Chương V Nghị định 91/2015/NĐ-CP: Tổ chức thực hiện
Số hiệu: | 91/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 13/10/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/12/2015 |
Ngày công báo: | 24/10/2015 | Số công báo: | Từ số 1061 đến số 1062 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, quản lý tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước và quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), … được ban hành ngày 13/10/2015.
-
Đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
Đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp nhà nước
Theo Nghị định 91, chỉ thực hiện đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong các lĩnh vực sau:
- Cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu, đảm bảo an sinh xã hội;
- Phục vụ quốc phòng, an ninh;
- Hoạt động trong lĩnh vực độc quyền tự nhiên;
- Doanh nghiệp nhà nước ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn, tạo lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và nên kinh tế.
Đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động
Việc bổ sung vốn điều lệ chỉ áp dụng với doanh nghiệp nhà nước quy định tại Điều 5 Nghị định 91/2015 đang hoạt động và thuộc một trong các trường hợp sau:
-Doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động có hiệu quả được đánh giá dựa trên tiêu chí hiệu quả hoạt động tại Điều 8 Nghị định 91 có mức vốn điều lệ hiện tại không đảm bảo thực hiện ngành, nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao.
-Doanh nghiệp nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh nhưng vốn điều lệ hiện tại không đảm bảo thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao.
Đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công tư cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên
- Theo Điều 12 Nghị định 91/2015/NĐ-CP, Nhà nước đầu tư bổ sung vốn để duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp của Nhà nước tại công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 16 của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp nhà nước tiếp tục đầu tư vốn để duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp của Nhà nước trong các ngành, lĩnh vực như: cảng hàng không, sân bay, cảng biển; bảo trì hệ thốnghạ tầng đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt; hạ tầng viễn thông; khai thác khoáng sản, dầu khí;…
Đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp
Đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp chỉ được thực hiện đối với các trường hợp quy định tài Điều 15 Nghị định số 91. Phương án mua lại một phần vốn của doanh nghiệp khác phải đảm bảo tỷ lệ vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp khác đủ để thực hiện quyền quyết định các vấn đề của doanh nghiệp khác tại Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội nghị thành viên.
-
Quản lý tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước
Quản lý, sử dụng vốn và tài sản tại doanh nghiệp nhà nước
- Vốn điều lệ của doanh nghiệp nhà nước thành lập mới theo Nghị định 91 năm 2015 được xác định căn cứ vào quy mô, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, chiến lược, kế hoạch đầu từ phát triển của doanh nghiệp nhưng không được thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định của pháp luật.
- Doanh nghiệp nhà nước sử dụng vốn vay đúng mục đích, tự chịu mọi rủi ro và chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình huy động, quản lý, sử dụng vốn vay và trả nợ đúng hạn.
Quản lý vốn của doanh nghiệp nhà nước tại công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn
Theo quy định tại Điều 29 Nghị định 91/2015/NĐ-CP, việc chuyển nhượng các loại công trái, trái phiếu mà doanh nghiệp nhà nước đầu tư để hưởng lãi được thực hiện theo quy định khi phát hành hoặc phương án phát hành của tổ chức phát hành. Trường hợp doanh nghiệp nhà nước chuyển nhượng trái phiếu trước kỳ hạn thì giá chuyển nhượng phải đảm bảo nguyên tắc bảo toàn vốn khi chuyển nhượng. Việc chuyển nhượng trái phiếu đã được đăng ký lưu ký, niêm yết và giao dịch trên thị trường giao dịch chứng khoán, doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật chứng khoán.
Doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp nhà nước
Lợi nhuận của doanh nghiệp nhà nước sau khi bù đắp lỗ năm trước, trích Quỹ phát triển khoa học và công nghệ, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, lợi nhuận còn lại được chia theo thứ tự: chia lãi cho các bên góp vốn liên kết; bù đắp lỗ các năm trước, trích quỹ và nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều 31 Nghị định 91/2015.
-
Quản lý vốn nhà nước tại công ty Cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Việc chuyển nhượng vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty TNHH theo Nghị định 91 phải đảm bảo có phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đúng tiêu chí phân loại doanh nghiệp; công khai minh bạch, bảo toàn vốn nhà nước ở mức tối đa; việc xác định giá khởi điểm phải thông qua tổ chức có chức năng thẩm định giá theo quy định,…
Nghị định 91/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/12/2015 thay thế các quy định về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, quản lý tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước, công ty nhà nước, quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác, quản lý tài chính đối với công ty TNHH do nhà nước làm chủ sở hữu ở các văn bản trước đó.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Đối với điều lệ, quy chế tài chính của doanh nghiệp nhà nước đã được cấp có thẩm quyền ban hành trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 thì doanh nghiệp nhà nước được tiếp tục thực hiện đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2015.
2. Đối với dự án đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, quyết định trước ngày 08 tháng 12 năm 2014 thì tiếp tục thực hiện theo dự án được phê duyệt.
3. Việc xử lý hoạt động quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp nhà nước, quản lý vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phát sinh trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 thì thực hiện theo quy định hiện hành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2015.
4. Việc xử lý các hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp nhà nước và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phát sinh từ ngày 01 tháng 7 năm 2015 trở đi thì thực hiện theo quy định tại Nghị định này.Bổ sung
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2015 và thay thế các Nghị định: số 71/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; số 09/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về ban hành quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác; các quy định về quản lý tài chính đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu tại Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ.
1. Thẩm quyền ban hành quy chế tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước:
a) Chính phủ ban hành quy chế tài chính đối với một số doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
b) Cơ quan đại diện chủ sở hữu ban hành Quy chế tài chính đối với công ty mẹ “ tổng công ty nhà nước do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập hoặc được giao quản lý sau khi có thỏa thuận với Bộ Tài chính; ban hành Quy chế tài chính đối với các doanh nghiệp nhà nước còn lại do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập hoặc được giao quản lý.
2. Bộ Tài chính ban hành quy định việc trích khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp; xử lý kiểm kê tài sản, trích lập các khoản dự phòng; xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá ngoại tệ; chỉ tiêu kế hoạch tài chính của doanh nghiệp; chế độ kế toán và báo cáo tài chính.
3. Bộ trưởng Bộ Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thi hành Nghị định này.
4. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có thể vận dụng quy định của Nghị định này để tổ chức thực hiện quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội làm chủ sở hữu.
5. Các công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con có trách nhiệm:
a) Xây dựng, ban hành quy chế quản lý tài chính đối với công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ.
b) Nội dung quy chế quản lý tài chính do công ty mẹ ban hành trên cơ sở vận dụng các quy định tại Nghị định này phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 và pháp luật khác có liên quan.Bổ sung
4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các doanh nghiệp nhà nước, người đại diện phần vốn nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
IMPLEMENTATION
Article 40. Transitional provisions
1. With regard to financial rules and regulations of state enterprises issued by competent authorities before July 1, 2015, state enterprises shall be allowed to continue to implement these rules and regulations by the end of December 31, 2015.
2. With regard to the projects for state capital investment in enterprises approved or decided by competent authorities before December 8, 2014, such projects shall be continued.
3. Activities relating to use and management of state capital and assets invested in state enterprises, and management of state capital invested in joint stock companies, multiple-member limited liability companies that arise before July 1, 2015 shall be governed under current legal regulations by the end of December 31, 2015.
4. Activities relating to state capital investment in enterprises, and use and management of state capital, assets invested in state enterprises, and use and management of capital and assets invested in joint stock companies, multiple-member limited liability companies that arise July 1, 2015 onwards shall be governed under regulations laid down in this Decree.
This Decree shall enter into force from December 1, 2015 and replace Decrees, such as the Government’s Decree No. 71/2013/ND-CP dated July 11, 2013 on state capital investment in enterprises and financial management towards enterprises of which the charter capital is wholly held by the State; the Government’s Decree No. 09/2009/ND-CP dated February 5, 2009 on providing for financial management in state enterprises and management of state capital invested in other enterprises; regulations on financial management towards state-owned single-member limited liability companies laid down in the Government’s Decree No. 25/2010/ND-CP dated March 19, 2010.
Article 42. Enforcement responsibilities and implementation
1. Authority to enforce financial regulations provided for state enterprises:
a) The Government shall issue financial regulations provided for certain state enterprises that are parent companies of state-owned economic corporations and incorporations established under the Prime Minister’s decision.
b) The representative agency shall enforce financial regulations provided for parent companies, state-owned incorporations established under the decision of the representative agency or assigned to be managed under its authority after entering into an agreement with the Ministry of Finance; enforce financial regulations provided for the rest of state enterprises established under the decision of the representative agency or assigned to be managed under its authority.
2. The Ministry of Finance shall provide regulations on the depreciation of fixed assets of enterprises; dealing with, taking an inventory of assets and setting aside provisions; dealing with exchange rate differences; criteria for the enterprise’s financial plan; accounting and financial reporting regulations.
3. The Minister of Finance shall bear responsibility to provide guidance on, inspect and supervise the enforcement of this Decree.
4. Political organizations, socio-political organizations can apply provisions laid down in this Decree to their implementation of financial management towards enterprises owned by these organizations.
5. Parent companies of a state economic corporations, parent companies of state incorporations or parent companies that belong to the parent company - subsidiary company group shall assume the following responsibilities:
a) Set and enforce regulations on financial management towards a subsidiary company that is a single-member limited liability company of which the charter capital is wholly held by a parent company.
b) Contents of financial management regulations issued by a parent company on the basis of applying regulations laid down in this Decree must conform to regulations enshrined in the Enterprise Law 2014 and other relevant laws.
4. Ministers, Heads of Ministry-level agencies, Heads of Government agencies, the Presidents of the People’s Committees of centrally-affiliated cities, provinces and state enterprises, and representative persons of state capital, shall be responsible for enforcing this Decree./.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực