Chương 3 Nghị định 01/2011/NĐ-CP: Phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế
Số hiệu: | 01/2011/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 01/05/2011 | Ngày hiệu lực: | 20/02/2011 |
Ngày công báo: | 18/01/2011 | Số công báo: | Từ số 59 đến số 60 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Quản lý nợ công.
2. Có đề án phát hành trái phiếu được Chính phủ phê duyệt.
3. Đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Quản lý nợ công trong trường hợp phát hành trái phiếu để cơ cấu lại danh mục nợ.
4. Giá trị phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế phải nằm trong tổng hạn mức vay thương mại nước ngoài của Chính phủ hàng năm và phù hợp với chiến lược quản lý nợ công, chương trình quản lý nợ trung hạn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
1. Bộ Tài chính chủ trì xây dựng đề án phát hành trái phiếu trình Chính phủ phê duyệt cho từng đợt phát hành.
2. Đề án phát hành bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Mục đích phát hành và sử dụng vốn phát hành trái phiếu;
b) Các căn cứ pháp lý để phát hành trái phiếu, bao gồm quyết định phê duyệt dự án đầu tư của cấp có thẩm quyền và các căn cứ pháp lý khác theo quy định hiện hành của pháp luật;
c) Dự kiến khối lượng, cơ cấu, loại tiền tệ phát hành, kỳ hạn trái phiếu, thị trường, thời gian và phương thức phát hành trái phiếu;
d) Điều kiện thị trường và dự kiến lãi suất trái phiếu;
đ) Dự kiến phương thức lựa chọn tổ chức hoặc tổ hợp bảo lãnh phát hành, tư vấn pháp lý trong nước, tư vấn pháp lý quốc tế, các đại lý liên quan và kế hoạch tổ chức phát hành trái phiếu;
e) Dự kiến các chi phí liên quan đến phát hành trái phiếu;
g) Phương án sử dụng nguồn vốn phát hành trái phiếu, xử lý các rủi ro, phương án thanh toán gốc, lãi trái phiếu;
h) Đánh giá, phân tích các rủi ro, những khó khăn có thể phát sinh trong quá trình phát hành trái phiếu và đề xuất biện pháp khắc phục.
1. Chính phủ phê duyệt đề án phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế với các nội dung cơ bản sau:
a) Mục đích phát hành và sử dụng vốn phát hành trái phiếu;
b) Loại tiền tệ, khối lượng, kỳ hạn và phương thức phát hành trái phiếu;
c) Thời điểm dự kiến phát hành trái phiếu;
d) Thị trường được lựa chọn làm nơi phát hành trái phiếu;
đ) Trách nhiệm của các cơ quan có liên quan.
2. Hình thức phê duyệt là Nghị quyết của Chính phủ.
1. Hồ sơ phát hành trái phiếu là các tài liệu pháp lý do Bộ Tài chính phối hợp cùng với tư vấn pháp lý trong nước, tư vấn pháp lý quốc tế và các cơ quan liên quan chuẩn bị theo quy định của luật pháp Việt Nam và luật pháp áp dụng tại thị trường phát hành trái phiếu.
2. Hồ sơ phát hành trái phiếu bao gồm các tài liệu cơ bản sau:
a) Bản cáo bạch;
b) Các hợp đồng bảo lãnh phát hành;
c) Các hợp đồng tư vấn pháp lý;
d) Hợp đồng mua bán trái phiếu;
đ) Các thỏa thuận đại lý;
e) Các ý kiến pháp lý;
g) Các hồ sơ khác có liên quan.
1. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và các tổ chức liên quan để tổ chức phát hành trái phiếu theo đúng đề án đã được Chính phủ phê duyệt.
2. Căn cứ tình hình thực tế và các quy định pháp luật có liên quan, Bộ Tài chính quyết định về trình tự phát hành trái phiếu theo một số bước cơ bản như sau:
a) Lựa chọn các tổ chức hoặc tổ hợp bảo lãnh phát hành: lựa chọn một hoặc một số tổ chức tài chính, tín dụng đầu tư quốc tế hàng đầu trên thế giới, có kinh nghiệm trong lĩnh vực phát hành trái phiếu để bảo lãnh phát hành cho đợt phát hành trên cơ sở chào thầu cạnh tranh theo các tiêu chí cụ thể và danh sách các tổ chức do các tạp chí uy tín quốc tế bình chọn;
b) Lựa chọn các tư vấn pháp lý: chủ trì, phối hợp với tổ chức hoặc tổ hợp bảo lãnh phát hành lựa chọn các tổ chức, công ty luật có uy tín và kinh nghiệm trong và ngoài nước làm tư vấn pháp lý trong nước, tư vấn pháp lý quốc tế cho Bộ Tài chính và tổ chức hoặc tổ hợp bảo lãnh phát hành;
c) Hoàn thiện hồ sơ phát hành: chủ trì, phối hợp với tư vấn pháp lý trong nước hoặc tư vấn pháp lý quốc tế đàm phán, ký kết các hợp đồng với tổ chức hoặc tổ hợp bảo lãnh phát hành, các đại lý có liên quan và chuẩn bị các tài liệu trong hồ sơ phát hành phù hợp với thông lệ quốc tế và luật pháp của Việt Nam;
d) Đánh giá hệ số tín nhiệm: chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan làm việc với các tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm để xác nhận hệ số tín nhiệm cho quốc gia;
đ) Tổ chức quảng bá: việc tổ chức quảng bá chào bán trái phiếu do Bộ Tài chính thực hiện tùy thuộc yêu cầu của từng phương thức phát hành trái phiếu. Bộ Tài chính phối hợp với tổ chức hoặc tổ hợp bảo lãnh phát hành tổ chức quảng bá trái phiếu tại các trung tâm tài chính lớn trên thế giới để tiếp xúc với cộng đồng các nhà đầu tư quốc tế trước khi thực hiện việc định giá để phát hành trái phiếu;
e) Tổ chức phát hành: Bộ Tài chính quyết định các điều kiện, điều khoản phát hành trái phiếu trong quá trình định giá trái phiếu trên cơ sở tư vấn của tổ chức hoặc tổ hợp bảo lãnh phát hành, phù hợp với điều kiện thị trường và các nguyên tắc nêu tại đề án phát hành trái phiếu đã được Chính phủ phê duyệt;
g) Tiếp nhận vốn: Bộ Tài chính tổ chức tiếp nhận nguồn vốn trái phiếu đã phát hành theo đúng các thỏa thuận đã ký;
h) Hoàn tất giao dịch phát hành: sau khi nhận tiền bán trái phiếu, Bộ Tài chính hoàn tất và ký kết các văn bản pháp lý kết thúc giao dịch phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời báo cáo kết quả phát hành theo các quy định hiện hành.
1. Toàn bộ số tiền thu được từ phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế được phân bổ, quản lý và sử dụng theo đúng các mục đích quy định trong đề án phát hành đã được Chính phủ phê duyệt theo quy định tại Điều 32 và Điều 33 Nghị định này, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý nợ công và các văn bản pháp luật có liên quan.
2. Trường hợp phát hành trái phiếu để cho vay lại, việc sử dụng nguồn vốn phải tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành về cơ chế cho vay lại và hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc sử dụng và giám sát sử dụng nguồn vốn phát hành trái phiếu Chính phủ.
1. Các khoản chi phí phát sinh trong quá trình phát hành, thanh toán gốc, lãi trái phiếu bao gồm:
a) Các khoản chi phí phát sinh một lần: phí tư vấn bảo lãnh phát hành; phí tư vấn pháp lý trong nước, tư vấn pháp lý quốc tế; phí trả cho tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm; phí trả cho các đại lý niêm yết, in ấn; các chi phí trong nước và nước ngoài liên quan đến quá trình chuẩn bị phát hành, quảng bá chào bán phát hành; và các chi phí thực tế khác (nếu có);
b) Các khoản chi phí phải trả hàng năm cho đại lý tài chính và thanh toán, đại lý chuyển nhượng và sở giao dịch chứng khoán nơi trái phiếu được niêm yết theo các thỏa thuận đại lý đã ký kết;
c) Các chi phí khác liên quan đến việc phát hành, thanh toán gốc, lãi trái phiếu (nếu có).
2. Đối với trường hợp phát hành trái phiếu Chính phủ để sử dụng cho mục tiêu cơ cấu lại danh mục nợ Chính phủ, chi phí phát sinh trong quá trình phát hành, thanh toán gốc, lãi trái phiếu do ngân sách trung ương chi trả.
3. Đối với trường hợp cho vay lại
a) Toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình phát hành, thanh toán gốc, lãi trái phiếu do người vay lại và chịu chi phí này được phân bổ theo tỷ trọng nguồn vốn cho vay lại đối với từng người vay;
b) Ngân sách nhà nước tạm ứng các khoản chi phí phát sinh trong quá trình phát hành trái phiếu và được hoàn trả bằng cách khấu trừ trực tiếp vào số tiền được phân bổ từ nguồn vốn trái phiếu trước khi chuyển cho người vay lại;
c) Ngân sách nhà nước tạm ứng để thanh toán các khoản chi phí phát sinh thường niên và phân bổ theo tỷ trọng nguồn vốn cho vay lại đối với từng người vay. Người vay lại hoàn trả các khoản tạm ứng này cho ngân sách nhà nước theo thông báo của Bộ Tài chính.
1. Bộ Tài chính trực tiếp chuyển tiền sử dụng nhà nước vào tài khoản của đại lý để thanh toán gốc, lãi cho chủ sở hữu trái phiếu khi đến hạn thanh toán.
2. Trường hợp cho vay lại: khi đến hạn thanh toán gốc, lãi trái phiếu, người vay lại trả trực tiếp vào tài khoản của đại lý thanh toán hoặc chuyển trả vào Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài theo quy định cụ thể tại các hợp đồng cho vay lại để Bộ Tài chính chuyển tiền cho đại lý thanh toán thực hiện chi trả cho chủ sở hữu trái phiếu.
Bộ Tài chính có trách nhiệm theo dõi giao dịch của các trái phiếu trên thị trường và phối hợp với các đơn vị liên quan cung cấp các thông tin cập nhật về tình hình kinh tế Việt Nam cho các nhà đầu tư nước ngoài theo thông lệ quốc tế sau khi phát hành.
1. Đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định này.
2. Có đề án phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế được Bộ Tài chính thẩm định và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
3. Giá trị phát hành và kỳ hạn trái phiếu phải đáp ứng được các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 34 Luật Quản lý nợ công, nằm trong hạn mức vay thương mại và bảo lãnh vay nước ngoài Chính phủ hàng năm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
4. Có báo cáo tài chính của ba (03) năm liên tiếp liền kề trước năm phát hành trái phiếu đã được kiểm toán bởi Kiểm toán Nhà nước hoặc tổ chức kiểm toán độc lập được phép hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, trong đó kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh không bị lỗ trong ba (03) năm liền kề gần nhất, không có lỗ lũy kế và không có các khoản nợ quá hạn. Báo cáo tài chính được kiểm toán của chủ thể phát hành phải là báo cáo kiểm toán nêu ý kiến chấp thuận toàn bộ. Trường hợp báo cáo kiểm toán có ý kiến ngoại trừ thì phải là ý kiến ngoại trừ không trọng yếu và chủ thể phát hành phải báo cáo, giải trình rõ lý do ngoại trừ, ảnh hưởng của yếu tố ngoại trừ đối với tài sản, nguồn vốn, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của chủ thể phát hành và giải pháp khắc phục.
5. Tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về cấp và quản lý bảo lãnh của Chính phủ đối với phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế.
1. Đề án phát hành trái phiếu do chủ thể phát hành xây dựng phải có các nội dung cơ bản theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định này và các nội dung sau:
a) Dự kiến loại tiền tệ và thị trường phát hành trái phiếu;
b) Dự kiến phương thức lựa chọn tổ chức hoặc tổ hợp bảo lãnh phát hành trái phiếu, tư vấn pháp lý trong nước, tư vấn pháp lý quốc tế và các đại lý liên quan;
c) Phương án xử lý rủi ro, trong đó có rủi ro về tỷ giá.
2. Đề án phát hành trái phiếu phải được đại diện chủ sở hữu, Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên phê duyệt theo quy định tại điều lệ tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp.
1. Chủ thể phát hành gửi Bộ Tài chính hồ sơ phát hành trái phiếu để thẩm định. Hồ sơ phát hành trái phiếu bao gồm:
a) Đề án phát hành trái phiếu theo quy định tại Điều 41 Nghị định này;
b) Các văn bản pháp lý chứng minh đủ điều kiện phát hành trái phiếu theo quy định tại Điều 40 Nghị định này;
c) Xác nhận của tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm về hệ số tín nhiệm của chủ thể phát hành;
d) Các tài liệu khác có liên quan theo quy định của pháp luật hiện hành về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ.
2. Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ phát hành trái phiếu của chủ thể phát hành, Bộ Tài chính chủ trì thẩm định đề án phát hành trái phiếu theo các nội dung quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật hiện hành về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ.
3. Sau khi lấy ý kiến của các cơ quan liên quan, Bộ Tài chính tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo thẩm định đề án phát hành trái phiếu đồng thời kiến nghị về khả năng phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh ra thị trường quốc tế để Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
4. Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát hành trái phiếu và chấp thuận chủ trương cấp bảo lãnh Chính phủ, Bộ Tài chính thông báo bằng văn bản cho chủ thể phát hành để tổ chức phát hành trái phiếu theo đề án đã được phê duyệt và theo các quy định tại Nghị định này.
5. Việc cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ cho trái phiếu doanh nghiệp do Bộ Tài chính thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ cho phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế.
1. Toàn bộ số tiền thu được từ phát hành trái phiếu phải được sử dụng theo đúng đề án phát hành trái phiếu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định tại Điều 41 và Điều 42 Nghị định này.
2. Chủ thể phát hành chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng đúng mục đích và hiệu quả nguồn vốn phát hành trái phiếu; bảo đảm thực hiện đúng các quy định hiện hành của pháp luật về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ, về quản lý ngoại hối, và về quản lý vay và trả nợ nước ngoài.
1. Chủ thể phát hành chuyển tiền trực tiếp cho đại lý thanh toán theo thỏa thuận đã ký để thanh toán gốc, lãi trái phiếu cho chủ sở hữu trái phiếu khi đến hạn.
2. Trường hợp chủ thể phát hành không thể thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn, Bộ Tài chính thực hiện nghĩa vụ thanh toán của chủ thể phát hành trong phạm vi mức bảo lãnh Chính phủ đã cấp. Chủ thể phát hành có trách nhiệm báo cáo, nhận nợ và thanh toán lại cho Bộ Tài chính theo quy định của pháp luật hiện hành về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ.
ISSUING BONDS TO INTERNATIONAL MARKET
Article 31. Bond issuance condition
1. Meeting conditions prescribed in clause 2, Article 21 of the Law on Public Debt Management.
2. Having scheme of bond issuance approved by the Government.
3. Meeting conditions specified in Clause 1, Article 28 of the Law on Public Debt Management in case of bond issuance for restructuring of debt list.
4. The value of Government bond issuance to the international market must be included in the annual total limit of foreign commercial loan of the government and in accordance with the public debt management strategy, medium-term debt management program approved by the Prime Minister.
Article 32. Scheme of bond issuance.
1. The Ministry of Finance shall assume the prime to develop the scheme of bond issuance for submission to the government for each issue.
2. The scheme includes the following basic contents:
a) Purpose of issuance and use of capital of bond issuance;
b) The legal grounds for bond issuance, including the decision on investment project approval of the competent authorities and other legal grounds in accordance with current regulations of the law;
c) Expected volume, structure, issuing currency, bond term, market, time and form of bond issuance;
d) Market condition and estimated bond interest rate;
dd) Expected method to select organization or issuance guarantee combination, domestic and international legal counsel, the relevant agents and plan for orgnization of bond issuance;
e) Estimated expenses related to bond issuance;
g) Plans for bond issuance fundsusing, risk handling, plan for payments of principal and interest of bonds;
h) Assesing and analyzing risks and difficulties that may arise in the process of bond issuance and proposing remedies.
Article 33. Approval of scheme of bond issuance
1. The Government shall approve scheme of Government bond issuance to international market with the following basic contents:
a) Purpose of issuance and use of bond issuance capital;
b) Currency, amount, term and form of bond issuance;
c) Estimated time for bond issuance;
d) Market chosen as the place of bond issuance;
dd) Responsibility of relevant agencies.
2. Approval form is the Government’s Resolution.
Article 34. Dossier of bond issuance
1. Dossier of bond issuance is the legal documents prepared by the Ministry of Finance in cooperation with the domestic and international legal counsel and other relevant agencies in accordance with regulations of Vietnam’s law and the law applicable on the bond issuance market.
2. Dossier of bond issuance includes the following basic documents:
a) Prospectus;
b) Contracts of issuance guarantee;
c) Contracts of legal counsel;
d) Contract of bond sale and purchase
dd) Agent agreements
e) Legal opinions
g) Other relevant dossiers
Article 35. Order of bond issuance
1. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility and coordinate with the ministries, sectors and relevant agencies to organize the bond issuance in accordance with the scheme approved by the Government.
2. Based on the actual situation and the relevant legal provisions, the Ministry of Finance shall make decision on the order of bond issuance issue bonds in a sequence of basic steps as follows:
a) Selecting issuance guarantee organizations or combinations: Selecting one or several leading financial institutions in the world with experience in the field of bond issuance to guarantee the issuance for the issue on the basis of competitive bidding in accordance with specific criteria and a list of organizations voted by international prestigious magazines;
b) Selecting legal advice: assuming the prime responsibility and coordinating with the issuance guarantee organizations or combinations to select the prestigious law organizations and firms with experience at home and abroad as the domestic and international legal counsel to the Ministry of Finance and the issuance guarantee organizations or combinations;
c) Completing issuance documents: assuming the prime responsibility and coordinating with domestic or international legal to negotiate and sign contracts with the issuance guarantee organizations or combinations and related agents and prepare documents in issuance dossier in accordance with international rules and law of Vietnam;
d) Assessing trust factor: assuming the prime responsibility and coordinating with relevant agencies to work with trust factor assessment organizations to certify the trust factor for the nation;
dd) Organizing promotion: organization of promoting bond offering performed by the Ministry of Finance shall depend on the requirements of each form of bond issuance. The Ministry of Finance shall be in collaboration with the issuance guarantee organizations or combinations to organize bond promotion at the major financial centers in the world to interact with the community of international investors before pricing to issue bonds;
e) Issuance organization: The Ministry of Finance shall make decision on conditions and terms for bond issuance in the bond valuation process on the consultation basis of the issuance guarantee organizations or combinations in accordance with market conditions and the principles set out in the project of bond issuance which has been approved by the Government;
g) Capital receiving: The Ministry of Finance shall organize to receive the issued bond fundsin accordance with the signed agreement;
h) Completing issuance transactions: after receiving the proceeds from the sale of bonds, the Ministry of Finance shall complete and sign legal documents closing transactions in accordance with international practice and report the issuance results by current regulations.
Article 36. Using bond issuance capital source
1. All proceeds from the Government bond issuance to the international market shall be allocated, managed and used in accordance with the purposes specified in the scheme of issuance which has been approved by the Government in accordance with provisions in Article 32 and 33 of this Decree, the Law on State Budget, Law on public Debt Management and the relevant legal documents.
2. In case of bond issuance for loans, the use of fundsmust comply with the provisions of the current law on relending mechanisms and guidance of the Ministry of Finance on the use and monitoring of use of Government bond issuance capital source.
Article 37. Fee of issuance and payment of bond
1. The expenses arising in the issuance and payment of principal and interest on bonds include:
a) The one-time arising costs: consulting fees of issuance guarantee; domestic and international legal consulting fees, international legal counsel; fees paid to trust factor assessment organization; fees paid to listing and printing agent; domestic and foreign expenses related to the preparation of issuance, issuance offering promotion and other actual costs (if any);
b) The annually payable expenses to the financial and payment agent, transfer agent and stock exchange where the bonds are listed by agreements signed by agents.
c) Other expenses related to the issuance, principal payment and bond interest
(if any).
2. For the case of Government bond issuance to use for the target of restructuring of Government debt list, expenses arising during the process of issuance, payment of principal and interest of bonds shall be paid by the central budget.
3. For case of re-lending
a) The entire of expenses arising during the process of issuance, payment of principal and interest of bonds due to re-borrower and incurring this expense allocated in proportion to re-lending fundsfor each borrower.
b) The State budget shall advance the expenses arising during the process of bond issuance and be refunded by deduction to the amount allocated from the bond fundsbefore transferred to the re-borrower.
c) The State budget shall advance for payment of annually arising expenses and allocate in proportion to the re-lending capital for each borrower. The re-borrower shall refund these advances to the State budget under notification of the Ministry of Finance.
Article 38. Payment of principal and interest of bonds
1.The Ministry of Finance shall directly transfer the State’s using money to the agent's account for payment of principal and interest to the bondholders upon maturity.
2. In case of re-lending: when the payment of principal and interest of bonds is to maturity date, the re-borrower shall directly pay into the account of the paying agent or to the accumulation fund of foreign debt payment as specified in the re-lending contract so that the Ministry of Finance can transfer money to the paying agent for payment to the bond holders.
Article 39. Information update
The Ministry of Finance is responsible for monitoring transactions of the bonds on the market and coordinates with the relevant units to provide updated information on the economic situation of Vietnam to foreign investors in accordance with international practices after issuance.
SECTION 2. GOVERNMENT-GUARANTEED BONDS
Article 40. Conditions for bond issuance.
1. Meeting conditions specified in Clause 1, Article 16 of this Decree.
2. Having scheme of bond issuance to international market appraised by the Ministry of Finance and approved by the Prime Minister.
3. The value of the bond issuance and term must meet the conditions specified in Clause 3, Article 34 of the Law on Public Debt Management included in the limit of commercial loan and annual foreign loan guarantee of the Government approved by the Prime Minister.
4. Having financial statements of the three (03) consecutive years preceding the year of bond issuance audited by the State Audit or an independent auditing organization licensed to operate legally in Vietnam, in which the business and production result have not suffered losses in the last three (03) years without accumulated losses and overdue debts. The audited financial statements of the issuing entity must be audit report stating the entire consent opinions. In case the audit report has exceptional opinions, they must be the insignificantly and the issuing entity must report and clearly explain the exceptional reason, the influence of the exceptional elements for assets, capital, result of production and business activities of the issuing entity and remedial solutions.
5. Complying with the provisions of the current regulations of the law on the provision and management of the Government's guarantee for the bond issuance to the international market.
Article 41. Scheme of bond issuance
1. Scheme of bond issuance by issuing entity must contain basic contents in accordance with the provisions of Clause 1, Article 17 of this Decree and the following contents:
a) Estimated type of currency and bond issuance market;
b) Estimated form of selection of organization or combination of bond issuance guarantee and domestic and international legal counsel legal counsel and related agents;
c) Risk treatment plans including risks of exchange rate.
2. Scheme of bond issuance must be approved by representative of the owner, the Board of Directors or Member Board in accordance with the charter of organization and operation of the business.
Article 42. Appraisal and provision of Government guarantee.
1. Issuing entity shall send the bond issuance dossier to the Ministry of Finance for appraisal. The bond issuance dossier includes:
a) Scheme of bond issuance as prescribed in the Article of this Decree;
b) Legal documents proving elegibility for bond issuance as prescribed in Article 40 of this Decree.
c) Certification of trust factor assessment organization on the issuing entity.
d) Other relevant documents in accordance with current regulations of law on supply and management of Government guarantee.
2. After receiving complete bond issuance dossier of the issuing entity, the Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for appraising the scheme of bond issuance in accordance with the provisions of this Decree and the provisions of the current law on provision and management of government guarantee.
3. After gathering opinions from the relevant agencies, the Finance Ministry shall sum up the report on assessment of bond issuance and submit it to the Prime Minister and propose the possibility of issuing bonds guaranteed by the Government to the international market for the Prime Minister’s consideration and decision.
4. After the Prime Minister approving the scheme of bond issuance and the policy of Government guarantee provision, the Ministry of Finance shall notify in writing to the issuing entity for the bond issuance under the scheme approved and in accordance with the provisions of this Decree.
5. The allocation and management of Government guarantee for corporate bonds shall be carried out by the Ministry of Finance in accordance with the provisions of the current laws on the provision and management of government guarantee for the issuance of bonds to the international market.
Article 43. Fee of bond issuance and payment
Expenses of issuance in the process of issuance and payment of principal and interest of bonds and Government guarantee fee shall comply with the provisions of Clause 1, Article 20 of this Decree.
Article 44. Using bond issuance capital source.
1. All proceeds from the bond issuance must be used in accordance with the scheme of bond issuance approved by the Prime Minister in accordance with Article 41 and Article 42 of this Decree.
2. The issuing entity shall take full responsibility for the management and use with the right purposes and efficiency of bond issuance funds; ensure the compliance with the current provisions of the law on the provision and management of Government guarantee, foreign exchange management and foreign borrowing and repayment management.
Article 45. Payment of bond principal and interest.
1. The issuing entity shall transfer directly to the payment agents according to the signed agreement to pay principal and interest of bonds to the bond holders upon maturity.
2. In case the issuing entity fails to implement or adequately implement the payment obligations of principal and interest of bonds upon maturity, the Ministry of Finance shall carry out the payment obligations of the issuing entity within the provided level of Government guarantee. The issuing entity is responsible for making report, receiving debt and making payment back to the Ministry of Finance in accordance with the current regulations of law on the provision and management of government guarantee.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực