Chương II Nghị định 95/2018/NĐ-CP: Phát hành và giao dịch công cụ nợ của chính phủ tại thị trường trong nước
Số hiệu: | 95/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 31/12/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2018 |
Ngày công báo: | 17/07/2018 | Số công báo: | Từ số 783 đến số 784 |
Lĩnh vực: | Chứng khoán | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đây là nội dung nổi bật tại Nghị định 95/2018/NĐ-CP về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán.
Theo đó, trái phiếu xanh là loại trái phiếu Chính phủ phát hành để đầu tư các dự án liên quan đến bảo vệ môi trường đảm bảo điều kiện:
- Là dự án xanh theo quy định của Luật bảo vệ môi trường;
- Là dự án thuộc danh mục được phân bổ vốn đầu tư công theo quy định của Luật đầu tư công, Luật ngân sách nhà nước.
Bộ Tài chính phối hợp với Bộ KH&ĐT, Bộ TN&MT xây dựng đề án phát hành trái phiếu Chính phủ xanh báo cáo Thủ tướng phê duyệt trước khi triển khai thực hiện.
Nội dung của đề án bao gồm:
- Mục đích phát hành;
- Khối lượng phát hành;
- Điều kiện, điều khoản của trái phiếu;
- Đối tượng mua trái phiếu;
- Phương thức phát hành;
- Việc đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch;
- Danh mục các dự án sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu.
Điều kiện điều khoản, việc tổ chức phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch trái phiếu xanh thực hiện theo quy định tại Điều 14, 15, 16, 17, 18, 19 của Nghị định này.
Nghị định 95/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2018.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Kỳ hạn tín phiếu Kho bạc:
a) Tín phiếu Kho bạc có kỳ hạn chuẩn là 13 tuần, 26 tuần hoặc 52 tuần;
b) Các kỳ hạn khác của tín phiếu kho bạc do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định tùy theo nhu cầu sử dụng vốn và tình hình thị trường nhưng không vượt quá 52 tuần.
2. Mệnh giá phát hành: tín phiếu Kho bạc có mệnh giá là một trăm nghìn (100.000) đồng hoặc là bội số của một trăm nghìn (100.000) đồng.
3. Đồng tiền phát hành, thanh toán là đồng Việt Nam.
4. Hình thức tín phiếu Kho bạc
a) Tín phiếu Kho bạc được phát hành dưới hình thức bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử tùy thuộc vào phương thức phát hành;
b) Chủ thể tổ chức phát hành quyết định cụ thể về hình thức đối với mỗi đợt phát hành.
5. Lãi suất phát hành:
a) Đối với tín phiếu Kho bạc phát hành theo phương thức đấu thầu, lãi suất phát hành do Kho bạc Nhà nước quyết định trong khung lãi suất do Bộ Tài chính quy định.
b) Đối với tín phiếu Kho bạc phát hành trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, lãi suất phát hành là lãi suất thỏa thuận giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định này.
a) Đấu thầu phát hành tín phiếu Kho bạc theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 15 của Nghị định này.
Chủ thể tổ chức phát hành trực tiếp tổ chức đấu thầu phát hành tín phiếu Kho bạc hoặc tổ chức đấu thầu thông qua Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định của Bộ Tài chính.
b) Phát hành trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
7. Phương thức thanh toán tín phiếu: Tín phiếu được thanh toán một lần cả gốc và lãi vào ngày đáo hạn.
1. Trường hợp ngân sách trung ương thiếu hụt tạm thời, Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng đề án phát hành tín phiếu Kho bạc trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Đề án phát hành bao gồm các nội dung cơ bản sau: mục đích phát hành; khối lượng, kỳ hạn, hình thức tín phiếu; mệnh giá tín phiếu; lãi suất phát hành, thời điểm phát hành dự kiến; phương thức và nguồn thanh toán tín phiếu khi đáo hạn; đăng ký, lưu ký và niêm yết, giao dịch tín phiếu (nếu có).
2. Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính thống nhất với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về khối lượng, lãi suất, kỳ hạn cho từng đợt phát hành. Trường hợp ngày phát hành và ngày đáo hạn tín phiếu Kho bạc không cùng một năm ngân sách thì thực hiện theo quy định về tạm ứng từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật ngân sách nhà nước và Điều 26 của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
3. Lãi suất tín phiếu Kho bạc phát hành trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là lãi suất thỏa thuận giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trên cơ sở tham khảo lãi suất đấu thầu phát hành tín phiếu Kho bạc hoặc lãi suất tín phiếu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc lãi suất giao dịch trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn còn lại tương đương tại thời điểm gần nhất.
4. Trên cơ sở thống nhất về khối lượng, lãi suất, kỳ hạn và thời điểm phát hành, Kho bạc Nhà nước ký hợp đồng bán tín phiếu trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong đó quy định các điều kiện, điều khoản của đợt phát hành bao gồm: khối lượng, kỳ hạn, lãi suất phát hành, ngày phát hành, giá bán, ngày thanh toán tiền mua, ngày đáo hạn, tài khoản nhận tiền mua tín phiếu, việc đăng ký, lưu ký và niêm yết, giao dịch tín phiếu (nếu có).
5. Kho bạc Nhà nước thực hiện hạch toán tiền mua tín phiếu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vào ngân sách nhà nước và thanh toán tín phiếu khi đáo hạn.
1. Tín phiếu kho bạc phát hành theo phương thức đấu thầu được đăng ký, lưu ký và niêm yết, giao dịch theo quy định về đăng ký, lưu ký, niêm yết, giao dịch trái phiếu Chính phủ.
2. Tín phiếu Kho bạc phát hành trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được đăng ký, lưu ký tập trung tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam và được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Kho bạc nhà nước.
1. Kỳ hạn trái phiếu Chính phủ:
a) Trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn chuẩn là 3 năm, 5 năm, 7 năm, 10 năm, 15 năm, 20 năm, 30 năm và 50 năm.
b) Các kỳ hạn khác của trái phiếu Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định trong từng thời kỳ.
2. Mệnh giá phát hành: Trái phiếu Chính phủ có mệnh giá là một trăm nghìn (100.000) đồng hoặc là bội số của một trăm nghìn (100.000) đồng.
3. Đồng tiền phát hành, thanh toán là đồng Việt Nam. Trường hợp phát hành trái phiếu Chính phủ tại thị trường trong nước bằng ngoại tệ, đồng tiền phát hành, thanh toán là ngoại tệ tự do chuyển đổi theo quy định tại Điều 22 của Nghị định này.
4. Hình thức trái phiếu Chính phủ
a) Trái phiếu Chính phủ được phát hành dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử tùy thuộc vào phương thức phát hành.
b) Chủ thể tổ chức phát hành quyết định cụ thể về hình thức trái phiếu Chính phủ đối với mỗi đợt phát hành.
5. Lãi suất trái phiếu Chính phủ
a) Trái phiếu được phát hành theo lãi suất cố định, lãi suất thả nổi hoặc lãi suất chiết khấu theo thông báo của Kho bạc Nhà nước.
b) Lãi suất phát hành trái phiếu Chính phủ do Kho bạc Nhà nước quyết định trong khung lãi suất do Bộ Tài chính quy định.
6. Phương thức thanh toán lãi, gốc trái phiếu Chính phủ
a) Tiền lãi được thanh toán theo định kỳ 06 tháng một lần, hoặc 12 tháng một lần, hoặc thanh toán 01 lần vào ngày đáo hạn cùng với thanh toán gốc. Chủ thể phát hành thông báo cụ thể phương thức thanh toán lãi trái phiếu đối với từng đợt phát hành.
b) Tiền gốc được thanh toán 01 lần vào ngày đáo hạn hoặc thanh toán trước hạn theo thông báo của chủ thể phát hành đối với từng đợt phát hành.
7. Phương thức phát hành: Trái phiếu Chính phủ được phát hành theo phương thức đấu thầu phát hành, bảo lãnh phát hành và phát hành riêng lẻ theo quy định tại Điều 15, Điều 16 và Điều 17 Nghị định này.
1. Đấu thầu phát hành là phương thức bán trái phiếu Chính phủ thông qua tổ chức đấu thầu về lãi suất cho đối tượng mua trái phiếu.
2. Nguyên tắc tổ chức đấu thầu:
a) Giữ bí mật mọi thông tin dự thầu của đối tượng tham gia đấu thầu.
b) Thực hiện công khai, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các đối tượng tham gia đấu thầu.
3. Đối tượng tham gia đấu thầu: Nhà tạo lập thị trường theo quy định tại Mục 4 Chương II Nghị định này. Các đối tượng khác quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này mua trái phiếu Chính phủ theo phương thức đấu thầu thông qua các nhà tạo lập thị trường.
4. Hình thức đấu thầu
Đấu thầu trái phiếu Chính phủ được thực hiện theo một trong hai hình thức sau:
a) Đấu thầu cạnh tranh lãi suất;
b) Đấu thầu kết hợp cạnh tranh lãi suất và không cạnh tranh lãi suất. Trường hợp phiên đấu thầu được tổ chức theo hình thức này, tổng khối lượng trái phiếu phát hành không cạnh tranh lãi suất đảm bảo không vượt quá 30% tổng khối lượng trái phiếu gọi thầu trong phiên đấu thầu.
5. Việc xác định kết quả đấu thầu được thực hiện theo một trong hai phương thức đấu thầu đơn giá hoặc đấu thầu đa giá. Căn cứ vào sự phát triển của thị trường, Bộ Tài chính quyết định phương thức đấu thầu đơn giá hoặc đấu thầu đa giá trong từng thời kỳ.
6. Chủ thể tổ chức phát hành trực tiếp tổ chức đấu thầu trái phiếu Chính phủ hoặc tổ chức đấu thầu thông qua Sở giao dịch chứng khoán theo quy định của Bộ Tài chính.
1. Bảo lãnh phát hành là phương thức bán trái phiếu Chính phủ thông qua tổ hợp bảo lãnh phát hành bao gồm:
a) Tổ chức bảo lãnh chính và/hoặc các tổ chức đồng bảo lãnh chính;
b) Tổ chức bảo lãnh phát hành và/hoặc các tổ chức đồng bảo lãnh phát hành.
2. Điều kiện làm tổ chức bảo lãnh chính
a) Các tổ chức tài chính có chức năng cung cấp dịch vụ bảo lãnh chứng khoán theo quy định của pháp luật được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;
b) Có kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo lãnh chứng khoán;
c) Có phương án bảo lãnh phát hành khả thi đáp ứng được yêu cầu của chủ thể tổ chức phát hành đối với mỗi đợt phát hành.
3. Quy trình bảo lãnh phát hành trái phiếu
a) Căn cứ yêu cầu của từng đợt bảo lãnh phát hành, điều kiện của tổ chức bảo lãnh chính quy định tại khoản 2 Điều này, Kho bạc Nhà nước lựa chọn tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính cho từng đợt bảo lãnh phát hành. Tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính lựa chọn tổ chức bảo lãnh phát hành/đồng bảo lãnh phát hành, báo cáo Kho bạc Nhà nước chấp thuận.
b) Kho bạc Nhà nước cung cấp các thông tin cơ bản về đợt phát hành để tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính và tổ hợp bảo lãnh tìm kiếm nhà đầu tư. Nội dung cung cấp thông tin bao gồm: khối lượng dự kiến phát hành, kỳ hạn dự kiến phát hành, định hướng lãi suất đối với từng kỳ hạn phát hành, thời gian dự kiến phát hành.
c) Tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính và thành viên của tổ hợp bảo lãnh tổng hợp nhu cầu mua trái phiếu của nhà đầu tư gồm: khối lượng dự kiến mua, khối lượng mua chắc chắn và lãi suất kỳ vọng đối với từng kỳ hạn gửi Kho bạc Nhà nước.
d) Kho bạc Nhà nước đàm phán với tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính về khối lượng, điều kiện, điều khoản của trái phiếu (kỳ hạn, lãi suất phát hành ngày phát hành, ngày thanh toán tiền mua trái phiếu, giá bán trái phiếu), chi phí bảo lãnh và các nội dung liên quan khác.
đ) Căn cứ kết quả đàm phán với tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính Kho bạc Nhà nước ký hợp đồng bảo lãnh phát hành với tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính để bán trái phiếu. Hợp đồng bảo lãnh phát hành là căn cứ pháp lý xác nhận các quyền, nghĩa vụ của tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính; quyền, nghĩa vụ của Kho bạc Nhà nước.
e) Tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính và tổ hợp bảo lãnh có trách nhiệm phân phối trái phiếu theo cam kết tại hợp đồng bảo lãnh. Trường hợp không phân phối hết trái phiếu, tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính và tổ hợp bảo lãnh có trách nhiệm mua hết khối lượng còn lại.
g) Kết thúc đợt bảo lãnh phát hành, Kho bạc Nhà nước phát hành trái phiếu Chính phủ cho nhà đầu tư theo danh sách do tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính cung cấp.Bổ sung
1. Phát hành riêng lẻ là phương thức bán trực tiếp trái phiếu Chính phủ cho từng đối tượng mua.
2. Kho bạc Nhà nước xây dựng phương án phát hành trái phiếu Chính phủ theo phương thức riêng lẻ báo cáo Bộ Tài chính chấp thuận. Phương án phát hành riêng lẻ bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Đối tượng mua trái phiếu;
b) Khối lượng dự kiến phát hành;
c) Kỳ hạn trái phiếu;
d) Lãi suất dự kiến;
đ) Thời gian dự kiến phát hành.
3. Trên cơ sở phương án phát hành riêng lẻ được Bộ Tài chính chấp thuận Kho bạc Nhà nước ban hành quyết định phát hành trái phiếu và trực tiếp tổ chức phát hành và thanh toán gốc, lãi trái phiếu đối với từng đợt phát hành.
a) Trái phiếu Chính phủ được đăng ký, lưu ký tập trung tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam theo đề nghị của Kho bạc Nhà nước.
b) Căn cứ vào thông báo kết quả phát hành của Kho bạc Nhà nước, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam thực hiện đăng ký trái phiếu Chính phủ.
c) Căn cứ vào văn bản xác nhận hoàn tất thanh toán tiền mua trái phiếu của Kho bạc Nhà nước, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam thực hiện lưu ký trái phiếu theo quy định của pháp luật chứng khoán.
a) Trái phiếu Chính phủ được đăng ký, lưu ký tập trung tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam và niêm yết, giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán ngoại trừ trái phiếu ngoại tệ.
b) Căn cứ vào văn bản thông báo về việc đăng ký trái phiếu của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam và văn bản đề nghị của Kho bạc Nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán thực hiện niêm yết trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật chứng khoán.
1. Trái phiếu Chính phủ được giao dịch trên thị trường chứng khoán theo hình thức khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận theo quy định của pháp luật chứng khoán và quy chế giao dịch của Sở Giao dịch Chứng khoán được cấp có thẩm quyền chấp thuận.
2. Trái phiếu Chính phủ được giao dịch trên thị trường chứng khoán theo các loại hình sau:
a) Mua bán thông thường;
b) Mua bán lại và bán kết hợp mua lại;
c) Các loại hình giao dịch khác theo quy định của pháp luật chứng khoán.
3. Giao dịch mua bán lại và bán kết hợp mua lại trái phiếu Chính phủ quy định tại điểm b khoản 2 Điều này được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
a) Kỳ hạn của giao dịch tối đa không quá 01 năm;
b) Bên mua và bên bán tự thỏa thuận và ký hợp đồng giao dịch bao gồm các nội dung cơ bản sau: khối lượng; lãi suất (hoặc giá trái phiếu); kỳ hạn; tài sản bảo đảm; tỷ lệ phòng ngừa rủi ro; quyền và trách nhiệm của các bên liên quan- xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp các bên không thực hiện thanh toán theo thỏa thuận.
4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro của các tổ chức tín dụng khi thực hiện các giao dịch mua bán lại và bán kết hợp mua lại trái phiếu Chính phủ trên thị trường chứng khoán.
5. Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về giao dịch trái phiếu Chính phủ trên thị trường chứng khoán theo quy định tại Nghị định này và pháp luật chứng khoán.
1. Điều kiện phát hành
a) Khi nhà tạo lập thị trường thực hiện nghĩa vụ chào giá với cam kết chắc chắn theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 27 Nghị định này nhưng không có đủ trái phiếu Chính phủ để giao dịch.
b) Khối lượng trái phiếu Chính phủ phát hành để đảm bảo thanh khoản của thị trường tại mọi thời điểm phải thuộc hạn mức phát hành trái phiếu Chính phủ hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
c) Nhà tạo lập thị trường phải ký quỹ bắt buộc tại Kho bạc Nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Quy trình thực hiện
a) Khi có nhu cầu trái phiếu để thực hiện nghĩa vụ chào giá với cam kết chắc chắn, nhà tạo lập thị trường đề nghị Kho bạc Nhà nước phát hành trái phiếu để đảm bảo thanh khoản trong đó nêu rõ mã trái phiếu Chính phủ và khối lượng đề nghị hỗ trợ thanh khoản, thời hạn hỗ trợ thanh khoản.
b) Căn cứ đề nghị của nhà tạo lập thị trường, Kho bạc Nhà nước thông báo để nhà tạo lập thị trường ký hợp đồng hỗ trợ thanh khoản và thực hiện ký quỹ bằng tiền tại Kho bạc Nhà nước, số tiền ký quỹ tương ứng với khối lượng trái phiếu dự kiến phát hành tính theo giá thị trường cộng thêm tỷ lệ phòng ngừa rủi ro tính trên giá trị trái phiếu phát hành.
c) Sau khi nhận đủ tiền ký quỹ, Kho bạc Nhà nước phát hành trái phiếu Chính phủ cho nhà tạo lập thị trường. Thời hạn phát hành trái phiếu để đảm bảo thanh khoản không quá 28 ngày từ ngày phát hành, kể cả thời gian gia hạn (nếu có).
d) Khi hợp đồng hỗ trợ thanh khoản đáo hạn, nhà tạo lập thị trường hoàn trả trái phiếu Chính phủ cho Kho bạc Nhà nước và Kho bạc Nhà nước hoàn trả khoản tiền ký quỹ cho nhà tạo lập thị trường sau khi trừ chi phí thực hiện hợp đồng. Chi phí thực hiện hợp đồng do nhà tạo lập thị trường trả cho Kho bạc Nhà nước được hạch toán vào thu của ngân sách nhà nước.
đ) Trường hợp hết thời hạn hợp đồng (bao gồm cả thời gian gia hạn nếu có), nhà tạo lập thị trường không hoàn trả được trái phiếu, Kho bạc Nhà nước làm thủ tục tất toán hợp đồng và chuyển toàn bộ tiền ký quỹ thành khoản phát hành trái phiếu Chính phủ cho ngân sách nhà nước.
e) Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về giá trái phiếu phát hành, tỷ lệ phòng ngừa rủi ro, chi phí thực hiện hợp đồng, hạn mức Kho bạc Nhà nước phát hành để hỗ trợ thanh khoản cho các nhà tạo lập thị trường, các nội dung cơ bản của hợp đồng hỗ trợ thanh khoản và các bước phát hành trái phiếu Chính phủ để đảm bảo thanh khoản của thị trường theo quy định tại Nghị định này.
1. Trái phiếu xanh là một loại trái phiếu Chính phủ được phát hành để đầu tư cho các dự án liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định tại Luật bảo vệ môi trường (dự án xanh) và nằm trong danh mục dự án được phân bổ vốn đầu tư công theo quy định của Luật đầu tư công, Luật ngân sách nhà nước.
2. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng đề án phát hành trái phiếu Chính phủ xanh báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước khi triển khai thực hiện. Nội dung của đề án bao gồm:
a) Mục đích phát hành;
b) Khối lượng phát hành;
c) Điều kiện, điều khoản của trái phiếu;
d) Đối tượng mua trái phiếu;
đ) Phương thức phát hành;
e) Việc đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch;
g) Danh mục các dự án sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu.
3. Điều kiện điều khoản, việc tổ chức phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch trái phiếu Chính phủ xanh thực hiện theo quy định tại Điều 14 Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, và Điều 19 của Nghị định này.
1. Trái phiếu ngoại tệ là một loại trái phiếu Chính phủ phát hành tại thị trường trong nước bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi thực hiện theo đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Căn cứ nhu cầu huy động của ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng đề án phát hành trái phiếu Chính phủ tại thị trường trong nước bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định. Đề án bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Mục đích phát hành;
b) Khối lượng phát hành;
c) Điều kiện, điều khoản của trái phiếu: Kỳ hạn, mệnh giá phát hành; đồng tiền phát hành và thanh toán trái phiếu; lãi suất phát hành;
d) Đối tượng mua trái phiếu;
đ) Việc đăng ký, lưu ký và giao dịch;
3. Căn cứ Đề án phát hành trái phiếu ngoại tệ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Tài chính tổ chức phát hành trái phiếu ngoại tệ theo phương thức riêng lẻ.
4. Trái phiếu ngoại tệ được đăng ký, lưu ký tập trung tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam theo quy định tại Nghị định này và được giao dịch theo quy định của pháp luật ngoại hối.
1. Công trái xây dựng Tổ quốc là một loại công cụ nợ của Chính phủ có điều kiện, điều khoản của trái phiếu Chính phủ quy định tại Điều 14 Nghị định này.
2. Căn cứ nhu cầu huy động vốn của ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính xây dựng phương án phát hành công trái xây dựng Tổ quốc trình Chính phủ để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét quyết định. Phương án phát hành công trái xây dựng Tổ quốc bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Mục đích phát hành;
b) Điều kiện, điều khoản của công trái xây dựng Tổ quốc;
c) Thời gian dự kiến phát hành;
d) Phương thức thanh toán gốc, lãi;
đ) Khối lượng dự kiến phát hành;
e) Đối tượng mua và tổ chức thực hiện.
3. Căn cứ vào phương án phát hành được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chấp thuận, Bộ Tài chính tổ chức phát hành công trái xây dựng Tổ quốc.
4. Việc tổ chức phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công trái xây dựng Tổ quốc thực hiện theo quy định tại Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18 và Điều 19 của Nghị định này.
1. Bộ Tài chính xây dựng đề án mua lại công cụ nợ trước ngày đáo hạn và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước khi thực hiện. Đề án bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Mục đích mua lại;
b) Khối lượng và điều kiện, điều khoản công cụ nợ dự kiến mua lại;
c) Nguồn mua lại;
d) Phương thức mua lại;
đ) Dự kiến thời gian tổ chức thực hiện và chi phí có liên quan.
2. Việc mua lại công cụ nợ của Chính phủ phải đảm bảo công khai, minh bạch và theo nguyên tắc thị trường.
3. Công cụ nợ của Chính phủ được mua lại theo phương thức thỏa thuận hoặc phương thức đấu thầu. Các bước tổ chức mua lại công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường trong nước thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
1. Bộ Tài chính xây dựng đề án hoán đổi công cụ nợ trước ngày đáo hạn và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước khi triển khai thực hiện. Đề án bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Mục đích hoán đổi;
b) Khối lượng, điều kiện, điều khoản công cụ nợ dự kiến hoán đổi;
c) Phương thức hoán đổi;
d) Dự kiến thời gian tổ chức thực hiện và các chi phí liên quan.
2. Việc hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ phải đảm bảo công khai, minh bạch và theo nguyên tắc thị trường.
3. Khối lượng phát hành công cụ nợ của Chính phủ để hoán đổi phải nằm trong kế hoạch vay và trả nợ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
4. Công cụ nợ của Chính phủ được hoán đổi theo phương thức thỏa thuận hoặc phương thức đấu thầu. Các bước tổ chức hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường trong nước thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
1. Điều kiện đăng ký nhà tạo lập thị trường
a) Là ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;
b) Có vốn chủ sở hữu thực có trên báo cáo tài chính được kiểm toán của ba năm liền kề trước năm đăng ký làm nhà tạo lập thị trường không thấp hơn mức vốn điều lệ tối thiểu theo quy định của pháp luật liên quan;
c) Có thời gian hoạt động tối thiểu là 03 năm. Trường hợp tổ chức nhận sáp nhập hoặc hình thành sau chia, tách, hợp nhất thì thời gian hoạt động được tính cả thời gian trước khi chia, tách, sáp nhập hoặc hợp nhất;
d) Tham gia mua công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường sơ cấp và giao dịch trên thị trường thứ cấp với khối lượng tối thiểu do Bộ Tài chính quy định trong từng thời kỳ.
2. Hồ sơ đăng ký mới trở thành nhà tạo lập thị trường
a) Đơn đề nghị trở thành nhà tạo lập thị trường theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
c) Báo cáo tài chính đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập hoạt động hợp pháp tại Việt Nam của 03 năm liền kề trước năm đăng ký trở thành nhà tạo lập thị trường.
d) Báo cáo về tình hình tham gia thị trường sơ cấp và thứ cấp theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Quy trình, thủ tục công nhận mới nhà tạo lập thị trường
a) Từ ngày 01 đến ngày 10 tháng 11 hàng năm, các tổ chức đủ điều kiện có nhu cầu trở thành nhà tạo lập thị trường gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này đến Bộ Tài chính.
b) Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Bộ Tài chính kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản về việc bổ sung hồ sơ (nếu có).
c) Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ, căn cứ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ Tài chính lựa chọn và công bố nhà tạo lập thị trường trước ngày 31 tháng 12 hàng năm. Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện, Bộ Tài chính có văn bản thông báo và nêu rõ lý do.
4. Điều kiện duy trì nhà tạo lập thị trường:
a) Đáp ứng được các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của nhà tạo lập thị trường quy định tại khoản 2 Điều 27 của Nghị định này.
5. Quy trình đánh giá duy trì tư cách nhà tạo lập thị trường
a) Từ ngày 01 đến ngày 10 tháng 11 hàng năm, nhà tạo lập thị trường gửi Bộ Tài chính báo cáo về kết quả tham gia thị trường trong kỳ đánh giá từ ngày 01 tháng 11 năm liền kề đến ngày 31 tháng 10 năm hiện hành theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Căn cứ báo cáo của nhà tạo lập thị trường và cơ sở dữ liệu của Bộ Tài chính, Bộ Tài chính đánh giá điều kiện duy trì tư cách nhà tạo lập thị trường và công bố trước ngày 31 tháng 12 hàng năm. Đối với những nhà tạo lập thị trường không đáp ứng đủ điều kiện, Bộ Tài chính có văn bản thông báo và nêu rõ lý do.
6. Xếp hạng nhà tạo lập thị trường:
a) Hàng năm, căn cứ kết quả tham gia trên thị trường sơ cấp, thị trường thứ cấp và tỷ trọng đánh giá của từng tiêu chí trong từng thời kỳ, Bộ Tài chính xếp hạng và công bố kết quả xếp hạng nhà tạo lập thị trường.
b) Căn cứ vào tình hình phát triển của thị trường, Bộ Tài chính sử dụng kết quả đánh giá xếp hạng để duy trì tư cách nhà tạo lập thị trường.
1. Nhà tạo lập thị trường có các quyền lợi sau:
a) Là đối tượng duy nhất được tham gia vào các phiên phát hành, mua lại hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ theo phương thức đấu thầu;
b) Được ưu tiên lựa chọn làm tổ chức bảo lãnh chính đối với các đợt phát hành trái phiếu Chính phủ và công trái xây dựng Tổ quốc theo phương thức bảo lãnh;
c) Được tham gia trao đổi định kỳ về công tác phát hành và định hướng chính sách phát triển thị trường trái phiếu trong từng thời kỳ với Bộ Tài chính;
d) Được Kho bạc Nhà nước phát hành trái phiếu Chính phủ để đảm bảo thanh khoản theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này;
đ) Được ưu tiên tham gia các phiên thỏa thuận mua lại hoặc thỏa thuận hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ theo thông báo của Bộ Tài chính.
2. Nhà tạo lập thị trường có các nghĩa vụ sau:
a) Tham gia dự thầu tại các phiên đấu thầu phát hành công cụ nợ của Chính phủ theo thông báo của Bộ Tài chính trong từng thời kỳ;
b) Hàng năm tham gia mua (mua cho mình hoặc cho khách hàng) công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường sơ cấp và tham gia giao dịch trên thị trường thứ cấp với khối lượng tối thiểu theo thông báo của Bộ Tài chính trong từng thời kỳ;
c) Thực hiện nghĩa vụ cam kết chắc chắn chào giá mua, chào giá bán hàng ngày đối với các công cụ nợ chuẩn theo thông báo của Bộ Tài chính trong từng thời kỳ.
d) Thanh toán đầy đủ, đúng hạn tiền mua công cụ nợ của Chính phủ;
đ) Thực hiện chế độ báo cáo năm và báo cáo định kỳ 6 tháng theo Mẫu số 03 và Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Nhà tạo lập thị trường bị xem xét loại bỏ tư cách thành viên theo một trong các trường hợp sau:
a) Bị thu hồi hoặc bị rút Giấy phép kinh doanh;
b) Tạm ngừng kinh doanh, hoặc bị giải thể, phá sản;
c) Hoạt động kinh doanh bị kiểm soát đặc biệt theo thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Có đơn đề nghị không làm nhà tạo lập thị trường;
đ) Không đáp ứng đủ điều kiện duy trì nhà tạo lập thị trường theo quy định tại khoản 4 Điều 26 Nghị định này.
2. Tổ chức bị loại bỏ tư cách nhà tạo lập thị trường được thông báo bằng văn bản và công bố thông tin trên trang tin điện tử của Bộ Tài chính.
3. Tổ chức bị loại bỏ tư cách nhà tạo lập thị trường quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này không được nộp hồ sơ đăng ký trở thành nhà tạo lập thị trường trong vòng 02 năm kể từ ngày bị loại bỏ tư cách.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có thay đổi về một trong các nội dung sau đây nhà tạo lập thị trường phải thông báo bằng văn bản đến Bộ Tài chính:
1. Bị thu hồi hoặc bị rút Giấy phép kinh doanh.
2. Bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi doanh nghiệp, tạm ngừng kinh doanh, giải thể, phá sản.
3. Không đáp ứng được các chỉ tiêu an toàn tài chính theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
4. Hoạt động kinh doanh bị kiểm soát đặc biệt bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật liên quan.
ISSUANCE AND TRADING OF GOVERNMENT DEBT INSTRUMENTS IN DOMESTIC MARKET
Section 1. ISSUANCE AND TRADING OF TREASURY BILLS
Article 11. Terms and conditions of treasury bills
1. Term:
a) Standard terms of treasury bills are 13 weeks, 26 weeks or 52 weeks;
b) Other terms of treasury bills shall be subject to the Minister of Finance’s decisions made according to the needs for funds and market developments provided that a term shall not exceed 52 weeks.
2. Face value: The face value of a treasury bill is VND 100,000 or its multiple.
3. Currency used in issuance and payment for treasury bills is VND.
4. Forms:
a) Treasury bills are issued in the forms of book entries or electronic data depending on each method of issuance;
b) The issuer shall decide the form of treasury bills in each issue.
5. Interest rate:
a) Interest rate of treasury bills issued through bidding shall be decided by the State Treasury within the interest rate bracket announced by the Ministry of Finance.
b) Interest rate of treasury bills issued directly to the SBV shall be discussed and agreed upon between the Ministry of Finance and the SBV in accordance with regulations of Clause 3 Article 12 herein.
6. Issuance methods:
a) Bidding for issuance of treasury bills according to regulations of Clause 1, Clause 2, Clause 3, Clause 4, Clause 5 Article 15 herein.
The issuer shall directly organize bidding for issuance of treasury bills or organize bidding via the Operations Center of the SBV in accordance with regulations of the Ministry of Finance.
b) Issuance of treasury bills directly to the SBV in accordance with regulations in Article 12 herein.
7. Method for payment of treasury bills: The sum of principal and interest of treasury bills shall be paid in a lump sum at their maturity date.
Article 12. Issuing treasury bills directly to the State Bank of Vietnam
1. In case the central-government budget is in temporary deficit, the Ministry of Finance shall take charge and cooperate with the SBV in formulating the scheme for issuance of treasury bills directly to the SBV, and then submit it to the Prime Minister for decision. The Scheme for issuance of treasury bills includes the following contents: purposes, quantity, term, form, face value, interest rate, planned date of issuance of treasury bills; payment and funds for payment of treasury bills upon their maturity date; registration, depositing, listing and trading of treasury bills (if any).
2. Pursuant to the Decision of the Prime Minister, the Ministry of Finance shall reach an agreement with the SBV on the quantity, interest rate and term of each issue of treasury bills. If the issuance date and the maturity date of treasury bills are not in the same budget year, regulations on advance from the SBV in Clause 1 Article 58 of the Law on state budget and Article 26 of the Law on State Bank of Vietnam shall apply.
3. Interest rate of treasury bills issued directly to the SBV shall be discussed and agreed upon between the Ministry of Finance and the SBV by reference to the interest rate of treasury bills issued through bidding or the interest rate of treasury bills issued by the SBV or the interest rate of government bonds whose remaining effective period at the nearest date is equivalent to the term of treasury bills.
4. Based on the agreed quantity, interest rate, term and date of issuance, the State Treasury shall conclude a contract for selling treasury bills directly to the SBV, which must specify terms and conditions of each issue, including: quantity, term, interest rate, issuance date, selling price, settlement date, maturity date, account receiving buying amounts, registration, depositing, listing and trading of treasury bills (if any).
5. The State Treasury shall record the amounts paid by the SBV for purchasing treasury bills into state budget and make payment of treasury bills when they are due.
Article 13. Registration, depositing, listing and trading of treasury bills
1. Treasury bills issued through bidding shall be registered, deposited, listed and traded in accordance with regulations on registration, depositing, listing and trading of government bonds.
2. Treasury bills issued directly to the SBV shall be registered and deposited at the VSD, and listed at the Stock Exchange at the request of the SBV and the State Treasury.
Section 2. ISSUANCE AND TRADING OF GOVERNMENT BONDS
Article 14. Terms and conditions of government bonds
1. Term:
a) Standard terms of government bonds are 3 years, 5 years, 7 years, 10 years, 15 years, 20 years, 30 years and 50 years.
b) Other terms of government bonds shall be subject to the Minister of Finance’s decision made in each period.
2. Face value: The face value of government bonds shall be VND 100,000 or its multiple.
3. Currency used in issuance and payment for government bonds is VND. In case government bonds are issued in the domestic market in foreign currencies, the currency used in issuance and payment of government bonds must be freely convertible currencies as regulated in Article 22 herein.
4. Forms:
a) Government bonds are issued in the forms of certificates, book entries or electronic data depending on each method of issuance.
b) The issuer shall decide the form of government bonds in each issue.
5. Interest rate:
a) Interest rate of government bonds shall be fixed interest rate, floating interest rate or discount rate as announced by the State Treasury.
b) The State Treasury shall decide the interest rate of government bonds within the interest rate bracket announced by the Ministry of Finance.
6. Methods for payment of government bonds:
a) Interest shall be paid for every 06 months or 12 months or in a lump sum on the maturity date in which the principal payment is also made. The issuer shall notify the method for payment of bond interest for each issue.
b) The bond principal shall be paid in a lump sum on or before the maturity date according to the issuer’s notification in each issue.
7. Issuance methods: Government bonds are issued through bidding, underwriting and private placement as prescribed in Article 15, Article 16 and Article 17 herein.
Article 15. Issuance of government bonds through bidding
1. Bidding is a method of offering government bonds whereby potential investors bid on the government bonds by offering their interest rates.
2. Bidding principles:
a) A bidder’s bid information must be kept secret.
b) Bidders shall have their rights and obligations ensured openly and impartially.
3. Bidders: Market makers as defined in Section 4 Chapter II herein. Other entities that are defined in Clause 1 Article 6 herein and purchase government debt instruments through bidding via market makers.
4. Bidding forms:
Bidding for government bonds is conducted in either of the following forms:
a) Competitive bid; or
b) Combination of competitive bid and non-competitive bid. If a bid session is conducted in this form, total amount of bonds offered to non-competitive bidders shall not exceed 30% of total amount of bonds offered in that bid session.
5. Bidding results shall be determined by adopting either the fixed-rate tender method or the variable-rate tender method. Based on the market developments, the Ministry of Finance shall decide adoption of the fixed-rate tender method or the variable-rate tender method in each period.
6. The issuer shall directly organize bidding for government bonds or organize bidding via the Stock Exchange in accordance with regulations of the Ministry of Finance.
Article 16. Issuance of government bonds through underwriting
1. Underwriting is a method of offering government bonds through an underwriter syndicate, which is comprised of:
a) A lead underwriter and/or co-lead underwriters; and
b) Syndicate participant(s).
2. Eligibility requirements to be satisfied by a lead underwriter:
a) It must be a financial institution that is duly established and operating in Vietnam, and licensed to provide securities underwriting as regulated by laws.
b) It must have experience in providing securities underwriting;
c) It must have a feasible underwriting plan which meets the needs of the issuer in each issue.
3. Process of issuing bonds through underwriting:
a) Based on underwriting requirements for each bond issue and requirements applicable to lead underwriters set forth in Clause 2 of this Article, the State Treasury shall select qualified organization(s) to act as the lead underwriter or co-lead underwriters for a bond issue. The lead underwriter (or co-lead underwriters) shall select qualified entities to participate in the underwriting syndicate, and submit the list of selected syndicate participants to the State Treasury for consideration.
b) The State Treasury shall provide necessary information concerning the bond issue for the lead underwriter (or co-lead underwriters) and the syndicate participants who will take charge of seeking potential investors. Information to be provided includes: planned quantity and term of bonds to be issued, interest rate for each bond term, and issuance date.
c) The lead underwriter (or co-lead underwriters) and the syndicate participants shall prepare a consolidated report on the needs of investors, including the planned quantity of bonds to be purchased, the quantity of bonds firmly purchased and expected interest rate for each bond term, and then submit it to the State Treasury.
d) The State Treasury shall carry out a negotiation with the lead underwriter (or co-lead underwriters) on the quantity, terms and conditions of bonds (including bond term, interest rate, date of issuance, date of bond settlement, and bond prices), underwriting fee and relevant contents.
dd) Based on results of the negotiation with the lead underwriter (or co-lead underwriters), the State Treasury shall enter into an underwriting agreement with the lead underwriter (or co-lead underwriters) for offering of bonds. The signed underwriting agreement shall be the legal ground for determining rights and obligations of the lead underwriter (or co-lead underwriters) and those of the State Treasury.
e) The lead underwriter (or co-lead underwriters) and syndicate participants shall sell bonds as committed in the signed underwriting agreement. In case of failure to sell all of bonds of an issue, the lead underwriter (or co-lead underwriters) and syndicate participants shall purchase the remaining quantity of bonds.
g) Upon the end of an underwritten bond issue, the State Treasury shall offer government bonds to investors whose names appear in the list of bond buyers submitted by the lead underwriter (or co-lead underwriters).
Article 17. Private placement of government bonds
1. Private placement is a method of offering of government bonds directly to each buyer.
2. The State Treasury shall formulate the plan for private placement of government bonds, and submit it to the Ministry of Finance for approval. The plan for private placement of government bonds includes the following contents:
a) Bond buyers;
b) Planned quantity of bonds to be issued;
c) Bond term;
d) Planned interest rate;
dd) Planned issuance date.
3. Based on the plan for private placement given approved by the Ministry of Finance, the State Treasury shall issue a decision on issuance of bonds, and directly organize the issuance and make payment of bond principal and interest in each issue.
Article 18. Registration, depositing and listing of government bonds
1. Registration and depositing of government bonds:
a) Government bonds shall be registered and deposited at the VSD at the request of the State Treasury.
b) Based on the State Treasury’s notification of results of a bond issue, the VSD shall carry out procedures for registration of government bonds.
c) Based on the State Treasury’s confirmation of completion of bond settlement, the VSD shall carry out procedures for depositing of government bonds in accordance with the Law on securities.
2. Listing of government bonds:
a) Government bonds shall be registered and deposited at the VSD, listed and traded at the Stock Exchange, except foreign currency bonds.
b) Based on the VSD’s notification of bond registration and the State Treasury’s request, the Stock Exchange shall carry out procedures for listing of government bonds in accordance with the Law on securities.
Article 19. Trading of government bonds
1. Government bonds shall be traded on the securities market by order-matching method and/or put-through (negotiated trading) method in accordance with the Law on securities and the Stock Exchange’s regulations approved by a competent authority.
2. Government bonds shall be traded on the securities market in the following forms:
a) Outright;
b) Repo and sell/buy back;
c) Other trading forms as prescribed by the Law on securities.
3. Repo and sell/buy back transactions of government bonds set forth in Point b Clause 2 of this Article are conducted by applying the following principles:
a) Term of a repo or sell/buy back transaction shall not exceed 01 year;
b) The buyer and seller shall themselves carry out a negotiation and enter into a repurchase agreement or sell and buy back agreement, which includes the following contents: quantity; interest rate (or bond price); term; collateral; hedge ratio; rights and obligations of contractual parties; disposal of collateral in case of either party’s failure to make the previously agreed settlement.
4. The SBV shall provide guidance on classification of debts and credit risk provisions for credit institutions that enter into repos and sell/buy back transactions of government bonds on the securities market.
5. The Minister of Finance shall provide guidance on trading of government bonds on securities market in accordance with regulations herein and the Law on securities.
Article 20. Issuing government bonds to ensure market liquidity
1. Requirements:
a) Government bonds are issued to ensure the market liquidity when a market maker gives a firm quotation under regulations in Point c Clause 2 Article 27 herein but fails to provide enough government bonds for trading.
b) The quantity of government bonds issued for ensuring the market liquidity at all times must not exceed the annual limit on government bonds approved by a competent authority.
c) The market maker is required to provide a minimum margin to the State Treasury as prescribed in Clause 2 of this Article.
2. Process of issuing government bonds for ensuring the market liquidity:
a) Where there is a need for government bonds for fulfilling obligations as set forth in a firm quotation, the market maker shall request the State Treasury to issue bonds for ensuring the market liquidation. Such request should set forth code and quantity of government bonds needed for facilitating the market liquidity, and liquidity facilitating period.
b) Based on the market maker’s request, the State Treasury shall request the market maker to enter into a liquidity facility contract and provide a margin in cash for the State Treasury. The margin must be in proportion to the value of issued bonds determined according to the mark-to-market method plus the hedge ratio determined according to the value of bonds issued.
c) After receiving the full payment of margin, the State Treasury shall issue government bonds to the market maker. The term of bonds issued for ensuring the market liquidity must not exceed 28 days from the issuance date, including extension (if any).
d) When the liquidity facility contract becomes mature, the market maker is required to refund government bonds to the State Treasury that will refund the received margin to the market maker after deducting contract performance fees. Contract performance fees paid by the market maker to the State Treasury shall be recorded as state budget revenues.
dd) If the market maker fails to refund government bonds when the liquidity facility contract expires (including extension, if any), the State Treasury shall carry out procedures for terminating the contract and transfer the received margin to state budget and record it as proceeds from issuance of government bonds.
e) The Minister of Finance shall provide specific guidance on bond prices, hedge ratio, contract performance fees and limit on government bonds issued by the State Treasury for facilitating the market liquidity, main contents of a liquidity facility contract and steps for issuance of government bonds for ensuring the market liquidity as regulated herein.
1. Green bonds are government bonds issued for raising funds for environmental projects as defined in the Law on environmental protection (also called as green projects) and included in the list of projects to which public investment funds are allocated in accordance with the Law on public investment and the Law on state budget.
2. The Ministry of Finance shall cooperate with the Ministry of Planning and Investment, and the Ministry of Natural Resources and Environment in formulating the Scheme for issuance of green bonds, and submit it to the Prime Minister for approval. The Scheme for issuance of green bonds includes:
a) Purposes;
b) Quantity of green bonds to be issued;
c) Terms and conditions of green bonds;
d) Bond buyers;
dd) Issuance methods;
e) Registration, depositing, listing and trading of bonds;
g) List of investment projects using funds from issuance of green bonds.
3. Terms, conditions, issuance, registration, depositing, listing and trading of green bonds shall comply with regulations in Article 14, Article 15, Article 16, Article 17, Article 18 and Article 19 herein.
Article 22. Foreign currency bonds
1. Foreign currency bonds are government bonds issued in the domestic market in freely convertible currencies according to the Scheme approved by the Prime Minister.
2. Based on the needs for funds of state budget, the Ministry of Finance shall take charge and cooperate with the SBV in formulating the Scheme for issuance of government bonds in the domestic market in a freely convertible currency, and then submit it to the Prime Minister for consideration. The Scheme includes the following contents:
a) Purposes;
b) Quantity of bonds to be issued;
c) Terms and conditions of bonds: Term, face value; currency of bonds issued and currency used for payment of bonds; interest rate;
d) Bond buyers;
dd) Registration, depositing and trading of bonds;
3. Based on the Scheme for issuance of foreign currency bonds approved by the Prime Minister, the Ministry of Finance shall organize the issuance of bonds in foreign currency by adopting private placement method.
4. Foreign currency bonds shall be registered and deposited at the VSD in accordance with regulations herein, and traded in accordance with applicable regulations of the Law on foreign exchanges.
Article 23. National development bonds
1. National development bonds are government debt instruments whose terms and conditions are the same as those of government bonds set forth in Article 14 herein.
2. Based on the needs for funds of state budget, the Ministry of Finance shall formulate the plan for issuance of national development bonds, and submit it to the Standing Committee of the National Assembly for consideration. The plan for issuance of national development bonds includes the following contents:
a) Purposes;
b) Terms and conditions;
c) Planned issuance date;
d) Method for payment of bond principal and interest;
dd) Planned quantity of bonds to be issued;
e) Buyers and organization of issuance.
3. Based on the plan approved by the Standing Committee of the National Assembly, the Ministry of Finance shall organize the issuance of national development bonds.
4. Issuance, registration, depositing, listing and trading of national development bonds shall comply with regulations in Article 15, Article 16, Article 17, Article 18 and Article 19 herein.
Section 3. REPURCHASE AND SWAP OF GOVERNMENT DEBT INSTRUMENTS
Article 24. Repurchase of government debt instruments
1. The Ministry of Finance shall formulate the Scheme for repurchase of government debt instruments before their maturity date, and submit it to the Prime Minister for approval. The Scheme includes the following contents:
a) Purposes;
b) Quantity and terms and conditions of debt instruments to be repurchased;
c) Funds for repurchase of debt instruments;
d) Repurchase method;
dd) Planned date of repurchase and relevant costs.
2. Repurchase of government debt instruments must be openly and transparently made according to market rules.
3. Government debt instruments may be repurchased by either negotiation or bidding. Process of repurchase of government debt instruments in the domestic market shall follow the Minister of Finance’s guidance.
Article 25. Swap of government debt instruments
1. The Ministry of Finance shall formulate the Scheme for swap of debt instruments before their maturity date and submit it to the Prime Minister for approval. The Scheme includes the following contents:
a) Purposes;
b) Quantity and terms and conditions of debt instruments to be swapped;
c) Swapping method;
d) Planned date of swap and relevant costs.
2. The swap of government debt instruments must be openly and transparently conducted according to market rules.
3. The quantity of government debt instruments issued for swap must not exceed the limit thereof set forth in the borrowing and repayment plan approved by the Prime Minister.
4. Government debt instruments may be swapped by either negotiation or bidding. Process of swap of government debt instruments in the domestic market shall follow the Minister of Finance’s guidance.
1. Eligibility requirements to be satisfied when applying for registration as a market maker:
a) The applicant must be a commercial bank or a securities company which is duly established and operates under the law of Vietnam;
b) Its owner’s equity reported on duly audited financial statements of 03 years preceding the year in which application for registration as a market maker is submitted must be not lower than the minimum charter capital prescribed by relevant laws;
c) It has operated for at least 03 years. If it is an acquiring enterprise or an enterprise formed from full or partial division or consolidation, its operating period shall include the operating period before the acquisition, full or partial division or consolidation.
d) It has purchased and traded government debt instruments on the primary and secondary market with the quantity prescribed by Ministry of Finance in each period.
2. Application for registration as a market maker:
a) The application form for registration as a market maker using the Form No. 01 stated in the Appendix enclosed herewith.
b) The copy of business registration certificate.
c) Financial statements, which have been duly audited by an independent audit firm operating under the law of Vietnam, of 03 years preceding the year in which application for registration as a market maker.
d) The report on transactions conducted on primary and secondary market made according to the Form No. 02 stated in the Appendix enclosed herewith.
3. Procedures for accreditation of a market maker:
a) Within the period from November 01 to November 10 every year, any institution that satisfies eligibility requirements for registration as a market maker and wishes to become a market maker shall submit an application, which includes the documents prescribed in Clause 2 of this Article, to the Ministry of Finance.
b) Within 05 working days from the receipt of the application, the Ministry of Finance shall consider and verify the adequacy and legality of the received application, and request the application in writing to supplement the application (if any).
c) Upon the receipt of a satisfactory application and based on the applicant’s satisfaction of the requirements specified in Clause 1 of this Article, the Ministry of Finance shall select and announce the list of qualified market makers by December 31 every year. If an application is refused, the Ministry of Finance shall send a written notification, which indicates reasons for refusal, to the applicant.
4. Requirements to be satisfied for maintaining a market maker status:
a) The market maker must maintain its satisfaction of the requirements specified in Clause 1 of this Article.
b) It must fulfill obligations of a market maker specified in Clause 2 Article 27 herein.
5. Process of evaluating the maintenance of eligibility by a market maker:
a) Within the period from November 01 to November 10 every year, the market maker shall submit a report, which is made according to the Form No. 03 stated in the Appendix enclosed herewith, on its operating results on the market for the reporting period from November 01 of the previous year to October 31 of the current year, to the Ministry of Finance.
b) Based on the market maker’s report and the Ministry of Finance’s database, the Ministry of Finance shall evaluate the maintenance of eligibility by the market maker and announce evaluation results by December 31 every year. If a market maker fails to satisfy eligibility requirements, the Ministry of Finance shall send a written notification, which indicates reasons for refusal, to that market maker.
6. Ranking of market makers:
a) Based on a market maker’s operating results on the primary and secondary market, and the proportion of each evaluation criterion in each period, the Ministry of Finance shall annually evaluate and announce that market maker’s rank.
b) Based on the market developments, the Ministry of Finance shall use the ranking results to allow a market maker to maintain its status.
Article 27. Rights and duties of a market maker
1. A market maker shall have the following rights:
a) Being the sole entity entitled to participate in issues, repurchases or swaps of government debt instruments by bidding;
b) Being given priority in application for registration as a lead underwriter in each issue of government bonds or national development bonds through underwriting;
c) Attending periodic exchanges about bond issuance and orientations for bond market development policies with the Ministry of Finance;
d) Request the State Treasury to issue government bonds for ensuring the market liquidity as prescribed in Article 20 herein;
dd) Being given priority in negotiation on repurchase or swap of government debt instruments according to the Ministry of Finance’s notification.
2. A market maker must discharge the following duties:
a) Bid at bidding sessions for government debt instruments according to the Ministry of Finance's notification in each period;
b) Annually purchase (including for customers) and trade in government debt instruments on the primary and secondary market with the quantity prescribed by Ministry of Finance in each period;
c) Fulfill duties according to firm commitments to offer daily bid and ask prices of standard debt instruments according to the Ministry of Finance’s notification in each period.
d) Make full payment for government debt instruments purchased on the agreed schedule;
dd) Submit annual reports and 6-month reports, made according to the Form No. 03 and Form No. 04 stated in the Appendix enclosed herewith.
Article 28. Terminating eligibility of a market maker
1. The eligibility of a market maker shall be taken into consideration for termination in the following cases:
a) The market maker has its business license revoked or withdrawn;
b) Its business is suspended or it is dissolved or declared bankrupt;
c) Its business is put under a special control by a competent authority;
d) It submits an application for voluntary termination of its eligibility;
dd) It fails to satisfy the eligibility requirements as specified in Clause 4 Article 26 herein.
2. The Ministry of Finance shall inform the market maker in writing of its eligibility termination, and publish information concerning such eligibility termination on its website.
3. A market maker whose eligibility is terminated as prescribed in Point d or Point dd Clause 1 of this Article shall not apply for registration as a market maker within 02 years from the date of eligibility termination.
Article 29. Changes compulsorily reported to Ministry of Finance
Within 10 working days from the occurrence of any of the following changes, the market maker must inform the Ministry of Finance in writing:
1. The market maker has its business license revoked or withdrawn.
2. It is fully or partially divided, consolidated or merged, has its business type changed or its business suspended, is dissolved or declared bankrupt.
3. It fails to achieve prudential indicators as regulated by relevant laws.
4. Its business is put under a special control by a competent authority in accordance with applicable laws.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực