Chương 3 Pháp lệnh 43/2002/PL-UBTVQH10: Viễn thông
Số hiệu: | 43/2002/PL-UBTVQH10 | Loại văn bản: | Pháp lệnh |
Nơi ban hành: | Ủy ban Thường vụ Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 25/05/2002 | Ngày hiệu lực: | 01/10/2002 |
Ngày công báo: | 15/07/2002 | Số công báo: | Số 33 |
Lĩnh vực: | Công nghệ thông tin | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2011 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thiết bị đầu cuối thuê bao là thiết bị đầu cuối cố định hoặc di động của người sử dụng được đấu nối, hoà mạng vào mạng viễn thông công cộng thông qua điểm kết cuối của mạng viễn thông công cộng.
2. Thiết bị đầu cuối công cộng là thiết bị đầu cuối cố định hoặc di động của doanh nghiệp viễn thông được đấu nối, hoà mạng vào mạng viễn thông công cộng thông qua điểm kết cuối của mạng viễn thông công cộng.
3. Mạng nội bộ là hệ thống thiết bị viễn thông do một tổ chức, cá nhân thiết lập tại một địa điểm có địa chỉ và phạm vi xác định mà tổ chức, cá nhân đó được toàn quyền sử dụng hợp pháp để phục vụ thông tin nội bộ.
4. Người sử dụng dịch vụ viễn thông tự thiết kế, lắp đặt hoặc thuê các tổ chức, cá nhân khác thiết kế, lắp đặt thiết bị đầu cuối thuê bao và mạng nội bộ của mình cho đến điểm kết cuối của mạng viễn thông công cộng.
5. Thiết bị đầu cuối thuê bao và mạng nội bộ khi đấu nối vào mạng viễn thông công cộng phải tuân theo các quy định về hợp chuẩn thiết bị và về sử dụng tần số vô tuyến điện.
6. Việc đấu nối, hoà mạng thiết bị đầu cuối thuê bao và mạng nội bộ vào mạng viễn thông công cộng do doanh nghiệp viễn thông thực hiện thông qua hợp đồng giao kết với người sử dụng dịch vụ.
Cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông quy định cụ thể về thiết bị đầu cuối, mạng nội bộ, điểm kết cuối của mạng viễn thông công cộng.
1. Mạng viễn thông bao gồm mạng viễn thông công cộng, mạng viễn thông dùng riêng, mạng viễn thông chuyên dùng là tập hợp các thiết bị viễn thông được liên kết với nhau bằng các đường truyền dẫn.
2. Hoạt động của mạng viễn thông không được gây hại đến môi trường và các hoạt động kinh tế - xã hội. Các hoạt động kinh tế - xã hội không được gây nhiễu có hại, làm hỏng đường cáp viễn thông, ăng ten, hệ thống thiết bị viễn thông và gây hại đến các hoạt động khác của mạng viễn thông.
1. Mạng viễn thông công cộng là mạng viễn thông do doanh nghiệp viễn thông thiết lập để cung cấp các dịch vụ viễn thông. Mạng viễn thông công cộng được xây dựng và phát triển theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Các công trình viễn thông công cộng là một bộ phận quan trọng của kết cấu hạ tầng phải có trong quy hoạch, thiết kế tổng thể xây dựng các khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế mới và các công trình công cộng khác để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong đầu tư xây dựng và thuận tiện cho việc cung cấp, sử dụng dịch vụ.
3. Các công trình viễn thông công cộng được ưu tiên sử dụng không gian, mặt đất, lòng đất, đáy sông, đáy biển; các đường truyền dẫn được kết hợp đi dọc đường giao thông, cầu, cống, hè phố, đường phố, đường điện để thuận tiện cho việc xây dựng, sửa chữa, bảo dưỡng và bảo vệ công trình.
4. Các điểm phục vụ công cộng được ưu tiên đặt tại các nhà ga, bến xe, cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu và các địa điểm công cộng khác để phục vụ nhu cầu của người sử dụng.
Mạng viễn thông dùng riêng là mạng viễn thông do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam thiết lập để bảo đảm thông tin cho các thành viên của mạng, bao gồm các thiết bị viễn thông được lắp đặt tại các địa điểm xác định khác nhau và được kết nối với nhau bằng các đường truyền dẫn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thuê hoặc tự xây dựng.
Mạng viễn thông chuyên dùng là mạng viễn thông dùng để phục vụ thông tin đặc biệt của các cơ quan Đảng, Nhà nước, phục vụ thông tin quốc phòng, an ninh. Chính phủ quy định cụ thể về việc thiết lập và hoạt động của các mạng viễn thông chuyên dùng.
1. Dịch vụ viễn thông bao gồm:
a) Dịch vụ cơ bản là dịch vụ truyền đưa tức thời dịch vụ viễn thông qua mạng viễn thông hoặc Internet mà không làm thay đổi loại hình hoặc nội dung thông tin;
b) Dịch vụ giá trị gia tăng là dịch vụ làm tăng thêm giá trị thông tin của người sử dụng dịch vụ bằng cách hoàn thiện loại hình, nội dung thông tin hoặc cung cấp khả năng lưu trữ, khôi phục thông tin đó trên cơ sở sử dụng mạng viễn thông hoặc Internet;
c) Dịch vụ kết nối Internet là dịch vụ cung cấp cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet khả năng kết nối với nhau và với Internet quốc tế;
d) Dịch vụ truy nhập Internet là dịch vụ cung cấp cho người sử dụng khả năng truy nhập Internet;
đ) Dịch vụ ứng dụng Internet trong bưu chính, viễn thông là dịch vụ sử dụng Internet để cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông cho người sử dụng. Dịch vụ ứng dụng Internet trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác phải tuân theo các quy định pháp luật về bưu chính, viễn thông và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông quy định và công bố danh mục cụ thể các dịch vụ viễn thông quy định tại Điều này.
1. Doanh nghiệp viễn thông bao gồm:
a) Doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng là doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp mà vốn góp của Nhà nước chiếm cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt, được thành lập theo quy định của pháp luật để thiết lập hạ tầng mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông;
b) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông là doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật để cung cấp các dịch vụ viễn thông.
2. Doanh nghiệp viễn thông có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng được thiết lập mạng viễn thông công cộng để cung cấp trực tiếp và bán lại dịch vụ viễn thông;
b) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông được thiết lập các hệ thống thiết bị viễn thông trong phạm vi cơ sở và điểm phục vụ công cộng của mình để trực tiếp cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng, dịch vụ truy nhập Internet và bán lại dịch vụ viễn thông; không được thiết lập các đường truyền dẫn ngoài phạm vi cơ sở và điểm phục vụ công cộng của mình;
c) Bảo vệ an toàn mạng viễn thông của mình và bảo đảm an ninh thông tin;
d) Cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dịch vụ viễn thông ở Việt Nam và ở nước ngoài trên cơ sở tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước mà dịch vụ được cung cấp;
đ) Sử dụng tài nguyên thông tin theo quy hoạch để thiết lập mạng viễn thông và cung cấp dịch vụ viễn thông;
e) Thuê đường truyền dẫn để kết nối các hệ thống thiết bị viễn thông của mình với nhau, với mạng viễn thông và dịch vụ viễn thông của các doanh nghiệp viễn thông khác;
g) Thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nước huy động trong trường hợp khẩn cấp và các nhiệm vụ công ích khác;
h) Thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông;
i) Cạnh tranh đúng pháp luật trong hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông;
k) Thực hiện các quy định và chịu sự kiểm soát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc bảo đảm an toàn mạng viễn thông và an ninh thông tin;
l) Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Doanh nghiệp viễn thông có dịch vụ viễn thông chiếm thị phần khống chế là doanh nghiệp chiếm giữ trên 30% thị phần của một loại hình dịch vụ viễn thông trên địa bàn được phép cung cấp và có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới việc xâm nhập thị trường dịch vụ đó của các doanh nghiệp viễn thông khác.
Cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông xác định doanh nghiệp viễn thông có dịch vụ viễn thông chiếm thị phần khống chế.
2. Doanh nghiệp viễn thông có dịch vụ viễn thông chiếm thị phần khống chế có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 38 của Pháp lệnh này;
b) Không được sử dụng các ưu thế của mình để hạn chế hoặc gây khó khăn cho hoạt động cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp viễn thông khác;
c) Thực hiện hạch toán riêng đối với dịch vụ viễn thông chiếm thị phần khống chế;
d) Chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về thị phần, chất lượng và giá cước đối với dịch vụ viễn thông chiếm thị phần khống chế.
1. Chủ mạng viễn thông dùng riêng là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam hoặc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam được cấp phép để thiết lập mạng viễn thông dùng riêng.
2. Chủ mạng viễn thông dùng riêng có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Xây dựng hoặc thuê đường truyền dẫn để thiết lập mạng viễn thông dùng riêng và kết nối với mạng viễn thông công cộng; thực hiện đúng các quy định ghi trong giấy phép;
b) Sử dụng tài nguyên thông tin theo quy hoạch để thiết lập mạng và cung cấp thông tin cho các thành viên của mạng theo quy định của pháp luật;
c) Bảo vệ an toàn mạng viễn thông dùng riêng của mình và bảo đảm an ninh thông tin;
d) Không được kinh doanh dịch vụ viễn thông dưới bất kỳ hình thức nào;
đ) Thực hiện quy định và chịu sự kiểm soát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc bảo đảm an toàn mạng viễn thông và an ninh thông tin;
e) Thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nước huy động trong trường hợp khẩn cấp và các nhiệm vụ công ích khác;
g) Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Đại lý dịch vụ viễn thông là tổ chức, cá nhân Việt Nam nhân danh doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng thông qua hợp đồng đại lý để hưởng hoa hồng. Hợp đồng đại lý phải được lập thành văn bản.
2. Đại lý dịch vụ viễn thông có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Thiết lập hệ thống thiết bị đầu cuối tại địa điểm mà mình được toàn quyền sử dụng hợp pháp để cung cấp các dịch vụ viễn thông tại địa điểm đó theo đúng loại hình, chất lượng và giá cước dịch vụ đã thoả thuận trong hợp đồng đại lý và hưởng hoa hồng; bán lại các dịch vụ viễn thông cho người sử dụng tại địa điểm đó trên cơ sở mua dịch vụ của doanh nghiệp viễn thông theo loại hình, chất lượng và giá cước dịch vụ đã thoả thuận trong hợp đồng đại lý;
b) Được doanh nghiệp viễn thông hướng dẫn nghiệp vụ, cung cấp thông tin và các điều kiện khác có liên quan để bảo đảm việc cung cấp dịch vụ cho người sử dụng;
c) Chấp hành các quy định về cung cấp dịch vụ, bán lại dịch vụ và các thoả thuận trong hợp đồng đại lý;
d) Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Người sử dụng dịch vụ viễn thông là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng với doanh nghiệp viễn thông hoặc với đại lý viễn thông để sử dụng dịch vụ viễn thông.
2. Người sử dụng dịch vụ viễn thông có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Lắp đặt các thiết bị đầu cuối thuê bao cố định tại địa điểm mà mình được toàn quyền sử dụng hợp pháp hoặc sử dụng thiết bị đầu cuối thuê bao di động để truy nhập mạng viễn thông công cộng theo hợp đồng giao kết với doanh nghiệp viễn thông hoặc với đại lý dịch vụ viễn thông;
b) Lựa chọn doanh nghiệp hoặc đại lý dịch vụ viễn thông để sử dụng các dịch vụ viễn thông, trừ các dịch vụ bị cấm hoặc chưa được phép sử dụng;
c) Được bảo đảm bí mật thông tin riêng theo quy định của pháp luật;
d) Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
đ) Không được sử dụng thiết bị đầu cuối thuê bao của mình để kinh doanh dịch vụ viễn thông dưới bất kỳ hình thức nào;
e) Bảo vệ mật khẩu, khoá mật mã và hệ thống thiết bị của mình;
g) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin đưa vào, lưu trữ, truyền đi trên mạng viễn thông, Internet;
h) Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Kết nối là việc liên kết vật lý và lô gích các mạng viễn thông, qua đó người sử dụng dịch vụ của mạng này có thể truy nhập tới người sử dụng hoặc dịch vụ của mạng kia và ngược lại.
2. Việc kết nối các mạng viễn thông công cộng được quy định như sau:
a) Doanh nghiệp viễn thông có quyền kết nối mạng viễn thông của mình với mạng hoặc dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp khác, đồng thời có nghĩa vụ cho các doanh nghiệp viễn thông khác kết nối vào mạng hoặc dịch vụ viễn thông của mình với điều kiện công bằng và hợp lý trên cơ sở sử dụng hiệu quả tài nguyên thông tin, sử dụng chung vị trí kết nối và cơ sở hạ tầng kỹ thuật thông qua thoả thuận kết nối giữa các bên;
b) Doanh nghiệp viễn thông nắm giữ các phương tiện thiết yếu có vai trò quyết định trong việc kết nối và cung cấp dịch vụ viễn thông không được từ chối yêu cầu kết nối của các chủ mạng viễn thông dùng riêng và các doanh nghiệp viễn thông khác, đồng thời phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc đàm phán và thực hiện kết nối, nếu yêu cầu đưa ra hợp lý và khả thi về kinh tế, kỹ thuật;
c) Các doanh nghiệp viễn thông tiến hành đàm phán, ký kết thoả thuận kết nối theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông; trường hợp các bên không đạt được thoả thuận kết nối theo thời hạn quy định hoặc có tranh chấp trong việc thực hiện thoả thuận kết nối thì theo đề nghị của một trong các bên tham gia kết nối, cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông tổ chức hiệp thương giữa các bên; nếu sau hiệp thương các bên vẫn không đạt được thoả thuận thì cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông xem xét, quyết định. Thoả thuận kết nối chỉ có hiệu lực khi được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông.
3. Việc kết nối mạng viễn thông dùng riêng được quy định như sau:
a) Mạng viễn thông dùng riêng được kết nối vào mạng viễn thông công cộng trên cơ sở bảo đảm các tiêu chuẩn kỹ thuật của mạng viễn thông công cộng và tuân thủ các quy định về kết nối giữa mạng viễn thông dùng riêng với mạng viễn thông công cộng;
b) Việc kết nối mạng viễn thông dùng riêng với mạng viễn thông công cộng được thực hiện thông qua hợp đồng kết nối bằng văn bản giữa doanh nghiệp viễn thông và chủ mạng viễn thông dùng riêng;
c) Các mạng viễn thông dùng riêng không được kết nối trực tiếp với nhau, trừ trường hợp được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định giá cước dịch vụ viễn thông quan trọng có tác động đến nhiều ngành và phát triển kinh tế - xã hội.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông quyết định giá cước dịch vụ viễn thông công ích, giá cước dịch vụ viễn thông có thị phần khống chế và giá cước kết nối giữa các doanh nghiệp trên cơ sở giá thành dịch vụ, chính sách phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu phát triển viễn thông trong từng thời kỳ.
3. Doanh nghiệp viễn thông quyết định các mức giá cước cụ thể đối với dịch vụ viễn thông, trừ giá cước quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
1. Giấy phép kinh doanh viễn thông bao gồm:
a) Giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông được cấp với thời hạn không quá 15 năm;
b) Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông được cấp với thời hạn không quá 10 năm.
2. Giấy phép nghiệp vụ viễn thông bao gồm:
a) Giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng được cấp với thời hạn không quá 5 năm;
b) Giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam được cấp với thời hạn không quá 25 năm.
3. Giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông được cấp với thời hạn không quá 1 năm.
Trước khi các loại giấy phép quy định tại Điều này hết hạn, nếu doanh nghiệp có đủ điều kiện và có yêu cầu tiếp tục cung cấp dịch vụ thì được xem xét cấp giấy phép mới.
1. Trong trường hợp việc cấp giấy phép có liên quan đến sử dụng tài nguyên thông tin thì chỉ được cấp giấy phép nếu việc phân bổ tài nguyên thông tin là khả thi.
2. Việc cấp giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 45 của Pháp lệnh này chỉ được tiến hành sau khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Thủ tướng Chính phủ.
3. Doanh nghiệp viễn thông có nghĩa vụ nộp phí thẩm định, lệ phí cấp phép và các loại phí có liên quan thuộc lĩnh vực viễn thông theo quy định của pháp luật.
4. Nghiêm cấm việc mua bán, chuyển nhượng các loại giấy phép viễn thông.
5. Chính phủ quy định cụ thể về thẩm quyền, điều kiện cấp giấy phép viễn thông; việc quản lý và sử dụng các loại giấy phép viễn thông.
Việc xây dựng quy hoạch đánh số cho mã và số viễn thông, tài nguyên Internet phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
1. Phát triển dịch vụ và thuê bao theo chiến lược dài hạn;
2. Sử dụng tối ưu mạng viễn thông và thiết bị viễn thông;
3. Sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả kho số viễn thông và tài nguyên Internet;
4. Có khả năng kết nối với mạng viễn thông và dịch vụ viễn thông toàn cầu;
5. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ;
6. Bình đẳng giữa các doanh nghiệp viễn thông.
1. Cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông xây dựng và ban hành quy hoạch đánh số viễn thông và tài nguyên Internet; phân bổ, thu hồi các tên, mã, số theo quy hoạch; quy định về quản lý kho số viễn thông và tài nguyên Internet.
2. Doanh nghiệp viễn thông xây dựng kế hoạch đánh số viễn thông và tài nguyên Internet trong phạm vi kho số viễn thông và tài nguyên Internet đã được phân bổ, đồng thời tiến hành cấp hoặc cho thuê số đối với tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ theo kế hoạch của doanh nghiệp và các quy định về quản lý kho số viễn thông và tài nguyên Internet.
3. Doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm báo cáo kế hoạch và tình hình sử dụng tên, mã, số được phân bổ theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông; đối với tên, mã, số không có nhu cầu sử dụng, doanh nghiệp viễn thông phải trả lại cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông, nếu không trả lại thì bị thu hồi.
Dịch vụ viễn thông công ích bao gồm:
1. Dịch vụ viễn thông phổ cập là dịch vụ viễn thông được cung cấp đến mọi người dân theo điều kiện, chất lượng và giá cước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
2. Dịch vụ viễn thông bắt buộc là dịch vụ viễn thông được cung cấp theo yêu cầu của Nhà nước nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Căn cứ vào yêu cầu của Nhà nước, tình hình phát triển kinh tế - xã hội và thị trường viễn thông trong từng thời kỳ, cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông quy định cụ thể về việc cung cấp dịch vụ viễn thông công ích.
1. Nhà nước có chính sách để bảo đảm điều kiện cần thiết cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích như sau:
a) Quy định giá cước kết nối trên cơ sở giá thành và phần đóng góp vào việc cung cấp dịch vụ viễn thông công ích;
b) Xây dựng Quỹ dịch vụ viễn thông công ích từ nguồn đóng góp của các doanh nghiệp viễn thông và các nguồn tài chính khác.
2. Việc sử dụng Quỹ dịch vụ viễn thông công ích để cung cấp dịch vụ viễn thông công ích được thực hiện bằng các hình thức sau:
a) Chỉ định doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích trên cơ sở thẩm định dự án cung cấp dịch vụ viễn thông công ích của doanh nghiệp đó;
b) Đấu thầu chọn doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích.
1. Chính phủ quy định chính sách và biện pháp cụ thể để thực hiện cung cấp dịch vụ viễn thông công ích căn cứ vào yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và tình hình phát triển thị trường viễn thông trong từng thời kỳ.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông quy định cụ thể về dịch vụ viễn thông công ích và quản lý, kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ cung cấp dịch vụ viễn thông công ích của các doanh nghiệp viễn thông.
3. Các doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ cung cấp dịch vụ viễn thông công ích theo quy định của pháp luật.
1. Hệ thống tiêu chuẩn, chất lượng về thiết bị, mạng viễn thông, kết nối mạng, công trình và dịch vụ viễn thông bao gồm Tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn nước ngoài và tiêu chuẩn quốc tế được áp dụng tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, chất lượng.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông công bố các loại thiết bị, mạng viễn thông, công trình và dịch vụ viễn thông phải áp dụng tiêu chuẩn.
1. Các hình thức quản lý chất lượng viễn thông:
a) Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn đối với thiết bị viễn thông;
b) Công bố chất lượng đối với mạng viễn thông và dịch vụ viễn thông;
c) Kiểm định chất lượng công trình viễn thông.
2. Thiết bị viễn thông thuộc danh mục bắt buộc chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, trước khi được lưu thông trên thị trường hoặc đấu nối vào mạng viễn thông phải được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn; các công trình viễn thông thuộc danh mục phải kiểm định chất lượng trước khi đưa vào khai thác phải được kiểm định; mạng viễn thông công cộng, các dịch vụ viễn thông cơ bản, dịch vụ kết nối Internet, dịch vụ truy nhập Internet trước khi đưa vào khai thác, cung cấp cho người sử dụng dịch vụ phải phù hợp với tiêu chuẩn do cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông quy định.
3. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải công bố chất lượng thiết bị, mạng viễn thông và dịch vụ viễn thông phù hợp với tiêu chuẩn cơ sở tương ứng và chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn, chất lượng do mình công bố, trừ thiết bị, mạng viễn thông và dịch vụ viễn thông quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thiết bị, mạng viễn thông và dịch vụ viễn thông tự nguyện áp dụng hệ thống quản lý chất lượng; đề nghị được chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng; tự nguyện đề nghị được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, chất lượng thiết bị, mạng viễn thông và dịch vụ viễn thông, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông quy định cụ thể về quản lý tiêu chuẩn, chất lượng viễn thông.
1. Cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông quy định các điều kiện đối với cơ quan đo kiểm trong nước và ngoài nước để phục vụ cho việc quản lý chất lượng và công bố cơ quan có thẩm quyền đo kiểm.
2. Việc thừa nhận lẫn nhau về chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, chất lượng viễn thông giữa Việt Nam với nước ngoài và với các tổ chức quốc tế được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
Các bên tham gia cung cấp, sử dụng dịch vụ viễn thông có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng đã giao kết. Khi xảy ra tranh chấp do vi phạm hợp đồng thì các bên có thể thoả thuận về việc giải quyết tranh chấp; trong trường hợp không đạt được thoả thuận thì có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
1. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông không bảo đảm chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn đã công bố phải hoàn trả cho người sử dụng dịch vụ một phần hoặc toàn bộ cước phí đã thu.
2. Các bên tham gia cung cấp, sử dụng dịch vụ viễn thông có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho phía bên kia trong việc cung cấp hoặc sử dụng dịch vụ viễn thông theo quy định của pháp luật.
3. Các bên tham gia cung cấp, sử dụng dịch vụ viễn thông không phải bồi thường các thiệt hại gián tiếp hoặc những nguồn lợi không thu được do việc cung cấp, sử dụng dịch vụ không đảm bảo chất lượng gây ra.
4. Các bên tham gia cung cấp, sử dụng dịch vụ viễn thông được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật.
Section 1. TELECOMMUNICATIONS NETWORKS AND SERVICES
Article 32. Terminal equip and intranet.
1. Subscribe terminal is a users fix or mobile terminal connected or accessed to public Telecommunication network through end switch of public Telecommunication network.
2. Public terminal is a Telecommunication enterprises fix or mobile terminal connected or accessed to public Telecommunication network through end connector of public Telecommunication network.
3. Intranet is a Telecommunication equipment system built and operated by organization or individual with address and defined scope of location in which it has right to legally use for internal communication.
4. Telecommunication service user can design and set up personally or hire other organization or individual design and set up subscribe terminal or intranet to the end switch of public Telecommunication network.
5. Subscribe terminal and intranet switch on public Telecommunication network has to conform to regulation of equipment standardization and radio frequency usage.
6. Telecommunication company connect subscribe terminal and intranet to public Telecommunication network through contract with service user. Post and telecommunication Government management agency define terminal equipment, intranet, and end switch of public Telecommunication network.
Article 33. Telecommunication network
1. Telecommunication network include public Telecommunication network, dedicate Telecommunication network, specific Telecommunication network are combination of Telecommunication equipment connected by wire.
2. Telecommunication network activity is not permitted to damage environment and socio-economic activities. Socio-economic activities are not permitted to distort or wreck Telecommunication cable, antenna, and equipment system and to damage other Telecommunication network activities.
Article 34. Public Telecommunication network
1. Public Telecommunication network is Telecommunication network established by Telecommunication enterprise to provide Telecommunication services. Public Telecommunication network is constructed and developed by strategy, programming, and plan approved by Government authorities.
2. Public Telecommunication construction is a key part of infrastructure of project and overall plan construction of city area, population area, industry area, export processing zone, new economic zone and other public construction to ensure unification and synchronous in construction investment and convenient to provide and usage of service.
3. Public Telecommunication construction has priority to use space, surface, earth, river-bottom, seabed; Telecommunication line can be combined to run among road, bridge, drain, side-walk, street, electricity line in order to easy construct, repair, maintain, and protect.
4. Public serving points for everyone are priority to settle in train station, bus station, seaport, airport, frontier pass and other public places.
Article 35. Dedicated Telecommunication network.
Dedicated Telecommunication network is Telecommunication network established by agencies, organizations, enterprises operate in Vietnam to.communicate network member, including Telecommunication equipment established in different places and connected together by hiring or self construct lines.
Article 36. Specific Telecommunications network
Specific Telecommunication network is Telecommunication network used for special communication of Party and government agencies, or defend and security communication. Government specifically regulate for establishment and operation of this network.
Article 37. Telecommunication service
1. Telecommunication service are:
a) Basic service is an service immediately transfer Telecommunication service via Telecommunication network or internet without changing form or content of information;
b) Value added service is a service increase user information value by improve forms or content of information or provide information backup and recover capacity based on using of Telecommunication network or Internet;
c) Internet connection service is service that provided capacity to connect each other and Internet for agencies, organizations, and enterprises;
d) Internet Access service is a service that provide ability to access Internet;
e) Internet application service in post and Telecommunication is a service using Internet to provide post and Telecommunication services for user. Internet application service in socio-economic sectors has to conform to post and Telecommunication regulations and other related regulation.
2. Post and Telecommunication management authorities regulate and promulgate specific list of Telecommunication services regulated in this Article.
Section 2. TELECOMMUNICATION SERVICES PROVIDER AND USER
Article 38. Telecommunication enterprise
1. Telecommunication enterprises are:
a) Lower Layer network provider enterprise is a state enterprise or state hold major share enterprise, which established under regulation of law to construct network lower layer and provide Telecommunication services.
b) Telecommunication service provider enterprise is a Vietnam multi economic sections enterprise, which established under regulation of law to provide Telecommunication services.
2. Right and obligation of Telecommunication enterprise:
a) Lower layer network provider enterprise can establish public Telecommunication network to directly provide and resell Telecommunication service;
b) Telecommunication service provider enterprise can establish Telecommunication equipment systems in its organization and public serving place to directly provide value added service, Internet accession service and resell Telecommunication service; establishment of transfer line outside its organization and public serving place is not permitted;
c) Safely protect Telecommunication network and information channel;
d) Provide Telecommunication service for Telecommunication service user in Vietnam and abroad according to law of Vietnam and law of country in which services are provided;
e) Information source can be used in programming to establish Telecommunication network and Telecommunication service provide;
f) Hiring transfer line to connect Telecommunication equipment systems of organization, of Telecommunication network, and other Telecommunication enterprises service;
g) Implement task mobilized by government in urgent case and other public tasks;
h) Implement measures to protect Telecommunication service users right and legal benefit;
i) Compete under law in Telecommunication service activity;
j) Implement regulation and be controlled by government authorities in protecting Telecommunication network and information security;
k) Other rights and obligations conform to current law.
Article 39. Telecommunication enterprise holding dominated market-share of Telecommunication service
1. Telecommunication enterprise holding dominate market-share of Telecommunication service is enterprise hold more than 30% market-share of Telecommunication service type in permitted area and can be directly affect the market penetration of other in that service market. Post and Telecommunication government management identify enterprise holding dominated market-share Telecommunication service.
2. Rights and obligations of Dominated market-share Telecommunication service holding enterprise are:
a) The rights and obligation regulated in Article 38 of this decree;
b) Using advantages to limit or harm to service provide activities of other Telecommunication enterprise are not permitted;
c) Separately Account the restrain market-share Telecommunication service;
d) Be controlled by government authorities for market-share, quality and charge of restrain market-share Telecommunication service.
Article 40. The Rights and obligations of dedicated Telecommunication network host
1. Dedicated Telecommunication network host is Vietnam agency, organization, enterprise or foreign agency, organization, enterprise that legally operates in Vietnam is licensed to establish dedicated Telecommunication network.
2. The rights and obligations of dedicated Telecommunication network host are:
a) Constructing or hiring transfer line to establish dedicated Telecommunication network and connecting to public Telecommunication network; implementing accurately stipulations of license;
b) Using information sources in programming to establish network and provide information to networks member conform to regulations;
c) Safely protecting its dedicated Telecommunication network and information;
d) Any types of Telecommunication service trading are not permitted;
e) Implementing regulation and controlled by government authorities in protecting Telecommunication network and information security;
f) Other rights and obligations conform to current law.
Article 41. Telecommunication service agent
1. Telecommunication service agent is Vietnamese organizations, individuals who are on behalf of Telecommunication enterprise to supply telecommunication service to users through agent contract to obtain commission. Agent contract must be made in writing.
2. Telecommunication service agent has the following interests and obligations:
a) to establish terminal equipments at the place where he/she/it has full legal use-right to provide telecommunication services at such place in accordance with the types, quality and service charges agreed in the agent contract and to obtain commission; to re-sell telecommunication services to users at such place on the basis of purchasing services of telecommunication enterprises in accordance with the types, quality and service charges agreed in the agent contract;
b) to be guided techniques and supplied information and other related conditions by telecommunication enterprises to ensure the providing services to users;
c) to abide by regulations regarding providing services, reselling services and provisions in agent contract.
d) other legal interests and obligations in accordance with the provisions of law.
Article 42. The user of telecommunication services
1. User of telecommunication services is a organization, individual concluding contracts with telecommunication enterprises or telecommunication agents to use telecommunication services.
2. The user of telecommunication services has the following rights and obligations:
a) to establish immovable subscribing terminal equipments at the place where he has full legal use-right or to use the movable subscribing terminal equipments to access to public telecommunication networks in accordance with the contract concluded with telecommunication enterprises or telecommunication service agents;
b) to select enterprises or telecommunication service agents to use telecommunication services, except to the prohibited or disallowed services;
c) to be guaranteed private information in accordance with the provisions of law;
d) to be compensated damages or losses in accordance with the provisions of law;
e) not to be allowed to use his/her/its subscribing terminal equipments to do business in telecommunication service under whatever types;
f) to protect password, encoded key and his/her/its equipment system;
g) to be responsible in front of law for the content of up loaded, stored, transmitted on telecommunication network, Internet information;
h) other rights and obligations provided by law.
Article 43. Connecting into Telecommunication network
1. Connection is a physical and logical linkage of telecommunication networks, accordingly, the service users of one network would access to the users or services of other networks, vice versa.
2. The Connection of public telecommunication networks is stipulated as follows:
a) Telecommunication enterprise is entitled to connect its telecommunication network with other enterprises telecommunication networks, at the same time to be obliged to let other telecommunication enterprises connect to its telecommunication network or services under reasonable conditions of equality based on efficient use of information resources, use of same connecting site and technical infrastructure through agreement concluded by parties.
b) Telecommunication enterprises controlling essential equipments which play the key role in connection and providing telecommunication services arent allowed to deny connection request of exclusive telecommunication hosts and other telecommunication enterprises, at the same time create favorable conditions for the negotiation and implementation of connection, if request is duly made and feasibly in economic and technique;
c) Telecommunication enterprises implement negotiation, conclusion of connection agreements in accordance with the provisions of States authority of post, telecommunication; in case no agreement has been reached in the provided time-limit or conflicts have arisen during implementation of connection agreement, according to the request of one of parties participating connection, States authority of post, telecommunication will hold consultative meeting among parties, after meeting if there have not been any agreement reached, the States authority of post, telecommunication will consider and make decision. The connection agreement is only in effect since to be registered at States authority of post, telecommunication.
3. The exclusive telecommunication network connection is stipulated as follows:
a) Exclusive telecommunication network is connected into public telecommunication network on the basis of ensuring technical standards of public telecommunication network and in conformity with the provisions on connection between exclusive and public telecommunication networks;
b) The connection between exclusive and public telecommunication network is implemented under connection agreement in writing between telecommunication enterprise and exclusive telecommunication network owner.
c) Exclusive telecommunication networks are prohibited to directly connect with each other without permission of the competent authority.
Article 44. Telecommunication service charges
1. Government Prime Minister makes decision of the key telecommunication service charges which would have great affect to other industries and social - economic development.
2. States authority of post, telecommunication make decision on charges of public beneficial telecommunication services, market dominated telecommunication services and charges of connection among enterprises on the basis of service cost, social economic development policy and objectives of telecommunication development for each stage.
3. Telecommunication enterprises make decision of specific charges for each kind of telecommunication service except to charges provided at paragraph 1 and 2 of this Article.
Section 3. TELECOMMUNICATION LICENSE
Article 45. Types of Telecommunication licenses
1. Licenses for doing business in Telecommunication industry include:
a) License for network establishment and providing telecommunication services to be issued with time-limit not more than 15 years.
b) License for providing telecommunication service to be issued with time-limit not more than 10 years.
2. Technical Licenses of Telecommunication include:
a) License for exclusive network establishment to be issued with time-limit not more than 5 years;
b) License for construction of telecommunication cable in economic privileged territory, land under sea of Vietnam to be issued with time-limit not more than 25 years
3. License for experiment of network and telecommunication services to be issued with time-limit not more than 1 year. Prior to the time-limit of licenses stipulated in this Article ending, if enterprise satisfies requirements and submits request for continuing to provide services it will be considered to grant new license.
Article 46. Regulations on license
1. In case of license issuance relating to the use of information resources, the license is only be granted if the allocation of information resources is feasible.
2. License issuance for network establishment and providing telecommunication services stipulated at point (a) paragraph 1 Article 45 of this Ordinance is only implemented after having approval in writing of Government Prime Minister.
3. Telecommunication enterprise is obliged to pay evaluation fee, license fee and other fees relating to telecommunication sector in accordance with the provisions of law.
4. The selling, buying or assignment of all kinds of telecommunication licenses are prohibited.
5. Government stipulates in detail on authorization and requirements of telecommunication license issuance; management and use of telecommunication licenses.
Section 4. PLAN OF TELECOMMUNICATION CODING AND INTERNER RESOURCE
Article 47. Plan of telecommunication coding and Internet resources
Plan of telecommunication coding and Internet resources must be conformed the following regulations:
1. Strategy of long-term development of services and subscribers;
2. Maximum of efficiency of telecommunication networks and equipments utility;
3. Efficient use of telecommunication data sources and Internet resources;
4. Accessible to global telecommunication services and networks;
5. Protection of legal rights and interests of service users;
6. Fair competition among telecommunication enterprises
Article 48. Management of telecommunication number source and Internet resources
1. States authority of post, telecommunication constructs and issues the plan of telecommunication coding and Internet resources; allocates and takes back names, codes, numbers in accordance with the plan; stipulates the management of telecommunication number source and Internet resources.
2. Telecommunication enterprise constructs the plan of telecommunication coding and Internet resources within the limit of telecommunication number source and Internet resources allocated, at the same time grants or leases numbers to organizations and individuals using services in conformity with enterprises plan and regulations of telecommunication number source and Internet resources.
3. Telecommunication enterprise is responsible to report plan and circumstance of using names, codes, and numbers allocated under the provisions of States authority of post, telecommunication; for not-in-use names, codes, and numbers, telecommunication enterprises must return to States authority of post, telecommunication, if not, such will be withdrawn.
Section 5. PROVIDING PUBLIC BENEFECIAL TELECOMMUNICATION SERVICES
Article 49. Public beneficial telecommunication services
Public beneficial telecommunication services include:
1. Universal telecommunication services are telecommunication services to be generally supplied to every people in accordance with requirements, quality and charges stipulated by the competent authority
2. Compulsory telecommunication services are telecommunication services to be supplied by States request for the purpose of social economic development and guaranteeing national defense and security.
On the basis of States request, circumstance of social economic development and telecommunication market in each stage, States authority of post, telecommunication specifies the provisions of providing public beneficial telecommunication services.
Article 50. Implementation of obligation to provide public beneficial telecommunication services
1. Policies issued by State to ensure the necessary conditions for enterprises providing public beneficial telecommunication services are as follows:
a) Stipulating connection charges on the basis of cost and the contribution of the providing public beneficial telecommunication services;
b) Building up a Fund for public beneficial telecommunication services from the contribution of telecommunication enterprises and other financial sources.
2. The use of the Fund for public beneficial telecommunication services in order to provide public beneficial telecommunication services are carried out under the following forms:
a) to nominate enterprise providing public beneficial telecommunication service on the basis of evaluation of the enterprises project providing public beneficial telecommunication services;
b) to tender to select enterprise providing public beneficial telecommunication services.
Article 51. Management of providing public beneficial telecommunication service
1. Government regulates policies and specific measures for implementation of providing public beneficial telecommunication services on the basis of requirements for social economic development and the development of telecommunication market in each stage.
2. States authority of post, telecommunication specifies the public beneficial telecommunication services and manages and supervises the implementation of obligation to provide public beneficial telecommunication services of telecommunication enterprises.
3. Telecommunication enterprises are responsible to implement obligations to provide public beneficial telecommunication services in accordance with the provisions of law.
Section 6. TELECOMMUNICATION STANDARDS AND QUALITY
Article 52. Telecommunication standard and quality system
1. Standard and quality system of equipments, telecommunication network, network connection, telecommunication construction and services includes Vietnam Standard, industrys standards, local standards, foreign standards and international standards applied in Vietnam in accordance with the provision of law on standards, quality.
2. States authority of post, telecommunication announce types of equipments, telecommunication networks, telecommunication construction and services required to apply standard.
Article 53. Telecommunication standard, quality management
1. Forms of telecommunication quality management
a) Certification of standard satisfaction for telecommunication equipments;
b) Quality announcement to telecommunication network and telecommunication services;
c) Quality examination of telecommunication construction
2. Telecommunication equipments in the list required Certification of standard satisfaction, in the list of country permitted transaction in market or telecommunication network plug-in required quality satisfactory examination; telecommunication constructions in the list required evaluation are requested to examine before operation; public telecommunication network, basic telecommunication services; Internet connection service, Internet accessing service before operation, providing to users must conformed to standards stipulated by States authority of post, telecommunication.
3. Organizations, individuals doing business must announce the quality of equipments, telecommunication network and telecommunication service in conformity with respective basic standards and be responsible of standards, quality which he/she/it announced, except to equipments, telecommunication network and telecommunication service stipulated in paragraph 2 of this Article.
4. Government encourages organizations, individuals manufacturing or trading equipments, telecommunication networks and telecommunication service spontaneously to apply quality management system; to submit for certification of quality management system; spontaneously to submit for certification of standards, equipment quality fulfillment of telecommunication network, and telecommunication service, except cases provided in paragraph 2 of this Article.
5. States authority of post, telecommunication specifies on standard of management, telecommunication quality.
Article 54. Examination, measurement and certification of standard and quality fulfillment
1. States authority of post, telecommunication stipulates requirements for domestic and foreign examination organizations in order to serve quality management and announce the competent authority for examination and measurement.
2. Reciprocal recognition on certification of standard, telecommunication quality fulfillment among Vietnam and foreign countries and international organizations is implemented in accordance with the provisions of international treaties which Vietnam has signed or jointed.
Section 7. DISPUTE SETTLEMENT AND DAMAGE COMPENSATION IN PROVIDING, USING TELECOMMUNICATION SERVICES
Article 55. Dispute settlement
All parties providing, using telecommunication services are responsible to implement the concluded contracts. When disputes caused by contract violation have arisen; all parties would arrange agreement on dispute settlement; in case no agreement has been reached, competent authority or organization would be on the request to settle in accordance with the provisions of law.
Article 56: Charges refund and damage compensation
1. Enterprise providing telecommunication services of which the service quality are not guaranteed in accordance with the announced standards must refund the service user a part or whole the charges paid.
2. All parties providing, using telecommunication services are responsible to compensate damages that he/she/they made to other parties in providing or using the disqualified telecommunication services.
3. All parties providing, using telecommunication services does not have to compensate indirect damages or benefit lost caused by providing, using the disqualified guaranteed telecommunication services.
4. All parties providing, using telecommunication services are exempted from the responsibility to compensate damage in case of Force Majeure in accordance with the provisions of law.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực