Chương II Nghị định 91/2015/NĐ-CP: Đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
Số hiệu: | 91/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 13/10/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/12/2015 |
Ngày công báo: | 24/10/2015 | Số công báo: | Từ số 1061 đến số 1062 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, quản lý tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước và quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), … được ban hành ngày 13/10/2015.
-
Đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
Đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp nhà nước
Theo Nghị định 91, chỉ thực hiện đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong các lĩnh vực sau:
- Cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu, đảm bảo an sinh xã hội;
- Phục vụ quốc phòng, an ninh;
- Hoạt động trong lĩnh vực độc quyền tự nhiên;
- Doanh nghiệp nhà nước ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn, tạo lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và nên kinh tế.
Đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động
Việc bổ sung vốn điều lệ chỉ áp dụng với doanh nghiệp nhà nước quy định tại Điều 5 Nghị định 91/2015 đang hoạt động và thuộc một trong các trường hợp sau:
-Doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động có hiệu quả được đánh giá dựa trên tiêu chí hiệu quả hoạt động tại Điều 8 Nghị định 91 có mức vốn điều lệ hiện tại không đảm bảo thực hiện ngành, nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao.
-Doanh nghiệp nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh nhưng vốn điều lệ hiện tại không đảm bảo thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao.
Đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công tư cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên
- Theo Điều 12 Nghị định 91/2015/NĐ-CP, Nhà nước đầu tư bổ sung vốn để duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp của Nhà nước tại công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 16 của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp nhà nước tiếp tục đầu tư vốn để duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp của Nhà nước trong các ngành, lĩnh vực như: cảng hàng không, sân bay, cảng biển; bảo trì hệ thốnghạ tầng đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt; hạ tầng viễn thông; khai thác khoáng sản, dầu khí;…
Đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp
Đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp chỉ được thực hiện đối với các trường hợp quy định tài Điều 15 Nghị định số 91. Phương án mua lại một phần vốn của doanh nghiệp khác phải đảm bảo tỷ lệ vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp khác đủ để thực hiện quyền quyết định các vấn đề của doanh nghiệp khác tại Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội nghị thành viên.
-
Quản lý tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước
Quản lý, sử dụng vốn và tài sản tại doanh nghiệp nhà nước
- Vốn điều lệ của doanh nghiệp nhà nước thành lập mới theo Nghị định 91 năm 2015 được xác định căn cứ vào quy mô, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, chiến lược, kế hoạch đầu từ phát triển của doanh nghiệp nhưng không được thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định của pháp luật.
- Doanh nghiệp nhà nước sử dụng vốn vay đúng mục đích, tự chịu mọi rủi ro và chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình huy động, quản lý, sử dụng vốn vay và trả nợ đúng hạn.
Quản lý vốn của doanh nghiệp nhà nước tại công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn
Theo quy định tại Điều 29 Nghị định 91/2015/NĐ-CP, việc chuyển nhượng các loại công trái, trái phiếu mà doanh nghiệp nhà nước đầu tư để hưởng lãi được thực hiện theo quy định khi phát hành hoặc phương án phát hành của tổ chức phát hành. Trường hợp doanh nghiệp nhà nước chuyển nhượng trái phiếu trước kỳ hạn thì giá chuyển nhượng phải đảm bảo nguyên tắc bảo toàn vốn khi chuyển nhượng. Việc chuyển nhượng trái phiếu đã được đăng ký lưu ký, niêm yết và giao dịch trên thị trường giao dịch chứng khoán, doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật chứng khoán.
Doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp nhà nước
Lợi nhuận của doanh nghiệp nhà nước sau khi bù đắp lỗ năm trước, trích Quỹ phát triển khoa học và công nghệ, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, lợi nhuận còn lại được chia theo thứ tự: chia lãi cho các bên góp vốn liên kết; bù đắp lỗ các năm trước, trích quỹ và nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều 31 Nghị định 91/2015.
-
Quản lý vốn nhà nước tại công ty Cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Việc chuyển nhượng vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty TNHH theo Nghị định 91 phải đảm bảo có phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đúng tiêu chí phân loại doanh nghiệp; công khai minh bạch, bảo toàn vốn nhà nước ở mức tối đa; việc xác định giá khởi điểm phải thông qua tổ chức có chức năng thẩm định giá theo quy định,…
Nghị định 91/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/12/2015 thay thế các quy định về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, quản lý tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước, công ty nhà nước, quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác, quản lý tài chính đối với công ty TNHH do nhà nước làm chủ sở hữu ở các văn bản trước đó.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Doanh nghiệp nhà nước cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu, bảo đảm an sinh xã hội, bao gồm:
a) Dịch vụ bưu chính công ích;
b) Xuất bản (không bao gồm lĩnh vực in và phát hành xuất bản phẩm);
c) Hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp theo quy định của pháp luật;
d) Quản lý, khai thác công trình thủy lợi, thủy nông liên tỉnh, liên huyện;
đ) Quản lý, khai thác, điều hành hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị; bảo đảm an toàn bay; bảo đảm an toàn hàng hải;
e) Trường hợp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.
3. Doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực độc quyền tự nhiên, bao gồm:
a) Hệ thống truyền tải điện quốc gia; nhà máy thủy điện có quy mô lớn đa mục tiêu, nhà máy điện hạt nhân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh;
b) In, đúc tiền và sản xuất vàng miếng;
c) Xổ số kiến thiết;
d) Doanh nghiệp nhà nước có chức năng đầu tư kinh doanh vốn nhà nước, mua bán và xử lý nợ phục vụ tái cơ cấu và hỗ trợ điều tiết, ổn định kinh tế vĩ mô;
đ) Trường hợp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
4. Doanh nghiệp nhà nước ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn, tạo động lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và nền kinh tế.
1. Trình tự, thủ tục đề nghị đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp nhà nước
a) Cơ quan đại diện chủ sở hữu lập hồ sơ đề nghị đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp nhà nước gửi cơ quan tài chính cùng cấp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước của cấp có thẩm quyền.
Hồ sơ bao gồm:
- Bản sao Quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước của cấp có thẩm quyền kèm theo Đề án thành lập doanh nghiệp nhà nước. Đề án thành lập doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo quy định của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể doanh nghiệp;
- Bản sao các tài liệu giải trình về nguồn vốn để đầu tư thành lập doanh nghiệp nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (nguồn vốn ngân sách nhà nước, nguồn Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp, nguồn vốn nhà nước khác).
b) Cơ quan tài chính cùng cấp:
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp nhà nước, cơ quan tài chính cùng cấp có trách nhiệm thẩm định hồ sơ đảm bảo theo quy định để thực hiện các thủ tục đầu tư vốn để thành lập doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
Trường hợp hồ sơ đề nghị đầu tư vốn để thành lập doanh nghiệp nhà nước chưa đảm bảo nội dung theo quy định thì cơ quan tài chính phải có văn bản (nêu rõ lý do) trả lời cơ quan đại diện chủ sở hữu trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ.
2. Trình tự, thủ tục đầu tư vốn để thành lập doanh nghiệp nhà nước
a) Đối với doanh nghiệp nhà nước được đầu tư thành lập mới không có dự án đầu tư xây dựng công trình hình thành tài sản cố định, căn cứ mức vốn điều lệ ghi trong Quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt, căn cứ vào kế hoạch nguồn vốn đầu tư đã được bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt và thông báo hoặc nguồn vốn đầu tư từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cơ quan tài chính thực hiện cấp vốn cho doanh nghiệp nhà nước.
b) Đối với doanh nghiệp nhà nước được đầu tư thành lập mới trên cơ sở bàn giao tài sản từ dự án đầu tư xây dựng công trình đã hoàn thành, căn cứ Quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước và quyết toán công trình xây dựng hoàn thành đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định, chủ đầu tư hoặc cơ quan đại diện chủ sở hữu tiến hành bàn giao tài sản, xác định nguồn và mức vốn nhà nước đã đầu tư của dự án công trình bàn giao cho doanh nghiệp nhà nước để hoàn thành thủ tục cấp vốn điều lệ cho doanh nghiệp nhà nước.
Trường hợp quyết toán công trình đã hoàn thành nhưng chưa được cấp cấp có thẩm quyền phê duyệt thì chủ đầu tư hoặc cơ quan đại diện chủ sở hữu căn cứ mức vốn nhà nước ghi trong dự toán để giao cho doanh nghiệp nhà nước hạch toán; sau khi quyết toán công trình đã hoàn thành được cấp có thẩm quyền phê duyệt, doanh nghiệp nhà nước tiến hành điều chỉnh phần chênh lệch giữa mức vốn nhà nước đã hạch toán và mức vốn nhà nước đã được phê duyệt.
c) Đối với doanh nghiệp nhà nước thành lập mới để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp nhà nước, việc cấp vốn nhà nước để thanh toán trong quá trình thực hiện và quyết toán vốn nhà nước đầu tư khi dự án hoàn thành, doanh nghiệp nhà nước tuân thủ trình tự, thủ tục cấp vốn theo quy định hiện hành của pháp luật về quản lý, sử dụng đối với nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.
d) Các nguồn vốn nhà nước đầu tư để thành lập doanh nghiệp theo quy định tại các Điểm a, b, c Khoản này được xác định là vốn điều lệ do nhà nước đầu tư cho doanh nghiệp nhà nước khi thành lập.
Trường hợp mức vốn điều lệ thực tế thấp hơn mức vốn điều lệ đã đăng ký khi thành lập doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện điều chỉnh lại mức vốn điều lệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bằng mức vốn thực góp theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014.
1. Việc đầu tư bổ sung vốn điều lệ chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước quy định tại Điều 5 Nghị định này đang hoạt động và thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Trường hợp được đầu tư bổ sung vốn điều lệ:
a) Doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động có hiệu quả được đánh giá dựa trên tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động quy định tại Điều 8 Nghị định này có mức vốn điều lệ hiện tại không bảo đảm thực hiện ngành, nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
b) Doanh nghiệp nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh nhưng vốn điều lệ hiện tại không bảo đảm thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao.
1. Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo quy định của Chính phủ về giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.
2. Doanh nghiệp nhà nước được xác định hoạt động có hiệu quả phải đảm bảo kết quả xếp loại doanh nghiệp nhà nước của ba năm liền kề trước năm xác định bổ sung vốn điều lệ đạt từ loại B trở lên theo công bố kết quả xếp loại doanh nghiệp của cấp có thẩm quyền.
1. Căn cứ và phương pháp xác định vốn điều lệ:
a) Mức vốn điều lệ của doanh nghiệp nhà nước được phê duyệt điều chỉnh áp dụng tối thiểu trong thời hạn 03 năm kể từ ngày ban hành Quyết định phê duyệt mức vốn điều lệ.
b) Mức điều chỉnh tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp nhà nước được xác định tương ứng với các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp, Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại doanh nghiệp hoặc Quỹ đầu tư phát triển tại doanh nghiệp nhà nước được ghi trong dự án đầu tư hình thành tài sản phục vụ sản xuất kinh doanh thuộc ngành nghề kinh doanh chính và phục vụ trực tiếp ngành kinh doanh chính đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc quyết định chủ trương đầu tư trong thời gian tối thiểu 03 năm kể từ năm xác định điều chỉnh vốn điều lệ, bao gồm cả các dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đang triển khai thực hiện.
c) Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, việc xác định điều chỉnh vốn điều lệ căn cứ vào chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh 05 năm của doanh nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương được ghi kế hoạch đầu tư bổ sung vốn từ ngân sách nhà nước, Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp, Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp tại doanh nghiệp nhà nước hoặc Quỹ đầu tư phát triển của doanh nghiệp trong thời gian tối thiểu 03 năm kể từ năm xác định điều chỉnh vốn điều lệ của doanh nghiệp nhà nước.
Mức điều chỉnh tăng vốn điều lệ tối đa bằng 30% của mức chênh lệch dự kiến tăng doanh thu của hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ năm thứ ba tiếp theo so với doanh thu thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ ghi trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp đã được kiểm toán của năm trước liền kề năm thực hiện xác định lại mức vốn điều lệ.
d) Vốn điều lệ điều chỉnh của doanh nghiệp nhà nước được xác định như sau:
Vốn điều lệ xác định lại |
= |
Vốn điều lệ đã được phê duyệt trước thời điểm xác định lại |
+ |
Mức vốn điều lệ được điều chỉnh tăng tối thiểu trong 03 năm kể từ năm xác định lại |
Mức vốn điều lệ điều chỉnh tăng tối thiểu trong 03 năm kể từ năm xác định lại |
= |
Mức vốn đầu tư từ các nguồn được phê duyệt trong các dự án đầu tư nêu tại Điểm b Khoản 1 Điều 9 Nghị định này |
+ |
Mức vốn đầu tư từ các nguồn được phê duyệt quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 9 Nghị định này. |
2. Trình tự, thủ tục phê duyệt điều chỉnh mức vốn điều lệ:
a) Doanh nghiệp nhà nước được đầu tư bổ sung vốn điều lệ quy định tại Điều 7 Nghị định này lập hồ sơ đề nghị điều chỉnh mức vốn điều lệ và gửi đến cơ quan đại diện chủ sở hữu để thẩm định. Hồ sơ bao gồm:
- Bản sao Quyết định phê duyệt vốn điều lệ của cấp có thẩm quyền thời điểm trước khi đề nghị điều chỉnh lại vốn điều lệ của doanh nghiệp nhà nước;
- Văn bản giải trình phương pháp xác định mức vốn điều lệ điều chỉnh (kèm theo bản sao quyết định phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp nhà nước); giải trình các nguồn vốn để bổ sung vốn điều lệ;
- Bản sao Quyết định của cấp có thẩm quyền công bố kết quả xếp loại của doanh nghiệp trong 03 năm liền kề trước khi đề nghị điều chỉnh lại vốn điều lệ.
b) Cơ quan đại diện chủ sở hữu:
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ của doanh nghiệp nhà nước, cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm kiểm tra, xác định mức vốn điều lệ đảm bảo theo quy định và gửi văn bản đề nghị (kèm theo hồ sơ của doanh nghiệp) đến cơ quan tài chính cùng cấp để xem xét, tham gia ý kiến bằng văn bản;
Trường hợp hồ sơ của doanh nghiệp không đảm bảo theo quy định thì cơ quan đại diện chủ sở hữu phải có văn bản đề nghị doanh nghiệp bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ theo đúng quy định trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.
- Căn cứ ý kiến tham gia bằng văn bản của cơ quan tài chính cùng cấp, cơ quan đại diện chủ sở hữu hoàn chỉnh hồ sơ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh mức vốn điều lệ đối với doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc doanh nghiệp có mức vốn điều lệ điều chỉnh tăng tương đương mức vốn thuộc dự án quan trọng của quốc gia sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư;
- Quyết định mức vốn điều lệ xác định lại và mức vốn thiếu cần bổ sung cho doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập hoặc được giao quản lý.
c) Cơ quan tài chính cùng cấp:
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cơ quan đại diện chủ sở hữu và hồ sơ của doanh nghiệp, cơ quan tài chính cùng cấp phải có ý kiến bằng văn bản về việc điều chỉnh mức vốn điều lệ gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu để hoàn chỉnh hồ sơ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hoặc quyết định mức vốn điều lệ xác định lại đối với doanh nghiệp do mình quyết định thành lập hoặc được giao quản lý;
- Trường hợp cơ quan tài chính cùng cấp không chấp nhận hồ sơ đề nghị điều chỉnh mức vốn điều lệ của doanh nghiệp thì phải có văn bản (nêu rõ lý do) trả lời cơ quan đại diện chủ sở hữu và doanh nghiệp trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
1. Doanh nghiệp nhà nước căn cứ vào mức vốn điều lệ xác định lại và vốn còn thiếu cần bổ sung đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 9 Nghị định này, lập hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền đầu tư bổ sung vốn cho doanh nghiệp. Hồ sơ gửi đến cơ quan đại diện chủ sở hữu bao gồm:
a) Văn bản đề nghị bổ sung vốn của doanh nghiệp.
b) Bản sao Quyết định phê duyệt vốn điều lệ của cấp có thẩm quyền.
c) Báo cáo đánh giá thực trạng tài chính và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
d) Mục tiêu, hiệu quả kinh tế - xã hội của việc đầu tư bổ sung vốn điều lệ.
đ) Văn bản giải trình về các nguồn vốn sử dụng để bổ sung vốn điều lệ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, gồm nguồn vốn từ ngân sách nhà nước; Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp, Quỹ đầu tư phát triển tại doanh nghiệp hoặc Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại doanh nghiệp.
2. Cơ quan đại diện chủ sở hữu:
a) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ của doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ đảm bảo theo quy định, thẩm định các nội dung báo cáo, đánh giá, giải trình liên quan đến bổ sung vốn trong hồ sơ của doanh nghiệp và có văn bản đề nghị (kèm theo hồ sơ lập theo quy định tại Khoản 1 Điều này) gửi cơ quan tài chính cùng cấp để phối hợp thẩm định, hoàn chỉnh phương án trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
b) Trường hợp hồ sơ của doanh nghiệp không đảm bảo theo quy định thì cơ quan đại diện chủ sở hữu phải có văn bản đề nghị doanh nghiệp bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ theo đúng quy định, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ của doanh nghiệp.
3. Cơ quan tài chính cùng cấp:
a) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cơ quan đại diện chủ sở hữu và hồ sơ của doanh nghiệp, cơ quan tài chính cùng cấp phải có ý kiến bằng văn bản về việc đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu để quyết định hoặc tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định mức vốn đầu tư bổ sung trong năm tài chính cho doanh nghiệp theo thẩm quyền quy định tại Điều 15 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
b) Trường hợp cơ quan tài chính cùng cấp không chấp nhận hồ sơ đề nghị đầu tư bổ sung vốn điều lệ của doanh nghiệp trong năm tài chính thì phải có văn bản (nêu rõ lý do) trả lời cơ quan đại diện chủ sở hữu và doanh nghiệp trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
4. Đối với phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ sử dụng nguồn Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp hoặc nguồn Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại doanh nghiệp để đầu tư, cơ quan đại diện chủ sở hữu phải có phương án báo cáo Bộ Tài chính (kèm theo hồ sơ đề nghị đầu tư bổ sung vốn điều lệ của doanh nghiệp) để thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.Bổ sung
1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu có văn bản (kèm theo hồ sơ của doanh nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 9 Nghị định này), đề nghị cơ quan tài chính thực hiện cấp vốn đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp.
2. Cơ quan tài chính cùng cấp thực hiện cấp bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp theo từng nguồn vốn cụ thể như sau:
a) Trường hợp cấp bổ sung vốn điều lệ bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước đã được bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền (theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước) phê duyệt, thông báo, cơ quan tài chính thực hiện cấp vốn từ ngân sách nhà nước cho doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
b) Trường hợp cấp bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp, căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính thực hiện cấp từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
3. Doanh nghiệp thực hiện bổ sung vốn điều lệ trong các trường hợp sau:
a) Sử dụng nguồn Quỹ đầu tư phát triển tại doanh nghiệp, Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại doanh nghiệp để bổ sung vốn điều lệ.
Căn cứ phương án bổ sung vốn điều lệ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, doanh nghiệp thực hiện kết chuyển Quỹ đầu tư phát triển và Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại doanh nghiệp tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu tại doanh nghiệp.
b) Trường hợp doanh nghiệp tiếp nhận tài sản từ nơi khác chuyển đến được đầu tư bằng vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, tiếp nhận tiền theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước (hỗ trợ di dời, sắp xếp lại, xử lý nhà đất, hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp) để thực hiện dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp căn cứ vào quyết định điều chuyển tài sản của cấp có thẩm quyền và biên bản bàn giao tài sản, quyết toán tiền hỗ trợ của Nhà nước, thực hiện ghi tăng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
4. Doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện điều chỉnh lại mức vốn điều lệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bằng mức vốn thực tế đã đầu tư của chủ sở hữu theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014.
1. Nhà nước đầu tư bổ sung vốn để duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp của Nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 16 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp được Nhà nước tiếp tục đầu tư vốn để duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp của Nhà nước quy định tại Khoản 1 Điều này hoạt động trong các ngành, lĩnh vực sau đây:
a) Khai thác, bảo trì cảng hàng không, sân bay; khai thác cảng biển.
b) Quản lý, bảo trì hệ thống đường bộ, đường thủy nội địa; bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.
c) Cung cấp cơ sở hạ tầng viễn thông.
d) Khai thác khoáng sản; khai thác dầu mỏ, khí tự nhiên.
đ) Chế biến dầu mỏ, khí tự nhiên.
e) Sản xuất thuốc lá điếu.
g) Bán buôn thuốc phòng, chữa bệnh; bán buôn lương thực; bán buôn xăng dầu.
h) Phân phối điện.
i) Thoát nước đô thị; vệ sinh môi trường; chiếu sáng đô thị; khai thác, sản xuất và cung cấp nước sạch đô thị.
k) Điều tra cơ bản về địa chất, khí tượng; khảo sát, thăm dò, điều tra về tài nguyên đất, nước, khoáng sản và các loại tài nguyên thiên nhiên.
l) Sản xuất, lưu giữ giống gốc cây trồng vật nuôi và tinh đông; sản xuất vắc xin sinh phẩm y tế, vắc xin thú y.
m) Sản xuất hóa chất cơ bản, phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật.
n) Vận tải đường biển quốc tế, vận tải đường sắt và vận chuyển hàng không.
o) Hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp theo quy định của pháp luật.
1. Người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên lập hồ sơ đề nghị đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu thẩm định và hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trước khi người đại diện phần vốn nhà nước tham gia biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội nghị thành viên. Hồ sơ gồm:
a) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; kế hoạch tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp.
b) Phương án bổ sung vốn nhà nước theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.
c) Bản sao Báo cáo tài chính quý hoặc năm gần nhất với thời điểm lập phương án bổ sung vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã được kiểm toán.
d) Đề xuất nguồn vốn đầu tư bổ sung vốn nhà nước để duy trì tỷ lệ vốn góp của Nhà nước tại các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên bao gồm nguồn vốn từ ngân sách nhà nước; Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp; cổ tức, lợi nhuận được chia (nếu có).
2. Cơ quan đại diện chủ sở hữu:
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ của người đại diện phần vốn nhà nước, cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ đảm bảo theo quy định và gửi văn bản đề nghị (kèm theo hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này) đến cơ quan tài chính cùng cấp để thẩm định trước khi hoàn chỉnh phương án báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hoặc quyết định đầu tư bổ sung vốn nhà nước để duy trì tỷ lệ vốn góp của Nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo thẩm quyền quy định tại Điều 17 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
Trường hợp hồ sơ không đảm bảo theo quy định thì cơ quan đại diện chủ sở hữu có văn bản yêu cầu người đại diện bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo đúng quy định trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.
3. Cơ quan tài chính cùng cấp: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ và văn bản đề nghị của cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan tài chính cùng cấp phải có ý kiến bằng văn bản về việc bổ sung vốn nhà nước để duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp tại doanh nghiệp.
4. Đối với phương án đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có nhu cầu đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp để đầu tư, cơ quan đại diện chủ sở hữu phải có đề án gửi Bộ Tài chính (kèm theo hồ sơ đề nghị đầu tư bổ sung vốn nhà nước) để thẩm định và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu căn cứ mức vốn và nguồn vốn sử dụng để đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (theo quy định tại Điều 13 Nghị định này), có văn bản đề nghị cơ quan tài chính thực hiện thủ tục cấp bổ sung vốn nhà nước đầu tư vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
2. Cơ quan tài chính cùng cấp, căn cứ vào thời hạn góp vốn theo thông báo của công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và văn bản đề nghị của cơ quan đại diện chủ sở hữu, thực hiện cấp bổ sung vốn nhà nước cho công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo mức vốn đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt:
a) Trường hợp đầu tư bổ sung vốn nhà nước từ nguồn vốn ngân sách nhà nước đã ghi trong dự toán chi ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền (theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước) phê duyệt, thông báo, cơ quan tài chính thực hiện cấp vốn từ ngân sách nhà nước cho doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
b) Trường hợp cấp bổ sung vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp, căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ Bộ Tài chính thực hiện cấp từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
c) Trường hợp sử dụng cổ tức, lợi nhuận được chia theo phần vốn nhà nước để đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, doanh nghiệp thực hiện ghi tăng vốn nhà nước sau khi có nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng thành viên.
1. Việc mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp được thực hiện thông qua mua lại cổ phần hoặc vốn góp tại các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Nhà nước thực hiện đầu tư vốn để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác trong các trường hợp sau đây:
a) Thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế thông qua việc thực hiện tái cơ cấu lại những doanh nghiệp hoạt động ở một số ngành, lĩnh vực có ảnh hưởng lớn đến kinh tế - xã hội theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
b) Trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh, bao gồm các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phục vụ công nghiệp quốc phòng, doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn chiến lược, biên giới đất liền, hải đảo.
c) Cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội.
3. Các trường hợp được Nhà nước đầu tư vốn để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp quy định tại Khoản 2 Điều này phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành đã được phê duyệt theo quy định tại Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ.
1. Việc đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp chỉ thực hiện đối với các trường hợp quy định tại Điều 15 Nghị định này.
2. Phương án mua lại một phần vốn của doanh nghiệp khác phải đảm bảo tỷ lệ vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp khác đủ để thực hiện quyền quyết định các vấn đề của doanh nghiệp khác tại Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội nghị thành viên theo quy định tại Khoản 3 Điều 60 và Khoản 1 Điều 144 Luật Doanh nghiệp năm 2014.
3. Việc đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp phải có đề án được cấp có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt chủ trương theo quy định tại Điều 20 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu đã đầu tư tại các doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu chủ trì lập phương án đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định và hoàn thiện phương án báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hoặc quyết định đầu tư vốn để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp theo thẩm quyền. Nội dung phương án gồm:
a) Đánh giá thực trạng tài chính và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Mục tiêu, sự cần thiết, hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của việc đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp.
c) Mức vốn đầu tư.
d) Đề xuất nguồn vốn đầu tư: Gồm nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp và các nguồn vốn hợp pháp khác.
2. Cơ quan tài chính cùng cấp:
a) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị và phương án đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp của cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan tài chính cùng cấp thực hiện thẩm định các nội dung của phương án và có ý kiến bằng văn bản về việc đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu.
b) Trường hợp phương án đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp chưa đảm bảo nội dung theo quy định, cơ quan tài chính cùng cấp có văn bản (nêu rõ lý do) gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu chủ trì để tiếp tục kiểm tra, hoàn thiện phương án trong thời gian 07 ngày kể từ ngày nhận được phương án.
3. Trường hợp phương án đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định sử dụng nguồn Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp để đầu tư, cơ quan đại diện chủ sở hữu gửi phương án đến Bộ Tài chính để thẩm định và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu có văn bản đề nghị và gửi phương án đầu tư mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 17 Nghị định này đề nghị cơ quan tài chính cùng cấp thực hiện thủ tục cấp vốn thanh toán cho người bán để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp.
2. Cơ quan tài chính cùng cấp:
a) Căn cứ quyết định phê duyệt mức vốn và nguồn vốn sử dụng để đầu tư mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp của cấp có thẩm quyền để tiến hành cấp vốn đầu tư thanh toán cho người bán một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp.
b) Trường hợp cấp vốn để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp từ nguồn vốn ngân sách nhà nước đã ghi trong dự toán chi ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền (theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước) phê duyệt, thông báo, cơ quan tài chính thực hiện trình tự, thủ tục cấp vốn từ ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
c) Trường hợp cấp vốn để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp, Bộ Tài chính thực hiện cấp từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp cho người bán theo quy định.
STATE CAPITAL INVESTMENT IN ENTERPRISES
Section 1. STATE CAPITAL INVESTMENT IN ESTABLISHMENT OF STATE ENTERPRISES
Article 5. Scope of state capital investment in establishment of state enterprises
1. State enterprises which supply essential public products and services, and ensure the social security, including:
a) Public postal services;
b) Publication (exclusive of publication printing and release sector);
c) Agricultural and forestry operations stipulated by laws;
d) Management and operation of inter-province or inter-district water resources and agricultural irrigation works;
dd) Monitoring, operation and management of national and urban rail infrastructural facilities; systems for ensuring aviation and navigation safety;
e) Others decided by the Prime Minister.
2. State enterprises involved in the field of providing direct assistance for national defence and security under the Government’s regulations.
3. State enterprises involved in the field of natural monopoly, including:
a) National electric power transmission systems; large and multiple-objective hydropower plants, nuclear power plants which have special importance in socio-economic, national defence and security aspects;
b) Printing of paper money and coining of currency as well as manufacture of gold pieces;
c) Lottery;
d) State enterprises that have functions such as state capital investment and trading and debt trading and treatment for restructuring and macroeconomic regulation and stabilization purposes;
dd) Others decided by the Prime Minister.
4. State enterprises that apply high technologies make large investments, stimulate rapid growth of other industries and sectors and the whole economy.
Article 6. Procedures for state capital investment in establishment of state enterprises
1. Procedures for request for state capital investment in establishment of state enterprises
a) The representative agency prepares documents submitted to apply for state capital investment in establishment of state enterprises to same-level finance agencies within a permitted period of 30 days as from the date on which the decision on establishment of a state enterprise was obtained from competent authorities.
Application documents shall be composed of the followings:
- Copy of the decision on establishment of a state enterprise granted by competent authorities, enclosing the scheme for establishing such state enterprise. The scheme for establishing such state enterprise must be implemented under the Government's regulations on establishment, restructuring and dissolution of enterprises;
- Copy of the document explaining funding sources used for investing in establishment of a state enterprise and already approved by competent authorities (finances derived from the state budget, finances derived from the Enterprise Arrangement and Development Fund and other state capital).
b) Same-level financial institution:
Within a maximum period of 15 days of receipt of applications for state capital investment in establishment of state enterprises, this same-level financial institution shall be held responsible for verifying that submitted application documents conform to specified regulations to initiate procedures for state capital investment in establishment of state enterprises under the provisions of Clause 2 of this Article.
Where documents submitted to apply for state capital investment in establishment of state enterprises fail to meet stipulated requirements, finance agencies must send written response in which reasons are clearly stated to the representative agency within a permitted period of 07 days of receipt of such documents.
2. Procedures for state capital investment in establishment of state enterprises
a) With regard to investment in establishment of a new state enterprise and non-execution of projects for investment in development of fixed asset formation works, given the charter capital specified in the decision on establishment of state enterprises approved by competent authorities, and the planned investment fund already arranged in the state expenditure estimate approved and made known by competent authorities or the investment capital from the Enterprise Arrangement and Development Fund approved by the Government, finance agencies will provide such funds for such state enterprise.
b) With regard to investment in establishment of a new state enterprise on the basis of transfer of assets from completed construction projects, given the decision on establishment of state enterprises and the final account in completed construction works approved by competent authorities in accordance with regulations, project owners or state capital representative agencies will carry out the transfer of assets, identify state capital sources and amounts invested in such projects transferred to such state enterprise in order to complete procedures for providing financing for the charter capital for such state enterprise.
Where the completed final account of projects has not been approved by the competent authority, project owner or representative agency shall have state capital amounts specified in the budget plan accounted for by the state enterprise. After the completed final account of projects has been approved by competent authorities, the state enterprise shall proceed to adjust the difference between state capital amounts which have been accounting for in accounting reports and those which have been approved.
c) With regard to a newly-established state enterprise which is destined for execution of fixed asset formation projects of such state budget, and allocation of state capital for the purpose of payments during the process of implementation and final account of state invested capital upon completion of such projects, that state enterprise must comply with procedures for capital allocation in accordance with current legislation on management and use of state investments.
d) Funding sources that the State has been invested in establishment of an enterprise as stipulated in Point a, b and c of this Clause shall be defined as the state-invested charter capital of a state enterprise as it has been established.
Where the amount of charter capital which is lower than that of the charter capital which has been registered in the application for establishment of a state enterprise, such state enterprise shall be responsible for making an adjustment to the charter capital amount stated in the enterprise registration certificate so that it equals the actual contributed capital amount under the provisions of the Enterprise Law 2014.
Section 2. ADDITIONAL INVESTMENT IN THE CHARTER CAPITAL OF CURRENT STATE ENTERPRISES
Article 7. Scope of additional investment in the charter capital of currently active state enterprises
1. The additional investment in the charter capital shall be applicable to state enterprises in accordance with Article 5 hereof which are currently operating and fall in one of the following circumstances stipulated in Clause 2 of this Article.
2. The following circumstances under which an enterprise shall have access to an additional investment in the charter capital:
a) A currently active state enterprise has demonstrated its operating effectiveness after being evaluated according to the performance assessment criteria under the provisions of Article 8 hereof, but such state enterprise has the current charter capital amount can not afford its main scope of operations approved by competent authorities.
b) A state enterprise is directly involved in national defence and security but its current charter capital can not afford implementation of duties assigned by the State.
Article 8. Criteria for assessing the operating performance of currently active state enterprises
The performance assessment criteria shall be governed by the Government’s regulations on financial supervision and performance assessment in state enterprises.
2. A state enterprise will be accredited as an effectively operating one if it has held B-rank or higher which has been announced by competent authorities in the ranking of state enterprises specified in 3 years immediately preceding the year of determination of additional investment in the charter capital.
Article 9. Method of determining the charter capital of current active state enterprises
1. Basis and method of charter capital determination:
a) The charter capital of a state enterprise shall be allowed for any adjustment within a permitted period of 03 years from the date on which the decision on approval of such charter capital was issued.
b) An increased amount of a state enterprise's charter capital shall be determined in proportion to funding sources coming from the state budget, enterprise arrangement and development fund, internal enterprise arrangement fund or development investment fund in state enterprises which have been specified in projects for formation of assets used for manufacturing and trading activities that fall within the main scope of operations, and directly for main business sectors under the competent authority’s ratification or decision on investment intention within a minimum duration of 03 years from the year of determination of charter capital adjustment, including currently executing investment projects approved by competent authorities.
c) With regard to manufacturing and trading of products, commodities and services, the determination of charter capital adjustment, based on the 5-year production and business plan and strategy approved under the decision on investment intention by competent authorities, shall be specified in the plan for additional investments coming from the state budget, the enterprise arrangement fund or the development investment fund in state enterprises within a permitted period of 03 years from the year of determination of adjustment to the charter capital of a state enterprise.
A maximum increased amount of charter capital accounts for 30% of the difference (proposed increase) between revenues generated from manufacturing and trading of products, commodities or services in the following third year and realized revenues generated from manufacturing and trading of products, commodities or services defined in the audited financial report of an enterprise prepared in the year immediately preceding the year of commencement of redetermination of the charter capital.
d) The adjusted charter capital of a state enterprise shall be determined according to the following formula:
Redetermined charter capital |
= |
Charter capital which has been approved before redetermination date |
+ |
Amount of charter capital which will increase in 3 years from the redetermination year |
Amount of charter capital which will increase in at least 3 years from the redetermination year |
= |
Amount of investment capital derived from approved funding sources in investment projects defined in Point b Clause 1 Article 9 hereof |
+ |
Amount of investment capital derived from approved funding sources stipulated in Point c Clause 1 Article 9 hereof |
2. Procedures for approval of charter capital adjustment:
a) A state enterprise which is entitled to additional investment in its charter capital under the provisions of Article 7 hereof prepares an application for adjustment to the permitted amount of charter capital for submission to the representative agency for verification purposes. Application documents shall be composed of the followings:
- A copy of the decision on approving the charter capital issued by competent authorities at the time prior to a state enterprise’s request for charter capital adjustment;
- A document explaining the method of determination of the adjusted amount of charter capital (enclosing a copy of the decision on approval of construction investment projects concerning main business sectors of such state enterprise); a document explaining funding sources used for additional investment in the charter capital;
- A copy of the competent authority’s decision on announcement of ranks that a state enterprise has held for 3 years immediately preceding the year on which the application for charter capital adjustment was filed.
b) The representative agency:
- Within a permitted period of 15 days of receipt of all application documents from a state enterprise, the representative agency shall be responsible for checking and determining that the charter capital amount complies with laws, and sending a written request (including attached dossiers of such state enterprise) to the same-level financial institution for its consideration and written opinions;
Where application documents fail to meet statutory requirements, the representative agency is obliged to send a written request to the applicant for any modification made to submitted documents to make them comply with legal regulations within a maximum duration of 07 working days of receipt of such documents.
- After consulting the written opinion obtained from the same-level financial institution, the representative agency proceeds to submit a complete report to request the Prime Minister’s consideration and decision to adjust the charter capital of a state enterprise established under the Prime Minister's decision, or a state enterprise of which the charter capital is increased to an amount equivalent to the permitted amount of capital invested in projects of national importance under the National Assembly’s decision on investment intention;
- The representative agency shall decide the redetermined amount of charter capital and a deficit in the amount of charter capital that requires additional investment in enterprises established under the representative agency’s decision or falling under its delegated authority.
c) Same-level financial institution:
- Within a permitted period of 15 days of receipt of the written request from the representative agency and enterprise’s dossiers, the same-level financial institution must send the written opinion on charter capital adjustment to the representative agency to prepare a complete report for submission to the Prime Minister for his consideration or decision, or decide the redetermined amount of charter capital of an enterprise established under its decision or falling under its delegated authority;
- If the same-level financial institution rejects the application for charter capital adjustment, it must send a written response (with clear reasons for such rejection) to the representative agency and the applicant within a permitted period of 07 days of receipt of the written request from the representative agency.
Article 10. Procedures for preparation and approval of the application for additional investment in the charter capital of currently active state enterprises
1. Given the redetermined amount of charter capital and a deficit in the amount of charter capital that requires additional investment after being approved by competent authorities under the provisions of Article 9 hereof, a state enterprise prepares its application to request competent authorities to allow additional investment in the charter capital of such state enterprise. Documentation filed to the representative agency shall be composed of the followings:
a) The request form for additional investment in the charter capital.
b) The duplicate decision on approval of the charter capital issued by competent authorities.
c) The report on assessment of financial status and operating performance of the applicant.
d) Socio-economic objectives and effectiveness generated from additional investments in the charter capital.
dd) The document explaining funding sources used for additional investment in the charter capital which have been approved under the competent authority's decision on investment intention, including the funding source derived from the state budget, enterprise arrangement and development fund and development investment fund or enterprise arrangement fund in the state enterprise.
2. The representative agency:
a) Within a permitted period of 15 days of receipt of a state enterprise's dossiers, the representative agency shall be responsible for checking whether submitted dossiers comply with legal regulations, verifying information included in the assessment report and explanation regarding the additional investment in the charter capital which are enclosed in the enterprise's dossiers, and sending a written request (enclosing documents prepared under the provisions of Clause 1 of this Article) to the same-level financial institution with the intention of creating cooperation in carrying out verification and perfection of the plans for such additional investment before reporting to the Prime Minister.
b) Where enterprise’s dossiers fail to meet statutory requirements, the representative agency is obliged to send a written request to the applicant for any modification made to submitted dossiers to make them comply with legal regulations within a maximum duration of 07 working days of receipt of these dossiers.
3. The same-level financial institution:
a) Within a permitted period of 15 days of receipt of the written request from the representative agency and enterprise’s dossiers, the same-level financial institution must send the written opinion on additional investment in the charter capital to the representative agency to obtain its decision, or to make a complete report to the Prime Minister to request his consideration or granting of the decision on the additional amount of capital invested in the charter capital in the financial year within its jurisdiction as prescribed in Article 15 of the Law on management and use of state capital invested in enterprise's manufacturing and business operations.
b) If the same-level financial institution rejects the application for additional investment in the enterprise’s charter capital in the financial year, it must send a written response (with clear reasons for such rejection) to the representative agency and the applicant within a permitted period of 07 days of receipt of the written request from the representative agency.
4. With regard to the plan for additional investment in the charter capital by investing finances derived from the enterprise arrangement and development fund, or the enterprise arrangement fund in the enterprise, the representative agency is required to put forward the additional investment plan to the Ministry of Finance (enclosing the application for additional investment in the enterprise’s charter capital) to request its verification or report to the Prime Minister for the purpose of asking for his consideration or granting of the decision.
Article 11. Procedures for additional investment in the charter capital of current state enterprises
1. The representative agency prepares a written request (enclosing the enterprise’s dossiers approved by competent authorities under the provisions of Article 9 hereof) for the financial institution's allocation of funds additionally invested in the enterprise’s charter capital.
2. The same-level financial institution allocates funds used for additional investment in the enterprise’s charter capital which are categorized as follows:
a) With respect to the financing for additional investment in the charter capital derived from the state budget is defined in the state expenditure plan approved and made known by the competent authority (according to the delegated authority over the state budget), the financial institution shall allocate such financing from the state budget to the state enterprise under procedures stipulated by the Law on State Budget.
b) With respect to financing for additional investment in the enterprise’s charter capital derived from the enterprise arrangement and development fund, after consulting the decision granted by the Prime Minister, the Ministry of Finance shall allocate such financing from the enterprise arrangement and development fund.
3. An enterprise shall carry out additional investment in the charter capital under the following circumstances:
a) The enterprise uses the development investment fund or the enterprise arrangement fund in the enterprise for financing for additional investment in the charter capital.
Given the plan for additional investment in the charter capital approved by competent authorities, the enterprise shall carry out the carryforward of the development investment fund and enterprise arrangement fund in the enterprise to make an increase in the owner’s equity in the enterprise.
b) Where an enterprise is assigned other transferred asset invested by the funding source derived from the state budget, or government-contributed aids (those used for residential resettlement, rearrangement, real property treatment and investment in technical infrastructural facilities of industrial zones) in order to implement projects for investment in construction, improvement and refurbishment of manufacturing and trading facilities, this enterprise shall consult the asset assignment decision issued by the competent authority and the record on asset handover to make the final account of government-contributed aids and record an increase in state capital invested in such enterprise.
4. The enterprise shall be responsible for replacing the amount of charter capital registered in the enterprise registration certificate by the actual amount of owner's equity under the provisions of the Enterprise Law 2014.
Section 3. ADDITIONAL STATE CAPITAL INVESTMENT IN A JOINT STOCK COMPANY, MULTIPLE-MEMBER LIMITED LIABILITY COMPANY
Article 12. ADDITIONAL STATE CAPITAL INVESTMENT IN A JOINT STOCK COMPANY, MULTIPLE-MEMBER LIMITED LIABILITY COMPANY
1. The additional state capital investment aims at maintaining the rate of state-owned share and contributed capital in a joint-stock company or a multiple-member limited liability company if it falls into either of circumstances stipulated in Article 16 of the Law on management and use of state capital invested in the enterprise's operations.
2. An enterprise will be eligible for additional state capital investment in maintaining the rate of state-owned share and contributed capital as stipulated in Clause 1 of this Article if it is engaged in the following industries and sectors:
a) Operation and maintenance of airports and runways; operation of seaports.
b) Management, maintenance of road and inland waterways systems; maintenance of national rail infrastructure systems.
c) Provision of telecommunications facilities.
d) Mineral extraction; oil and natural gas extraction.
dd) Oil and natural gas processing.
e) Cigarette production.
g) Wholesaling of medicinal products; wholesaling of foods; wholesaling of petroleum.
h) Electric power distribution.
i) Urban drainage and sewerage; environmental sanitation; urban lighting system; extraction, manufacturing and supply of urban clean water.
k) Basic geological and meteorological investigation; survey, exploration and investigation of land, water and mineral resources as well as other natural resources.
l) Production and storage of plant and animal varieties and frozen semen; production of human and veterinary vaccines and biologics.
m) Production of basic chemicals, chemical fertilizers and plant protection products.
n) International sea, rail and air transport.
o) Agricultural and forestry operations as stipulated by laws.
Article 13. Procedures for preparation and submission of applications for additional state capital investment in a joint stock company or multiple-member limited liability company
1. The representative person of state capital invested in a joint stock company, multiple-member limited liability company shall prepare an application for additional state capital investment in a joint stock company or a multiple-member limited liability company to report to the representative agency for document verification and perfection before submitting it to the Prime Minister for his consideration and decision prior to the representative person's voting in the shareholders' general meeting or the membership meeting. Application documents shall be composed of the followings:
a) The copy of the enterprise registration certificate; the plan for an increase in the enterprise’s charter capital.
b) The plan for additional state capital investment in accordance with Clause 1 Article 18 of the Law on management and use of state capital invested in the enterprise’s operations.
c) The copy of the audited financial statement in the quarter or year closest to the date on which the plan for additional state capital investment in the enterprise is devised.
d) The proposal of funding source for additional state capital investment which aims at maintaining the rate of state-owned share and contributed capital in a joint-stock company or a multiple-member limited liability company, including funding source derived from the state budget, enterprise arrangement and development fund, share dividends and distributed profits (if applicable).
2. The representative agency:
Within a permitted period of 15 days of receipt of the application from the representative person, the representative agency shall be responsible for checking that such application complies with legal regulations and sending the written request (enclosing dossiers stipulated in Clause 1 of this Article) to the same-level financial institution for verification purposes before completing the plan submitted to the Prime Minister for his consideration and decision, or for making its decision on additional state capital investment which aims at maintaining the rate of state-owned contributed capital in a joint stock company or a multiple-member limited liability company under its delegated authority in accordance with Article 17 of the Law on management and use of state capital invested in the enterprise's operations.
Where application documents fail to meet statutory requirements, the representative agency is obliged to send a written request to the representative person for any modification made to submitted documents to make them comply with legal regulations within a maximum duration of 07 working days of receipt of such documents.
3. The same-level financial institution: Within a permitted period of 15 days of receipt of application documents and the written request from the representative agency, the same-level financial institution must send its written opinion on additional state capital investment in maintenance of the rate of state-owned shares and contributed capital in the enterprise.
4. With respect to the plan for additional state capital investment in a joint stock company, or a multiple-member limited liability company that wishes to request the Prime Minister to decide to use the enterprise arrangement and development fund for investment purposes, the representative agency is required to send the proposal for such investment (enclosing dossiers submitted to apply for additional state capital investment) to the Ministry of Finance for its verification and reporting to the Prime Minister to request his consideration and decision.
Article 14. Procedures for financing for additional state capital investment in a joint stock company or multiple-member limited liability company
1. Given the amount and source of financing for additional state capital investment in a joint stock company or a multiple-member limited liability company which has been approved by the competent authority (as per Article 13 hereof), the representative agency shall request in writing the financial institution to commence procedures for financing for additional state capital investment in a joint stock company or a multiple-member limited liability company.
2. Given the time limit for financing for additional state capital investment according to the notification issued by a joint stock company or a multiple-member limited liability company, and the written request filed by the representative agency, the same-level financial institution shall finance additional state capital investment in a joint stock company or a multiple-member limited liability company by taking into account the approved amount of state capital investment under the following circumstances:
a) With respect to the additional state capital investment derived from the state budget as defined in the state expenditure plan approved and made known by the competent authority (according to the delegated authority over the state budget), the financial institution shall allocate such financing from the state budget to the state enterprise under procedures stipulated by the Law on State Budget.
b) With respect to financing for additional state capital investment in a joint stock company or a multiple-member limited liability company by using the enterprise arrangement and development fund, after consulting the decision granted by the Prime Minister, the Ministry of Finance shall allocate such financing from the enterprise arrangement and development fund for enterprises.
c) With respect to use of share dividends or distributed profits in proportion to the state-owned state capital portion for the purpose of additional state capital investment in a joint stock company or a multiple-member limited liability company, the enterprise shall record an increase in state capital after obtaining the resolution of the shareholders’ general meeting or the membership meeting.
Section 4. STATE CAPITAL INVESTMENT IN PARTIAL OR COMPLETE ACQUISITION OF AN ENTERPRISE
Article 15. Scope of state capital investment in partial or complete acquisition of an enterprise
1. The partial or complete acquisition of an enterprise shall be carried out through the repurchase of state-owned shares or contributed capital in an enterprise in accordance with relevant laws.
2. The state capital investment in the partial or complete acquisition of an enterprise that belongs to other economic sector shall occur under the following circumstances:
a) The economy is restructured through restructuring of enterprises that are currently operating in several industries or sectors having significant socio-economic influence under the Prime Minister’s decision.
b) Such acquisition serves national defence and security purposes, which applies to enterprises that operate as assistants to the national defence industry, and those that operate in strategic areas, land borders or islands.
c) Such acquisition is aimed at supplying essential public products and services to the society.
3. State capital investment in partial or complete acquisition of an enterprise as per Clause 2 of this Article must correspond to the general strategy and plan for socio-economic development, or the industrial development proposal which has been approved under the provisions of the Government's Decree No. 92/2006/ND-CP dated September 7, 2006.
Article 16. Principles of state capital investment in partial or complete acquisition of an enterprise
1. State capital investment in partial or complete acquisition of an enterprise shall only be applicable to several circumstances stipulated in Article 15 hereof.
2. The plan for partial repurchase of an acquired enterprise’s equity must ensure that the rate of state capital invested in such acquired enterprise is sufficient to exercise the voting right to such enterprise’s issues in the shareholders' general meeting or the membership meeting as per Clause 3 Article 60 and Clause 1 Article 144 of the Enterprise Law 2014.
3. The state capital investment in partial or complete acquisition of an enterprise must have the proposal decided or approved under the decision on investment intention by the competent authority as per Article 20 of the Law on management and use of state capital invested in the enterprise's operations in order to secure legal rights and interests of shareholders in such enterprise as prescribed by current laws.
Article 17. Procedures for preparation and submission of the application for state capital investment in partial or complete acquisition of an enterprise
1. The representative agency shall take charge of setting up a plan for state capital investment in partial or complete acquisition of an enterprise and collaborate with the same-level financial institution in carrying out verification and perfection of the final plan submitted to the Prime Minister for his consideration and decision, or shall decide on state capital investment in partial or complete acquisition of an enterprise under its delegated authority. Key elements of the plan shall consist of the followings:
a) Evaluation of financial status and operating performance of the target enterprise.
b) Objectives, necessity, economic and social efficiency of state capital investment in partial or complete acquisition of an enterprise.
c) Investment outlay.
d) Proposed funding sources, including funds derived from the state budget, the enterprise arrangement and development fund and other legal financing.
2. The same-level financial institution:
a) Within a permitted period of 15 days of receipt of the written request and the plan for state capital investment in partial or complete acquisition of an enterprise from the representative agency, the same-level financial institution shall carry out verification of contents of the plan and send its written opinion on state capital investment in partial or complete acquisition of an enterprise to the representative agency.
b) Where the plan for state capital investment in partial or complete acquisition of an enterprise fail to meet stipulated requirements, the same-level financial institution must send written response in which reasons are clearly stated to the representative agency so that the plan will be further checked and improved within 07 days of receipt of such plan.
3. With respect to the plan for state capital investment in partial or complete acquisition of an enterprise under which the Prime Minister is requested to decide on the finance derived from the enterprise arrangement and development fund for such investment, the representative agency shall send that plan to the Ministry of Finance so that it will be subject to the Ministry’s appraisal before being submitted to the Prime Minister to request his consideration or decision.
Article 18. Procedures for financing for state capital investment in partial or complete acquisition of an enterprise
1. The representative agency shall prepare and send a written request along with the plan for state capital investment in partial or complete acquisition of an enterprise which has been approved by the competent authority in accordance with Article 17 hereof in order to request the same-level financial institution to commence the procedure for allocation of the fund for payments to sellers for partial or complete acquisition of an enterprise.
2. The same-level financial institution:
a) After consulting the competent authority’s decision on approval of investment outlay and funding source used for investing in partial or complete acquisition of an enterprise, it will allow allocation of investment fund for payments to sellers for partial or complete acquisition of an enterprise.
b) With respect to financing for partial or complete acquisition of an enterprise derived from the state budget and specified in the state expenditure plan approved or made known by the competent authority (according to the delegated authority over the state budget), the financial institution shall follow the procedure for financing derived from the state budget as per the Law on State Budget.
c) With respect to financing for partial or complete acquisition of an enterprise derived from the enterprise arrangement and development fund, the Ministry of Finance shall allocate such financing from the enterprise arrangement and development fund to pay sellers in accordance with laws.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực