Chương III Nghị định 91/2015/NĐ-CP: Quản lý tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước
Số hiệu: | 91/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 13/10/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/12/2015 |
Ngày công báo: | 24/10/2015 | Số công báo: | Từ số 1061 đến số 1062 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, quản lý tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước và quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), … được ban hành ngày 13/10/2015.
-
Đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
Đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp nhà nước
Theo Nghị định 91, chỉ thực hiện đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong các lĩnh vực sau:
- Cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu, đảm bảo an sinh xã hội;
- Phục vụ quốc phòng, an ninh;
- Hoạt động trong lĩnh vực độc quyền tự nhiên;
- Doanh nghiệp nhà nước ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn, tạo lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và nên kinh tế.
Đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động
Việc bổ sung vốn điều lệ chỉ áp dụng với doanh nghiệp nhà nước quy định tại Điều 5 Nghị định 91/2015 đang hoạt động và thuộc một trong các trường hợp sau:
-Doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động có hiệu quả được đánh giá dựa trên tiêu chí hiệu quả hoạt động tại Điều 8 Nghị định 91 có mức vốn điều lệ hiện tại không đảm bảo thực hiện ngành, nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao.
-Doanh nghiệp nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh nhưng vốn điều lệ hiện tại không đảm bảo thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao.
Đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công tư cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên
- Theo Điều 12 Nghị định 91/2015/NĐ-CP, Nhà nước đầu tư bổ sung vốn để duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp của Nhà nước tại công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 16 của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp nhà nước tiếp tục đầu tư vốn để duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp của Nhà nước trong các ngành, lĩnh vực như: cảng hàng không, sân bay, cảng biển; bảo trì hệ thốnghạ tầng đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt; hạ tầng viễn thông; khai thác khoáng sản, dầu khí;…
Đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp
Đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp chỉ được thực hiện đối với các trường hợp quy định tài Điều 15 Nghị định số 91. Phương án mua lại một phần vốn của doanh nghiệp khác phải đảm bảo tỷ lệ vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp khác đủ để thực hiện quyền quyết định các vấn đề của doanh nghiệp khác tại Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội nghị thành viên.
-
Quản lý tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước
Quản lý, sử dụng vốn và tài sản tại doanh nghiệp nhà nước
- Vốn điều lệ của doanh nghiệp nhà nước thành lập mới theo Nghị định 91 năm 2015 được xác định căn cứ vào quy mô, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, chiến lược, kế hoạch đầu từ phát triển của doanh nghiệp nhưng không được thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định của pháp luật.
- Doanh nghiệp nhà nước sử dụng vốn vay đúng mục đích, tự chịu mọi rủi ro và chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình huy động, quản lý, sử dụng vốn vay và trả nợ đúng hạn.
Quản lý vốn của doanh nghiệp nhà nước tại công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn
Theo quy định tại Điều 29 Nghị định 91/2015/NĐ-CP, việc chuyển nhượng các loại công trái, trái phiếu mà doanh nghiệp nhà nước đầu tư để hưởng lãi được thực hiện theo quy định khi phát hành hoặc phương án phát hành của tổ chức phát hành. Trường hợp doanh nghiệp nhà nước chuyển nhượng trái phiếu trước kỳ hạn thì giá chuyển nhượng phải đảm bảo nguyên tắc bảo toàn vốn khi chuyển nhượng. Việc chuyển nhượng trái phiếu đã được đăng ký lưu ký, niêm yết và giao dịch trên thị trường giao dịch chứng khoán, doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật chứng khoán.
Doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp nhà nước
Lợi nhuận của doanh nghiệp nhà nước sau khi bù đắp lỗ năm trước, trích Quỹ phát triển khoa học và công nghệ, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, lợi nhuận còn lại được chia theo thứ tự: chia lãi cho các bên góp vốn liên kết; bù đắp lỗ các năm trước, trích quỹ và nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều 31 Nghị định 91/2015.
-
Quản lý vốn nhà nước tại công ty Cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Việc chuyển nhượng vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty TNHH theo Nghị định 91 phải đảm bảo có phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đúng tiêu chí phân loại doanh nghiệp; công khai minh bạch, bảo toàn vốn nhà nước ở mức tối đa; việc xác định giá khởi điểm phải thông qua tổ chức có chức năng thẩm định giá theo quy định,…
Nghị định 91/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/12/2015 thay thế các quy định về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, quản lý tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước, công ty nhà nước, quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác, quản lý tài chính đối với công ty TNHH do nhà nước làm chủ sở hữu ở các văn bản trước đó.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
11. Đối với doanh nghiệp nhà nước thành lập mới mức vốn điều lệ được xác định theo nguyên tắc sau:
a) Căn cứ quy mô, công suất thiết kế đối với ngành, nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Phù hợp với chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển của doanh nghiệp, phù hợp với ngành, nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong Đề án thành lập doanh nghiệp.
c) Phù hợp với phương án sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
d) Mức vốn điều lệ xác định không thấp hơn mức vốn pháp định của ngành, nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Đối với doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động:
a) Doanh nghiệp nhà nước khi điều chỉnh tăng vốn điều lệ được xác định theo các nguyên tắc quy định tại Khoản 1 Điều này.
b) Phương thức xác định vốn điều lệ thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
c) Trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị đầu tư bổ sung vốn điều lệ và cấp bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 10, Điều 11 Nghị định này.
1. Việc huy động vốn của doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 23 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp nhà nước được trực tiếp vay vốn nước ngoài theo phương thức tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ cho bên cho vay nước ngoài theo đúng các điều kiện đã cam kết trong các thỏa thuận vay. Điều kiện, trình tự, thủ tục xem xét chấp thuận khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh. Khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp phải nằm trong hạn mức vay nợ nước ngoài của quốc gia hàng năm theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và phải được đăng ký và xác nhận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định hiện hành.
3. Doanh nghiệp nhà nước sử dụng vốn vay đúng mục đích, tự chịu mọi rủi ro và chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình huy động, quản lý, sử dụng vốn vay và trả nợ đúng hạn. Nhà nước không chịu trách nhiệm nghĩa vụ trả nợ đối với các khoản nợ do doanh nghiệp trực tiếp vay, trừ các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh.
4. Tổng mức vốn huy động để phục vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước (bao gồm cả các khoản bảo lãnh vay vốn của các công ty con do doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ theo quy định tại Khoản 1 Điều 189 Luật Doanh nghiệp năm 2014) phải bảo đảm hệ số nợ phải trả không quá ba lần vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp nhà nước tại thời điểm gần nhất với thời điểm huy động vốn theo thẩm quyền quy định tại Khoản 3 Điều 23 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp. Trong đó:
a) Vốn chủ sở hữu ghi trên bảng cân đối kế toán trong báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp nhà nước được xác định không bao gồm chỉ tiêu “nguồn kinh phí và quỹ khác”, vốn chủ sở hữu quy định tại Điểm này được áp dụng đối với nội dung quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 26 và Điểm a Khoản 2 Điều 27 Nghị định này.
b) Nợ phải trả ghi trên bảng cân đối kế toán trong báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp nhà nước được xác định không bao gồm các chỉ tiêu: “Quỹ khen thưởng, phúc lợi”, “Quỹ bình ổn giá”, “Quỹ phát triển khoa học và công nghệ”.
5. Doanh nghiệp nhà nước chỉ thực hiện bảo lãnh cho các công ty con vay vốn tại các tổ chức tín dụng trong nước với điều kiện công ty con được bảo lãnh phải có tình hình tài chính lành mạnh, không có các khoản nợ quá hạn; việc bảo lãnh vay vốn để thực hiện dự án đầu tư phải trên cơ sở thẩm định hiệu quả của dự án đầu tư và phải có cam kết trả nợ đúng hạn đối với khoản vay được bảo lãnh. Doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm giám sát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích và trả nợ đúng hạn đối với các khoản vay do doanh nghiệp bảo lãnh.
1. Doanh nghiệp nhà nước được quyền sử dụng tài sản, tiền vốn thuộc quyền quản lý, sử dụng của doanh nghiệp để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp trong đó bao gồm đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 28, Điều 29 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
a) Đầu tư ra ngoài doanh nghiệp phải tuân thủ quy định của pháp luật và phù hợp với ngành nghề kinh doanh chính, không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước đảm bảo có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn đầu tư.
b) Doanh nghiệp nhà nước không được góp vốn hoặc đầu tư vào lĩnh vực bất động sản (trừ doanh nghiệp nhà nước có ngành nghề kinh doanh chính là các loại bất động sản theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản), không được góp vốn, mua cổ phần tại ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư chứng khoán hoặc công ty đầu tư chứng khoán, trừ những trường hợp đặc biệt theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
c) Trường hợp doanh nghiệp nhà nước đã góp vốn, đầu tư vào các lĩnh vực quy định tại Điểm b Khoản này không thuộc trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư phải thực hiện phương án cơ cấu lại và chuyển nhượng toàn bộ số vốn đã đầu tư theo quy định.
2. Cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp theo quy định. Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động đầu tư vốn ra bên ngoài theo các lĩnh vực quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng không thực hiện cơ cấu lại các khoản đã đầu tư, cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định và xử lý trách nhiệm đối với Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty theo quy định của pháp luật hiện hành.
3. Doanh nghiệp không được sử dụng tài sản do doanh nghiệp đang đi thuê hoạt động, đi mượn, nhận giữ hộ, nhận gia công, nhận bán đại lý, ký gửi để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp.
4. Việc quản lý vốn của doanh nghiệp nhà nước đầu tư ra ngoài doanh nghiệp tại các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương III Nghị định này.
1. Doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp. Mọi biến động về tăng, giảm vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, doanh nghiệp phải báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan tài chính để theo dõi, giám sát.
2. Việc bảo toàn vốn nhà nước tại doanh nghiệp được thực hiện bằng các biện pháp sau đây:
a) Thực hiện đúng chế độ quản lý sử dụng vốn, tài sản, phân phối lợi nhuận, chế độ quản lý tài chính khác và chế độ kế toán theo quy định của pháp luật.
b) Mua bảo hiểm tài sản theo quy định của pháp luật.
c) Xử lý kịp thời giá trị tài sản tổn thất, các khoản nợ không có khả năng thu hồi và trích lập các khoản dự phòng rủi ro sau đây:
- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho;
- Dự phòng các khoản phải thu khó đòi;
- Dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính;
- Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp.
d) Các biện pháp khác về bảo toàn vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
3. Định kỳ hàng năm doanh nghiệp phải đánh giá mức độ bảo toàn vốn của doanh nghiệp, phương pháp đánh giá như sau:
a) Sau khi trích lập các khoản dự phòng theo quy định, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp không phát sinh lỗ hoặc có lãi, doanh nghiệp bảo toàn vốn.
b) Trường hợp sau khi trích lập các khoản dự phòng theo quy định, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bị lỗ (bao gồm trường hợp còn lỗ lũy kế), doanh nghiệp không bảo toàn được vốn.
1. Việc đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định của doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 24 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp. Trong đó:
a) Đối với đầu tư, mua sắm tài sản cố định do doanh nghiệp thực hiện, quá trình đầu tư xây dựng phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về đấu thầu và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
b) Đối với đầu tư, mua sắm tài sản cố định bên ngoài đưa về sử dụng, doanh nghiệp phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
c) Đối với việc đầu tư, mua sắm, sử dụng phương tiện đi lại (xe ô tô) phục vụ công tác cho các chức danh lãnh đạo và phục vụ công tác chung, doanh nghiệp phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn, định mức mua sắm, sử dụng phục vụ công tác bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành kinh doanh có quy định riêng về đầu tư, xây dựng, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản cố định theo chuyên ngành, ngoài việc thực hiện quy định của Nghị định này còn phải thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
1. Doanh nghiệp nhà nước được thuê tài sản (bao gồm cả hình thức thuê tài chính) để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp và đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.
2. Việc thuê và sử dụng tài sản thuê phải tuân theo đúng quy định của Bộ luật Dân sự và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
1. Doanh nghiệp nhà nước thực hiện quản lý, sử dụng tài sản cố định trong quá trình hoạt động kinh doanh theo quy định tại Điều 25 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp. Trong đó:
a) Doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm xây dựng, ban hành, thực hiện Quy chế quản lý, sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp.
b) Tùy theo yêu cầu quản lý đối với từng loại tài sản cố định, quy chế quản lý tài sản cố định của doanh nghiệp ban hành phải quy định rõ việc phối hợp giữa các bộ phận và trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân có liên quan trong việc theo dõi, quản lý sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp nhà nước thực hiện cho thuê, cầm cố, thế chấp tài sản cố định theo quy định tại Điều 26 Nghị định này.
1. Doanh nghiệp nhà nước được quyền cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản của doanh nghiệp đảm bảo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn theo quy định của pháp luật, trong đó:
a) Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định các hợp đồng cho thuê tài sản có giá trị dưới 50% vốn chủ sở hữu ghi trong báo cáo tài chính quý hoặc năm của doanh nghiệp tại thời điểm gần nhất với thời điểm quyết định cho thuê tài sản nhưng giá trị còn lại của tài sản cho thuê không quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật Đầu tư công
b) Thẩm quyền quyết định sử dụng tài sản của doanh nghiệp để thế chấp, cầm cố vay vốn thực hiện theo quy định tại Điều 23 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
2. Đối với doanh nghiệp nhà nước được thành lập để thực hiện thường xuyên, ổn định sản xuất, cung ứng sản phẩm công ích, trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh khi cho thuê, cầm cố, thế chấp những tài sản trực tiếp phục vụ nhiệm vụ này phải được sự chấp thuận của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
3. Việc sử dụng tài sản để cho thuê, thế chấp, cầm cố phải tuân theo đúng các quy định của Bộ luật Dân sự và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
1. Doanh nghiệp nhà nước được quyền chủ động và thực hiện nhượng bán, thanh lý tài sản cố định đã hư hỏng, lạc hậu kỹ thuật, không có nhu cầu sử dụng hoặc không sử dụng được để thu hồi vốn trên nguyên tắc công khai, minh bạch, bảo toàn vốn theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Thẩm quyền quyết định việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định:
a) Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định các phương án thanh lý, nhượng bán tài sản có giá trị còn lại dưới 50% vốn chủ sở hữu ghi trên bảng cân đối kế toán trong báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp nhà nước tại thời điểm gần nhất với thời điểm quyết định thanh lý, nhượng bán tài sản nhưng không quá mức dự án nhóm B theo quy định của Luật Đầu tư công.
Các phương án thanh lý, nhượng bán tài sản cố định có giá trị lớn hơn mức phân cấp cho Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty thì Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định.
b) Đối với doanh nghiệp nhà nước được đầu tư thành lập chủ yếu sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội và nền kinh tế, trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh khi nhượng bán tài sản trực tiếp phục vụ các nhiệm vụ này phải được sự đồng ý của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
c) Trường hợp phương án nhượng bán tài sản cố định của doanh nghiệp nhà nước không có khả năng thu hồi đủ vốn đã đầu tư, doanh nghiệp phải giải trình rõ nguyên nhân không có khả năng thu hồi vốn báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan tài chính cùng cấp trước khi nhượng bán tài sản cố định để thực hiện giám sát.
d) Riêng trường hợp tài sản cố định mới đầu tư, mua sắm đã hoàn thành đưa vào sử dụng trong thời gian 03 năm đầu nhưng không đạt hiệu quả kinh tế theo dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, doanh nghiệp không có nhu cầu tiếp tục khai thác sử dụng mà việc nhượng bán tài sản không có khả năng thu hồi đủ vốn đầu tư dẫn tới doanh nghiệp không trả được nợ vay theo khế ước hoặc hợp đồng vay vốn thì phải làm rõ trách nhiệm của những người có liên quan để báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xử lý theo quy định của pháp luật.
đ) Đối với việc nhượng bán thanh lý tài sản cố định thuộc một số ngành đặc thù (sản xuất thuốc lá, tàu biển, tàu bay) thì ngoài việc thực hiện các quy định của Nghị định này còn phải thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan.
3. Phương thức thanh lý, nhượng bán tài sản cố định:
a) Doanh nghiệp nhà nước thực hiện việc nhượng bán tài sản cố định bằng hình thức đấu giá thông qua một tổ chức có chức năng bán đấu giá tài sản hoặc do doanh nghiệp tự tổ chức thực hiện công khai theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản. Trường hợp nhượng bán tài sản cố định có giá trị còn lại ghi trên sổ kế toán dưới 100 triệu đồng, Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc quyết định lựa chọn bán theo phương thức đấu giá hoặc thỏa thuận nhưng không thấp hơn giá thị trường. Trường hợp tài sản cố định không có giao dịch trên thị trường thì doanh nghiệp được thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá làm cơ sở bán tài sản theo các phương thức trên.
b) Trường hợp chuyển nhượng tài sản cố định gắn liền với đất phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
4. Trình tự, thủ tục thanh lý, nhượng bán tài sản:
a) Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định thành lập Hội đồng thanh lý, nhượng bán tài sản cố định tại doanh nghiệp nhà nước. Thành phần Hội đồng gồm: Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc, Kế toán trưởng, các trưởng phòng có liên quan; đại diện Ban Chấp hành công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp và một số chuyên gia am hiểu về tính năng kỹ thuật của tài sản cố định (nếu cần). Nhiệm vụ của Hội đồng thanh lý, nhượng bán tài sản cố định của doanh nghiệp gồm:
- Xác định thực trạng về kỹ thuật, giá trị còn lại của tài sản thanh lý, nhượng bán;
- Xác định nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan đến trường hợp tài sản cố định mới đầu tư không mang lại hiệu quả kinh tế phải nhượng bán nhưng không có khả năng thu hồi đủ vốn đầu tư, tài sản chưa khấu hao hết đã bị hư hỏng không thể sửa chữa được phải thanh lý, nhượng bán để báo cáo chủ sở hữu xử lý theo quy định;
- Tổ chức xác định hoặc thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá để xác định giá trị có thể thu được của tài sản thanh lý, nhượng bán;
- Tổ chức bán đấu giá hoặc thuê tổ chức có chức năng bán đấu giá các loại tài sản thanh lý nhượng bán theo quy định của pháp luật có liên quan;
- Hội đồng thanh lý, nhượng bán tài sản tự kết thúc hoạt động sau khi hoàn tất việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định của doanh nghiệp.
b) Trường hợp khi doanh nghiệp nhà nước thực hiện dự án đầu tư xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt, doanh nghiệp phải dỡ bỏ hoặc hủy bỏ tài sản cố định cũ thì việc thanh lý và hạch toán tài sản cố định cũ khi dỡ bỏ hoặc hủy bỏ của doanh nghiệp thực hiện như đối với trường hợp thanh lý tài sản cố định quy định tại Điều này.
1. Doanh nghiệp nhà nước thực hiện việc quản lý tài chính đối với công ty con do doanh nghiệp nắm giữ 100% vốn điều lệ và quản lý phần vốn góp của doanh nghiệp tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định tại Điều 30 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, trong đó:
a) Doanh nghiệp nhà nước phải ban hành quy chế tài chính của công ty con trong đó quy định cụ thể việc trích lập các quỹ từ lợi nhuận sau thuế, thu lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ tại công ty con, thu khoản chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ của công ty con về doanh nghiệp nhà nước.
b) Các khoản thu lợi nhuận sau thuế, chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ của công ty con về doanh nghiệp nhà nước là doanh thu hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
c) Trường hợp doanh nghiệp nhà nước nhận được cổ phiếu của công ty cổ phần có vốn góp của doanh nghiệp nhà nước mà không phải thanh toán do công ty cổ phần sử dụng thặng dư vốn cổ phần, các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu hoặc chia cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, doanh nghiệp căn cứ vào số lượng cổ phiếu nhận được thực hiện mở sổ kế toán theo dõi, ghi chép và phản ánh trên báo cáo tài chính theo quy định của chế độ kế toán hiện hành đối với các doanh nghiệp.
2. Việc cử và tiêu chuẩn của người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thực hiện theo quy định tại Điều 46 và Điều 47 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
1. Việc chuyển nhượng các khoản vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp của doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 31 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và phương thức chuyển nhượng vốn đầu tư ra ngoài của doanh nghiệp nhà nước (bao gồm cả việc chuyển nhượng quyền mua cổ phần, quyền góp vốn vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên) thực hiện theo quy định tại các Khoản 3, 4, 5 Điều 38 Nghị định này.
2. Trường hợp giá chuyển nhượng sát với giá thị trường (giá đã được tổ chức có chức năng thẩm định giá thẩm định theo các quy định của pháp luật về thẩm định giá), nhưng giá trị chuyển nhượng dự kiến thu được vẫn thấp hơn giá trị ghi trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp và doanh nghiệp đã thực hiện trích lập dự phòng thì xử lý như sau:
a) Nếu khoản trích lập dự phòng bằng hoặc lớn hơn chênh lệch giữa giá trị dự kiến thu được so với giá trị ghi trên sổ sách kế toán thì Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định chuyển nhượng để thu hồi vốn đầu tư ra ngoài.
b) Nếu khoản trích lập dự phòng vẫn nhỏ hơn chênh lệch giữa giá trị khoản đầu tư ghi trên sổ kế toán với giá trị chuyển nhượng dự kiến thu được thì Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phải báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định trước khi thực hiện chuyển nhượng.
3. Tiền thu về chuyển nhượng các khoản vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp (cổ phần, phần vốn góp và chuyển nhượng quyền mua cổ phần, quyền góp vốn) sau khi trừ giá trị vốn đầu tư của doanh nghiệp, chi phí chuyển nhượng và thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định, số tiền còn lại được xác định vào thu nhập hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
4. Đối với các loại công trái, trái phiếu mà doanh nghiệp nhà nước đã đầu tư để hưởng lãi, việc chuyển nhượng thực hiện theo quy định khi phát hành hoặc phương án phát hành của tổ chức (chủ thể) phát hành. Trường hợp doanh nghiệp nhà nước chuyển nhượng trái phiếu trước kỳ hạn thì giá chuyển nhượng phải đảm bảo nguyên tắc bảo toàn vốn khi chuyển nhượng. Việc chuyển nhượng trái phiếu đã được đăng ký lưu ký, niêm yết và giao dịch trên thị trường giao dịch chứng khoán, doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật chứng khoán.Bổ sung
1. Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng Giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm trước cơ quan đại diện chủ sở hữu và trước pháp luật trong việc tổ chức quản lý chặt chẽ, đảm bảo tính đúng đắn, trung thực và hợp pháp của các khoản doanh thu, thu nhập khác và chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Toàn bộ doanh thu, thu nhập khác và chi phí phát sinh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp phải có đầy đủ hồ sơ, chứng từ theo quy định của pháp luật và phản ánh đầy đủ trong sổ kế toán của doanh nghiệp theo chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành.
3. Doanh thu, thu nhập khác và chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp được xác định bằng đồng Việt Nam, trường hợp thu hoặc chi bằng ngoại tệ phải quy đổi về đồng Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành.
4. Doanh nghiệp phải tính đúng, tính đủ chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh, tự trang trải mọi khoản chi phí bằng các khoản thu của doanh nghiệp và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
5. Việc xác định doanh thu, thu nhập và chi phí để xác định nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác đối với doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế và pháp luật khác có liên quan.
Lợi nhuận của doanh nghiệp nhà nước sau khi bù đắp lỗ năm trước theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, trích Quỹ phát triển khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, phần lợi nhuận còn lại được phân phối theo thứ tự như sau:
1. Chia lãi cho các bên góp vốn liên kết theo quy định của hợp đồng kinh tế đã ký kết (nếu có).
2. Bù đắp khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế theo quy định.
3. Lợi nhuận còn lại sau khi trừ các khoản quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này được phân phối theo thứ tự như sau:
a) Trích quỹ đặc thù theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ (nếu có).
b) Trích tối đa 30% vào quỹ đầu tư phát triển của doanh nghiệp.
c) Trích quỹ khen thưởng, phúc lợi cho người lao động trong doanh nghiệp:
- Doanh nghiệp xếp loại A được trích 3 tháng lương thực hiện cho hai quỹ khen thưởng, phúc lợi;
- Doanh nghiệp xếp loại B được trích 1,5 tháng lương thực hiện cho hai quỹ khen thưởng, phúc lợi;
- Doanh nghiệp xếp loại C được trích 01 tháng lương thực hiện cho hai quỹ khen thưởng, phúc lợi;
- Doanh nghiệp không thực hiện xếp loại thì không được trích lập hai quỹ khen thưởng, phúc lợi.
d) Trích quỹ thưởng người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên:
- Doanh nghiệp xếp loại A được trích 1,5 tháng lương thực hiện của người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên;
- Doanh nghiệp xếp loại B được trích 01 tháng lương thực hiện của người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên;
- Doanh nghiệp xếp loại C hoặc doanh nghiệp không thực hiện xếp loại thì không được trích lập quỹ thưởng người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên.
đ) Trường hợp số lợi nhuận còn lại sau khi trích lập Quỹ đầu tư phát triển quy định tại Điểm b Khoản này mà không đủ nguồn để trích các quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ thưởng người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên theo mức quy định thì doanh nghiệp được giảm trừ phần lợi nhuận trích lập quỹ đầu tư phát triển để bổ sung nguồn trích lập đủ quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ thưởng người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên theo mức quy định, nhưng mức giảm tối đa không quá mức trích vào Quỹ đầu tư phát triển trong năm tài chính.
e) Lợi nhuận còn lại sau khi trích lập các quỹ quy định tại các Điểm a, b, c, d Khoản này được nộp về ngân sách nhà nước.
1. Việc sử dụng các quỹ của doanh nghiệp nhà nước phải đúng mục đích, đúng đối tượng.
a) Doanh nghiệp nhà nước phải xây dựng, ban hành Quy chế quản lý sử dụng các quỹ theo quy định của pháp luật để áp dụng trong nội bộ doanh nghiệp; quy chế đảm bảo dân chủ, minh bạch có sự tham gia của Ban Chấp hành công đoàn doanh nghiệp và công khai trong doanh nghiệp trước khi thực hiện.
b) Trong năm tài chính, doanh nghiệp nhà nước chủ động thực hiện tạm trích các quỹ trên cơ sở kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp có lãi và đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định để có nguồn chi sử dụng quỹ theo mục đích đã quy định.
2. Quỹ đầu tư phát triển được dùng để thực hiện các dự án đầu tư phát triển doanh nghiệp và bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp.
3. Quỹ khen thưởng được dùng để:
a) Thưởng cuối năm, thưởng thường kỳ, thưởng đột xuất, thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng cho người lao động trong doanh nghiệp (bao gồm cả người quản lý doanh nghiệp làm việc theo hợp đồng lao động). Không dùng quỹ khen thưởng của doanh nghiệp để chi thưởng cho đối tượng là người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên do nhà nước bổ nhiệm (trừ khoản thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng).
b) Thưởng cho những cá nhân và đơn vị ngoài doanh nghiệp có đóng góp nhiều cho hoạt động kinh doanh, công tác quản lý của doanh nghiệp.
c) Mức thưởng do Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp quyết định được ghi trong Quy chế quản lý sử dụng quỹ của doanh nghiệp.
a) Đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa các công trình phúc lợi của doanh nghiệp.
b) Chi cho các hoạt động phúc lợi của người lao động trong doanh nghiệp bao gồm cả người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên làm việc theo hợp đồng lao động và người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên do nhà nước bổ nhiệm.
c) Góp một phần vốn để đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi chung trong ngành hoặc với các đơn vị khác theo hợp đồng.
d) Sử dụng một phần quỹ phúc lợi để trợ cấp khó khăn đột xuất cho những người lao động kể cả những trường hợp về hưu, về mất sức, lâm vào hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa hoặc làm công tác từ thiện xã hội.
đ) Mức chi sử dụng quỹ do Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp quyết định, được ghi trong Quy chế quản lý, sử dụng quỹ của doanh nghiệp.
5. Quỹ thưởng người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên được sử dụng để:
a) Thưởng hàng năm; thưởng khi kết thúc nhiệm kỳ cho Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kiểm soát viên, Kế toán trưởng doanh nghiệp.
b) Mức thưởng hàng năm và thưởng khi kết thúc nhiệm kỳ do đại diện chủ sở hữu quyết định gắn với tiêu chí đánh giá người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty.
c) Trường hợp Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kiểm soát viên, Kế toán trưởng doanh nghiệp được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng thì doanh nghiệp sử dụng nguồn quỹ khen thưởng của doanh nghiệp để chi thưởng cho các đối tượng nêu trên theo mức thưởng mà pháp luật về thi đua khen thưởng đã quy định đối với từng hình thức thi đua, khen thưởng.
1. Căn cứ vào định hướng chiến lược, quy hoạch phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt, doanh nghiệp xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính dài hạn phù hợp với kế hoạch định hướng của doanh nghiệp đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định.
2. Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn, căn cứ vào năng lực của doanh nghiệp và nhu cầu thị trường, doanh nghiệp nhà nước xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh năm tiếp theo trình Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định.
3. Căn cứ kế hoạch sản xuất kinh doanh được Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định, doanh nghiệp thực hiện việc đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của năm báo cáo và lập kế hoạch tài chính cho năm kế tiếp gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan tài chính trước ngày 31 tháng 7 hàng năm.
4. Cơ quan đại diện chủ sở hữu chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp rà soát lại kế hoạch tài chính do doanh nghiệp lập và có ý kiến chính thức bằng văn bản để doanh nghiệp hoàn chỉnh kế hoạch tài chính. Kế hoạch tài chính sau khi hoàn chỉnh là kế hoạch chính thức làm cơ sở cho cơ quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan tài chính cùng cấp giám sát đánh giá quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp nhà nước phải tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê theo quy định của pháp luật hiện hành; lập, ghi chép chứng từ ban đầu, cập nhật sổ sách kế toán, đảm bảo phản ánh đầy đủ, kịp thời, trung thực, chính xác, khách quan các hoạt động kinh tế, tài chính. Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp phải được kiểm toán trước khi nộp cho cơ quan nhà nước và trước khi công khai.
1. Cuối kỳ kế toán (quý, năm), doanh nghiệp nhà nước phải lập, trình bày, gửi các báo cáo tài chính, báo cáo thống kê cho các cơ quan nhà nước và thực hiện công khai tài chính theo quy định của pháp luật hiện hành. Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các báo cáo tài chính, thống kê và việc thực hiện công khai tài chính.
2. Ngoài các báo cáo tài chính, thống kê định kỳ lập và gửi theo quy định nêu trên, doanh nghiệp phải thực hiện lập, gửi các báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan quản lý nhà nước; trường hợp doanh nghiệp có khoản vay trong nước và vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh, doanh nghiệp phải thực hiện lập và gửi báo cáo theo các quy định hiện hành của pháp luật về quản lý nợ được Chính phủ bảo lãnh.
FINANCIAL MANAGEMENT IN STATE ENTERPRISES
Section 1. MANAGEMENT AND USE OF STATE-OWNED CAPITAL AND ASSETS IN STATE ENTERPRISES
Article 19. Charter capital of a state enterprise
1. With regard to newly-established state enterprises, the charter capital shall be determined by taking into account the followings:
a) The scale and designed capacity of manufacturing and trading industries, sectors or operations of an enterprise.
b) The development investment strategy and plan of that enterprise, and main business sectors of that enterprise approved in the enterprise establishment proposal by the competent authority.
c) The production and business plan of that enterprise.
d) The amount of charter capital which is not allowed to be less than the amount of legal capital required for manufacturing and business industries, sectors or operations in accordance with laws.
2. With regard to currently active state enterprises:
a) The charter capital of state enterprises, after making an adjustment to the charter capital, shall be determined by applying regulations laid down in Clause 1 of this Article.
b) The method of determination of the charter capital shall be subject to regulations laid down in Article 9 hereof.
c) Procedures for preparation and submission of the application for additional state capital investment in the charter capital and allocation of financing for additional investment in the charter capital under the provisions of Article 10 and 11 hereof.
Article 20. Capital mobilization in state enterprises
1. The capital mobilization in state enterprises shall comply with regulations laid down in Article 23 of the Law on management and use of state capital invested in the enterprise’s operations.
2. State enterprises shall be entitled to directly apply for foreign loans and autonomously repay their debts to foreign lenders as agreed upon in loan agreements. Requirements and procedures for consideration and approval of a foreign loan taken out by an enterprise shall comply with legislation on management of the enterprise’s foreign loan application and repayment in terms of loans which are not guaranteed by the Government. An enterprise’s foreign loan must fall within the annual national limits on an amount of foreign loan under the Prime Minister’s decision, and must be registered and endorsed by the State Bank of Vietnam in accordance with current regulations.
3. State enterprises shall use loans for predetermined purposes, take all risks and legal liabilities during the process of mobilizing, managing and utilizing loans and obeying loan repayment due dates. The state shall not be held responsible for repaying debts incurred from the enterprise’s direct application for loans, except for Government-guaranteed loans.
4. Total mobilized fund for a state enterprise's manufacturing and business operations (even inclusive of guarantees on loans taken out by subsidiary companies of a state-owned parent company in accordance with Clause 1 Article 189 of the Enterprise Law 2014) must ensure the stipulated debt-to-equity ratio where the debt does not exceed three times the equity as specified in that state enterprise’s quarterly or annual financial report issued at the time closest to the time of fund mobilization under its assigned competence under the provisions of Clause 3 Article 23 of the Law on management and use of state capital invested in an enterprise's operations. Including:
a) The equity reported on a balance sheet in a(n) quarterly or annual financial report compiled by a state enterprise in which the item "other funding resources and funds" is not included, and the equity mentioned in this Point which is applicable to the content stated in Point a Clause 1 Article 26 and point a Clause 2 Article 27 hereof.
b) The liabilities reported on a balance sheet in a(n) quarterly or annual financial report compiled by a state enterprise in which items such as “reward and welfare fund”, “price stabilization fund", and “scientific and technological development fund”, are not included.
5. State enterprises shall provide their subsidiary companies with guarantees for loans made by domestic credit institutions on condition that these subsidiary companies demonstrate their healthy financial status and do not owe undue debts. The guarantee for loans for investment projects shall be subject to the evaluation of efficiency of such projects and commitments to make repayments on guaranteed loans according to the agreed schedule. State enterprises shall assume their responsibility to monitor the utilization of loans for predetermined purposes and make repayments on enterprise-guaranteed loans according to the agreed schedule.
Article 21. Intercorporate investment
1. State enterprises shall be vested with the right to use assets and capital amounts that fall within their remit for intercorporate investment purposes, including overseas investment activities that such state enterprises perform under the provisions of Article 28 and 29 of the Law on management and use of state capital invested in an enterprise's operations.
a) Intercorporate investment operations must adhere to legal regulations, correspond to their main scope of operations, cause no impact on their manufacturing and business activities and ensure efficiency, conservation and development of their invested capital.
b) State enterprises shall not be allowed to contribute their capital to or invest in real estate (except those whose main businesses are types of real estate stipulated in the Law on Real Estate Business), or contribute their capital or buy shares of banks, insurance companies, securities companies, venture investment funds, securities investment funds or securities investment companies, except for special cases decided by the Prime Minister.
c) Where state enterprises have already contributed their capital to or invested in sectors stipulated in Point b of this Clause and excepted from the Prime Minister’s investment permission, they are required to implement the plan for restructuring and assignment of all invested capital in compliance with legal regulations.
2. The representative agency shall be charged with inspecting and supervising management and use of capital used for intercorporate investment purposes in compliance with legal regulations. Where any state enterprise has made intercorporate investment in sectors stipulated in Clause 1 of this Article, but failed to restructure invested capital amounts, the representative agency shall be responsible for cooperating with the Ministry of Finance in submission of a final report to the Prime Minister so that he will consider, decide and handle responsibilities assumed by the Board of Members or the Chairperson of such state enterprise in accordance with current legislation.
3. State enterprises shall not be allowed to use operating-lease assets, borrowed assets, safe-custody assets, contract-manufacturing assets, and consignment-sale or consigned assets, for intercorporate investment purposes.
4. The management of state enterprise's intercorporate investment capital in a joint stock company, or a multiple-member limited liability company, must be subject to Section 2 Chapter III hereof.
Article 22. Conservation of state enterprises’ equity
1. State enterprises shall be responsible for conserving and developing the state invested capital. All changes (increase or decrease) in the state capital invested in state enterprises must be reported to the representative agency and financial institution for monitoring and supervisory purposes.
2. Conservation of state capital invested in state enterprises shall be carried out by taking the following measures:
a) Comply with policies on management of use of equity, assets, distribution of profits as well as other financial management policies and accounting standards as stipulated by laws.
b) Buy asset insurance in accordance with legal regulations.
c) Promptly deal with lost or damaged asset values, irrecoverable debts and setting aside provisions against risks as follows:
- Provision against devaluation of inventories;
- Provision against bad debts;
- Provision against devaluation of financial assets;
- Provision for warranties over products, goods and construction works.
d) Implement other measures regarding conservation of state capital invested in enterprises in accordance with laws.
3. State enterprises are required to conduct the annual evaluation of the level of state capital conservation by employing the following evaluation methods:
a) If, after setting aside stipulated provisions, the bottom line of income statement shows neutral or positive numbers, such state enterprises have succeeded in conserving their capital.
b) If, after setting aside stipulated provisions, the bottom line of income statement shows negative numbers (including accumulated losses), such state enterprises have failed to conserve their capital.
Article 23. Fixed asset investment, development and shopping in state enterprises
1. Fixed asset investment, development and shopping in state enterprises shall comply with regulations laid down in Article 24 of the Law on management and use of state capital invested in the enterprise’s operations. In which:
a) With regard to fixed asset investment and shopping carried out by such state enterprises, the process of fixed asset investment and development must comply with legal regulations on construction, procurement and other relevant laws.
b) With regard to investment in and shopping for external fixed assets for use, such state enterprises must comply with legal regulations on procurement and other relevant laws.
c) With regard to investment in, shopping for and use of vehicles (motor vehicles) for the purpose of business trips of leadership and general work, such state enterprises are required to meet rigorous shopping standards and limits in order to ensure public disclosure, transparency, cost efficiency and effectiveness under the direction of the Prime Minister.
2. State enterprises that belong to business sectors that require particular regulations on specialized fixed asset investment, construction, shopping, management and use shall comply with both regulations hereof and specialized law regulations.
Article 24. Rental of operating assets
1. State enterprises shall be entitled to rent assets (even in a finance lease form) for manufacturing and business operations to meet their demands and ensure business efficiency.
2. Rental and use of leased assets must comply with regulations enshrined in the Civil Code and relevant law regulations.
Article 25. Use and management of fixed assets
1. State enterprises shall use and manage fixed assets during business operations in compliance with regulations laid down in Article 25 of the Law on management and use of state capital invested in the enterprise’s operations. In which:
a) State enterprises shall be responsible for establishing, issuing and implementing rules and regulations on management and use of their fixed assets.
b) Depending on requirements for management of specific fixed assets, rules and regulations on management of fixed assets that is adopted by state enterprises must specify cooperation between divisions and responsibilities of each division or individual engaged in monitoring and management of fixed assets used by such enterprises.
2. State enterprises shall lease out and offer fixed assets as pledges or collateral in accordance with Article 26 hereof.
Article 26. Leasing out, offering assets as pledges or collateral
1. State enterprises shall be vested with the right to lease out, offer their assets as pledges or collateral by adhering to the principle that efficiency, capital conservation and development is assured in accordance with laws, whereby:
a) The Board of Members or the Chairperson of a state enterprise shall decide on the contract to lease out an asset of which the value is restricted to under 50% of the equity reported in the quarterly or annual financial report at the time closest to the time of making decision to lease out such assets, and of which the residual value does not exceed the investment outlay financing group-B projects in accordance with regulations enshrined in the Law on Public Investment.
b) The authority to make a decision to put an enterprise’s assets up as pledges or collateral for loans shall be governed by regulations laid down in Article 23 of the Law on management and use of state capital invested in an enterprise's operations.
2. With regard to state enterprises established to serve the purpose of regular and stable manufacturing and supply of public products, and directly meet national defence and security requirements, once leasing out or providing assets directly assisting in performing these duties, the representative agency's consent must be obtained.
3. Using assets for lease purposes, or as pledges or collateral, must comply with regulations enshrined in the Civil Code and other relevant law regulations.
Article 27. Disposal, transfer or sale of fixed assets
1. State enterprises shall be allowed to act on their initiative in disposal, transfer or sale of fixed assets which have been damaged beyond repair, technically obsolete, removed from service or worn beyond utilization in order to recover invested capital on the principle of public disclosure, transparency and capital conservation in accordance with applicable legislation.
2. The authority to make a decision on disposal, transfer or sale of fixed assets:
a) The Board of Members or the Chairperson of a state enterprise shall decide on the plan for disposal, transfer or sale of an asset of which the residual value is restricted to 50% of the equity reported in the quarterly or annual financial report at the time closest to the time of making such decision on disposal, transfer or sale of such asset and this value does not exceed the investment outlay financing group-B projects in accordance with regulations enshrined in the Law on Public Investment.
The plan for disposal, transfer or sale of a fixed asset of which the value is greater than the value that falls within the delegated decision-making authority of the Board of Members or the enterprise’s Chairperson shall be subject to the representative agency after it receives a report from this Board or Chairperson.
b) With regard to state enterprises established to serve the main purpose of manufacturing and supply of essential public products to the society and economy, and directly meet national defence and security requirements, once disposing of, transferring or selling assets directly assisting in performing these duties, the representative agency's consent must be obtained.
c) Where the state enterprise’s plan for transfer or sale of fixed assets is not capable of recovering a full amount of invested capital, state enterprises must clearly state reasons for and report this incapability to the representative agency and same-level financial institution prior to transfer or sale of such fixed assets to serve supervision purposes.
d) If newly-shopped fixed assets have already been used for 03 first years but failed to achieve economic efficiency as stated in an investment project approved by the competent authority, and such assets have no longer been used by state enterprises but the transfer or sale of these assets fail to recover the invested capital, which leads to such enterprises’ default on debt repayment as agreed upon in the specified loan contract or arrangement, related persons’ liabilities for this must be clearly defined so that the representative agency will be reported to find appropriate resolutions in accordance with laws.
dd) With regard to disposal, transfer or sale of fixed assets that belong to certain particular sectors (such as tobacco, seafaring ships and aircraft), these activities shall be subject to both regulations laid down in this Decree and relevant specialized laws.
3. Method of fixed asset disposal, transfer or sale:
a) State enterprises shall carry out the transfer or sale of fixed assets by way of an auction conducted by an organization which is competent to auction assets or by enterprises on their own in an open manner according to the legitimate procedures for asset auctions. In the event of transfer or sale of fixed assets of which the residual value reported in accounting records equals less than VND 100 million, the Director General or Director shall decide on an auction sale or a deal but the selling price should not be less than the market price. In the event of fixed assets which are not available for transactions on the market, state enterprises shall be allowed to hire an organization that is competent to conduct an appraisal to determine the price at which such assets shall be sold by employing aforesaid methods.
b) The disposal or transfer of fixed assets associated with land must comply with laws on land.
4. Procedures for asset disposal, transfer or sale:
a) The Board of Members or the Chairperson of a state enterprise makes a decision on establishment of the council on fixed asset disposal, transfer and sale in such enterprise. The council is composed of a Director General or Director, Chief Accountant, related department heads; representatives of the Executive Board of Trade Union in a state enterprise and several experts on technical specifications of these fixed assets (when necessary). The council on fixed asset disposal, transfer and sale shall take on the following duties:
- Identify the technical status and remaining value of assets held for disposal, transfer or sale;
- Define the reasons and responsibilities of collectives or individuals for the circumstance under which newly-shopped fixed assets do not generate required economic value, have to be disposed of, transferred or sold without assurance of the invested capital recovery, or fixed assets which have not been fully depreciated have been damaged beyond repair and must be held for disposal, transfer or sale in order to report to owners in accordance with legal regulations;
- Identify or hire other organization competent to conduct appraisal to determine the value which may be obtained from asset disposal, transfer or sale;
- Conduct an auction sale or hire an organization competent to conduct an auction sale of these assets in accordance with relevant laws;
- Automatically terminate operations of the council on asset disposal, transfer and sale upon completion of the enterprise's asset disposal, transfer or sale.
b) Where a state enterprise is executing construction investment projects approved by the competent authority, and such enterprise is obliged to demolish or eliminate old fixed assets, the disposal or transfer of such assets and recording of such assets into accounting records must be carried out in the same manner as the disposal or transfer of fixed assets in accordance with this Point.
Section 2. MANAGEMENT OF STATE ENTERPRISE’S CAPITAL INVESTED IN A JOINT STOCK COMPANY AND A LIMITED LIABILITY COMPANY
Article 28. Management of state enterprise's capital invested in a subsidiary company which is a single-member limited liability company and of which the charter capital is wholly owned by that state enterprise, and management of state enterprise's capital contributed to a joint stock company or a multiple-member limited liability company
1. A state enterprise shall carry out the financial management towards subsidiary companies of which the charter capital is wholly owned by such state enterprise, and management of that state enterprise's capital contributed to a joint stock company or a multiple-member limited liability company in accordance with Article 30 of the Law on management and use of state capital invested in the enterprise’s operations, in which:
a) The state enterprise is required to issue financial rules and regulations of these subsidiary companies under which setting aside after-tax profits for funds, collecting remaining amounts of after-tax profit after being set aside for funds in these subsidiary companies, and collecting margins between the equity and the charter capital from these subsidiary companies must be specified.
b) Amounts collected from after-tax profits and margins between the equity and the charter capital of subsidiary company are revenues from financial activities of the state enterprise.
c) If a state enterprise receives stocks from a joint stock company to which that state enterprise contributes its capital without having to make payment for such stocks because of the fact that such joint stock company has used its share capital surplus or equity-based funds, or has distributed share dividends by issuing stocks to increase its charter capital, based on the number of received stocks it will create accounting records to monitor, enter and post such stocks in its financial statement in accordance with applicable corporate accounting standards and regulations.
2. Appointment and eligibility standards of the representative person of state enterprise’s capital contributed to a joint stock company or a multiple-member limited liability company shall be governed under Article 46 and 47 of the Law on management and use of state capital invested in the enterprise’s operations.
Article 29. Transferring investment capital out of a state enterprise
1. Transferring investment capital out of a state enterprise is governed under the provisions of Article 31 of Law on management and use of state capital invested in an enterprise's operations while the method of transferring intercorporation investment capital of a state enterprise (including the transfer of the right to buy shares or contribute capital to a joint stock company or a multiple-member limited liability company) is governed under the provisions of Clause 3, 4 and 5 Article 38 hereof.
2. If the transfer price is close to the market price (this price evaluated by an organization competent to carry out price appraisal and evaluation in accordance with legal regulations on price appraisal and evaluation), but the value that may be achieved is still lower than the value reported in accounting records of a state enterprise, and that state enterprise has already set aside a provision fund, the following actions must be taken:
a) If provisions are equal to or greater than the difference between the value that may be gained and the value reported on accounting records, the Board of Members or the enterprise’s Chairperson shall make a transfer decision to recover intercorporate investment capital.
b) If provisions remain less than the difference between the value of invested capital reported on accounting records and the transfer value that may be gained, the Board of Members or the enterprise’s Chairperson must report to the representative agency for consideration or decision prior to commencement of such transfer.
3. Revenues generated from the transfer of a state enterprise’s intercorporate investment capital (shares, contributed capital and the right to buy shares or contribute capital) after deducting the value of invested capital, transfer cost and tax obligations in accordance with laws, shall be determined as income from financial activities of that state enterprise.
4. As for types of debentures and bonds that a state enterprise has invested in to earn profits, the transfer shall be governed under the same regulations as applied to the issue of these ones, or accord with the issue method of the issuing organization or entity. If a state enterprise transfers bonds prior to the maturity date, the transfer price must adhere to the principle of capital conservation. Transfer of bonds which have been deposited, listed or traded on the stock market shall be governed under laws on securities.
Section 3. REVENUE, EXPENSE AND PROFIT DISTRIBUTION IN A STATE ENTERPRISE
Article 30. Management of revenue, other income and expense of a state enterprise
1. The Board of Members or the enterprise’s Chairperson, the Director General or Director, shall be held accountable to the representative agency and assume legal liability for their management which is required to be sufficiently strict, and ensures the accuracy, reliability and legitimacy of revenues, other income and operating expenses of the state enterprise.
2. All revenues, other income and expenses arising from the state enterprise’s manufacturing and business operations must be fully documented in accordance with legal regulations and entered into accounting records of the state enterprise in accordance with applicable accounting standards and regulations.
3. Revenues, other income and expenses arising from the state enterprise’s manufacturing and business operations shall be denominated in Vietnamese dong. If collected or paid in foreign currencies, they must be converted into Vietnamese dong in accordance with applicable laws.
4. The state enterprise is obliged to calculate a correct and adequate amount of operating expense, pay all costs by spending their revenues and assume the sole responsibility for their business result.
5. Calculating revenue, income and expense to determine tax liabilities and other financial obligations in a state enterprise shall be governed under laws on taxation and other relevant legislation.
Article 31. Profit distribution
Profit of a state enterprise after being used for making up for prior-year losses under the provisions of the Law on Corporate Income, setting aside of the scientific and technological development fund under legal regulations, and paying corporate income tax, shall be distributed in following order:
1. Distribute profits to associated capital contributing parties under terms and conditions of a signed economic contract (if any).
2. Make up for prior-year losses of which the permitted period of loss carry-forward for being deducted from pre-tax profits expires in accordance with legal regulations.
3. Distribute the remaining amount of profit after deductions stipulated in Clause 1, Clause 2 of this Article in following order:
a) Set aside the special fund under the Prime Minister's decision (if applicable).
b) Set aside a maximum amount accounting for 30% of profit for the enterprise’s development investment fund.
c) Set aside the reward and welfare fund for the enterprise’s staff:
- State enterprises rated A shall be allowed to set aside an amount equivalent to three months’ earned income of employees for two reward and welfare funds;
- State enterprises rated B shall be allowed to set aside an amount equivalent to one and a half month’s earned income of employees for two reward and welfare funds;
- State enterprises rated C shall be allowed to set aside an amount equivalent to one month’s earned income of employees for two reward and welfare funds;
- Unrated state enterprises shall not be allowed to set aside two reward and welfare funds.
d) Set aside the reward fund for the enterprise’s managers and comptrollers:
- State enterprises rated A shall be allowed to set aside an amount equivalent to one and a half month’s earned income of managers and comptrollers for this fund;
- State enterprises rated B shall be allowed to set aside an amount equivalent to one month’s earned income of managers and comptrollers for this fund;
- State enterprises rated C or unrated ones shall not be allowed to set aside the reward fund for their managers and comptrollers.
dd) If the remaining amount of profits after being set aside for the development investment fund stipulated in Point b of this Clause are not adequate enough to set aside reward and welfare funds, reward funds for managers or comptrollers at a stipulated level, the state enterprise shall be allowed to deduct an amount of profits set aside for the development investment fund to be added to a stipulated level of such reward and welfare funds, reward funds for managers or comptrollers, but a maximum deduction shall not be allowed to exceed an amount of profits set aside for the development investment fund in a financial year.
e) The remaining amount of profits after being set aside for funds stipulated in Point a, b, c and d of this Clause shall be paid to the state budget.
Article 32. Use and management of funds
1. Funds of a state enterprise must be used to serve the right purpose and beneficiaries.
a) The state enterprise is obliged to establish and enforce internal rules and regulations on management and use of funds in accordance with laws, which must ensure the justice, democracy and transparency with participation of the Executive Board of Trade Union and must be made known in the enterprise before coming into force.
b) In a financial year, state enterprises shall act on their initiative in temporarily setting aside funds on the basis of their income statement which reports positive operating profits and their corporate income tax which has been paid in accordance with legal regulations in order to spend for stated purposes.
2. The development investment fund shall be used for executing the enterprise development and investment projects as well as for adding to the enterprise's charter capital.
3. Reward funds shall be used for:
a) Providing year-end, periodic, spontaneous rewards and those stipulated by laws on emulation and reward for employees working in enterprises (including managers who work under employment contracts). The enterprise’s reward funds shall not be allowed to provide rewards for state-appointed managers and comptrollers (except for rewards stipulated by laws on emulation and rewards).
b) Providing rewards for external individuals or collectives that make a lot of contributions to business and managerial activities in the enterprise.
c) Reward payments decided by the Director General or Director shall be specified in the internal rules and regulations on use and management of funds.
4. Welfare funds shall be used for:
a) Investing in development or repair of welfare facilities in an enterprise.
b) Paying for welfare activities of staff members, including managers and comptrollers who work under employment contracts, and state-appointed managers and comptrollers.
c) Investing a portion of capital in construction of welfare facilities commonly shared among industries or other organizations as agreed upon in contracts.
d) Take advantage of a part of the welfare fund to help staff members deal with their unexpected difficulties, including those who are retired, incapable of working or suffer hardships, homeless conditions, or serve charitable purposes.
dd) Welfare amounts decided by the Director General or Director shall be specified in the internal rules and regulations on use and management of funds.
5. Reward funds for managers and comptrollers shall be used for:
a) Providing annual rewards or rewards for the Chairperson and members of the Board of Members, the President, Director General, Director, Deputy Director General, Deputy Director, Comptroller and Chief Accountant of the enterprise at the end of their term in office.
b) Payments for annual rewards and rewards provided at the end of term in office shall be decided by the representative person, which conform to criteria for evaluating managers and comptrollers as well as operating performance of the enterprise, as requested by the Chairperson of the Board of Members or the enterprise's Chairperson.
c) Where the Chairperson and members of the Board of Members, enterprise's Chairperson, Director General, Director, Deputy Director General, Deputy Director, Comptroller and Chief Accountant are provided with rewards or bonuses in accordance with laws on emulation and reward, the enterprise shall use the enterprise’s reward funds for paying abovementioned entities at amounts stipulated by laws on emulation and reward in respect of specific emulation and reward forms.
Section 4. FINANCIAL PLAN, AND ACCOUNTING, STATISTICAL, AUDITING AND REPORTING REGULATIONS
1. Based on the plan, scheme and proposal for production and business development of state enterprises approved by the representative agency, a state enterprise shall set up the plan for operating activities and the long-term financial plan in alignment with the enterprise’s scheme decided by the representative agency.
2. Every year, based on the long-term production and business plan, enterprise’s capability and market demands, a state enterprise shall prepare the following year’s production and business plan for submission to the Board of Members or the enterprise’s Chairperson for decision.
3. Based on the production and business plan approved by the Board of Members or the enterprise’s Chairperson, the state enterprise shall prepare an evaluation report on production and business operations that take place in the reporting year and the following year’s financial plan for submission to the representative agency and the financial institution ahead of every July 31.
4. The representative agency shall take charge of or cooperate with the same-level financial institution in review of the financial plan prepared by state enterprises and shall send its written opinions to such state enterprises to request them further improve their financial plan. The final financial plan shall be considered the official plan which serves as the basis for supervision, evaluation, management and operation of the enterprise’s business activities carried out by the representative agency and the same-level financial institution.
Article 34. Accounting, statistical, auditing regulations
State enterprises are obligated to organize accounting and statistical operations in accordance with applicable laws; create and write original documents, update accounting records, and assure that economic and financial transactions be mirrored in a sufficient, timely, honest, accurate and objective manner. Annual financial statements of state enterprises must be audited before being submitted to state enterprises and made known to the public.
Article 35. Financial, statistical report and other report
1. At the end of an accounting period (quarter or year), state enterprises must formulate, present and send financial and statistical reports to state agencies and carry out financial public disclosure in accordance with applicable laws. The Board of Members or the enterprise’s Chairperson shall be responsible for the accuracy and fidelity of financial and statistical reports as well as financial public disclosure.
2. In addition to financial and statistical statements periodically prepared and sent in accordance with aforesaid regulations, state enterprises must prepare and send ad-hoc reports upon the request of the representative agency and state agencies. If state enterprises have Government-guaranteed foreign or domestic loans, they are required to prepare and send reports in accordance with applicable legal regulations on Government-guaranteed debt management.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực