Chương I Nghị định 95/2018/NĐ-CP: Quy định chung
Số hiệu: | 95/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 31/12/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2018 |
Ngày công báo: | 17/07/2018 | Số công báo: | Từ số 783 đến số 784 |
Lĩnh vực: | Chứng khoán | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đây là nội dung nổi bật tại Nghị định 95/2018/NĐ-CP về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán.
Theo đó, trái phiếu xanh là loại trái phiếu Chính phủ phát hành để đầu tư các dự án liên quan đến bảo vệ môi trường đảm bảo điều kiện:
- Là dự án xanh theo quy định của Luật bảo vệ môi trường;
- Là dự án thuộc danh mục được phân bổ vốn đầu tư công theo quy định của Luật đầu tư công, Luật ngân sách nhà nước.
Bộ Tài chính phối hợp với Bộ KH&ĐT, Bộ TN&MT xây dựng đề án phát hành trái phiếu Chính phủ xanh báo cáo Thủ tướng phê duyệt trước khi triển khai thực hiện.
Nội dung của đề án bao gồm:
- Mục đích phát hành;
- Khối lượng phát hành;
- Điều kiện, điều khoản của trái phiếu;
- Đối tượng mua trái phiếu;
- Phương thức phát hành;
- Việc đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch;
- Danh mục các dự án sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu.
Điều kiện điều khoản, việc tổ chức phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch trái phiếu xanh thực hiện theo quy định tại Điều 14, 15, 16, 17, 18, 19 của Nghị định này.
Nghị định 95/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2018.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán; quyền hạn, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc phát hành và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ.
1. Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Kho bạc Nhà nước, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam, Sở Giao dịch chứng khoán và các nhà tạo lập thị trường theo quy định tại Nghị định này.
2. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết, giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán.
Ngoài những thuật ngữ đã quy định tại Luật Quản lý nợ công, Luật chứng khoán, trong Nghị định này các thuật ngữ được hiểu như sau:
1. “Nhà tạo lập thị trường” là tổ chức được Bộ Tài chính lựa chọn để thực hiện quyền, nghĩa vụ trong việc phát hành, giao dịch công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường trong nước theo quy định tại Nghị định này.
2. “Đấu thầu đơn giá” là phương thức xác định kết quả đấu thầu mà mức lãi suất phát hành là mức lãi suất trúng thầu cao nhất và được áp dụng chung cho các thành viên trúng thầu.
3. “Đấu thầu đa giá” là phương thức xác định kết quả đấu thầu mà mức lãi suất phát hành đối với mỗi thành viên trúng thầu đúng bằng mức lãi suất dự thầu của thành viên đó.
4. “Công cụ nợ chuẩn” là các mã trái phiếu chuẩn được chủ thể tổ chức phát hành lựa chọn và công bố để nhà tạo lập thị trường thực hiện nghĩa vụ chào giá với cam kết chắc chắn.
5. “Trái phiếu quốc tế” là trái phiếu Chính phủ phát hành trên thị trường vốn quốc tế theo quy định tại Nghị định này.
6. “Tổ chức xếp hạng tín nhiệm” là các tổ chức có chức năng đánh giá và xếp hạng tín nhiệm cho quốc gia, doanh nghiệp.
1. Chủ thể tổ chức phát hành công cụ nợ của Chính phủ là Bộ Tài chính.
2. Đối với công cụ nợ của Chính phủ phát hành tại thị trường trong nước, Bộ Tài chính tổ chức phát hành hoặc ủy quyền cho Kho bạc Nhà nước tổ chức phát hành và thực hiện các nghĩa vụ của chủ thể tổ chức phát hành theo quy định tại Nghị định này.
1. Đối tượng mua công cụ nợ của Chính phủ phát hành tại thị trường trong nước:
a) Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước được mua công cụ nợ của Chính phủ với khối lượng không hạn chế, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
b) Các quỹ đầu tư chứng khoán, quỹ hưu trí tự nguyện được mua công cụ nợ của Chính phủ thông qua việc ủy thác cho tổ chức quản lý quỹ thực hiện;
c) Các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách được mua công cụ nợ của Chính phủ theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Đối tượng mua công cụ nợ của Chính phủ phát hành trên thị trường quốc tế là tổ chức, cá nhân theo quy định của thị trường phát hành.
1. Quyền lợi của chủ sở hữu công cụ nợ của Chính phủ
a) Được đảm bảo thanh toán đầy đủ, đúng hạn gốc, lãi công cụ nợ khi đến hạn thanh toán.
b) Được sử dụng công cụ nợ để chuyển nhượng, cho, tặng, thừa kế, chiết khấu, cầm cố hoặc thực hiện các giao dịch khác theo quy định của pháp luật.
2. Nghĩa vụ nộp thuế của chủ sở hữu công cụ nợ đối với các khoản thu nhập phát sinh từ công cụ nợ của Chính phủ thực hiện theo quy định của pháp luật thuế.
1. Chính phủ bảo đảm nguồn thanh toán gốc, lãi công cụ nợ của Chính phủ khi đến hạn theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và Luật Quản lý nợ công.
2. Bộ Tài chính tổ chức thanh toán gốc, lãi công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường trong nước cho chủ sở hữu khi đến hạn.
3. Bộ Tài chính chuyển tiền vào tài khoản của đại lý thanh toán để thanh toán gốc, lãi trái phiếu quốc tế cho chủ sở hữu khi đến hạn.
1. Toàn bộ số tiền thu được từ phát hành công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường trong nước được tập trung vào ngân sách trung ương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, Luật Quản lý nợ công và các văn bản pháp luật liên quan.
2. Toàn bộ số tiền thu từ phát hành trái phiếu quốc tế được sử dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Quản lý nợ công và mục đích phát hành phiếu quốc tế được Chính phủ phê duyệt quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định này.
1. Các khoản chi phí phát sinh trong quá trình phát hành, đăng ký, lưu ký thanh toán, mua lại, hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ và các chi phí liên quan khác do ngân sách trung ương chi trả.
2. Chi phí chi trả cho các tổ chức thực hiện đấu thầu, bảo lãnh, phát hành riêng lẻ đăng ký, lưu ký, thanh toán, mua lại, hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường trong nước thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
3. Các chi phí liên quan đến đợt phát hành và giao dịch trái phiếu quốc tế do ngân sách trung ương chi trả theo thỏa thuận, hợp đồng đã ký với các đối tác tham gia vào đợt phát hành và thông báo của các đại lý cung cấp dịch vụ.
This Decree deals with the issuance, registration, depositing, listing and trading of government debt instruments on securities market; powers and responsibility of organizations and individuals involved in issuing and trading government debt instruments.
1. The Ministry of Finance, the State Bank of Vietnam (SBV), the State Treasury, the Vietnam Securities Depository (VSD), Stock Exchanges and market makers as defined in this Decree.
2. Organizations and individuals involved in issuing, registering, depositing, listing and trading government debt instruments on securities market.
Article 3. Interpretation of terms
In addition to terms defined in the Law on public debt management and the Law on securities, for the purpose of this Decree, these terms are construed as follows:
1. “market maker” refers to an organization appointed by the Ministry of Finance to exercise and perform its rights and duties in the issuance and trading of government debt instruments in domestic market in accordance with regulations herein.
2. “fixed-rate tender” refers to the method of determining bidding result whereby the interest rate of debt instruments issued is the highest bid-winning interest rate and commonly applied to all successful bidders.
3. “variable-rate tender” refers to the method of determining bidding result whereby the interest rate of debt instruments issued applied to each successful bidder is equal to the interest rate offered by such bidder.
4. “standard debt instruments” refer to standard bond codes selected and announced by issuers in order for market makers to perform offering obligations under a firm commitment.
5. “international bonds” refers to government bonds which are issued on international capital markets in accordance with regulations herein.
6. “credit rating agency” refers to an agency that evaluates, assesses and assigns credit ratings to sovereign entities and enterprises.
1. Issuer of government debt instruments is the Ministry of Finance.
2. With regard to government debt instruments issued in domestic market, the Ministry of Finance shall directly organize the issuance or authorize the State Treasury to organize the issuance and fulfill the issuer’s obligations as prescribed in this Decree.
1. Government debt instruments are issued in the domestic market to serve the purposes specified in Clause 1, Clause 2 and Clause 3 Article 25 of the Law on public debt management.
2. The purposes of international bonds are set forth in Clause 1 Article 28 of the Law on public debt management.
1. The followings are entitled to buy government debt instruments issued in the domestic market:
a) Domestic and foreign organizations and individuals are allowed to purchase government debt instruments with unlimited quantity, unless otherwise prescribed by law;
b) Securities investment funds and voluntary pension funds are allowed to entrust the purchase of government debt instruments to fund management companies;
c) Off-budget financial funds are allowed to purchase government debt instruments in accordance with applicable relevant laws.
2. Buyers of government debt instruments issued on the international market are organizations and individuals authorized by laws applicable in the issuing market.
Article 7. Rights and obligations of holders of government debt instruments
1. A holder of government debt instruments is entitled to:
a) receive full payment of principal and interest on debt instruments upon their maturity date.
b) transfer, give, donate, discount or pledge debt instruments, leave them as inheritance or use them to conduct other transactions in accordance with applicable laws.
2. A holder of government debt instruments is obliged to pay tax on his/her income derived from such government debt instruments in accordance with applicable laws on taxation.
Article 8. Payment of principal and interest
1. The Government shall provide funds for paying principal and interest on government debt instruments when they are due in accordance with regulations of the Law on state budget and the Law on public debt management.
2. The Ministry of Finance shall take charge of paying principal and interest on government debt instruments issued in the domestic market to holders when they are due.
3. The Ministry of Finance shall transfer money to accounts of authorized settlement agencies to pay principal and interest on international bonds to holders upon their maturity date.
Article 9. Using funds from issuance of government debt instruments
1. Total proceeds from each issue of government debt instruments in the domestic market shall be transferred to the central-government budget in accordance with regulations of the Law on state budget, the Law on public debt management and relevant laws.
2. Total proceeds from each issue of international bonds shall be used for the purposes defined in Clause 1 Article 28 of the Law on public debt management and the purposes of issued international bonds as approved by the Government under regulations of Clause 1 Article 31 herein.
Article 10. Expenses associated with issuance, registration, depositing, payment, repurchase and swap of government debt instruments
1. Expenses incurred during the issuance, registration, depositing, payment, repurchase and swap of government debt instruments, and relevant expenses shall be covered by the central-government budget.
2. Payments to organizations conducting bidding, underwriting, private placement, registration, depositing, settlement, repurchase or swap of government debt instruments in the domestic market shall be made according to guidance of the Minister of Finance.
3. Expenses associated with the issuance and trading of international bonds shall be covered by the central-government budget under specific agreement or contracts signed with partners involved in the bond issuance, and according to notifications of relevant service providers.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực