Chương II Nghị định 88/2006/NĐ-CP: Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đăng ký kinh doanh và quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh
Số hiệu: | 88/2006/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 29/08/2006 | Ngày hiệu lực: | 27/09/2006 |
Ngày công báo: | 12/09/2006 | Số công báo: | Từ số 31 đến số 32 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Đầu tư, Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/06/2010 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) và ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), bao gồm:
a) Ở cấp tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi chung là Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh).
Riêng thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh có thể thành lập thêm một hoặc hai cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh và được đánh số lần lượt theo thứ tự. Việc thành lập thêm cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh do Uỷ ban nhân dân thành phố quyết định.
b) Ở cấp huyện: thành lập phòng Đăng ký kinh doanh tại các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có số lượng hộ kinh doanh và hợp tác xã đăng ký thành lập mới hàng năm trung bình từ 500 trở lên trong hai năm gần nhất.
Trường hợp không thành lập phòng Đăng ký kinh doanh cấp huyện thì Phòng Tài chính - Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ đăng ký kinh doanh quy định tại Điều 8 Nghị định nay (sau đây gọi chung là cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện) và có con dấu riêng để thực hiện nhiệm vụ này.
2. Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh và phòng Đăng ký kinh doanh cấp huyện có tài khoản và con dấu riêng.
3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thống nhất với Ban Quản lý các khu kinh tế do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập (sau đây gọi chung là khu kinh tế) thành lập phòng Đăng ký kinh doanh tại khu kinh tế.
1. Trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh; xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.
2. Phối hợp xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thông tin về đăng ký kinh doanh trong phạm vi địa phương; cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh trong phạm vi địa phương cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Cục thuế địa phương các cơ quan có liên quan và Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo định kỳ, cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu.
3. Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo tình hình kinh doanh theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 163 của Luật Doanh nghiệp; đôn đốc việc thực hiện chế độ báo cáo hàng năm của doanh nghiệp.
4. Trực tiếp kiểm tra hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp theo nội dung trong hồ sơ đăng ký kinh doanh; hướng dẫn doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp về trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh.
5. Yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
6. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 165 của Luật Doanh nghiệp.
7. Đăng ký kinh doanh cho các loại hình khác theo quy định của pháp luật.
1. Trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh; xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh.
2. Phối hợp xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thông tin về hộ kinh doanh hoạt động trên phạm vi địa bàn; định kỳ báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, cơ quan thuế cấp huyện về hộ kinh doanh và doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn.
3. Trực tiếp kiểm tra hộ kinh doanh theo nội dung trong hồ sơ đăng ký kinh doanh trên phạm vi địa bàn; phối hợp với cơ quan, nhà nước có thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp; xác minh nội dung đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, chi nhánh và văn phòng đại diện trên phạm vi địa bàn theo yêu cầu của Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh.
4. Yêu cầu hộ kinh doanh báo cáo tình hình kinh doanh khi cần thiết.
5. Yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện hộ kinh doanh không có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
6. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với hộ kinh doanh trong các trường hợp quy định tại Điều 47 Nghị định này.
7. Đăng ký kinh doanh cho các loại hình khác theo quy định của pháp luật.
1. Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký kinh doanh, văn bản hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, biểu mẫu, chế độ báo cáo phục vụ công tác đăng ký kinh doanh;
b) Hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đăng ký kinh doanh cho cán bộ làm công tác đăng ký kinh doanh;
c) Tổ chức xây dựng, quản lý hệ thống thông tin về đăng ký kinh doanh trong phạm vi toàn quốc; xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký kinh doanh để hỗ trợ cho các nghiệp vụ về đăng ký kinh doanh, thu thập, lưu giữ, xử lý thông tin về đăng ký kinh doanh trên phạm vi toàn quốc; cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh cho các cơ quan có liên quan của Chính phủ, cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu;
d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ quy định tiêu chuẩn cán bộ làm công tác đăng ký kinh doanh và các chức danh quản lý trong hệ thống đăng ký kinh doanh;
đ) Phát hành Tờ Thông tin doanh nghiệp để thực hiện đăng bố cáo thành lập, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, giải thể, phá sản và các trường hợp vi phạm của các doanh nghiệp trên toàn quốc.
e) Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh.
2. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức bộ máy, biên chế cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, cấp huyện và Phòng Đăng ký kinh doanh tại khu kinh tế.
3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về chế độ thu và sử dụng lệ phí đăng ký kinh doanh, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, đăng ký lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
4. Bộ Công an, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn việc xác định nhân thân của người thành lập và quản lý doanh nghiệp.
5. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm hướng dẫn về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh các ngành, nghề đó.
6. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh theo quy định tại các điểm b và d khoản 3 Điều 162 của Luật Doanh nghiệp.
TASKS AND POWERS OF BUSINESS REGISTRIES AND STATE MANAGEMENT OF BUSINESS REGISTRATION
Article 6.- Business registries
1. Business registries shall be organized in provinces and centrally run cities (hereinafter referred to as provincial level) and in urban districts, rural districts, towns, provincial cities (hereinafter referred to as district level), including:
a/ At the provincial level: Business registration offices under the provincial/municipal Planning and Investment Services (hereinafter referred to as provincial-level business registration offices).
As for Ho Chi Minh City and Hanoi, one or two more provincial-level business registration offices may be set up and numbered in a numerical order. The establishment of additional provincial-level business registration offices shall be decided by the municipal People’s Committees.
b/ At the district level: Business registration offices shall be set up in all urban districts, rural districts, towns and provincial cities where the number of newly registered business households and cooperatives is 500 or more on average in the latest two years;
For localities which do not have district-level business registration offices, the Finance and Planning Sections shall perform the task of business registration stipulated in Article 8 of this Decree (hereinafter referred to as district-level business registries) and they shall have a seal for this task.
2. Provincial-level and district-level business registration offices shall have their own bank accounts and seals.
3. Provincial-level People’s Committees shall reach agreement with the Management Boards of Economic Zones that are set up by decisions of the Prime Minister (hereinafter referred to as economic zones) on the establishment of business registration offices there.
Article 7.- Tasks, powers and responsibilities of provincial-level business registration offices
1. To directly receive business registration dossiers; check the validity of business registration dossiers, and issue or refuse to issue business registration certificates to enterprises.
2. To coordinate in the development, management and operation of the local business registration information system; to provide local business registration information to provincial-level People’s Committees, local Tax Departments, relevant agencies and the Agency for Small- and Medium-Sized Enterprises Development under the Ministry of Planning and Investment on a periodical basis, and to, upon request, organizations and individuals.
3. To request enterprises to report on business performance as provided for at Point c, Clause 1, Article 163 of the Enterprise Law; urge enterprises to implement the annual report regime.
4. To directly inspect or propose competent state agencies to inspect enterprises against the contents in their business registration dossiers; give guidance on the order of and procedures for business registration to enterprises and enterprise founders.
5. To request enterprises to temporarily cease conditional business lines when finding out that they do not meet all conditions as required by law.
6. To revoke business registration certificates of enterprises in the cases specified in Clause 2, Article 165 of the Enterprise Law.
7. To register business for enterprises of other forms as provided for by law.
Article 8.- Tasks, powers and responsibilities of district-level business registration offices
1. To directly receive business registration dossiers of business households; check the validity of business registration dossiers, and issue or refuse to issue business registration certificates to business households.
2. To coordinate with one another in the development, management and operation of the local household business information system; to periodically report to district-level People’s Committees, provincial-level business registration offices, and district-level tax authorities on business households, enterprises, branches, representative offices and business locations of enterprises within the districts.
3. To directly inspect business households within the districts against the contents in business registration dossiers; to coordinate with competent state agencies to inspect enterprises; to verify the contents of business registration of enterprises, branches and representative offices within the districts at the request of provincial-level business registration offices.
4. To request business households to report on their business performance when necessary.
5. To request business households to cease temporarily conditional business lines when finding out that they do not meet all the conditions as required by law.
6. To revoke business registration certificates of business households in the cases specified in Article 47 of this Decree.
7. To make business registration for other forms as provided for by law.
Article 9.- State management of business registration:
1. Tasks, powers and responsibilities of the Ministry of Planning and Investment:
a/ To promulgate according to its competence or submit to competent authorities for promulgation legal documents on business registration; guiding documents on professional knowledge and tasks, forms and reporting tasks in service of business registration work.
b/ To provide professional guidance, training and retraining on business registration for staffs involved in business registration work.
c/ To organize the development and management of the business registration information system nationwide; to develop a national database on business registration to support business registration professional tasks, collect, store and process information on business registration nationwide; to provide business registration information to relevant government agencies, and to, upon request, organizations and individuals.
d/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Home Affairs in, stipulating the criteria for staffs engaged in business registration work and management positions in the system of business registration;
e/ To publish the Enterprise Information Newsletter which contains establishment proclamation, amendments of business registration, establishment of branches and representative offices, dissolution, bankruptcy and violations made by enterprise throughout the country.
f/ International cooperation in business registration.
2. The Ministry of Home Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment in, guiding the organization and personnel of provincial-level and district-level business registries and business registration offices in economic zones.
3. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment in, guiding the regime of collection and use of fees for business registration, registration of changes in business registration contents, and registration of setting up of branches, representative offices or business locations.
4. The Ministry of Public Security shall, within the scope of its functions and tasks, coordinate with concerned ministries and agencies in guiding the certification of personal identities of enterprise founders and managers.
5. Ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies shall, within the scope of their functions and tasks, have to give instructions about conditional business lines and conditions for doing these business lines.
6. Provincial/municipal People’s Committees shall perform the state management of business registration as provided for at Points b and d, Clause 3, Article162 of the Enterprise Law.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực