Chương III Nghị định 85/2019/NĐ-CP: Thủ tục hành chính đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh
Số hiệu: | 85/2019/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 14/11/2019 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2020 |
Ngày công báo: | 29/11/2019 | Số công báo: | Từ số 915 đến số 916 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Xuất nhập khẩu | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Việc khai, sửa đổi, bổ sung thông tin khai có thể được thực hiện theo một trong hai hình thức tạo lập thông tin khai điện tử sau:
a) Tạo lập thông tin khai theo các tiêu chí, định dạng do các bộ quản lý ngành, lĩnh vực xây dựng theo chuẩn dữ liệu do Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia hướng dẫn; gửi đến Cổng thông tin một cửa quốc gia;
b) Khai trực tiếp trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.
2. Việc sửa đổi, bổ sung thông tin khai được thực hiện theo quy định của pháp luật về thủ tục hành chính có liên quan.
3. Việc nộp các chứng từ trong hồ sơ hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.
1. Cổng thông tin một cửa quốc gia thực hiện:
a) Tiếp nhận thông tin khai điện tử theo thời gian 24 giờ trong một ngày và 07 ngày trong một tuần;
b) Phản hồi thông tin khai điện tử đến người khai và chuyển thông tin khai điện tử đến các hệ thống xử lý chuyên ngành theo chế độ tự động.
2. Cơ quan xử lý thực hiện:
a) Tiếp nhận và xử lý hồ sơ hành chính;
b) Thông báo tình trạng tiếp nhận đến người khai và các cơ quan liên quan đến thực hiện thủ tục hành chính thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia dưới hình thức chấp nhận hoặc từ chối hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ hành chính;
c) Thông báo kết quả xử lý cho người khai và các cơ quan liên quan... thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Thời hạn xử lý, thông báo tình trạng tiếp nhận hồ sơ hành chính, thông báo kết quả xử lý thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Trao đổi thông tin tự động giữa Cổng thông tin một cửa quốc gia với các hệ thống xử lý chuyên ngành được thực hiện như sau:
1. Cổng thông tin một cửa quốc gia
a) Gửi thông tin khai hồ sơ hành chính sang hệ thống xử lý chuyên ngành của các cơ quan xử lý;
b) Nhận thông báo tình trạng tiếp nhận hồ sơ hành chính và kết quả xử lý từ hệ thống xử lý chuyên ngành, chuyển kết quả xử lý tới hệ thống xử lý chuyên ngành khác có liên quan;
c) Cung cấp tờ khai hải quan và kết quả xử lý của cơ quan hải quan cho cơ quan xử lý liên quan trong trường hợp thủ tục hành chính của cơ quan xử lý yêu cầu nộp hoặc cung cấp tờ khai hải quan và kết quả xử lý của cơ quan hải quan liên quan đến các thủ tục của cơ quan xử lý.
2. Hệ thống xử lý chuyên ngành
a) Tiếp nhận thông tin khai hồ sơ hành chính từ Cổng thông tin một cửa quốc gia;
b) Phản hồi thông tin tiếp nhận thành công hoặc thông báo lỗi tới Cổng thông tin một cửa quốc gia;
c) Thông báo kết quả tiếp nhận của cơ quan xử lý là chấp nhận hoặc từ chối hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ hành chính tới Cổng thông tin một cửa quốc gia;
d) Phản hồi kết quả xử lý hồ sơ hành chính của cơ quan xử lý đến Cổng thông tin một cửa quốc gia.
1. Áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật chuyên ngành của tổ chức, cá nhân nhằm bảo đảm hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước và tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.
2. Cơ quan kiểm tra chuyên ngành thực hiện kiểm tra chuyên ngành trên cơ sở tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng áp dụng cho mặt hàng kiểm tra được bộ quản lý ngành, lĩnh vực công bố trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Tùy theo yêu cầu quản lý, các bộ quản lý ngành, lĩnh vực có thể chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật thực hiện một số công việc trong kiểm tra chuyên ngành.
3. Áp dụng miễn, giảm kiểm tra chuyên ngành đối với:
a) Hàng hóa đã được chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy, chứng nhận đã áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực theo quy định của bộ quản lý ngành, lĩnh vực;
b) Hàng hóa đã có kết quả đánh giá sự phù hợp được thừa nhận theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Hàng hóa được đưa vào Danh mục hàng hóa xuất khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trước thông quan, Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trước thông quan, Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành sau thông quan theo quy định của pháp luật chuyên ngành và đáp ứng đủ các yêu cầu sau:
a) Có tên gọi chi tiết của hàng hóa kèm mã số HS phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành và Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam;
b) Có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng áp dụng cho mặt hàng kiểm tra làm cơ sở để kiểm tra hàng hóa;
c) Có quy định trình tự kiểm tra, thủ tục kiểm tra, thời hạn kiểm tra, cơ quan kiểm tra chuyên ngành, tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định (nếu có).
5. Hàng hóa được đưa vào Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trước thông quan đáp ứng yêu cầu quản lý hàng hóa trong từng thời kỳ và thuộc một trong các khả năng: gây mất an toàn cao, gây lây lan dịch bệnh, gây nguy hại cho sức khỏe, tính mạng con người, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục, nguy hại cho kinh tế, cho an ninh quốc gia.
6. Đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành sau thông quan, các bộ quản lý ngành, lĩnh vực liên quan tổ chức thực hiện kiểm tra hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật; kết quả kiểm tra được xem xét để điều chỉnh Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trước thông quan và đánh giá mức độ tuân thủ của tổ chức, cá nhân để quyết định hình thức, mức độ khi kiểm tra chuyên ngành.
1. Các trường hợp miễn kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật, các trường hợp miễn kiểm tra chuyên ngành theo quy định của Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Ngoài trường hợp được miễn kiểm tra nêu tại khoản 1 Điều này, còn áp dụng miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với các trường hợp sau:
a) Hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh có trị giá hải quan được miễn thuế theo quy định của pháp luật về thuế;
b) Hàng hóa nhập khẩu trong danh mục và định lượng miễn thuế theo quy định của pháp luật phục vụ cho công tác và sinh hoạt của tổ chức nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao;
c) Hành lý của người nhập cảnh trong định mức miễn thuế;
d) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ.
3. Ngoài trường hợp được miễn kiểm tra nêu tại khoản 1 Điều này, còn áp dụng miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với các trường hợp sau:
a) Hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh có trị giá hải quan được miễn thuế theo quy định của pháp luật về thuế;
b) Hàng hóa tạm nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế;
c) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ.
4. Các quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này không áp dụng trong trường hợp các bộ quản lý ngành, lĩnh vực có cảnh báo về an toàn thực phẩm, lây lan dịch bệnh, gây nguy hại cho sức khỏe, tính mạng con người, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục, nguy hại cho kinh tế, cho an ninh quốc gia hoặc có văn bản thông báo dừng áp dụng chế độ miễn kiểm tra chuyên ngành trước thông quan.
1. Đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trước thông quan, cơ quan hải quan quyết định thông quan sau khi người khai hải quan hoàn thành thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật và đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Có thông báo miễn kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành, trừ trường hợp hàng hóa được miễn kiểm tra theo quy định tại Điều 22 Nghị định này;
b) Có thông báo kết quả kiểm tra đạt yêu cầu của cơ quan kiểm tra chuyên ngành;
c) Có thông báo kết quả phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng của tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định và được pháp luật chuyên ngành quy định là cơ sở để thông quan hàng hóa.
2. Trường hợp hàng hóa không thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trước thông quan nhưng thực hiện kiểm tra chuyên ngành theo yêu cầu của người khai hải quan hoặc của nước nhập khẩu thì người khai hải quan không phải nộp kết quả kiểm ha cho cơ quan hải quan khi làm thủ tục hải quan.
1. Đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trước thông quan, cơ quan hải quan quyết định thông quan sau khi người khai hải quan hoàn thành thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật và đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Có thông báo miễn kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành, trừ trường hợp hàng hóa được miễn kiểm tra theo quy định tại Điều 22 Nghị định này;
b) Có thông báo kết quả kiểm tra đạt yêu cầu của cơ quan kiểm tra chuyên ngành;
c) Có thông báo kết quả đánh giá phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng của tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định và được pháp luật chuyên ngành quy định là cơ sở để thông quan hàng hóa.
2. Trường hợp thực hiện thủ tục hành chính về kiểm tra chất lượng thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, người nhập khẩu nộp bản đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng cho cơ quan kiểm tra chuyên ngành thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, không phải nộp bản đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng có xác nhận của cơ quan kiểm tra chuyên ngành cho cơ quan hải quan theo quy định tại điểm b khoản 2a và điểm b khoản 2b Điều 7 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018.
3. Trường hợp số lượng hàng hóa thực tế nhập khẩu nhiều hơn so với số lượng đã khai báo trên tờ khai hải quan nhưng là hàng hóa đồng nhất, cùng nhà nhập khẩu, cùng xuất xứ, cùng nhà sản xuất, được vận chuyển trên cùng phương tiện vận tải, cùng vận tải đơn trừ hàng hóa là máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải thì người khai hải quan được sử dụng kết quả kiểm tra chuyên ngành của tờ khai đó để thông quan sau khi đã hoàn thành các nghĩa vụ về thuế và quyết định xử lý (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm của người khai hải quan, tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định, cơ quan kiểm tra chuyên ngành thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành và các quy định sau đây:
1. Trách nhiệm của người khai hải quan
a) Chỉ được đưa vào lưu thông hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trước thông quan sau khi có kết quả kiểm tra chuyên ngành đạt yêu cầu hoặc được miễn kiểm tra chuyên ngành và cơ quan hải quan quyết định thông quan;
b) Thực hiện quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chịu mọi chi phí liên quan và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.
2. Trách nhiệm của cơ quan kiểm tra chuyên ngành
a) Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đăng ký kiểm tra của người khai;
b) Kiểm tra, đánh giá hàng hóa theo yêu cầu của pháp luật chuyên ngành; thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành cho người khai hải quan và cơ quan hải quan;
c) Xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo, đề xuất biện pháp xử lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật với cơ quan có thẩm quyền;
d) Bảo đảm khách quan, chính xác, công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử trong hoạt động kiểm tra chuyên ngành; bảo mật kết quả kiểm tra theo quy định của pháp luật;
đ) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra chuyên ngành;
e) Cung cấp thông tin và phối hợp với cơ quan hải quan trong việc theo dõi, giám sát chủ hàng thực hiện biện pháp khắc phục hàng hóa không đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
g) Kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc xây dựng Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trước thông quan, Danh mục hàng hóa xuất khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trước thông quan, đơn giản hóa thủ tục, phương thức tiếp nhận, xử lý hồ sơ, công khai kết quả kiểm tra chuyên ngành trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.
3. Trách nhiệm của tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định
a) Thực hiện một số công việc trong kiểm tra chuyên ngành theo phạm vi được chỉ định; chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước cơ quan kiểm tra chuyên ngành về kết quả thực hiện;
b) Cung cấp kết quả đánh giá trong thời hạn quy định cho cơ quan kiểm tra chuyên ngành để làm cơ sở kết luận về việc hàng hóa đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
c) Bảo mật thông tin, số liệu, kết quả đánh giá sự phù hợp, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
d) Lưu mẫu, lưu hồ sơ theo quy định của pháp luật;
đ) Chấp hành việc kiểm tra, thanh tra hoạt động đánh giá sự phù hợp theo quy định của pháp luật.
1. Trách nhiệm của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực
a) Thực hiện kiểm tra chuyên ngành trên cơ sở quản lý rủi ro, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật chuyên ngành của tổ chức, cá nhân trong kiểm tra chuyên ngành nhằm bảo đảm hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước và tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh;
b) Ban hành danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành theo quy định tại Điều 21 Nghị định này và công bố trên Cổng thông tin một cửa quốc gia;
c) Công bố trên Cổng thông tin một cửa quốc gia: danh mục hàng hóa đã áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực quy định tại khoản 4 Điều 27 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hệ thống quản lý tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực;
d) Quy định cụ thể và công bố trên Cổng thông tin một cửa quốc gia về: cơ quan kiểm tra chuyên ngành; phạm vi công việc được chỉ định trong hoạt động kiểm tra chuyên ngành, tiêu chí chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp; trình tự, thời gian, cách thức thực hiện thủ tục kiểm tra chuyên ngành gắn với trách nhiệm của cơ quan kiểm tra chuyên ngành, tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định; điều kiện, tiêu chí miễn kiểm tra, kiểm tra hồ sơ, kiểm tra hồ sơ kết hợp kiểm tra thực tế; danh sách tổ chức đánh giá sự phù hợp được thừa nhận phục vụ quản lý nhà nước theo điều ước quốc tế; danh sách tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định ban hành Thông báo kết quả đánh giá phù hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 23, điểm c khoản 1 Điều 24 Nghị định này;
đ) Căn cứ các quy định tại Nghị định này, các bộ quản lý ngành, lĩnh vực chủ trì rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do các bộ chủ trì ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành; trường hợp phát hiện có những quy định trái, mâu thuẫn với Nghị định này thì ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật để quy định, hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
2. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
Chủ trì, phối hợp với các bộ quản lý ngành, lĩnh vực xác định mã số HS đối với hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành theo quy định tại Điều 21 Nghị định này để các bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành và công bố theo quy định.
1. Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia chủ trì, phối hợp với bộ quản lý ngành, lĩnh vực xác lập cách thức, nội dung chia sẻ thông tin, dữ liệu về hàng hóa đã được thông quan nhưng thuộc trường hợp phải kiểm tra chuyên ngành sau thông quan nêu tại khoản 6 Điều 21 Nghị định này.
2. Cơ quan hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan phát hiện hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành có dấu hiệu không đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng thì thông báo cho cơ quan kiểm tra chuyên ngành lưu ý trong quá trình kiểm tra hàng hóa, không cho đưa hàng về bảo quản.
3. Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, cơ quan kiểm tra chuyên ngành, có thông tin về hàng hóa dự kiến nhập khẩu có dấu hiệu không đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hoặc xác định hàng hóa nhập khẩu cùng chủng loại với mặt hàng bị kiểm tra trong lưu thông không đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thì áp dụng biện pháp kiểm tra phù hợp, đồng thời thông báo cho cơ quan hải quan không cho đưa hàng về bảo quản.
4. Cơ quan kiểm tra chuyên ngành, tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định trong quá trình kiểm tra, lấy mẫu đối với hàng hóa được đưa về bảo quản, nếu phát hiện hàng hóa nhập khẩu có số lượng, chủng loại không phù hợp với hồ sơ đăng ký kiểm tra chuyên ngành; tự ý tiêu thụ một phần hoặc toàn bộ hàng hóa thì thông báo cho cơ quan hải quan để phối hợp xử lý.
5. Tổ chức đánh giá sự phù hợp nêu tại điểm c khoản 1 Điều 23, điểm c khoản 1 Điều 24 Nghị định này có trách nhiệm tiến hành hoạt động đánh giá sự phù hợp, thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật chuyên ngành; gửi kết quả đánh giá sự phù hợp đến người khai hải quan, cơ quan kiểm tra chuyên ngành và cơ quan hải quan thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.
ADMINISTRATIVE PROCEDURES FOR EXPORTS, IMPORTS AND IN-TRANSIT GOODS
Section 1. ADMINISTRATIVE PROCEDURES FOR EXPORTS, IMPORTS AND IN-TRANSIT GOODS VIA VIETNAM NATIONAL SINGLE WINDOW
Article 18. Declaration, change to declared information and submission of documents included in administrative dossiers
1. For declared information created electronically, declaration and change to declared information may be carried out via one of the following methods:
a) Create declared information according to the indicators and forms formulated by supervisory ministries based on data standards provided for by the supervisory unit; and send to the VNSW; or
b) Declare directly on the VNSW.
2. Changing declared information is stipulated by relevant regulations of laws on administrative procedures.
3. Submission of documents included in administrative dossiers is provided for by regulations of Article 14 of this Decree.
Article 19. Receipt and processing of administrative dossiers and announcement of results thereof
1. The VNSW shall:
a) Receive electronically declared information 24/7;
b) Give feedback on electronically declared information to declarants and automatically forward such information to specialized processing systems.
2. Handling authorities shall:
a) Receive and process administrative dossiers;
b) Inform receipt and acceptance or rejection of dossiers or request for correction of or supplement to dossiers to declarants and bodies involved in handling administrative procedures via the VNSW;
c) Inform processing results to declarants and relevant bodies via the VNSW.
Time limits for processing administrative dossiers and informing receipt of dossiers and processing results are specified by regulations of specialized laws.
Article 20. Exchange of information between Vietnam National Single Window and specialized processing systems
Automatic exchange of information between the VNSW and specialized processing systems is specified as follows:
1. The VNSW shall:
a) Send information in administrative dossiers to specialized processing systems of handling authorities;
b) Receive notice of receipt of administrative dossiers and processing results from specialized processing systems, forward such results to other relevant specialized processing systems;
c) Provide customs declarations and processing results of customs authorities related to administrative procedures of handling authorities for relevant handling authorities upon request.
2. Specialized processing systems shall:
a) Receive information in administrative dossiers from the VNSW;
b) Inform successful receipt or error to the VNSW;
c) Inform acceptance or rejection of dossiers or request for correction of or supplement to dossiers to the VNSW;
d) Inform results of processing of administrative dossiers by handling authorities to the VNSW.
Section 2. SPECIALIZED INSPECTION FOR EXPORTS, IMPORTS AND IN-TRANSIT GOODS
Article 21. Principles of specialized inspection for exports, imports and in-transit goods
1. Apply principles of risk management and evaluation of compliance with specialized laws of organizations and individuals to ensure efficiency and validity of state management and facilitate export, import and transit.
2. Specialized inspecting bodies shall conduct specialized inspection on the basis of technical regulations and standards applicable to inspected products announced on the VNSW by supervisory ministries.
Depending on management requirements, supervisory ministries may designate assessment bodies meeting conditions prescribed by law to perform a number of specialized inspecting tasks.
3. Exemption from specialized inspection is granted to the following goods:
a) Goods granted the certificate of conformity, declaration of conformity or certificate of registration of international or regional quality management system according to regulations of supervisory ministries;
b) Goods whose conformity assessment results are recognized by adopted international conventions.
4. Goods shall be added to list of exports subject to pre-clearance specialized inspection, list of imports subject to pre-clearance specialized inspection or list of imports subject to post-clearance specialized inspection according to regulations of specialized laws and the following requirements:
a) Names and HS codes of the goods must be specified according to regulations of specialized laws and Vietnam’s nomenclature of exports and imports;
b) There are technical regulations and/or standards applied to inspected products to provide the basis for inspection of the goods;
c) There are regulations on inspection procedures, inspection period, specialized inspecting bodies and designated assessment bodies (if any).
5. Goods shall be added to the list of imports subject to pre-clearance specialized inspection according to goods management requirements of each period of time and if they pose large threat to safety, human health or lives, morals, fine traditions and customs, the economy or national security; or facilitate the spread of epidemics or environmental pollution.
6. Supervisory ministries shall inspect the goods included in the list of imports subject to post-clearance specialized inspection according to regulations of laws; the inspection results shall be used to modify the list of imports subject to pre-clearance specialized inspection and evaluate compliance of organizations and individuals so as to decide method and level of specialized inspection.
Article 22. Cases granted exemption from pre-clearance specialized inspection
1. Cases granted exemption from specialized inspection are specified by the law and regulations of adopted international conventions.
2. Besides the cases mentioned in Clause 1 herein, exemption from state inspection of food safety is granted to the following cases:
a) Imports which are delivered by post or EMS and under the de minimis value according to regulations of tax laws;
b) Imports which are included in list of duty-free goods, within the duty-free allowance prescribed by law, and of service to operation and daily life of foreign organizations granted diplomatic privileges and immunities
c) Inbound person’s baggage that is within the duty-free allowance;
d) In-country exports.
3. Besides the cases mentioned in Clause 1 herein, exemption from specialized inspection is granted to the following cases:
a) Imports which are delivered by post or EMS and under the de minimis value according to regulations of tax laws;
b) Goods temporarily imported to be sold in duty-free stores;
c) In-country exports.
4. The regulations in Clauses 1, 2 and 3 herein are not applicable to the cases issued with a warning about food safety, the spread of epidemics, environmental pollution, or posing threat to human health or lives, morals, fine traditions and customs, the economy or national security; or with a written notice of annulment of exemption from pre-clearance specialized inspection by supervisory ministries.
Article 23. Clearance for exports subject to specialized inspection
1. For goods included in the list of exports subject to pre-clearance specialized inspection, customs authorities shall decide to grant clearance after the declarant has completed customs procedures as prescribed by law and acquired one of the following documents:
a) A notice of exemption from inspection from a specialized inspecting body, excluding the cases granted exemption mentioned in Article 22 herein;
b) A notice that the goods have passed inspection from a specialized inspecting body;
c) A notice of conformity with corresponding technical regulations or standards from a designated assessment body, which serves as the basis for clearance according to regulations of specialized laws.
2. In case goods not included in the list of exports subject to pre-clearance specialized inspection undergo specialized inspection per the declarant or importing country’s request, the declarant is not required to submit the inspection result to customs authorities when carrying out customs procedures.
Article 24. Clearance for imports subject to specialized inspection
1. For goods included in the list of imports subject to pre-clearance specialized inspection, customs authorities shall decide to grant clearance after the declarant has completed customs procedures as prescribed by law and acquired one of the following documents:
a) A notice of exemption from inspection from a specialized inspecting body, excluding the cases granted exemption mentioned in Article 22 herein;
b) A notice that the goods have passed inspection from a specialized inspecting body;
c) A notice of conformity with corresponding technical regulations or standards from a designated assessment body, which serves as the basis for clearance according to regulations of specialized laws.
2. If the administrative procedures for specialized inspection are carried out via the VNSW, the importer shall submit the application for specialized inspection to the specialized inspecting body via the VNSW and is not required to submit an application for specialized inspection verified by the specialized inspecting body to customs authorities according to regulations of Point b Clause 2a and Point b Clause 2b Article 7 of the Decree No. 132/2008/ND-CP dated December 31, 2008 providing specific guidance on enforcement of the Law on Products and Goods Quality amended by Clause 3 Article 1 of the Decree No. 74/2018/ND-CP dated May 15, 2018.
3. If the actual import quantity is in excess of the amount declared in the customs declaration but such imports are identical goods from the same importer, of the same origin and manufacturer and transported by the same vehicle with the same bill of lading, excluding machinery, equipment and vehicles, the declarant may use the specialized inspection result of said declaration for clearance after fulfilling all tax liabilities and executing handling decisions (if any) as per the law.
Article 25. Responsibilities of relevant parties for pre-clearance specialized inspection
Besides those prescribed by regulations of specialized laws, declarants, designated assessment bodies and specialized inspecting bodies shall also bear the following responsibilities:
1. Responsibilities of declarants
a) Only sell goods included in the list of imports subject to pre-clearance specialized inspection once such goods have passed the specialized inspection or have been granted exemption from specialized inspection and given clearance by customs authorities;
b) Execute handling decisions from competent authorities, incur all relevant costs and take remedial actions according to regulations of laws.
2. Responsibilities of specialized inspecting bodies
a) Receive and review declarants’ applications for inspection;
b) Inspect and evaluate goods upon request of specialized laws; inform inspection results to declarants and customs authorities;
c) Handle ex officio or report and propose handling measures for imports and exports not meeting technical regulations or standards to competent authorities;
d) Ensure impartiality, accuracy and transparency and prevent discrimination in specialized inspection; keep inspection results confidential as per the law;
dd) Be answerable to the law for inspection results;
e) Provide information and cooperate with customs authorities in supervising goods owner taking remedial measures for unqualified goods according to decisions of competent authorities;
g) Request competent authorities to formulate list of imports subject to pre-clearance specialized inspection, list of exports subject to pre-clearance specialized inspection, and simplification of procedures and methods for receiving and handling dossiers and informing inspection results via the VNSW.
3. Responsibilities of designated assessment bodies
a) Perform some tasks of specialized inspection within the designated scope; be answerable to the law and specialized inspecting bodies for the results of such performance;
b) Provide assessment results by deadline to specialized inspecting bodies to form the grounds for concluding conformity of goods with technical regulations or standards;
c) Keep information, figures and eligibility assessment results confidential, unless otherwise requested by competent authorities;
d) Retain samples and dossiers according to regulations of laws;
dd) Comply with inspection of operation of eligibility assessment as prescribed by law.
Article 26. Responsibilities of supervisory ministries
1. Responsibilities of supervisory ministries
a) Conduct specialized inspection on the basis of risk management and evaluation of compliance with specialized laws of organizations and individuals during specialized inspection to ensure efficiency and validity of state management and facilitate export, import and transit;
b) Promulgate and announce the list of goods subject to specialized inspection according to regulations of Article 21 of this Decree on the VNSW;
c) Announce on the VNSW the following: list of goods to which advanced quality management systems according to international or regional standards are applied as prescribed by Clause 4 Article 27 of the Law on Products and Goods Quality; and advanced quality management systems according to international or regional standards;
d) Stipulate and announce the following on the VNSW: specialized inspecting bodies; designated scopes of work in specialized inspection, criteria for designation of assessment bodies; procedures, timeline and methods for specialized inspection in connection with responsibilities of specialized inspecting bodies and designated assessment bodies; conditions for exemption from inspection, dossier inspection or dossier inspection combined with physical inspection; list of assessment bodies certified to serve state management according to international conventions; list of assessment bodies designated to promulgate the notices of conformity mentioned in Point c Clause 1 Article 23 and Point c Clause 1 Article 24 of this Decree;
dd) In accordance with regulations of this Decree, supervisory ministries shall take charge in reviewing legislative documents they promulgated or proposed to competent authorities for promulgation; in case regulations contradicting this Decree are found, promulgate or propose legislative documents guiding the implementation of this Decree to competent authorities for promulgation.
2. Responsibilities of the Ministry of Finance
Take charge and cooperate with supervisory ministries in identifying HS codes of goods included in lists of goods subject to specialized inspection according to regulations of Article 21 of this Decree for supervisory ministries to promulgate and announce as per regulations.
Article 27. Cooperation in specialized inspection
1. The supervisory unit shall take charge and cooperate with supervisory ministries in establishing methods and contents for sharing information and data on the goods subject to post-clearance specialized inspection prescribed by Clause 6 Article 21 herein.
2. If, during customs procedures, the customs authority detects that imports subject to specialized inspection show signs of not meeting applicable technical regulations or standards, it shall inform the specialized inspecting body for the specialized inspecting body to take note and prevent the goods from being taken to storage.
3. If a supervisory ministry or an assessment body receives information that the goods to be imported show signs of not meeting technical regulations or standards or determines that the imports are of the same type as a product detected to be unqualified, it shall take inspection measures as appropriate and inform customs authorities to prevent the goods from being taken to storage.
4. If, during inspection or sampling of goods in storage, a specialized inspection body or designated assessment body detects that the quantity or type of goods does not match the information in the application for specialized inspection; or the goods have been partially or completely sold without permission, it shall notify customs authorities for cooperation in handling.
5. The designated assessment bodies mentioned in Point c Clause 1 Article 23 and Point c Clause 1 Article 24 herein shall conduct eligibility assessments and submit reports according to regulations of specialized laws; and send results of such assessments to declarants, specialized inspecting bodies and customs authorities via the VNSW.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực