Chương 6 Pháp lệnh 43/2002/PL-UBTVQH10: Quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông
Số hiệu: | 43/2002/PL-UBTVQH10 | Loại văn bản: | Pháp lệnh |
Nơi ban hành: | Ủy ban Thường vụ Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 25/05/2002 | Ngày hiệu lực: | 01/10/2002 |
Ngày công báo: | 15/07/2002 | Số công báo: | Số 33 |
Lĩnh vực: | Công nghệ thông tin | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2011 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nội dung quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông bao gồm:
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển bưu chính, viễn thông;
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bưu chính, viễn thông;
3. Chỉ đạo việc xây dựng, ban hành và quy định việc áp dụng tiêu chuẩn, chất lượng trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông; quản lý an toàn, an ninh trong hoạt động bưu chính, viễn thông;
4. Cấp, tạm đình chỉ, đình chỉ, thu hồi các loại giấy phép, chứng chỉ về bưu chính, viễn thông;
5. Tổ chức quản lý, sử dụng tài nguyên thông tin và kết nối giữa các mạng viễn thông;
6. Quy định và quản lý giá cước, phí và lệ phí, các hoạt động công ích trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông;
7. Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về bưu chính, viễn thông; ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông; tổ chức phối hợp tần số vô tuyến điện với các nước và đăng ký tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh với các tổ chức quốc tế có liên quan;
8. Tổ chức, quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông;
9. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông trong phạm vi cả nước.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông trong việc thực hiện quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông.
1. Thanh tra Bưu điện thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về bưu chính, viễn thông.
2. Thanh tra Bưu điện có nhiệm vụ:
a) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bưu chính, viễn thông;
b) Xử phạt, áp dụng hoặc kiến nghị áp dụng theo thẩm quyền các biện pháp phòng ngừa và chấm dứt các hành vi vi phạm pháp luật về bưu chính, viễn thông;
c) Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Bưu điện do Chính phủ quy định.
1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc thi hành pháp luật về bưu chính, viễn thông.
2. Cá nhân có quyền tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về bưu chính, viễn thông với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
3. Thẩm quyền, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo và khởi kiện được thực hiện theo quy định của pháp luật.
STATE MANAGEMENT IN POST AND TELECOMMUNICATION
Article 72. State management in post and telecommunications
The state management in post and telecommunications includes:
1. Formulation and provision of instructions in the implementation of strategies, planning and development policy in post and telecommunications;
2. Issuance and implantation of legal documents in post and telecommunications;
3. Provision of directions in the formulations, issuance and provision of standards and quality in post and telecommunications; safety and security management in post and telecommunications;
4. Issuance, suspension and revocation of licenses and certificates in Post and telecommunications;
5. Organization of the management and use of information resources and inter-connections among telecom networks;
6. Issuance and management of tariffs, fees and charges, public utility activities in post and telecommunications;
7. Organization and implementation of international cooperation inpost and telecommunications; signing and accession to international treaties in post and telecommunications; Coordination in radio frequency managements with other countries and registration of electro-radio frequency, satellite orbit with relevant international organization;
8. Organization and management of training and education activities; human resources development; research and application of science and technology in post and telecommunications;
9. Inspection and control; settlement of complaints, accusations and violations of legislations in post and telecommunications.
Article 73. Competence of State management in post and telecommunications
1. Government shall oversee the state management in post and telecommunication nationwide.
2. State management agency in post and telecommunications shall be responsible before the Government in the State management in post and telecommunication.
3. Ministries and ministerial level agencies, Peoples Committees of provinces and cities under central authority are responsible for cooperating with State management agency in post and telecommunications in the state management in post and telecommunications.
1. Post inspection shall undertake the specialized inspections in post and telecommunications.
2. Post inspection has the following tasks:
a) Inspections and control on compliance with legislation in post and telecommunications;
b) Imposition of fine, application or recommendation in their competence preventive measures and stop of violations of legislation in post and telecommunications.
c) Settlement of complaints and accusations in compliance with relevant laws. The Government shall provide for 3. Organizations and operations of Post Inspection.
Article 75. Complaints and accusations
1. Organizations and individuals have the right to lodge complaints and accusations and bring charge against administrative decisions and measures imposed by competent agencies and organizations in the implementations of the legislation in Post and Telecommunications.
2. Individuals have the rights to make accusations on violations of the
legislations on Post and telecommunications to relevant competent agencies, organizations and individuals.
3. The competence and procedures on dealing with complaints and accusations shall be in compliance with relevant law and regulations.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực