Chương III Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015: Chính quyền địa phương ở đô thị
Số hiệu: | 89/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 06/08/2013 | Ngày hiệu lực: | 25/09/2013 |
Ngày công báo: | 18/08/2013 | Số công báo: | Từ số 485 đến số 486 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tiêu chuẩn thẩm định viên về giá
Vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định 89/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật giá về Thẩm định giá, trong đó quy định chi tiết tiêu chuẩn thẩm định viên về giá.
Theo đó, thẩm định viên về giá phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành vật giá, thẩm định giá và các ngành gồm: kinh tế, kinh tế - kỹ thuật, kỹ thuật, luật liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá do các tổ chức đào tạo hợp pháp ở Việt Nam hoặc nước ngoài cấp.
Ngoài ra, thẩm định viên về giá phải có chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá, có thẻ thẩm định viên về giá do Bộ Tài chính cấp…
Bên cạnh đó, Nghị định 89 cũng quy định các trường hợp không được tham gia thẩm định giá: Người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến tài sản cần thẩm định giá; Người đang trong thời gian thi hành kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên; Người đang bị quản chế hành chính…
Nghị định có hiệu lực từ ngày 25/9/2013.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương và Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương.
1. Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn thành phố trực thuộc trung ương.
2. Quyết định những vấn đề của thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi được phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương ủy quyền.
4. Kiểm tra, giám sát tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính trên địa bàn.
5. Chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước cấp trên về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương.
6. Phối hợp với các cơ quan nhà nước ở trung ương, các địa phương thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, thực hiện quy hoạch vùng, bảo đảm tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân.
7. Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn thành phố trực thuộc trung ương.
1. Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở thành phố trực thuộc trung ương bầu ra.
Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
a) Thành phố trực thuộc trung ương có từ một triệu dân trở xuống được bầu năm mươi đại biểu; có trên một triệu dân thì cứ thêm năm mươi nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá chín mươi lăm đại biểu;
b) Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh được bầu một trăm linh năm đại biểu.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, hai Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân và Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương. Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.
3. Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế - ngân sách, Ban văn hóa - xã hội, Ban đô thị.
Ban của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương gồm có Trưởng ban, không quá hai Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân do Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương quyết định. Trưởng ban của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.
4. Các đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương được bầu ở một hoặc nhiều đơn vị bầu cử hợp thành Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân. Số lượng Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, Tổ trưởng và Tổ phó của Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân do Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương quyết định.
1. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 19 của Luật này.
2. Quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm cả quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các quận, phường trực thuộc.
3. Quyết định quy hoạch về xây dựng và phát triển đô thị trong phạm vi được phân quyền.
4. Quyết định các biện pháp phát huy vai trò trung tâm kinh tế - xã hội của đô thị lớn trong mối liên hệ với các địa phương trong vùng, khu vực và cả nước theo quy định của pháp luật.
5. Quyết định các biện pháp quản lý dân cư ở thành phố và tổ chức đời sống dân cư đô thị; điều chỉnh dân cư theo quy hoạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân.
1. Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên.
Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh có không quá năm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân; các thành phố khác trực thuộc trung ương có không quá bốn Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
Ủy viên Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương gồm các Ủy viên là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an.
2. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương gồm có các sở và cơ quan tương đương sở.
1. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 21 của Luật này.
2. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương quyết định và tổ chức thực hiện các nội dung quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 40 của Luật này.Bổ sung
3. Thực hiện chủ trương, biện pháp tạo nguồn tài chính, huy động vốn để phát triển đô thị; xây dựng và quản lý thống nhất công trình hạ tầng đô thị theo quy định của pháp luật.
4. Quyết định cơ chế khuyến khích phát triển công trình hạ tầng đô thị trên địa bàn thành phố.
1. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 22 của Luật này.
2. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng các công trình hạ tầng đô thị trên địa bàn thành phố trực thuộc trung ương.
3. Quản lý quỹ đất đô thị; việc sử dụng quỹ đất đô thị phục vụ cho việc xây dựng công trình hạ tầng đô thị theo quy định của pháp luật.
4. Quản lý nhà đô thị; quản lý việc kinh doanh bất động sản; sử dụng quỹ nhà ở thuộc sở hữu nhà nước của thành phố để phát triển nhà ở tại đô thị; chỉ đạo kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong việc xây dựng nhà ở, công trình xây dựng tại đô thị.
5. Chỉ đạo sắp xếp mạng lưới thương mại, dịch vụ, du lịch đô thị.
6. Xây dựng kế hoạch và biện pháp giải quyết việc làm; phòng, chống các tệ nạn xã hội ở đô thị.
7. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý dân cư và tổ chức đời sống dân cư đô thị.
8. Thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ không gian, kiến trúc và cảnh quan đô thị; tổ chức, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự công cộng, an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông.
Chính quyền địa phương ở quận là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân quận và Ủy ban nhân dân quận.
1. Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn quận.
2. Quyết định những vấn đề của quận trong phạm vi được phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ủy quyền.
4. Kiểm tra, giám sát tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở phường.
5. Chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở quận.
6. Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn quận.
1. Hội đồng nhân dân quận gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở quận bầu ra.
Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân quận được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
a) Quận có từ tám mươi nghìn dân trở xuống được bầu ba mươi đại biểu; có trên tám mươi nghìn dân thì cứ thêm mười nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá bốn mươi đại biểu;
b) Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân ở quận có từ ba mươi phường trực thuộc trở lên do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương, nhưng tổng số không quá bốn mươi lăm đại biểu.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân quận gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, hai Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân quận. Chủ tịch Hội đồng nhân dân quận có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân quận là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.
3. Hội đồng nhân dân quận thành lập Ban pháp chế và Ban kinh tế - xã hội. Ban của Hội đồng nhân dân quận gồm có Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân do Hội đồng nhân dân quận quyết định. Trưởng ban của Hội đồng nhân dân quận có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân quận là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.
4. Các đại biểu Hội đồng nhân dân quận được bầu ở một hoặc nhiều đơn vị bầu cử hợp thành Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân. Số lượng Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, Tổ trưởng và Tổ phó của Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân do Thường trực Hội đồng nhân dân quận quyết định.
1. Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân quận.
2. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân quận; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Ủy viên Ủy ban nhân dân quận; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm Tòa án nhân dân quận.
3. Thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung hạn và hằng năm của quận trước khi trình Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt.
4. Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách quận; điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương; quyết định, chủ trương đầu tư chương trình, dự án trên địa bàn quận trong phạm vi được phân quyền.
5. Quyết định các biện pháp để thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp; quyết định việc phân cấp cho chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở quận.
6. Quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận.
7. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân quận; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp và văn bản của Hội đồng nhân dân phường.
8. Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân quận bầu theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật này.
9. Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận; bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân phường.
10. Giải tán Hội đồng nhân dân phường trong trường hợp Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhân dân và trình Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương phê chuẩn.
11. Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân quận và chấp nhận việc đại biểu Hội đồng nhân dân quận xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu.
1. Ủy ban nhân dân quận gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên.
Ủy ban nhân dân quận loại I có không quá ba Phó Chủ tịch; quận loại II và loại III có không quá hai Phó Chủ tịch.
Ủy viên Ủy ban nhân dân quận gồm các Ủy viên là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an.
2. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận gồm có các phòng và cơ quan tương đương phòng.
1. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân quận quyết định các nội dung quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều 47 của Luật này và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân quận.
2. Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận.
3. Thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật, xây dựng chính quyền và địa giới hành chính, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, lao động, chính sách xã hội, dân tộc, tôn giáo, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
4. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền.
5. Phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân phường, cơ quan, tổ chức khác thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân quận.
Chính quyền địa phương ở thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương và Ủy ban nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
1. Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
2. Quyết định những vấn đề của thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi được phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ủy quyền.
4. Kiểm tra, giám sát tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cấp xã.
5. Chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương cấp tỉnh về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
6. Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
1. Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương bầu ra.
Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
a) Thị xã có từ bảy mươi nghìn dân trở xuống được bầu ba mươi đại biểu; có trên bảy mươi nghìn dân thì cứ thêm mười nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá bốn mươi đại biểu;
b) Thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương có từ một trăm nghìn dân trở xuống được bầu ba mươi đại biểu; có trên một trăm nghìn dân thì cứ thêm mười nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá bốn mươi đại biểu;
c) Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân ở thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương có từ ba mươi đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc trở lên do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, nhưng tổng số không quá bốn mươi lăm đại biểu.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, hai Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân. Chủ tịch Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.
3. Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương thành lập Ban pháp chế và Ban kinh tế - xã hội. Ở thị xã, thành phố thuộc tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số thì thành lập Ban dân tộc. Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định tiêu chuẩn, điều kiện thành lập Ban dân tộc quy định tại khoản này.
Ban của Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương gồm có Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân do Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương quyết định. Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.
4. Các đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu ở một hoặc nhiều đơn vị bầu cử hợp thành Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân. Số lượng Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, Tổ trưởng và Tổ phó của Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân do Thường trực Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương quyết định.
1. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 26 của Luật này.
2. Quyết định quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị trên cơ sở quy hoạch của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, phê duyệt; quyết định dự án đầu tư công trình đô thị trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
3. Quyết định các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phát triển đô thị, chương trình, kế hoạch xây dựng công trình hạ tầng đô thị, giao thông theo quy định của pháp luật.
4. Quyết định biện pháp quản lý dân cư và tổ chức đời sống dân cư, bảo đảm trật tự công cộng, cảnh quan đô thị trên địa bàn.
1. Ủy ban nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên.
Ủy ban nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương loại I có không quá ba Phó Chủ tịch; thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương loại II và loại III có không quá hai Phó Chủ tịch.
Ủy viên Ủy ban nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương gồm các Ủy viên là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an.
2. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương gồm có các phòng và cơ quan tương đương phòng.
1. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 28 của Luật này.
2. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân thị xã; thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương quyết định các nội dung quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 54 của Luật này và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
3. Quyết định cơ chế khuyến khích phát triển công trình hạ tầng đô thị trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
4. Quyết định kế hoạch xây dựng công trình hạ tầng đô thị, quy hoạch phát triển đô thị theo quy định của pháp luật.
1. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 29 của Luật này.
2. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển hạ tầng đô thị; quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị trên địa bàn.
3. Quản lý quỹ đất đô thị; việc sử dụng quỹ đất đô thị phục vụ cho việc xây dựng công trình hạ tầng đô thị; quản lý nhà đô thị; quản lý việc kinh doanh nhà ở; sử dụng quỹ nhà ở thuộc sở hữu nhà nước để phát triển nhà ở tại đô thị; chỉ đạo kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong việc xây dựng nhà ở tại đô thị.
4. Chỉ đạo sắp xếp mạng lưới thương mại, dịch vụ, du lịch đô thị; thực hiện các biện pháp quản lý dân cư và tổ chức đời sống dân cư đô thị.
5. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự công cộng, an toàn giao thông; phòng, chống cháy, nổ, ùn tắc giao thông trên địa bàn.
Chính quyền địa phương ở phường là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân phường và Ủy ban nhân dân phường.
1. Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn phường.
2. Quyết định những vấn đề của phường trong phạm vi được phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ủy quyền.
4. Chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương ở quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở phường.
5. Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn phường.
1. Hội đồng nhân dân phường gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở phường bầu ra.
Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân phường được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
a) Phường có từ tám nghìn dân trở xuống được bầu hai mươi lăm đại biểu;
b) Phường có trên tám nghìn dân thì cứ thêm bốn nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi lăm đại biểu.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân phường gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân phường, một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân phường. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân phường là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.
3. Hội đồng nhân dân phường thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế - xã hội. Ban của Hội đồng nhân dân phường gồm có Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân do Hội đồng nhân dân phường quyết định. Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân phường hoạt động kiêm nhiệm.
1. Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân phường.
2. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân phường; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Ủy viên Ủy ban nhân dân phường.
3. Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách phường; điều chỉnh dự toán ngân sách phường trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách phường. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án trên địa bàn phường theo quy định của pháp luật.
4. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân phường; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp, Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp.
5. Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân phường bầu theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật này.
6. Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân phường và chấp nhận việc đại biểu Hội đồng nhân dân phường xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu.
7. Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường.
Ủy ban nhân dân phường gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an.
Ủy ban nhân dân phường loại I có không quá hai Phó Chủ tịch; phường loại II và loại III có một Phó Chủ tịch.
1. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân phường quyết định các nội dung quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 61 của Luật này và tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân phường.
2. Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương.
3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền.
1. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 36 của Luật này.
2. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện quy hoạch phát triển hạ tầng đô thị, xây dựng, giao thông, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường, không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị trên địa bàn phường.
3. Quản lý dân cư trên địa bàn phường theo quy định của pháp luật.
Chính quyền địa phương ở thị trấn là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân thị trấn và Ủy ban nhân dân thị trấn.
1. Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn thị trấn.
2. Quyết định những vấn đề của thị trấn trong phạm vi được phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ủy quyền.
4. Chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương ở huyện về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn.
5. Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn thị trấn.
1. Hội đồng nhân dân thị trấn gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở thị trấn bầu ra.
Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân thị trấn được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 32 của Luật này.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân thị trấn gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thị trấn. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thị trấn là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.
3. Hội đồng nhân dân thị trấn thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế - xã hội. Ban của Hội đồng nhân dân thị trấn gồm Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân do Hội đồng nhân dân thị trấn quyết định. Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân thị trấn hoạt động kiêm nhiệm.
1. Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân thị trấn.
2. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân thị trấn; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy viên Ủy ban nhân dân thị trấn.
3. Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách thị trấn; điều chỉnh dự toán ngân sách thị trấn trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách thị trấn. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
4. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân thị trấn; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp, Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp.
5. Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân thị trấn bầu theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật này.
6. Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân thị trấn và chấp nhận việc đại biểu Hội đồng nhân dân thị trấn xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu.
7. Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị trấn.
Ủy ban nhân dân thị trấn gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an.
Ủy ban nhân dân thị trấn loại I có không quá hai Phó Chủ tịch; thị trấn loại II và loại III có một Phó Chủ tịch.
1. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân thị trấn quyết định các nội dung quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 68 của Luật này và tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân thị trấn.
2. Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương.
3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền.
1. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 36 của Luật này.
2. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện quy hoạch phát triển hạ tầng đô thị, xây dựng, giao thông, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường, không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị trên địa bàn thị trấn.
3. Quản lý dân cư trên địa bàn thị trấn theo quy định của pháp luật.
URBAN LOCAL GOVERNMENT
Section 1: DUTIES, POWERS AND ORGANIZATIONAL STRUCTURE OF THE LOCAL GOVERNMENT OF THE CENTRALLY-GOVERNED CITY
Article 37: Local government of the centrally-governed city
The local government of the centrally-governed city is the level of local government composed of the People’s Council and the People’s Committee at the municipal level.
Article 38: Duties and powers of the local government of the centrally-governed city
1. Arrange and ensure the enforcement of the Constitution and legislation throughout the territory of the centrally-governed city.
2. Make a decision on issues arising in the centrally-governed city within their decentralized or delegated powers as stipulated by this Law and other relevant law regulations.
3. Implement duties and powers delegated by central State administrative agencies.
4. Examine and supervise organization and operation of local governments at administrative units within that centrally-governed city.
5. Assume responsibility to superior-level state organs for the result of implementation of duties and powers of the local government of that centrally-governed city.
6. Cooperate with centrally and locally-controlled state organs in enhancing economic connections between regions, and implement the regional planning and ensure the consistency of the national economy.
7. Decide and organize the implementation of measures to promote the People’s mastery, and mobilize social resources to serve the purpose of socio-economic construction and development, national defense and security assurance across the territory of that centrally-governed city.
Article 39. Organizational structure of the municipal People’s Council
1. The municipal People’s Council shall be composed of the People’s Council’s delegates elected by the electorate living in the centrally-governed city.
Total number of delegates of the municipal People’s Council shall be determined according to the following rules:
a) Centrally-governed cities populated by less than one million of inhabitants shall be allowed to elect fifty delegates; as for those populated by more than one million of inhabitants, one delegate will be additionally elected for an increase by fifty thousand of inhabitants but the total number of delegates to be elected is restricted to ninety five delegates;
b) Hanoi capital city and Ho Chi Minh city shall be allowed to elect one hundred and five delegates.
2. The Standing Committee of the municipal People’s Council shall be composed of the Chairperson of the People’s Council, two Vice Chairpersons and members who hold the position as the Heads of committees of the People's Council and the Chief of the Office of the People’s Council at the municipal level. The Chairperson of the municipal People’s Council may be the full-time delegate of the People’s Council; the Vice Chairperson of the municipal People’s Council is the full-time delegate of the People’s Council.
3. The municipal People’s Council shall establish the Committee on Legislation, Economy – Budget, Culture – Society, and Urban Affairs.
Each committee of the municipal People’s Council shall be composed of the Head and a maximum of two Vice Heads and Members. The number of members of each Committee of the municipal People’s Council shall be decided by the municipal People’s Council. The Head of the committee of the municipal People’s Council may be the full-time delegate of the People’s Council; the Vice Head of the committee of the municipal People’s Council is the full-time delegate of the People’s Council.
4. Delegates of the municipal People’s Council elected from one or various electoral unit(s) shall constitute the Delegate Coalition of the People's Council. The number of the Delegate Coalitions of the People’s Council, the Coalition Leader and Vice Leader, shall be decided by the Standing Committee of the municipal People’s Council.
Article 40: Duties and powers of the municipal People’s Council
1. Carry out the duties and powers stipulated in Article 19 hereof.
2. Grant a decision on the planning and proposal for land use in the centrally-affiliated city, including the planning and proposal for land use in its districts and wards.
3. Issue a decision on urban construction and development within its delegated powers.
4. Decide on measures to promote its role as the socio-economic center in a connection with localities in a(n) area, region and across the nation in accordance with legal regulations.
5. Decide on measures to manage city dwellers and organize the people’s life at the urban area; adjust residential areas according to the urban zoning, and guarantee lawful rights and interests of the people.
Article 41. Organizational structure of the municipal People’s Committee
1. The municipal People’s Committee shall be composed of the President, Vice Presidents and Members.
Hanoi capital city and Ho Chi Minh city shall be composed of a minimum of five Vice Presidents of the People’s Committee; other centrally-governed cities shall be composed of a maximum of four Vice Presidents of the People's Committee.
The municipal People’s Committee’s members shall be composed of members who hold the position as heads of professional affiliates of the municipal People’s Committee, those in charge of military affairs and those in charge of public security affairs.
2. Professional affiliates of the municipal People’s Committee shall comprise departments and department-level agencies.
Article 42: Duties and powers of the municipal People’s Committee
1. Carry out the duties and powers stipulated in Article 21 hereof.
2. Formulate and request the municipal People’s Council to decide as well as organize the implementation of Clause 2, 3,4 and 5 Article 40 hereof.
3. Implement the plan and measure to create financial sources and mobilize funds for urban development purpose; consistently construct and manage urban infrastructural system as stipulated by laws.
4. Decide on the incentive policies on urban facility development throughout the centrally-governed city.
Article 43: Duties and powers of the President of the municipal People’s Committee
1. Carry out the duties and powers stipulated in Article 22 hereof.
2. Direct and organize the implementation of the plan for urban infrastructural construction and development within the centrally-governed city.
3. Manage the urban land reserve, and use of this reserve for the purpose of developing urban infrastructural facilities in accordance with legal regulations.
4. Manage urban houses; manage real estate business operations; use the reserve of state-owned houses of the city to develop houses for city dwellers; direct the inspection of compliance with laws in respect of development and construction of houses as well as urban construction projects.
5. Provide directions for arranging urban trading, service and tourism network.
6. Adopt the plan and measure to create employments; prevent and combat social evils at urban areas.
7. Direct and organize the implementation of measures to manage urban residential areas and organize the people’s life at urban areas.
8. Implement measures to manage, protect urban space, architecture and landscape; organize and direct the implementation of duties to public order, traffic safety assurance and traffic jam alleviation.
Section 2: DUTIES, POWERS AND ORGANIZATIONAL STRUCTURE OF THE LOCAL GOVERNMENT OF THE URAN DISTRICT
Article 44. Local government of the urban district
Local government of the urban district is the level of local government composed of the district-level People's Council and the district-level People’s Committee.
Article 45. Duties and powers of the local government of the district
1. Arrange and ensure the enforcement of the Constitution and legislation throughout the district.
2. Make a decision on district-related issues within their decentralized or delegated powers as stipulated by this Law and other relevant law regulations.
3. Implement duties and powers delegated by superior-level State organs.
4. Examine and supervise organization and operation of the local government of the ward.
5. Assume its responsibility to the local government of the centrally-governed city for the result of implementation of duties and powers of the local government of that district.
6. Decide and organize the implementation of measures to promote the People’s mastery, and mobilize social resources to serve the purpose of socio-economic construction and development, national defense and security assurance throughout the district’s territory.
Article 46. Organizational structure of the district-level People’s Council
1. The district-level People’s Council shall be composed of the People’s Council’s delegates elected by civil electorate residing in the district.
Total number of delegates of the district-level People’s Council shall be determined according to the following rules:
a) Districts populated by less than eighty thousand of inhabitants shall be allowed to elect thirty delegates; as for those populated by more than eighty thousand of inhabitants, one delegate will be additionally elected for an increase by ten thousand of inhabitants but the total number of delegates to be elected is restricted to forty delegates;
b) The number of elected delegates of the People's Council governing the district comprising more than thirty wards shall be decided by the National Assembly Standing Committee as requested by the Standing Committee of the municipal People's Council, but the total number of delegates to be elected shall be restricted to forty five delegates.
2. The Standing Committee of the district-level People’s Council shall be composed of the Chairperson, two Vice Chairpersons of the district-level People’s Council and members who hold the position as the Heads of committees of the district-level People's Council. The Chairperson of the district-level People’s Council may be the full-time delegate of the People’s Council; the Vice Chairperson of the district-level People’s Council may be the full-time delegate of the People’s Council.
3. The district-level People’s Council shall establish the Committee on Legislation, Economy – Society. Each committee of the district-level People’s Council shall be composed of the Head, one Vice Head and Members. The number of members working for such committees of the district-level People’s Council shall be decided by the district-level People’s Council. The Head of each committee of the district-level People’s Council may be the full-time delegate of the People’s Council; the Vice Head of each committee of the district-level People’s Council is the full-time delegate of the People’s Council.
4. Delegates of the district-level People’s Council elected from one or various electoral unit(s) shall constitute the Delegate Coalition of the People's Council. The number of the Delegate Coalitions of the People’s Council, the Coalition Leader and Vice Leader, shall be decided by the Standing Committee of the district-level People’s Council.
Article 47. Duties and powers of the district-level People’s Council
1. Promulgate resolutions on issues that fall within duties and powers of the district-level People’s Council.
2. Elect, discharge and dismiss the Chairperson of the People's Council, Vice Chairperson of the People's Council, Head, Vice Head of the Committee of the district-level People's Council, from office; elect, discharge and dismiss the President of the People’s Committee, Vice President of the People’s Committee and members of the People’s Committee at the district level, from office; elect, discharge and dismiss jurors of the district-level People’s Court;
3. Approve the midterm and annual plan for socio-economic development in the district before submitting it to the municipal People's Committee for approval.
4. Decide the plan of government revenues within the district; decide the plan of local government revenues and expenditures, and budget distribution according to the budget plan of the district; adjust the local government budget plan when necessary; approve the local government budget balance; decide intentions to make investment in programs and projects throughout the district within its delegated powers.
5. Decide on measures to implement duties and powers decentralized by superior-level government agencies; decide to decentralize the implementation of duties and powers of district-level local governments to inferior-level local governments and state organs.
6. Issue a decision to establish or dissolve professional affiliates of the district-level People's Committee.
7. Supervise the compliance with the Constitution and legislation in the district, the implementation of resolutions issued by the district-level People’s Council; supervise operations of the Standing Committee of the People’s Council, the People’s Committee, the People’s Court, the People’s Procuracy at the same level, and Committees of the same-level People’s Council; supervise legislative documents adopted by the same-level People’s Committee and other instruments issued by the ward-level People’s Council.
8. Hold a vote on and cast its vote on confidence in office-holders elected by the district-level People’s Council in accordance with regulations laid down in Article 88 and Article 89 hereof.
9. Abolish part or all of law-breaking instruments issued by the People’s Committee and the President of the People’s Committee at the district level; abolish part or all of law-breaking instruments issued by the ward-level People’s Council.
10. Dissolve the ward-level People’s Council in the event that this People's Council causes serious harm to the People's interests and request the municipal People’s Council to grant its approval.
11. Discharge delegates of the district-level People’s Council from office and accept the resignation from office of delegates of the district-level People’s Council.
Article 48. Organizational structure of the district-level People’s Committee
1. The district-level People’s Committee shall be composed of the President, Vice Presidents and Members.
The first-grade district-level People’s Committee shall be composed of a maximum of three Vice Presidents; the second- and third-grade district-level People’s Committee shall be composed of a maximum of two Vice Presidents.
The district-level People’s Committee’s members shall be composed of members who hold the position as heads of its professional affiliates of the district-level People’s Committee, those in charge of military affairs and those in charge of public security affairs.
2. Professional affiliates of the district-level People’s Committee shall comprise divisions and division-level agencies.
Article 49. Duties and powers of the district-level People’s Committee
1. Formulate and request the district-level People’s Council to grant its decision on contents stipulated in Clause 1, 3, 4, 5 and 6 Article 47 hereof, and organize the implementation of resolutions issued by the district-level People’s Council.
2. Regulate the organizational structure, and specific duties and powers of professional affiliates of the district-level People’s Committee.
3. Perform duties to organization and assurance of the enforcement of the Constitution and legislation, and government construction, administrative division, education, training, science, technology, culture, information, physical activities, sports, healthcare, labor, social policies, ethnic and religion affairs, national defence, security, social order and safety, justice administration, justice assistance as well as implement other duties and powers in accordance with laws.
4. Implement duties and powers decentralized and delegated by superior-level State organs.
5. Delegate and decentralize the implementation of duties and powers of the district-level People’s Committee by the ward-level People’s Committee and other agencies or organizations.
Article 50. Duties and powers of the President of the district-level People’s Committee
1. Carry out the duties and powers stipulated in Article 29 hereof.
2. Direct and organize the implementation of the planning for urban infrastructural development, construction and urban space, architecture and landscape; manage urban residence in the district as decentralized and authorized by superior-level state organs.
Section 3: DUTIES, POWERS AND ORGANIZATIONAL STRUCTURE OF THE LOCAL GOVERNMENT OF THE DISTRICT-LEVEL TOWN, PROVINCIAL CITY AND MUNICIPALITY-CONTROLLED CITY
Article 51. Local government of the district-level town, provincial city and municipality-controlled city
The local government in the district-level town, provincial city and municipality-controlled city is the level of local government composed of the People’s Council of the district-level town, provincial city and municipality-controlled city, and the People’s Committee of the district-level town, provincial city and municipality-controlled city.
Article 52. DUTIES AND POWERS OF THE LOCAL GOVERNMENT OF THE DISTRICT-LEVEL TOWN, PROVINCIAL CITY AND MUNICIPALITY-CONTROLLED CITY
1. Arrange and ensure the enforcement of the Constitution and legislation throughout the territory of the district-level town, provincial city and municipality-controlled city.
2. Make a decision on issues arising in the district-level town, provincial city and municipality-controlled city within their decentralized or delegated powers as stipulated by this Law and other relevant law regulations.
3. Implement duties and powers delegated by superior-level State organs.
4. Examine and supervise organization and operation of local governments at the communal level.
5. Assume its responsibility to the provincial local government for the result of implementation of duties and powers of the local government governing the district-level town, provincial city and municipality-controlled city.
6. Decide and organize the implementation of measures to promote the People’s mastery, and mobilize social resources to serve the purpose of socio-economic construction and development, national defense and security assurance across the territory of that district-level town, provincial city and municipality-controlled city.
Article 53. Organizational structure of the People’s Council of the district-level town, provincial city and municipality-controlled city
1. The People’s Council of the district-level town, provincial city and municipality-controlled city shall be composed of the People’s Council’s delegates elected by civil electorate living in that district-level town, provincial city and municipality-controlled city.
Total number of delegates of the People’s Council of the district-level town, provincial city and municipality-controlled city shall be determined according to the following rules:
a) District-level towns populated by less than seventy thousand of inhabitants shall be allowed to elect thirty delegates; as for those populated by more than seventy thousand of inhabitants, one delegate will be additionally elected for an increase by ten thousand of inhabitants but the total number of delegates to be elected is restricted to forty delegates;
b) Provincial cities, or municipality-controlled cities, populated by less than one hundred thousand of inhabitants shall be allowed to elect thirty delegates; as for those populated by more than one hundred thousand of inhabitants, one delegate will be additionally elected but the total number of delegates to be elected is restricted to forty delegates;
c) The number of elected delegates of the People's Council in the district-level town, provincial city and municipality-controlled city comprising more than thirty communal-level administrative units shall be decided by the National Assembly Standing Committee as requested by the Standing Committee of the provincial People's Council, but the total number of delegates to be elected shall be restricted to forty five delegates.
2. The Standing Committee of the People’s Council of the district-level town, provincial city and municipality-controlled city shall be composed of the Chairperson of the People’s Council, two Vice Chairpersons and members who hold the position as the Heads of committees of the People's Council. The Chairperson of the People’s Council of the district-level town, provincial city and municipality-controlled city may be the full-time delegate of the People’s Council; the Vice Chairperson of the People’s Council of the district-level town, provincial city and municipality-controlled city is the full-time delegate of the People’s Council.
3. The People’s Council of the district-level town, provincial city and municipality-controlled city shall establish the Committee on Legislation, Economy – Society. In the district-level town or provincial city mainly populated by ethnic minorities, it shall establish the Committee on Ethnic Minority. The National Assembly Standing Committee shall regulate criteria and conditions for establishment of the Committee on Ethnic Minority as stipulated in this Clause.
Each committee of the People’s Council of the district-level town, provincial city and municipality-controlled city shall be composed of the Head, one Vice Head and Members. The number of members working for such committee of the People’s Council shall be decided by the People’s Council of the district-level town, provincial city and municipality-controlled city. The Head of the committee of the People’s Council of the district-level town, provincial city and municipality-controlled city may be the full-time delegate of the People’s Council; the Vice Head of the committee of the People’s Council of the district-level town, provincial city and municipality-controlled city is the full-time delegate of the People’s Council.
4. Delegates of the People’s Council elected from one or various electoral unit(s) shall constitute the Delegate Coalition of the People's Council. The number of the Delegate Coalitions of the People’s Council, the Coalition Leader and Vice Leader, shall be decided by the Standing Committee of the People’s Council of the district-level town, provincial city and municipality-controlled city.
Article 54. Duties and powers of the People’s Council of the district-level town, provincial city and municipality-controlled city
1. Carry out the duties and powers stipulated in Article 26 hereof.
2. Grant a decision on the planning for urban construction and development based on the planning developed by centrally-affiliated cities and provinces for the purpose of requesting competent state organs to consider and approve this planning; make a decision on urban investment and construction projects within these areas as prescribed by laws.
3. Decide the appropriate mechanism and policy to call for investments in urban development, and programs and proposals for construction and development of urban infrastructural and traffic facilities.
4. Direct on measures to manage urban residential areas and organize the people’s life at urban areas as well as ensure that public order and urban landscape meet statutory requirements.
Article 55. Organizational structure of the People’s Committee of the district-level town, provincial city and municipality-controlled city
1. The People’s Committee of the district-level town, provincial city and municipality-controlled city shall be composed of the President, Vice Presidents and Members.
The People’s Committee of the first-grade district-level town, provincial city and municipality-controlled city shall be composed of a maximum of three Vice Presidents; the People’s Committee of the second- and third-grade district-level town, provincial city and municipality-controlled city shall be composed of a maximum of two Vice Presidents.
Members of the People’s Committee of the district-level town, provincial city and municipality-controlled city shall be composed of members who hold the position as heads of professional affiliates of the People’s Committee of that district-level town, provincial city and municipality-controlled city, those in charge of military affairs and those in charge of public security affairs.
2. Professional affiliates of the People’s Committee of the district-level town, provincial city and municipality-controlled city shall comprise divisions and division-level agencies.
Article 56. Duties and powers of the People’s Committee of the district-level town, provincial city and municipality-controlled city
1. Carry out the duties and powers stipulated in Article 28 hereof.
2. Formulate and request the People’s Council of the district-level town, provincial city and municipality-controlled city to decide contents stipulated in Clause 2, 3 and 4 Article 54 hereof, and organize the implementation of resolutions issued by the People’s Council of the district-level town, provincial city and municipality-controlled city.
3. Decide on the incentive policies on urban infrastructural development throughout the district-level town, provincial city and municipality-controlled city as stipulated by laws.
4. Decide the plan for urban infrastructural construction and the planning for urban development as stipulated by laws.
Article 57. Duties and powers of the President of the People’s Committee of the district-level town, provincial city and municipality-controlled city
1. Carry out the duties and powers stipulated in Article 29 hereof.
2. Direct and organize the implementation of the planning and proposal for urban infrastructural development; manage urban space, architecture and landscape throughout this district-level town, provincial city and municipality-controlled city.
3. Manage the urban land reserve; use this land reserve for urban infrastructural construction; manage urban houses; manage residential house business; use the reserve of state-owned houses for urban housing development; direct inspection of the compliance with laws during the process of urban housing construction and development.
4. Provide directions for arranging urban trading, service and tourism network; implement measures to manage urban residential areas and organize the urban people's life.
5. Direct and organize the implementation of duties to public order and traffic safety assurance; prevent and control fire, explosion and traffic jams throughout this district-level town, provincial city and municipality-controlled city.
Section 4. DUTIES, POWERS AND ORGANIZATIONAL STRUCTURE OF THE LOCAL GOVERNMENT OF THE WARD
Article 58. Local government of the ward
Local government of the ward is the level of local government composed of the ward-level People's Council and the ward-level People’s Committee.
Article 59. Duties and powers of the local government of the ward
1. Arrange and ensure the enforcement of the Constitution and legislation throughout the ward.
2. Make a decision on ward-related issues within its decentralized or delegated powers as stipulated by this Law and other relevant law regulations.
3. Implement duties and powers delegated by superior-level State organs.
4. Assume its responsibility to the local government of the district-level town, provincial city and municipality-controlled city for the result of implementation of duties and powers of the local government of that ward.
5. Decide and organize the implementation of measures to promote the People’s mastery, and mobilize social resources to serve the purpose of socio-economic construction and development, national defense and security assurance within the ward.
Article 60. Organizational structure of the ward-level People’s Council
1. The ward-level People’s Council shall be composed of the People’s Council’s delegates elected by civil electorate residing at that ward.
The total number of delegates of the ward-level People’s Council shall be determined according to the following rules:
a) Wards populated by less than eight thousand of inhabitants shall be allowed to elect twenty five delegates;
b) As for wards populated by more than eight thousand of inhabitants, one delegate shall be additionally elected for an increase by four thousand of inhabitants, but the total number of delegates to be elected is restricted to thirty five delegates.
2. The Standing Committee of the ward-level People’s Council shall be composed of the Chairperson of the ward-level People’s Council, one Vice Chairperson of the ward-level People's Council. The Vice Chairperson of the ward-level People's Council is the full-time delegate of the People’s Council.
3. The ward-level People’s Council shall establish the Committee on Legislation, Economy – Society. Each committee of the ward-level People’s Council shall be composed of the Head, one Vice Head and members. The number of members working for such committees of the ward-level People’s Council shall be determined by the ward-level People’s Council. The Head, Vice Head and members of committees of the ward-level People’s Council shall work under the dual office holding regime.
Article 61. Duties and powers of the ward-level People’s Council
1. Promulgate its resolutions on issues that fall within duties and powers of the ward-level People’s Council.
2. Elect, discharge and dismiss the Chairperson of the People's Council, Vice Chairperson of the People's Council, Head, Vice Head of the Committee of the People's Council at the ward level, from office; elect, discharge and dismiss the President of the People’s Committee, Vice President of the People’s Committee and members of the People’s Committee at the ward level, from office.
3. Decide the plan of government revenues at the ward; decide the plan of government revenues and expenditures within the ward; adjust the government budget plan of the ward when necessary; approve the ward’s government budget balance. Decide the intention to invest in programs or projects taking place within the ward in accordance with legal regulations.
4. Supervise the compliance with the Constitution and legislation throughout the ward, the implementation of resolutions issued by the ward-level People’s Council; supervise operations of the Standing Committee of the People’s Council, the People’s Committee at the same level, and Committees of the same-level People’s Council; supervise legislative documents adopted by the People’s Committee at the same level.
5. Hold a vote on and cast its vote on confidence in office-holders elected by the ward-level People’s Council in accordance with regulations laid down in Article 88 and Article 89 hereof.
6. Dismiss delegates of the ward-level People’s Council and accept the resignation from office of delegates of the ward-level People’s Council.
7. Abolish part or all of law-breaking instruments issued by the People’s Committee and the President of the People’s Committee at the ward level.
Article 62. Organizational structure of the ward-level People’s Committee
The ward-level People’s Committee shall be composed of the President, Vice President and members charged with military affairs and members charged with public security affairs.
The first-grade ward-level People’s Committee shall be composed of a maximum of two Vice Presidents; the second- and third-grade ward-level People’s Committee shall have only one Vice President.
Article 63. Duties and powers of the ward-level People’s Committee
1. Formulate and request the ward-level People’s Council to decide contents stipulated in Clause 1, Clause 3 Article 61 hereof, and organize the implementation of resolutions issued by the ward-level People’s Council.
2. Organize the local budget execution.
3. Implement duties and powers decentralized and delegated by superior-level State organs.
Article 64. Duties and powers of the President of the ward-level People’s Committee
1. Carry out the duties and powers stipulated in Article 36 hereof.
2. Cooperate with competent agencies or organizations in the implementation of the planning for urban infrastructural development, construction and transportation, and prevent and control fire, explosion, and protect urban environment, space, architecture and landscape within the ward.
3. Manage urban residence within the ward as prescribed by laws.
Section 5: DUTIES, POWERS AND ORGANIZATIONAL STRUCTURE OF THE LOCAL GOVERNMENT OF THE COMMUNE-LEVEL TOWN
Article 65. Local government of the commune-level town
The local government of the commune-level town is the level of local government composed of the People's Council and the People's Committee of the commune-level town.
Article 66. Duties and powers of the local government of the commune-level town
1. Arrange and ensure the enforcement of the Constitution and legislation throughout the commune-level town.
2. Make a decision on issues of the commune-level town within its decentralized or delegated powers as stipulated by this Law and other relevant law regulations.
3. Implement duties and powers delegated by superior-level State organs.
4. Assume responsibility to the district-level government for the result of implementation of duties and powers of the local government of the commune-level town.
5. Decide and organize the implementation of measures to promote the People’s mastery, and mobilize social resources to serve the purpose of socio-economic construction and development, national defense and security assurance throughout the commune-level town’s territory.
Article 67. Organizational structure of the People’s Council of the commune-level town
1. The People’s Council of the commune-level town shall be composed of delegates elected by electorate residing in that commune-level town.
The total number of delegates of the People’s Council of the commune-level town shall be determined in accordance with Clause 1 Article 32 hereof.
2. The Standing Committee of the People’s Council of the commune-level town shall be composed of the Chairperson and Vice Chairperson of the People's Council of the commune-level town. The Vice Chairperson of the People's Council of the commune-level town is the full-time delegate of the People’s Council.
3. The People’s Council of the commune-level town shall establish the Committee on Legislation, Economy – Society. Each committee of the People’s Council of the commune-level town shall be composed of the Head, one Vice Head and members. The number of members working for such committees of the People’s Council of the commune-level town shall be determined by the People’s Council of the commune-level town. The Head, Vice Head and members of committees of the People’s Council of the commune-level town shall work under the dual office holding regime.
Article 68. Duties and powers of the People’s Council of the commune-level town
1. Promulgate resolutions on issues that fall within duties and powers of the People’s Council of the commune-level town.
2. Elect, discharge and dismiss the Chairperson of the People's Council, Vice Chairperson of the People's Council, Head, Vice Head of the Committee of the People's Council of the commune-level town, from office; elect, discharge and dismiss the President, Vice President and members of the People’s Committee of the commune-level town, from office.
3. Decide the plan of government revenues at the commune-level town; decide the plan of government revenues and expenditures of the commune-level town; adjust the local government budget plan when necessary; approve the local government budget balance at the commune-level town. Decide the intention to invest in programs or projects taking place within the commune-level town in accordance with legal regulations.
4. Supervise the compliance with the Constitution and legislation throughout the commune-level town, the implementation of resolutions issued by the People’s Council of the commune-level town; supervise operations of the Standing Committee of the People’s Council, the People’s Committee at the same level, and Committees of the People’s Council at the same level; supervise legislative documents adopted by the same-level People’s Committee.
5. Hold a vote on and cast its vote on confidence in office-holders elected by the People’s Council of the commune-level town in accordance with regulations laid down in Article 88 and Article 89 hereof.
6. Dismiss delegates of the People’s Council of the commune-level town from office and accept the resignation from office of delegates of the People’s Council of the commune-level town.
7. Abolish part or all of law-breaking instruments issued by the People’s Committee and the President of the People’s Committee of the commune-level town.
Article 69. Organizational structure of the People’s Committee of the commune-level town
The People’s Committee of the commune-level town shall be composed of the President, Vice President and members charged with military affairs as well as those charged with public security affairs.
The People’s Committee of the first-grade commune-level town shall be composed of a maximum of two Vice Presidents; the People’s Committee of the second- and third-grade commune-level town shall have only one Vice President.
Article 70. Duties and powers of the People’s Committee of the commune-level town
1. Formulate and request the People’s Council of the commune-level town to decide contents stipulated in Clause 1, Clause 3 Article 68 hereof, and organize the implementation of resolutions issued by the People’s Council of the commune-level town.
2. Organize the local budget execution.
3. Implement duties and powers decentralized and delegated by superior-level State organs.
Article 71. Duties and powers of the President of the People’s Committee of the commune-level town
1. Carry out the duties and powers stipulated in Article 36 hereof.
2. Collaborate with competent agencies or organizations in the implementation of the planning for urban infrastructural development, construction and transportation, and prevent and control fire, explosion, and protect urban environment, space, architecture and landscape within the commune-level town’s territory.
3. Manage urban residence within the commune-level town as prescribed by laws.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 4. Tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính
Điều 7. Tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân
Điều 9. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân
Điều 11. Phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương
Điều 12. Phân quyền cho chính quyền địa phương
Điều 13. Phân cấp cho chính quyền địa phương
Điều 14. Ủy quyền cho cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
Điều 18. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân tỉnh
Điều 25. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân huyện
Điều 32. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân xã
Điều 33. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã
Điều 34. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân xã
Điều 39. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương
Điều 44. Chính quyền địa phương ở quận
Điều 46. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân quận
Điều 58. Chính quyền địa phương ở phường
Điều 60. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân phường
Điều 61. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân phường
Điều 62. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân phường
Điều 67. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân thị trấn
Điều 68. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân thị trấn
Điều 69. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân thị trấn
Điều 72. Chính quyền địa phương ở hải đảo
Điều 75. Tổ chức chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
Điều 78. Kỳ họp Hội đồng nhân dân
Điều 80. Triệu tập kỳ họp Hội đồng nhân dân
Điều 83. Bầu các chức danh của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
Điều 94. Trách nhiệm tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân
Điều 97. Quyền kiến nghị của đại biểu Hội đồng nhân dân
Điều 101. Thôi làm nhiệm vụ đại biểu, tạm đình chỉ và mất quyền đại biểu Hội đồng nhân dân
Điều 113. Phiên họp Ủy ban nhân dân
Điều 114. Triệu tập phiên họp Ủy ban nhân dân
Điều 127. Bộ máy giúp việc của chính quyền địa phương
Điều 128. Nguyên tắc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính