Chương 4 Pháp lệnh 43/2002/PL-UBTVQH10: Tần số vô tuyến điện
Số hiệu: | 43/2002/PL-UBTVQH10 | Loại văn bản: | Pháp lệnh |
Nơi ban hành: | Ủy ban Thường vụ Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 25/05/2002 | Ngày hiệu lực: | 01/10/2002 |
Ngày công báo: | 15/07/2002 | Số công báo: | Số 33 |
Lĩnh vực: | Công nghệ thông tin | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2011 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Việc quản lý, sử dụng tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh thuộc chủ quyền Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc bảo đảm đúng quy hoạch của Nhà nước, có hiệu quả, công bằng, hợp lý và tiết kiệm; bảo đảm để các hệ thống thông tin vô tuyến điện hoạt động không bị nhiễu có hại và không gây nhiễu có hại; đáp ứng nhu cầu sử dụng tần số vô tuyến điện phục vụ nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và tạo điều kiện phát triển nhanh công nghệ mới về viễn thông; bảo vệ chủ quyền quốc gia về sử dụng tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh.
1. Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia là phương án phân chia phổ tần số vô tuyến điện thành các băng tần dành cho các nghiệp vụ theo từng thời kỳ và quy định điều kiện để thiết lập trật tự khai thác, sử dụng tối ưu phổ tần số vô tuyến điện trên phạm vi cả nước.
Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia phải đáp ứng các nhu cầu sử dụng tần số vô tuyến điện cho các nghiệp vụ, phù hợp với quy định của quốc tế và đặc thù sử dụng phổ tần số vô tuyến điện của Việt Nam, ưu tiên hợp lý cho công nghệ mới về viễn thông.
Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia do cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Căn cứ vào quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông xây dựng và ban hành quy hoạch băng tần, quy hoạch kênh, quy hoạch tần số vô tuyến điện theo vùng.
3. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hoặc sử dụng thiết bị phát sóng, thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện tại Việt Nam phải tuân thủ quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quy định tại Điều này.
1. Thủ tướng Chính phủ quy định băng tần số vô tuyến điện phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh theo tỷ lệ phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ và có chú ý đến thông lệ quốc tế.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Uỷ ban tần số vô tuyến điện để tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ trong việc phối hợp quản lý tần số vô tuyến điện trong các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
1. Cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông công bố tần số vô tuyến điện dành riêng phục vụ thông tin an toàn, cứu nạn quốc gia và quốc tế.
2. Nghiêm cấm sử dụng tần số vô tuyến điện dành riêng phục vụ thông tin an toàn, cứu nạn vào mục đích khác; gây nhiễu có hại cho tần số vô tuyến điện dành riêng cho thông tin an toàn, cứu nạn.
Việc phân bổ, ấn định tần số vô tuyến điện phải được thực hiện theo quy định tại các điều 57, 58, 59 và 60 của Pháp lệnh này và phải căn cứ vào tiềm năng của phổ tần số vô tuyến điện, ưu tiên hợp lý các nhu cầu sử dụng tần số vô tuyến điện phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội và công nghệ sử dụng hiệu quả tần số vô tuyến điện.
Cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông quy định và công bố điều kiện phân bổ, ấn định và sử dụng tần số vô tuyến điện, băng tần số vô tuyến điện.
1. Các loại giấy phép tần số vô tuyến điện bao gồm:
a) Giấy phép băng tần được cấp với thời hạn không quá 15 năm;
b) Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện được cấp với thời hạn không quá 5 năm.
2. Việc cấp giấy phép chỉ được tiến hành trong trường hợp việc phân bổ, ấn định tần số vô tuyến điện là khả thi.
3. Tổ chức, cá nhân được cấp phép tần số vô tuyến điện có nghĩa vụ nộp lệ phí cấp phép theo quy định của pháp luật.
4. Nghiêm cấm việc mua bán, chuyển nhượng các loại giấy phép tần số vô tuyến điện.
5. Chính phủ quy định cụ thể về thẩm quyền, điều kiện cấp giấy phép tần số vô tuyến điện; việc quản lý và sử dụng các loại giấy phép tần số vô tuyến điện.
Cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông quy định và công bố điều kiện kỹ thuật và khai thác các loại thiết bị vô tuyến điện được sử dụng có điều kiện; tổ chức, cá nhân khi sử dụng các thiết bị này phải thực hiện đúng các điều kiện kỹ thuật và khai thác đã công bố và không phải xin giấy phép tần số vô tuyến điện.
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động tại Việt Nam sử dụng băng tần số, tần số vô tuyến điện và thiết bị phát sóng vô tuyến điện thuộc các nghiệp vụ vô tuyến điện phải có giấy phép tần số vô tuyến điện, trừ trường hợp quy định tại Điều 63 của Pháp lệnh này.
2. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tần số vô tuyến điện phải tuân thủ các quy định của pháp luật về việc lắp đặt, sử dụng tần số vô tuyến điện và thiết bị phát sóng vô tuyến điện; nộp phí sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định của pháp luật; không gây nhiễu có hại cho các đài vô tuyến điện khác và phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông.
Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu thiết bị phát, thu - phát sóng vô tuyến điện phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông.
1. Kiểm tra, kiểm soát tần số vô tuyến điện và thiết bị phát sóng vô tuyến điện nhằm bảo đảm việc tuân thủ pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập; đo tham số kỹ thuật phát sóng để quản lý việc sử dụng tần số vô tuyến điện, phát hiện, ngăn ngừa, xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật.
2. Kết quả kiểm tra, kiểm soát, đo tham số kỹ thuật của các thiết bị phát sóng vô tuyến điện là căn cứ để xác định và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong việc quản lý tần số vô tuyến điện.
3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài không được đo tham số truyền sóng và phát sóng vô tuyến điện tại Việt Nam, trừ trường hợp được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.
4. Việc sử dụng tần số vô tuyến điện và thiết bị vô tuyến điện đặt trên tàu biển, tàu bay của Việt Nam và của nước ngoài khi vào lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập; người sử dụng, các thiết bị vô tuyến điện trên các phương tiện này phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.
1. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật khi đài vô tuyến điện của mình bị gây nhiễu có hại.
2. Việc xử lý khiếu nại về nhiễu có hại được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập. Cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông quy định nguyên tắc, trình tự, thủ tục khiếu nại và xử lý nhiễu có hại.
3. Cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông có trách nhiệm tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm soát tần số vô tuyến điện; chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an để kiểm tra, kiểm soát, xử lý nhiễu có hại giữa các mạng thông tin phục vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
1. Tương thích điện từ là khả năng thiết bị, hệ thống thiết bị hoạt động không bị nhiễu và không gây nhiễu có hại đến thiết bị, hệ thống thiết bị khác trong môi trường điện từ.
2. Thiết bị, hệ thống thiết bị được dùng trong thông tin hoặc dùng trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ, công nghiệp, y tế và các lĩnh vực khác phải phù hợp với các quy định về tương thích điện từ để bảo đảm không gây nhiễu có hại tới nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường, an toàn, cứu nạn và các nghiệp vụ vô tuyến điện khác.
Chính phủ quy định cụ thể về quản lý tương thích điện từ.
Section 1. PLANNING, ALLOCATION AND NOMINATION OF RADIO FREQUENCY
Article 57. Management, use of radio frequency and satellite orbit
Management, use of radio frequency and satellite orbit under the jurisdiction of Vietnam will be implemented efficiently, equally and economically in accordance with States plans; ensuring the operation of radio information system not to be effected by harmful radio disturbance or to produce harmful radio disturbance to meet the demand of radio frequency to use for social economic objective, national defense, security and to create condition for fast development of new technology of telecommunication, to protect national sovereignty of the use of radio frequency and satellite orbit.
Article 58. Planning radio frequency spectrum
1. Planning national radio frequency spectrum is a plan to separate the radio frequency spectrum into frequency bands for different purposes of each stage and stipulation of conditions to establish the order of exploitation, the most efficient use of the radio frequency spectrum in the whole country scale.
Planning national radio frequency spectrum has to meet the requirements of radio frequency use for purposes, to be in conformity with international regulations and the special parameters of using radio frequency in Vietnam, to make proper priority for new telecommunication technology. Planning national radio frequency spectrum is constructed by States authority of post, telecommunication and approved by Government Prime Minister.
2. Based on the plan of national radio frequency spectrum, States authority of post, telecommunication constructs and issues the plan of frequency, channels, and plan of local radio frequency.
3. Organizations, individuals manufacturing, importing or using radio broadcasting equipments, radio appliances have to conform to the plan of radio frequency stipulated on this Article.
Article 59. Allocation of radio frequency to serve national defense, security purposes
1. Government Prime Minister stipulates the band of radio frequency serving national defense, security purposes on the proper proportion with demand, mission and in respect to international general regulations.
2. Government Prime Minister makes decision to establish the Committee of radio frequency in order to consult the Prime Minister in coordination of radio frequency management in social economic activities, national defense, security.
Article 60. Use of radio frequency to supply rescue information
1. States authority of post, telecommunication announce the specific radio frequency to solely serve for national and international rescue information.
2. The use of radio frequency other than serving for safety, rescue information; the harmful radio disturbance to radio frequency solely serving for safety, rescue information are prohibited.
Article 61. Allocation, nomination of radio frequency
The allocation, nomination of radio frequency must be implemented in accordance with the provisions at articles 57, 58 and 60 of this Ordinance and on the basis of potential of radio frequency spectrum, to make proper priority for demand to use radio frequency to serve purposes of national defense, security, social economic and efficient use of technology of radio frequency.
States authority of post, telecommunication stipulate and announce conditions of allocation, assignment and use of radio frequency, radio frequency band.
Section 2. RADIO FREQUENCY LICENSE
Article 62. Types of radio frequency license
1. Types of radio frequency license include:
a) Frequency band license is granted with time-limit not more than 15 years;
b) Frequency license and license to use radio broadcasting equipments is granted with time- limit not more than 5 years.
2. Licenses are only granted when the allocation and assignment of radio frequency are feasible.
3. Organizations, individuals who are issued licenses are responsible to pay license fees in accordance with the provisions of law.
4. Selling, buying and transferring radio frequency licenses are prohibited.
5. Government specify authorization, requirements of radio frequency license issuance; management and use of radio frequency licenses.
Article 63. Radio equipments required condition
States authority of post, telecommunication stipulate and announce technical requirements and exploitation of equipments required condition; organizations, individuals using such equipments must carry out duly the announced technical requirements and exploitation and not be required radio frequency license.
Article 64. Responsibility of organizations, individuals using radio frequency band.
1. Organizations, individuals operating in Vietnam using radio frequency, radio frequency band and radio broadcasting equipments in respect of radio area are required radio frequency license, except to provisions at Article 63 of this Ordinance to use radio frequency, frequency band and radio broadcasting equipments.
2. Organizations, individuals granted radio frequency licenses must conform to the provisions of law on establishment, use of radio frequency and radio broadcasting equipments; pay fee for the use of radio frequency in accordance with the provisions of law; not make radio disturbance to other radio stations and be under supervision of States authority of post, telecommunication.
Article 65. Manufacture, import of radio receiving broadcasting equipments
Organization, individuals manufacturing, importing radio receiving broadcasting equipments must be obtained approval in writing of States authority of post, telecommunication.
Article 66. Certificate of Radio Operator
Individuals using radio equipments are required to have Certificate of Radio Operator States authority of post, telecommunication stipulate the training and issuance Certificate of Radio Operator
Section 3. RADIO FREQUENCY SUPERVISION, RADIO DISTURBANCE SETTLEMENT AND MANAGEMENT OF ELECTROMANEGTIC COMPETIBLITY
Article 67. Radio frequency supervision
1. Supervision of radio frequency and radio broadcasting equipments is for the purposes of ensuring the enforcement of Vietnamese laws, international treaties which Vietnam concluded or joined; measuring radio broadcasting technical parameters to manage the use of radio frequency, to discover, prevent and to settle law violations.
2. The results of supervision, measurement of technical parameters of radio broadcasting equipments are the basis to define and settle actions violating law in the respect of radio frequency management.
3. Foreign organizations, individuals are forbidden to measure radio transmitting and broadcasting parameters in Vietnam, except to the case having approval of competent authority.
4. The use of radio frequency and radio equipments installed in sea-boats, air planes of Vietnam and foreign countries entering to Vietnams territory must be conformed to the provisions of Vietnamese law, international treaties which Vietnam concluded or joined; the users, radio equipments in such vehicles must be under supervision of the competent authority.
Article 68. Harmful radio disturbance settlement
1. Organization, individual obtained radio frequency license has right to make complaint in accordance with the provisions of law when his/her/its
radio frequency is disturbed by other radio.
2. Complaints of radio disturbance is settled in accordance with provisions of Vietnamese law, international treaties which Vietnam signed or joined. States authority of post, telecommunication provides regulations and complaint procedures and settlement of harmful radio disturbance.
3. States authority of post, telecommunication is responsible to implement supervision, examination of radio frequency; manages and coordinates with the Ministry of Defense, the Ministry of Social Security to examine, supervise and settle harmful disturbance among information network serving social economic purposes and national defense, security purposes.
Article 69. Management of electromagnet compatibility
1. Electromagnet compatibility is the capacity of equipments, system of equipments operating without creating harmful radio disturbance to other equipments, system of equipments in the environment of electromagnet.
2. Equipment, system of equipments which are used in information area or in other sectors such as science, technology, industry, healthcare etc. must conform to the provisions of electromagnet compatibility in order to ensure not to create harmful radio disturbance to the area of radio-goniometry, safety, rescue and other radio areas.
The Government specifies the management of electromagnet compatibility.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực