pháp luật về giống vật nuôi, không mang mầm bệnh truyền nhiễm, đã được kiểm dịch và áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc;
d) Thức ăn chăn nuôi phải bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh thú y, không gây hại cho động vật và người sử dụng sản phẩm động vật;
đ) Nước sử dụng cho chăn nuôi phải sạch, không gây bệnh cho động vật;
e) Động vật đưa ra các bãi chăn thả chung phải khỏe mạnh, không mang mầm bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng gây bệnh nguy hiểm.
2. Điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở chăn nuôi tập trung:
a) Địa điểm của cơ sở chăn nuôi phải theo quy hoạch, cách xa khu dân cư, công trình công cộng, đường giao thông chính, nguồn gây ô nhiễm;
b) Bảo đảm các tiêu chuẩn vệ sinh thú y quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2, các điểm a, b, c và d khoản 3 Điều 7 của Pháp lệnh này;
c) Khu vực chăn nuôi phải có nơi xử lý chất thải, nơi nuôi cách ly động vật, nơi vệ sinh, khử trùng tiêu độc cho dụng cụ chăn nuôi, nơi mổ khám, xử lý xác động vật;
d) Lối ra vào khu chăn nuôi phải được áp dụng các biện pháp vệ sinh, khử trùng cho người và phương tiện vận chuyển đi qua;
đ) Nơi sản xuất, chế biến và kho chứa thức ăn chăn nuôi phải cách biệt với nơi để các hoá chất độc hại.
1. Vật nuôi trên cạn phải được bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Được cung cấp đầy đủ nước, thức ăn phù hợp với từng loài;
b) Có chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh thú y và phù hợp với từng loài vật nuôi;
c) Được phòng bệnh, chữa bệnh kịp thời.
2. Vật nuôi dưới nước và động vật lưỡng cư phải được bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Được sống trong môi trường nước phù hợp đối với từng loài. Nguồn nước cung cấp vào nơi nuôi thuỷ sản phải đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường, được xử lý sạch mầm bệnh và động vật truyền bệnh trung gian. Nguồn nước thải từ nơi nuôi phải được xử lý đạt tiêu chuẩn quy định;
b) Được cung cấp thức ăn đầy đủ và thích hợp cho từng loài, theo đúng quy trình kỹ thuật quy định. Thực hiện đúng chế độ xử lý, loại bỏ chất thải và vệ sinh, khử trùng dụng cụ chăn nuôi nhằm tránh lây nhiễm dịch bệnh từ nơi nuôi này sang nơi nuôi khác và từ bên ngoài vào nơi nuôi;
c) Phải thực hiện việc giám sát các tiêu chuẩn môi trường, theo dõi dấu hiệu dịch bệnh theo tần suất và phương pháp quy định nhằm phát hiện và xử lý kịp thời dịch bệnh ngay từ khi mới phát sinh;
d) Được phòng bệnh, chữa bệnh kịp thời.
1. Vùng, cơ sở có đủ các điều kiện sau đây thì được công nhận là vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật:
a) Bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn vệ sinh thú y đối với vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh quy định tại điểm đ khoản 2, điểm đ khoản 3 Điều 7 của Pháp lệnh này;
b) Thực hiện các biện pháp phòng bệnh bắt buộc, kiểm dịch động vật, kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với các cơ sở chăn nuôi, sản xuất con giống, giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật;
c) Đã đăng ký và được thẩm định đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y đối với vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.
2. Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật được quy định như sau:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản chỉ đạo việc xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trong phạm vi cả nước;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về thú y thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản hướng dẫn cơ quan quản lý nhà nước về thú y ở địa phương trong việc lập kế hoạch xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật; thẩm định, công nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật; quản lý các hoạt động về thú y đối với vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật và thanh tra, kiểm tra các hoạt động về thú y đối với vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật theo phân cấp;
c) Uỷ ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện việc xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trong phạm vi địa phương; đầu tư cho các hoạt động về thú y trong vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật;
d) Cơ quan quản lý nhà nước về thú y cấp tỉnh giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp xây dựng, quản lý vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trong phạm vi địa phương.
3. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân chăn nuôi động vật phải đăng ký xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật và phải chấp hành các quy định của pháp luật về thú y đối với vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật;
b) Tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật phải chấp hành các quy định của pháp luật về thú y đối với vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.
1. Các nguyên tắc xây dựng chương trình khống chế, thanh toán dịch bệnh động vật bao gồm:
a) Bảo đảm hiệu quả khống chế, thanh toán các bệnh dịch nguy hiểm của động vật và những bệnh từ động vật lây sang người; đáp ứng yêu cầu xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật;
b) Có biện pháp bảo đảm giảm dần số ổ dịch, số động vật mắc bệnh, tiến tới thanh toán dịch bệnh;
c) Tranh thủ sự đóng góp của tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài trong việc khống chế, thanh toán dịch bệnh động vật.
2. Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc xây dựng chương trình khống chế, thanh toán dịch bệnh động vật được quy định như sau:
a) Chính phủ có chương trình quốc gia về khống chế, thanh toán một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của động vật; chỉ đạo các bộ, ngành có liên quan phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản trong việc xây dựng và thực hiện chương trình quốc gia về khống chế, thanh toán dịch bệnh động vật;
b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản xây dựng chương trình quốc gia về khống chế, thanh toán dịch bệnh động vật trình Chính phủ phê duyệt và chỉ đạo thực hiện chương trình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về thú y thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản hướng dẫn thực hiện các biện pháp khống chế, thanh toán dịch bệnh động vật; thanh tra, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các biện pháp khống chế, thanh toán dịch bệnh động vật; hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế để thực hiện chương trình khống chế, thanh toán dịch bệnh động vật;
d) Uỷ ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện chương trình khống chế, thanh toán dịch bệnh động vật; tuyên truyền, phổ biến pháp luật, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về thú y cho nhân dân địa phương;
đ) Cơ quan quản lý nhà nước về thú y cấp tỉnh phổ biến, hướng dẫn các biện pháp khống chế, thanh toán dịch bệnh động vật; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp đó đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động chăn nuôi, thú y tại địa phương.
3. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi động vật có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về thú y, hướng dẫn của cơ quan thú y để thực hiện chương trình khống chế, thanh toán dịch bệnh động vật.
1. Chủ vật nuôi, chủ sản phẩm động vật có trách nhiệm:
a) Chủ vật nuôi phát hiện động vật mắc bệnh, chết do bệnh hoặc có dấu hiệu bệnh thuộc Danh mục các bệnh nguy hiểm của động vật không được bán, giết mổ hoặc vứt ra môi trường mà phải cách ly và báo ngay cho nhân viên thú y hoặc cơ quan thú y nơi gần nhất.
Trên đường vận chuyển, tại cơ sở giết mổ hoặc sơ chế, nếu chủ sản phẩm động vật phát hiện sản phẩm động vật biến chất, không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y hoặc có dấu hiệu mang mầm bệnh nguy hiểm thì phải báo ngay cho nhân viên thú y hoặc cơ quan thú y nơi gần nhất;
b) Khi xác định động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thuộc Danh mục các bệnh phải công bố dịch thì chủ vật nuôi, chủ sản phẩm động vật phải cách ly động vật mắc bệnh, bảo quản riêng sản phẩm động vật mang mầm bệnh, bố trí người chăm sóc động vật, sử dụng riêng dụng cụ, thức ăn chăn nuôi động vật; hạn chế lưu thông động vật, sản phẩm động vật, người ra vào cơ sở chăn nuôi; thực hiện các biện pháp xử lý bắt buộc đối với thức ăn chăn nuôi bị ô nhiễm, động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh, chất thải động vật theo quy định đối với từng bệnh; vệ sinh, khử trùng tiêu độc cơ sở chăn nuôi, giết mổ, sơ chế, dụng cụ chăn nuôi, dụng cụ giết mổ, dụng cụ thú y, phương tiện vận chuyển.
2. Nhân viên thú y, cơ quan thú y có trách nhiệm:
a) Khi nhận được thông báo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì nhân viên thú y, cơ quan thú y phải nhanh chóng chẩn đoán, xác định bệnh;
b) Khi xác định động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thuộc Danh mục các bệnh phải công bố dịch thì nhân viên thú y, cơ quan thú y phải kịp thời hướng dẫn chủ vật nuôi, chủ sản phẩm động vật thực hiện ngay các biện pháp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Tuỳ theo tính chất, mức độ bệnh dịch, cơ quan thú y báo cáo Uỷ ban nhân dân cùng cấp để thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh dịch đối với khu vực đó, đồng thời báo cáo cơ quan thú y cấp trên trực tiếp.
1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công bố dịch bệnh động vật khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Dịch bệnh thuộc Danh mục các bệnh phải công bố dịch xảy ra trong tỉnh có khả năng lây lan rộng;
b) Có báo cáo bằng văn bản của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện về diễn biến tình hình dịch bệnh;
c) Có kết luận chẩn đoán xác định là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của động vật thuộc Danh mục các bệnh phải công bố dịch và có văn bản đề nghị công bố dịch của cơ quan quản lý nhà nước về thú y cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý nhà nước về thú y thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản.
2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản căn cứ vào mức độ, quy mô, tính chất nguy hiểm của dịch bệnh có trong Danh mục các bệnh phải công bố dịch xảy ra tại hai tỉnh trở lên để công bố dịch.
3. Thủ tướng Chính phủ công bố dịch khi có dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của động vật có khả năng lây sang người theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản.
1. Khi công bố dịch, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo ngành nông nghiệp, ngành thuỷ sản, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện các biện pháp sau đây:
a) Xác định giới hạn vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm; đặt biển báo hiệu, trạm gác và hướng dẫn việc đi lại, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật tránh vùng có dịch;
b) Cấm người không có nhiệm vụ vào nơi có động vật mắc bệnh hoặc chết; hạn chế người ra, vào vùng có dịch;
c) Cấm giết mổ, đưa vào, mang ra hoặc lưu thông trong vùng có dịch động vật, sản phẩm động vật dễ nhiễm bệnh dịch đã công bố;
d) Khẩn cấp tổ chức tiêm phòng hoặc áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật dễ nhiễm bệnh dịch đã công bố trong vùng có dịch và vùng bị dịch uy hiếp; chữa bệnh hoặc tiêu hủy động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh theo hướng dẫn của cơ quan thú y có thẩm quyền; tăng cường theo dõi, giám sát động vật trong vùng đệm;
đ) Khử trùng tiêu độc chuồng nuôi, ao, đầm, nơi chăn thả động vật mắc bệnh, phương tiện, dụng cụ dùng trong chăn nuôi, chất thải, môi trường bị ô nhiễm theo hướng dẫn của cơ quan thú y và thực hiện các biện pháp vệ sinh thú y cần thiết khác trong vùng có dịch.
2. Khi công bố dịch, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo ngành nông nghiệp, ngành thuỷ sản, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Khi công bố dịch, Thủ tướng Chính phủ quyết định:
a) Thành lập Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh động vật;
b) Giao cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật tại các địa phương có dịch.
4. Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật có quyền huy động người, phương tiện, kinh phí theo quy định của pháp luật để tổ chức thực hiện các biện pháp dập dịch.
1. Khi công bố dịch, người có thẩm quyền công bố dịch bệnh động vật quy định tại Điều 17 của Pháp lệnh này, đồng thời công bố vùng bị dịch uy hiếp.
2. Trường hợp dịch bệnh xảy ra trong tỉnh, cơ quan quản lý nhà nước về thú y cấp tỉnh phải kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động liên quan đến động vật, sản phẩm động vật trong vùng bị dịch uy hiếp và thực hiện các biện pháp sau đây:
a) Kiểm soát việc đưa vào, mang ra khỏi vùng bị dịch uy hiếp những động vật, sản phẩm động vật dễ nhiễm với bệnh dịch đã công bố;
b) Kiểm soát chặt chẽ việc giết mổ, lưu thông động vật, sản phẩm động vật trong vùng;
c) Áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc cho động vật.
3. Trường hợp vùng bị dịch uy hiếp tiếp giáp với vùng có dịch ở biên giới của nước láng giềng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Công bố vùng bị dịch uy hiếp trong phạm vi 5 km tính từ biên giới và thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Quyết định cửa khẩu và loài động vật không được phép lưu thông qua cửa khẩu;
c) Quyết định cấm đưa vào lãnh thổ Việt Nam các loài động vật, sản phẩm động vật dễ nhiễm mầm bệnh của bệnh dịch đang xảy ra ở nước láng giềng;
d) Chỉ đạo các cơ quan có liên quan kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động liên quan đến động vật, sản phẩm động vật trong vùng; thực hiện các biện pháp vệ sinh, khử trùng tiêu độc cho người, phương tiện vận chuyển qua cửa khẩu.
1. Khi công bố dịch, người có thẩm quyền công bố dịch bệnh động vật quy định tại Điều 17 của Pháp lệnh này, đồng thời công bố vùng đệm.
2. Khi công bố dịch, cơ quan quản lý nhà nước về thú y địa phương phải thực hiện các biện pháp sau đây:
a) Kiểm tra, kiểm soát các hoạt động liên quan đến động vật, sản phẩm động vật trong vùng đệm;
b) Kiểm soát chặt chẽ việc lưu thông động vật, sản phẩm động vật dễ nhiễm bệnh dịch trong vùng đệm;
c) Thường xuyên theo dõi, giám sát động vật dễ nhiễm bệnh dịch.
1. Điều kiện để công bố hết dịch bao gồm:
a) Đã tiêm phòng hoặc áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật dễ nhiễm bệnh dịch trong vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp;
b) Trong thời hạn quy định đối với từng bệnh, kể từ ngày con vật mắc bệnh hoặc đàn thủy sản nuôi nhiễm bệnh cuối cùng bị chết, bị giết mổ, giết huỷ, xử lý bắt buộc hoặc lành bệnh mà không có con vật hoặc đàn thủy sản nuôi nào bị mắc bệnh hoặc chết vì bệnh dịch đã công bố;
c) Đã thực hiện các biện pháp vệ sinh, khử trùng tiêu độc bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y đối với vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp.
2. Người công bố dịch quy định tại Điều 17 của Pháp lệnh này có thẩm quyền công bố hết dịch, bãi bỏ vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm.
1. Quỹ phòng, chống dịch bệnh cho động vật gồm hiện vật và tiền được sử dụng vào các mục đích sau đây:
a) Phòng, chống dịch bệnh cho động vật;
b) Dập tắt dịch bệnh động vật;
c) Khắc phục hậu quả dịch bệnh động vật.
2. Quỹ phòng, chống dịch bệnh cho động vật được hình thành từ:
a) Ngân sách nhà nước;
b) Đóng góp của tổ chức, cá nhân chăn nuôi, giết mổ, sơ chế, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu động vật và sản phẩm động vật; sản xuất, kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y, hành nghề thú y; đóng góp, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài, tổ chức quốc tế và các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
3. Quỹ phòng, chống dịch bệnh cho động vật được thành lập ở trung ương và cấp tỉnh. Việc lập, chế độ quản lý, sử dụng Quỹ phòng, chống dịch bệnh cho động vật do Chính phủ quy định.
ANIMAL DISEASE PREVENTION AND TREATMENT, ANIMAL EPIDEMIC COMBAT
Article 9.- Contents of disease prevention and treatment, epidemic combat for animals
1. Applying measures to prevent diseases, diagnose and treat diseases; combat epidemics; supervise and control animal epidemics.
2. Effecting healthcare for animals.
3. Effecting quarantine of animals, animal products; examining veterinary hygiene for animal products and other objects liable to veterinary hygiene inspection.
4. Building epidemics- free zones, establishments, formulating programs on control and elimination of a number of dangerous animal contagious diseases and diseases spreading from animals to human beings.
5. Ensuring the veterinary hygiene standards of establishments producing and/or trading in animals or breeds; establishments producing and/or trading in animal feeds, veterinary drugs, veterinary-use bioproducts, microorganisms, chemicals; establishments slaughtering animals, preliminarily processing animals, animal products.
Article 10.- Responsibilities of State bodies in preventing and treating diseases, combating epidemics for animals
1. The Prime Minister sets up the National Steering Committee for animal epidemic prevention and combat upon the appearance of dangerous animal contagious epidemics which may spread to human beings in order to control and stamp out epidemics in case of urgency at the proposal of the Ministry of Agriculture and Rural Development or the Ministry of Fisheries; decides to use the anti-epidemic financial sources from the animal epidemic prevention and combat fund for the application of measures to prevent and combat animal epidemics, stamp out animal epidemics and overcome the consequences of animal epidemics.
2. The Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Fisheries have the responsibility:
a) To formulate, and direct the implementation of, strategies, plannings and plans on prevention of animal diseases and combat against animal epidemics;
b) To prescribe conditions and procedures for recognition of animal epidemic-free zones, establishments;
c) To direct the animal disease prevention and treatment as well as animal epidemic fighting nationwide;
d) To promulgate lists of diseases to be announced as epidemics, lists of dangerous animal diseases, lists of diseases subject to the application of compulsory disease prevention measures;
e) To decide to announce epidemics, epidemic zones, epidemic-threatened zones, buffer zones according to competence prescribed in Clause 2, Article 17 of this Ordinance;
f) To prescribe compulsory disease prevention measures applicable to animals in epidemic zones, epidemic-threatened zones, buffer zones, areas where epidemics have already appeared, areas already threatened by epidemics;
g) To prescribe the disposal of diseased animals and animal products; disinfection measures.
3. The People's Committees of the provinces and centrally-run cities (hereinafter referred collectively to as the provincial-level People's Committees) have the responsibility:
a) To organize the animal disease prevention and treatment as well as animal epidemic fighting within their respective localities;
b) To decide to announce epidemics, epidemic zones, epidemic-threatened zones, buffer zones in their respective localities;
c) To set up provincial/municipal Steering Committees for animal epidemic prevention and fighting under the Government's direction.
4. The State management agencies in charge of veterinary medicine have to guide and inspect the implementation of the provisions at Points a, b, e, f and g, Clause 2 of this Article.
5. The People's Committees at all levels have the responsibility to direct the epidemic prevention and fighting for animals, notify animal epidemics, inspect epidemic zones; build up animal epidemic-free zones, establishments.
Article 11.- Responsibilities of organizations and individuals in disease prevention and treatment, epidemic fighting for animals
1. Domestic animal owners must observe the regulations on veterinary hygiene conditions in husbandry prescribed in this Ordinance and apply compulsory measures to prevent and treat diseases as well as to fight epidemics for animals.
2. Organizations and individuals, when using veterinary drugs, bioproducts, microorganisms, chemicals to prevent, treat diseases for animals, have the responsibility:
a) To use veterinary drugs, bioproducts, microorganisms, chemicals on the list of veterinary drugs permitted for circulation in Vietnam, the list of veterinary-use bioproducts, microorganisms and chemicals permitted for circulation in Vietnam;
b) To comply with the use instructions or direction of veterinary doctors or technicians of the veterinary offices, or persons permitted for veterinary practice.
Article 12.- Veterinary hygiene conditions in husbandry
1. Veterinary hygiene conditions for husbandry by households, individuals:
a) Animal stables or other rearing places must be cleaned and disinfected periodically and after each animal batch against germs and disease-communicable vectors;
b) Husbandry instruments must be cleaned before being put to use;
c) Animal breeds must satisfy the animal breed quality standards according to law provisions on animal breeds, must not carry contagious pathogens, have already been quarantined and gone through compulsory disease prevention measures;
d) Animal feeds must ensure the veterinary hygiene standards, not cause harms to animals and users of animal products;
e) Husbandry water must be clean, and non-pathogenic to animals;
f) Animals put on ranching must be healthy and not carry contagious germs, dangerously pathogenic parasites.
2. Veterinary hygiene conditions for concentrated husbandry establishments:
a) Their locations must be planned, far from population quarters, public works, main traffic roads and polluting sources;
b) To ensure the veterinary hygiene standards prescribed at Points a, b, c and d, Clause 2, Points a, b, c and d, Clause 3 of Article 7 of this Ordinance;
c) The animal-rearing areas must have waste treatment places, animal isolated rearing places, farming-tool- cleaning and disinfecting places, inspection slaughter places, animal corpse treatment places;
d) Rearing area entrances and exits must be subject to the application of hygienic and disinfectant measures to human beings and transport means that pass through;
e) Animal feed-producing, processing places and storehouses must be isolated from places where toxic chemicals are stored.
Article 13.- Healthcare for animals
1. The land animals must be provided with the following conditions:
a) To be provided adequately with water and feeds suitable to each species;
b) To be provided with stables and rearing instruments satisfying veterinary hygiene standards and suitable to each species;
c) To be provided with timely disease prevention and treatment.
2. The aquatic and amphibious animals must be provided with the following conditions:
a) To live in water environment suitable to each species. Water sources supplied to aquaculture places must meet the environmental standards, be free from germs and contagious vectors. Sources of water discharged from the rearing places must be treated up to the prescribed standards;
b) To be provided with adequate feeds suitable to each species, according to the prescribed technical process. To strictly observe the regime of treating and discharging wastes, cleaning and disinfecting farming tools in order to avoid the spread of epidemics from one rearing place to another and from the outside into the rearing places;
c) The environmental standards must be supervised, signs of epidemics must be monitored with prescribed frequencies and methods, aiming to detect and treat in time epidemics right from the start;
d) To be given timely disease prevention and treatment.
Article 14.- Building animal epidemic-free zones, establishments
1. Zones and establishments which satisfy the following conditions shall be recognized as animal epidemic-free:
a) Meeting the veterinary hygiene conditions and standards applicable to epidemic-free zones and establishments as prescribed at Point e of Clause 2, Point e of Clause 3, Article 7 of this Ordinance;
b) Applying compulsory measures for disease prevention and epidemic control, inspecting the veterinary hygiene conditions of husbandry establishments, breeding establishments, animal slaughter houses, animal and animal product-preliminarily processing establishments;
c) Having already registered and been appraised as being up to the veterinary hygiene standards prescribed for animal epidemic-free zones and establishments.
2. The responsibilities of State bodies in building up animal epidemic-free zones and establishments are prescribed as follows:
a) The Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Fisheries direct the building of animal epidemic-free zones and establishments throughout the country;
b) The State management agencies in charge of veterinary medicine of the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Fisheries guide the local State management veterinary offices in drawing up plans for building up animal epidemic-free zones and establishments; appraise and recognize animal epidemic-free zones and establishments; manage veterinary activities in animal epidemic-free zones and establishments and inspect and examine veterinary activities in animal epidemic-free zones and establishments according to decentralization;
c) The People's Committees of all levels organize the building of animal epidemic-free zones and establishments in their respective localities; invest in veterinary activities in animal epidemic-free zones and establishments;
d) The provincial-level State management veterinary offices shall assist the People's Committees of the same level in building and managing animal epidemic-free zones and establishments within their respective localities.
3. Responsibilities of organizations and individuals in building up animal epidemic-free zones and establishments are prescribed as follows:
a) Organizations and individuals rearing animals must register for the building of animal epidemic-free zones and/or establishments and comply with veterinary law provisions applicable to animal epidemic-free zones and/or establishments;
b) Organizations and individuals conducting activities related to animal epidemic-free zones and establishments must abide by veterinary law provisions applicable to animal epidemic-free zones and establishments.
Article 15.- Drawing up programs on animal epidemic control and annihilation
1. The principles for drawing up programs on animal epidemic control and annihilation include:
a) Ensuring the effective control and annihilation of dangerous animal epidemics and the diseases spreading from animals to human beings; meeting animal and animal product export demands;
b) Applying measures to ensure the gradual reduction of epidemic nests and the number of diseased animals, proceeding to eliminate epidemics;
c) Gaining contributions of domestic organizations and individuals as well as foreign organizations and individuals to animal epidemic control and annihilation.
2. Responsibilities of State bodies in formulation of programs for animal epidemic control and annihilation are prescribed as follows:
a) The Government formulates the national program on control and annihilation of a number of dangerous animal contagious diseases; direct the concerned ministries and branches to coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Fisheries in formulating and implementing national programs on animal epidemic control and annihilation;
b) The Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Fisheries formulate national programs on animal epidemic control and annihilation and submit them to the Government for approval and direct the materialization thereof;
c) The State management agencies in charge of veterinary medicine of the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Fisheries guide the application of animal epidemic control and annihilation measures; inspect, examine and evaluate the application of such measures; cooperate with other countries and/or international organizations for realization of animal epidemic control and annihilation programs;
d) The People's Committees of all levels organize the realization of animal epidemic control and annihilation programs; propagate and disseminate the veterinary legislation to, and educate, the local people in the sense of observing the veterinary legislation;
e) The provincial-level State management agencies in charge of veterinary medicine disseminate and guide measures for animal epidemic control and annihilation; inspect and examine the application of such measures by organizations and individuals engaged in husbandry and/or veterinary activities in their respective localities.
3. Animal-rearing organizations and individuals have the responsibility to strictly abide by veterinary law provisions and guidance of the veterinary offices for realization of animal epidemic control and annihilation programs.
Article 16.- Responsibility for treating animal epidemics
1. Animal and/or animal product owners have the responsibility:
a) Upon detecting animals which are diseased or have died of diseases or show signs of being infected with diseases, which are on the lists of dangerous animal diseases, not to sell, slaughter or discard them into environment, but to isolate them and immediately report thereon to veterinary personnel or the nearest veterinary offices.
To immediately report to veterinary personnel or the nearest veterinary offices if on the way of transportation, at slaughtering or preliminary processing establishments, the animal product owners detect that the animal products degenerate, failing to meet the veterinary hygiene standards or show signs of carrying dangerous germs;
b) Upon determing that animals are infected with diseases or animal products carry dangerous germs on the lists of diseases which must be announced as epidemics, to isolate the diseased animals, separately preserve germ-carrying animal products, arrange people to tend such animals, using separate instruments and animal feeds; to restrict the circulation of animals, animal products, people entering and exiting animal-rearing establishments; to apply compulsory handling measures against contaminated feeds, diseased animals, germ-carrying animal products, animal wastes as prescribed for each kind of disease; to clean and disinfect husbandry establishments, slaughtering and preliminarily processing establishments, husbandry instruments, slaughtering instruments, veterinary instruments, transport means.
2. Veterinary personnel, veterinary offices have the responsibility:
a) Upon receiving information prescribed at Point a, Clause 1 of this Article, to quickly diagnose and determine the diseases;
b) Upon identifying diseased animals, animal products carrying dangerous contagious pathogens on the list of diseases which must be announced as epidemics, to promptly guide the domestic animal and/or animal product owners in immediately applying the measures prescribed at Point b, Clause 1 of this Article;
c) Depending on the epidemic nature and seriousness, the veterinary offices report thereon to the People's Committees of the same level in order to apply measures for epidemic prevention and fighting in such areas and at the same time report to the immediate superior veterinary offices.
Article 17.- Competence and conditions for announcing animal epidemics
1. The provincial-level People's Committee presidents decide to announce animal epidemics when fully having the following conditions:
a) The epidemics are on the list of diseases which must be announced as epidemics occurring in the provinces, which may spread widely;
b) Having written reports of the district-level People's Committee presidents on the situation of epidemic developments;
c) Having obtained diagnostic conclusions determining that they are dangerous animal contagious diseases on the list of diseases which must be announced as epidemics and the written requests for epidemic announcement of the provincial-level veterinary State management veterinary agencies or the State management veterinary agency of the Ministry of Agriculture and Rural Development or the Ministry of Fisheries.
2. The Minister of Agriculture and Rural Development or the Minister of Fisheries shall base him/herself on the extent and danger of the epidemics on the list of diseases which must be announced as epidemics occurring in the two or more provinces to announce epidemics.
3. The Prime Minister announces epidemics when there appear dangerous animal epidemics which may spread to human beings at the proposal of the Minister of Agriculture and Rural Development or the Minister of Fisheries.
Article 18.- Organizing epidemics fighting in epidemic zones
1. When announcing epidemics, the provincial-level People's Committee presidents have the responsibility to organize and direct the application of the following measures by the agriculture services, fisheries services, concerned organizations and individuals:
a) Determining the boundaries of the epidemic zones, epidemic-threatened zones, buffer zones; erecting signboards, sentry posts and directing the movement, transportation of animals and/or animal products from epidemic zones;
b) Prohibiting unauthorized persons to enter areas where animals are diseased or die; restrict people going in and out of epidemic zones;
c) Prohibiting slaughtering, taking in or out or circulation in epidemic zones of animals and/or animal products vulnerable to announced epidemics;
d) Urgently vaccinating or applying other compulsory disease prevention measures for animals vulnerable to announced epidemics in epidemic zones and epidemic-threatened zones; treating or destroying diseased animals and/or germ-carrying animal products under the guidance of competent veterinary offices; intensifying the monitoring and supervision of animals in buffer zones;
e) Disinfecting stables, ponds, swamps and/or places where animals are diseased, husbandry means and instruments, wastes, polluted environment under the guidance of the veterinary offices and applying other necessary veterinary hygiene measures in epidemic zones.
2. When announcing epidemics, the Minister of Agriculture and Rural Development or the Minister of Fisheries has the responsibility to organize and direct the application of the measures prescribed in Clause 1 of this Article by the agriculture service, the fisheries service, concerned organizations and individuals.
3. When announcing epidemics, the Prime Minister decides:
a) To set up the National Steering Committee for animal epidemic prevention and fighting;
b) To assign provincial-level People's Committee presidents to set up Steering Committees for animal epidemic prevention and fighting in epidemic localities.
4. The Steering Committees for animal epidemic prevention and fighting have the right to mobilize people, means and funding under law provisions for the application of measures to stamp out epidemics.
Article 19.- Epidemic prevention and fighting in epidemic-threatened zones
1. When announcing epidemics, the persons competent to announce animal epidemics, defined in Article 17 of this Ordinance, shall also announce the epidemic-threatned zones.
2. Where epidemics occur in provinces, the provincial-level State management veterinary agencies must examine and strictly control activities related to animals and/or animal products in the epidemic-threatened zones and apply the following measures:
a) Controlling the introduction into and taking out of the epidemic-threatened zones of animals and/or animal products vulnerable to the announced epidemics;
b) Strictly controlling the slaughtering and circulation of animals, animal products in the zones;
c) Applying compulsory measures to prevent diseases for animals.
3. Where the epidemic-threatened zones are adjacent to epidemic zones in border regions of neighboring countries, the provincial-level People's Committee presidents have the responsibility:
a) To announce the epidemic-threatened zones within 5 km from the borders and apply the measures prescribed in Clause 2 of this Article;
b) To decide on the border gates and animal species not permitted to be circulated through such border gates;
c) To decide to prohibit the introduction into Vietnamese territory of animal species, animal products, which are vulnerable to germs of the epidemics occurring in such neighboring countries;
d) To direct the concerned agencies in inspecting and strictly controlling activities related to animals, animal products in the zones; to apply sanitary and disinfection measures for human beings and transport means passing through the border gates.
Article 20.- Epidemic prevention and fighting in buffer zones
1. When announcing epidemics, the persons competent to announce animal epidemics, defined in Article 17 of this Ordinance, shall also announce the buffer zones.
2. When announcing epidemics, the local State management veterinary offices must apply the following measures:
a) Examining and controlling activities related to animals, animal products in buffer zones;
b) Strictly controlling the circulation of animals and/or animal products, which are vulnerable to epidemics in the buffer zones;
c) Regularly monitoring and supervising animals vulnerable to epidemics.
Article 21.- Conditions and competence for announcing epidemic termination
1. Conditions for announcing epidemic termination include:
a) Having already applied vaccination or other compulsory measures to prevent diseases for animals which are vulnerable to epidemics in the epidemic zones, epidemic-threatened zones;
b) Within the time limit prescribed for each type of disease, counting from the date the last diseased animal or aquatic stock died, was slaughtered, destroyed, compulsorily handled or recoverd from ailment, neither domestic animals nor aquatic stocks are infected with or die of the announced epidemics;
c) Having already applied cleansing, disinfectant measures, ensuring the veterinary hygiene requirements for epidemic zones or epidemic-threatened zones.
2. The epidemics announcers defined in Article 17 of this Ordinance are competent to announce the termination of epidemics, the cancellation of epidemic zones, epidemic-threatened zones or buffer zones.
Article 22.- Funds for animal epidemic prevention and fighting
1. Funds for animal epidemic prevention and fighting shall comprise kinds and cash, which are used for the following purposes:
a) Preventing and fighting animal epidemics;
b) Stamping out animal epidemics;
c) Overcoming the consequences of animal epidemics.
2. Funds for animal epidemic prevention and fighting are formed from:
a) State budget;
b) Contributions of organizations and indivi-duals engaged in husbandry, slaughtering, pre-liminarily processing, trading in, exporting and/or importing animals and/or animal products; producing and/or trading in veterinary drugs, veterinary-use bioproducts, microorganisms and/or chemicals, conducting veterinary practice; contributions, financial assistance of domestic and foreign organizations as well as individuals, international organizations and other sources as provided for by law.
3. Funds for animal epidemic prevention and fighting are set up at the central and provincial levels. The establishment, management and use of the animal epidemic prevention and fighting funds shall be prescribed by the Government.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực