Nghị định 01/2011/NĐ-CP về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương
Số hiệu: | 01/2011/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 01/05/2011 | Ngày hiệu lực: | 20/02/2011 |
Ngày công báo: | 18/01/2011 | Số công báo: | Từ số 59 đến số 60 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Trái phiếu Chính phủ” là loại trái phiếu do Bộ Tài chính phát hành nhằm huy động vốn cho ngân sách nhà nước hoặc huy động vốn cho chương trình, dự án đầu tư cụ thể thuộc phạm vi đầu tư của nhà nước.
2. “Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh” là loại trái phiếu do doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng, ngân hàng chính sách của nhà nước thuộc đối tượng quy định tại Điều 32 Luật Quản lý nợ công phát hành và được Chính phủ bảo lãnh thanh toán.
3. “Trái phiếu chính quyền địa phương” là loại trái phiếu do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) phát hành nhằm huy động vốn cho công trình, dự án đầu tư của địa phương.
4. “Bán lẻ trái phiếu” là phân tích phát hành trái phiếu mà chủ thể phát hành trực tiếp bán trái phiếu cho từng đối tượng mua trái phiếu.
5. “Bảo lãnh phát hành trái phiếu” là phương thức phát hành trái phiếu mà chủ thể phát hành bán trái phiếu thông qua các tổ chức bảo lãnh phát hành.
6. “Bản cáo bạch” là tài liệu hoặc dữ liệu điện tử công khai những thông tin chính xác, trung thực, khách quan liên quan đến việc chào bán hoặc niêm yết trái phiếu của chủ thể phát hành và các điều khoản, thiết kế phát hành trái phiếu.
7. “Các thỏa thuận đại lý” là các thỏa thuận được ký giữa chủ thể phát hành và các tổ chức đại lý về các điều khoản để thực hiện giao dịch từ khi chuẩn bị phát hành đến khi hoàn tất việc thanh toán trái phiếu, bao gồm:
a) Đại lý in ấn: là tổ chức được lựa chọn để in ấn trái phiếu, bản cáo bạch và các tài liệu liên quan khác;
b) Đại lý niêm yết: là tổ chức được lựa chọn để làm thủ tục đăng ký niêm yết trái phiếu của chủ thể phát hành trên các thị trường chứng khoán thích hợp, phù hợp với các quy định của nơi niêm yết;
c) Đại lý tài chính và thanh toán: là tổ chức được lựa chọn để thay mặt cho chủ thể phát hành thanh toán tiền gốc, lãi trái phiếu cho các nhà đầu tư và là đại lý quản lý danh sách các nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu của đợt phát hành;
d) Đại lý chuyển nhượng: là tổ chức được lựa chọn để duy trì các báo cáo về người sở hữu trái phiếu, hủy và phát hành giấy chứng nhận, và xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến việc giấy chứng nhận bị mất, bị hư hỏng hoặc bị mất cắp;
đ) Đại lý ủy thác: là tổ chức được các nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu chỉ định làm người đại diện bảo vệ quyền lợi của các người nắm giữ trái phiếu và bảo đảm việc tuân thủ các điều khoản của trái phiếu;
e) Tổ chức lưu ký: là tổ chức nhận ký gửi, bảo quản, xác nhận việc chuyển nhượng và chuyển nhượng trái phiếu trên thị trường.
8. “Đại lý phát hành trái phiếu” là phân tích phát hành trái phiếu mà chủ thể phát hành ủy thác cho một tổ chức khác thực hiện bán trái phiếu cho đối tượng mua trái phiếu.
9. “Đấu thầu phát hành trái phiếu” là phương thức phát hành trái phiếu mà chủ thể phát hành lựa chọn các tổ chức đủ điều kiện trúng thầu mua trái phiếu đáp ứng các yêu cầu của chủ thể phát hành.
10. “Hệ số tín nhiệm” là hệ số mà các tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm xác định để đánh giá các quốc gia (hệ số tín nhiệm quốc gia) hoặc các doanh nghiệp (hệ số tín nhiệm doanh nghiệp) về mức độ tin cậy, mức độ rủi ro đầu tư và khả năng hoàn trả các khoản vay.
11. “Hợp đồng bảo lãnh phát hành” là thỏa thuận ký giữa chủ thể phát hành và tổ chức bảo lãnh phát hành hoặc tổ hợp bảo lãnh phát hành về các điều khoản, điều kiện để thực hiện bảo lãnh phát hành hoặc thực hiện phát hành của từng đợt phát hành hoặc chương trình phát hành.
12. “Hợp đồng tư vấn pháp lý” là thỏa thuận được ký giữa chủ thể phát hành và tổ chức (tổ hợp) bảo lãnh phát hành với một hoặc nhiều công ty luật về việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp luật trong nước, nước ngoài hoặc quốc tế.
13. “Hoán đổi trái phiếu” là việc mua, bán hai mã trái phiếu khác nhau của cùng một chủ thể phát hành tại cùng một thời điểm với mục tiêu cơ cấu lại danh mục nợ.
14. “Tổ chức bảo lãnh chính hoặc quản lý sổ chính” là một hoặc một nhóm các tổ chức tài chính có uy tín trên thị trường được chủ thể phát hành lựa chọn để thực hiện giao dịch và có vai trò chủ yếu trong việc phân phối trái phiếu. Tổ chức bảo lãnh chính hoặc quản lý sổ chính có vai trò tư vấn cơ cấu phát hành tối ưu, đưa ra mức giá tham khảo, thời gian phát hành thích hợp, phối hợp với tất cả các bên liên quan để tạo động lực tốt cho giao dịch.
16. “Người vay lại” là doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký thỏa thuận vay lại và nhận nợ với cơ quan cho vay lại để sử dụng nguồn vốn phát hành trái phiếu của Chính phủ theo cơ chế cho vay lại.
17. “Phát hành trái phiếu” là việc chủ thể phát hành bán trái phiếu cho các đối tượng mua trái phiếu.
18. “Tổ chức bảo lãnh phát hành” là tổ chức cam kết với chủ thể phát hành thực hiện các thủ tục về phát hành trái phiếu, nhận mua một phần hay toàn bộ trái phiếu của chủ thể phát hành để bán lại, phân phối trái phiếu cho các nhà đầu tư hoặc mua số trái phiếu còn lại chưa được phân phối hết.
19. “Tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm” là các tổ chức có chức năng đánh giá và xếp hạng hệ số tín nhiệm cho quốc gia, doanh nghiệp.
20. “Tư vấn pháp lý trong nước” là công ty luật có hiện diện thương mại tại Việt Nam được lựa chọn làm tư vấn cho chủ thể phát hành hoặc tổ chức (tổ hợp) bảo lãnh phát hành về các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến đợt phát hành trái phiếu.
21. “Tư vấn pháp lý quốc tế” là công ty luật được lựa chọn làm tư vấn cho chủ thể phát hành hoặc tổ chức (tổ hợp) bảo lãnh phát hành về các quy định của pháp luật quốc tế, pháp luật áp dụng tại thị trường phát hành trái phiếu, soạn thảo báo cáo bạch và ý kiến pháp lý cho đợt phát hành trái phiếu.
22. “Tổ hợp bảo lãnh phát hành” là tập hợp các tổ chức bảo lãnh phát hành được chủ thể phát hành lựa chọn tham gia quá trình phát hành trái phiếu. Tổ hợp này có thể được chia thành nhiều cấp tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của từng đợt phát hành:
a) Cấp một gồm tổ chức bảo lãnh chính hoặc quản lý sổ chính có vai trò chủ yếu trong việc phân phối trái phiếu; phối hợp với chủ thể phát hành nâng cao hình ảnh quốc gia, hình ảnh doanh nghiệp và tiếp tục hỗ trợ về thanh khoản sau phát hành;
b) Cấp hai gồm tổ chức quản lý chính hoặc đồng quản lý chính có vai trò hạn chế hơn trong việc phân bổ khối lượng bán trái phiếu;
c) Cấp ba gồm tổ chức quản lý hoặc đồng quản lý có vai trò thấp nhất trong tổ hợp bảo lãnh phát hành.
23. “Ý kiến pháp lý” là văn bản pháp lý do Bộ Tư pháp, tư vấn pháp lý trong nước hoặc tư vấn pháp lý quốc tế phát hành phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế về căn cứ pháp luật của các giao dịch liên quan tới phát hành, thanh toán trái phiếu được thực hiện trên cơ sở pháp luật Việt Nam, các điều ước, các thỏa thuận quốc tế, các hợp đồng có yếu tố nước ngoài và các văn bản pháp lý khác.
1. Chủ thể phát hành trái phiếu Chính phủ là Bộ Tài chính.
2. Chủ thể phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh là doanh nghiệp, ngân hàng chính sách của nhà nước và tổ chức tài chính, tín dụng thuộc đối tượng được cấp bảo lãnh Chính phủ theo quy định tại Điều 32 Luật Quản lý nợ công.
3. Chủ thể phát hành trái phiếu chính quyền địa phương là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
1. Trái phiếu Chính phủ được phát hành cho các mục đích sau:
a) Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;
b) Bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước từ vay trái phiếu ngắn hạn;
c) Cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ Chính phủ;
d) Cho doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng, chính quyền địa phương vay lại theo quy định của pháp luật;
đ) Các mục đích khác nhằm bảo đảm an ninh tài chính quốc gia.
2. Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh được phát hành để đầu tư cho các chương trình, dự án sau:
a) Chương trình, dự án đầu tư được Quốc hội hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư, bao gồm cả phương án tái cơ cấu nợ của các chương trình, dự án này;
b) Chương trình, dự án ứng dụng công nghệ cao, dự án trong lĩnh vực năng lượng, khai thác, chế biến khoáng sản hoặc sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ xuất khẩu do Thủ tướng Chính phủ quyết định phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
c) Chương trình, dự án thuộc lĩnh vực, địa bàn được nhà nước khuyến khích đầu tư theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
d) Chương trình tín dụng có mục tiêu của nhà nước do Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách Xã hội hoặc tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện theo quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
3. Trái phiếu chính quyền địa phương được phát hành cho các mục đích sau:
a) Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;
b) Đầu tư vào các dự án có khả năng hoàn vốn tại địa phương.
1. Việc phát hành trái phiếu phải đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng.
2. Việc phát hành trái phiếu phải tuân thủ các quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật liên quan.
3. Chủ thể phát hành trái phiếu phải đảm bảo quản lý, sử dụng vốn trái phiếu đúng mục đích, hiệu quả và bố trí nguồn vốn trả nợ đầy đủ, đúng hạn.
1. Kỳ hạn trái phiếu
Ngoại trừ tín phiếu kho bạc do Bộ Tài chính phát hành, các loại trái phiếu Chính phủ khác, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương có kỳ hạn từ một (01) năm trở lên. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về kỳ hạn trái phiếu, đảm bảo tính đa dạng và tiêu chuẩn hóa các kỳ hạn trái phiếu nhằm mục đích phát triển thị trường trái phiếu.
2. Khối lượng phát hành trái phiếu
Khối lượng trái phiếu phát hành từng đợt do chủ thể phát hành quyết định, căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn được cấp có thẩm quyền quyết định và điều kiện, khả năng huy động vốn trên thị trường.
3. Mệnh giá trái phiếu
Mệnh giá trái phiếu do chủ thể phát hành quyết định. Trường hợp trái phiếu niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, mệnh giá trái phiếu được quy định phù hợp với quy định về niêm yết và giao dịch chứng khoán.
4. Đồng tiền phát hành, thanh toán trái phiếu
a) Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương phát hành trong nước bằng đồng Việt Nam. Trường hợp trái phiếu Chính phủ phát hành trong nước bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi thực hiện theo đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
b) Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh phát hành ra thị trường quốc tế bằng ngoại tệ theo đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Nghị định này.
c) Đồng tiền sử dụng để thanh toán gốc, lãi trái phiếu cùng loại với đồng tiền khi phát hành.
d) Việc sử dụng ngoại tệ làm đồng tiền phát hành, thanh toán trái phiếu phải đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
5. Hình thức trái phiếu
a) Trái phiếu được phát hành dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử.
b) Chủ thể phát hành quyết định cụ thể về hình thức trái phiếu đối với mỗi đợt phát hành.
a) Lãi suất trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương phát hành trong nước do chủ thể phát hành quyết định trong khung lãi suất do Bộ Tài chính quy định.
b) Trái phiếu được phát hành theo lãi suất cố định, lãi suất thả nổi và lãi suất chiết khấu theo phương án phát hành được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
7. Mua lại và hoán đổi trái phiếu
a) Mua lại trái phiếu trước hạn
- Chủ thể phát hành có thể mua lại trái phiếu trước hạn để giảm nghĩa vụ nợ hoặc để cơ cấu lại nợ theo đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật về quản lý nợ công.
- Việc mua lại trái phiếu trước hạn phải đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch và hiệu quả.
- Trái phiếu Chính phủ đã phát hành có thể được hoán đổi để cơ cấu lại nợ theo chương trình, kế hoạch cơ cấu lại nợ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật về quản lý nợ công.
- Việc hoán đổi trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh phải được sự chấp thuận của Bộ Tài chính.
- Việc hoán đổi trái phiếu phải đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch và hiệu quả.
1. Đối tượng mua trái phiếu là tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài.
2. Tổ chức của Việt Nam không được sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp để mua trái phiếu.
1. Quyền lợi của chủ sở hữu trái phiếu
a) Chủ sở hữu trái phiếu được đảm bảo thanh toán đầy đủ, đúng hạn khi gốc, lãi trái phiếu đến hạn thanh toán.
b) Chủ sở hữu trái phiếu được sử dụng trái phiếu để chuyển nhượng, cho, tặng, thừa kế, chiết khấu và cầm cố trong các quan hệ tín dụng và quan hệ dân sự theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Nghĩa vụ nộp thuế của chủ sở hữu trái phiếu
Chủ sở hữu trái phiếu thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản thu nhập phát sinh từ lãi trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật thuế hiện hành. Việc miễn trừ nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản thu nhập từ lãi trái phiếu Chính phủ phát hành ra thị trường quốc tế do Chính phủ quyết định.
1. Đối với trái phiếu phát hành trong nước
a) Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do các ngân hàng chính sách của nhà nước phát hành được đăng ký, lưu ký tại Trung tâm lưu ký chứng khoán; được niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán theo quy định của Bộ Tài chính; được giao dịch trên thị trường tiền tệ và tại sở giao dịch chứng khoán nơi niêm yết trái phiếu.
b) Trái phiếu chính quyền địa phương được đăng ký, lưu ký tại Trung tâm lưu ký chứng khoán; được niêm yết và giao dịch tại sở giao dịch chứng khoán theo quy định của Bộ Tài chính.
c) Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do doanh nghiệp phát hành được đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch trên thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
2. Đối với trái phiếu phát hành ra thị trường quốc tế
Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh được lưu ký tại tổ chức lưu ký nước ngoài; được niêm yết và giao dịch tại sở giao dịch chứng khoán nước ngoài.
1. Tín phiếu kho bạc là loại trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 13 tuần, 26 tuần hoặc 52 tuần và đồng tiền phát hành là đồng Việt Nam. Các kỳ hạn khác của tín phiếu kho bạc do Bộ Tài chính quyết định tùy theo nhu cầu sử dụng vốn và tình hình thị trường nhưng không vượt quá 52 tuần.
2. Trái phiếu kho bạc là loại trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn từ một (01) năm trở lên và đồng tiền phát hành là đồng tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi.
3. Công trái xây dựng Tổ quốc là loại trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn từ một (01) năm trở lên, đồng tiền phát hành là đồng Việt Nam và được phát hành nhằm huy động nguồn vốn để đầu tư xây dựng những công trình quan trọng quốc gia và các công trình thiết yếu khác phục vụ sản xuất, đời sống, tạo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho đất nước.
1. Tín phiếu kho bạc được phát hành theo phương thức đấu thầu qua sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước ViệtNam hoặc phát hành trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về trình tự thủ tục phát hành tín phiếu kho bạc. Trường hợp phát hành trực tiếp tín phiếu kho bạc cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính thống nhất với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đối với từng đợt phát hành.
2. Trái phiếu Chính phủ được phát hành theo các phương thức sau:
a) Đấu thầu phát hành trái phiếu.
b) Bảo lãnh phát hành trái phiếu.
c) Đại lý phát hành trái phiếu.
Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục phát hành trái phiếu Chính phủ.
1. Đối tượng tham gia đấu thầu tín phiếu kho bạc.
a) Đối tượng tham gia đấu thầu tín phiếu kho bạc là các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, công ty tài chính và các định chế tài chính khác.
b) Trường hợp các đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này không mua hết khối lượng tín phiếu kho bạc của đợt phát hành thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được quyền mua một phần hoặc toàn bộ khối lượng tín phiếu còn lại phù hợp với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ sau khi thỏa thuận với Bộ Tài chính.
2. Đối tượng tham gia đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành trái phiếu kho bạc và công trái xây dựng tổ quốc là các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, công ty tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các định chế tài chính khác.
3. Đối tượng tham gia đấu thầu, bảo lãnh phát hành trái phiếu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được xem xét và công nhận là thành viên của hệ thống các nhà tạo lập thị trường trái phiếu nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.
4. Bộ Tài chính quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện đối với các tổ chức tham gia đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành trái phiếu và các thành viên của hệ thống các nhà tạo lập thị trường trái phiếu phù hợp với sự phát triển của thị trường trong từng thời kỳ.
1. Các khoản chi phí phát sinh trong quá trình phát hành, thanh toán trái phiếu do ngân sách trung ương chi trả.
2. Mức phí chi trả cho các tổ chức thực hiện đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành, thanh toán trái phiếu thực hiện theo thỏa thuận giữa chủ thể phát hành và tổ chức cung cấp dịch vụ theo nguyên tắc thị trường, minh bạch. Bộ Tài chính hướng dẫn khung phí chi trả cho các tổ chức thực hiện đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành và thanh toán trái phiếu.
1. Ngân sách trung ương bảo đảm nguồn thanh toán gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn.
2. Bộ Tài chính tổ chức thanh toán gốc, lãi trái phiếu cho chủ sở hữu trái phiếu khi đến hạn.
1. Các doanh nghiệp phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh phải thỏa mãn các điều kiện sau:
a) Phát hành trái phiếu để đầu tư vào các chương trình, dự án theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 4 Nghị định này;
b) Các chương trình, dự án đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và các quy định của pháp luật có liên quan;
c) Đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 34 Luật Quản lý nợ công;
d) Đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu doanh nghiệp;
đ) Có đề án phát hành trái phiếu được Bộ Tài chính thẩm định và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cấp bảo lãnh Chính phủ;
e) Tuân thủ các quy định khác của pháp luật về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ.
2. Các ngân hàng chính sách của nhà nước, tổ chức tài chính, tín dụng phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh phải thỏa mãn các điều kiện sau:
a) Phát hành trái phiếu để thực hiện chương trình tín dụng có mục tiêu của nhà nước theo quyết định phê duyệt cấp bảo lãnh Chính phủ;
b) Có đề án phát hành trái phiếu được Bộ Tài chính thẩm định và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cấp bảo lãnh Chính phủ;
c) Tuân thủ các quy định khác của pháp luật về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ.
1. Đề án phát hành trái phiếu quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 16 của Nghị định này phải bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Thông tin chung về ngành nghề kinh doanh và tình hình tài chính của chủ thể phát hành;
b) Nội dung và phương án tài chính của chương trình, dự án sử dụng vốn phát hành trái phiếu;
c) Dự kiến khối lượng, kỳ hạn, lãi suất, phương thức phát hành trái phiếu;
d) Dự kiến kế hoạch phát hành trái phiếu và kế hoạch triển khai, giải ngân của chương trình, dự án;
đ) Phương án sử dụng và quản lý nguồn vốn phát hành trái phiếu;
e) Phương án bố trí nguồn vốn thanh toán gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn;
g) Các cam kết của chủ thể phát hành đối với đối tượng mua trái phiếu.
2. Đề án phát hành trái phiếu quy định tại điểm b khoản 2 Điều 16 của Nghị định này phải có các nội dung cơ bản sau:
a) Chương trình tín dụng có mục tiêu của nhà nước theo quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
b) Phương án huy động các nguồn vốn thực hiện chương trình tín dụng có mục tiêu của nhà nước, trong đó có nguồn vốn phát hành trái phiếu;
c) Dự kiến khối lượng, kỳ hạn, lãi suất, phương thức phát hành trái phiếu;
d) Dự kiến kế hoạch phát hành trái phiếu và kế hoạch triển khai, giải ngân của chương trình;
đ) Phương án sử dụng và quản lý nguồn vốn phát hành trái phiếu;
e) Phương án bố trí nguồn vốn thanh toán gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn;
g) Các cam kết của chủ thể phát hành đối với đối tượng mua trái phiếu.
3. Đề án phát hành trái phiếu phải được đại diện chủ sở hữu Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản lý của doanh nghiệp, tổ chức tài chính tín dụng, ngân hàng chính sách của nhà nước phê duyệt bằng văn bản theo quy định tại điều lệ tổ chức, hoạt động của chủ thể phát hành.
1. Chủ thể phát hành trái phiếu gửi Bộ Tài chính hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh Chính phủ để thẩm định. Hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh bao gồm đề án phát hành trái phiếu quy định tại Điều 17 Nghị định này; các văn bản pháp lý chứng minh đủ điều kiện phát hành trái phiếu theo quy định tại Điều 16 Nghị định này; và các tài liệu có liên quan khác theo quy định của pháp luật về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ.
2. Căn cứ vào hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh, các quy định của Nghị định này, pháp luật về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ và các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan, Bộ Tài chính thẩm định đề án phát hành trái phiếu và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh Chính phủ.
Đối với trường hợp tái cơ cấu nợ của các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, đề án phát hành trái phiếu để tái cơ cấu nợ phải được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bằng văn bản và chấp thuận chủ trương cấp bảo lãnh Chính phủ.
Đối với các chương trình tín dụng có mục tiêu của nhà nước, Bộ Tài chính thẩm định đề án phát hành trái phiếu trong quá trình xây dựng kế hoạch nguồn vốn thực hiện chương trình để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về phạm vi, đối tượng của chương trình tín dụng có mục tiêu và tổng nguồn vốn thực hiện, trong đó bao gồm hạn mức nguồn huy động từ phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.
3. Sau khi Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương cấp bảo lãnh Chính phủ, Bộ Tài chính thông báo bằng văn bản cho chủ thể phát hành để tổ chức phát hành trái phiếu theo đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và theo các quy định tại Nghị định này. Việc phát hành trái phiếu phải dựa trên tiến độ thực hiện và giải ngân của chương trình, dự án. Bộ Tài chính quy định cụ thể các đợt phát hành trái phiếu dựa trên đề xuất của chủ thể phát hành, tiến độ giải ngân dự án và tình hình thực tế của thị trường.
4. Kết thúc đợt phát hành trái phiếu, chủ thể phát hành phải báo cáo Bộ Tài chính về kết quả phát hành để làm thủ tục xác nhận nghĩa vụ bảo lãnh thực tế theo quy định của pháp luật về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ.
5. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục thẩm định và cấp bảo lãnh đối với phát hành được Chính phủ bảo lãnh.
1. Đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo quy định tại khoản 1, Điều 16 Nghị định này, phương thức phát hành trái phiếu thực hiện theo quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
2. Đối với các ngân hàng chính sách của nhà nước phát hành trái phiếu theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định này, phương thức phát hành trái phiếu bao gồm:
a) Đấu thầu phát hành trái phiếu;
b) Đại lý phát hành trái phiếu.
3. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể phương thức phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh theo quy định tại Nghị định này và pháp luật về chứng khoán.
1. Chi phí phát sinh trong quá trình phát hành, thanh toán gốc, lãi phát hành, phí bảo lãnh Chính phủ do chủ thể phát hành chi trả và được tính vào giá trị của dự án sử dụng nguồn vốn phát hành trái phiếu hoặc chi phí hoạt động của chủ thể phát hành tùy theo mục đích sử dụng.
2. Bộ Tài chính hướng dẫn khung phí chi trả cho các tổ chức thực hiện đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành và thanh toán trái phiếu.
1. Toàn bộ số tiền thu được từ phát hành trái phiếu phải được sử dụng theo đúng đề án phát hành trái phiếu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 Nghị định này.
2. Chủ thể phát hành chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng đúng mục đích và hiệu quả nguồn vốn phát hành trái phiếu, bảo đảm thực hiện đúng các quy định hiện hành của pháp luật về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ.
1. Chủ thể phát hành có trách nhiệm thanh toán gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn bằng các nguồn vốn hợp pháp của mình.
2. Trường hợp chủ thể phát hành không thể thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán gốc, lãi phát hành khi đến hạn, Bộ Tài chính thực hiện nghĩa vụ thanh toán của chủ thể phát hành trong phạm vi mức bảo lãnh Chính phủ đã cấp. Chủ thể phát hành có trách nhiệm báo cáo, nhận nợ và thanh toán lại cho Bộ Tài chính theo quy định của pháp luật hiện hành về cấp và quản lý trái phiếu Chính phủ.
1. Phát hành trái phiếu để đầu tư vào các dự án phát triển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ của ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và thuộc danh mục đầu tư trong kế hoạch năm (05) năm đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định; hoặc các dự án được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xác định có khả năng hoàn vốn. Các dự án này phải hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan.
2. Có đề án phát hành trái phiếu đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua và Bộ Tài chính thẩm định, chấp thuận bằng văn bản.
3. Tổng số vốn huy động tối đa bằng phát hành trái phiếu phải nằm trong hạn mức dư nợ từ nguồn vốn huy động hàng năm của ngân sách cấp tỉnh theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
Đối với các dự án được xác định là có khả năng hoàn vốn, tổng giá trị vốn vay, bao gồm cả việc phát hành trái phiếu, để đầu tư vào một dự án không vượt quá tám mươi phần trăm (80%) tổng mức đầu tư của dự án đó.
1. Đề án phát hành trái phiếu quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này phải bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Mục đích phát hành trái phiếu và các thông tin về dự án sử dụng nguồn vốn phát hành trái phiếu;
b) Cơ cấu nguồn vốn đầu tư của dự án và nhu cầu vốn từ phát hành trái phiếu;
c) Dự kiến khối lượng, kỳ hạn, lãi suất, phương thức và kế hoạch phát hành trái phiếu;
d) Phương án bố trí nguồn thanh toán gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn;
đ) Các cam kết của chủ thể phát hành đối với đối tượng mua trái phiếu.
2. Đề án phát hành trái phiếu phải được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận bằng văn bản.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi Bộ Tài chính hồ sơ phát hành trái phiếu để thẩm định. Hồ sơ phát hành trái phiếu bao gồm đề án phát hành trái phiếu quy định tại Điều 25 Nghị định này, các văn bản pháp lý chứng minh đủ điều kiện phát hành trái phiếu theo quy định tại Điều 24 Nghị định này và các tài liệu có liên quan khác.
2. Căn cứ hồ sơ phát hành trái phiếu, các quy định của Nghị định này, Luật Quản lý nợ công, Luật Ngân sách nhà nước và các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan, Bộ Tài chính thẩm định đề án phát hành trái phiếu và ban hành văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận việc phát hành trái phiếu.
1. Các khoản chi phí phát sinh trong quá trình phát hành, thanh toán gốc, lãi trái phiếu do ngân sách địa phương chi trả.
2. Bộ Tài chính hướng dẫn khung phí chi trả cho các tổ chức thực hiện đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành và thanh toán trái phiếu.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức và thực hiện thanh toán đầy đủ gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn.
2. Nguồn thanh toán gốc, lãi trái phiếu được bảo đảm từ ngân sách cấp tỉnh và nguồn thu từ các dự án đầu tư có khả năng hoàn vốn tại địa phương.
1. Đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Quản lý nợ công.
2. Có đề án phát hành trái phiếu được Chính phủ phê duyệt.
3. Đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Quản lý nợ công trong trường hợp phát hành trái phiếu để cơ cấu lại danh mục nợ.
4. Giá trị phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế phải nằm trong tổng hạn mức vay thương mại nước ngoài của Chính phủ hàng năm và phù hợp với chiến lược quản lý nợ công, chương trình quản lý nợ trung hạn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
1. Bộ Tài chính chủ trì xây dựng đề án phát hành trái phiếu trình Chính phủ phê duyệt cho từng đợt phát hành.
2. Đề án phát hành bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Mục đích phát hành và sử dụng vốn phát hành trái phiếu;
b) Các căn cứ pháp lý để phát hành trái phiếu, bao gồm quyết định phê duyệt dự án đầu tư của cấp có thẩm quyền và các căn cứ pháp lý khác theo quy định hiện hành của pháp luật;
c) Dự kiến khối lượng, cơ cấu, loại tiền tệ phát hành, kỳ hạn trái phiếu, thị trường, thời gian và phương thức phát hành trái phiếu;
d) Điều kiện thị trường và dự kiến lãi suất trái phiếu;
đ) Dự kiến phương thức lựa chọn tổ chức hoặc tổ hợp bảo lãnh phát hành, tư vấn pháp lý trong nước, tư vấn pháp lý quốc tế, các đại lý liên quan và kế hoạch tổ chức phát hành trái phiếu;
e) Dự kiến các chi phí liên quan đến phát hành trái phiếu;
g) Phương án sử dụng nguồn vốn phát hành trái phiếu, xử lý các rủi ro, phương án thanh toán gốc, lãi trái phiếu;
h) Đánh giá, phân tích các rủi ro, những khó khăn có thể phát sinh trong quá trình phát hành trái phiếu và đề xuất biện pháp khắc phục.
1. Chính phủ phê duyệt đề án phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế với các nội dung cơ bản sau:
a) Mục đích phát hành và sử dụng vốn phát hành trái phiếu;
b) Loại tiền tệ, khối lượng, kỳ hạn và phương thức phát hành trái phiếu;
c) Thời điểm dự kiến phát hành trái phiếu;
d) Thị trường được lựa chọn làm nơi phát hành trái phiếu;
đ) Trách nhiệm của các cơ quan có liên quan.
2. Hình thức phê duyệt là Nghị quyết của Chính phủ.
1. Hồ sơ phát hành trái phiếu là các tài liệu pháp lý do Bộ Tài chính phối hợp cùng với tư vấn pháp lý trong nước, tư vấn pháp lý quốc tế và các cơ quan liên quan chuẩn bị theo quy định của luật pháp Việt Nam và luật pháp áp dụng tại thị trường phát hành trái phiếu.
2. Hồ sơ phát hành trái phiếu bao gồm các tài liệu cơ bản sau:
a) Bản cáo bạch;
b) Các hợp đồng bảo lãnh phát hành;
c) Các hợp đồng tư vấn pháp lý;
d) Hợp đồng mua bán trái phiếu;
đ) Các thỏa thuận đại lý;
e) Các ý kiến pháp lý;
g) Các hồ sơ khác có liên quan.
1. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và các tổ chức liên quan để tổ chức phát hành trái phiếu theo đúng đề án đã được Chính phủ phê duyệt.
2. Căn cứ tình hình thực tế và các quy định pháp luật có liên quan, Bộ Tài chính quyết định về trình tự phát hành trái phiếu theo một số bước cơ bản như sau:
a) Lựa chọn các tổ chức hoặc tổ hợp bảo lãnh phát hành: lựa chọn một hoặc một số tổ chức tài chính, tín dụng đầu tư quốc tế hàng đầu trên thế giới, có kinh nghiệm trong lĩnh vực phát hành trái phiếu để bảo lãnh phát hành cho đợt phát hành trên cơ sở chào thầu cạnh tranh theo các tiêu chí cụ thể và danh sách các tổ chức do các tạp chí uy tín quốc tế bình chọn;
b) Lựa chọn các tư vấn pháp lý: chủ trì, phối hợp với tổ chức hoặc tổ hợp bảo lãnh phát hành lựa chọn các tổ chức, công ty luật có uy tín và kinh nghiệm trong và ngoài nước làm tư vấn pháp lý trong nước, tư vấn pháp lý quốc tế cho Bộ Tài chính và tổ chức hoặc tổ hợp bảo lãnh phát hành;
c) Hoàn thiện hồ sơ phát hành: chủ trì, phối hợp với tư vấn pháp lý trong nước hoặc tư vấn pháp lý quốc tế đàm phán, ký kết các hợp đồng với tổ chức hoặc tổ hợp bảo lãnh phát hành, các đại lý có liên quan và chuẩn bị các tài liệu trong hồ sơ phát hành phù hợp với thông lệ quốc tế và luật pháp của Việt Nam;
d) Đánh giá hệ số tín nhiệm: chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan làm việc với các tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm để xác nhận hệ số tín nhiệm cho quốc gia;
đ) Tổ chức quảng bá: việc tổ chức quảng bá chào bán trái phiếu do Bộ Tài chính thực hiện tùy thuộc yêu cầu của từng phương thức phát hành trái phiếu. Bộ Tài chính phối hợp với tổ chức hoặc tổ hợp bảo lãnh phát hành tổ chức quảng bá trái phiếu tại các trung tâm tài chính lớn trên thế giới để tiếp xúc với cộng đồng các nhà đầu tư quốc tế trước khi thực hiện việc định giá để phát hành trái phiếu;
e) Tổ chức phát hành: Bộ Tài chính quyết định các điều kiện, điều khoản phát hành trái phiếu trong quá trình định giá trái phiếu trên cơ sở tư vấn của tổ chức hoặc tổ hợp bảo lãnh phát hành, phù hợp với điều kiện thị trường và các nguyên tắc nêu tại đề án phát hành trái phiếu đã được Chính phủ phê duyệt;
g) Tiếp nhận vốn: Bộ Tài chính tổ chức tiếp nhận nguồn vốn trái phiếu đã phát hành theo đúng các thỏa thuận đã ký;
h) Hoàn tất giao dịch phát hành: sau khi nhận tiền bán trái phiếu, Bộ Tài chính hoàn tất và ký kết các văn bản pháp lý kết thúc giao dịch phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời báo cáo kết quả phát hành theo các quy định hiện hành.
1. Toàn bộ số tiền thu được từ phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế được phân bổ, quản lý và sử dụng theo đúng các mục đích quy định trong đề án phát hành đã được Chính phủ phê duyệt theo quy định tại Điều 32 và Điều 33 Nghị định này, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý nợ công và các văn bản pháp luật có liên quan.
2. Trường hợp phát hành trái phiếu để cho vay lại, việc sử dụng nguồn vốn phải tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành về cơ chế cho vay lại và hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc sử dụng và giám sát sử dụng nguồn vốn phát hành trái phiếu Chính phủ.
1. Các khoản chi phí phát sinh trong quá trình phát hành, thanh toán gốc, lãi trái phiếu bao gồm:
a) Các khoản chi phí phát sinh một lần: phí tư vấn bảo lãnh phát hành; phí tư vấn pháp lý trong nước, tư vấn pháp lý quốc tế; phí trả cho tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm; phí trả cho các đại lý niêm yết, in ấn; các chi phí trong nước và nước ngoài liên quan đến quá trình chuẩn bị phát hành, quảng bá chào bán phát hành; và các chi phí thực tế khác (nếu có);
b) Các khoản chi phí phải trả hàng năm cho đại lý tài chính và thanh toán, đại lý chuyển nhượng và sở giao dịch chứng khoán nơi trái phiếu được niêm yết theo các thỏa thuận đại lý đã ký kết;
c) Các chi phí khác liên quan đến việc phát hành, thanh toán gốc, lãi trái phiếu (nếu có).
2. Đối với trường hợp phát hành trái phiếu Chính phủ để sử dụng cho mục tiêu cơ cấu lại danh mục nợ Chính phủ, chi phí phát sinh trong quá trình phát hành, thanh toán gốc, lãi trái phiếu do ngân sách trung ương chi trả.
3. Đối với trường hợp cho vay lại
a) Toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình phát hành, thanh toán gốc, lãi trái phiếu do người vay lại và chịu chi phí này được phân bổ theo tỷ trọng nguồn vốn cho vay lại đối với từng người vay;
b) Ngân sách nhà nước tạm ứng các khoản chi phí phát sinh trong quá trình phát hành trái phiếu và được hoàn trả bằng cách khấu trừ trực tiếp vào số tiền được phân bổ từ nguồn vốn trái phiếu trước khi chuyển cho người vay lại;
c) Ngân sách nhà nước tạm ứng để thanh toán các khoản chi phí phát sinh thường niên và phân bổ theo tỷ trọng nguồn vốn cho vay lại đối với từng người vay. Người vay lại hoàn trả các khoản tạm ứng này cho ngân sách nhà nước theo thông báo của Bộ Tài chính.
1. Bộ Tài chính trực tiếp chuyển tiền sử dụng nhà nước vào tài khoản của đại lý để thanh toán gốc, lãi cho chủ sở hữu trái phiếu khi đến hạn thanh toán.
2. Trường hợp cho vay lại: khi đến hạn thanh toán gốc, lãi trái phiếu, người vay lại trả trực tiếp vào tài khoản của đại lý thanh toán hoặc chuyển trả vào Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài theo quy định cụ thể tại các hợp đồng cho vay lại để Bộ Tài chính chuyển tiền cho đại lý thanh toán thực hiện chi trả cho chủ sở hữu trái phiếu.
Bộ Tài chính có trách nhiệm theo dõi giao dịch của các trái phiếu trên thị trường và phối hợp với các đơn vị liên quan cung cấp các thông tin cập nhật về tình hình kinh tế Việt Nam cho các nhà đầu tư nước ngoài theo thông lệ quốc tế sau khi phát hành.
1. Đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định này.
2. Có đề án phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế được Bộ Tài chính thẩm định và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
3. Giá trị phát hành và kỳ hạn trái phiếu phải đáp ứng được các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 34 Luật Quản lý nợ công, nằm trong hạn mức vay thương mại và bảo lãnh vay nước ngoài Chính phủ hàng năm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
4. Có báo cáo tài chính của ba (03) năm liên tiếp liền kề trước năm phát hành trái phiếu đã được kiểm toán bởi Kiểm toán Nhà nước hoặc tổ chức kiểm toán độc lập được phép hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, trong đó kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh không bị lỗ trong ba (03) năm liền kề gần nhất, không có lỗ lũy kế và không có các khoản nợ quá hạn. Báo cáo tài chính được kiểm toán của chủ thể phát hành phải là báo cáo kiểm toán nêu ý kiến chấp thuận toàn bộ. Trường hợp báo cáo kiểm toán có ý kiến ngoại trừ thì phải là ý kiến ngoại trừ không trọng yếu và chủ thể phát hành phải báo cáo, giải trình rõ lý do ngoại trừ, ảnh hưởng của yếu tố ngoại trừ đối với tài sản, nguồn vốn, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của chủ thể phát hành và giải pháp khắc phục.
5. Tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về cấp và quản lý bảo lãnh của Chính phủ đối với phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế.
1. Đề án phát hành trái phiếu do chủ thể phát hành xây dựng phải có các nội dung cơ bản theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định này và các nội dung sau:
a) Dự kiến loại tiền tệ và thị trường phát hành trái phiếu;
b) Dự kiến phương thức lựa chọn tổ chức hoặc tổ hợp bảo lãnh phát hành trái phiếu, tư vấn pháp lý trong nước, tư vấn pháp lý quốc tế và các đại lý liên quan;
c) Phương án xử lý rủi ro, trong đó có rủi ro về tỷ giá.
2. Đề án phát hành trái phiếu phải được đại diện chủ sở hữu, Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên phê duyệt theo quy định tại điều lệ tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp.
1. Chủ thể phát hành gửi Bộ Tài chính hồ sơ phát hành trái phiếu để thẩm định. Hồ sơ phát hành trái phiếu bao gồm:
a) Đề án phát hành trái phiếu theo quy định tại Điều 41 Nghị định này;
b) Các văn bản pháp lý chứng minh đủ điều kiện phát hành trái phiếu theo quy định tại Điều 40 Nghị định này;
c) Xác nhận của tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm về hệ số tín nhiệm của chủ thể phát hành;
d) Các tài liệu khác có liên quan theo quy định của pháp luật hiện hành về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ.
2. Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ phát hành trái phiếu của chủ thể phát hành, Bộ Tài chính chủ trì thẩm định đề án phát hành trái phiếu theo các nội dung quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật hiện hành về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ.
3. Sau khi lấy ý kiến của các cơ quan liên quan, Bộ Tài chính tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo thẩm định đề án phát hành trái phiếu đồng thời kiến nghị về khả năng phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh ra thị trường quốc tế để Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
4. Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát hành trái phiếu và chấp thuận chủ trương cấp bảo lãnh Chính phủ, Bộ Tài chính thông báo bằng văn bản cho chủ thể phát hành để tổ chức phát hành trái phiếu theo đề án đã được phê duyệt và theo các quy định tại Nghị định này.
5. Việc cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ cho trái phiếu doanh nghiệp do Bộ Tài chính thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ cho phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế.
1. Toàn bộ số tiền thu được từ phát hành trái phiếu phải được sử dụng theo đúng đề án phát hành trái phiếu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định tại Điều 41 và Điều 42 Nghị định này.
2. Chủ thể phát hành chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng đúng mục đích và hiệu quả nguồn vốn phát hành trái phiếu; bảo đảm thực hiện đúng các quy định hiện hành của pháp luật về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ, về quản lý ngoại hối, và về quản lý vay và trả nợ nước ngoài.
1. Chủ thể phát hành chuyển tiền trực tiếp cho đại lý thanh toán theo thỏa thuận đã ký để thanh toán gốc, lãi trái phiếu cho chủ sở hữu trái phiếu khi đến hạn.
2. Trường hợp chủ thể phát hành không thể thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn, Bộ Tài chính thực hiện nghĩa vụ thanh toán của chủ thể phát hành trong phạm vi mức bảo lãnh Chính phủ đã cấp. Chủ thể phát hành có trách nhiệm báo cáo, nhận nợ và thanh toán lại cho Bộ Tài chính theo quy định của pháp luật hiện hành về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ.
1. Chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan hướng dẫn việc phát hành, sử dụng, thanh toán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương theo quy định tại Nghị định này.
2. Chủ trì, xây dựng và thực hiện kế hoạch phát hành trái phiếu Chính phủ trong nước để huy động vốn cho ngân sách nhà nước; xây dựng han mức bảo lãnh cho trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.
3. Quy định về khung lãi suất trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương.
4. Làm đầu mối tiếp nhận, tổng hợp, theo dõi và thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về tình hình phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương.
5. Chủ trì thẩm định đề án phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương để đảm bảo đề án được xây dựng và phê duyệt theo đúng nội dung, quy trình, thủ tục và thẩm quyền quy định tại Nghị định này.
6. Chủ trì xây dựng đề án phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tổ chức việc phát hành và cho vay lại nguồn vốn phát hành trái phiếu, bao gồm:
a) Hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý cho việc phát hành;
b) Chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan làm việc với tổ chức xếp hạng hệ số tín nhiệm quốc gia;
c) Ký kết các hợp đồng với các đối tác nước ngoài có liên quan đến việc phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế trên cơ sở Đề án phát hành trái phiếu đã được Chính phủ phê duyệt;
d) Làm đầu mối cung cấp các thông tin cho các đối tác nước ngoài theo quy định trong các thỏa thuận đã ký khi phát hành trái phiếu quốc tế;
đ) Lựa chọn cơ quan cho vay lại và thực hiện cho vay lại nguồn vốn trái phiếu quốc tế theo quy định của pháp luật về cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ.
1. Hướng dẫn, tổ chức đăng ký và xác nhận hạn mức vay thương mại nước ngoài cho các đợt phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh ra thị trường quốc tế.
2. Mua lại nguồn ngoại tệ thu được từ việc phát hành trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ và bán ngoại tệ cho Bộ Tài chính để thanh toán tiền gốc, lãi trái phiếu bằng ngoại tệ khi đến hạn.
3. Phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức đấu thầu phát hành tín phiếu kho bạc qua Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
4. Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc hoàn tất các hồ sơ, thủ tục liên quan đến phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế.
5. Cung cấp các số liệu, tài liệu cần thiết liên quan đến lĩnh vực quản lý theo yêu cầu của Bộ Tài chính và phối hợp làm việc với các tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm.
1. Phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng kế hoạch phát hành trái phiếu Chính phủ và hạn mức bảo lãnh của Chính phủ cho phát hành trái phiếu.
2. Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc hoàn tất hồ sơ, thủ tục liên quan đến phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế.
3. Cung cấp các số liệu, tài liệu cần thiết liên quan đến lĩnh vực quản lý theo yêu cầu của Bộ Tài chính và phối hợp làm việc với các tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm.
1. Thực hiện vai trò tư vấn pháp lý trong nước cho Chính phủ đối với các đợt phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế.
2. Tham gia ý kiến về những vấn đề pháp lý trong các hợp đồng bảo lãnh phát hành, các hợp đồng pháp lý khác liên quan đến việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh ra thị trường quốc tế, các thỏa thuận về bảo lãnh Chính phủ trước khi trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
3. Thẩm định những vấn đề khác nhau giữa các thỏa thuận về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh ra thị trường quốc tế với pháp luật trong nước và theo dõi việc xử lý các vấn đề này trong quá trình thực hiện các thỏa thuận này.
4. Cấp ý kiến pháp lý đối với các thỏa thuận phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh ra thị trường quốc tế và cấp ý kiến pháp lý về tư cách pháp lý của tổ chức phát hành và của cơ quan bảo lãnh theo đề nghị của các cơ quan này.
1. Lập đề án phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, kế hoạch hoàn trả vốn vay trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua và gửi Bộ Tài chính thẩm định.
2. Tổ chức phát hành trái phiếu chính quyền địa phương theo đề án được Bộ Tài chính chấp thuận.
3. Kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn và thu hồi vốn vay từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương.
4. Cân đối ngân sách cấp tỉnh để bảo đảm nguồn thanh toán trái phiếu khi đến hạn.
5. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
1. Tuân thủ các quy định của pháp luật về cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ.
2. Cung cấp đầy đủ các tài liệu hồ sơ về các dự án đầu tư dự kiến sử dụng nguồn vốn phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế cho Bộ Tài chính để xây dựng đề án phát hành trái phiếu.
3. Hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng nguồn tiền phát hành trái phiếu Chính phủ quốc tế theo đúng mục tiêu mà Chính phủ đã phê duyệt. Mọi hành vi sử dụng sai mục đích hoặc không thực hiện nghĩa vụ đã cam kết đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Cam kết và có trách nhiệm hoàn trả kịp thời và đầy đủ các nghĩa vụ thanh toán cho Bộ Tài chính theo đúng các thỏa thuận của hợp đồng cho vay lại.
5. Tổ chức hạch toán kế toán, lưu trữ các tài liệu chứng từ phù hợp về việc rút vốn và sử dụng khoản vay lại và định kỳ (quý, năm) lập báo cáo gửi Bộ Tài chính.
6. Định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Bộ Tài chính, doanh nghiệp vay lại phải gửi báo cáo đánh giá và cung cấp tài liệu giải trình liên quan đến hiệu quả sử dụng khoản vốn vay lại từ nguồn vốn phát hành trái phiếu Chính phủ; thực hiện kiểm toán bắt buộc báo cáo tài chính năm về việc sử dụng nguồn vốn và báo cáo Bộ Tài chính.
1. Có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm theo các quy định của Nghị định này, quy định của pháp luật về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ và các văn bản pháp luật có liên quan.
2. Thực hiện kiểm toán bắt buộc đối với báo cáo tài chính năm và thực hiện hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của Bộ Tài chính.
1. Giám sát việc quản lý, sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đầu tư cho các chương trình, dự án thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành.
2. Phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan trong việc hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và triển khai thực hiện các quy định của Nghị định này.
3. Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc cung cấp số liệu định kỳ hoặc đột xuất để phục vụ cho việc đánh giá hệ số tín nhiệm quốc gia, hệ số tín nhiệm của doanh nghiệp và cùng làm việc với các cơ quan đánh giá hệ số tín nhiệm.
4. Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp trong việc cung cấp các số liệu, thông tin cần thiết để xây dựng Bản cáo bạch, soạn thảo ý kiến pháp lý và tham gia các buổi kiểm chứng số liệu cùng với tổ hợp các ngân hàng bảo lãnh và các đơn vị liên quan tới đợt phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế.
1. Chủ thể phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương có trách nhiệm báo cáo tình hình phát hành, sử dụng vốn trái phiếu và tình hình trả nợ cho Bộ Tài chính.
2. Chủ thể phát hành trái phiếu thực hiện chế độ báo cáo theo hướng dẫn cụ thể của Bộ Tài chính.
Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Nghị định này, tùy theo hành vi và mức vi phạm sẽ bị xử lý hành chính, xử lý kỷ luật, nếu gây thiệt hại về vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2011.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 141/2003/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2003 về việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương và các quy định về phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế quy định tại Nghị định số 53/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2009 về phát hành trái phiếu quốc tế.
1. Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No: 01/2011/ND-CP |
Ha Noi, January 05, 2011 |
ON ISSUANCE OF GOVERNMENT BOND, GOVERNMENT-GUARANTEED BONDS AND LOCAL GOVERNMENT BONDS
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government of December 25, 2001;
Pursuant to the Law on State Budget of December 16, 2002;
Pursuant to the Law on Public Debt Management of June 17, 2009;
Pursuant to the Ordinance on Foreign Exchange of December 21, 2005;
At the proposal of the Minister of Finance,
DECREE:
Article 1. Scope of adjustment
This Decree stipulates the issuance of government bonds, government-guaranteed bonds and local government bonds.
Article 2. Explanation of terms
In this Decree, the following terms are construed as follows:
1. "Government bonds" are bonds issued by the Ministry of Finance to raise funds for the state budget or for and specific investment projects and programs within the scope of the state's investment.
2. "Government-guaranteed bonds" means bonds issued by enterprises, financial and credit institutions and bank for social policy of the state subject to the provisions of Article 32 of the Law on Public Debt Management and guaranteed the payment by the government
3. "Local government bonds" means bonds issued by People's Committees of centrally-affiliated provinces and cities (hereinafter referred to as provincial-level People's Committee) in order to raise funds for the local works and projects,
4. “Bond retail” is analysis of bond issuance that the direct issuing entity sells bonds to each object who purchases bond
5. “"Bond issuance guarantee" is the method of issuing bonds for which the issuing entity sells bonds through the issuance guarantee organization.
6. "Prospectus" means document or electronic data publicizing accurate, honest and objective information related to the offering or listing of bonds of the issuing entity and the terms, design of bond issuance.
7. “Agent agreement" means the agreements signed between the issuing entity and the agent organizations on the terms to carry out transactions from preparation for issuance until complete payment of bonds, including:
a) Printing agent: organization chosen to print bonds, prospectus and other relevant documents
b) Listing agent: is the organization chosen to make the procedures for listing of bonds of the issuing entity on the appropriate securities markets in accordance with the provisions of the listing place.
c) Financial and payment agent: organization chosen on behalf of the issuing entity to pay principal and interest of bonds to investors and is the agent to manage list of investors holding bonds of the issue;
d) Transfer agent: is the organization chosen to maintain reports of bond holders, cancel and issue certificates, and handle issues related to lost, damaged or stolen certificates;
dd) Trust agent: organization appointed by investors holding bonds as representative to protect the interests of the bond holders and ensure compliance with the terms of the bonds;
e) Depository organization: the one receiving consignment, storage and confirmation the assignment and transfer of bonds in the market.
8. "Bond issuing agent" is the analysis of bond issuance that the issuing entity entrusts with another organization to sell bonds to bond buyers.
9. “Bond issue bidding " is the mode of bond issuing that the issuing entity has chosen the organizations eligible for bid winning to buy bonds to meet the requirements of the issuing entity.
10. "Trust factor“ is the coefficient the assessment organizations of trust factor determine to assess the country (the national trust factor) or businesses (the corporate trust factor) on the level of confidence, investment risk level and ability to repay the loan.
11. "Issuance guarantee Contract" is the agreement signed between the issuing and guarantee organization or a combination of issuance guarantee on terms and conditions to make issuance guarantee or carry out issuance of each issue or issuance program.
12. “Legal consultation contract" means the agreement signed between the issuing entity and issuance guarantee organizations (combinations) with one or more law firms on providing international or domestic legal consultancy services.
13. "Bond swap" means the purchase and sale of two different bond codes of the same issuing entity at the same time with the aim of restructuring the debt list.
14. "Principal guarantee or book management organization" is one or a group of reputable financial institutions on the market chosen by the issuing entity to perform transaction and play a major role in the distribution of bonds. The principal guarantee or book management organization has an advisory role of optimal issuance structure, giving the reference price, appropriate issuance time, and collaborating with all parties concerned to create good motivation for the transaction.
16. "Re-borrower" means a business, financial and credit institutions, provincial-level People's Committee that shall sign the re-borrowing agreement and debt receiving with the re-lending agencies to use bond issuance funds of the Government under re-lending mechanism.
17. "Bond issuance" means the issuing entity sells bonds to the bond buyers.
18. "Issuance guarantee organization" is an organization making commitment to the issuing entity to carry out the procedures for the issuance of bonds, buying a part or all of the bonds of the issuing entity for resale, distributing bonds to investors or to buying the remaining bonds that have not been distributed.
19. "Trust factor assessment organization" is the organizations with function of assessment and rating of trust factor for the country and enterprises.
20. "Domestic legal counsel " is a law firm with a commercial presence in Vietnam chosen as a consultant for the issuing entity or issuance guarantee organization (combination) of the provisions of Vietnamese law related to the issuance of bonds.
21. "International legal counsel" is law firm chosen as a consultant to the issuing entity or issuance guarantee organization (combination) of the provisions of international law, applicable law on bond issuance market, preparing prospectus and legal opinions for the bond issue.
22. "Issuance guarantee combination" is a combination of issuance guarantee organizations chosen by the issuing entity to participate in the process of issuing bonds. This combination can be divided into several levels depending on the specific requirements of each issue:
a) Level 1 includes the principal guarantee or book management organization with a key role in the distribution of bonds; coordinating with the issuing entity to enhance national image, corporate image and continuing to support liquidity after issuance;
b) Level 2 includes principal management or co-management organization with more limited role in the allocation of bond sales volume;
c) Level 3 consists of management or co-management organization with the lowest role in issuing guarantee combination.
23. "Legal opinion" is the legal document issued by the Ministry of Justice, domestic or international legal counsel in accordance with the provisions of Vietnamese law and international practices on legal grounds of the transactions related to the issuance and payment of bonds made on the basis of Vietnamese law, the treaties, international agreements and contracts with foreign elements and other legal documents.
Article 3. Bond issuing entity
1. The issuing entity of Government bond is the Ministry of Finance.
2. The bond issuing entity guaranteed by the Government is the enterprise, bank of social policies of the state and financial and credit institutions subject to Governmental guarantee under the provisions of Article 32 of the Law on Public Debt Management.
3. The issuing entity of local government bonds is provincial-level People’s Committee.
Article 4. Purpose for bond issuance
1. Government bonds are issued for the following purposes:
a) Investment for socio-economic development is the task of expenditure of the central budget in accordance with the Law on the State Budget;
b) Offsetting temporary deficit of the state budget from borrowing of short-term bonds;
c) Structuring the Governmental debt and debt list.
d) Re-lending to the enterprises, credit and financial institutions and local government as prescribed by law;
dd) Other purposes in order to ensure national financial security.
2. Government-guaranteed bonds are issued to finance the following programs and projects:
a) Programs and investment projects decided for the investment policy by the National Assembly or the Prime Minister include the debt restructuring plan of these programs and projects;
b) Programs and projects with high-tech application and projects in the area of energy, mining, mineral processing or production of goods or provision of exporting services are decided by the Prime Minister in accordance with the direction of socio-economic development of the country;
c) Programs and projects in the field and geographical area which the State encourages investment by decision of the Prime Minister;
d) Targeted credit programs of the State carried out by Vietnam Development Bank and Bank for Social Policies or credit and financial institution, credit shall comply with the decision of the Governmental Prime Minister.
3. Local government bonds are issued for the following purposes:
a) Investment for socio-economic development subject to the local budget expenditure in accordance with the Law on the State Budget;
b) Investment in projects which can be recovered at the locality
Article 5. Principle of bond issuance
1. The bond issuance must guarantee the openness, transparency and fairness.
2. The bond issuance must comply with the provisions of this Decree and other provisions of the relevant law.
3. The bond issuing entity must ensure the management and use the bond capital for the right purpose, and efficiently and allocation of capital to repay debts in full and on time.
Article 6. Terms and conditions of bonds
1. Bond term
Except that the treasury bills are issued by the Ministry of Finance, the other types of government bonds, government-guaranteed bonds, local government bonds with a term of one (01) year or more, the Ministry of Finance shall make specific guidance on bond term to ensure diversity and standardization of the bond term for the purpose of developing the bond market.
2. Bond issuance volume
The volume of bonds issued in installments shall be decided by the issuing entity, based on the capital using demand decided by the competent level and the conditions and ability to raise capital on the market.
3. Bond par value
Bond par value shall be decided by the issuing entity. In case the bonds are listed at the stock exchange, the face value of bonds shall be specified in accordance with the provisions on the listing and trading of securities.
4. ssuance currency and payment of bonds
a) Government bonds, government-guaranteed bonds, local government bonds are issued domestically in Vietnam dong. In case the government bonds are issued domestically in foreign currencies freely convertible in accordance with the scheme approved by the Prime Minister.
b) Government bonds, government-guaranteed bonds are issued to the international market in foreign currencies in accordance with the scheme approved by the competent authority under the provisions of this Decree.
c) The currency used to pay bond principal and interest the same type with the currency upon issuance.
d) The use of foreign currencies as the currency of issuance and payment of bonds must ensure compliance with the provisions of the law on foreign exchange management.
5. Form of bond
a) Bonds are issued in the form of certificates, a book entries or electronic data.
b) Issuing entity shall make decision on the bond form for each issue.
6. Bond interest
a) The interest rates of government bonds, government-guaranteed bonds, local government bonds domestically issued shall be decided by the issuing entity in the frame rate decided by the Ministry of Finance.
b) The bonds are issued at a fixed interest rate, floating rate and the discount rate under the issuance plan approved by the competent authority for approval.
7. Bond acquisition and swap
a) Callable bond acquisition
- Issuing entity may redeem the bond before due date to reduce debt obligation or debt restructuring under the scheme approved by the competent authority under the provisions of this Decree and the provisions of the law on public debt management.
- The callable bond acquisition must ensure the principles of openness, transparency and efficiency.
b) Bond swap
- Government bond issuance can be swapped for debt restructuring program, the debt restructuring plan has been approved by the competent authority under the provisions of this Decree and the provisions of the law on public debt management.
- The swap of Government-guaranteed bonds must be approved by the Ministry of Finance.
- The bond swap must ensure the principles of openness, transparency and efficiency.
1. Bond buyers are Vietnamese organizations and individuals and foreign organizations and individuals.
2. Vietnamese organizations are not permitted to use funds allocated by the state budget to buy bonds.
Article 8. Rights and tax obligations of bond holders
1. Rights of bond holders
a) The bond holders are guaranteed for full payment and in due time when the principal and interest of bonds come to maturity.
b) The bond owner can use the bonds for transfer, donation, inheritance, mortgage discount in civil and credit relations in accordance with the current regulations of law.
2. Tax obligations of bond holders
The bond owner shall carry out the corporate income tax payment obligation or personal income tax for income arising from interest from government bonds, government-guaranteed bonds, local government bonds in accordance with current tax law. The exemption of corporate income tax or personal income tax for income from government bonds issued to the international market shall be decided by the government.
Article 9. Note, listing and trading of bonds
1. For domestically issued bonds
a) Government bonds, government-guaranteed bonds issued by banks for social policy can be registered, deposited at the Securities Depository Center; listed at the stock exchange as prescribed by the Ministry of Finance; traded on the currency market and at the stock exchange where the bonds are listed.
b) Local government bonds are registered, deposited at the Securities Depository Center; listed and traded at the stock exchange as prescribed by the Ministry of Finance.
c) Government-guaranteed bonds issued by the enterprises can be registered, deposited, listed and traded on the stock market under the provisions of the securities law.
2. For bonds issued to international market.
Government bonds, government-guaranteed bonds are deposited at foreign depository orgnizations; listed and traded at foreign stock exchange.
Article 10. Types of government bond
1. Treasury bills are government bonds with a term of 13 weeks, 26 weeks or 52 weeks and issuing currency is Vietnam dong. Other terms of treasury bills shall be decided by the Ministry of Finance depending on the demand for capital using and market situations, but not exceeding 52 weeks.
2. Treasury bonds are government bonds with a term of one (01) year or more and the issuing currency is Vietnam dong or a freely convertible currency.
3. Bonds for national construction are government bonds with a term of one (01) year or more, the issuing money is Vietnam dong and is issued to raise funds for the construction of the national important works and other essential works for production, life, material and technical facilities for the country.
Article 11. Form of bond issuance
1. Treasury bills are issued in the form of bidding through the stock exchange of the State Bank of Vietnam or issued directly to the State Bank of Vietnam. The Ministry of Finance and the State Bank of Vietnam shall guide the procedure for issuing treasury bills. In case issuing treasury bills directly to the State Bank of Vietnam, the Ministry of Finance shall agree with the State Bank of Vietnam for submission to the Prime Minister for consideration and decision on each issue.
2. Government bonds are issued in the forms as follows:
a) Bond issuance bidding.
b) Bond issuance guarantee.
c) Bond issuance agent.
d) Bond retail
The Ministry of Finance shall make specific guidance on the order and procedures for Government bond issuance.
Article 12. Subjects participating in bidding, guarantee, bond issuance agent
1. Subjects participating in Treasury bill bidding.
a) Subjects participating in Treasury bill bidding is commercial banks, securities companies, financial companies and other financial institutions
b) Where the subjects specified at Point a, Clause 1 of this Article do not buy all the volume of treasury bills of the issue, the State Bank of Vietnam shall be entitled to buy part or all of the remaining volume of the bills appropriate with the operating target of monetary policy in each period after the agreement with the Ministry of Finance.
2. Subjects participating in the bidding, guarantee, bond issuance agent and national constructiof bonds are commercial banks, securities companies, financial companies, Vietnam Social Insurance and other financial institutions.
3. Subjects participating in the bidding, bond issuance guarantee prescribed in clause 1 and 2 of this Article shall be considered and recognized as members of the system of the bond market founder if they satisfy the conditions as prescribed.
4. The Ministry of Finance shall specify the standards and conditions for the organizations participating in the bidding, guarantee, bond issuance agents and other members of the system of bond market founder in accordance with the market development in each period.
Article 13. Fee of bond issuance and payment
1. The expenses generated in the process of bond issuance and payment shall be covered by the central budget.
2. The fees paid to the organization performing bidding, guarantee, bond issuance agent and payment of bonds shall comply with the agreement between the issuing entity and the service provision organization in the principles of market and transparency. The Ministry of Finance shall guide the payment framework to organizations performing bidding, guarantee, bond issuance agent and payment of bonds.
Article 14. Using fundsfor bond issuance
The entire proceeds from the issuance of government bonds will have to concentrate in the central budget for use in accordance with the purpose of issuance, the provisions of the State Budget Law and the relevant legal documents.
Article 15. Payment of principal and interest of bonds
1. The central budget shall ensure the payment of principal and interest of bonds upon maturity.
2. Ministry of Finance shall organize payment of principal and interest of bonds for bond holders upon maturity.
SECTION 2. GOVERNMENT-GUARANTEED BONDS
Article 16. Conditions for bond issuance
1. Enterprises issuing bonds guaranteed by the Government must satisfy the following conditions:
a) Issuing bonds to invest in programs and projects as prescribed at points a, b and c, Clause 2, Article 4 of this Decree;
b) Programs and projects have completed investment procedures prescribed by law on the investment and the relevant provisions of law;
c) Satisfying conditions as prescribed in Clause 2, Article 34 of the Law on Public Debt Management.
d) Satisfying conditions as prescribed by law on corporate bond issuance;
dd) Having schemel of bond issuance appraised by the Ministry of Finance and approved by the Prime Minister with government guarantee;
e) Complying with other regulations of the law on provision and management of government guarantee.
2. State banks for social policies, credit and financial institutions issuing bonds guaranteed by the Government must satisfy the following conditions:
a) Issuing bonds to implement targeted credit programs of the state as approved by decision on government guarantee;
b) Having schemel of bond issuance appraised by the Ministry of Finance and approved by the Prime Minister with government guarantee;
c) Complying with other regulations of the law on provision and management of government guarantee.
Article 17. Scheme of bond issuance
1. Scheme of bond issuance specified at Poit d, Article 16 of this Decree shall include the following basic contents:
a) General information about the business line and financial condition of the issuing entity;
b) Content and financial plan of the program and project which use bond issue capital;
c) Estimated volume, term, interest rate and mode of bond issuance.
d) Estimated bond issuance plan and implementation and disbursement plan of the program or project;
dd) Scheme of using and managing bond issuance capital source;
e) Plan for allocation of capital for payment of principal, interest of bond upon maturity;
g) Commitments of issuing entity over the bond buyers.
2. Scheme of bond issuance specified at Point b, clause 2, Article 16 of this Decree must have the following basic contents:
a) The State targeted credit programs as decided by the Government and the Prime Minister;
b) Plan for mobilization of capital sources to implement the State targeted credit programs in which there is bond issuance capital source;.
c) Estimated volume, term, interest rate and mode of bond issuance.
d) Estimated bond issuance plan and implementation and disbursement plan of the program;
dd) Scheme of using and managing the bond issuance capital source;
e) Plan for allocation of capital for payment of principal, interest of bond upon maturity;
g) Commitments of issuing entity over the bond buyers.
3. Schem of bond issuance must be approved by representatives of the owner, the Board of Directors, the Board of Member or Management Board of the enterprise, credit and financial institutions, state bank for social policies approved in writing under the provisions of the charter of organization and activities of the issuing entity.
Article 18. Appraisal and provision of Government guarantee.
1. Bond issuing entity shall send to the Ministry of Finance dossier to request the government guarantee for appraisal. This dossier shall include scheme of bond issuance as prescribed in Article 17 of this Decree; the legal documents prove eligibility for bond issuance under the provisions of Article 16 of this Decree and other relevant documents as prescribed by law for the provision and management of government guarantee.
2. Based on the dossiers to request the guarantee, the provisions of this Decree, the law on provision and management of government guarantee and the provisions of the relevant law, the Ministry of Finance shall appraise the scheme of bond issuance for submission to the Prime Minister for approval of policy of the Government guarantee provision.
For the case of debt restructuring of the programs and projects using bond fundsguaranteed by the government, the scheme of bond issuance for debt restructuring should be approved by the Prime Minister in writing and agreed with government guarantee provision.
For the State targeted credit programs, the Ministry of Finance shall appraise the scheme of bond issuance in the process of planning the fundsto implement the program for submission to the Prime Minister for approval of the scope and subject of targeted credit programs and the total capital sources including the quota of mobilizing resources from bond issuance guaranteed by the Government.
3. After the Prime Minister approves the government guarantee provision, the Ministry of Finance shall notify in writing to the issuing entity to organize the bond issuance under the scheme approved by the competent authority and under the provisions of this Decree. The bond issuance must be based on implementation progress and disbursement of program or project. The Ministry of Finance shall specify the bond issues based on the proposal of the issuing entity, the project disbursement progress and the actual situation of the market.
4. Upon the completion of the bond issuance, the issuing entity must report to the Ministry of Finance on the issuance results for making the procedures to certify the actual guarantee obligations as prescribed by law on the provision and management of government guarantee.
5.The Ministry of Finance shall make specific guidance on the order and procedures for guarantee appraisal and provision for issuance guaranteed by the Government.
Article 19. Form of bond issuance.
1. For enterprises issuing bonds under the provisions of Clause 1, Article 16 of this Decree, the form of bond issuance shall comply with the provisions of the law on corporate bond issuance.
2. For state banks for social policies issuing bonds under the provisions of Clause 2, Article 16 of this Decree, the form of bond issuance shall include:
a) Bond issuance bidding;
b) Bond issuance agent.
3. The Ministry of Finance shall make specific guidance on the form of bond issuance guaranteed by the Government as prescribed in this Decree and law on securities.
Article 20. Fee of issuance and payment of bond
1. Expenses arising during the issuance and payment of principal and interest of issuance and fees on government guarantee shall be paid by the issuing entity and are included in the value of project of using the bond issuance fundsor cost of activities of the issuing entity, depending on the intended use.
2. The Ministry of Finance shall make guidance on fee framework for payment to organizations performing bidding, guarantee, bond issuance and payment agent.
Article 21. Using bond issuance capital source
1. All proceeds from the bond issuance must be used in accordance with the scheme of bond issuance approved by the Prime Minister in accordance with provisions in Article 17 and Article 18 of this Decree.
2. The issuing entity can take full responsibility for the management, use for the right and efficient purpose of the bond issuance fundsbond ensuring proper compliance with the current regulations of the law on provision and management of government guarantee.
The maximum payment guarantee rate is one hundred percent (100%) of the principal value and interest of bonds issued under the scheme of bond issuance approved by the Prime Minister in accordance with Article 17 and Article 18 of this Decree.
1. The issuing entity is responsible for payment of the principal and interest of bonds upon maturity by its legal capital sources.
2. In case the issuing entity fails to perform or adequately perform the payment obligation of issuance principal and interest upon maturity, the Ministry of Finance shall perform the payment obligations of the issuing entity within the scope of Government guarantee rate provided. The issuing entity is responsible for making report, receiving debt and re-paying to the Ministry of Finance in accordance with the current regulations of law on provision and management of government bonds.
SECTION 3. LOCAL GOVERNMENT BONDS
Article 24. Bond issuance conditions
1. Issuing bonds to invest in projects of social and economic development is under the duties of the local budget in accordance with the Law on the State Budget and the portfolio of the five-year plan decided by provincial-level people's Councils; or the projects determined by the provincial-level people's Councils with ability of capital recovery. These projects must be completed the investment procedures prescribed by law on the investment and the relevant provisions of the law,
2. Having scheme of bond issuance adopted by the provincial-level people's Councils and appraised and approved in writing by the Ministry of Finance.
3. Maximum total capital raised by issuing bonds must be within the debt limit from funds mobilized annually of the provincial budget in accordance with the State Budget Law and guiding documents.
For projects determined with ability of capital recovery, the total value of the loan, including the issuance of bonds to invest in a project does not exceed eighty percent (80%) of the total investment of that project.
Article 25. Scheme of bond issuance
1. Scheme of bond issuance specified in Clause 2, Article 24 of this Decree shall include the following basic contents:
a) The purpose for bond issuance and other information on the project of bond issuance capital source.
b) Investment capital structuring of the project and the capital need from bond issuance.
c) Expected volume, term, interest rate, form and plan for bond issuance;
d) Plan for allocation of payment source of principal and interest of bonds upon maturity;
dd) Commitments of issuing entity over bond buyers.
2. Scheme of bond issuance must be approved in writing by the provincial-level People’s Councils.
Article 26. Appraisal of scheme of bond issuance.
1. Provincial-level People's Committee shall send the dossier of bond issuance to the Ministry of Finance for appraisal. The dossier of bond issuance specified in Article 25 of this Decree, the legal documents proving eligibility for bond issuance as defined in Article 24 of this Decree and other relevant documents.
2. Based on dossier of bond issuance, the provisions of this Decree, the Law on Public Debt Management, the Law on the State Budget and the provisions of the relevant law, the Ministry of Finance shall appraise the scheme of bond issuance and promulgates written approval or disapproval of the bond issuance.
Article 27. Form of bond issuance
1. Bonds are issued in the form of bidding, guarantee or bond issuance agent.
2. Subjects participating in bidding, guarantee or bond issuance agent shall comply with provisions in clause 2, Article 12 of this Decree.
Article 28. Fee of bond issuance and payment
1. The expenses generated in the process of bond issuance and payment of principal and interest of bond shall be covered by the local budget.
2. The Ministry of Finance shall make guidance on fee framework for payment to organizations performing bidding, guarantee, bond issuance agent and payment.
Article 29. Using bond issuance capital source
All proceeds from the bond issuance must be used in accordance with the scheme of bond issuance approved by the Ministry of Finance and provisions of the Law on State Budget and Law on Public Debt Management.
Article 30. Payment of bond principal and interest
1. Provincial-level People's Committees are responsible for the organization and implementation of the full payment of principal and interest of bonds upon maturity
2. Source of payment of bond principal and interest is guaranteed from provincial budget and revenues from investment projects with ability of capital recovery at locality.
ISSUING BONDS TO INTERNATIONAL MARKET
Article 31. Bond issuance condition
1. Meeting conditions prescribed in clause 2, Article 21 of the Law on Public Debt Management.
2. Having scheme of bond issuance approved by the Government.
3. Meeting conditions specified in Clause 1, Article 28 of the Law on Public Debt Management in case of bond issuance for restructuring of debt list.
4. The value of Government bond issuance to the international market must be included in the annual total limit of foreign commercial loan of the government and in accordance with the public debt management strategy, medium-term debt management program approved by the Prime Minister.
Article 32. Scheme of bond issuance.
1. The Ministry of Finance shall assume the prime to develop the scheme of bond issuance for submission to the government for each issue.
2. The scheme includes the following basic contents:
a) Purpose of issuance and use of capital of bond issuance;
b) The legal grounds for bond issuance, including the decision on investment project approval of the competent authorities and other legal grounds in accordance with current regulations of the law;
c) Expected volume, structure, issuing currency, bond term, market, time and form of bond issuance;
d) Market condition and estimated bond interest rate;
dd) Expected method to select organization or issuance guarantee combination, domestic and international legal counsel, the relevant agents and plan for orgnization of bond issuance;
e) Estimated expenses related to bond issuance;
g) Plans for bond issuance fundsusing, risk handling, plan for payments of principal and interest of bonds;
h) Assesing and analyzing risks and difficulties that may arise in the process of bond issuance and proposing remedies.
Article 33. Approval of scheme of bond issuance
1. The Government shall approve scheme of Government bond issuance to international market with the following basic contents:
a) Purpose of issuance and use of bond issuance capital;
b) Currency, amount, term and form of bond issuance;
c) Estimated time for bond issuance;
d) Market chosen as the place of bond issuance;
dd) Responsibility of relevant agencies.
2. Approval form is the Government’s Resolution.
Article 34. Dossier of bond issuance
1. Dossier of bond issuance is the legal documents prepared by the Ministry of Finance in cooperation with the domestic and international legal counsel and other relevant agencies in accordance with regulations of Vietnam’s law and the law applicable on the bond issuance market.
2. Dossier of bond issuance includes the following basic documents:
a) Prospectus;
b) Contracts of issuance guarantee;
c) Contracts of legal counsel;
d) Contract of bond sale and purchase
dd) Agent agreements
e) Legal opinions
g) Other relevant dossiers
Article 35. Order of bond issuance
1. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility and coordinate with the ministries, sectors and relevant agencies to organize the bond issuance in accordance with the scheme approved by the Government.
2. Based on the actual situation and the relevant legal provisions, the Ministry of Finance shall make decision on the order of bond issuance issue bonds in a sequence of basic steps as follows:
a) Selecting issuance guarantee organizations or combinations: Selecting one or several leading financial institutions in the world with experience in the field of bond issuance to guarantee the issuance for the issue on the basis of competitive bidding in accordance with specific criteria and a list of organizations voted by international prestigious magazines;
b) Selecting legal advice: assuming the prime responsibility and coordinating with the issuance guarantee organizations or combinations to select the prestigious law organizations and firms with experience at home and abroad as the domestic and international legal counsel to the Ministry of Finance and the issuance guarantee organizations or combinations;
c) Completing issuance documents: assuming the prime responsibility and coordinating with domestic or international legal to negotiate and sign contracts with the issuance guarantee organizations or combinations and related agents and prepare documents in issuance dossier in accordance with international rules and law of Vietnam;
d) Assessing trust factor: assuming the prime responsibility and coordinating with relevant agencies to work with trust factor assessment organizations to certify the trust factor for the nation;
dd) Organizing promotion: organization of promoting bond offering performed by the Ministry of Finance shall depend on the requirements of each form of bond issuance. The Ministry of Finance shall be in collaboration with the issuance guarantee organizations or combinations to organize bond promotion at the major financial centers in the world to interact with the community of international investors before pricing to issue bonds;
e) Issuance organization: The Ministry of Finance shall make decision on conditions and terms for bond issuance in the bond valuation process on the consultation basis of the issuance guarantee organizations or combinations in accordance with market conditions and the principles set out in the project of bond issuance which has been approved by the Government;
g) Capital receiving: The Ministry of Finance shall organize to receive the issued bond fundsin accordance with the signed agreement;
h) Completing issuance transactions: after receiving the proceeds from the sale of bonds, the Ministry of Finance shall complete and sign legal documents closing transactions in accordance with international practice and report the issuance results by current regulations.
Article 36. Using bond issuance capital source
1. All proceeds from the Government bond issuance to the international market shall be allocated, managed and used in accordance with the purposes specified in the scheme of issuance which has been approved by the Government in accordance with provisions in Article 32 and 33 of this Decree, the Law on State Budget, Law on public Debt Management and the relevant legal documents.
2. In case of bond issuance for loans, the use of fundsmust comply with the provisions of the current law on relending mechanisms and guidance of the Ministry of Finance on the use and monitoring of use of Government bond issuance capital source.
Article 37. Fee of issuance and payment of bond
1. The expenses arising in the issuance and payment of principal and interest on bonds include:
a) The one-time arising costs: consulting fees of issuance guarantee; domestic and international legal consulting fees, international legal counsel; fees paid to trust factor assessment organization; fees paid to listing and printing agent; domestic and foreign expenses related to the preparation of issuance, issuance offering promotion and other actual costs (if any);
b) The annually payable expenses to the financial and payment agent, transfer agent and stock exchange where the bonds are listed by agreements signed by agents.
c) Other expenses related to the issuance, principal payment and bond interest
(if any).
2. For the case of Government bond issuance to use for the target of restructuring of Government debt list, expenses arising during the process of issuance, payment of principal and interest of bonds shall be paid by the central budget.
3. For case of re-lending
a) The entire of expenses arising during the process of issuance, payment of principal and interest of bonds due to re-borrower and incurring this expense allocated in proportion to re-lending fundsfor each borrower.
b) The State budget shall advance the expenses arising during the process of bond issuance and be refunded by deduction to the amount allocated from the bond fundsbefore transferred to the re-borrower.
c) The State budget shall advance for payment of annually arising expenses and allocate in proportion to the re-lending capital for each borrower. The re-borrower shall refund these advances to the State budget under notification of the Ministry of Finance.
Article 38. Payment of principal and interest of bonds
1.The Ministry of Finance shall directly transfer the State’s using money to the agent's account for payment of principal and interest to the bondholders upon maturity.
2. In case of re-lending: when the payment of principal and interest of bonds is to maturity date, the re-borrower shall directly pay into the account of the paying agent or to the accumulation fund of foreign debt payment as specified in the re-lending contract so that the Ministry of Finance can transfer money to the paying agent for payment to the bond holders.
Article 39. Information update
The Ministry of Finance is responsible for monitoring transactions of the bonds on the market and coordinates with the relevant units to provide updated information on the economic situation of Vietnam to foreign investors in accordance with international practices after issuance.
SECTION 2. GOVERNMENT-GUARANTEED BONDS
Article 40. Conditions for bond issuance.
1. Meeting conditions specified in Clause 1, Article 16 of this Decree.
2. Having scheme of bond issuance to international market appraised by the Ministry of Finance and approved by the Prime Minister.
3. The value of the bond issuance and term must meet the conditions specified in Clause 3, Article 34 of the Law on Public Debt Management included in the limit of commercial loan and annual foreign loan guarantee of the Government approved by the Prime Minister.
4. Having financial statements of the three (03) consecutive years preceding the year of bond issuance audited by the State Audit or an independent auditing organization licensed to operate legally in Vietnam, in which the business and production result have not suffered losses in the last three (03) years without accumulated losses and overdue debts. The audited financial statements of the issuing entity must be audit report stating the entire consent opinions. In case the audit report has exceptional opinions, they must be the insignificantly and the issuing entity must report and clearly explain the exceptional reason, the influence of the exceptional elements for assets, capital, result of production and business activities of the issuing entity and remedial solutions.
5. Complying with the provisions of the current regulations of the law on the provision and management of the Government's guarantee for the bond issuance to the international market.
Article 41. Scheme of bond issuance
1. Scheme of bond issuance by issuing entity must contain basic contents in accordance with the provisions of Clause 1, Article 17 of this Decree and the following contents:
a) Estimated type of currency and bond issuance market;
b) Estimated form of selection of organization or combination of bond issuance guarantee and domestic and international legal counsel legal counsel and related agents;
c) Risk treatment plans including risks of exchange rate.
2. Scheme of bond issuance must be approved by representative of the owner, the Board of Directors or Member Board in accordance with the charter of organization and operation of the business.
Article 42. Appraisal and provision of Government guarantee.
1. Issuing entity shall send the bond issuance dossier to the Ministry of Finance for appraisal. The bond issuance dossier includes:
a) Scheme of bond issuance as prescribed in the Article of this Decree;
b) Legal documents proving elegibility for bond issuance as prescribed in Article 40 of this Decree.
c) Certification of trust factor assessment organization on the issuing entity.
d) Other relevant documents in accordance with current regulations of law on supply and management of Government guarantee.
2. After receiving complete bond issuance dossier of the issuing entity, the Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for appraising the scheme of bond issuance in accordance with the provisions of this Decree and the provisions of the current law on provision and management of government guarantee.
3. After gathering opinions from the relevant agencies, the Finance Ministry shall sum up the report on assessment of bond issuance and submit it to the Prime Minister and propose the possibility of issuing bonds guaranteed by the Government to the international market for the Prime Minister’s consideration and decision.
4. After the Prime Minister approving the scheme of bond issuance and the policy of Government guarantee provision, the Ministry of Finance shall notify in writing to the issuing entity for the bond issuance under the scheme approved and in accordance with the provisions of this Decree.
5. The allocation and management of Government guarantee for corporate bonds shall be carried out by the Ministry of Finance in accordance with the provisions of the current laws on the provision and management of government guarantee for the issuance of bonds to the international market.
Article 43. Fee of bond issuance and payment
Expenses of issuance in the process of issuance and payment of principal and interest of bonds and Government guarantee fee shall comply with the provisions of Clause 1, Article 20 of this Decree.
Article 44. Using bond issuance capital source.
1. All proceeds from the bond issuance must be used in accordance with the scheme of bond issuance approved by the Prime Minister in accordance with Article 41 and Article 42 of this Decree.
2. The issuing entity shall take full responsibility for the management and use with the right purposes and efficiency of bond issuance funds; ensure the compliance with the current provisions of the law on the provision and management of Government guarantee, foreign exchange management and foreign borrowing and repayment management.
Article 45. Payment of bond principal and interest.
1. The issuing entity shall transfer directly to the payment agents according to the signed agreement to pay principal and interest of bonds to the bond holders upon maturity.
2. In case the issuing entity fails to implement or adequately implement the payment obligations of principal and interest of bonds upon maturity, the Ministry of Finance shall carry out the payment obligations of the issuing entity within the provided level of Government guarantee. The issuing entity is responsible for making report, receiving debt and making payment back to the Ministry of Finance in accordance with the current regulations of law on the provision and management of government guarantee.
RESPONSIBILITY AND RIGHT OF STATE MANAGEMENT
Article 46. Ministry of Finance
1. Assuming the prime responsibility and coordinatng with relevant agencies to guide the issuance, use and payment of government bonds, government-guaranteed bonds and local government bonds under the provisions of this Decree.
2. Assuming the prime responsibility and implementing plans for domestic Government bond issuance to raise capital for the state budget; developing guarantee limits for government-guaranteed bonds.
3. Framework regulations on interest rates of Government bonds, government-guaranteed bonds and local government bonds.
4. Being a hub to receive, aggregate, monitor and implement regulations on information and reports on the situation of issuance of Government bonds, government-guaranteed bonds and local government bonds.
5. Assuming the prime responsibility and appraising the scheme of bond issuance guaranteed by the government and local government bonds to ensure the project is built and approved in accordance with the content, processes, procedures and competence prescribed in this Decree.
6. Assuming the prime responsibility and elaborating schemes of Government bond issuance to the international market for submission to the Prime Minister for approval, organization of issuance and relending bond issuance funds, including:
a) Completing legal dossier for the issuance;
b) Assuming the prime responsibility and coordinating with relevant agencies to work with national trust factor rating organization;
c) Signing contracts with foreign partners related to the issuance of government bonds to the international capital market on the basis of the scheme of bond issuance approved by the Government;
d) Being a hub to provide information to foreign partners as regulated in the signed agreements upon international bond issuance.
dd) Selecting the relending agency and implementing the relending of international bond funds in accordance with the law on relending of foreign loan of the Government.
Article 47. State Bank of Vietnam
1. Making guidance and organizing registration and certification of foreign commercial loan limit for each Government-guaranteed bond issuance to the international market.
2. Re-purchasing foreign currency obtained from the government bond issuance in foreign currency and selling foreign currency to the Ministry of Finance to pay the principal and interest of bonds in foreign currency upon maturity.
3. Coordinating with the Ministry of Finance to organize the bidding for the issuance of treasury bills through the Stock Exchange of the State Bank of Vietnam.
4. Coordinating with the Ministry of Finance in completing dossiers and procedures related to the Government bond issuance to international market.
5. Providing necessary data and documents related to the field of management at the request of the Ministry of Finance and coordinating to work with trust factor assessment institutions.
Article 48. Ministry of Planning and Investment
1. Coordinating with the Ministry of Finance to make plans for Government bond issuance and government guarantee limit for bonds issuance.
2. Coordinating with the Ministry of Finance in completing dossier and procedures relating to the government bond issuance to the international market.
3. Providing necessary data and documents related to the field of management at the request of the Ministry of Finance and coordinating to work with trust factor assessment institutions.
Article 49. Ministry of Justice
1. To perform the domestic legal consultation role to the Government for the issue of government bonds to the international market.
2. Contributing opinions on legal issues in the issuance guarantee contracts and other legal contracts relating to the of government bond issuance, corporate bonds, government-guaranteed to international markets, the agreements on government guarantee before submitting to the Prime Minister for decision.
3. Assessing the various issues between the agreements on the Government bond issuance, corporate bonds guaranteed by the government to the international market with domestic law and monitoring the handling of these issues during the implementation of these agreements.
4. Providing legal opinions for agreements of Government bond issuance, corporate bonds guaranteed by the Government to international market and providing opinions on legal status of issuing organizations and guarantee agencies at the proposal of these agencies.
Article 50. Provincial-level People’s Committee
1. Making plans for local government bond issuance, loan repayment plan for submitting to the provincial-level People's Councils for approval and sending to the Ministry of Finance for appraisal.
2. Organizing the local government bond issuance under the scheme approved by the Ministry of Finance.
3. Inspecting and monitoring the use and recovery of borrowed funds from local government bond issuance.
4. Balancing the provincial budget to ensure the payment of bonds upon maturity.
5. Performing regulations on information and report under the guidance of the Ministry of Finance.
Article 51. Enterprises re-borrowing Government bond issuance funds
1. Complying with regulations of the law on re-lending the Government’s foreign borrowing funds.
2. Providing adequate documents and records of the investment projects which may use the Government bond issuance funds to international market for the Ministry of Finance to develop the scheme of bond issuance.
3. Taking full responsibility before law for the use of fund of international government bond issuance according to the objectives that the Government has approved. All acts of improper use or not fulfilling its obligations committed shall be handled as prescribed by law.
4. Making commitment and taking responsibility for timely and adequate refunding to the Ministry of Finance as agreed in re-lending contracts.
5. Organizing accounting and storage of appropriate documents on the withdrawal and use of loan and (quarterly and annually) making periodic report to the Ministry of Finance.
6. Periodically or irregularly upon request of the Ministry of Finance, the re-borrowing enterprises shall submit their assessment report and provide explaining documents relating to the effective use of loans from Government bond issuance funds; carry out compulsory audit and annual financial report on the use of funds and make report to the Ministry of Finance.
Article 52. Government-guaranteed bond issuing entities
1. Having the obligation to implement responsibility under the provisions of this Decree, the provisions of law for the provision and management of government guarantee and the relevant legal documents.
2. Implementing compulsory audit for annual financial report and regulations on information and report as prescribed by the Ministry of Finance.
Article 53. Ministries and sectors concerned
1. Supervising the management and use of Government bond funds investing in programs and projects under the management of Ministries and sectors.
2. Coordinating with the Ministry of Finance and other agencies involved in guiding, inspection, monitoring and implementation of the provisions of this Decree.
3. Coordinating with the Ministry of Finance in providing periodic or irregular data to serve the assessment of national trust factor, corporate trust factor and work with the trust factor assessment agencies.
4. Coordinating with the Ministry of Finance, the Ministry of Justice to provide necessary data and information to build the prospectus, draft legal opinions and attend the data verifying moments with a combination of guarantee banks and units related to the government bond issuance to the international market.
Article 54. Regulations on information and report
1. The issuing entity of Government-guaranteed bond and local government bonds shall make report on the situation of issuance and use of bond funds and debt payment to the Ministry of Finance.
2. The issuing entity shall carry out regulations on report under the specific guidance of the Ministry of Finance.
Article 55. Violation handling.
Organizations and individuals violating the provisions of this Decree shall, depending on the behavior and the seriousness of violation will be administratively disciplined, if causing material damage, compensation must be made in accordance with regulation of the law.In case of serious violation, prosecution for criminal liability shall be applied.
1. This Decree takes effect on February 20, 2011.
2. This Decree supersedes Decree No. 141/2003/ND-CP of November 20, 2003 on the issuance of government bonds, government-guaranteed bonds, local government bonds and regulations on Government bond issuance to international market specified in Decree No. 53/2009/NĐ-CP of June 4, 2009 on the international bond issuance.
Article 57. Implementation organization
1.The Ministry of Finannce shall make guidance on implementation of this Decree.
2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, the heads of the agencies under the Government, Chairmen of the People's Committees of centrally-affiliated provinces and cities shall have to implement this Decree. /.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |