Chương IV Nghị định 91/2015/NĐ-CP: Quản lý vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Số hiệu: | 91/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 13/10/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/12/2015 |
Ngày công báo: | 24/10/2015 | Số công báo: | Từ số 1061 đến số 1062 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, quản lý tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước và quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), … được ban hành ngày 13/10/2015.
-
Đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
Đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp nhà nước
Theo Nghị định 91, chỉ thực hiện đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong các lĩnh vực sau:
- Cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu, đảm bảo an sinh xã hội;
- Phục vụ quốc phòng, an ninh;
- Hoạt động trong lĩnh vực độc quyền tự nhiên;
- Doanh nghiệp nhà nước ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn, tạo lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và nên kinh tế.
Đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động
Việc bổ sung vốn điều lệ chỉ áp dụng với doanh nghiệp nhà nước quy định tại Điều 5 Nghị định 91/2015 đang hoạt động và thuộc một trong các trường hợp sau:
-Doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động có hiệu quả được đánh giá dựa trên tiêu chí hiệu quả hoạt động tại Điều 8 Nghị định 91 có mức vốn điều lệ hiện tại không đảm bảo thực hiện ngành, nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao.
-Doanh nghiệp nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh nhưng vốn điều lệ hiện tại không đảm bảo thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao.
Đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công tư cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên
- Theo Điều 12 Nghị định 91/2015/NĐ-CP, Nhà nước đầu tư bổ sung vốn để duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp của Nhà nước tại công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 16 của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp nhà nước tiếp tục đầu tư vốn để duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp của Nhà nước trong các ngành, lĩnh vực như: cảng hàng không, sân bay, cảng biển; bảo trì hệ thốnghạ tầng đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt; hạ tầng viễn thông; khai thác khoáng sản, dầu khí;…
Đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp
Đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp chỉ được thực hiện đối với các trường hợp quy định tài Điều 15 Nghị định số 91. Phương án mua lại một phần vốn của doanh nghiệp khác phải đảm bảo tỷ lệ vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp khác đủ để thực hiện quyền quyết định các vấn đề của doanh nghiệp khác tại Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội nghị thành viên.
-
Quản lý tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước
Quản lý, sử dụng vốn và tài sản tại doanh nghiệp nhà nước
- Vốn điều lệ của doanh nghiệp nhà nước thành lập mới theo Nghị định 91 năm 2015 được xác định căn cứ vào quy mô, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, chiến lược, kế hoạch đầu từ phát triển của doanh nghiệp nhưng không được thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định của pháp luật.
- Doanh nghiệp nhà nước sử dụng vốn vay đúng mục đích, tự chịu mọi rủi ro và chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình huy động, quản lý, sử dụng vốn vay và trả nợ đúng hạn.
Quản lý vốn của doanh nghiệp nhà nước tại công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn
Theo quy định tại Điều 29 Nghị định 91/2015/NĐ-CP, việc chuyển nhượng các loại công trái, trái phiếu mà doanh nghiệp nhà nước đầu tư để hưởng lãi được thực hiện theo quy định khi phát hành hoặc phương án phát hành của tổ chức phát hành. Trường hợp doanh nghiệp nhà nước chuyển nhượng trái phiếu trước kỳ hạn thì giá chuyển nhượng phải đảm bảo nguyên tắc bảo toàn vốn khi chuyển nhượng. Việc chuyển nhượng trái phiếu đã được đăng ký lưu ký, niêm yết và giao dịch trên thị trường giao dịch chứng khoán, doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật chứng khoán.
Doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp nhà nước
Lợi nhuận của doanh nghiệp nhà nước sau khi bù đắp lỗ năm trước, trích Quỹ phát triển khoa học và công nghệ, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, lợi nhuận còn lại được chia theo thứ tự: chia lãi cho các bên góp vốn liên kết; bù đắp lỗ các năm trước, trích quỹ và nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều 31 Nghị định 91/2015.
-
Quản lý vốn nhà nước tại công ty Cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Việc chuyển nhượng vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty TNHH theo Nghị định 91 phải đảm bảo có phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đúng tiêu chí phân loại doanh nghiệp; công khai minh bạch, bảo toàn vốn nhà nước ở mức tối đa; việc xác định giá khởi điểm phải thông qua tổ chức có chức năng thẩm định giá theo quy định,…
Nghị định 91/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/12/2015 thay thế các quy định về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, quản lý tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước, công ty nhà nước, quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác, quản lý tài chính đối với công ty TNHH do nhà nước làm chủ sở hữu ở các văn bản trước đó.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện quản lý vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thông qua người đại diện phần vốn nhà nước.
2. Quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện theo quy định tại Điều 43 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
1. Người đại diện phần vốn nhà nước được cơ quan đại diện chủ sở hữu lựa chọn và cử bằng văn bản để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
2. Tiêu chuẩn của người đại diện phần vốn nhà nước và việc cử người đại diện phần vốn nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 46, Điều 47 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
3. Quyền, trách nhiệm, tiền lương, thù lao, tiền thưởng và quyền lợi khác của người đại diện phần vốn nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 48, Điều 50 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
1. Nguyên tắc chuyển nhượng vốn nhà nước:
a) Việc chuyển nhượng vốn nhà nước phải có phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đúng tiêu chí phân loại doanh nghiệp theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, không thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực được Nhà nước đầu tư bổ sung vốn để duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp của Nhà nước quy định tại Điều 12 Nghị định này.
b) Bảo đảm theo nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch, bảo toàn vốn nhà nước ở mức cao nhất, hạn chế tối đa tổn thất đầu tư trong trường hợp chuyển nhượng vốn dưới mệnh giá.
c) Việc xác định giá khởi điểm đối với phần vốn nhà nước trước khi tổ chức bán đấu giá công khai hoặc thỏa thuận được thực hiện thông qua tổ chức có chức năng thẩm định giá theo quy định của pháp luật về thẩm định giá đảm bảo xác định đầy đủ giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp bao gồm cả giá trị được tạo bởi giá trị quyền sử dụng đất giao hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp theo quy định của pháp luật về đất đai và giá trị các quyền sở hữu trí tuệ (nếu có) của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật tại thời điểm chuyển nhượng vốn.
d) Việc chuyển nhượng vốn nhà nước có liên quan đến quyền sử dụng đất phải tuân thủ quy định của pháp luật về đất đai.
đ) Cơ quan đại diện chủ sở hữu lựa chọn và ký hợp đồng thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá khởi điểm đối với phần vốn nhà nước chuyển nhượng, thuê tư vấn xây dựng phương án chuyển nhượng vốn theo quy định. Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mức chi phí thuê tổ chức thẩm định giá, tư vấn xây dựng phương án chuyển nhượng vốn và được trừ vào tiền thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước.
2. Thẩm quyền quyết định chuyển nhượng vốn nhà nước:
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định việc chuyển nhượng vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
b) Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định việc chuyển nhượng vốn nhà nước đối với công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập hoặc được giao quản lý sau khi có ý kiến tham gia của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
3. Phương thức chuyển nhượng vốn nhà nước tại công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:
a) Trường hợp Thủ tướng Chính phủ, cơ quan đại diện chủ sở hữu yêu cầu công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên mua lại phần vốn góp của mình thì thực hiện bán thỏa thuận theo quy định tại Điều 52 của Luật Doanh nghiệp năm 2014. Giá bán thỏa thuận xác định theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này.
b) Trường hợp Thủ tướng Chính phủ, cơ quan đại diện chủ sở hữu chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc hoặc chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên trong công ty thì phải thực hiện theo Điều 53 Luật Doanh nghiệp năm 2014, trong đó:
- Nếu chuyển nhượng cho các thành viên khác trong công ty thì thực hiện thỏa thuận giá chuyển nhượng với các thành viên khác. Việc xác định giá bán thỏa thuận trên cơ sở kết quả thẩm định giá của tổ chức có chức năng thẩm định giá theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này;
- Nếu chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên trong công ty thì thực hiện bán đấu giá công khai hoặc thỏa thuận trực tiếp theo quy định tại Khoản 4 Điều này.
4. Phương thức chuyển nhượng vốn nhà nước tại công ty cổ phần:
a) Đối với công ty cổ phần đã niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc đăng ký giao dịch trên sàn giao dịch Upcom thì việc chuyển nhượng vốn (chuyển nhượng cổ phiếu) thực hiện theo phương thức giao dịch (khớp lệnh, thỏa thuận) theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Trường hợp chuyển nhượng theo phương thức thỏa thuận thì giá thỏa thuận phải nằm trong biên độ giá giao dịch của mã chứng khoán tại ngày chuyển nhượng.
b) Đối với công ty cổ phần chưa niêm yết hoặc chưa đăng ký giao dịch trên sàn giao dịch Upcom thì thực hiện chuyển nhượng vốn theo phương thức sau:
- Đấu giá công khai, trường hợp đấu giá công khai không thành công thì thực hiện chào bán cạnh tranh thông qua hình thức đấu giá bán cổ phần theo lô. Khi chuyển nhượng vốn có giá trị từ 10 tỷ đồng trở lên thực hiện tại Sở Giao dịch chứng khoán. Trường hợp chuyển nhượng phần vốn có giá trị dưới 10 tỷ đồng thì có thể thuê tổ chức tài chính trung gian bán đấu giá, tự tổ chức đấu giá tại doanh nghiệp, hoặc thực hiện đấu giá tại Sở Giao dịch chứng khoán;
- Bán thỏa thuận trực tiếp giữa cơ quan đại diện chủ sở hữu với nhà đầu tư trong trường hợp bán đấu giá cổ phần theo lô không thành công (chỉ có một nhà đầu tư đăng ký mua cổ phần hoặc được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản);
- Khi chuyển nhượng vốn theo phương thức thỏa thuận trực tiếp thì người có thẩm quyền quyết định chuyển nhượng vốn không được quyết định chuyển nhượng cho doanh nghiệp trong đó có vợ, chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi, anh, chị, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu là người quản lý doanh nghiệp này và không được quyết định chuyển nhượng cho các cá nhân là người có quan hệ như trên.
5. Trường hợp vốn nhà nước đã đầu tư tại các doanh nghiệp mà không thuộc ngành, lĩnh vực nhà nước cần tiếp tục đầu tư thêm vốn theo tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành, thì cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định chuyển nhượng quyền mua cổ phần phát hành thêm (đối với công ty cổ phần) và quyền góp vốn (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên) cho tổ chức, cá nhân khác.
Nguyên tắc chuyển nhượng quyền mua cổ phần, quyền góp vốn thực hiện theo phương thức đấu giá công khai. Việc xác định giá khởi điểm được thực hiện thông qua tổ chức có chức năng thẩm định giá theo quy định của pháp luật về thẩm định giá. Trường hợp thời gian cho phép cổ đông, thành viên góp vốn thực hiện quyền mua cổ phần, quyền góp vốn theo phương án phát hành của doanh nghiệp phát hành ngắn, không đủ để tổ chức thực hiện đấu giá chuyển nhượng thì đại diện chủ sở hữu xem xét quyết định giá chuyển nhượng, phương thức chuyển nhượng thỏa thuận trực tiếp theo quy định và đảm bảo hiệu quả.
Người có thẩm quyền quyết định chuyển nhượng quyền mua cổ phần, quyền góp vốn không được quyết định chuyển nhượng cho doanh nghiệp nhận chuyển nhượng trong đó có vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu là người quản lý doanh nghiệp và không được quyết định chuyển nhượng cho các cá nhân là người có quan hệ như trên.
6. Thủ tướng Chính phủ quy định điều kiện, trình tự, thủ tục bán cổ phần theo hình thức đấu giá theo lô.Bổ sung
1. Thu tiền chuyển nhượng vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:
a) Tiền thu được từ việc chuyển nhượng vốn nhà nước, chuyển nhượng quyền mua cổ phần phát hành thêm (đối với công ty cổ phần) và quyền góp vốn (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên) cho tổ chức, cá nhân khác (nhà đầu tư), sau khi trừ các chi phí hợp lý liên quan đến việc chuyển nhượng được nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp.
b) Cơ quan đại diện chủ sở hữu (hoặc cơ quan chức năng được cơ quan đại diện chủ sở hữu ủy quyền, giao nhiệm vụ bằng văn bản) có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin cho các nhà đầu tư để nộp tiền về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp (nội dung thông tin bao gồm: Đơn vị thụ hưởng, địa chỉ, số tài khoản mở tại ngân hàng, thời gian nộp tiền, nội dung nộp tiền trúng đấu giá).
c) Thời hạn nộp tiền về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp:
- Trường hợp chuyển nhượng vốn tại các công ty cổ phần đã niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc đăng ký giao dịch trên sàn giao dịch Upcom thì thời hạn thanh toán, nộp tiền về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp đối với nhà đầu tư phù hợp với từng phương thức giao dịch khi chuyển nhượng cổ phiếu theo quy định của pháp luật về chứng khoán;
- Trường hợp chuyển nhượng vốn nhà nước tại công ty cổ phần chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên sàn giao dịch Upcom; chuyển nhượng vốn nhà nước tại công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; chuyển nhượng quyền mua cổ phần phát hành thêm, quyền góp vốn theo phương thức đấu giá công khai, chào bán cạnh tranh hoặc thỏa thuận thì thời hạn thanh toán nộp tiền về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp của nhà đầu tư không quá 15 ngày, kể từ ngày công bố kết quả đấu giá công khai, chào bán cạnh tranh, ký thỏa thuận chuyển nhượng thành công.
Trường hợp nhà đầu tư không nộp, nộp không đúng thời hạn sẽ bị xử phạt vi phạm, cưỡng chế theo quy định về Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
d) Cơ quan đại diện chủ sở hữu chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc nộp tiền về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp theo đúng quy định.
2. Thu lợi nhuận, cổ tức được chia từ phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:
a) Trong thời hạn không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo chia lợi nhuận, cổ tức của công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, người đại diện phần vốn nhà nước có trách nhiệm đề nghị công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên nộp phần lợi nhuận, cổ tức được chia về ngân sách nhà nước.
Trường hợp người đại diện phần vốn nhà nước không đề nghị công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên nộp lợi nhuận, cổ tức được chia về ngân sách nhà nước theo đúng quy định, cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét bãi nhiệm người đại diện phần vốn nhà nước; nếu gây tổn thất phải bồi thường theo quy định của pháp luật;
b) Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có trách nhiệm nộp tiền về ngân sách nhà nước trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của người đại diện phần vốn nhà nước.
Trường hợp công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không nộp, nộp không đúng thời hạn sẽ bị xử phạt vi phạm, cưỡng chế như quy định đối với việc không nộp, nộp không đúng thời hạn về thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
MANAGEMENT OF STATE CAPITAL INVESTED IN A JOINT STOCK COMPANY, MULTIPLE-MEMBER LIMITED LIABILITY COMPANY
Article 36. The representative agency of owners of state capital invested in a joint stock company or multiple-member limited liability company
1. The representative agency shall carry out management of state capital invested in a joint stock company or multiple-member limited liability company through its representative person.
2. Rights and responsibilities of the representative agency shall comply with regulations laid down in Article 43 of the Law on management and use of state capital invested in the enterprise’s operations.
Article 37. Representative person of state capital invested in a joint stock company, multiple-member limited liability company
1. The representative person shall be selected and appointed in writing by the representative agency in order to exercise his/her rights and assume his/her responsibilities to act on behalf of state capital owners to manage state capital invested in a joint stock company or multiple-member limited liability company.
2. Appointment and eligibility standards of the representative person of state enterprise’s capital contributed to a joint stock company or a multiple-member limited liability company shall be governed under Article 46 and 47 of the Law on management and use of state capital invested in the enterprise’s operations.
3. Rights, responsibilities, wage, remuneration, bonus and other benefits of the representative person shall be governed under Article 48 and 50 of the Law on management and use of state capital invested in the enterprise’s operations.
Article 38. Transfer of state capital invested in a joint stock company, multiple-member limited liability company
1. State capital transfer principles:
a) The state capital transfer shall be subject to the plan approved by competent authorities and conform to the criteria for classification of enterprises under the Prime Minister's decision, and shall not be allowed to fall within the scope of industries or sectors where the state has decided to make additional investment in maintenance of its share and contributed capital ratio as prescribed by Article 12 hereof.
b) This transfer must adhere to the principle of market, public disclosure, transparency and capital conservation at the highest level as well as maximum restriction on losses incurred from investment activities if state capital is transferred at the price lower than the face value.
c) Determination of the start price of state capital before an open auction is held or an arrangement is made through an organization competent to conduct price evaluation in accordance with legal regulations on price evaluation must ensure that the actual value of such state invested capital be determined, including the value generated from the value of the title to the land under the legal land transfer or receipt as stipulated in laws on land, and the value of intellectual rights (if any) of these state enterprises in accordance with applicable legal regulations that remain in force at the time of state capital transfer.
d) Transfer of state capital which relates to the land title must comply with legal regulations on land.
dd) The representative agency shall select and sign a contract to hire an organization competent to conduct price evaluation to determine the start price of transferred state capital, or hire consultants to establish the state capital transfer plan in accordance with legal regulations. The representative agency shall decide and assume legal responsibility for amounts which will be paid to hire an organization to carry out price evaluation and provide consultancy to formulate the state capital transfer plan and will be deducted from revenues earned from the state capital transfer.
2. Authority to make a decision on state capital transfer:
a) The Prime Minister shall make a decision on the transfer of state capital invested in joint stock companies, multiple-member limited liability companies which have been transformed from state enterprises established under the Prime Minister's decision.
b) The representative agency shall make a decision on the transfer of state capital invested in joint stock companies, multiple-member limited liability companies which have been transformed from state enterprises established under the representative agency's decision or assigned to be managed under its authority after obtaining opinions from the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment.
3. Method of transfer of state capital invested in multiple-member limited liability companies:
a) If the Prime Minister or the representative agency requests a multiple-member limited liability company to repurchase contributed capital, the sale of such state capital under agreements shall be governed under the provisions of Article 52 of the Enterprise Law 2014. The agreed price shall be determined under the provisions of Point c Clause 1 of this Article.
b) If the Prime Minister or the representative agency transfers contributed to other members or organizations or individuals which are not members of state enterprises, the transfer shall be governed under Article 53 of the Enterprise Law, in which:
- If state capital is transferred to other members of state enterprises, the transfer price must be agreed with other members. The determination of the agreed price on the basis of results of price evaluation conducted by a price evaluation organization shall be governed under Point c Clause 1 of this Article;
- If state capital is transferred to organizations or individuals that are not members of state enterprises, an open auction must be held or direct agreement must be entered into in accordance with Clause 4 of this Article.
4. Method of transfer of state capital invested in joint stock companies:
a) With regard to joint stock companies which have been listed on the stock market or registered for transactions on the Upcom, the transfer of state capital (or transfer of stocks) shall be carried out by employing the trading method (order-matching and put-through) in accordance with laws on securities. In the event that transfer is carried out by employing the put-through method, the agreed price shall be within price fluctuation limits on securities codes transacted on the transfer date.
b) With regard to joint stock companies which have not been listed or registered for transactions on the Upcom, the transfer of state capital shall be carried out by employing the following methods:
- Holding an open auction. If such open auction is not successful, the competitive bidding shall be used in a form of bidding for blocks of shares. As for transfer of state capital worth more than VND 10 billion, it shall take place at the Stock Exchange. As for transfer of state capital worth less than VND 10 billion, financial intermediaries shall be hired to carry out auction sale or hold auctions on their own at state enterprises or conduct auctions at the Stock Exchange;
- Selling state capital under a direct agreement between the representative agency and investors in the event that auction sale of blocks of shares is not successful (only one investor applies for purchase of shares, or this is allowed in writing by the Prime Minister);
- When transferring state capital under direct agreement, persons delegated authority to decide state capital transfer shall not be allowed to make their transfer decision on behalf of a state enterprise of which wife, husband, father, foster father, mother, foster mother, natural son/daughter, son/daughter-in-law, adopted son/daughter, younger/elder brother, sister, or younger/elder son/daughter-in-law, is a manager and shall not be entitled to make their decision to transfer state capital to those stated above.
5. If state capital is invested in enterprises outside of sectors or industries that require no more additional investment from the state according to the classification criteria or list of state enterprises issued by the Prime Minister, the representative agency shall consider and decide transfer of the right to purchase additionally issued shares (applicable to joint stock companies) and contribute capital (applicable to multiple-member limited liability companies) to other organizations or individuals.
The principle applied to the transfer of the right to purchase shares or the right to contribute capital shall be the same as the principle applied to the open auction. The determination of the start price shall be carried out through an organization competent to conduct price evaluation in accordance with laws on price evaluation. In the event that the permitted duration within which shareholders or capital contributing members exercise the right to purchase shares or the right to contribute capital according to the stock issuing plan of the issuing enterprise is too short for the representative agency to hold auctions to transfer its state capital, it shall consider deciding the transfer price and method of transfer under direct agreements in accordance with legal regulations as well as ensure efficiency.
Persons delegated authority to decide to transfer the right to purchase shares or the right to contribute capital shall not be allowed to decide to transfer state capital to the transferred enterprise of which wife, husband, father, foster father, mother, foster mother, natural son/daughter, son/daughter-in-law, adopted son/daughter, younger/elder brother, sister, or younger/elder son/daughter-in-law, is a manager and shall not be entitled to make their decision to transfer state capital to those stated above.
6. The Prime Minister shall issue regulations on requirements and procedures for the auction sale of blocks of shares.
Article 39. Collection of receipts from transfer of equity, profits and share dividends of a joint stock company or multiple-member limited liability company
1. Collection of receipts from transfer of state capital invested in a joint stock company, multiple-member limited liability company shall be specified as follows:
a) Receipts from the transfer of state capital, transfer of the right to purchase additionally issued shares (applicable to joint stock companies) and the right to contribute capital (applicable to multiple-member limited liability companies ) to other organizations or individuals (investors), after deducting reasonable transfer-related costs, shall be deposited in the enterprise arrangement and development fund.
b) The representative agency (or the competent authority authorized or assigned in writing by the representative agency) shall be responsible for providing sufficient information for investors before paying such receipts to the enterprise arrangement and development fund (information including beneficiary, address, bank account number, payment time, and payment reason (auction-winning payment)).
c) Permitted duration of payment to the enterprise arrangement and development fund:
- With regard to transfer of state capital invested in joint stock companies which have been listed on the stock market or registered for transactions on the Upcom, the permitted duration within which investors are required to make payment to the enterprise arrangement and development fund shall vary depending on specific transaction methods when transferring shares in accordance with legal regulations on securities;
- With respect to transfer of state capital invested in joint stock companies which have yet listed on the stock market or have yet registered for transaction on the Upcom; transfer of state capital invested in multiple-member limited liability companies; transfer of the right to purchase additionally issued shares, the right to contribute capital in a form of an open auction, a competitive bidding or an agreement, the permitted duration within which investors are required to make payment to the enterprise arrangement and development fund shall not be allowed to exceed 15 days from the date of announcement of the result of such open auction, competitive bidding or signing of such transfer agreement.
If investors refusing making such payment or do not abide by the due payment date, they shall be subjected to sanctions or enforcement actions under the provisions of regulations on use and management of the enterprise arrangement and development fund issued by the Prime Minister.
d) The representative agency shall be charged with inspecting and supervising payment to the enterprise arrangement and development fund in compliance with laws.
2. Collection of profits and share dividends on state capital invested in joint stock companies or multiple-member limited liability companies shall be specified as follows:
a) Within a maximum duration of 15 days of receipt of profit, share dividend distribution notice from joint stock companies or multiple-member limited liability companies, the representative person shall be responsible for requesting these companies to pay distributed profits or share dividends to the state budget.
In the event that the representative person does not request joint stock companies or multiple-member limited liability companies to pay distributed profits or share dividends to the state budget in compliance with laws, the representative agency shall consider discharging this person from office. This person shall pay compensation for any loss or damage caused by his/her negligence.
b) Joint stock companies or multiple-member limited liability companies shall be responsible for making payment to the state budget within 30 days of receipt of the request of the representative person.
If joint stock companies or multiple-member limited liability companies do not make payment or follow the due payment date, they shall be subjected to sanctions or enforcement actions as per regulations on tax payment failure or undue tax payment stated in laws on taxation.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 16. Nguyên tắc khi thực hiện đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp
Điều 20. Huy động vốn của doanh nghiệp nhà nước
Điều 21. Đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp
Điều 23. Đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định của doanh nghiệp nhà nước
Điều 25. Quản lý sử dụng tài sản cố định
Điều 26. Cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản
Điều 29. Chuyển nhượng vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp nhà nước
Điều 3. Áp dụng pháp luật liên quan
Điều 5. Phạm vi đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp nhà nước
Điều 6. Trình tự, thủ tục đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp nhà nước
Điều 7. Phạm vi đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động
Điều 8. Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động
Điều 9. Phương thức xác định vốn điều lệ đối với doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động
Điều 18. Trình tự, thủ tục cấp vốn để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp
Điều 19. Vốn điều lệ của doanh nghiệp nhà nước
Điều 20. Huy động vốn của doanh nghiệp nhà nước
Điều 21. Đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp
Điều 22. Bảo toàn vốn của doanh nghiệp nhà nước
Điều 23. Đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định của doanh nghiệp nhà nước
Điều 24. Thuê tài sản hoạt động
Điều 25. Quản lý sử dụng tài sản cố định
Điều 26. Cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản
Điều 27. Thanh lý, nhượng bán tài sản cố định
Điều 29. Chuyển nhượng vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp nhà nước
Điều 30. Quản lý doanh thu, thu nhập khác và chi phí của doanh nghiệp
Điều 32. Quản lý và sử dụng các quỹ
Điều 34. Chế độ kế toán, thống kê, kiểm toán
Điều 35. Báo cáo tài chính, thống kê và các báo cáo khác
Điều 5. Phạm vi đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp nhà nước
Điều 19. Vốn điều lệ của doanh nghiệp nhà nước
Điều 21. Đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp
Điều 23. Đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định của doanh nghiệp nhà nước
Điều 26. Cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản
Điều 27. Thanh lý, nhượng bán tài sản cố định
Mục 2. QUẢN LÝ VỐN CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
Điều 29. Chuyển nhượng vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp nhà nước