Chương 2 Nghị định 01/2011/NĐ-CP: Phát hành trái phiếu trong nước
Số hiệu: | 01/2011/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 01/05/2011 | Ngày hiệu lực: | 20/02/2011 |
Ngày công báo: | 18/01/2011 | Số công báo: | Từ số 59 đến số 60 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tín phiếu kho bạc là loại trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 13 tuần, 26 tuần hoặc 52 tuần và đồng tiền phát hành là đồng Việt Nam. Các kỳ hạn khác của tín phiếu kho bạc do Bộ Tài chính quyết định tùy theo nhu cầu sử dụng vốn và tình hình thị trường nhưng không vượt quá 52 tuần.
2. Trái phiếu kho bạc là loại trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn từ một (01) năm trở lên và đồng tiền phát hành là đồng tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi.
3. Công trái xây dựng Tổ quốc là loại trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn từ một (01) năm trở lên, đồng tiền phát hành là đồng Việt Nam và được phát hành nhằm huy động nguồn vốn để đầu tư xây dựng những công trình quan trọng quốc gia và các công trình thiết yếu khác phục vụ sản xuất, đời sống, tạo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho đất nước.
1. Tín phiếu kho bạc được phát hành theo phương thức đấu thầu qua sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước ViệtNam hoặc phát hành trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về trình tự thủ tục phát hành tín phiếu kho bạc. Trường hợp phát hành trực tiếp tín phiếu kho bạc cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính thống nhất với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đối với từng đợt phát hành.
2. Trái phiếu Chính phủ được phát hành theo các phương thức sau:
a) Đấu thầu phát hành trái phiếu.
b) Bảo lãnh phát hành trái phiếu.
c) Đại lý phát hành trái phiếu.
Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục phát hành trái phiếu Chính phủ.
1. Đối tượng tham gia đấu thầu tín phiếu kho bạc.
a) Đối tượng tham gia đấu thầu tín phiếu kho bạc là các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, công ty tài chính và các định chế tài chính khác.
b) Trường hợp các đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này không mua hết khối lượng tín phiếu kho bạc của đợt phát hành thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được quyền mua một phần hoặc toàn bộ khối lượng tín phiếu còn lại phù hợp với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ sau khi thỏa thuận với Bộ Tài chính.
2. Đối tượng tham gia đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành trái phiếu kho bạc và công trái xây dựng tổ quốc là các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, công ty tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các định chế tài chính khác.
3. Đối tượng tham gia đấu thầu, bảo lãnh phát hành trái phiếu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được xem xét và công nhận là thành viên của hệ thống các nhà tạo lập thị trường trái phiếu nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.
4. Bộ Tài chính quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện đối với các tổ chức tham gia đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành trái phiếu và các thành viên của hệ thống các nhà tạo lập thị trường trái phiếu phù hợp với sự phát triển của thị trường trong từng thời kỳ.
1. Các khoản chi phí phát sinh trong quá trình phát hành, thanh toán trái phiếu do ngân sách trung ương chi trả.
2. Mức phí chi trả cho các tổ chức thực hiện đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành, thanh toán trái phiếu thực hiện theo thỏa thuận giữa chủ thể phát hành và tổ chức cung cấp dịch vụ theo nguyên tắc thị trường, minh bạch. Bộ Tài chính hướng dẫn khung phí chi trả cho các tổ chức thực hiện đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành và thanh toán trái phiếu.
1. Ngân sách trung ương bảo đảm nguồn thanh toán gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn.
2. Bộ Tài chính tổ chức thanh toán gốc, lãi trái phiếu cho chủ sở hữu trái phiếu khi đến hạn.
1. Các doanh nghiệp phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh phải thỏa mãn các điều kiện sau:
a) Phát hành trái phiếu để đầu tư vào các chương trình, dự án theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 4 Nghị định này;
b) Các chương trình, dự án đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và các quy định của pháp luật có liên quan;
c) Đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 34 Luật Quản lý nợ công;
d) Đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu doanh nghiệp;
đ) Có đề án phát hành trái phiếu được Bộ Tài chính thẩm định và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cấp bảo lãnh Chính phủ;
e) Tuân thủ các quy định khác của pháp luật về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ.
2. Các ngân hàng chính sách của nhà nước, tổ chức tài chính, tín dụng phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh phải thỏa mãn các điều kiện sau:
a) Phát hành trái phiếu để thực hiện chương trình tín dụng có mục tiêu của nhà nước theo quyết định phê duyệt cấp bảo lãnh Chính phủ;
b) Có đề án phát hành trái phiếu được Bộ Tài chính thẩm định và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cấp bảo lãnh Chính phủ;
c) Tuân thủ các quy định khác của pháp luật về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ.
1. Đề án phát hành trái phiếu quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 16 của Nghị định này phải bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Thông tin chung về ngành nghề kinh doanh và tình hình tài chính của chủ thể phát hành;
b) Nội dung và phương án tài chính của chương trình, dự án sử dụng vốn phát hành trái phiếu;
c) Dự kiến khối lượng, kỳ hạn, lãi suất, phương thức phát hành trái phiếu;
d) Dự kiến kế hoạch phát hành trái phiếu và kế hoạch triển khai, giải ngân của chương trình, dự án;
đ) Phương án sử dụng và quản lý nguồn vốn phát hành trái phiếu;
e) Phương án bố trí nguồn vốn thanh toán gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn;
g) Các cam kết của chủ thể phát hành đối với đối tượng mua trái phiếu.
2. Đề án phát hành trái phiếu quy định tại điểm b khoản 2 Điều 16 của Nghị định này phải có các nội dung cơ bản sau:
a) Chương trình tín dụng có mục tiêu của nhà nước theo quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
b) Phương án huy động các nguồn vốn thực hiện chương trình tín dụng có mục tiêu của nhà nước, trong đó có nguồn vốn phát hành trái phiếu;
c) Dự kiến khối lượng, kỳ hạn, lãi suất, phương thức phát hành trái phiếu;
d) Dự kiến kế hoạch phát hành trái phiếu và kế hoạch triển khai, giải ngân của chương trình;
đ) Phương án sử dụng và quản lý nguồn vốn phát hành trái phiếu;
e) Phương án bố trí nguồn vốn thanh toán gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn;
g) Các cam kết của chủ thể phát hành đối với đối tượng mua trái phiếu.
3. Đề án phát hành trái phiếu phải được đại diện chủ sở hữu Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản lý của doanh nghiệp, tổ chức tài chính tín dụng, ngân hàng chính sách của nhà nước phê duyệt bằng văn bản theo quy định tại điều lệ tổ chức, hoạt động của chủ thể phát hành.
1. Chủ thể phát hành trái phiếu gửi Bộ Tài chính hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh Chính phủ để thẩm định. Hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh bao gồm đề án phát hành trái phiếu quy định tại Điều 17 Nghị định này; các văn bản pháp lý chứng minh đủ điều kiện phát hành trái phiếu theo quy định tại Điều 16 Nghị định này; và các tài liệu có liên quan khác theo quy định của pháp luật về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ.
2. Căn cứ vào hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh, các quy định của Nghị định này, pháp luật về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ và các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan, Bộ Tài chính thẩm định đề án phát hành trái phiếu và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh Chính phủ.
Đối với trường hợp tái cơ cấu nợ của các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, đề án phát hành trái phiếu để tái cơ cấu nợ phải được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bằng văn bản và chấp thuận chủ trương cấp bảo lãnh Chính phủ.
Đối với các chương trình tín dụng có mục tiêu của nhà nước, Bộ Tài chính thẩm định đề án phát hành trái phiếu trong quá trình xây dựng kế hoạch nguồn vốn thực hiện chương trình để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về phạm vi, đối tượng của chương trình tín dụng có mục tiêu và tổng nguồn vốn thực hiện, trong đó bao gồm hạn mức nguồn huy động từ phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.
3. Sau khi Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương cấp bảo lãnh Chính phủ, Bộ Tài chính thông báo bằng văn bản cho chủ thể phát hành để tổ chức phát hành trái phiếu theo đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và theo các quy định tại Nghị định này. Việc phát hành trái phiếu phải dựa trên tiến độ thực hiện và giải ngân của chương trình, dự án. Bộ Tài chính quy định cụ thể các đợt phát hành trái phiếu dựa trên đề xuất của chủ thể phát hành, tiến độ giải ngân dự án và tình hình thực tế của thị trường.
4. Kết thúc đợt phát hành trái phiếu, chủ thể phát hành phải báo cáo Bộ Tài chính về kết quả phát hành để làm thủ tục xác nhận nghĩa vụ bảo lãnh thực tế theo quy định của pháp luật về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ.
5. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục thẩm định và cấp bảo lãnh đối với phát hành được Chính phủ bảo lãnh.
1. Đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo quy định tại khoản 1, Điều 16 Nghị định này, phương thức phát hành trái phiếu thực hiện theo quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
2. Đối với các ngân hàng chính sách của nhà nước phát hành trái phiếu theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định này, phương thức phát hành trái phiếu bao gồm:
a) Đấu thầu phát hành trái phiếu;
b) Đại lý phát hành trái phiếu.
3. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể phương thức phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh theo quy định tại Nghị định này và pháp luật về chứng khoán.
1. Chi phí phát sinh trong quá trình phát hành, thanh toán gốc, lãi phát hành, phí bảo lãnh Chính phủ do chủ thể phát hành chi trả và được tính vào giá trị của dự án sử dụng nguồn vốn phát hành trái phiếu hoặc chi phí hoạt động của chủ thể phát hành tùy theo mục đích sử dụng.
2. Bộ Tài chính hướng dẫn khung phí chi trả cho các tổ chức thực hiện đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành và thanh toán trái phiếu.
1. Toàn bộ số tiền thu được từ phát hành trái phiếu phải được sử dụng theo đúng đề án phát hành trái phiếu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 Nghị định này.
2. Chủ thể phát hành chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng đúng mục đích và hiệu quả nguồn vốn phát hành trái phiếu, bảo đảm thực hiện đúng các quy định hiện hành của pháp luật về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ.
1. Chủ thể phát hành có trách nhiệm thanh toán gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn bằng các nguồn vốn hợp pháp của mình.
2. Trường hợp chủ thể phát hành không thể thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán gốc, lãi phát hành khi đến hạn, Bộ Tài chính thực hiện nghĩa vụ thanh toán của chủ thể phát hành trong phạm vi mức bảo lãnh Chính phủ đã cấp. Chủ thể phát hành có trách nhiệm báo cáo, nhận nợ và thanh toán lại cho Bộ Tài chính theo quy định của pháp luật hiện hành về cấp và quản lý trái phiếu Chính phủ.
1. Phát hành trái phiếu để đầu tư vào các dự án phát triển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ của ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và thuộc danh mục đầu tư trong kế hoạch năm (05) năm đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định; hoặc các dự án được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xác định có khả năng hoàn vốn. Các dự án này phải hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan.
2. Có đề án phát hành trái phiếu đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua và Bộ Tài chính thẩm định, chấp thuận bằng văn bản.
3. Tổng số vốn huy động tối đa bằng phát hành trái phiếu phải nằm trong hạn mức dư nợ từ nguồn vốn huy động hàng năm của ngân sách cấp tỉnh theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
Đối với các dự án được xác định là có khả năng hoàn vốn, tổng giá trị vốn vay, bao gồm cả việc phát hành trái phiếu, để đầu tư vào một dự án không vượt quá tám mươi phần trăm (80%) tổng mức đầu tư của dự án đó.
1. Đề án phát hành trái phiếu quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này phải bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Mục đích phát hành trái phiếu và các thông tin về dự án sử dụng nguồn vốn phát hành trái phiếu;
b) Cơ cấu nguồn vốn đầu tư của dự án và nhu cầu vốn từ phát hành trái phiếu;
c) Dự kiến khối lượng, kỳ hạn, lãi suất, phương thức và kế hoạch phát hành trái phiếu;
d) Phương án bố trí nguồn thanh toán gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn;
đ) Các cam kết của chủ thể phát hành đối với đối tượng mua trái phiếu.
2. Đề án phát hành trái phiếu phải được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận bằng văn bản.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi Bộ Tài chính hồ sơ phát hành trái phiếu để thẩm định. Hồ sơ phát hành trái phiếu bao gồm đề án phát hành trái phiếu quy định tại Điều 25 Nghị định này, các văn bản pháp lý chứng minh đủ điều kiện phát hành trái phiếu theo quy định tại Điều 24 Nghị định này và các tài liệu có liên quan khác.
2. Căn cứ hồ sơ phát hành trái phiếu, các quy định của Nghị định này, Luật Quản lý nợ công, Luật Ngân sách nhà nước và các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan, Bộ Tài chính thẩm định đề án phát hành trái phiếu và ban hành văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận việc phát hành trái phiếu.
1. Các khoản chi phí phát sinh trong quá trình phát hành, thanh toán gốc, lãi trái phiếu do ngân sách địa phương chi trả.
2. Bộ Tài chính hướng dẫn khung phí chi trả cho các tổ chức thực hiện đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành và thanh toán trái phiếu.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức và thực hiện thanh toán đầy đủ gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn.
2. Nguồn thanh toán gốc, lãi trái phiếu được bảo đảm từ ngân sách cấp tỉnh và nguồn thu từ các dự án đầu tư có khả năng hoàn vốn tại địa phương.
Article 10. Types of government bond
1. Treasury bills are government bonds with a term of 13 weeks, 26 weeks or 52 weeks and issuing currency is Vietnam dong. Other terms of treasury bills shall be decided by the Ministry of Finance depending on the demand for capital using and market situations, but not exceeding 52 weeks.
2. Treasury bonds are government bonds with a term of one (01) year or more and the issuing currency is Vietnam dong or a freely convertible currency.
3. Bonds for national construction are government bonds with a term of one (01) year or more, the issuing money is Vietnam dong and is issued to raise funds for the construction of the national important works and other essential works for production, life, material and technical facilities for the country.
Article 11. Form of bond issuance
1. Treasury bills are issued in the form of bidding through the stock exchange of the State Bank of Vietnam or issued directly to the State Bank of Vietnam. The Ministry of Finance and the State Bank of Vietnam shall guide the procedure for issuing treasury bills. In case issuing treasury bills directly to the State Bank of Vietnam, the Ministry of Finance shall agree with the State Bank of Vietnam for submission to the Prime Minister for consideration and decision on each issue.
2. Government bonds are issued in the forms as follows:
a) Bond issuance bidding.
b) Bond issuance guarantee.
c) Bond issuance agent.
d) Bond retail
The Ministry of Finance shall make specific guidance on the order and procedures for Government bond issuance.
Article 12. Subjects participating in bidding, guarantee, bond issuance agent
1. Subjects participating in Treasury bill bidding.
a) Subjects participating in Treasury bill bidding is commercial banks, securities companies, financial companies and other financial institutions
b) Where the subjects specified at Point a, Clause 1 of this Article do not buy all the volume of treasury bills of the issue, the State Bank of Vietnam shall be entitled to buy part or all of the remaining volume of the bills appropriate with the operating target of monetary policy in each period after the agreement with the Ministry of Finance.
2. Subjects participating in the bidding, guarantee, bond issuance agent and national constructiof bonds are commercial banks, securities companies, financial companies, Vietnam Social Insurance and other financial institutions.
3. Subjects participating in the bidding, bond issuance guarantee prescribed in clause 1 and 2 of this Article shall be considered and recognized as members of the system of the bond market founder if they satisfy the conditions as prescribed.
4. The Ministry of Finance shall specify the standards and conditions for the organizations participating in the bidding, guarantee, bond issuance agents and other members of the system of bond market founder in accordance with the market development in each period.
Article 13. Fee of bond issuance and payment
1. The expenses generated in the process of bond issuance and payment shall be covered by the central budget.
2. The fees paid to the organization performing bidding, guarantee, bond issuance agent and payment of bonds shall comply with the agreement between the issuing entity and the service provision organization in the principles of market and transparency. The Ministry of Finance shall guide the payment framework to organizations performing bidding, guarantee, bond issuance agent and payment of bonds.
Article 14. Using fundsfor bond issuance
The entire proceeds from the issuance of government bonds will have to concentrate in the central budget for use in accordance with the purpose of issuance, the provisions of the State Budget Law and the relevant legal documents.
Article 15. Payment of principal and interest of bonds
1. The central budget shall ensure the payment of principal and interest of bonds upon maturity.
2. Ministry of Finance shall organize payment of principal and interest of bonds for bond holders upon maturity.
SECTION 2. GOVERNMENT-GUARANTEED BONDS
Article 16. Conditions for bond issuance
1. Enterprises issuing bonds guaranteed by the Government must satisfy the following conditions:
a) Issuing bonds to invest in programs and projects as prescribed at points a, b and c, Clause 2, Article 4 of this Decree;
b) Programs and projects have completed investment procedures prescribed by law on the investment and the relevant provisions of law;
c) Satisfying conditions as prescribed in Clause 2, Article 34 of the Law on Public Debt Management.
d) Satisfying conditions as prescribed by law on corporate bond issuance;
dd) Having schemel of bond issuance appraised by the Ministry of Finance and approved by the Prime Minister with government guarantee;
e) Complying with other regulations of the law on provision and management of government guarantee.
2. State banks for social policies, credit and financial institutions issuing bonds guaranteed by the Government must satisfy the following conditions:
a) Issuing bonds to implement targeted credit programs of the state as approved by decision on government guarantee;
b) Having schemel of bond issuance appraised by the Ministry of Finance and approved by the Prime Minister with government guarantee;
c) Complying with other regulations of the law on provision and management of government guarantee.
Article 17. Scheme of bond issuance
1. Scheme of bond issuance specified at Poit d, Article 16 of this Decree shall include the following basic contents:
a) General information about the business line and financial condition of the issuing entity;
b) Content and financial plan of the program and project which use bond issue capital;
c) Estimated volume, term, interest rate and mode of bond issuance.
d) Estimated bond issuance plan and implementation and disbursement plan of the program or project;
dd) Scheme of using and managing bond issuance capital source;
e) Plan for allocation of capital for payment of principal, interest of bond upon maturity;
g) Commitments of issuing entity over the bond buyers.
2. Scheme of bond issuance specified at Point b, clause 2, Article 16 of this Decree must have the following basic contents:
a) The State targeted credit programs as decided by the Government and the Prime Minister;
b) Plan for mobilization of capital sources to implement the State targeted credit programs in which there is bond issuance capital source;.
c) Estimated volume, term, interest rate and mode of bond issuance.
d) Estimated bond issuance plan and implementation and disbursement plan of the program;
dd) Scheme of using and managing the bond issuance capital source;
e) Plan for allocation of capital for payment of principal, interest of bond upon maturity;
g) Commitments of issuing entity over the bond buyers.
3. Schem of bond issuance must be approved by representatives of the owner, the Board of Directors, the Board of Member or Management Board of the enterprise, credit and financial institutions, state bank for social policies approved in writing under the provisions of the charter of organization and activities of the issuing entity.
Article 18. Appraisal and provision of Government guarantee.
1. Bond issuing entity shall send to the Ministry of Finance dossier to request the government guarantee for appraisal. This dossier shall include scheme of bond issuance as prescribed in Article 17 of this Decree; the legal documents prove eligibility for bond issuance under the provisions of Article 16 of this Decree and other relevant documents as prescribed by law for the provision and management of government guarantee.
2. Based on the dossiers to request the guarantee, the provisions of this Decree, the law on provision and management of government guarantee and the provisions of the relevant law, the Ministry of Finance shall appraise the scheme of bond issuance for submission to the Prime Minister for approval of policy of the Government guarantee provision.
For the case of debt restructuring of the programs and projects using bond fundsguaranteed by the government, the scheme of bond issuance for debt restructuring should be approved by the Prime Minister in writing and agreed with government guarantee provision.
For the State targeted credit programs, the Ministry of Finance shall appraise the scheme of bond issuance in the process of planning the fundsto implement the program for submission to the Prime Minister for approval of the scope and subject of targeted credit programs and the total capital sources including the quota of mobilizing resources from bond issuance guaranteed by the Government.
3. After the Prime Minister approves the government guarantee provision, the Ministry of Finance shall notify in writing to the issuing entity to organize the bond issuance under the scheme approved by the competent authority and under the provisions of this Decree. The bond issuance must be based on implementation progress and disbursement of program or project. The Ministry of Finance shall specify the bond issues based on the proposal of the issuing entity, the project disbursement progress and the actual situation of the market.
4. Upon the completion of the bond issuance, the issuing entity must report to the Ministry of Finance on the issuance results for making the procedures to certify the actual guarantee obligations as prescribed by law on the provision and management of government guarantee.
5.The Ministry of Finance shall make specific guidance on the order and procedures for guarantee appraisal and provision for issuance guaranteed by the Government.
Article 19. Form of bond issuance.
1. For enterprises issuing bonds under the provisions of Clause 1, Article 16 of this Decree, the form of bond issuance shall comply with the provisions of the law on corporate bond issuance.
2. For state banks for social policies issuing bonds under the provisions of Clause 2, Article 16 of this Decree, the form of bond issuance shall include:
a) Bond issuance bidding;
b) Bond issuance agent.
3. The Ministry of Finance shall make specific guidance on the form of bond issuance guaranteed by the Government as prescribed in this Decree and law on securities.
Article 20. Fee of issuance and payment of bond
1. Expenses arising during the issuance and payment of principal and interest of issuance and fees on government guarantee shall be paid by the issuing entity and are included in the value of project of using the bond issuance fundsor cost of activities of the issuing entity, depending on the intended use.
2. The Ministry of Finance shall make guidance on fee framework for payment to organizations performing bidding, guarantee, bond issuance and payment agent.
Article 21. Using bond issuance capital source
1. All proceeds from the bond issuance must be used in accordance with the scheme of bond issuance approved by the Prime Minister in accordance with provisions in Article 17 and Article 18 of this Decree.
2. The issuing entity can take full responsibility for the management, use for the right and efficient purpose of the bond issuance fundsbond ensuring proper compliance with the current regulations of the law on provision and management of government guarantee.
The maximum payment guarantee rate is one hundred percent (100%) of the principal value and interest of bonds issued under the scheme of bond issuance approved by the Prime Minister in accordance with Article 17 and Article 18 of this Decree.
1. The issuing entity is responsible for payment of the principal and interest of bonds upon maturity by its legal capital sources.
2. In case the issuing entity fails to perform or adequately perform the payment obligation of issuance principal and interest upon maturity, the Ministry of Finance shall perform the payment obligations of the issuing entity within the scope of Government guarantee rate provided. The issuing entity is responsible for making report, receiving debt and re-paying to the Ministry of Finance in accordance with the current regulations of law on provision and management of government bonds.
SECTION 3. LOCAL GOVERNMENT BONDS
Article 24. Bond issuance conditions
1. Issuing bonds to invest in projects of social and economic development is under the duties of the local budget in accordance with the Law on the State Budget and the portfolio of the five-year plan decided by provincial-level people's Councils; or the projects determined by the provincial-level people's Councils with ability of capital recovery. These projects must be completed the investment procedures prescribed by law on the investment and the relevant provisions of the law,
2. Having scheme of bond issuance adopted by the provincial-level people's Councils and appraised and approved in writing by the Ministry of Finance.
3. Maximum total capital raised by issuing bonds must be within the debt limit from funds mobilized annually of the provincial budget in accordance with the State Budget Law and guiding documents.
For projects determined with ability of capital recovery, the total value of the loan, including the issuance of bonds to invest in a project does not exceed eighty percent (80%) of the total investment of that project.
Article 25. Scheme of bond issuance
1. Scheme of bond issuance specified in Clause 2, Article 24 of this Decree shall include the following basic contents:
a) The purpose for bond issuance and other information on the project of bond issuance capital source.
b) Investment capital structuring of the project and the capital need from bond issuance.
c) Expected volume, term, interest rate, form and plan for bond issuance;
d) Plan for allocation of payment source of principal and interest of bonds upon maturity;
dd) Commitments of issuing entity over bond buyers.
2. Scheme of bond issuance must be approved in writing by the provincial-level People’s Councils.
Article 26. Appraisal of scheme of bond issuance.
1. Provincial-level People's Committee shall send the dossier of bond issuance to the Ministry of Finance for appraisal. The dossier of bond issuance specified in Article 25 of this Decree, the legal documents proving eligibility for bond issuance as defined in Article 24 of this Decree and other relevant documents.
2. Based on dossier of bond issuance, the provisions of this Decree, the Law on Public Debt Management, the Law on the State Budget and the provisions of the relevant law, the Ministry of Finance shall appraise the scheme of bond issuance and promulgates written approval or disapproval of the bond issuance.
Article 27. Form of bond issuance
1. Bonds are issued in the form of bidding, guarantee or bond issuance agent.
2. Subjects participating in bidding, guarantee or bond issuance agent shall comply with provisions in clause 2, Article 12 of this Decree.
Article 28. Fee of bond issuance and payment
1. The expenses generated in the process of bond issuance and payment of principal and interest of bond shall be covered by the local budget.
2. The Ministry of Finance shall make guidance on fee framework for payment to organizations performing bidding, guarantee, bond issuance agent and payment.
Article 29. Using bond issuance capital source
All proceeds from the bond issuance must be used in accordance with the scheme of bond issuance approved by the Ministry of Finance and provisions of the Law on State Budget and Law on Public Debt Management.
Article 30. Payment of bond principal and interest
1. Provincial-level People's Committees are responsible for the organization and implementation of the full payment of principal and interest of bonds upon maturity
2. Source of payment of bond principal and interest is guaranteed from provincial budget and revenues from investment projects with ability of capital recovery at locality.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực