Nghị định 96/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi
Số hiệu: | 96/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 30/06/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2018 |
Ngày công báo: | 17/07/2018 | Số công báo: | Từ số 783 đến số 784 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Những đối tượng được hỗ trợ giá dịch vụ công ích thủy lợi
Đây là nội dung được quy định tại Nghị định 96/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi. Theo đó:
- Hỗ trợ 100% tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ đối với:
+ Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp để sản xuất lương thực;
+ Hộ gia đình, cá nhân nghèo theo quy định của Nhà nước giao sử dụng đất nông nghiệp;
+ Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để làm muối;
+ Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp trong hạn mức để trồng rau, cây công nghiệp, nuôi trồng thủy sản,…
+ Hộ gia đình, cá nhân làm nông trường viên đã nhận đất trong hạn mức giao khoán ổn định của công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp để sản xuất nông nghiệp;
- Hỗ trợ 100% tiền sản phẩm, dịch vụ đối với tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ tiêu, thoát nước khu vực nông thôn và đô thị trừ vùng nội thị.
Nghị định 96/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2018.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 96/2018/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2018 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT VỀ GIÁ SẢN PHẨM, DỊCH VỤ THỦY LỢI VÀ HỖ TRỢ TIỀN SỬ DỤNG SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CÔNG ÍCH THỦY LỢI
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật giá ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết về giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi.
Nghị định này quy định chi tiết về giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi, lộ trình thực hiện giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi (bao gồm giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi và giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác); đối tượng, phạm vi, phương thức; mức hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi.
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia hoạt động thủy lợi trên lãnh thổ Việt Nam gồm chủ sở hữu công trình thủy lợi; chủ quản lý công trình thủy lợi; tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi; tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
1. Đơn vị tính
Giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi được tính bằng tiền đồng (VNĐ) cho một đơn vị sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi đối với từng biện pháp tưới nước, biện pháp tiêu nước, từng loại hình sản phẩm, dịch vụ. Cụ thể như sau:
- Tưới cho cây trồng: đồng/ha/vụ hoặc đồng/m3.
- Cấp nước cho nuôi trồng thủy sản: đồng/ha/năm hoặc đồng/ha/vụ hoặc đồng/m3 hoặc đồng/m2 mặt thoáng/năm; cấp nước cho sản xuất muối: đồng/ha/năm hoặc đồng/ha/vụ hoặc đồng/m3 hoặc bằng 2% giá trị muối thành phẩm.
- Cấp nước cho chăn nuôi: đồng/m3.
- Tiêu, thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, khu vực nông thôn và đô thị trừ vùng nội thị: đồng/nội dung công việc/năm. Trường hợp không xác định được cụ thể nội dung công việc thì tính theo đồng/ha lưu vực tiêu thoát nước, nhưng mức giá tối đa không quá 5% mức giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi của tưới đối với đất trồng lúa/vụ.
- Thoát lũ, ngăn lũ, ngăn triều cường, ngăn mặn, đẩy mặn, rửa mặn, rửa phèn, giữ ngọt: đồng/nội dung công việc.
2. Phương pháp định giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi
Căn cứ vào thị trường tại thời điểm định giá trong điều kiện thời tiết bình thường (không có thiên tai, hỏa hoạn và điều kiện bất thường khác), chủ quản lý công trình thủy lợi hoặc tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi thực hiện xây dựng mức giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi theo phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Bộ Tài chính quy định và theo công thức dưới đây để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định phương án giá và quy định giá tối đa, giá cụ thể sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi:
Mức giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi |
= |
Giá thành toàn bộ sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi |
+ |
Lợi nhuận dự kiến (nếu có) |
+ |
Các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật (nếu có) |
Giá thành toàn bộ của sản phẩm, dịch vụ thủy công ích thủy lợi bao gồm toàn bộ các chi phí vận hành, chi phí bảo trì, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí quản lý và các chi phí thực tế hợp lý khác của toàn tổ chức khai thác công trình thủy lợi theo từng biện pháp tưới tiêu hoặc loại hình sản phẩm, dịch vụ hoặc nội dung công việc.
Các khoản chi phí trong giá thành toàn bộ sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi bao gồm các khoản chi phí được xác định tại Điều 7 Nghị định này trừ chi phí dự phòng, chi phí thu tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi. Các khoản chi phí tiền lương, tiền công, tiền ăn giữa ca, các khoản phải nộp tính theo lương, chi phí khấu hao tài sản cố định và lợi nhuận dự kiến trong giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi được xác định như sau:
a) Chi phí tiền lương, tiền công, tiền ăn giữa ca, các khoản phải nộp tính theo lương
Các tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi tham gia cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi xác định chi phí tiền lương, tiền công, tiền ăn giữa ca và các khoản phải nộp tính theo lương trong giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi theo cùng một phương pháp tính chi phí tiền lương trong giá sản phẩm, dịch vụ công ích sử dụng vốn ngân sách nhà nước do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định và theo các văn bản pháp luật khác có liên quan.
b) Chi phí khấu hao tài sản cố định
Đối với các công trình thủy lợi được đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước hoặc theo hình thức đối tác công tư: chi phí khấu hao tài sản cố định được tính trong giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi bao gồm: phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn, trang thiết bị, hệ thống thông tin quản lý vận hành và máy móc thiết bị quản lý dùng trong văn phòng.
Trong từng thời kỳ, căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội và khả năng ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính quy định lộ trình chi phí khấu hao tài sản cố định được trích khấu hao theo quy định của pháp luật đối với công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước.
c) Lợi nhuận dự kiến
Mức lợi nhuận dự kiến tối đa của sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi được xác định là mức lợi nhuận dự kiến sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (nếu có) đảm bảo trích lập hai quỹ phúc lợi và quỹ khen thưởng theo quy định của pháp luật hiện hành.
3. Việc lập phương án giá và điều chỉnh giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi thực hiện theo quy định tại Điều 9 và Điều 10 Nghị định này.
1. Giai đoạn từ năm 2018 - 2020
a) Giá tối đa sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi giai đoạn 2018 - 2020 trong thời kỳ ổn định ngân sách nhà nước giai đoạn 2017 - 2020 bằng mức giá tối đa đã thực hiện năm 2017.
b) Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định và thông báo giá tối đa sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi.
2. Giai đoạn từ năm 2021 trở đi
a) Căn cứ vào phương pháp định giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi, chủ quản lý công trình thủy lợi hoặc tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi xây dựng phương án giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
b) Căn cứ tình hình thực tế biến động của các yếu tố hình thành giá và khả năng ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương quy định và thông báo mức giá tối đa sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi cho thời kỳ ổn định ngân sách mới.
1. Giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác được tính bằng tiền đồng (VNĐ) cho một đơn vị sản phẩm, dịch vụ thủy lợi đối với từng loại hình sản phẩm, dịch vụ.
2. Đơn vị tính
a) Cấp nước cho sinh hoạt và công nghiệp: đồng/m3.
b) Tiêu nước cho khu công nghiệp bao gồm cả các nhà máy công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghệ cao: đồng/nội dung công việc hoặc đồng/ha lưu vực tiêu, nhưng mức giá tối đa không quá 50% mức giá phẩm, dịch vụ thủy lợi của tưới đối với đất trồng lúa.
c) Kết hợp phát điện: đồng/đồng doanh thu (% giá trị sản lượng điện thương phẩm).
d) Kinh doanh, du lịch và các hoạt động vui chơi giải trí khác: đồng/đồng doanh thu. Trường hợp được giao đất hoặc thuê đất phục vụ các mục đích nêu trên năm trong khu vực thuộc chỉ giới cắm mốc phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi thì tính theo đồng/ha/năm.
đ) Nuôi trồng thủy sản trong các hồ chứa nước: đồng/ha mặt thoáng/năm.
e) Kết hợp giao thông: đồng/tấn/lần hoặc đồng/m2/lượt.
1. Phương pháp định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác được quy định tại Nghị định này là cơ sở để chủ quản lý công trình thủy lợi hoặc các tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi lập phương án giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định phương án giá và quy định khung giá, giá cụ thể sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác.
2. Căn cứ vào thị trường tại thời điểm định giá trong điều kiện thời tiết bình thường (không có thiên tai, hỏa hoạn và điều kiện bất thường khác), chủ quản lý công trình thủy lợi hoặc tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi thực hiện xây dựng mức giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác theo phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Bộ Tài chính quy định.
Định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác phù hợp với mặt bằng giá thị trường tại thời điểm định giá, chính sách của Nhà nước có tác động đến giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác và theo công thức sau:
Mức giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác |
= |
Giá thành toàn bộ sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác |
+ |
Lợi nhuận dự kiến (nếu có) |
+ |
Các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật (nếu có) |
Giá thành toàn bộ của sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác bao gồm toàn bộ các chi phí vận hành, chi phí bảo trì, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí quản lý và các chi phí thực tế hợp lý khác của toàn tổ chức khai thác công trình thủy lợi theo loại hình sản phẩm, dịch vụ hoặc nội dung công việc. Các khoản chi phí trong giá thành toàn bộ, lợi nhuận dự kiến và các nghĩa vụ tài chính trong giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác được xác định tại Điều 7 Nghị định này.
Các khoản mục chi phí trong giá thành toàn bộ, lợi nhuận dự kiến và các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật trong giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác bao gồm:
1. Chi phí vận hành:
a) Chi phí tiền lương, tiền công, tiền ăn giữa ca, các khoản phải nộp tính theo lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí đoàn thể;
Các tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi tham gia cung ứng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác xác định chi phí tiền lương, tiền công, tiền ăn giữa ca, các khoản phải nộp tính theo lương trong giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác theo hướng dẫn do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định và theo các văn bản pháp luật khác có liên quan.
b) Chi phí nguyên, nhiên, vật liệu để vận hành, bảo dưỡng công trình, máy móc thiết bị;
c) Chi phí tiền điện bơm nước;
d) Chi trả tạo nguồn nước (nếu có);
đ) Chi phí công tác bảo hộ, an toàn lao động (nếu có);
e) Chi phí bảo vệ, bảo đảm an toàn công trình thủy lợi (nếu có).
2. Chi phí bảo trì
a) Đối với công trình thủy lợi do Nhà nước đầu tư, quản lý: chi phí bảo trì bao gồm chi phí kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng thường xuyên và sửa chữa thường xuyên tài sản nhưng không bao gồm các hoạt động làm thay đổi công năng, quy mô công trình được tính ngay trong giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi trừ trường hợp đã được bảo đảm từ nguồn ngân sách nhà nước. Chi phí bảo dưỡng định kỳ và sửa chữa định kỳ không bao gồm các hoạt động làm thay đổi công năng, quy mô công trình được tính riêng và thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi và quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
b) Đối với công trình thủy lợi không do Nhà nước đầu tư, quản lý: chi phí bảo trì thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.
3. Chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ)
a) Chi phí khấu hao TSCĐ trong giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác bao gồm chi phí khấu hao của những TSCĐ được trích khấu hao theo quy định của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. Chi phí khấu hao TSCĐ trong giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác được xác định theo lộ trình quy định tại Điều 8 Nghị định này.
b) Các TSCĐ không được trích khấu hao thực hiện mở sổ theo dõi hao mòn tài sản theo quy định của Bộ Tài chính.
c) Việc trích khấu hao TSCĐ của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng.
4. Chi phí quản lý bao gồm:
a) Chi phí vật liệu xuất dùng cho công tác quản lý doanh nghiệp như văn phòng phẩm, vật liệu sử dụng cho việc sửa chữa tài sản cố định, công cụ, dụng cụ;
b) Chi phí đồ dùng văn phòng dùng trong công tác quản lý;
c) Chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới liên quan trực tiếp đến hoạt động cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi (nếu có) thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành;
d) Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp; các khoản chi mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế (không đủ tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ) được tính theo phương pháp phân bổ dần vào chi phí quản lý doanh nghiệp;
đ) Chi phí hội nghị, tiếp khách, công tác phí, tàu xe, khoản chi cho lao động nữ, chi nộp phí tham gia hội nghị;
e) Chi trợ cấp thôi việc;
g) Chi phí kiểm toán;
h) Chi phí thu tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác (nếu có);
i) Chi phí dự phòng (nếu có) gồm các khoản dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả tính vào chi phí cung ứng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác;
k) Các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
5. Chi phí thực tế hợp lý khác liên quan trực tiếp đến hoạt động cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác (nếu có) bao gồm:
a) Chi phí tài chính;
b) Chi phí xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật; chi phí lập quy trình vận hành;
c) Chi phí thuê đất;
d) Chi phí vớt rác tại bể hút trạm bơm, giải tỏa bèo rác, vật cản;
đ) Chi phí cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; chi phí đo đạc, kiểm định đánh giá an toàn công trình (trong trường hợp chưa được đảm bảo từ nguồn kinh phí khác).
6. Lợi nhuận dự kiến
Mức lợi nhuận dự kiến trong giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác được xác định trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán hoặc quyết toán gần nhất với thời điểm định giá của các tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi cung cấp sản phẩm, dịch vụ tương tự hoặc được xác định trên cơ sở tham khảo số liệu của ngành hoặc số liệu thực tế các năm trước liền kề của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi.
7. Các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật hiện hành (nếu có): Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế khác theo quy định của pháp luật thuế hiện hành.
8. Các khoản chi không được tính vào chi phí hợp lý, hợp lệ để xác định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác
a) Các khoản chi không được tính vào chi phí hợp lý, hợp lệ để xác định giá thành sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế và các văn bản pháp luật có liên quan.
b) Các khoản chi đã được ngân sách nhà nước bảo đảm, các khoản chi phí không phục vụ cho nhiệm vụ sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác.
9. Phân bổ chi phí
Đối với các khoản chi phí liên quan đến nhiều loại hình sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác, nhiều biện pháp tưới, tiêu, nhiều nội dung công việc nhưng không thể tách riêng, cần tập hợp và phân bổ theo tổng chi phí cho sản lượng, khối lượng kế hoạch sản xuất hoặc phân bổ theo tiêu thức thích hợp phù hợp với các quy định của pháp luật liên quan của từng sản phẩm, dịch vụ, từng biện pháp tưới tiêu, từng nội dung công việc.
1. Giai đoạn từ năm 2018 - 2020
Giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020 để chủ quản lý công trình thủy lợi hoặc tổ chức khai thác công trình thủy lợi làm căn cứ thu tiền dịch vụ thủy lợi của người sử dụng dịch vụ bao gồm các khoản chi phí trong giá thành toàn bộ, lợi nhuận dự kiến và các nghĩa vụ tài chính được quy định tại Điều 7 Nghị định này trừ chi phí dự phòng.
2. Giai đoạn từ năm 2021 trở đi
Giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác để chủ quản lý công trình thủy lợi hoặc tổ chức khai thác công trình thủy lợi làm căn cứ thu tiền dịch vụ thủy lợi của người sử dụng dịch vụ được tính các khoản mục chi phí trong giá thành toàn bộ, lợi nhuận dự kiến và các nghĩa vụ tài chính quy định tại Điều 7 Nghị định này.
3. Trong từng thời kỳ, căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội và khả năng ngân sách nhà nước, khả năng thanh toán của người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi, Bộ Tài chính quy định lộ trình chi phí khấu hao TSCĐ được trích khấu hao theo quy định của pháp luật trên cơ sở đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước.
1. Lập phương án giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi
Hồ sơ phương án giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi trình cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định bao gồm:
a) Công văn đề nghị định giá, điều chỉnh giá;
b) Hồ sơ, chứng từ, tài liệu liên quan đến việc định giá, điều chỉnh giá:
Trường hợp đã có định mức kinh tế - kỹ thuật trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi do cơ quan có thẩm quyền ban hành: Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền định mức kinh tế - kỹ thuật đã được ban hành và các tài liệu khác có liên quan. Trường hợp không có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền, thủ trưởng đơn vị chứng thực và chịu trách nhiệm.
Trường hợp chưa có định mức kinh tế - kỹ thuật trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi do cơ quan có thẩm quyền ban hành: Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền Bảng giải trình tính toán chi tiết các khoản mục chi phí, hồ sơ chứng từ hợp lý, hợp lệ và các tài liệu khác có liên quan. Trường hợp không có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền, thủ trưởng đơn vị chứng thực và chịu trách nhiệm.
Trường hợp cần làm rõ các nội dung trong hồ sơ phương án giá do các tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi xây dựng; cơ quan có thẩm quyền định giá đề nghị các tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi báo cáo, giải trình cụ thể các nội dung liên quan.
c) Văn bản thẩm định phương án giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi của cơ quan có chức năng thẩm định theo quy định.
d) Các tài liệu khác có liên quan.
2. Xây dựng và gửi phương án giá giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi
a) Đối với Trung ương
Trước ngày 31 tháng 3 năm trước năm kế hoạch, chủ quản lý công trình thủy lợi hoặc tổ chức khai thác công trình thủy lợi do Trung ương quản lý xây dựng hồ sơ phương án giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi của năm kế hoạch trong phạm vi công trình thủy lợi được giao quản lý gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trên cơ sở đó, trước ngày 30 tháng 6 năm trước năm kế hoạch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định phương án giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi năm kế hoạch, gửi Bộ Tài chính để quy định và thông báo giá tối đa sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi và khung giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác năm kế hoạch.
b) Đối với địa phương
Trước ngày 31 tháng 3 năm trước năm kế hoạch, trên cơ sở hồ sơ phương án giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi năm kế hoạch do chủ quản lý công trình thủy lợi hoặc tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi ở địa phương xây dựng sau khi có ý kiến của Sở Tài chính, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) gửi phương án giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi năm kế hoạch của địa phương trong phạm vi công trình thủy lợi do địa phương quản lý theo phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trên cơ sở đó, trước 30 tháng 6 năm trước năm kế hoạch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, tổng hợp phương án giá của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, gửi Bộ Tài chính để quy định và thông báo giá tối đa sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi và khung giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác năm kế hoạch.
3. Đối với công trình thủy lợi được đầu tư xây dựng theo hình thức đối tác công tư và công trình thủy lợi đầu tư xây dựng không sử dụng vốn nhà nước thì giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi được xác định theo hợp đồng giữa các bên căn cứ vào giá tối đa sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi và khung giá đối với sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác nhưng không vượt quá giá tối đa và khung giá do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định và thông báo.
1. Việc điều chỉnh giá cho sản phẩm, dịch vụ thủy lợi thực hiện theo quy định của Luật giá và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
2. Trường hợp trong điều kiện bình thường, các chi phí đầu vào trong giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi dự kiến năm kế hoạch có biến động so với năm liền kề trước đó, các tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có thể căn cứ vào mức giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác thực tế đã thực hiện trước đó và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) dự tính của cả nước trong năm do Quốc hội công bố để làm cơ sở xây dựng phương án điều chỉnh giá, thẩm định giá để ban hành giá tối đa, khung giá và giá cụ thể sản phẩm, dịch vụ thủy lợi cho năm kế hoạch theo công thức sau:
Mức giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi năm kế hoạch |
= |
Mức giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi thực tế đã thực hiện trước đó |
x |
(1 |
+ |
Chỉ số giá tiêu dùng cả nước trong năm Quốc hội công bố |
) |
3 . Trường hợp trong điều kiện bình thường, các chi phí đầu vào trong giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi dự kiến năm kế hoạch ổn định, không biến động so với năm liền kề trước đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không đề nghị điều chỉnh giá tối đa hoặc khung giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi nhưng phải quy định giá cụ thể sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và không được vượt quá giá tối đa và khung giá do Bộ Tài chính đã thông báo trước đó để các tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi thực hiện; đồng thời gửi báo cáo về Bộ Tài chính.
1. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp để sản xuất cây lương thực bao gồm:
a) Toàn bộ diện tích giao để sản xuất cây lương thực, bao gồm cả đất được thừa kế, cho tặng, nhận chuyển quyền sử dụng đất;
b) Toàn bộ diện tích đất nông nghiệp phục vụ nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm; diện tích đất trồng cây hàng năm có ít nhất một vụ lúa trong năm. Diện tích đất trồng cây hàng năm có ít nhất một vụ lúa trong năm bao gồm đất có quy hoạch, kế hoạch trồng ít nhất một vụ lúa trong năm hoặc diện tích đất có quy hoạch, kế hoạch trồng cây hàng năm nhưng thực tế có trồng ít nhất một vụ lúa trong năm.
2. Hộ gia đình, cá nhân nghèo theo quy định được Nhà nước giao sử dụng đất nông nghiệp.
3. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để làm muối.
4. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp trong hạn mức để trồng rau, màu, mạ; cây công nghiệp dài ngày, cây công nghiệp ngắn ngày kể cả cây vụ đông; cây ăn quả; hoa; cây dược liệu; nuôi trồng thủy sản (trừ nuôi trồng tại hồ, đập, sông, suối, đầm...); chăn nuôi.
5. Hộ gia đình, cá nhân là nông trường viên đã nhận đất trong hạn mức được giao khoán ổn định của công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp (nông, lâm trường quốc doanh) để sản xuất nông nghiệp theo quy định của pháp luật.
6. Tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ tiêu, thoát nước khu vực nông thôn và đô thị trừ vùng nội thị.
7. Tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ thoát lũ, ngăn lũ, ngăn triều cường, ngăn mặn, đẩy mặn, rửa mặn, rửa phèn, giữ ngọt tại địa bàn.
1. Hỗ trợ 100% tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi đối với các đối tượng quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 11 Nghị định này:
a) Căn cứ giá cụ thể do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định trên cơ sở giá tối đa do Bộ Tài chính quy định theo thẩm quyền;
b) Tính từ điểm giao nhận sản phẩm, dịch vụ thủy lợi giữa tổ chức, cá nhân cung cấp và tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm dịch vụ đến vị trí công trình thủy lợi đầu mối ở vị trí khởi đầu. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết về điểm giao nhận sản phẩm, dịch vụ thủy lợi theo quy định tại Điều 33 Luật Thủy lợi;
c) Các khoản chi phí từ điểm giao nhận sản phẩm, dịch vụ thủy lợi đến khu đất canh tác thuộc trách nhiệm các tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm dịch vụ thủy lợi.
2. Hỗ trợ 100% tiền sản phẩm, dịch vụ đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 11 Nghị định này theo mức giá cụ thể do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định, trên cơ sở giá tối đa do Bộ Tài chính quy định theo thẩm quyền.
3. Hỗ trợ kinh phí cho các đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 11 Nghị định này căn cứ theo khối lượng công việc, nhiệm vụ thực tế đã được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt và khả năng chi trả của ngân sách địa phương để xác định mức hỗ trợ cụ thể.
4. Mức hỗ trợ được thực hiện theo nguyên tắc một diện tích; một biện pháp tưới nước, tiêu nước; một mét khối; một nội dung công việc theo giá cụ thể sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi và trong điều kiện thời tiết bình thường.
5. Các đối tượng không được hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi phải nộp tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi theo quy định.
1. Ngân sách nhà nước hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi cho các đối tượng quy định tại Điều 11 Nghị định này theo hình thức chi trả trực tiếp cho các cho các tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Thủy lợi trên cơ sở nghiệm thu diện tích, khối lượng, biện pháp, tưới tiêu theo giá cụ thể.
a) Ngân sách trung ương chi trả kinh phí sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi cho các tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi trung ương.
b) Ngân sách địa phương chi trả kinh phí sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi cho các tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi địa phương.
2. Các địa phương sử dụng ngân sách địa phương và nguồn hỗ trợ từ ngân sách trung ương (nếu có) để hỗ trợ các tổ chức khai thác công trình thủy lợi địa phương. Ngân sách trung ương hỗ trợ theo nguyên tắc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương thực hiện các chính sách an sinh xã hội do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
1. Tổ chức khai thác công trình thủy lợi làm nhiệm vụ cấp, tưới tiêu nước ngoài phần kinh phí sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi được nhà nước chi trả còn được hưởng các khoản hỗ trợ kinh phí bảo trì (trừ trường hợp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi theo phương thức đấu thầu và đã tính trong giá dự thầu) và các khoản hỗ trợ tài chính khác theo quy định của pháp luật căn cứ vào khả năng ngân sách từng cấp. Việc cấp phát và thanh quyết toán các khoản hỗ trợ thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
2. Ngân sách trung ương thực hiện hỗ trợ tài chính cho các tổ chức khai thác công trình thủy lợi trung ương.
3. Ngân sách địa phương thực hiện hỗ trợ tài chính cho các tổ chức khai thác công trình thủy lợi địa phương. Trong trường hợp ngân sách địa phương khó khăn, căn cứ vào khả năng của ngân sách trung ương thực hiện hỗ trợ ngân sách địa phương theo quy định tại Luật ngân sách nhà nước.
1. Việc lập dự toán và giao dự toán kinh phí hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn Luật.
2. Cơ sở lập dự toán: căn cứ vào khối lượng công việc, diện tích (ha), khối lượng (m3), định mức kinh tế kỹ thuật, giá, mức hỗ trợ sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi của cơ quan có thẩm quyền.
Xác định khối lượng công việc, diện tích được hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi:
Tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi căn cứ vào bản đồ giải thửa, hình thức cấp nước, tưới nước, tiêu nước, hợp đồng cấp nước, tưới nước, tiêu nước giữa Tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi với các Hộ dùng nước (bao gồm: Ủy ban nhân dân cấp xã, hợp tác xã, tổ chức hợp tác dùng nước, giám đốc doanh nghiệp, giám đốc trạm trại thí nghiệm, giám đốc nông trường hoặc ký trực tiếp với các hộ gia đình, cá nhân) phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã để lập bảng kê đối tượng và diện tích đất được tưới nước, tiêu nước được hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xác nhận;
Trường hợp hộ dùng nước được xác định là Ủy ban nhân dân cấp xã, hợp tác xã, tổ chức hợp tác dùng nước, giám đốc doanh nghiệp, giám đốc trạm trại thí nghiệm, giám đốc nông trường thì phải có bảng danh sách các hộ gia đình, diện tích đất của từng hộ gia đình kèm theo; Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đối tượng được hỗ trợ cư trú chịu trách nhiệm kiểm tra, rà soát và xác nhận diện tích được hỗ trợ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xác nhận.
Việc xác định diện tích đất được hỗ trợ sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi dựa trên diện tích đất được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt năm trước và dự kiến phần diện tích tăng, giảm do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp và trình (nếu có).
3. Tổng hợp dự toán kinh phí hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi:
a) Phòng chuyên môn thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nông nghiệp cấp huyện tổng hợp dự toán của các đơn vị thuộc cấp huyện quản lý gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện rà soát, tổng hợp vào dự toán chi ngân sách cấp huyện, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra và gửi về Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp trong dự toán ngân sách địa phương;
b) Đối với các tổ chức thủy lợi cơ sở quản lý một phần công trình nằm trong lưu vực hệ thống công trình thủy lợi do công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ thì công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ chịu trách nhiệm tổng hợp chung và gửi Sở Tài chính và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp chung;
c) Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp dự toán của các tổ chức khai thác công trình thủy lợi thuộc cấp tỉnh quản lý vào dự toán chi ngân sách địa phương;
d) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp dự toán của tổ chức khai thác công trình thủy lợi trung ương gửi Bộ Tài chính để tổng hợp trong dự toán chi ngân sách trung ương.
1. Thẩm quyền quyết định khối lượng công việc, diện tích được hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định công việc, diện tích, khối lượng nước được hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi đối với các tổ chức khai thác công trình thủy lợi trung ương;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định khối lượng công việc, diện tích, khối lượng nước được hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi của các tổ chức khai thác công trình thủy lợi địa phương.
2. Hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền quyết định khối lượng công việc, diện tích được hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi:
- Bảng kê có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với đối tượng, công việc và diện tích được hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi.
- Tờ trình đề nghị phê duyệt khối lượng công việc, diện tích được hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi.
3. Trường hợp công ty quản lý, khai thác công trình thủy lợi và tổ chức thủy lợi cơ sở cùng quản lý một công trình thủy lợi mà ở đó công ty quản lý, khai thác công trình thủy lợi làm nhiệm vụ tạo nguồn thì công ty quản lý, khai thác công trình thủy lợi ký hợp đồng với các tổ chức thủy lợi cơ sở quản lý một phần công trình trong hệ thống công trình làm cơ sở thanh toán kinh phí hỗ trợ.
4. Thanh toán, cấp kinh phí đối với phương thức giao nhiệm vụ
a) Căn cứ vào dự toán ngân sách được duyệt và dự toán của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi, cơ quan tài chính cấp kinh phí cho tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi 02 lần trong năm, đầu quý I cấp 60% tổng kinh phí và đầu quý III cấp 40% kinh phí còn lại trên cơ sở báo cáo tình hình thực hiện 6 tháng đầu năm, dự kiến thực hiện 6 tháng cuối năm và ước thực hiện kế hoạch cả năm của tổ chức khai thác công trình thủy lợi. Việc cấp phát được thực hiện bằng lệnh chi tiền.
b) Hồ sơ đề nghị cấp phát kinh phí: Công văn đề nghị cấp phát kinh phí; quyết định giao nhiệm vụ của cấp có thẩm quyền; dự toán chi; báo cáo tình hình thực hiện 6 tháng đầu năm.
c) Đối với các tổ chức khai thác công trình thủy lợi được phân cấp quản lý một phần công trình trong hệ thống lưu vực công trình thủy lợi do công ty quản lý, khai thác công trình thủy lợi quản lý, Công ty thực hiện tạm ứng và thanh toán kinh phí cho các tổ chức thủy lợi cơ sở theo hợp đồng ký giữa 02 bên. Mức tạm ứng thanh toán theo tỷ lệ mà công ty được ngân sách nhà nước tạm ứng và thanh toán.
5. Thanh toán, cấp kinh phí đối với phương thức đặt hàng
a) Ngay sau khi hợp đồng đặt hàng được ký, cơ quan tài chính tạm ứng 60% kinh phí theo hợp đồng cho đơn vị nhận đặt hàng. Sau khi có báo cáo tình hình thực hiện hợp đồng đạt 60% giá trị hợp đồng, cơ quan tài chính cấp tiếp 30% kinh phí theo hợp đồng, 10% kinh phí còn lại được cấp phát thanh toán sau khi hợp đồng được nghiệm thu, thanh lý. Việc cấp phát thanh toán bằng lệnh chi tiền;
b) Hồ sơ đề nghị cấp phát kinh phí: Công văn đề nghị cấp phát kinh phí; quyết định giao dự toán; bản sao Hợp đồng đặt hàng; báo cáo tình hình thực hiện hợp đồng đặt hàng.
6. Thanh toán, cấp kinh phí đối với phương thức đấu thầu
a) Ngay sau khi hợp đồng nhận thầu được ký, cơ quan tài chính tạm ứng 50% kinh phí theo hợp đồng cho đơn vị nhận thầu. Sau khi có báo cáo tình hình thực hiện hợp đồng với khối lượng đã thực hiện đạt 60% giá trị nhận thầu, cơ quan tài chính ứng tiếp 40% kinh phí theo hợp đồng, 10% kinh phí còn lại được cấp phát thanh toán sau khi hợp đồng được nghiệm thu, thanh lý. Việc cấp phát thanh toán bằng lệnh chi tiền;
b) Hồ sơ đề nghị cấp phát kinh phí: Công văn đề nghị cấp phát kinh phí; bản sao Hợp đồng nhận đấu thầu, biên bản nghiệm thu khối lượng theo giá trị nhận đấu thầu, báo cáo tình hình thực hiện Hợp đồng.
1. Việc quyết toán kinh phí hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn Luật.
2. Các tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi phải có đầy đủ các chứng từ để làm căn cứ thanh, quyết toán các khoản hỗ trợ tài chính (bản sao có xác nhận sao y bản chính của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi):
a) Hợp đồng cung cấp, sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi;
b) Biên bản nghiệm thu, thanh lý Hợp đồng sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi, Trường hợp Hộ dùng nước được là Ủy ban nhân dân cấp xã, hợp tác xã, tổ chức hợp tác dùng nước, giám đốc trạm trại thí nghiệm, giám đốc nông trường thì phải có bảng danh sách các hộ gia đình, diện tích đất của từng hộ gia đình kèm theo.
1. Xử lý thừa, thiếu kinh phí đối với các tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi: Hàng năm, sau khi quyết toán kinh phí hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nếu số kinh phí được cấp lớn hơn số kinh phí được hỗ trợ theo quyết toán thì phải nộp trả ngân sách nhà nước phần chênh lệch; nếu số kinh phí được cấp thấp hơn số kinh phí được hỗ trợ theo quyết toán thì sẽ được ngân sách cấp bổ sung theo quy định.
2. Hàng năm, Sở Tài chính phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp quyết toán kinh phí hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi trình Ủy ban nhân dân tỉnh có Quyết định phê duyệt gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính để xem xét, xử lý kinh phí thừa, thiếu theo quy định.
1. Theo phương thức đặt hàng
a) Các đơn vị nhận đặt hàng phải báo cáo tình hình thực hiện hợp đồng đặt hàng 6 tháng đầu năm, kết thúc năm phải lập biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng đặt hàng làm căn cứ để quyết toán kinh phí hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi;
b) Báo cáo được gửi cho cơ quan đặt hàng và cơ quan tài chính: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính đối với nhiệm vụ của ngân sách trung ương; Sở Tài chính và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với nhiệm vụ của ngân sách địa phương và được gửi trước ngày 31 tháng 7 năm kế hoạch đối với báo cáo 6 tháng và trước ngày 31 tháng 01 năm sau đối với báo cáo năm.
2. Theo phương thức giao nhiệm vụ
a) Định kỳ 6 tháng và kết thúc năm tài chính, đơn vị được giao nhiệm vụ phải báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch 6 tháng đầu năm, ước thực hiện kế hoạch cả năm của năm kế hoạch và báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch năm;
b) Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch được gửi cho cơ quan giao nhiệm vụ và cơ quan tài chính: Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi trung ương; Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi địa phương và được gửi trước ngày 31 tháng 7 năm kế hoạch đối với báo cáo 6 tháng và trước ngày 31 tháng 01 năm sau đối với báo cáo năm.
3. Đơn vị thụ hưởng kinh phí hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi có trách nhiệm lập báo cáo thực hiện theo quy định. Người đại diện theo pháp luật của đơn vị thụ hưởng khi thực hiện sản phẩm, dịch vụ thủy lợi phải chịu trách nhiệm trước nhà nước và pháp luật về tính chính xác, tính trung thực của báo cáo.
1. Bộ Tài chính
a) Quy định và thông báo giá tối đa sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi và khung giá đối với sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác theo quy định của pháp luật;
b) Tổng hợp dự toán, quyết toán chi ngân sách kinh phí hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi và các khoản hỗ trợ tài chính khác của các tổ chức khai thác công trình thủy lợi trung ương và các tổ chức khai thác công trình thủy lợi của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo Chính phủ trình Quốc hội quyết định theo quy định của Luật ngân sách nhà nước;
c) Xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật về giá và quy định của pháp luật khác có liên quan.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Xây dựng trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật trong quản lý khai thác công trình thủy lợi; chỉ đạo biện pháp tưới tiết kiệm;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật; quy trình, quy phạm trong việc quản lý, cung ứng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi; kinh phí hỗ trợ của ngân sách nhà nước cho các tổ chức khai thác công trình thủy lợi;
c) Thẩm định phương án giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi của các tổ chức khai thác công trình thủy lợi do Trung ương quản lý; đồng thời tổng hợp phương án giá của các tổ chức khai thác công trình thủy lợi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý. Tổng hợp số liệu, hồ sơ phương án giá và gửi Bộ Tài chính theo quy định;
d) Quyết định giá cụ thể sản phẩm, dịch vụ thủy lợi thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định tại Điều 35 Luật Thủy lợi và quy định của pháp luật khác có liên quan;
đ) Tổ chức, sắp xếp lại các tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi trực thuộc theo quy định tại Luật Thủy lợi và các quy định pháp luật khác có liên quan;
e) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, vận hành hệ thống các công trình thủy lợi thuộc thẩm quyền quản lý tại trung ương.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
a) Thực hiện phân cấp quản lý cụ thể các công trình thủy lợi, quyết định quy mô xác định điểm giao nhận sản phẩm, dịch vụ thủy lợi theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Chỉ đạo cơ quan chuyên môn và tổ chức khai thác công trình thủy lợi xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi thuộc phạm vi quản lý của địa phương, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, ban hành;
c) Quyết định phương thức đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các tổ chức khai thác công trình thủy lợi, duyệt dự toán, cấp phát, quản lý thanh quyết toán kinh phí cho các tổ chức khai thác công trình thủy lợi.
d) Thẩm định phương án giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi của các tổ chức khai thác công trình thủy lợi thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương; chịu trách nhiệm về số liệu, tài liệu báo cáo trong hồ sơ phương án giá và gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo thời hạn quy định;
đ) Quyết định giá cụ thể sản phẩm, dịch vụ thủy lợi thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định tại Điều 35 Luật Thủy lợi và quy định của pháp luật khác có liên quan;
e) Hàng năm xây dựng dự toán kinh phí hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi của các tổ chức khai thác công trình thủy lợi trình Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét quyết định; tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
g) Giám sát việc thực hiện thu, chi, thanh quyết toán các khoản hỗ trợ của ngân sách theo quy định của Luật ngân sách nhà nước;
h) Tổ chức sắp xếp lại các tổ chức khai thác công trình thủy lợi theo quy định tại Luật Thủy lợi và các quy định pháp luật khác có liên quan;
i) Thực hiện thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quyết định đơn giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi sử dụng nguồn ngân sách nhà nước; kiểm tra, giám sát kinh phí hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi và việc sử dụng ngân sách cấp cho các tổ chức khai thác công trình thủy lợi;
k) Xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật về giá và quy định của pháp luật khác có liên quan;
l) Phê duyệt báo cáo quyết toán diện tích, biện pháp tưới tiêu, nội dung công việc, kinh phí hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi và các khoản hỗ trợ tài chính khác của các tổ chức khai thác công trình thủy lợi;
m) Giám sát việc quản lý, vận hành hệ thống các công trình thủy lợi và thực hiện sử dụng tiết kiệm nước thuộc thẩm quyền quản lý tại địa phương.
4. Tổ chức khai thác công trình thủy lợi
a) Xây dựng phương án giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và chịu trách nhiệm về tính hợp lý, hợp lệ của số liệu và tài liệu báo cáo trong hồ sơ phương án giá của đơn vị và trình cơ quan có thẩm quyền theo thời hạn quy định;
b) Phục vụ đầy đủ, kịp thời đúng tiến độ về dịch vụ tưới nước và tiêu nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và làm muối đồng thời thực hiện triệt để chính sách tiết kiệm nước;
c) Hàng năm, các tổ chức khai thác công trình thủy lợi thực hiện lập dự toán, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh báo cáo các cơ quan có thẩm quyền để phê duyệt như sau:
Đối với các tổ chức khai thác công trình thủy lợi do trung ương quản lý báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài chính.
Đối với các tổ chức khai thác công trình thủy lợi do địa phương quản lý báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
d) Tuân thủ việc kiểm tra, thanh tra khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thực hiện các quy định khác của pháp luật.
5. Hộ dùng nước
a) Chỉ đạo, phối hợp với hộ gia đình, cá nhân thực hiện chính sách tưới tiêu tiết kiệm nước;
b) Phối hợp với các hộ gia đình, cá nhân trong việc xác định diện tích đất tưới nước, tiêu nước được hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi theo đúng quy định;
c) Tổng hợp, rà soát, nghiệm thu đối chiếu với tổ chức khai thác công trình thủy lợi về diện tích đã được tưới nước, tiêu nước phục vụ thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.
2. Đối với tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập được Nhà nước giao nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thủy lợi gồm: Trung tâm quản lý, khai thác công trình thủy lợi; Ban quản lý, khai thác công trình thủy lợi; trạm quản lý, khai thác công trình thủy lợi vẫn tiếp tục thực hiện như đối với các doanh nghiệp, tổ chức thủy lợi cơ sở trong thời gian chờ thực hiện chuyển đổi sang các loại hình tổ chức khai thác công trình thủy lợi phù hợp với quy định của Luật Thủy lợi.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 96/2018/ND-CP |
Hanoi, June 30, 2018 |
PROVIDING GUIDELINES FOR PRICES OF IRRIGATION PRODUCTS AND SERVICES AND FINANCIAL SUPPORT FOR USE OF PUBLIC IRRIGATION PRODUCTS AND UTILITIES
Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;
Pursuant to the Law on Water Resources dated June 21, 2012;
Pursuant to the Law on Prices dated June 20, 2012;
Pursuant to the Law on State Budget dated June 25, 2015;
Pursuant to the Law on Fees and Charges dated November 25, 2015;
Pursuant to the Law on Irrigation dated June 19, 2017;
Pursuant to the Law on Management and Use of Public Property dated June 21, 2017;
At the request of the Minister of Finance;
The Government hereby promulgates a Circular to provide guidelines for prices of irrigation products and services and financial support for use of public irrigation products and utilities
This Decree provides guidelines for prices of irrigation products and services and a roadmap to application of prices of irrigation products and services (including prices of irrigation products and services and prices of other irrigation services); entities, scope, methods; subsidies for use of public irrigation products and utilities.
This Decree applies to domestic and foreign organizations and individuals involved in irrigation operations within the territory of Vietnam, including irrigation project owners; irrigation project managers; organizations or individuals operating irrigation projects; public irrigation product and utility users and other relevant organizations and individuals.
PRICES OF IRRIGATION PRODUCTS AND SERVICES AND ROADMAP TO APPLICATION OF PRICES OF IRRIGATION PRODUCTS AND SERVICES
Section 1. Prices of public irrigation products and utilities and roadmap to application thereof
Article 3. Prices of public irrigation products and utilities
1. Unit
Price of a public irrigation product or utility is expressed as dong (VND) for one unit of public irrigation product or utility with respect to each irrigation measure or drainage measure and each type of product or utility. To be specific:
- Crop irrigation: dong/ha/crop or dong/ m3.
- Supply of water for aquaculture purposes: dong/ha/year or dong/ha/crop or dong/ m3 or dong/m2 free surface/year; supply of water to salt production: dong/ha/year or dong/ha/crop or dong/m3 or equal to 2% of value of finished salt.
- Supply of water for husbandry purposes: dong/m3.
- Drainage of water for agricultural production, rural and metropolitan areas, except for urban areas: dong/task/year. In case it is impossible to determine specific tasks, the price shall be expressed as dong/hectares of drainage basin, but not exceeding 5% of price of a public irrigation product or utility with respect to irrigation for paddy land/crop.
- Flood proofing, escape and prevention, high tide control, saltwater intrusion prevention, saltwater pushback, water desalinization, counter-acidification and freshwater protection: dong/task.
2. Methods for pricing public irrigation products and utilities
According to the market at the time of pricing under normal weather conditions (without any disasters, fires and other abnormal weather conditions), irrigation project owners or organizations/individuals operating irrigation projects shall set prices on public irrigation products and utilities according to the common methods of pricing goods or services prescribed by the Ministry of Finance and the following formula in order for a competent authority to appraise the pricing plan and decide the maximum prices of public irrigation products or utilities.
Price of a public irrigation product or utility |
= |
Prime cost of a public irrigation product or utility |
+ |
Expected profit |
+ |
Financial obligations prescribed by law (if any) |
Prime costs of a public irrigation product or utility includes operation costs, maintenance costs, depreciation of fixed assets, administration costs and other actual costs of all organizations operating irrigation projects according to each irrigation measure or type of product/utility or task.
The costs included in the prime costs of a public irrigation product or utility include the costs defined in Article 7 of this Decree, except for provisions and costs of collection of payments for use of irrigation products and services. Costs of salaries, wages, mid-shift meal allowances, other salary-based payables, deprecation of fixed assets and expected profits included in prices of a public irrigation/utility shall be determined as follows:
a) Costs of salaries, wages, mid-shift meal allowances, other salary-based payables
In the cases where an organization or individual operating an irrigation project engages in providing public irrigation products or utilities, the costs of salaries, wages, mid-shift meal allowances and other salary-based payables included in the prices of public irrigation products or utilities shall be determined according to the method of determining salary costs included in the prices of state-funded public irrigation products or utilities that is prescribed by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and other relevant legal documents.
b) Deprecation of fixed assets
Regarding the state-funded or public–private partnership irrigation project, the deprecation of fixed assets, including vehicles, transmission equipment, equipment, management information system and office machinery and equipment shall be included in the prices of public irrigation products or services.
Over periods of time, the Ministry of Finance shall, according to socio - economic situations and availability of state budget, decide on a roadmap to application of deprecation of fixed assets deprecated as prescribed by law with respect to the state-funded irrigation projects.
c) Expected profits
The maximum expected profits of a public irrigation product or utility is the expected profits after the corporate income tax (if any) is paid, ensuring that a welfare fund is developed in accordance with applicable regulations of law.
3. The preparation of pricing plan and adjustment to prices of public irrigation products or utilities shall be made as prescribed in Articles 9 and 10 of this Decree.
Article 4. Roadmap to application of prices of public irrigation products and utilities
1. 2018 - 2020 period
a) The maximum prices of public irrigation products and utilities during 2018 - 2020 period during the state budget stability period equal (=) the maximum prices applied in 2017.
b) The Minister of Finance shall decide and announce maximum prices of public irrigation products or utilities.
2. From 2021 onwards
a) According to method of pricing public irrigation products and utilities, the project owner or organization/individual operating the irrigation project shall prepare a pricing plan as prescribed in Article 9 of this Decree.
b) According to the actual changes in price formation factors and availability of state budget, the Ministry of Finance shall take charge and cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and local governments in deciding and announcing the maximum prices of public irrigation products and services for the new period of budget stability.
Section 2. PRICES OF OTHER IRRIGATION PRODUCTS AND SERVICES AND ROADMAP TO APPLICATION THEREOF
Article 5. Unit applied to prices of irrigation products and services
1. Price of another irrigation product or service is expressed as dong (VND) for one unit of irrigation product or service with respect to each type of product or service.
2. Unit
a) Supply of water for domestic and industrial consumption purposes: dong/m3.
b) Drainage of water for industrial factories, export processing zones, economic zones and high technology parks: the unit shall be expressed as dong/task or dong/hectares of drainage basin, but the maximum price shall not exceed 50% of price of an irrigation product or service with respect to irrigation for paddy land/crop.
c) Electricity generation: dong/% of value of commercial electricity production.
d) Business, tourism and other recreational and entertainment activities: dong/% of revenue. In case the land located within the boundary marker identifying the safety perimeter of an irrigation work or facility is allocated or leased out for the aforementioned purposes, the unit shall be expressed as dong/ha/year.
dd) Reservoir aquaculture: dong/hectares of free surface/year.
e) Transportation: dong/tonne/trip or dong/m2/trip.
Article 6. Methods for pricing other irrigation products and services
1. According to the method of pricing other irrigation products and services prescribed in this Decree, irrigation project managers or organizations/individuals operating irrigation projects shall prepare a pricing plan and a competent authority shall appraise the pricing plan and decide on the price bracket and specific prices of other irrigation products and services.
2. According to the market at the time of pricing under normal weather conditions (without any disasters, fires and other abnormal weather conditions), irrigation project owners or organizations/individuals operating irrigation projects shall set prices on other irrigation products and services according to the common methods of pricing goods or services prescribed by the Ministry of Finance.
Prices of other irrigation products and services shall be determined according to the market price at the pricing time and State policies that affect the prices of other irrigation products and services and according to the following formula:
Prices of other irrigation products/services |
= |
Prime costs of other irrigation products/services |
+ |
Expected profits |
+ |
Financial obligations prescribed by law (if any) |
Prime costs of other irrigation products/services include operation costs, maintenance costs, depreciation of fixed assets, administration costs and other actual costs of all organizations operating irrigation projects according to each type of product/service or task. The costs included in the prime costs, expected profit and financial obligations included in prices of other irrigation products and services shall be determined as prescribed in Article 7 of this Decree.
Article 7. Prime costs, expected profits and financial obligations included in prices of other irrigation products and services
The costs included in the prime costs, expected profits and financial obligations included in prices of other irrigation products and services consist of:
1. Operation costs:
a) Costs of salaries, wages, mid-shift meal allowances and other salary-based payables such as social insurance, health insurance, unemployment insurance and trade union fees;
In the cases where an organization or individual operating an irrigation project engages in providing public irrigation products or utilities, the costs of salaries, wages, mid-shift meal allowances and other salary-based payables included in the prices of irrigation products or services shall be determined according to the instructions from the Ministry The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and other relevant legal documents.
b) Costs of raw materials and fuel used for operation and maintenance of works, machinery and equipment;
c) Costs of electricity used for water pumping;
d) Payments for water source generation (if any);
dd) Costs of occupational safety and protection (if any);
e) Costs of protection and assurance of safety of irrigation works or facilities (if any).
2. Maintenance costs
a) Regarding the state-funded irrigation project, the maintenance costs include the costs of inspection, monitoring, inspection of quality, regular maintenance and regular repair of assets but exclude the costs of changing performance and scope of an irrigation project included in the prices of irrigation products or services unless otherwise covered by the state budget. The costs of periodic maintenance and repair that are exclusive of the costs of changing performance and scope of an irrigation project shall be separately determined according to regulations of law on management and use of irrigation infrastructure and law on management and use of public property.
b) Regarding the irrigation project not funded by the state, the maintenance costs shall be determined in accordance with applicable regulations of law.
3. Deprecation of fixed assets
a) The deprecation of fixed assets included in prices of other irrigation products or services include the deprecation of fixed assets that are deprecated in accordance with regulations of the Ministry of Finance on management, use and deprecation of fix assets. The deprecation of fixed assets included in prices of irrigation products or services shall be determined according to the roadmap specified in Article 8 of this Decree.
b) Regarding the fixed assets that are not deprecated, it is required to compile a register of asset deprecation in accordance with regulations of the Ministry of Finance.
c) The deprecation of fixed assets of organizations or individuals operating irrigation projects shall be made in a linear fashion.
4. Management costs:
a) Expenses of materials serving enterprise administration such as office supplies, materials serving repair of fixed assets, tools, instruments, etc.;
b) Expenses of office supplies serving enterprise administration;
c) Costs of training, scientific research, application of new technology directly related to product supply and irrigation services (if any) in accordance applicable regulations;
d) Costs of external services serving enterprise management; payments for purchase and use of technical documents or patents (not qualified as fixed assets) shall be gradually aggregated with enterprise administration expenses;
dd) Expenses of conventions or public relations, business trip expenses, traveling expenses, expenditures on female workers, fees for attendance at conventions;
e) Severance pay;
g) Auditing expenses;
h) Costs of collection of fees for use of other irrigation products and services (if any);
i) Provisions (if any) including allowances for bad debts, provisions for payables aggregated with the costs of provision of other irrigation products and services;
k) Fees and charges prescribed by law.
5. Other reasonable costs incurred in connection with provision of other irrigation products and services (if any), including:
a) Financial expenses;
b) Costs of establish economic and technical norms; costs of establishing operating procedures;
c) Land levies;
d) Costs of cleaning up rubbish from the suction tank of the pumping station, releasing water ferns, waste and obstacles;
dd) Costs of planting boundary markers that identify safety perimeter of an irrigation work/facility; costs of measuring, inspecting and assessing safety of a work/facility (in case other funding sources are yet to be available).
6. Expected profits
The expected profits included in prices of other irrigation products/services shall be determined according to the financial statement that has been audited near the pricing time of the organizations or individuals operating irrigation projects that provide similar products and services or determined according to data of the irrigation sector or previous years’ data of the organizations or individuals operating irrigation projects.
7. Financial obligations prescribed by applicable law (if any): value added tax, corporate income tax and other taxes prescribed by applicable regulations on tax.
8. The expenses that must not be included in prices of other irrigation products and services
a) The expenses that must not be included in the reasonable and lawful costs to determine prices of other irrigation products/services according to regulations of law on tax and relevant legal documents.
b) The expenses that have been covered by state budget, expenses that do not serve production or provision of other irrigation products/services.
9. Distribution of costs
The costs incurred in connection with multiple types of other irrigation products/services, irrigation/drainage measures or tasks but failing to be separated shall be aggregated and distributed for a certain predetermined output or volume of production works or distributed according to appropriate criteria for each product, service, irrigation/drainage measure or task.
Section 8. Roadmap to application of prices of other irrigation products/services
1. 2018 - 2020 period
Each irrigation project owner or organization operating the irrigation project shall, according to the prices of other irrigation products/services, collect fees for use of irrigation services from service users, including the costs included in the prime costs, expected profits and financial obligations specified in Article 7 of this Decree, except for provisions.
2. From 2021 onwards
Each irrigation project owner or organization operating the irrigation project shall, according to the prices of other irrigation products/services, collect fees for use of irrigation services from service users, including the costs included in the prime costs, expected profits and financial obligations specified in Article 7 of this Decree.
3. Over periods of time, the Ministry of Finance shall, according to socio - economic situations and solvency of the irrigation product/service user, decide on a roadmap to application of deprecation of fixed assets depreciated as prescribed by law at the request of the Ministry of Agriculture and Rural Development with respect to the state-funded irrigation projects.
Section 3. PREPARATION OF PLAN FOR PRICING AND ADJUSTMENT TO PRICES OF PUBLIC IRRIGATION PRODUCTS AND UTILITIES AND PRICES OF OTHER IRRIGATION PRODUCTS AND SERVICES
Article 9. Methods for preparing irrigation product and service pricing plan
1. Methods for preparing an irrigation product and service pricing plan
A dossier on the irrigation product and service pricing plan submitted to a competent authority or person includes:
a) An application form for pricing or price adjustment;
b) Documents concerning the pricing or price adjustment;
In the cases where the economic - technical norm for management and utilization of irrigation projects that is issued by a competent authority is available, the originals or certified true copies of the issued economic - technical norm and other relevant documents are required. In case no certification is provided by the competent authority, the head of the unit shall provide certification and take responsibility therefor.
In the cases where the economic - technical norm for management and utilization of irrigation projects that is issued by a competent authority is not available, the originals or certified true copies of the explanatory statement of reasonable and lawful costs, documents and other relevant documents are required. In case no certification is provided by the competent authority, the head of the unit shall provide certification and take responsibility therefor.
In case it is required to clarify contents of the dossier on the pricing plan prepared by the organization or individual operating the irrigation project, the authority that has the power to appraise prices shall request such organization/individual to submit reports and provide detailed explanation for relevant contents.
c) A competent authority's written appraisal of the irrigation product and service pricing plan.
d) Other relevant documents.
2. Preparation and submission of the irrigation product and service pricing plan
a) Regarding the central government
Before 31 March of the year preceding the plan year, the irrigation project owner or the organization operating the irrigation project under the management of the central government shall prepare an irrigation product and service pricing plan of the plan year with respect to the irrigation project assigned to manage and submit it to the Ministry of Agriculture and Rural Development. On such basis, before 30 June of the year preceding the plan year, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall appraise the irrigation product and service pricing plan of the plan year and submit it to the Ministry of Finance for decision on and notification of maximum prices of public irrigation products and utilities and price bracket for other irrigation products and services.
b) Regarding the local government
Before 31 March of the year preceding the plan year, according the irrigation product and service pricing plan of the plan year prepared by the local irrigation project owner or the local organization or individual operating the irrigation project after obtaining opinions of the Department of Finance, the People's Committee of the province or central-affiliated city (hereinafter referred to as "the People's Committee of the province") shall submit the local irrigation product and service pricing plan with respect to the irrigation project that is assigned by the Ministry of Agriculture and Rural Development to manage to the Ministry of Agriculture and Rural Development. On such basis, before 30 June of the year preceding the plan year, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall carry out a review and submit a consolidated pricing plan of the People's Committee of the province to the Ministry of Finance for decision on and notification of maximum prices of public irrigation products and utilities and price bracket for other irrigation products and services.
3. Regarding the public–private partnership irrigation project and irrigation investment project not funded by the state budget, the prices of irrigation products and services shall be determined under the contract between parties according to the maximum prices of public irrigation products and utilities and price bracket for other irrigation products and services, but not exceeding the maximum prices and price bracket prescribed and announced by the Minister of Finance.
Article 10. Adjustment to prices of irrigation products and services
1. Prices of irrigation products and services shall be adjusted in accordance with regulations of the Law on Prices and other relevant legal documents.
2. Under normal conditions, if there is any fluctuation in the input costs included in the expected prices of irrigation products and services of the plan year compared with the previous year, organizations/individuals operating irrigation projects and competent authorities shall, according to the previously applied prices of other irrigation products and services and expected national consumer price index (CPI) during the year released by the National Assembly, prepare a price adjust/appraisal plan, thereby announcing the maximum prices, price bracket and specific prices for irrigation products and services for the plan year according to the following formula:
Prices of irrigation products/services of the plan year |
= |
Previously applied prices of irrigation products/services |
x |
(1 |
+ |
National CPI during the year announced by the National Assembly |
) |
3 . Under normal conditions, if there is not any fluctuation in the input costs included in the expected prices of irrigation products and services of the plan year compared with the previous year, the Ministry of Agriculture and Rural Development and People’s Committee of the province shall not request any adjustment to the maximum prices or price bracket for irrigation products and services but shall decide specific prices of irrigation products and services, not exceeding the maximum prices and price bracket previously announced by the Ministry of Finance and notify the Ministry of Finance thereof.
FINANCIAL SUPPORT FOR USE OF PUBLIC IRRIGATION PRODUCTS AND UTILITIES
Section 1. ENTITIES ELIGIBLE TO BE PROVIDED WITH FINANCIAL SUPPORT BY THE STATE AND SUBSIDIES PROVIDED BY THE STATE
Article 11. Entities and scope eligible to receive financial support for use of public irrigation products and utilities
1. Households and individuals using agricultural land for cereal production, including:
a) Total area of land allocated for cereal production, including land acquired from transfer or inheritance or donation of land use rights;
b) Total area of agricultural land used for research and experimental production purposes; area of land for annual plants on which at least one rice crop is produced during the year. The land for annual plants on which at least one rice crop is produced during the year includes (i) land which is reserved for at least one rice crop during the year or (ii) land which is reserved for growing annual plants but on which at least one rice crop is produced during the year.
2. Poor households and individuals leased out agricultural land by the State.
3. Households and individuals using land for salt production.
4. Households and individuals using agricultural land within a limit for growing vegetables and young rice; long-term industrial crops, short-term industrial crops including winter crops; fruit trees; flowers; medicinal plants; aquaculture (except for aquaculture in reservoirs, dams, rivers, streams, lagoons, etc.); husbandry.
5. Households, individuals that are plantation’s employees that have received contracted land form agriculture companies or forestry companies (agricultural or forestry plantations) for agricultural production as prescribed by law.
6. Organizations and individuals in charge of drainage of water for rural and metropolitan areas, except for urban areas.
7. Organizations and individuals in charge of flood proofing, escape and prevention, high tide control, saltwater intrusion prevention, saltwater pushback, water desalinization, counter-acidification and freshwater protection within their area.
Article 12. Subsidies for use of public irrigation products and utilities
1. 100% of fees for use of public irrigation products/utilities shall be provided to the entities specified in Clauses 1, 2, 3, 4 and 5 Article 11 of this Decree:
a) According to the specific prices decided by the Ministry of Agriculture and Rural Development and People’s Committee of the province according to the maximum prices prescribed by the Ministry of Finance within its power;
b) From the point of delivery and reception of irrigation products and services between organizations or individuals supplying irrigation products or services to central irrigation work or facility located at the starting position. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall elaborate the point of delivery and reception of irrigation products and services as prescribed in Article 33 of the Law on Irrigation;
c) Costs incurred from a point of delivery and reception of irrigation products and services to an arable field within the jurisdiction of the irrigation product/service user.
2. 100% of fees for use of products/services shall be provided to the entities specified in Clause 6 Article 11 of this Decree according to the specific prices decided by the Ministry of Agriculture and Rural Development and People’s Committee of the province according to the maximum prices prescribed by the Ministry of Finance within its power;
3. Financial support shall be provided to the entities specified in Clause 7 Article 11 of this Decree according to the volume of the tasks approved by the People’s Committee of the province and the availability of the local government budget.
4. The subsidies shall be provided according to the principle: a unit of land area, an irrigation/drainage measure, one cubic meter, one task based on the specific prices of public irrigation products/services and under normal weather condition.
5. The entities that are ineligible to receive financial support for use of public irrigation products/services shall pay fees as prescribed.
Article 13. Methods of providing financial support and obligatory expenditure of state budget
1. The state budget shall provide financial support for use of public irrigation products/utilities to the entities specified in Article 11 of this Decree by making a direct payment to the organizations and individuals operating irrigation projects as prescribed in Clause 1 Article 23 of the Law on Irrigation by commissioning area, volume, measure and irrigation/drainage according to specific prices.
a) The central government budget shall provide financial support for use of public irrigation products/utilities to the organizations and individuals operating irrigation projects under the management of the central government.
b) The local government budget shall provide financial support for use of public irrigation products/utilities to the organizations and individuals operating irrigation projects under the management of the local government.
2. Local governments shall use the local government budget and financial support provided by the central government budget (if any) to support organizations operating local irrigation projects. The central government budget shall provide financial support according to the rules for provision of targeted supports from the central government budget to local government budgets for implementing social security policies decided by the Prime Minister.
Article 14. Benefits for organizations operating irrigation projects
1. In addition to the fees for use of public irrigation products/services funded by the state , an organization operating the irrigation project that performs the task of water supply, irrigation and drainage is entitled to receive financial support for maintenance costs (except in the cases where public irrigation products/services are provided throughout the bidding process and the maintenance costs has been included in the bid price) and other subsidies as prescribed by law according to the availability of state budget at each level. The distribution, payment and settlement of subsidies shall be carried out as prescribed by the Law on State Budget.
2. The organizations operating irrigation projects under the management of the central government shall be provided with financial support from the central government budget.
3. The organizations operating irrigation projects under the management of the local government shall be provided with financial support from the local government budget. In the cases where the local government budget is not enough, the central government budget shall provide funding for the local government budget within its capacity as prescribed by the Law on State Budget.
Section 2. PROCEDURES FOR MAKING AND ASSIGNING ESTIMATE, DISTRIBUTION, PAYMENT AND SETTLEMENT OF SUBSIDIES
Article 15. Making and estimating estimate of subsidies for use of public irrigation products and utilities
1. An estimate of subsidies for use of public irrigation products and utilities shall be made and assigned in accordance with regulations of the Law on State Budget and legal documents elaborating the law.
2. Bases for making the estimate: according to volume of tasks, area (ha), volume (m3), economic - technical norm, prices, subsidies for use of public irrigation products/services of the competent authority.
Determining volume of tasks and area eligible for financial support for use of public irrigation products and utilities:
Each organization and individual operating the irrigation project shall, according to the cadastral map, methods of water supply, irrigation and drainage, and water supply, irrigation or drainage contract between the organization/individual operating the irrigation project and the water user (including People’s Committee of the commune, cooperative, water user group or director of an enterprise, experimental station or plantation or with a households or an individual), cooperate with the People's Committee of the commune to make a list of entities and land area for irrigation/drainage that are eligible for financial support for use of public irrigation product/services and take legal responsibility for confirmations;
In case the water user is the People’s Committee of the commune, cooperative, water user group, director of an enterprise, experimental station or plantation, it is required to enclose a list of households and their land area. The People’s of Committee of the district of the area where eligible entities reside shall inspect, review and decide on the area eligible for financial support and take legal responsibility for its decision.
The land area eligible for financial support for use of public irrigation products/utilities shall be decided according to the area approved by the People’s Committee of the province in the previous year and expected increase or decrease (if any) in the land area aggregated and submitted by the Department of Agriculture and Rural Development.
3. Aggregating estimates of subsidies for use of public irrigation products and utilities:
a) The agriculture department of the district shall aggregate the estimates submitted by district-affiliated units and submit them to the Department of Finance - Planning of the district, which will review and aggregate them with the district-level budget expenditure estimate, and submit it to the People’s Committee of the district, which will submit it to the Department of Finance and Department of Agriculture and Rural Development for inclusion in the local government budget estimate;
b) Regarding the internal irrigation institution that manages part of the project within a system of irrigation projects and 100% of charter capital of which is held by the state-owned single-member limited liability company, such company shall submit an aggregated estimate to the Department of Finance and Department of Agriculture and Rural Development;
b) The Department of Finance shall take charge and cooperate with the Department of Agriculture and Rural Development in aggregating the estimates submitted by organizations operating irrigation projects under the management of the province with the local government budget estimate;
d) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall aggregate the estimates submitted by organizations operating irrigation projects and submit an aggregated estimate to the Ministry of Finance for aggregation with the central government budget estimate.
Article 16. Distribution and payment of subsidies for use of public irrigation products and utilities
1. The power to determine volume of tasks and area eligible for financial support for use of public irrigation products and utilities
a) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall decide on tasks, area and volume of water eligible for financial support for use of public irrigation products/utilities provided to the organizations operating irrigation projects under the management of the central government;
b) The People’s Committee of the province shall decide on tasks, area and volume of water eligible for financial support for use of public irrigation products/utilities provided to the organizations operating irrigation projects under the management of the local government.
2. An application for decision on volume of tasks and area eligible for financial support for use of public irrigation products and utilities includes:
- A list of entities, tasks and area eligible for financial support for use of public irrigation products and utilities certified by the People’s Committee of the district.
- An application form for approval for volume of tasks and area eligible for financial support for use of public irrigation products and utilities.
3. In the cases an irrigation project management and operation company and internal irrigation institution manage an irrigation project and the company is in charge of source generation, such company shall sign a contract with the internal irrigation institution on for management of part of the irrigation project within the irrigation project system to form a basis for payment of subsidies.
4. Payment and provision of subsidies with respect to method of assigning tasks
a) According to the approved budget estimate and estimate of the organization or individual operating the irrigation project, the finance authority shall provide subsidies for such organization/individual twice in the year. 60% of total subsidies shall be provided in the first and 40% of total subsidies shall be provided in the third quarter according to the first 6 months' report on implementation of the plan for irrigation project operation, expected plan for irrigation project operation in the late 6 months and expected annual plan for irrigation project operation of the organization operating the irrigation project. The distribution of subsidies shall be made through a payment order.
b) An application for distribution of subsidies includes an application form for distribution of subsidies; a decision on assignment of tasks issued by a competent authority; expenditure estimate; 6 months’ report on implementation of the plan.
c) Regarding the organization operating an irrigation project that is assigned to manage part of the irrigation project within the irrigation project system under the management of the irrigation project management and operation company, the company shall advance and provide subsidies to the irrigation institution under the contract between the two parties. The advance shall be given according to the advance paid by the state budget to the company.
5. Payment and provision of subsidies with respect to purchase order method
a) After the purchase order contract is signed, the finance authority shall advance 60% of subsidies under the contract to the unit receiving the purchase order. Upon receipt of a report on execution of the purchase order contract, which states that 60% of the contract value is reached, the finance authority shall advance 30% of subsidies under the contract. The remaining 10% of subsidies shall be distributed after the contract is completed. The distribution of subsidies shall be made through a payment order;
b) An application for distribution of subsidies includes an application form for distribution of subsidies; a decision on giving estimate; copy of the purchase order contract; report on execution of the purchase order contract.
6. Payment and provision of subsidies with respect to the bidding method
a) After the contract-awarding agreement is signed, the finance authority shall advance 50% of subsidies under the contract to the contractor. Upon receipt of a report on execution of contract-awarding agreement, which states that 60% of the contract value is reached, the finance authority shall advance 40% of subsidies under the contract. The remaining 10% of subsidies shall be distributed after the contract is completed. The distribution of subsidies shall be made through a payment order;
b) An application for distribution of subsidies includes an application form for distribution of subsidies; copy of the contract-awarding agreement; record on commissioning of volume according to the contract value, report on execution of the contract-awarding agreement.
Article 17. Settlement of subsidies for use of public irrigation products and utilities
1. The subsidies for use of public irrigation products and utilities shall be settled as prescribed by the Law on State Budget and legal documents elaborating the law.
2. Organizations/individuals operating the irrigation project shall provide sufficient documents which will serve as the basis for payment and settlement of subsidies (certified true copy):
a) A contract for provision and use of public irrigation products/utilities;
b) A record on completion of the contract for provision and use of public irrigation products/utilities. In case the water user is the People’s Committee of the commune, cooperative, water user group, director of an enterprise, experimental station or plantation, it is required to enclose a list of households and their land area of land.
Article 18. Handling surplus and deficit of subsidies for use of public irrigation products and utilities
1. Handling of surplus and deficit of subsidies provided for organizations operating irrigation projects: on an annual basis, after the final account of subsidies is approved by the competent authority, if the provided subsidies are greater than the subsidies provided according to the final account, the difference shall be returned to the state budget. If the provided subsidies are fewer than the subsidies provided according to the final account, the additional funding from budget shall be provided as prescribed.
2. Annually, the Department of Finance shall cooperate with the Department of Agriculture and Rural Development in aggregating the final accounts of subsidies for use of public irrigation products and services and submit a aggregated final account to the People’s Committee of the province, which will submit it to the Ministry of Agriculture and Rural Development and Ministry of Finance for consideration.
1. Regarding purchase order method
a) The units receiving purchase orders shall submit a first 6 months' report on execution of the purchase order contract and make a record on contract completion at the end of the year to form a basis for settlement of the subsidies for use of public irrigation products and utilities;
b) The report shall be submitted to the ordering authority and finance authority: the Ministry of Agriculture and Rural Development and Ministry of Finance with respect to tasks of the central government budget; the Department of Finance and Department of Agriculture and Rural Development with respect to tasks of the local government budget before June 31 of the plan year, regarding 6 months’ report and before January 31, regarding annual report.
2. Regarding task assignment method
a) On a biannual basis and at the end of the fiscal year, the unit assigned tasks shall submit a first 6 months' report on implementation of the plan for irrigation project operation, expected annual plan for irrigation project operation and report on implementation of the annual plan;
b) The report on implementation of the plan shall be submitted to the assigning authority and finance authority: the Ministry of Agriculture and Rural Development and Ministry of Finance with respect to the unit operating the irrigation project under the management of the central government; the Department of Finance, Department of Agriculture and Rural Development and People’s Committee of the district with respect to the unit operating the irrigation project under the management of the local government before June 31 of the plan year, regarding 6 months’ report and before January 31, regarding annual report.
3. The unit receiving financial support shall prepare a report as prescribed. Upon use of public irrigation products/services, the legal representative of the unit receiving financial support shall be responsible to the stat and law for the accuracy and truthfulness of the report.
Article 20. Responsibility of ministries
1. The Ministry of Finance shall:
a) decide and announce maximum prices of public irrigation products and utilities and price bracket for other irrigation products and services as prescribed by law;
b) aggregate estimates and final accounts of subsidies for use of public irrigation products and services and other subsidies provided to organizations operating irrigation projects under the management of the central government and organizations operating irrigation projects under the management of the province, and submit an aggregated estimate and final account to the Government, which will submit them to the National Assembly for decision as prescribed by the Law on State Budget;
c) take actions against violations of regulations of the law on prices and other relevant regulations of law.
2. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall:
a) prepare, promulgate or propose the promulgation of legislative documents on procedures, regulations, standards and economic - technical norms for management and operation of irrigation projects; direct implementation of economical irrigation measures;
b) direct, provide guidance and inspect the implementation of economic - technical norms; procedures and regulations on management and provision of irrigation products and services; subsidies from state budget provided to organization operating irrigation projects;
c) appraise plans for pricing irrigation products and services prepared by organizations operating irrigation projects under the management of the central government; and consolidate pricing plans prepared by organizations operating irrigation projects under the management of the People’s Committee of the province. Aggregate data and consolidate pricing plans and submit them to the Ministry of Finance as prescribed;
d) decide on specific prices of irrigation products and services under its management according to Article 35 of the Law on Irrigation and regulations of the Law on Irrigation and other relevant regulations of law;
dd) rearrange organizations operating irrigation projects under its management in accordance with regulations of the Law on Irrigation and other relevant regulations of law;
e) direct, provide guidance and inspect the management and operation of the system of irrigation projects, decide on specific prices of irrigation products and services under the management of the central government.
3. People’s Committees of provinces shall:
a) assign units to manage irrigation projects, decide on the scope of the determination of the point of delivery and reception of irrigation products and services under the guidance of the Ministry of Agriculture and Rural Development;
b) direct specialized agencies and organizations operating irrigation projects to establish economic - technical norms for management and operation of irrigation projects under the management of the local government, and submit them to the People's Committee of the province for consideration and promulgation;
c) decide on bidding, purchase order and task assignment methods and approve estimates, distribute, manage, pay and settle subsidies provided for organizations operating irrigation projects.
d) appraise irrigation product and service pricing plan of organizations operating irrigation projects under the management of the local government; take responsibility for data and documents contained in the dossier on pricing plan and submit the dossier to the Ministry of Agriculture and Rural Development within the prescribed limit;
d) decide on specific prices of irrigation products and services under their management according to Article 35 of the Law on Irrigation and other relevant regulations of the law;
e) make an annual estimate of subsidies for use of public irrigation products/utilities provided to the organizations operating irrigation projects and submit it to the People's Council of the province, which will aggregate and submit it to the Ministry of Finance and Ministry of Agriculture and Rural Development;
g) inspect the collection, use, payment and settlement of subsidies for use of public irrigation products and utilities as prescribed by the Law on State Budget;
h) rearrange organizations operating irrigation projects in accordance with regulations of the Law on Irrigation and other relevant regulations of law;
i) inspect the decision on prices of public irrigation products and services funded by state budget; inspect and supervise subsidies for use of public irrigation products and utilities and use of state budget allocated to organizations operating irrigation projects; direct implementation of economical irrigation measures;
k) take actions against violations of regulations of the law on prices and other relevant regulations of law;
l) approve the final account of area, irrigation measures, tasks and subsidies for use of public irrigation products and services and other subsidies provided to organizations operating irrigation projects;
m) supervise the management and operation of the system of irrigation projects and economical use of water within their power.
4. Organizations operating irrigation projects shall:
a) prepare irrigation product and service pricing plan and take responsibility for the reasonableness and lawfulness of the data and documents contained in the dossier on the pricing plan and submit it to the competent authority within the prescribed limit;
b) sufficiently and promptly provide irrigation and drainage services for agricultural production, aquaculture and salt production purposes while strictly following water conservation policy;
c) annually make annual estimate, prepare business plan and submit them to:
the Ministry of Agriculture and Rural Development and Ministry of Finance, regarding the organizations operating irrigation projects under the management of the central government.
the People’s Committee of the province, which will submit them to the Ministry of Finance and Ministry of Agriculture and Rural Development and, regarding the organizations operating irrigation projects under the management of the local government.
d) subject to the inspection at the request of the competent authority and comply with other regulations of law.
5. Water users shall:
a) direct and cooperate with households and individuals to carry out water conservation irrigation and drainage policy;
b) cooperate with households and individuals in determining area of irrigation/drainage land eligible for financial support for use of public irrigation products and utilities as prescribed;
c) consolidate, review, commission and compare with organizations operating irrigation projects in terms of the area of irrigated and drained land to serve payment and settlement of subsidies for use of public irrigation products and utilities.
1. This Decree comes into force from July 01, 2018.
2. The organizations and public service providers (including center for irrigation project management and operation; board of irrigation project management and operation; irrigation project management and operation station) that are assigned to manage and operate irrigation projects by the State shall keep operating irrigation projects in the same way as the internal irrigation institutions and enterprises do pending the conversion into another type of organization operating irrigation in accordance with regulations of the Law on Irrigation.
Article 22. Responsibility for implementation
Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies and Presidents of People’s Committees of provinces are responsible for the implementation of this Decree./.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực