Chương I Nghị định 91/2015/NĐ-CP: Những quy định chung
Số hiệu: | 91/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 13/10/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/12/2015 |
Ngày công báo: | 24/10/2015 | Số công báo: | Từ số 1061 đến số 1062 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, quản lý tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước và quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), … được ban hành ngày 13/10/2015.
-
Đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
Đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp nhà nước
Theo Nghị định 91, chỉ thực hiện đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong các lĩnh vực sau:
- Cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu, đảm bảo an sinh xã hội;
- Phục vụ quốc phòng, an ninh;
- Hoạt động trong lĩnh vực độc quyền tự nhiên;
- Doanh nghiệp nhà nước ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn, tạo lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và nên kinh tế.
Đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động
Việc bổ sung vốn điều lệ chỉ áp dụng với doanh nghiệp nhà nước quy định tại Điều 5 Nghị định 91/2015 đang hoạt động và thuộc một trong các trường hợp sau:
-Doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động có hiệu quả được đánh giá dựa trên tiêu chí hiệu quả hoạt động tại Điều 8 Nghị định 91 có mức vốn điều lệ hiện tại không đảm bảo thực hiện ngành, nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao.
-Doanh nghiệp nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh nhưng vốn điều lệ hiện tại không đảm bảo thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao.
Đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công tư cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên
- Theo Điều 12 Nghị định 91/2015/NĐ-CP, Nhà nước đầu tư bổ sung vốn để duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp của Nhà nước tại công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 16 của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp nhà nước tiếp tục đầu tư vốn để duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp của Nhà nước trong các ngành, lĩnh vực như: cảng hàng không, sân bay, cảng biển; bảo trì hệ thốnghạ tầng đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt; hạ tầng viễn thông; khai thác khoáng sản, dầu khí;…
Đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp
Đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp chỉ được thực hiện đối với các trường hợp quy định tài Điều 15 Nghị định số 91. Phương án mua lại một phần vốn của doanh nghiệp khác phải đảm bảo tỷ lệ vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp khác đủ để thực hiện quyền quyết định các vấn đề của doanh nghiệp khác tại Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội nghị thành viên.
-
Quản lý tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước
Quản lý, sử dụng vốn và tài sản tại doanh nghiệp nhà nước
- Vốn điều lệ của doanh nghiệp nhà nước thành lập mới theo Nghị định 91 năm 2015 được xác định căn cứ vào quy mô, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, chiến lược, kế hoạch đầu từ phát triển của doanh nghiệp nhưng không được thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định của pháp luật.
- Doanh nghiệp nhà nước sử dụng vốn vay đúng mục đích, tự chịu mọi rủi ro và chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình huy động, quản lý, sử dụng vốn vay và trả nợ đúng hạn.
Quản lý vốn của doanh nghiệp nhà nước tại công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn
Theo quy định tại Điều 29 Nghị định 91/2015/NĐ-CP, việc chuyển nhượng các loại công trái, trái phiếu mà doanh nghiệp nhà nước đầu tư để hưởng lãi được thực hiện theo quy định khi phát hành hoặc phương án phát hành của tổ chức phát hành. Trường hợp doanh nghiệp nhà nước chuyển nhượng trái phiếu trước kỳ hạn thì giá chuyển nhượng phải đảm bảo nguyên tắc bảo toàn vốn khi chuyển nhượng. Việc chuyển nhượng trái phiếu đã được đăng ký lưu ký, niêm yết và giao dịch trên thị trường giao dịch chứng khoán, doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật chứng khoán.
Doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp nhà nước
Lợi nhuận của doanh nghiệp nhà nước sau khi bù đắp lỗ năm trước, trích Quỹ phát triển khoa học và công nghệ, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, lợi nhuận còn lại được chia theo thứ tự: chia lãi cho các bên góp vốn liên kết; bù đắp lỗ các năm trước, trích quỹ và nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều 31 Nghị định 91/2015.
-
Quản lý vốn nhà nước tại công ty Cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Việc chuyển nhượng vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty TNHH theo Nghị định 91 phải đảm bảo có phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đúng tiêu chí phân loại doanh nghiệp; công khai minh bạch, bảo toàn vốn nhà nước ở mức tối đa; việc xác định giá khởi điểm phải thông qua tổ chức có chức năng thẩm định giá theo quy định,…
Nghị định 91/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/12/2015 thay thế các quy định về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, quản lý tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước, công ty nhà nước, quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác, quản lý tài chính đối với công ty TNHH do nhà nước làm chủ sở hữu ở các văn bản trước đó.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu.
2. Doanh nghiệp nhà nước bao gồm:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con.
b) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
3. Người đại diện phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (sau đây gọi là người đại diện phần vốn nhà nước).
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn tài sản tại doanh nghiệp nhà nước.
Các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong các ngành, lĩnh vực có đặc thù về tài chính ngoài việc tuân thủ quy định của Nghị định này, phải thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ về đặc thù đó. Trường hợp có sự khác nhau với quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ về đặc thù đó.
Trong Nghị định, này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu là các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ (sau đây gọi là Bộ quản lý ngành); Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) hoặc tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan tài chính cùng cấp là Bộ Tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ, Bộ quản lý ngành quyết định thành lập hoặc được giao quản lý; Sở Tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc được giao quản lý.
3. Vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh và vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước được xác định là vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp nhà nước trong trường hợp các khoản vốn vay đã được Nhà nước trả nợ thay, được Nhà nước quyết định chuyển thành vốn cấp của Nhà nước cho doanh nghiệp theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
4. Vốn huy động của doanh nghiệp nhà nước là vốn doanh nghiệp nhà nước vay của các tổ chức tín dụng, các tổ chức tài chính khác, các cá nhân trong và ngoài nước; phát hành trái phiếu và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
5. Vốn của Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp khác là vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do cơ quan đại diện chủ sở hữu làm chủ sở hữu phần vốn góp.
6. Vốn của doanh nghiệp nhà nước đầu tư ra ngoài doanh nghiệp là vốn của doanh nghiệp nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật.Bổ sung
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of application
This Decree provides for state capital investment in enterprises, financial management in state enterprises and state capital investment management in joint stock companies and multiple members limited liability companies.
Article 2. Applicable entities
1. The state agency which exercises rights and obligations of the state capital owner on behalf of the state (hereinafter referred to as representative agency).
2. State enterprises shall include:
a) A single-member limited company of which charter capital is wholly owned by a parent company of a state economic corporation, a parent company of a state incorporation or a parent company that belongs to the group of a parent company - subsidiary company.
b) An independent single-member limited company of which charter capital is wholly owned by the state.
3. The representative person of state capital invested in a joint stock company, multiple-member limited liability company (hereinafter referred to as representative person).
4. Other agency, organization or individual engaged in investment, use and management of state capital and assets in state enterprises.
Article 3. Application of related laws
In addition to complying with provisions stated in this Decree, state enterprises that currently operate in finance-specific industries or sectors must implement the Government’s specific regulations applied to such specific financial aspects. Where there exists a discrepancy between such regulations and those enshrined in this Decree, the latter shall prevail.
Article 4. Interpretation of terms
Terms used herein shall be construed as follows:
1. Representative agency of state capital owner refers to Ministries, Ministry-level agencies and Government agencies (hereinafter referred to as managing Ministry); People’s Committees of centrally-affiliated cities and provinces (hereinafter referred to as provincial People’s Committee), or organizations established under legal regulations.
2. Same-level financial institution refers to the Ministry of Finance in a relationship with state enterprises established under the decision of the Prime Minister and the managing Ministry or delegated to exercise management authority; the Department of Finance in a relationship with state enterprises established under the decision of the provincial People’s Committee or delegated to exercise management authority.
3. Government-guaranteed loan and state-owned investment and development loan will be defined as state capital invested in state enterprises in the event that such loans have been repaid by the state, transformed into state loans allocated to enterprises under the decision of competent authorities.
4. Mobilized capital of a state enterprise refers to the capital that such state enterprise borrows from credit institutes, other financial organizations, or domestic and foreign individuals; the capital that such state enterprise obtains by issuing bonds and employing other methods of capital mobilization under laws for the purpose of financing for manufacturing and trading activities.
5. Other state capital invested in an enterprise refers to the capital invested in a joint stock company or multiple-member limited liability company to which the portion of capital contributed is owned by the representative agency.
6. State enterprise’s intercorporate investment capital refers to the capital of a state enterprise invested in a joint stock company, limited liability company or invested in other forms as stipulated by laws.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 16. Nguyên tắc khi thực hiện đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp
Điều 20. Huy động vốn của doanh nghiệp nhà nước
Điều 21. Đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp
Điều 23. Đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định của doanh nghiệp nhà nước
Điều 25. Quản lý sử dụng tài sản cố định
Điều 26. Cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản
Điều 29. Chuyển nhượng vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp nhà nước
Điều 3. Áp dụng pháp luật liên quan
Điều 5. Phạm vi đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp nhà nước
Điều 6. Trình tự, thủ tục đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp nhà nước
Điều 7. Phạm vi đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động
Điều 8. Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động
Điều 9. Phương thức xác định vốn điều lệ đối với doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động
Điều 18. Trình tự, thủ tục cấp vốn để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp
Điều 19. Vốn điều lệ của doanh nghiệp nhà nước
Điều 20. Huy động vốn của doanh nghiệp nhà nước
Điều 21. Đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp
Điều 22. Bảo toàn vốn của doanh nghiệp nhà nước
Điều 23. Đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định của doanh nghiệp nhà nước
Điều 24. Thuê tài sản hoạt động
Điều 25. Quản lý sử dụng tài sản cố định
Điều 26. Cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản
Điều 27. Thanh lý, nhượng bán tài sản cố định
Điều 29. Chuyển nhượng vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp nhà nước
Điều 30. Quản lý doanh thu, thu nhập khác và chi phí của doanh nghiệp
Điều 32. Quản lý và sử dụng các quỹ
Điều 34. Chế độ kế toán, thống kê, kiểm toán
Điều 35. Báo cáo tài chính, thống kê và các báo cáo khác
Điều 5. Phạm vi đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp nhà nước
Điều 19. Vốn điều lệ của doanh nghiệp nhà nước
Điều 21. Đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp
Điều 23. Đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định của doanh nghiệp nhà nước
Điều 26. Cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản
Điều 27. Thanh lý, nhượng bán tài sản cố định
Mục 2. QUẢN LÝ VỐN CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
Điều 29. Chuyển nhượng vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp nhà nước