Nghị định 85/2019/NĐ-CP thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia ASEAN
Số hiệu: | 85/2019/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 14/11/2019 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2020 |
Ngày công báo: | 29/11/2019 | Số công báo: | Từ số 915 đến số 916 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Xuất nhập khẩu | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định về việc thực hiện thủ tục hành chính đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN; kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; quản lý, vận hành, trao đổi, chia sẻ dữ liệu thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của người, phương tiện vận tải.
3. Tổ chức cung cấp dịch vụ truyền nhận dữ liệu, tổ chức cung cấp chữ ký và chứng thư số, tổ chức cung cấp phần mềm.
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia là việc người khai gửi thông tin, chứng từ điện tử để thực hiện thủ tục hải quan và thủ tục hành chính khác liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh trên Cổng thông tin một cửa quốc gia. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính quyết định cho phép hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải được xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh trên Cổng thông tin một cửa quốc gia; cơ quan hải quan quyết định thông quan và trả kết quả xử lý đến Cổng thông tin một cửa quốc gia.
2. Cổng thông tin một cửa quốc gia là một hệ thống thông tin tích hợp để thực hiện thủ tục hải quan và thủ tục hành chính khác liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; người và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
3. Hệ thống xử lý chuyên ngành là hệ thống thông tin của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực có chức năng xử lý hồ sơ của người khai, kết nối, trao đổi thông tin thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia để thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia.
4. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính (sau đây gọi là cơ quan xử lý) là cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật đối với việc xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh người và phương tiện vận tải.
5. Hồ sơ hành chính là các thông tin, chứng từ, tài liệu do người khai khai, nộp, xuất trình theo quy định của pháp luật chuyên ngành đối với từng thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia.
6. Chứng từ điện tử là thông tin được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu trữ bằng phương tiện điện tử để thực hiện các thủ tục hành chính thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia. Chứng từ điện tử là một hình thức của thông điệp dữ liệu, bao gồm các thông tin: thông tin khai, nộp của người khai, kết quả xử lý của cơ quan xử lý, thông báo của cơ quan xử lý gửi người khai thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.
7. Người khai là tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.
8. Người sử dụng hệ thống là các đối tượng được phép truy cập vào Cổng thông tin một cửa quốc gia.
9. Cơ chế một cửa ASEAN là môi trường cho các cơ chế một cửa quốc gia của các nước thành viên ASEAN kết nối với nhau.
10. Kiểm tra chuyên ngành là việc cơ quan kiểm tra chuyên ngành căn cứ các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để xem xét, đánh giá, xác định hàng hóa đạt yêu cầu xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh theo quy định của pháp luật có liên quan.
Việc kiểm tra chuyên ngành về văn hóa đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định của pháp luật về lĩnh vực văn hóa.
11. Quản lý rủi ro trong kiểm tra chuyên ngành là việc áp dụng hệ thống các biện pháp, quy trình nghiệp vụ nhằm xác định, đánh giá và phân loại mức độ rủi ro, làm cơ sở để quyết định kiểm tra, phương thức kiểm tra, mức độ kiểm tra, bố trí nguồn lực để thực hiện có hiệu quả kiểm tra chuyên ngành.
12. Cơ quan kiểm tra chuyên ngành là cơ quan Nhà nước được bộ quản lý ngành, lĩnh vực phân công thực hiện việc kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh theo lĩnh vực được phân công tại Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
1. Tiếp nhận chứng từ điện tử, thông tin khai và các thông tin có liên quan, xác thực chữ ký số của người khai và các cơ quan xử lý.
2. Chuyển chứng từ điện tử, thông tin khai và các thông tin có liên quan của người khai đến hệ thống xử lý chuyên ngành đồng thời lưu trữ thông tin từ người khai trên Cổng thông tin một cửa quốc gia nhằm mục đích tra cứu, thống kê.
3. Tiếp nhận kết quả xử lý và thông báo từ hệ thống xử lý chuyên ngành.
4. Phản hồi kết quả xử lý cho người khai và hệ thống xử lý chuyên ngành có liên quan.
5. Lưu trữ trạng thái của các giao dịch điện tử, chứng từ điện tử được thực hiện trên Cổng thông tin một cửa quốc gia. Thời hạn lưu trữ trạng thái các giao dịch điện tử và chứng từ điện tử thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử và quy định lưu trữ hồ sơ của pháp luật chuyên ngành.
6. Cung cấp thông tin bao gồm: thông tin giải quyết thủ tục hành chính, thống kê số liệu theo yêu cầu từ các cơ quan xử lý và người khai phù hợp chức năng, thẩm quyền của cơ quan xử lý và quyền, trách nhiệm của người khai.
7. Đăng tải quy định của pháp luật chuyên ngành về chính sách quản lý, thủ tục hành chính và người thực hiện theo quy định của Nghị định này.
8. Kết nối với hệ thống thông tin của các quốc gia và vùng lãnh thổ theo thỏa thuận quốc tế đã ký kết, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Việc vận hành Cổng thông tin một cửa quốc gia phải đáp ứng các yêu cầu sau:
1. Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật thương mại, bí mật kinh doanh và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Đảm bảo tính chính xác, minh bạch, khách quan, đầy đủ và kịp thời của các thủ tục hành chính được thực hiện thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.
3. Tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Các giao dịch điện tử trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (sau đây gọi là các giao dịch điện tử) bao gồm:
1. Khai, nhận, phản hồi thông tin về việc xử lý hồ sơ để thực hiện thủ tục hành chính một cửa trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.
2. Tiếp nhận và chuyển thông tin khai từ Cổng thông tin một cửa quốc gia đến các hệ thống xử lý chuyên ngành.
3. Nhận kết quả xử lý được gửi từ các hệ thống xử lý chuyên ngành tới Cổng thông tin một cửa quốc gia.
4. Trao đổi thông tin giữa các hệ thống xử lý chuyên ngành thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.
5. Trao đổi thông tin giữa Cổng thông tin một cửa quốc gia Việt Nam với hệ thống thông tin của các quốc gia và vùng lãnh thổ theo thỏa thuận quốc tế đã ký kết, các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
1. Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia là Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính.
2. Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia có trách nhiệm:
a) Quản lý kỹ thuật, vận hành, bảo trì, nâng cấp các hệ thống phần cứng, hệ thống mạng, hệ thống an ninh an toàn phục vụ cho vận hành Cổng thông tin một cửa quốc gia; thiết lập và duy trì hạ tầng mạng kết nối Cổng thông tin một cửa quốc gia với các hệ thống xử lý chuyên ngành;
b) Quản lý, vận hành, bảo trì và nâng cấp Cổng thông tin một cửa quốc gia đáp ứng yêu cầu của các bên liên quan;
c) Quản lý và cấp tài khoản cho người sử dụng Cổng thông tin một cửa quốc gia;
d) Đảm bảo duy trì hoạt động của Cổng thông tin một cửa quốc gia 24 giờ trong một ngày và 07 ngày trong một tuần;
đ) Thông báo đến các cơ quan xử lý về phương án và thời gian dự kiến khắc phục sự cố trong trường hợp Cổng thông tin một cửa quốc gia có sự cố;
e) Tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật đối với các hệ thống xử lý chuyên ngành và người khai khi có yêu cầu; hướng dẫn người khai về việc sử dụng tài khoản đã đăng ký để truy cập Cổng thông tin một cửa quốc gia trong trường hợp có vướng mắc phát sinh;
g) Lưu trữ và bảo đảm an toàn thông tin, dữ liệu theo quy định tại Điều 9 Nghị định này;
h) Tham gia đàm phán và thực hiện các thỏa thuận quốc tế, điều ước quốc tế liên quan đến việc trao đổi thông tin giữa Cổng thông tin một cửa quốc gia với hệ thống thông tin của các quốc gia và vùng lãnh thổ.
1. Người khai thực hiện thủ tục hành chính thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia được truy cập Cổng thông tin một cửa quốc gia để khai thông tin, nhận phản hồi thông tin về việc xử lý hồ sơ để thực hiện thủ tục hành chính, nhận chứng từ hành chính, kết quả xử lý khác đối với thủ tục hành chính và tra cứu các thông tin được công bố trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.
2. Cơ quan hải quan, các cơ quan xử lý có thủ tục hành chính xử lý trên Cổng thông tin một cửa quốc gia được truy cập vào Cổng thông tin một cửa quốc gia để tiếp nhận thông tin, xử lý và phản hồi kết quả xử lý thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
1. Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia chịu trách nhiệm lưu trữ, sao lưu, đảm bảo an toàn thông tin, dữ liệu của các giao dịch được thực hiện trên Cổng thông tin một cửa quốc gia; áp dụng các biện pháp chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật cần thiết để bảo mật thông tin, dữ liệu trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, bảo đảm sự chia sẻ thông tin, dữ liệu chính xác, kịp thời, hiệu quả cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân.
2. Các cơ quan xử lý có trách nhiệm lưu trữ bảo đảm an toàn thông tin, dữ liệu đã gửi đến Cổng thông tin một cửa quốc gia tại các hệ thống xử lý chuyên ngành.
3. Người khai chịu trách nhiệm lưu trữ và bảo đảm an toàn thông tin dữ liệu đã cung cấp đến Cổng thông tin một cửa quốc gia phù hợp với quy định pháp luật chuyên ngành.
4. Tổ chức cung cấp dịch vụ truyền nhận dữ liệu phải đảm bảo về sự thông suốt, toàn vẹn và an toàn của thông tin, dữ liệu được truyền nhận thông qua dịch vụ truyền nhận do tổ chức cung cấp.
5. Cơ quan quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia và các bộ quản lý ngành, lĩnh vực đảm bảo Cổng thông tin một cửa quốc gia và hệ thống xử lý chuyên ngành đáp ứng các quy định tại Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ và các quy định của pháp luật về an ninh, an toàn thông tin.
1. Bộ Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ quản lý ngành, lĩnh vực:
a) Công bố Danh mục thủ tục hành chính và thời điểm thực hiện thủ tục hành chính thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.
b) Thống nhất mô hình hệ thống kết nối và trao đổi thông tin, yêu cầu về phương thức kết nối, tiêu chuẩn kỹ thuật và chỉ tiêu thông tin phục vụ triển khai cơ chế một cửa quốc gia;
c) Tổ chức thực hiện quản lý, vận hành, lưu trữ thông tin dữ liệu và xử lý sự cố của Cổng thông tin một cửa quốc gia;
d) Công bố thông tin, định dạng biểu mẫu các chứng từ điện tử quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này.
2. Các bộ quản lý ngành, lĩnh vực liên quan có trách nhiệm:
a) Phối hợp với Bộ Tài chính và các đơn vị liên quan triển khai các nội dung quy định tại điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
b) Rà soát thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý để quy định cách thức thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia phù hợp với Nghị định này và thực hiện việc công bố thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật;
c) Quản lý các giao dịch điện tử liên quan đến xử lý thủ tục hành chính của bộ, ngành mình;
d) Tổ chức thực hiện quản lý, vận hành, lưu trữ thông tin dữ liệu và xử lý sự cố hệ thống xử lý chuyên ngành của bộ, ngành mình;
đ) Quy định thông tin, định dạng biểu mẫu các chứng từ điện tử thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành mình theo yêu cầu của pháp luật chuyên ngành và phù hợp với các chuẩn mực quốc tế.
1. Đăng ký tài khoản người sử dụng là người khai:
a) Việc đăng ký tài khoản được thực hiện tại địa chỉ https://vnsw.gov.vn;
b) Trường hợp người khai đã được các bộ quản lý ngành, lĩnh vực cấp tài khoản truy cập hệ thống xử lý chuyên ngành, người khai lựa chọn sử dụng một trong các tài khoản và thực hiện đăng ký thông tin theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Trường hợp người khai chưa có tài khoản
Người khai đăng ký thông tin theo Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia thực hiện kiểm tra, đối chiếu thông tin của người khai trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận thông tin. Trường hợp thông tin khai không đầy đủ, không chính xác thì thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hoặc không chấp nhận qua thư điện tử, nêu rõ lý do tới người khai. Trường hợp chấp thuận, thì thông báo cho người khai bằng thư điện tử.
2. Đăng ký tài khoản cho người sử dụng là công chức của các cơ quan, đơn vị thuộc các bộ quản lý ngành, lĩnh vực:
a) Các bộ quản lý ngành, lĩnh vực tổng hợp danh sách tài khoản người sử dụng cần cấp mới trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, nêu rõ họ tên, chức danh, đơn vị công tác, quyền hạn sử dụng các chức năng thuộc bộ quản lý ngành, lĩnh vực trên Cổng thông tin một cửa quốc gia và gửi văn bản thông báo đến Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia;
b) Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày các bộ quản lý ngành, lĩnh vực cung cấp danh sách tài khoản người sử dụng cần cấp mới theo đúng yêu cầu, Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia căn cứ các yêu cầu kỹ thuật về bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống thực hiện xem xét số lượng tài khoản do các bộ quản lý ngành, lĩnh vực yêu cầu cấp, cấp tài khoản người sử dụng cho các bộ quản lý ngành, lĩnh vực và thông báo bằng văn bản về tên truy cập, mật khẩu mặc định đến bộ quản lý ngành, lĩnh vực đó. Trường hợp số lượng tài khoản cấp mới ít hơn số lượng các bộ quản lý ngành, lĩnh vực yêu cầu, Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia phải nêu rõ lý do trong văn bản thông báo gửi các bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
3. Đăng ký tài khoản cho người sử dụng là tổ chức đánh giá sự phù hợp
Các bộ quản lý ngành, lĩnh vực tổng hợp thông tin cần cấp tài khoản của các tổ chức đánh giá sự phù hợp và gửi văn bản thông báo đến Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia để được cấp tài khoản theo quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Khóa tài khoản người sử dụng hệ thống
a) Trong trường hợp cần khóa tài khoản, người khai hoặc các bộ quản lý ngành, lĩnh vực có trách nhiệm gửi cho Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia bằng văn bản trước 05 ngày kể từ thời điểm đề nghị khóa tài khoản trong đó nêu rõ thông tin tài khoản, lý do khóa tài khoản, thời điểm đề nghị khóa tài khoản.
b) Trong trường hợp khẩn cấp ảnh hưởng đến an ninh, an toàn dữ liệu, người sử dụng hệ thống hoặc các bộ quản lý ngành, lĩnh vực gửi thông báo về Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia thông qua hình thức điện thoại hoặc thư điện tử để Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia thực hiện khóa ngay tài khoản. Chậm nhất trong thời gian 05 giờ làm việc kể từ thời điểm khóa tài khoản, Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia thực hiện thông báo cho người khai hoặc các bộ quản lý ngành, lĩnh vực dưới một trong các hình thức: văn bản, email, điện thoại.
c) Trong trường hợp Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia phát hiện các nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh, an toàn dữ liệu thì thực hiện khóa ngay tài khoản và thông báo tới người khai, các bộ quản lý ngành, lĩnh vực ngay sau khi hoàn thành việc khóa tài khoản.
5. Kích hoạt tài khoản đã khóa
a) Để tiếp tục sử dụng tài khoản đã khóa, người khai hoặc các bộ quản lý ngành, lĩnh vực có văn bản gửi Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia, nêu rõ thông tin tài khoản, lý do đề nghị kích hoạt tài khoản, thời điểm kích hoạt.
b) Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia thực hiện kích hoạt tài khoản đã khóa theo thời điểm đề nghị kích hoạt nêu tại điểm a khoản này. Trong trường hợp thời điểm đề nghị kích hoạt sớm hơn thời điểm nhận được văn bản đề nghị kích hoạt hoặc thời điểm đề nghị kích hoạt muộn hơn dưới 01 ngày so với thời điểm nhận được văn bản đề nghị kích hoạt thì thời gian kích hoạt là 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được văn bản đề nghị kích hoạt.
6. Thu hồi tài khoản
Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia thực hiện thu hồi tài khoản trong các trường hợp sau:
a) Người khai, tổ chức đánh giá sự phù hợp có văn bản đề nghị thu hồi tài khoản của mình;
b) Bộ quản lý ngành, lĩnh vực có thông báo về việc giải thể, phá sản, dừng, tạm dừng hoạt động của người khai, tổ chức đánh giá sự phù hợp;
c) Bộ quản lý ngành, lĩnh vực có thông báo về việc thu hồi tài khoản của người sử dụng là cán bộ, công chức, viên chức hoặc đối tượng khác được các bộ, quản lý ngành, lĩnh vực giao quyền truy cập Cổng thông tin một cửa quốc gia;
d) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật
Người đề nghị thu hồi tài khoản phải có văn bản gửi Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia trong đó nêu rõ thông tin tài khoản, lý do thu hồi tài khoản, thời điểm thu hồi; đối với trường hợp giải thể, phá sản, dừng, tạm dừng hoạt động của người khai, tổ chức đánh giá sự phù hợp thì phải nêu rõ thời điểm giải thể, phá sản, dừng, tạm dừng hoạt động.
Chậm nhất trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị thu hồi tài khoản, Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia thực hiện thu hồi tài khoản và gửi văn bản thông báo kết quả thực hiện tới người đề nghị thu hồi tài khoản.
7. Quản lý tài khoản
a) Trách nhiệm của người sử dụng hệ thống
Đảm bảo an toàn, bí mật thông tin tài khoản của mình đã được cấp để truy cập trên Cổng thông tin một cửa quốc gia. Kịp thời thông báo cho Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia trong trường hợp bị mất hoặc lộ thông tin tài khoản có nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh, an toàn dữ liệu.
b) Trách nhiệm của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực
Quản lý việc sử dụng tài khoản trên Cổng thông tin một cửa quốc gia của cán bộ, công chức, viên chức và các tổ chức đánh giá sự phù hợp; kịp thời thông báo cho Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia về việc điều chỉnh, bổ sung, thông tin người sử dụng và tài khoản truy cập Cổng thông tin một cửa quốc gia, việc giải thể, phá sản, dừng hoặc tạm dừng hoạt động, thu hồi quyết định chỉ định đối với tổ chức đánh giá sự phù hợp.
Trường hợp quy định của pháp luật chuyên ngành yêu cầu sử dụng chữ ký số, người khai phải sử dụng chữ ký số để thực hiện thủ tục hành chính trên Cổng thông tin một cửa quốc gia và tuân thủ các quy định sau:
1. Việc sử dụng chữ ký số và giá trị pháp lý của chữ ký số thực hiện theo quy định của pháp luật về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.
2. Chữ ký số được sử dụng để thực hiện các thủ tục hành chính phải được chứng thực bởi chứng thư số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng; chứng thư số nước ngoài được cấp giấy phép sử dụng tại Việt Nam.
3. Trường hợp người khai đã đăng ký sử dụng nhiều chữ ký số với các hệ thống xử lý chuyên ngành, người khai có quyền lựa chọn sử dụng một trong các chữ ký số đang sử dụng.
4. Trước khi sử dụng chữ ký số để thực hiện thủ tục hành chính thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, người sử dụng phải đăng ký chữ ký số với Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia. Thông tin về chữ ký số có thể được đăng ký ngay khi người khai thực hiện thủ tục xin cấp tài khoản người sử dụng hệ thống. Trường hợp người khai đã có tài khoản người sử dụng hệ thống nhưng chưa đăng ký thông tin chữ ký số hoặc đăng ký thêm chữ ký số khác, người khai truy cập Cổng thông tin một cửa quốc gia bằng tài khoản đã đăng ký, nhập đầy đủ các nội dung sau:
a) Tên, mã số thuế người xuất khẩu, nhập khẩu;
b) Họ và tên, số chứng minh nhân dân hoặc số thẻ căn cước công dân, số hộ chiếu hoặc số giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương, chức danh (nếu có) của người được cấp chứng thư số;
c) Số hiệu của chứng thư số (Serial Number);
d) Thời hạn có hiệu lực của chứng thư số.
5. Trường hợp thông tin đã đăng ký có sự thay đổi, chứng thư số được gia hạn, thay đổi cặp khóa; người khai phải đăng ký lại các thông tin nêu tại khoản 3 Điều này với Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia. Thủ tục đăng ký lại các thông tin nêu tại khoản 3 Điều này được thực hiện tương tự như đăng ký mới.
1. Quy trình thực hiện thủ tục hành chính thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia:
a) Người khai, các cơ quan xử lý gửi thông tin về thủ tục hành chính đến Cổng thông tin một cửa quốc gia;
b) Cổng thông tin một cửa quốc gia tiếp nhận, cấp mã số hồ sơ và chuyển tiếp thông tin đến các hệ thống xử lý chuyên ngành;
c) Các cơ quan xử lý tiếp nhận, xử lý thông tin, phản hồi trạng thái tiếp nhận, xử lý, trả kết quả xử lý đến Cổng thông tin một cửa quốc gia;
d) Cổng thông tin một cửa quốc gia phản hồi trạng thái tiếp nhận, xử lý, trả kết quả xử lý thông tin tới người khai và hệ thống xử lý chuyên ngành có liên quan.
2. Trách nhiệm của người khai:
a) Khai, nộp hồ sơ hành chính và thực hiện theo các yêu cầu xử lý thủ tục theo quy định của cơ quan xử lý khi thực hiện thủ tục hành chính thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Người khai có thể sử dụng công cụ do tổ chức cung cấp dịch vụ truyền nhận dữ liệu cung cấp để tạo lập thông tin thực hiện trách nhiệm quy định tại điểm này;
b) Nộp thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác theo quy định của pháp luật;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự chính xác và trung thực của nội dung đã khai và của các chứng từ đã nộp, xuất trình; sự thống nhất về nội dung thông tin giữa chứng từ giấy và chứng từ điện tử.
3. Trách nhiệm của cơ quan xử lý:
a) Thực hiện thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật liên quan;
b) Cơ quan xử lý gửi giấy phép hoặc kết quả xử lý đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia;
c) Cơ quan hải quan quyết định thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh trên cơ sở giấy phép và kết quả xử lý của cơ quan xử lý được chuyển đến hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.
4. Trường hợp sự cố kỹ thuật hoặc trường hợp bất khả kháng không thể thực hiện thủ tục hành chính thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, thủ tục hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 17 Nghị định này.
1. Chứng từ thuộc hồ sơ hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia là chứng từ điện tử, chứng từ giấy.
2. Chứng từ điện tử gồm: tờ khai, đơn đăng ký, xác nhận đăng ký hoặc các hình thức khác được khai, thông báo thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia để thực hiện thủ tục hành chính.
Chứng từ điện tử bao gồm cả chứng từ điện tử được chuyển đổi từ chứng từ giấy.
3. Chứng từ điện tử được nộp để thực hiện thủ tục hành chính thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Chứng từ điện tử phải được lập theo đúng tiêu chí, định dạng mẫu do bộ quản lý ngành, lĩnh vực quy định;
b) Việc gửi, nhận, lưu trữ và giá trị pháp lý của chứng từ điện tử được thực hiện theo quy định pháp luật về giao dịch điện tử và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Chứng từ điện tử phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của pháp luật chuyên ngành về thủ tục hành chính;
d) Chứng từ điện tử phải có chữ ký số của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật chuyên ngành về thủ tục hành chính trong trường hợp thủ tục hành chính đó yêu cầu sử dụng chữ ký số.
4. Chứng từ giấy được nộp cho các cơ quan xử lý thủ tục hành chính trong các trường hợp sau:
a) Theo quy định của pháp luật chuyên ngành phải nộp, xuất trình dưới dạng bản giấy;
b) Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc hệ thống xử lý chuyên ngành gặp sự cố hoặc có lỗi không thể tiếp nhận, trao đổi thông tin điện tử.
Hình thức, nội dung, phương thức nộp, xuất trình phải tuân thủ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
5. Người khai phải lưu trữ chứng từ điện tử và chứng từ giấy theo quy định của pháp luật.
1. Việc tạo lập, chuyển đổi chứng từ điện tử từ chứng từ giấy và ngược lại được thực hiện theo pháp luật về giao dịch điện tử, pháp luật chuyên ngành và quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
2. Chứng từ điện tử chuyển đổi từ chứng từ giấy được khai báo hoặc xuất trình với cơ quan xử lý nếu đảm bảo các điều kiện sau:
a) Phản ánh toàn vẹn nội dung của chứng từ giấy;
b) Có chữ kỹ số đã được đăng ký tham gia Cổng thông tin một cửa quốc gia của người khai trên chứng từ điện tử được chuyển đổi từ chứng từ giấy.
3. Chứng từ giấy chuyển đổi từ chứng từ điện tử được cấp thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia nếu đảm bảo các điều kiện sau:
a) Phản ánh toàn vẹn nội dung của chứng từ điện tử;
b) Có dấu hiệu nhận biết trên chứng từ giấy được chuyển đổi từ chứng từ điện tử được in ra từ Cổng thông tin một cửa quốc gia. Dấu hiệu nhận biết gồm: Các thông tin thể hiện chứng từ đã được ký số bởi cơ quan cấp phép hoặc Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia, tên và địa chỉ email, điện thoại liên hệ của cơ quan ký, thời gian ký số. Dấu hiệu nhận biết do Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia công bố tại địa chỉ: https://vnsw.gov.vn;
c) Có chữ ký, họ tên và con dấu hợp pháp của người thực hiện chuyển đổi (người khai) trên chứng từ giấy được chuyển đổi từ chứng từ điện tử.
1. Người sử dụng hệ thống phản ánh vướng mắc thông qua một trong các hình thức: điện thoại đến tổng đài, hòm thư điện tử, gửi văn bản tới bộ phận hỗ trợ của bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
Thông tin về tổng đài, hòm thư điện tử được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử/trang thông tin điện tử của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
2. Bộ phận hỗ trợ của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực nơi được phản ánh vướng mắc có trách nhiệm:
a) Tiếp nhận, chủ động xử lý vướng mắc thuộc phạm vi, chức năng của bộ, ngành mình;
b) Kịp thời chuyển vướng mắc thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành khác hoặc thuộc phạm vi xử lý liên ngành đến bộ phận hỗ trợ liên quan.
3. Bộ phận hỗ trợ trực tuyến của Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia có trách nhiệm:
a) Đầu mối tiếp nhận, chủ trì xử lý vướng mắc liên quan đến Cổng thông tin một cửa quốc gia, xử lý liên ngành các vấn đề vượt phạm vi xử lý của bộ, ngành;
b) Xây dựng cơ sở dữ liệu Hỏi - đáp làm căn cứ hỗ trợ người sử dụng.
Trường hợp Cổng thông tin một cửa quốc gia xảy ra sự cố hoặc trường hợp bất khả kháng không thể trao đổi, cung cấp thông tin dưới hình thức điện tử, việc xử lý sự cố được thực hiện như sau:
1. Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia đăng tải ngay thông tin sự cố trên Cổng thông tin một cửa quốc gia và thông báo thông tin nêu tại điểm đ khoản 2 Điều 7 cho các cơ quan xử lý có liên quan bằng hình thức công văn, điện thoại hoặc thư điện tử theo địa chỉ đã thông báo với Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia.
2. Các cơ quan xử lý thực hiện thông báo cho người khai bằng văn bản hoặc qua thư điện tử theo địa chỉ đăng ký thông tin người khai để hoàn thành các thủ tục đang được thực hiện trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.
3. Trong thời gian khắc phục sự cố, các thủ tục hành chính được thực hiện thông qua một trong các phương thức sau:
a) Bằng hồ sơ giấy;
b) Thông qua hệ thống xử lý chuyên ngành theo hướng dẫn của cơ quan xử lý hoặc theo hướng dẫn của các cơ quan xử lý phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành.
4. Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia có trách nhiệm thông báo danh sách thủ tục hành chính được thực hiện không thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia trong thời gian hệ thống gặp sự cố.
5. Khi sự cố đã được khắc phục xong, chậm nhất trong 01 ngày làm việc cơ quan xử lý phải thực hiện kiểm tra, đối chiếu dữ liệu và chuyển dữ liệu đến Cổng thông tin một cửa quốc gia.
1. Việc khai, sửa đổi, bổ sung thông tin khai có thể được thực hiện theo một trong hai hình thức tạo lập thông tin khai điện tử sau:
a) Tạo lập thông tin khai theo các tiêu chí, định dạng do các bộ quản lý ngành, lĩnh vực xây dựng theo chuẩn dữ liệu do Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia hướng dẫn; gửi đến Cổng thông tin một cửa quốc gia;
b) Khai trực tiếp trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.
2. Việc sửa đổi, bổ sung thông tin khai được thực hiện theo quy định của pháp luật về thủ tục hành chính có liên quan.
3. Việc nộp các chứng từ trong hồ sơ hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.
1. Cổng thông tin một cửa quốc gia thực hiện:
a) Tiếp nhận thông tin khai điện tử theo thời gian 24 giờ trong một ngày và 07 ngày trong một tuần;
b) Phản hồi thông tin khai điện tử đến người khai và chuyển thông tin khai điện tử đến các hệ thống xử lý chuyên ngành theo chế độ tự động.
2. Cơ quan xử lý thực hiện:
a) Tiếp nhận và xử lý hồ sơ hành chính;
b) Thông báo tình trạng tiếp nhận đến người khai và các cơ quan liên quan đến thực hiện thủ tục hành chính thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia dưới hình thức chấp nhận hoặc từ chối hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ hành chính;
c) Thông báo kết quả xử lý cho người khai và các cơ quan liên quan... thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Thời hạn xử lý, thông báo tình trạng tiếp nhận hồ sơ hành chính, thông báo kết quả xử lý thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Trao đổi thông tin tự động giữa Cổng thông tin một cửa quốc gia với các hệ thống xử lý chuyên ngành được thực hiện như sau:
1. Cổng thông tin một cửa quốc gia
a) Gửi thông tin khai hồ sơ hành chính sang hệ thống xử lý chuyên ngành của các cơ quan xử lý;
b) Nhận thông báo tình trạng tiếp nhận hồ sơ hành chính và kết quả xử lý từ hệ thống xử lý chuyên ngành, chuyển kết quả xử lý tới hệ thống xử lý chuyên ngành khác có liên quan;
c) Cung cấp tờ khai hải quan và kết quả xử lý của cơ quan hải quan cho cơ quan xử lý liên quan trong trường hợp thủ tục hành chính của cơ quan xử lý yêu cầu nộp hoặc cung cấp tờ khai hải quan và kết quả xử lý của cơ quan hải quan liên quan đến các thủ tục của cơ quan xử lý.
2. Hệ thống xử lý chuyên ngành
a) Tiếp nhận thông tin khai hồ sơ hành chính từ Cổng thông tin một cửa quốc gia;
b) Phản hồi thông tin tiếp nhận thành công hoặc thông báo lỗi tới Cổng thông tin một cửa quốc gia;
c) Thông báo kết quả tiếp nhận của cơ quan xử lý là chấp nhận hoặc từ chối hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ hành chính tới Cổng thông tin một cửa quốc gia;
d) Phản hồi kết quả xử lý hồ sơ hành chính của cơ quan xử lý đến Cổng thông tin một cửa quốc gia.
1. Áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật chuyên ngành của tổ chức, cá nhân nhằm bảo đảm hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước và tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.
2. Cơ quan kiểm tra chuyên ngành thực hiện kiểm tra chuyên ngành trên cơ sở tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng áp dụng cho mặt hàng kiểm tra được bộ quản lý ngành, lĩnh vực công bố trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Tùy theo yêu cầu quản lý, các bộ quản lý ngành, lĩnh vực có thể chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật thực hiện một số công việc trong kiểm tra chuyên ngành.
3. Áp dụng miễn, giảm kiểm tra chuyên ngành đối với:
a) Hàng hóa đã được chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy, chứng nhận đã áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực theo quy định của bộ quản lý ngành, lĩnh vực;
b) Hàng hóa đã có kết quả đánh giá sự phù hợp được thừa nhận theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Hàng hóa được đưa vào Danh mục hàng hóa xuất khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trước thông quan, Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trước thông quan, Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành sau thông quan theo quy định của pháp luật chuyên ngành và đáp ứng đủ các yêu cầu sau:
a) Có tên gọi chi tiết của hàng hóa kèm mã số HS phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành và Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam;
b) Có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng áp dụng cho mặt hàng kiểm tra làm cơ sở để kiểm tra hàng hóa;
c) Có quy định trình tự kiểm tra, thủ tục kiểm tra, thời hạn kiểm tra, cơ quan kiểm tra chuyên ngành, tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định (nếu có).
5. Hàng hóa được đưa vào Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trước thông quan đáp ứng yêu cầu quản lý hàng hóa trong từng thời kỳ và thuộc một trong các khả năng: gây mất an toàn cao, gây lây lan dịch bệnh, gây nguy hại cho sức khỏe, tính mạng con người, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục, nguy hại cho kinh tế, cho an ninh quốc gia.
6. Đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành sau thông quan, các bộ quản lý ngành, lĩnh vực liên quan tổ chức thực hiện kiểm tra hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật; kết quả kiểm tra được xem xét để điều chỉnh Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trước thông quan và đánh giá mức độ tuân thủ của tổ chức, cá nhân để quyết định hình thức, mức độ khi kiểm tra chuyên ngành.
1. Các trường hợp miễn kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật, các trường hợp miễn kiểm tra chuyên ngành theo quy định của Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Ngoài trường hợp được miễn kiểm tra nêu tại khoản 1 Điều này, còn áp dụng miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với các trường hợp sau:
a) Hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh có trị giá hải quan được miễn thuế theo quy định của pháp luật về thuế;
b) Hàng hóa nhập khẩu trong danh mục và định lượng miễn thuế theo quy định của pháp luật phục vụ cho công tác và sinh hoạt của tổ chức nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao;
c) Hành lý của người nhập cảnh trong định mức miễn thuế;
d) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ.
3. Ngoài trường hợp được miễn kiểm tra nêu tại khoản 1 Điều này, còn áp dụng miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với các trường hợp sau:
a) Hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh có trị giá hải quan được miễn thuế theo quy định của pháp luật về thuế;
b) Hàng hóa tạm nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế;
c) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ.
4. Các quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này không áp dụng trong trường hợp các bộ quản lý ngành, lĩnh vực có cảnh báo về an toàn thực phẩm, lây lan dịch bệnh, gây nguy hại cho sức khỏe, tính mạng con người, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục, nguy hại cho kinh tế, cho an ninh quốc gia hoặc có văn bản thông báo dừng áp dụng chế độ miễn kiểm tra chuyên ngành trước thông quan.
1. Đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trước thông quan, cơ quan hải quan quyết định thông quan sau khi người khai hải quan hoàn thành thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật và đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Có thông báo miễn kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành, trừ trường hợp hàng hóa được miễn kiểm tra theo quy định tại Điều 22 Nghị định này;
b) Có thông báo kết quả kiểm tra đạt yêu cầu của cơ quan kiểm tra chuyên ngành;
c) Có thông báo kết quả phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng của tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định và được pháp luật chuyên ngành quy định là cơ sở để thông quan hàng hóa.
2. Trường hợp hàng hóa không thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trước thông quan nhưng thực hiện kiểm tra chuyên ngành theo yêu cầu của người khai hải quan hoặc của nước nhập khẩu thì người khai hải quan không phải nộp kết quả kiểm ha cho cơ quan hải quan khi làm thủ tục hải quan.
1. Đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trước thông quan, cơ quan hải quan quyết định thông quan sau khi người khai hải quan hoàn thành thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật và đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Có thông báo miễn kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành, trừ trường hợp hàng hóa được miễn kiểm tra theo quy định tại Điều 22 Nghị định này;
b) Có thông báo kết quả kiểm tra đạt yêu cầu của cơ quan kiểm tra chuyên ngành;
c) Có thông báo kết quả đánh giá phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng của tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định và được pháp luật chuyên ngành quy định là cơ sở để thông quan hàng hóa.
2. Trường hợp thực hiện thủ tục hành chính về kiểm tra chất lượng thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, người nhập khẩu nộp bản đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng cho cơ quan kiểm tra chuyên ngành thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, không phải nộp bản đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng có xác nhận của cơ quan kiểm tra chuyên ngành cho cơ quan hải quan theo quy định tại điểm b khoản 2a và điểm b khoản 2b Điều 7 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018.
3. Trường hợp số lượng hàng hóa thực tế nhập khẩu nhiều hơn so với số lượng đã khai báo trên tờ khai hải quan nhưng là hàng hóa đồng nhất, cùng nhà nhập khẩu, cùng xuất xứ, cùng nhà sản xuất, được vận chuyển trên cùng phương tiện vận tải, cùng vận tải đơn trừ hàng hóa là máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải thì người khai hải quan được sử dụng kết quả kiểm tra chuyên ngành của tờ khai đó để thông quan sau khi đã hoàn thành các nghĩa vụ về thuế và quyết định xử lý (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm của người khai hải quan, tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định, cơ quan kiểm tra chuyên ngành thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành và các quy định sau đây:
1. Trách nhiệm của người khai hải quan
a) Chỉ được đưa vào lưu thông hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trước thông quan sau khi có kết quả kiểm tra chuyên ngành đạt yêu cầu hoặc được miễn kiểm tra chuyên ngành và cơ quan hải quan quyết định thông quan;
b) Thực hiện quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chịu mọi chi phí liên quan và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.
2. Trách nhiệm của cơ quan kiểm tra chuyên ngành
a) Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đăng ký kiểm tra của người khai;
b) Kiểm tra, đánh giá hàng hóa theo yêu cầu của pháp luật chuyên ngành; thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành cho người khai hải quan và cơ quan hải quan;
c) Xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo, đề xuất biện pháp xử lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật với cơ quan có thẩm quyền;
d) Bảo đảm khách quan, chính xác, công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử trong hoạt động kiểm tra chuyên ngành; bảo mật kết quả kiểm tra theo quy định của pháp luật;
đ) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra chuyên ngành;
e) Cung cấp thông tin và phối hợp với cơ quan hải quan trong việc theo dõi, giám sát chủ hàng thực hiện biện pháp khắc phục hàng hóa không đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
g) Kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc xây dựng Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trước thông quan, Danh mục hàng hóa xuất khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trước thông quan, đơn giản hóa thủ tục, phương thức tiếp nhận, xử lý hồ sơ, công khai kết quả kiểm tra chuyên ngành trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.
3. Trách nhiệm của tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định
a) Thực hiện một số công việc trong kiểm tra chuyên ngành theo phạm vi được chỉ định; chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước cơ quan kiểm tra chuyên ngành về kết quả thực hiện;
b) Cung cấp kết quả đánh giá trong thời hạn quy định cho cơ quan kiểm tra chuyên ngành để làm cơ sở kết luận về việc hàng hóa đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
c) Bảo mật thông tin, số liệu, kết quả đánh giá sự phù hợp, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
d) Lưu mẫu, lưu hồ sơ theo quy định của pháp luật;
đ) Chấp hành việc kiểm tra, thanh tra hoạt động đánh giá sự phù hợp theo quy định của pháp luật.
1. Trách nhiệm của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực
a) Thực hiện kiểm tra chuyên ngành trên cơ sở quản lý rủi ro, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật chuyên ngành của tổ chức, cá nhân trong kiểm tra chuyên ngành nhằm bảo đảm hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước và tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh;
b) Ban hành danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành theo quy định tại Điều 21 Nghị định này và công bố trên Cổng thông tin một cửa quốc gia;
c) Công bố trên Cổng thông tin một cửa quốc gia: danh mục hàng hóa đã áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực quy định tại khoản 4 Điều 27 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hệ thống quản lý tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực;
d) Quy định cụ thể và công bố trên Cổng thông tin một cửa quốc gia về: cơ quan kiểm tra chuyên ngành; phạm vi công việc được chỉ định trong hoạt động kiểm tra chuyên ngành, tiêu chí chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp; trình tự, thời gian, cách thức thực hiện thủ tục kiểm tra chuyên ngành gắn với trách nhiệm của cơ quan kiểm tra chuyên ngành, tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định; điều kiện, tiêu chí miễn kiểm tra, kiểm tra hồ sơ, kiểm tra hồ sơ kết hợp kiểm tra thực tế; danh sách tổ chức đánh giá sự phù hợp được thừa nhận phục vụ quản lý nhà nước theo điều ước quốc tế; danh sách tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định ban hành Thông báo kết quả đánh giá phù hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 23, điểm c khoản 1 Điều 24 Nghị định này;
đ) Căn cứ các quy định tại Nghị định này, các bộ quản lý ngành, lĩnh vực chủ trì rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do các bộ chủ trì ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành; trường hợp phát hiện có những quy định trái, mâu thuẫn với Nghị định này thì ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật để quy định, hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
2. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
Chủ trì, phối hợp với các bộ quản lý ngành, lĩnh vực xác định mã số HS đối với hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành theo quy định tại Điều 21 Nghị định này để các bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành và công bố theo quy định.
1. Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia chủ trì, phối hợp với bộ quản lý ngành, lĩnh vực xác lập cách thức, nội dung chia sẻ thông tin, dữ liệu về hàng hóa đã được thông quan nhưng thuộc trường hợp phải kiểm tra chuyên ngành sau thông quan nêu tại khoản 6 Điều 21 Nghị định này.
2. Cơ quan hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan phát hiện hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành có dấu hiệu không đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng thì thông báo cho cơ quan kiểm tra chuyên ngành lưu ý trong quá trình kiểm tra hàng hóa, không cho đưa hàng về bảo quản.
3. Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, cơ quan kiểm tra chuyên ngành, có thông tin về hàng hóa dự kiến nhập khẩu có dấu hiệu không đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hoặc xác định hàng hóa nhập khẩu cùng chủng loại với mặt hàng bị kiểm tra trong lưu thông không đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thì áp dụng biện pháp kiểm tra phù hợp, đồng thời thông báo cho cơ quan hải quan không cho đưa hàng về bảo quản.
4. Cơ quan kiểm tra chuyên ngành, tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định trong quá trình kiểm tra, lấy mẫu đối với hàng hóa được đưa về bảo quản, nếu phát hiện hàng hóa nhập khẩu có số lượng, chủng loại không phù hợp với hồ sơ đăng ký kiểm tra chuyên ngành; tự ý tiêu thụ một phần hoặc toàn bộ hàng hóa thì thông báo cho cơ quan hải quan để phối hợp xử lý.
5. Tổ chức đánh giá sự phù hợp nêu tại điểm c khoản 1 Điều 23, điểm c khoản 1 Điều 24 Nghị định này có trách nhiệm tiến hành hoạt động đánh giá sự phù hợp, thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật chuyên ngành; gửi kết quả đánh giá sự phù hợp đến người khai hải quan, cơ quan kiểm tra chuyên ngành và cơ quan hải quan thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.
1. Việc thực hiện thủ tục, trao đổi, chia sẻ và khai thác thông tin đối với tàu bay nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh; thông tin trước về hành khách và hàng hóa tại các cảng hàng không quốc tế được thực hiện thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.
2. Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Công an và Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm xây dựng và kết nối hệ thống với Cổng thông tin một cửa quốc gia để tiếp nhận, xử lý thông tin hoặc trực tiếp truy cập Cổng thông tin một cửa quốc gia để tiếp nhận, xử lý thông tin.
1. Người khai nộp hồ sơ dưới dạng dữ liệu điện tử để làm thủ tục đối với tàu bay nhập cảnh theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Nghị định số 08/2015/NĐ- CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 32 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018.
Thời hạn nộp hồ sơ dưới dạng điện tử và các chỉ tiêu thông tin của các chứng từ khai báo tại khoản này được thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 5 Điều 62 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 33 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP.
2. Trường hợp quy định của pháp luật chuyên ngành yêu cầu phải nộp, xuất trình chứng từ giấy thì việc nộp, xuất trình chứng từ giấy thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
3. Cổng thông tin một cửa quốc gia tự động phản hồi về việc đã tiếp nhận các chứng từ nêu tại khoản 1 Điều này.
4. Cơ quan xử lý tại cảng hàng không có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý, xác nhận hoàn thành thủ tục đối với tàu bay nhập cảnh thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia cho người khai và các bên liên quan trong thời hạn không quá 01 giờ kể từ khi người khai nộp, xuất trình đủ hồ sơ theo quy định.
5. Cảng vụ hàng không tiếp nhận các thông tin liên quan đến chuyến bay thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia để hỗ trợ cho việc thực hiện quản lý chuyên ngành.
6. Đơn vị kiểm soát xuất cảnh, nhập cảnh tiếp nhận thông tin về chuyến bay, danh sách hành khách, danh sách tổ lái và nhân viên làm việc trên tàu bay và thông tin về đặt chỗ của hành khách (thông tin PNR) thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia để xử lý theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
7. Cơ quan hải quan tiếp nhận các chứng từ nêu tại khoản 1 Điều này, xác nhận hoàn thành thủ tục hải quan đối với tàu bay nhập cảnh thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.
8. Tổ chức kiểm dịch y tế biên giới, cơ quan kiểm dịch động vật, cơ quan kiểm dịch thực vật tiếp nhận các thông tin liên quan đến chuyến bay thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia để hỗ trợ cho việc thực hiện quản lý chuyên ngành trong lĩnh vực kiểm dịch y tế, kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật.
9. Khai sửa đổi, bổ sung thông tin trong bộ chứng từ khai báo thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia:
a) Người khai khai sửa đổi, bổ sung thông tin trong chứng từ khai báo thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia;
b) Cơ quan xử lý tiếp nhận thông tin khai sửa đổi, bổ sung để thực hiện thủ tục điện tử đối với tàu bay nhập cảnh;
c) Việc khai sửa đổi, bổ sung thông tin của người khai khi làm thủ tục cho tàu bay nhập cảnh thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 62 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 33 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP.
1. Người khai nộp hồ sơ dưới dạng dữ liệu điện tử để làm thủ tục đối với tàu bay xuất cảnh theo quy định tại khoản 2 Điều 61 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 32 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP.
Thời hạn nộp hồ sơ dưới dạng điện tử và các chỉ tiêu thông tin của các chứng từ khai báo tại khoản này được thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 5 Điều 62 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 33 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP.
2. Trường hợp quy định của pháp luật chuyên ngành yêu cầu phải nộp, xuất trình chứng từ giấy thì việc nộp, xuất trình chứng từ giấy thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
3. Cổng thông tin một cửa quốc gia tự động phản hồi về việc đã tiếp nhận các chứng từ nêu tại khoản 1 Điều này.
4. Cơ quan xử lý tại cảng hàng không có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý, xác nhận hoàn thành thủ tục đối với tàu bay xuất cảnh thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia cho người khai và các bên liên quan trong thời hạn không quá 01 giờ kể từ khi người khai nộp, xuất trình đủ hồ sơ theo quy định.
5. Cảng vụ hàng không tiếp nhận các thông tin liên quan đến chuyến bay thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia để hỗ trợ cho việc thực hiện quản lý chuyên ngành, phản hồi thông tin hành khách thuộc danh sách cấm vận chuyển bằng đường hàng không (nếu có).
6. Đơn vị kiểm soát xuất cảnh, nhập cảnh tiếp nhận thông tin về chuyến bay, danh sách hành khách, danh sách tổ lái và nhân viên làm việc trên tàu bay và thông tin về đặt chỗ của hành khách (thông tin PNR) thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia để xử lý theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
7. Cơ quan hải quan tiếp nhận các chứng từ nêu tại khoản 1 Điều này, xác nhận hoàn thành thủ tục hải quan đối với tàu bay xuất cảnh thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.
8. Tổ chức kiểm dịch y tế biên giới, cơ quan kiểm dịch động vật, cơ quan kiểm dịch thực vật tiếp nhận các thông tin liên quan đến chuyến bay thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia để hỗ trợ cho việc thực hiện quản lý chuyên ngành trong lĩnh vực kiểm dịch y tế, kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật.
9. Khai sửa đổi, bổ sung thông tin trong bộ chứng từ khai báo thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia:
a) Người khai khai sửa đổi, bổ sung thông tin trong chứng từ khai báo thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia;
b) Cơ quan xử lý tiếp nhận thông tin khai sửa đổi, bổ sung để thực hiện thủ tục điện tử đối với tàu bay xuất cảnh;
c) Việc khai sửa đổi, bổ sung thông tin của người khai khi làm thủ tục cho tàu bay xuất cảnh thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 62 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 33 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP.
1. Hồ sơ làm thủ tục
Hồ sơ phải khai báo, xuất trình để làm thủ tục đối với tàu thuyền nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, đến, rời cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng dầu khí ngoài khơi thực hiện theo quy định tại Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải, Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, Nghị định số 77/2017/NĐ-CP ngày 03 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo vệ an ninh trật tự tại cửa khẩu cảng và Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng chống các bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới.
2. Thời hạn khai báo hồ sơ
Người khai thực hiện thông báo tàu thuyền đến cảng, rời cảng, quá cảnh theo quy định tại Điều 87 Nghị định số 58/2017/NĐ-CP; xác báo tàu thuyền đến cảng theo quy định tại Điều 88 Nghị định số 58/2017/NĐ-CP. Đối với các chứng từ khác, thời hạn khai báo thực hiện như sau:
a) Đối với tàu thuyền nhập cảnh
- Bản khai chung, bản khai hàng hóa, vận đơn chủ, vận đơn thứ cấp: Đối với các chuyến tàu thuyền có hành trình dưới 05 ngày, chậm nhất 12 giờ trước khi tàu dự kiến cập cảng; đối với các chuyến tàu thuyền có hành trình khác, chậm nhất 24 giờ trước khi tàu dự kiến cập cảng;
- Danh sách thuyền viên, danh sách hành khách, bản khai dự trữ của tàu, Bản khai hành lý thuyền viên, nhân viên làm việc trên tàu thuyền, Bản khai hàng hóa nguy hiểm: Chậm nhất 08 giờ trước khi dự kiến cập cảng;
- Giấy khai báo y tế hàng hải: Chậm nhất 02 giờ trước khi tàu thuyền đến vùng đón trả hoa tiêu;
- Bản khai vũ khí và vật liệu nổ, bản khai người trốn trên tàu: Chậm nhất 04 giờ trước khi tàu thuyền dự kiến cập cảng;
- Các chứng từ khác: Chậm nhất 02 giờ kể từ khi tàu thuyền đã vào neo đậu tại cầu cảng hoặc 04 giờ kể từ khi tàu thuyền đã vào neo đậu tại các vị trí khác trong vùng nước cảng. Trường hợp nhập cảnh cảng dầu khí ngoài khơi: Chậm nhất 24 giờ sau khi trở lại bờ.
b) Đối với tàu thuyền xuất cảnh:
Danh sách thuyền viên, danh sách hành khách, bản khai vũ khí và vật liệu nổ, bản khai người trốn trên tàu thuyền: Chậm nhất 02 giờ trước khi tàu thuyền dự kiến rời cảng. Các chứng từ khác: Chậm nhất 01 giờ trước khi tàu thuyền dự kiến rời cảng.
Riêng tàu thuyền chở khách và tàu thuyền chuyên tuyến, thực hiện ngay trước thời điểm tàu thuyền dự kiến rời cảng.
c) Đối với tàu thuyền quá cảnh: Khi nhập cảnh, thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này. Khi xuất cảnh, nếu có sự thay đổi về các chứng từ so với khi nhập cảnh thì thực hiện theo quy định tại điểm b khoản này.
3. Thủ tục hành chính đối với phương tiện thủy nội địa Việt Nam, Campuchia nhập cảnh, xuất cảnh tại cảng thủy nội địa Việt Nam thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
1. Cơ quan xử lý chịu trách nhiệm kiểm tra chứng từ nộp theo phương thức điện tử hoặc chứng từ xuất trình (bản giấy) và làm thủ tục cho tàu thuyền theo chức năng nhiệm vụ và quy định tại Nghị định số 58/2017/NĐ-CP , Nghị định số 59/2018/NĐ-CP và Nghị định số 77/2017/NĐ-CP .
2. Trong trường hợp các cơ quan quản lý nhà nước cùng tham gia xử lý và có ý kiến khác nhau đối với cùng một chứng từ do người khai khai báo, cơ quan xử lý đảm nhiệm vai trò đầu mối và có thẩm quyền quyết định cuối cùng được xác định như sau:
a) Cảng vụ hàng hải hoặc Cảng vụ đường thủy nội địa chịu trách nhiệm chính và có thẩm quyền quyết định cuối cùng đối với Bản khai chung;
b) Cơ quan hải quan chịu trách nhiệm chính và có thẩm quyền quyết định cuối cùng đối với các chứng từ: Bản khai hàng hóa, Bản khai hàng hóa nguy hiểm, Bản khai hành lý, Bản khai dự trữ tàu;
c) Biên phòng cửa khẩu chịu trách nhiệm chính và có thẩm quyền quyết định cuối cùng đối với các chứng từ: Danh sách hành khách, Danh sách thuyền viên, Bản khai người trốn trên tàu, Bản khai vũ khí vật liệu nổ;
d) Cơ quan kiểm dịch động vật chịu trách nhiệm chính và có thẩm quyền quyết định cuối cùng đối với chứng từ: Bản khai kiểm dịch động vật;
đ) Cơ quan kiểm dịch thực vật chịu trách nhiệm chính và có thẩm quyền quyết định cuối cùng đối với chứng từ: Bản khai kiểm dịch thực vật;
e) Cơ quan kiểm dịch y tế chịu trách nhiệm chính và có thẩm quyền quyết định cuối cùng đối với các chứng từ: Bản khai y tế hàng hải, Giấy chứng nhận miễn xử lý vệ sinh tàu thuyền/chứng nhận xử lý vệ sinh tàu thuyền, Giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế hàng hóa (trên tàu thuyền), tàu thuyền, Giấy khai báo y tế thi thể, hài cốt, tro cốt (nếu có), Giấy khai báo y tế đối với mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người (nếu có).
3. Cấp phép điện tử
Chậm nhất 01 giờ kể từ khi người làm thủ tục đã khai, xuất trình đủ các giấy tờ theo quy định, các cơ quan quản lý nhà nước xử lý, giải quyết thủ tục theo quy định của pháp luật chuyên ngành và thông báo kết quả xử lý cho Cảng vụ hàng hải hoặc Cảng vụ đường thủy nội địa để hoàn thành thủ tục đối với tàu thuyền nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh. Việc xử lý được thực hiện như sau:
a) Cơ quan hải quan xác nhận hoàn thành thủ tục hải quan đối với tàu thuyền nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia. Đối với tàu thuyền nhập cảnh có vận chuyển hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, hàng hóa không đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, cơ quan hải quan thông báo cho thuyền trưởng, doanh nghiệp kinh doanh cảng, cảng vụ biết để không dỡ hàng hóa xuống cảng, trừ trường hợp có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền;
b) Biên phòng cửa khẩu xác nhận hoàn thành thủ tục đối với hành khách, thuyền viên, xác nhận hoàn thành thủ tục an ninh đối với tàu thuyền nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, qua Cổng thông tin một cửa quốc gia;
c) Cơ quan kiểm dịch động vật xác nhận thời gian hoàn thành thủ tục đăng ký kiểm dịch động vật đối với hàng hóa thuộc thuộc diện kiểm dịch động vật thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia theo quy định của Luật thú y và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
d) Cơ quan kiểm dịch thực vật xác nhận thời gian hoàn thành thủ tục đăng ký kiểm dịch thực vật đối với hàng hóa thuộc danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia. Cơ quan kiểm dịch thực vật thông báo cho người khai về thời gian kiểm tra thực tế chuyến hàng theo quy định tại Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
đ) Cơ quan kiểm dịch y tế xác nhận thời gian hoàn thành thủ tục đăng ký kiểm dịch y tế đối với các tàu thuyền xuất phát hoặc đi qua vùng dịch hoặc trên tàu thuyền có người xuất phát hoặc đi qua vùng dịch hoặc đang có người chết trên tàu thuyền, tàu thuyền có mang tro cốt, thi hài, mô hoặc bộ phận cơ thể người;
e) Cảng vụ hàng hải hoặc Cảng vụ đường thủy nội địa xác nhận hoàn thành thủ tục tàu thuyền nhập cảnh hoặc cấp giấy phép rời cảng hoặc giấy phép quá cảnh thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.
4. Phối hợp trong tiếp nhận, trao đổi thông tin
a) Trường hợp không cho phép tàu thuyền nhập cảnh hoặc quá cảnh theo quy định tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo quy định của pháp luật Việt Nam, cơ quan xử lý phải thông báo lý do thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia cho các bên liên quan để phối hợp xử lý.
b) Quá thời hạn quy định tại khoản 3 Điều này, cơ quan xử lý liên quan không phản hồi kết quả xử lý, cơ quan cảng vụ quyết định các nội dung quy định tại điểm e khoản 3 Điều này.
c) Trường hợp phát hiện thông tin khai báo không chính xác hoặc không đầy đủ, hợp lệ, cơ quan xử lý hướng dẫn người khai khai sửa đổi, bổ sung và thông báo cho các cơ quan liên quan thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.
d) Trường hợp một cơ quan từ chối hồ sơ điện tử nhưng vẫn tiếp tục xử lý bên ngoài hệ thống dựa trên hồ sơ giấy, cơ quan từ chối hồ sơ phải ghi rõ lý do từ chối trên hệ thống và phản hồi kết quả cho các bên liên quan thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia. Các cơ quan xử lý còn lại có thể quyết định tiếp tục xử lý hồ sơ trên hệ thống hoặc chuyển sang xử lý hồ sơ giấy.
1. Cổng thông tin một cửa quốc gia là đầu mối tiếp nhận và trao đổi thông tin, chứng từ điện tử của cơ quan nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với cơ quan, tổ chức thuộc các quốc gia, vùng lãnh thổ có ký kết các thỏa thuận, điều ước về trao đổi thông tin và chứng từ điện tử với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Nội dung trao đổi và tiêu chuẩn kỹ thuật được thực hiện theo thỏa thuận quốc tế đã ký kết, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Các thông tin, chứng từ điện tử được trao đổi giữa cơ quan nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với cơ quan, tổ chức thuộc các quốc gia, vùng lãnh thổ có ký kết các thỏa thuận quốc tế, điều ước quốc tế về trao đổi thông tin và chứng từ điện tử với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia Việt Nam có giá trị pháp lý như chứng từ giấy khi đảm bảo các điều kiện sau:
1. Đáp ứng đầy đủ những điều kiện được quy định tại các thỏa thuận quốc tế, điều ước quốc tế về trao đổi thông tin và chứng từ điện tử mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết, tham gia.
2. Được công nhận có giá trị pháp lý như chứng từ giấy tại các thỏa thuận, điều ước quốc tế về trao đổi thông tin và chứng từ điện tử mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết, gia nhập.
3. Đáp ứng đầy đủ những điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định này.
1. Việc trao đổi, sử dụng và chia sẻ các thông tin và chứng từ điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia để thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN phải phù hợp với thỏa thuận mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia với tư cách thành viên trong việc thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN.
2. Thông tin và dữ liệu được trao đổi và chia sẻ bởi Cổng thông tin một cửa quốc gia của một nước thành viên đến Cổng thông tin một cửa quốc gia của một quốc gia thành viên khác thông qua môi trường Cơ chế một cửa ASEAN sẽ được sử dụng và lưu trữ theo các quy định của thỏa thuận mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia với tư cách thành viên trong việc thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN.
3. Thông tin và chứng từ điện tử được truyền và trao đổi thông qua Cơ chế một cửa ASEAN được cơ quan hải quan sử dụng để thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và trao đổi, chia sẻ thông tin với các bộ, ngành đối với lĩnh vực liên quan.
1. Bộ Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với bộ, ngành liên quan:
a) Xây dựng và triển khai Cổng thông tin một cửa quốc gia để triển khai Cơ chế một cửa ASEAN và trao đổi thông tin với với các quốc gia, vùng lãnh thổ có ký kết thỏa thuận, điều ước về trao đổi thông tin và chứng từ điện tử với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Đề xuất việc công nhận lẫn nhau đối với thông tin và chứng từ điện tử được trao đổi với các quốc gia và vùng lãnh thổ để đơn giản hóa hồ sơ chứng từ, thủ tục nhằm giảm thời gian thông quan và giải phóng hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh; người và phương tiện vận tải nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh.
2. Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính và bộ, ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp với nhau trong việc trao đổi thông tin chứng từ xuất xứ hàng hóa điện tử, giấy kiểm dịch điện tử, chứng từ vận tải và các chứng từ thương mại liên quan khác với các nước thành viên ASEAN và các quốc gia, vùng lãnh thổ khác thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.
a) Quyết định số 43/2017/QĐ-TTg ngày 26 tháng 9 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định trách nhiệm thực hiện thủ tục đối với tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thông qua Cơ chế một cửa quốc gia;
b) Các Điều 4, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23; quy định liên quan đến thủ tục tàu thuyền nhập cảnh, xuất cảnh, vào, rời cảng thủy nội địa tại các Điều 5, 6, 7, 10 của Quyết định số 34/2016/QĐ-TTg ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ quy định thủ tục điện tử đối với tàu thuyền vào, rời cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng dầu khí ngoài khơi thông qua Cơ chế một cửa quốc gia.
c) Điều 8 Nghị định số 27/2011/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ về cung cấp, khai thác, xử lý, sử dụng thông tin vê hành khách trước khi nhập cảnh Việt Nam qua đường hàng không.
d) Điểm l khoản 7 Điều 7 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP;
đ) Cụm từ “sản phẩm mang theo người nhập cảnh, gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi của người nhập cảnh để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hoặc mục đích chuyến đi” tại khoản 2 Điều 13 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm;
e) Nội dung quy định về kiểm tra chuyên ngành tại khoản 5, khoản 6 Điều 60 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 31 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP.
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đáp ứng quy định tại điểm a, điểm c khoản 4 Điều 21 Nghị định này chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật nhưng có chỉ tiêu kiểm tra, phương pháp kiểm tra thì được tiếp tục đưa vào danh mục kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2020.
1. Bộ Tài chính, các bộ quản lý ngành, lĩnh vực hướng dẫn, tổ chức thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
(Kèm theo Nghị định số 85/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ)
Mẫu số 01 |
Chỉ tiêu đăng ký thông tin đối với người khai đã có tài khoản tại các hệ thống xử lý chuyên ngành |
Mẫu số 02 |
Chỉ tiêu đăng ký thông tin đối với người khai cấp tài khoản mới |
CHỈ TIÊU ĐĂNG KÝ THÔNG TIN ĐỐI VỚI NGƯỜI KHAI ĐÃ CÓ TÀI KHOẢN TẠI CÁC HỆ THỐNG XỬ LÝ CHUYÊN NGÀNH
STT |
Tên tiêu chí |
Bắt buộc |
Lặp lại |
I |
Thông tin chung |
|
|
1 |
Tên tổ chức bằng tiếng Việt và tiếng Anh (nếu có) |
X |
|
2 |
Tên người đại diện |
X |
|
3 |
Địa chỉ tổ chức |
X |
|
4 |
|
X |
|
5 |
Mã số thuế của tổ chức |
X |
|
6 |
Lĩnh vực hoạt động |
X |
|
II |
Thông tin tài khoản lựa chọn để sử dụng trên Cổng thông tin một cửa quốc gia |
|
|
1 |
Tên tài khoản truy cập |
X |
|
2 |
Đơn vị cấp tài khoản |
X |
|
III |
Thông tin chữ ký số |
|
|
1 |
Số định danh chứng thư số |
|
X |
2 |
Tên đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thư số |
|
X |
3 |
Tên người được cấp chứng thư số |
|
X |
4 |
Ngày hiệu lực |
|
X |
5 |
Ngày hết hiệu lực |
|
X |
6 |
Khóa công khai |
|
X |
CHỈ TIÊU ĐĂNG KÝ THÔNG TIN ĐỐI VỚI NGƯỜI KHAI CẤP TÀI KHOẢN MỚI
STT |
Tên tiêu chí |
Bắt buộc |
Lặp lại |
I |
Thông tin chung |
|
|
1 |
Tên tổ chức (Tiếng Việt) |
X |
|
2 |
Tên tổ chức (Tiếng Anh) |
|
|
3 |
Tên viết tắt |
|
|
4 |
Năm thành lập |
X |
|
5 |
Địa chỉ tổ chức |
X |
|
6 |
Website |
|
|
7 |
Điện thoại |
X |
|
8 |
Fax |
|
|
9 |
Số đăng ký kinh doanh |
X |
|
10 |
Mã số thuế của tổ chức |
X |
|
11 |
Lĩnh vực hoạt động |
X |
|
12 |
Giấy phép kinh doanh (dạng file ảnh) |
X |
|
II |
Thông tin người đại diện theo pháp luật |
|
|
1 |
Họ và tên |
X |
|
2 |
Điện thoại |
X |
|
3 |
Di động |
X |
|
4 |
|
X |
|
III |
Thông tin chữ ký số |
|
|
1 |
Số định danh chứng thư số |
|
X |
2 |
Tên đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thư số |
|
X |
3 |
Tên người được cấp chứng thư số |
|
X |
4 |
Ngày hiệu lực |
|
X |
5 |
Ngày hết hiệu lực |
|
X |
6 |
Khóa công khai |
|
X |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 85/2019/ND-CP |
Hanoi, November 14, 2019 |
DECREE
PRESCRIBING HANDLING OF ADMINISTRATIVE PROCEDURES VIA NATIONAL SINGLE WINDOW AND ASEAN SINGLE WINDOW AND SPECIALIZED INSPECTION FOR EXPORTS AND IMPORTS
Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;
Pursuant to the Law on Customs dated June 23, 2014;
Pursuant to the Law on Information Technology dated June 29, 2006;
Pursuant to the Law on E-Transactions dated November 29, 2005;
Pursuant to the Law on Vietnam Civil Aviation dated June 29, 2006 and Amendments to some Articles of the Law on Vietnam Civil Aviation dated November 21, 2014;
Pursuant to the Vietnam Maritime Code dated November 25, 2015;
Pursuant to the Law on Inland Waterway Transport dated June 15, 2004 and Law on amendments to some Articles of the Law on Inland Waterway Transport dated June 17, 2014;
Pursuant to the Law on Technical Regulations and Standards dated June 29, 2006;
Pursuant to Law on Products and Goods Quality dated November 21, 2007;
Pursuant to the Law on Prevention and Control of Infectious Diseases dated November 21, 2007;
Pursuant to the Law on Food Safety dated June 17, 2010;
Pursuant to the Law on Economical and Efficient Use of Energy dated June 17, 2010;
Pursuant to the Mineral Law dated November 17, 2010;
Pursuant to the Law on Plant Protection and Quarantine dated November 25, 2013;
Pursuant to the Law on Forest Protection and Development dated March 12, 2004;
Pursuant to Law on Chemicals dated December 21, 2007;
Pursuant to the Mineral Law dated November 17, 2010;
Pursuant to the Publishing Law dated December 20, 2012;
Pursuant to the Law on Environmental Protection dated June 24, 2014;
Pursuant to the Law on Veterinary Medicine dated June 19, 2015;
Pursuant to the Law on Pharmacy dated April 06, 2016;
Pursuant to the Law on Foreign Trade Management dated June 12, 2017;
Pursuant to the Law on Fishery dated November 21, 2017;
Pursuant to the Law on Management and Use of Weapons, Explosives and Combat Gears dated June 20, 2017;
To implement the Protocol amending the Marrakesh Agreement Establishing the World Trade Organization and the Agreement to Establish and Implement the ASEAN Single Window;
At the request of the Minister of Finance;
The Government promulgates a Decree prescribing handling of administrative procedures via National Single Window and ASEAN Single Window and specialized inspection for exports and imports
GENERAL PROVISIONS
This Decree provides for handling of administrative procedures concerning exports, imports and in-transit goods and outbound, inbound and in-transit vehicles via the National Single Window (“NSW”) and ASEAN Single Window (“ASW”); specialized inspection for exports, imports and in-transit goods; and management, use, exchange and sharing of data via the Vietnam National Single Window (“VNSW”).
1. Bodies, organizations and individuals involved in administrative procedures for exports, imports and in-transit goods and outbound, inbound and in-transit vehicles.
2. Bodies, organizations and individuals involved in export, import and transit of goods; and exit, entry and transit of persons and vehicles.
3. Data transmission service providers, digital signature and digital certificate providers and software providers.
For the purposes of this Decree, the terms below shall be construed as follows:
1. “handle administrative procedures via the National Single Window” refers to the process where the declarant submits e-documents and information to carry out customs procedures and other administrative procedures related to exports, imports and in-transit goods and outbound, inbound and in-transit vehicles via the VNSW. It also refers to the process where administrative procedures handling authorities decide to permit export, import and transit of goods and exit, entry and transit of vehicles via the VNSW; and customs authorities decide to grant customs clearance and announce handling results via the VNSW.
2. “Vietnam National Single Window” means the integrated information system for handling of customs procedures and other administrative procedures related to exports, imports and in-transit goods; and outbound, inbound and in-transit vehicles.
3. “specialized processing system” means the information system of a ministry managing a sector or an area (“supervisory ministry”) for processing dossiers submitted by declarants and connecting and exchanging information via the VNSW in order to handle administrative procedures via the NSW.
4. “administrative procedures handling authority” (“handling authority”) means a body possessing power to handle administrative procedures according to regulations of laws for export, import and transit of goods; and exit, entry and transit of persons and vehicles.
5. “administrative dossier” means a set of information and documents for each administrative procedure that is declared, submitted or presented by a declarant via the NSW according to regulations of specialized laws.
6. “e-document” means the information electronically created, sent, received and stored to carry out administrative procedures via the VNSW. The e-document is one form of data messages and includes information declared or submitted by declarants, handling results from handling authorities, and notices from handling authorities to declarants via the VNSW.
7. “declarant” means an organization or individual carrying out an administrative procedure via the VNSW.
8. “user” means an entity granted access to the VNSW.
9. “ASEAN Single Window” refers to the environment where NSWs of ASEAN member states are connected.
10. “specialized inspection” refers to the process where a specialized inspecting body, on the basis of regulations of laws on technical regulations and standards, assesses and determines eligibility for export, import and transit of goods according to relevant regulations of laws.
Specialized inspection in terms of culture for exports and imports shall be carried out according to regulations of cultural laws.
11. “risk management in specialized inspection” means implementing a system of measures and business processes to determine, evaluate and classify risk levels, which serves as the basis for inspection decision, inspection method, inspection level and personnel assignment to efficiently perform specialized inspection.
12. “specialized inspecting body” means a Governmental body assigned by a supervisory ministry the tasks of specialized inspection of exports, imports or in-transit goods in terms of its specialized area specified in the Decree on functions, tasks, power and organizational structure of such ministry.
Article 4. Functions of Vietnam National Single Window
1. Receive e-documents, declared information and relevant information, verify digital signatures of declarants and handling authorities.
2. Send e-documents, declared information and relevant information of declarants to specialized processing systems and store declarant’s information on the VNSW for reference and statistical purposes.
3. Receive handling results and notices from specialized processing systems.
4. Inform handling results to declarants and relevant specialized processing systems.
5. Record statuses of e-transactions and e-documents made via the VNSW. Time limit for record of such statuses is specified by regulations of laws on e-transactions and regulations on document archiving of specialized laws.
6. Provide information, including information on handling of administrative procedure and statistics, upon request from handling authorities and declarants as appropriate to the functions and power of handling authorities and rights and responsibilities of declarants.
7. Post regulations of specialized laws on management policies, administrative procedures and persons in charge as prescribed by this Decree.
8. Connect with information systems of other countries and territories according to concluded international agreements and international conventions to which Vietnam is a signatory (“adopted international conventions”).
Article 5. Principles of operation of Vietnam National Single Window
Principles of operation of Vietnam National Single Window:
1. Comply with regulations of laws on protection of state secrets and trade secrets, and other regulations of relevant laws.
2. Ensure administrative procedures are carried out accurately, transparently, impartially, adequately and promptly via the VNSW.
3. Enable organizations and individuals to carry out administrative procedures via the VNSW.
Article 6. E-transactions via Vietnam National Single Window
E-transactions via the VNSW (“e-transactions”) include:
1. Information declaration and receipt, and notification of processing of documents for administrative procedures carried out via the VNSW.
2. Receipt and transfer of declared information from the VNSW to specialized processing systems.
3. Receipt of handling results from specialized processing systems to the VNSW.
4. Exchange of information between specialized processing systems via the VNSW.
5. Exchange of information between the VNSW and information systems of other countries and territories according to concluded international agreements and adopted international conventions.
Article 7. Management of Vietnam National Single Window
1. The unit managing the VNSW (“supervisory unit”) is the General Department of Vietnam Customs, an affiliate of the Ministry of Finance.
2. The supervisory unit shall:
a) Manage the technical aspect, operation, maintenance and upgrade of hardware systems, computer networks and security and safety systems serving the operation of the VNSW; establish and maintain network infrastructure for connection between the VNSW and specialized processing systems;
b) Manage, operate, maintain and upgrade the VNSW according to the requirements of relevant parties;
c) Manage and grant accounts to VNSW users;
d) Ensure the VNSW is available 24/7;
dd) Inform handling authorities of remedial plans and estimated remediation time when the VNSW experiences a problem;
e) Provide technical advice and assistance to specialized processing systems and declarants upon request; provide guidance for declarants on use of registered accounts to access the VNSW in the event of unexpected difficulties;
g) Store information and data and ensure safety thereof according to regulations of Article 9 herein;
h) Participate in negotiation and fulfill international agreements and conventions related to exchange of information between the VNSW and information systems of other countries and territories.
Article 8. Power to access Vietnam National Single Window and access levels
1. Declarants carrying out administrative procedures via the VNSW may access the VNSW to declare information, receive feedback on handling of administrative dossiers, receive administrative documents and results of handling of other administrative procedures, and peruse information published on the VNSW.
2. Customs authorities and handling authorities whose administrative procedures are being handled on the VNSW may access the VNSW to receive information, handle administrative procedures and notify results thereof as prescribed by specialized laws.
Article 9. Information and data storage and safety assurance
1. The supervisory unit shall store and back up information and data of e-transactions and ensure safety thereof; take necessary specialized, professional and technical measures to secure information and data on the VNSW, ensure accurate, timely and efficient information and data sharing for bodies, organizations, units and individuals.
2. Handling authorities shall store information and data sent to the VNSW that are retained in specialized processing systems and ensure safety thereof.
3. Declarants shall store information and data provided to the VNSW and ensure safety thereof according to regulations of specialized laws.
4. Data transmission service providers must ensure continuity, integrity and safety of information and data transmitted via their transmission services.
5. The supervisory unit and supervisory ministries shall ensure that the VNSW and specialized processing systems meet the requirements prescribed in the Government’s Decree No. 85/2016/ND-CP dated July 01, 2016 on security of information systems by classification and regulations of laws on information security and safety.
Article 10. Responsibilities of supervisory ministries for NSW implementation
1. The Ministry of Finance shall take charge and cooperate with other supervisory ministries in:
a) Announcing list of administrative procedures and administrative procedure handling timeline via the VNSW.
b) Finalizing the model for system of information connection and exchange, requirements for connection methods, technical standards and information indicators of service to implementation of the NSW;
c) Managing, operating and storing information and data, and handling incidents happening to the VNSW;
d) Announcing information and forms of e-documents prescribed in Point dd Clause 2 herein.
2. Relevant supervisory ministries shall:
a) Cooperate with the Ministry of Finance and relevant units in executing the contents prescribed in Points a, b, c and d Clause 1 herein;
b) Review administrative procedures of the sectors under their management to regulate methods for handling administrative procedures via the NSW in accordance with this Decree and announce administrative procedures as prescribed by law;
c) Manage e-transactions related to handling administrative procedures of their sectors;
d) Manage, operate and store information and data, and handle incidents happening to specialized processing systems of their sectors;
dd) Provide regulations on information and forms of e-documents under the management of their sectors according to requirements of specialized laws and in compliance with international standards.
PROVISIONS FOR HANDLING OF ADMINISTRATIVE PROCEDURES VIA NATIONAL SINGLE WINDOW SYSTEM
Article 11. Registration and revocation of user accounts of Vietnam National Single Window
1. Account registration for declarants:
a) Accounts are registered at https://vnsw.gov.vn;
b) If a declarant has been granted multiple accounts to access different specialized processing systems by supervisory ministries, the declarant may choose one of those accounts and register their information using Form No. 01 of the Appendix enclosed with this Decree;
c) If the declarant is not yet granted an account
The declarant shall register their information using Form No. 02 of Appendix I enclosed with this Decree.
The supervisory unit shall inspect the declarant’s information within 01 working day from the date of receipt of such information. The supervisory unit shall send an email to the declarant to request correction or supplement if the information is inadequate or inaccurate, or to reject the application and provide the explanation thereof, or to inform that the application has been accepted.
2. Account registration for officials of affiliates of supervisory ministries:
a) The supervisory ministry shall compile list of VNSW accounts to be granted, including full name, position, workplace and power to perform its functions on the VNSW, and send a written notice to the supervisory unit;
b) Within 03 working days from the date on which the supervisory ministry submitted a valid list of accounts to be granted, based on technical requirements for system security and safety assurance, the supervisory unit shall consider the number of accounts requested, grant accounts to the supervisory ministry and inform the default passwords and usernames to the supervisory ministry in writing. If the number of accounts granted is fewer than requested, the supervisory unit must provide a written explanation to the supervisory ministry.
3. Account registration for eligibility assessment bodies (“assessment bodies”)
Supervisory ministries shall compile and send lists of accounts to be granted to assessment bodies to the supervisory unit to have such accounts granted according to regulations of Clause 2 herein.
4. Locking user accounts
a) If an account needs to be locked, the declarant or supervisory ministries shall send the account’s information, reason for locking and requested locking date to the supervisory unit no later than 05 days from the date of such request in writing.
b) In case of an emergency that compromises data security or safety, the user or supervisory ministries shall notify the supervisory unit via telephone or email to have the account locked by the supervisory unit immediately. The supervisory unit shall inform the declarant or supervisory ministries in writing or via email or telephone no later than 05 working hours from the time the account is locked.
c) If the supervisory unit detects a risk to data security or safety, it shall lock the account at once and inform the declarant and supervisory ministries immediately after the locking is completed.
5. Activation of locked accounts
a) To resume using a locked account, the declarant or supervisory ministries shall send a written request which includes the account’s information, reason for activation and requested activation date to the supervisory unit.
b) The supervisory unit shall activate the locked account at the requested time mentioned in Point a herein. In case the requested time is earlier than the time of receipt of the activation request, or the requested time is 01 day after the time of receipt of the activation request or sooner, the account shall be activated 01 working day after the time of receipt of the activation request.
6. Account revocation
An account will be revoked by the supervisory unit if:
a) The declarant or assessment body requests their/its account be revoked in writing;
b) A supervisory ministry announces dissolution, bankruptcy or termination or suspension of operation of the declarant or assessment body;
c) A supervisory ministry sends a notice of revocation of the account granted to an official, public employee or another entity authorized to access the VNSW by supervisory ministries;
d) Other cases as prescribed by law
The person requesting account revocation must send a written request which includes the account’s information, reason for revocation and revocation time to the supervisory unit; for dissolution, bankruptcy or termination or suspension of operation of the declarant or assessment body, the time of dissolution, bankruptcy or termination or suspension of operation must be specified.
The supervisory unit shall revoke the account and send a notice of such action to the requester no later than 03 working days from the date of receipt of the revocation request.
7. Account management
a) Responsibilities of users
Ensure safety and confidentiality of the account granted to access the VNSW. Promptly inform the supervisory unit in case of loss or divulgence of the account’s information, which might compromise data safety or security.
b) Responsibilities of supervisory ministries
Manage use of VNSW accounts of officials, public employees and assessment bodies; promptly notify the supervisory unit of any change to user or account’s information, dissolution, bankruptcy, termination or suspension of operation or revocation of the designation decision of assessment bodies.
Article 12. Use of digital signatures for handling administrative procedures via Vietnam National Single Window
In case a regulation of specialized laws requests the use of digital signatures, the declarant must use digital signatures to carry out administrative procedures via the VNSW and comply with the following regulations:
1. Use of digital signatures and legal value of digital signatures are prescribed by regulations of laws on digital signatures and digital signature authentication.
2. Digital signatures used in administrative procedures must be authenticated by digital certificates of public digital signature certification authorities; or foreign digital certificates licensed to be used in Vietnam.
3. If the declarant has registered to use many digital signatures with specialized processing systems, the declarant has the right to choose one of such digital signatures.
4. Before using their digital signature for administrative procedures via the VNSW, the declarant must register such digital signature with the supervisory unit. Such registration may be carried out along with the request for a user account. If the declarant has already possessed a user account but not yet registered their digital signature or would like to register an additional digital signature, they shall use their registered account to access the VNSW and fill in the following information:
a) Name and tax ID number of the importer or exporter;
b) Full name, number of identity card, passport or another document of equivalent value, and position (if any) of the person granted the digital certificate;
c) Serial number of the digital certificate;
d) Validity period of the digital certificate.
5. In case of change to registered information, extension of the digital certificate or change of the key pair, the declarant must re-register the information specified in Clause 3 herein with the supervisory unit. Such re-registration shall follow the procedure for new registration.
Article 13. Handling administrative procedures via Vietnam National Single Window
1. Administrative procedures via Vietnam National Single Window shall be handled in the following order:
a) The declarant or handling authority submits information concerning the administrative procedure via the VNSW;
b) The VNSW receives the information, assigns a number to the dossier and forwards it to specialized processing systems;
c) Handling authorities receive and handle the information, inform the process of receipt and handling, and announce the handling result via the VNSW;
d) The VNSW informs the process of receipt and handling, handle the information, and announce the handling result to the declarant and relevant specialized processing systems.
2. Responsibilities of declarants:
a) Declare, submit administrative dossiers and fulfill requirements for procedures handling from handling authorities upon carrying out administrative procedures via the VNSW.
Declarants may use the tools provided by data transmission service providers to create information to fulfill the responsibilities prescribed in this Point;
b) Pay tax, fees, charges and other amounts payable as prescribed by law;
c) Be answerable to the law for accuracy and honesty of the declared information and submitted or presented documents; and consistency between physical documents and e-documents.
3. Responsibilities of handling authorities:
a) Handle administrative procedures as prescribed by relevant laws;
b) Send licenses or announce handling results for exports, imports and in-transit goods; and outbound, inbound and in-transit vehicles via the VNSW;
c) Customs authorities shall decide to grant clearance to exports, imports and in-transit goods on the basis of the licenses and handling results received on the electronic customs data processing system from handling authorities via the VNSW.
4. In case of a technical problem or force majeure event that impedes handling of administrative procedures via the VNSW, such procedures shall be carried out according to regulations of Article 17 herein.
Article 14. Administrative dossiers submitted to National Single Window
1. Documents included in administrative dossiers submitted to the NSW include e-documents and physical documents.
2. E-documents comprise declarations, applications, confirmations of application or other forms declared or informed via the VNSW to be used in administrative procedures.
E-documents also include e-documents converted from physical documents.
3. Requirements for e-documents submitted to the VNSW for use in administrative procedures:
a) E-documents must be created based on indicators and forms specified by supervisory ministries;
b) Sending, receipt, storage and legal value of e-document are prescribed by e-transaction laws and regulations of other relevant laws;
c) E-documents must comply with regulations of laws on administrative procedures;
d) For the administrative procedures that require digital signatures, e-documents must contain digital signatures of authorized persons as prescribed by laws on administrative procedures.
4. Physical documents shall be submitted to handling authorities if:
a) Regulations of specialized laws require such documents to be submitted in physical form;
b) The VNSW or a specialized processing system encounters a problem or an error and is unable to receive or exchange electronic information.
Forms and contents of physical documents and submission or presentation thereof are regulated by specialized laws.
5. Declarants must retain e-documents and physical documents as per the law.
Article 15. Conversion from e-documents into physical documents and conversion from physical documents to e-documents
1. Conversion from e-documents into physical documents and vice versa shall be carried out as prescribed by e-transaction laws, specialized laws and regulations of Clauses 2 and 3 herein.
2. Requirements for an e-document converted from a physical document to be declared or presented to handling authorities:
a) It must specify the contents of the physical document; and
b) It must contain a digital signature registered for use on the VNSW of the declarant.
3. Requirements for a physical document converted from an e-document issued via the VNSW:
a) It must specify the contents of the e-document;
b) It must bear signs denoting that it was converted from an e-document issued via the VNSW. Such signs include information indicating that the document was digitally signed by a licensing authority or the supervisory unit; name, email address and phone number of the signer and date of digital signature, which shall be announced by the supervisory unit at https://vnsw. gov. vn;
c) It must bear the valid signature, full name and seal of the person making the conversion (the declarant).
Article 16. Receipt and resolution of difficulties encountered by users
1. Users shall report difficulties encountered via calling the VNSW switchboard, email or sending reports to support units of supervisory ministries.
Information on the VNSW switchboard and email address are published on the VNSW/websites of supervisory ministries.
2. Responsibilities of support units receiving difficulties:
a) Receive and proactively handle difficulties concerning their ministries or regulatory bodies;
b) Promptly forward difficulties concerning another ministry or regulatory body or difficulties that shall be handled in an interdisciplinary manner to relevant support units.
3. Responsibilities of the online support unit of the supervisory unit:
a) Act as the contact point for receipt and take charge in handling difficulties related to the VNSW and dealing with matters outside of handling competence of ministries or regulatory bodies in an interdisciplinary manner;
b) Develop a Question - Answer database which serves as the basis for user support.
In case the VNSW encounters a problem or force majeure event and is unable to exchange or provide information electronically, resolution procedures are as follows:
1. The supervisory unit shall immediately announce the problem on the VNSW and provide the information mentioned in Point dd Clause 2 Article 7 for relevant handling authorities via official dispatches, telephone or email using the addresses given to the supervisory unit.
2. Handling authorities shall inform declarants in writing or via email using the declarants’ registered addresses to complete the on-going procedures on the VNSW.
3. During the remediation time, administrative procedures shall be carried out via one of the following methods:
a) By physical dossiers;
b) Via specialized processing systems following the instructions from handling authorities or instructions from handling authorities in compliance with regulations of specialized laws.
4. The supervisory unit shall announce list of administrative procedures to be carried out outside of the VNSW while the problem is taking place.
5. Handling authorities must review, compare and upload data to the VNSW no later than 01 working day after the problem has been solved.
ADMINISTRATIVE PROCEDURES FOR EXPORTS, IMPORTS AND IN-TRANSIT GOODS
Section 1. ADMINISTRATIVE PROCEDURES FOR EXPORTS, IMPORTS AND IN-TRANSIT GOODS VIA VIETNAM NATIONAL SINGLE WINDOW
Article 18. Declaration, change to declared information and submission of documents included in administrative dossiers
1. For declared information created electronically, declaration and change to declared information may be carried out via one of the following methods:
a) Create declared information according to the indicators and forms formulated by supervisory ministries based on data standards provided for by the supervisory unit; and send to the VNSW; or
b) Declare directly on the VNSW.
2. Changing declared information is stipulated by relevant regulations of laws on administrative procedures.
3. Submission of documents included in administrative dossiers is provided for by regulations of Article 14 of this Decree.
Article 19. Receipt and processing of administrative dossiers and announcement of results thereof
1. The VNSW shall:
a) Receive electronically declared information 24/7;
b) Give feedback on electronically declared information to declarants and automatically forward such information to specialized processing systems.
2. Handling authorities shall:
a) Receive and process administrative dossiers;
b) Inform receipt and acceptance or rejection of dossiers or request for correction of or supplement to dossiers to declarants and bodies involved in handling administrative procedures via the VNSW;
c) Inform processing results to declarants and relevant bodies via the VNSW.
Time limits for processing administrative dossiers and informing receipt of dossiers and processing results are specified by regulations of specialized laws.
Article 20. Exchange of information between Vietnam National Single Window and specialized processing systems
Automatic exchange of information between the VNSW and specialized processing systems is specified as follows:
1. The VNSW shall:
a) Send information in administrative dossiers to specialized processing systems of handling authorities;
b) Receive notice of receipt of administrative dossiers and processing results from specialized processing systems, forward such results to other relevant specialized processing systems;
c) Provide customs declarations and processing results of customs authorities related to administrative procedures of handling authorities for relevant handling authorities upon request.
2. Specialized processing systems shall:
a) Receive information in administrative dossiers from the VNSW;
b) Inform successful receipt or error to the VNSW;
c) Inform acceptance or rejection of dossiers or request for correction of or supplement to dossiers to the VNSW;
d) Inform results of processing of administrative dossiers by handling authorities to the VNSW.
Section 2. SPECIALIZED INSPECTION FOR EXPORTS, IMPORTS AND IN-TRANSIT GOODS
Article 21. Principles of specialized inspection for exports, imports and in-transit goods
1. Apply principles of risk management and evaluation of compliance with specialized laws of organizations and individuals to ensure efficiency and validity of state management and facilitate export, import and transit.
2. Specialized inspecting bodies shall conduct specialized inspection on the basis of technical regulations and standards applicable to inspected products announced on the VNSW by supervisory ministries.
Depending on management requirements, supervisory ministries may designate assessment bodies meeting conditions prescribed by law to perform a number of specialized inspecting tasks.
3. Exemption from specialized inspection is granted to the following goods:
a) Goods granted the certificate of conformity, declaration of conformity or certificate of registration of international or regional quality management system according to regulations of supervisory ministries;
b) Goods whose conformity assessment results are recognized by adopted international conventions.
4. Goods shall be added to list of exports subject to pre-clearance specialized inspection, list of imports subject to pre-clearance specialized inspection or list of imports subject to post-clearance specialized inspection according to regulations of specialized laws and the following requirements:
a) Names and HS codes of the goods must be specified according to regulations of specialized laws and Vietnam’s nomenclature of exports and imports;
b) There are technical regulations and/or standards applied to inspected products to provide the basis for inspection of the goods;
c) There are regulations on inspection procedures, inspection period, specialized inspecting bodies and designated assessment bodies (if any).
5. Goods shall be added to the list of imports subject to pre-clearance specialized inspection according to goods management requirements of each period of time and if they pose large threat to safety, human health or lives, morals, fine traditions and customs, the economy or national security; or facilitate the spread of epidemics or environmental pollution.
6. Supervisory ministries shall inspect the goods included in the list of imports subject to post-clearance specialized inspection according to regulations of laws; the inspection results shall be used to modify the list of imports subject to pre-clearance specialized inspection and evaluate compliance of organizations and individuals so as to decide method and level of specialized inspection.
Article 22. Cases granted exemption from pre-clearance specialized inspection
1. Cases granted exemption from specialized inspection are specified by the law and regulations of adopted international conventions.
2. Besides the cases mentioned in Clause 1 herein, exemption from state inspection of food safety is granted to the following cases:
a) Imports which are delivered by post or EMS and under the de minimis value according to regulations of tax laws;
b) Imports which are included in list of duty-free goods, within the duty-free allowance prescribed by law, and of service to operation and daily life of foreign organizations granted diplomatic privileges and immunities
c) Inbound person’s baggage that is within the duty-free allowance;
d) In-country exports.
3. Besides the cases mentioned in Clause 1 herein, exemption from specialized inspection is granted to the following cases:
a) Imports which are delivered by post or EMS and under the de minimis value according to regulations of tax laws;
b) Goods temporarily imported to be sold in duty-free stores;
c) In-country exports.
4. The regulations in Clauses 1, 2 and 3 herein are not applicable to the cases issued with a warning about food safety, the spread of epidemics, environmental pollution, or posing threat to human health or lives, morals, fine traditions and customs, the economy or national security; or with a written notice of annulment of exemption from pre-clearance specialized inspection by supervisory ministries.
Article 23. Clearance for exports subject to specialized inspection
1. For goods included in the list of exports subject to pre-clearance specialized inspection, customs authorities shall decide to grant clearance after the declarant has completed customs procedures as prescribed by law and acquired one of the following documents:
a) A notice of exemption from inspection from a specialized inspecting body, excluding the cases granted exemption mentioned in Article 22 herein;
b) A notice that the goods have passed inspection from a specialized inspecting body;
c) A notice of conformity with corresponding technical regulations or standards from a designated assessment body, which serves as the basis for clearance according to regulations of specialized laws.
2. In case goods not included in the list of exports subject to pre-clearance specialized inspection undergo specialized inspection per the declarant or importing country’s request, the declarant is not required to submit the inspection result to customs authorities when carrying out customs procedures.
Article 24. Clearance for imports subject to specialized inspection
1. For goods included in the list of imports subject to pre-clearance specialized inspection, customs authorities shall decide to grant clearance after the declarant has completed customs procedures as prescribed by law and acquired one of the following documents:
a) A notice of exemption from inspection from a specialized inspecting body, excluding the cases granted exemption mentioned in Article 22 herein;
b) A notice that the goods have passed inspection from a specialized inspecting body;
c) A notice of conformity with corresponding technical regulations or standards from a designated assessment body, which serves as the basis for clearance according to regulations of specialized laws.
2. If the administrative procedures for specialized inspection are carried out via the VNSW, the importer shall submit the application for specialized inspection to the specialized inspecting body via the VNSW and is not required to submit an application for specialized inspection verified by the specialized inspecting body to customs authorities according to regulations of Point b Clause 2a and Point b Clause 2b Article 7 of the Decree No. 132/2008/ND-CP dated December 31, 2008 providing specific guidance on enforcement of the Law on Products and Goods Quality amended by Clause 3 Article 1 of the Decree No. 74/2018/ND-CP dated May 15, 2018.
3. If the actual import quantity is in excess of the amount declared in the customs declaration but such imports are identical goods from the same importer, of the same origin and manufacturer and transported by the same vehicle with the same bill of lading, excluding machinery, equipment and vehicles, the declarant may use the specialized inspection result of said declaration for clearance after fulfilling all tax liabilities and executing handling decisions (if any) as per the law.
Article 25. Responsibilities of relevant parties for pre-clearance specialized inspection
Besides those prescribed by regulations of specialized laws, declarants, designated assessment bodies and specialized inspecting bodies shall also bear the following responsibilities:
1. Responsibilities of declarants
a) Only sell goods included in the list of imports subject to pre-clearance specialized inspection once such goods have passed the specialized inspection or have been granted exemption from specialized inspection and given clearance by customs authorities;
b) Execute handling decisions from competent authorities, incur all relevant costs and take remedial actions according to regulations of laws.
2. Responsibilities of specialized inspecting bodies
a) Receive and review declarants’ applications for inspection;
b) Inspect and evaluate goods upon request of specialized laws; inform inspection results to declarants and customs authorities;
c) Handle ex officio or report and propose handling measures for imports and exports not meeting technical regulations or standards to competent authorities;
d) Ensure impartiality, accuracy and transparency and prevent discrimination in specialized inspection; keep inspection results confidential as per the law;
dd) Be answerable to the law for inspection results;
e) Provide information and cooperate with customs authorities in supervising goods owner taking remedial measures for unqualified goods according to decisions of competent authorities;
g) Request competent authorities to formulate list of imports subject to pre-clearance specialized inspection, list of exports subject to pre-clearance specialized inspection, and simplification of procedures and methods for receiving and handling dossiers and informing inspection results via the VNSW.
3. Responsibilities of designated assessment bodies
a) Perform some tasks of specialized inspection within the designated scope; be answerable to the law and specialized inspecting bodies for the results of such performance;
b) Provide assessment results by deadline to specialized inspecting bodies to form the grounds for concluding conformity of goods with technical regulations or standards;
c) Keep information, figures and eligibility assessment results confidential, unless otherwise requested by competent authorities;
d) Retain samples and dossiers according to regulations of laws;
dd) Comply with inspection of operation of eligibility assessment as prescribed by law.
Article 26. Responsibilities of supervisory ministries
1. Responsibilities of supervisory ministries
a) Conduct specialized inspection on the basis of risk management and evaluation of compliance with specialized laws of organizations and individuals during specialized inspection to ensure efficiency and validity of state management and facilitate export, import and transit;
b) Promulgate and announce the list of goods subject to specialized inspection according to regulations of Article 21 of this Decree on the VNSW;
c) Announce on the VNSW the following: list of goods to which advanced quality management systems according to international or regional standards are applied as prescribed by Clause 4 Article 27 of the Law on Products and Goods Quality; and advanced quality management systems according to international or regional standards;
d) Stipulate and announce the following on the VNSW: specialized inspecting bodies; designated scopes of work in specialized inspection, criteria for designation of assessment bodies; procedures, timeline and methods for specialized inspection in connection with responsibilities of specialized inspecting bodies and designated assessment bodies; conditions for exemption from inspection, dossier inspection or dossier inspection combined with physical inspection; list of assessment bodies certified to serve state management according to international conventions; list of assessment bodies designated to promulgate the notices of conformity mentioned in Point c Clause 1 Article 23 and Point c Clause 1 Article 24 of this Decree;
dd) In accordance with regulations of this Decree, supervisory ministries shall take charge in reviewing legislative documents they promulgated or proposed to competent authorities for promulgation; in case regulations contradicting this Decree are found, promulgate or propose legislative documents guiding the implementation of this Decree to competent authorities for promulgation.
2. Responsibilities of the Ministry of Finance
Take charge and cooperate with supervisory ministries in identifying HS codes of goods included in lists of goods subject to specialized inspection according to regulations of Article 21 of this Decree for supervisory ministries to promulgate and announce as per regulations.
Article 27. Cooperation in specialized inspection
1. The supervisory unit shall take charge and cooperate with supervisory ministries in establishing methods and contents for sharing information and data on the goods subject to post-clearance specialized inspection prescribed by Clause 6 Article 21 herein.
2. If, during customs procedures, the customs authority detects that imports subject to specialized inspection show signs of not meeting applicable technical regulations or standards, it shall inform the specialized inspecting body for the specialized inspecting body to take note and prevent the goods from being taken to storage.
3. If a supervisory ministry or an assessment body receives information that the goods to be imported show signs of not meeting technical regulations or standards or determines that the imports are of the same type as a product detected to be unqualified, it shall take inspection measures as appropriate and inform customs authorities to prevent the goods from being taken to storage.
4. If, during inspection or sampling of goods in storage, a specialized inspection body or designated assessment body detects that the quantity or type of goods does not match the information in the application for specialized inspection; or the goods have been partially or completely sold without permission, it shall notify customs authorities for cooperation in handling.
5. The designated assessment bodies mentioned in Point c Clause 1 Article 23 and Point c Clause 1 Article 24 herein shall conduct eligibility assessments and submit reports according to regulations of specialized laws; and send results of such assessments to declarants, specialized inspecting bodies and customs authorities via the VNSW.
ADMINISTRATIVE PROCEDURES FOR OUTBOUND, INBOUND AND IN-TRANSIT VEHICLES
Section 1. ADMINISTRATIVE PROCEDURES FOR OUTBOUND, INBOUND AND IN-TRANSIT AIRCRAFTS
Article 28. Exchange of information for administrative procedures for outbound, inbound and in-transit aircrafts at international airports
1. Handling of procedures; exchange, sharing and use of information for outbound, inbound and in-transit aircrafts; and provision of information on passengers and goods at international airports in advance shall be carried out via the VNSW.
2. The Ministry of Finance, Ministry of Agriculture and Rural Development, Ministry of Health, Ministry of Public Security and Ministry of Transport shall develop and connect their systems with the VNSW for receipt and processing of information or directly access the VNSW to receive and process information.
Article 29. Procedures for declaration and provision and processing of information for inbound aircrafts
1. The declarant shall submit an e-dossier to carry out procedures for the inbound aircraft according to regulations of Clause 1 Article 61 of the Government’s Decree No. 08/2015/ND-CP dated January 21, 2015 amended by Clause 32 Article 1 of the Decree No. 59/2018/ND-CP dated April 20, 2018.
Deadline for submission of the e-dossier and information indicators of documents mentioned herein is specified in Clauses 1 and 5 Article 62 of the Decree No. 08/2015/ND-CP amended by Clause 33 Article 1 of the Decree No. 59/2018/ND-CP.
2. Physical documents shall be submitted or presented according to regulations of specialized laws if regulations of specialized laws require such submission or presentation.
3. The VNSW shall automatically inform receipt of the documents mentioned in Clause 1 herein.
4. The handling authority at the airport shall receive, handle and confirm completion of procedures for the inbound aircraft via the VNSW for the declarant and relevant parties no later than 01 hour starting from the time the declarant submits or presents the adequate dossier as per the law.
5. The airport authority shall receive information related to the flight via the VNSW to support specialized management.
6. The exit and entry control unit shall receive information on the flight, passenger list, crew list and booking information (PNR information) via the VNSW to process according to regulations of specialized laws.
7. The customs authority shall receive the documents mentioned in Clause 1 herein and confirm completion of customs procedures for the inbound aircraft via the VNSW.
8. The border health quarantine body, animal quarantine body and plant quarantine body shall receive information related to the flight via the VNSW to support specialized management of health quarantine, animal quarantine and plant quarantine.
9. Modification of declared information in the declaration dossier via the VNSW:
a) The declarant shall modify information in the declaration dossier via the VNSW;
b) The handling authority shall receive the modified information to handle e-procedures for the inbound aircraft;
c) Modification of declarant’s information when carrying out procedures for the inbound aircraft is stipulated in Clause 6 Article 62 of the Decree No. 08/2015/ND-CP added via Clause 33 of Article 1 of the Decree No. 59/2018/ND-CP.
Article 30. Procedures for declaration and provision and processing of information for outbound aircrafts
1. The declarant shall submit an e-dossier to carry out procedures for the outbound aircraft according to regulations of Clause 2 Article 61 of the Decree No. 08/2015/ND-CP amended by Clause 32 Article 1 of the Decree No. 59/2018/ND-CP.
Deadline for submission of the e-dossier and information indicators of documents mentioned herein is specified in Clauses 2 and 5 Article 62 of the Decree No. 08/2015/ND-CP amended by Clause 33 Article 1 of the Decree No. 59/2018/ND-CP.
2. Physical documents shall be submitted or presented according to regulations of specialized laws if regulations of specialized laws require such submission or presentation.
3. The VNSW shall automatically inform receipt of the documents mentioned in Clause 1 herein.
4. The handling authority at the airport shall receive, handle and confirm completion of procedures for the outbound aircraft via the VNSW for the declarant and relevant parties no later than 01 hour starting from the time the declarant submits or presents the adequate dossier as per the law.
5. The airport authority shall receive information related to the flight via the VNSW to support specialized management and notify if there is any passenger banned from flying.
6. The exit and entry control unit shall receive information on the flight, passenger list, crew list and booking information (PNR information) via the VNSW to process according to regulations of specialized laws.
7. The customs authority shall receive the documents mentioned in Clause 1 herein and confirm completion of customs procedures for the outbound aircraft via the VNSW.
8. The border health quarantine body, animal quarantine body and plant quarantine body shall receive information related to the flight via the VNSW to support specialized management of health quarantine, animal quarantine and plant quarantine.
9. Modification of declared information in the declaration dossier via the VNSW:
a) The declarant shall modify information in the declaration dossier via the VNSW;
b) The handling authority shall receive the modified information to handle e-procedures for the outbound aircraft;
c) Modification of declarant’s information when carrying out procedures for the outbound aircraft is stipulated in Clause 6 Article 62 of the Decree No. 08/2015/ND-CP added via Clause 33 of Article 1 of the Decree No. 59/2018/ND-CP.
Article 31. Declaration and provision and processing of information to carry out procedures for in-transit aircrafts
Procedures for declaration and provision and processing of information for an aircraft entering Vietnam are specified in Article 29 herein. When such aircraft exits Vietnam, if there is change to the dossier submitted upon its entry, the procedures prescribed in Article 30 herein shall be followed.
Section 2. ADMINISTRATIVE PROCEDURES FOR WATERCRAFTS INGOING, OUTGOING, IN TRANSIT, ENTERING OR EXITING SEAPORTS, INLAND PORTS AND OFFSHORE OIL PORTS AND OPERATING IN TERRITORIAL WATERS OF VIETNAM
Article 32. Information exchange for procedures for watercrafts ingoing, outgoing, in transit, entering or exiting seaports, inland ports and offshore oil ports and operating in territorial waters of Vietnam
Information exchange and handling of procedures for watercrafts ingoing, outgoing, in transit, entering or exiting seaports, inland ports and offshore oil ports and operating in territorial waters of Vietnam shall be carried out via the VNSW.
Article 33. Dossiers and deadline for declaration and carrying out procedures for watercrafts ingoing, outgoing, in transit, entering or exiting seaports, inland ports and offshore oil ports and operating in territorial waters of Vietnam
1. Dossiers
Dossiers to be declared or presented to carry out procedures for watercrafts ingoing, outgoing, in transit, entering or exiting seaports, inland ports and offshore oil ports are prescribed by regulations in the Decrees No. 58/2017/ND-CP, No. 59/2018/ND-CP, No. 77/2017/ND-CP and No. 89/2018/ND-CP.
2. Deadline for dossier submission
The declarant shall notify the entry, exit or transit of the watercraft at the port according to regulations of Article 87 of the Decree No. 58/2017/ND-CP; and confirm the arrival of the watercraft at the port according to regulations of Article 88 of the Decree No. 58/2017/ND-CP. The deadline for declaration of other documents is as follows:
a) For inbound watercrafts
- For the general declaration, cargo declaration, master bill of lading and house bill of lading: No later than 12 hours before the estimated time of arrival for watercrafts whose courses last under 05 days; and no later than 24 hours before the estimated time of arrival for the other watercrafts;
- For the crew list, passenger list, ship's store declaration, crew baggage declaration and dangerous goods manifest: No later than 08 hours before the estimated time of arrival;
- For the maritime declaration of health: No later than 02 hours before the watercraft arrives at the boarding and landing areas;
- For the declaration of weapons and explosives and declaration of stowaway: No later than 04 hours before the estimated time of arrival;
- For other documents: No later than 02 hours from the time the watercraft is anchored to a wharf or 04 hours from the time the watercraft is anchored to another structure in the port water; or no later than 24 hours after the watercraft returns to shore if it enters an offshore oil port.
b) For outbound watercrafts:
For the crew list, passenger list, declaration of weapons and explosives and declaration of stowaway: No later than 02 hours before the estimated time of departure. For other documents: No later than 01 hour before the estimated time of departure.
For passenger ships and liners: the documents shall be submitted upon departure.
c) In-transit watercrafts shall implement the regulations of Point a herein upon entry and, if there is change to the documents presented or submitted upon entry, implement the regulations of Point b herein.
3. Administrative procedures for Vietnamese and Cambodian inland watercrafts entering or exiting Vietnamese inland ports are stipulated by the Prime Minister.
Article 34. Responsibilities of handling authorities
1. Handling authorities shall review documents submitted electronically or physical documents presented and handle procedures for watercrafts according to their assigned tasks and regulations of the Decrees No. 58/2017/ND-CP, No. 59/2018/ND-CP and No. 77/2017/ND-CP.
2. In the event that state management authorities cooperating in handling have different opinions on one document declared by the declarant, handling authorities shall act as the contact point and make the final decision. To be specific:
a) Maritime port authorities and inland port authorities shall bear the main responsibility and have the power to make the final decision for general declarations;
b) Customs authorities shall bear the main responsibility and have the power to make the final decision for the following documents: cargo declarations, dangerous goods manifests, baggage declarations and ship's store declarations;
c) Border guard authorities at border checkpoints shall bear the main responsibility and have the power to make the final decision for the following documents: passenger lists, crew lists, declarations of stowaway and declarations of weapons and explosives;
d) Animal quarantine authorities shall bear the main responsibility and have the power to make the final decision for animal quarantine declarations;
dd) Plant quarantine authorities shall bear the main responsibility and have the power to make the final decision for plant quarantine declarations;
e) Health quarantine authorities shall bear the main responsibility and have the power to make the final decision for the following documents: maritime declarations of health, ship sanitation control exemption certificates/ship sanitation control certificates, certificates of health inspection/control for cargo (on vessel) and vessel (if any), health quarantine declarations of corpses, bones and body ash (if any), health quarantine declarations of microorganism samples, biological products, tissues and human body organs (if any).
3. E-permits
No later than 01 hour from the time the declarant has submitted or presented the adequate documents as regulated, state management authorities shall handle the procedures according to regulations of specialized laws and inform the results to maritime port authorities or inland port authorities to complete the procedures for outbound, inbound and in-transit watercrafts. To be specific:
a) Customs authorities shall confirm the completion of customs procedures for outbound, inbound and in-transit watercrafts via the VNSW. For inbound watercrafts transporting goods banned from import, suspended imports or goods not meeting regulations of environmental protection laws, customs authorities shall notify the watercraft’s captain and port service providers to prevent the cargoes from being unloaded, excluding the cases where the permit from a competent authority has been obtained;
b) Border guard authorities at border checkpoints shall confirm the completion of procedures for passengers and crew and of security procedures for inbound, outbound and in-transit watercrafts via the VNSW;
c) Animal quarantine authorities shall confirm the time of completion of application for animal quarantine for the goods subject to animal quarantine via the VNSW according to regulations of the Law on Veterinary Medicine and other regulations of relevant laws;
d) Plant quarantine authorities shall confirm the time of completion of application for plant quarantine for the goods included in the list of plant quarantine articles via the VNSW. Plant quarantine authorities shall notify the declarant of the time for physical inspection of the shipment according to regulations of the Law on Plant Protection and Quarantine;
dd) Health quarantine authorities shall confirm the time of completion of application for health quarantine for watercrafts departing from or traveling through an epidemic zone, or watercrafts carrying persons departing from or traveling through an epidemic zone or deceased persons, or watercrafts carrying body ash, corpses, tissues or human body organs;
e) Maritime port authorities or inland waterway authorities shall confirm the completion of procedures for inbound watercrafts or grant exit permits or transit permits via the VNSW.
4. Cooperation in receipt and exchange of information
a) In case a watercraft is not permitted to enter or exit according to regulations of adopted international conventions or Vietnamese law, handling authorities must provide the explanation via the VNSW for relevant parties for their cooperation in handling.
b) If handling authorities fail to provide handling results by the deadline prescribed in Clause 3 herein, maritime port authorities shall decide the contents mentioned in Point e Clause 3 herein.
c) In case the declared information is found to be inaccurate, inadequate or invalid, handling authorities shall instruct the declarant to make the necessary change and inform relevant bodies via the VNSW.
d) If an authority rejects an electronic dossier but still processes the corresponding physical dossier offline, such authority shall provide the explanation via its system and inform the result to relevant parties via the VNSW. Other handling authorities may decide to continue to process said dossier on their systems or switch to the corresponding physical dossier.
Section 3. ADMINISTRATIVE PROCEDURES FOR RAILWAY VEHICLES AND LAND VEHICLES
Article 35. Information exchange for administrative procedures for railway vehicles and land vehicles
Procedures and information exchange for outbound, inbound and in-transit railway and land vehicles at land and railway border checkpoints shall be carried out via the VNSW.
Article 36. Administrative procedures
Administrative procedures for outbound, inbound and in-transit railway and land vehicles via the NSW are stipulated by the Prime Minister.
ADOPTION OF INTERNATIONAL CONVENTIONS ON EXCHANGE OF INFORMATION AND E-DOCUMENTS TO CARRY OUT ADMINISTRATIVE PROCEDURES VIA NATIONAL SINGLE WINDOW
Article 37. Implementation of international agreements and conventions on exchange of information and e-documents
1. The VNSW shall act as the contact point for receipt and exchange of information and e-documents of Vietnamese state agencies with bodies and organizations of countries and territories which have signed agreements or conventions on exchange of information and e-documents with Vietnam (“co-signatories").
2. Exchanged contents and technical standards shall adhere to concluded international agreements and adopted international conventions.
Article 38. Legal value of information and e-documents exchanged according to international agreements and conventions on exchange of information and e-documents
Requirements for information and e-documents exchanged between Vietnamese state agencies and bodies and organizations of co-signatories via the VNSW to have legal value equivalent to that of physical documents:
1. They meet all requirements prescribed by international agreements and conventions on exchange of information and e-documents to which Vietnam is a signatory (“exchange agreements”).
2. They are recognized to have legal value equivalent to that of physical documents by exchange agreements.
3. They meet all the requirements specified in Clause 3 Article 14 herein.
Article 39. Implementation of ASEAN Single Window
1. Exchange, use and sharing of information and e-documents via the VNSW to implement the ASW must be carried out according to agreements on ASW implementation concluded or acceded to by Vietnam.
2. Information and data exchanged and shared by the NSW of a member state to the NSW of another member state via the ASW shall be used and stored according to regulations of agreements on ASW implementation concluded or acceded to by Vietnam.
3. Customs authorities shall use the information and e-documents transmitted and exchanged via the ASW to grant clearance to exports, imports and in-transit goods and to exchange and share information with relevant ministries.
Article 40. Responsibilities of supervisory ministries for information exchange to implement international agreements and conventions on information and e-document exchange
1. The Ministry of Finance shall take charge and cooperate with relevant ministries and regulatory bodies in:
a) Developing and deploying the VNSW to implement the ASW and exchange information with co-signatories;
b) Proposing mutual recognition of information and e-documents exchanged with other countries and territories to simplify dossiers and procedures and facilitate clearance and release of imports, exports and in-transit goods; and entry, exit and transit of persons and vehicles.
2. The Ministry of Industry and Trade, Ministry of Agriculture and Rural Development, Ministry of Health, Ministry of Transport, Ministry of Finance and relevant ministries and regulatory bodies shall cooperate with each other in exchanging information, electronic documents of origin, electronic quarantine documents, transport documents and other relevant commercial documents with ASEAN member states and other countries and territories via the VNSW.
IMPLEMENTATION CLAUSE
1. This Decree takes effect from January 01, 2020.
2. The following regulations are hereby annulled:
a) Decision No. 43/2017/QD-TTg dated September 26, 2017 by the Prime Minister on responsibility for completion of procedures for departure, arrival and transit of aircrafts through the National Single Window;
b) Articles 4, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22 and 23; and regulations related to procedures for departure, arrival, entry into and exit from inland ports of watercrafts prescribed in Articles 5, 6, 7 and 10 of the Decision No. 34/2016/QD-TTg dated August 23, 2016 by the Prime Minister on regulations on e-procedures for watercrafts’ entry into and exit from seaports, inland ports and offshore oil ports via the NSW.
c) Article 8 of the Government’s Decree No. 27/2011/ND-CP dated April 09, 2011 on provision, processing and use of air passenger’s information pre-entry.
d) Point 1 Clause 7 Article 7 of the Decree No. 132/2008/ND-CP amended by Clause 3 Article 1 of the Decree No. 74/2018/ND-CP;
dd) The “foods in hand luggage of inbound passengers that are sent before or after the passengers arrive to serve the passengers’ personal needs" stated in Clause 2 Article 13 of the Government’s Decree No. 15/2018/ND-CP dated February 02, 2018 elaborating some Articles of the Law on Food Safety;
e) Contents of specialized inspection prescribed in Clauses 5 and 6 Article 60 of the Decree No. 08/2015/ND-CP added via Clause 31 Article 1 of the Decree No.59/2018/ND-CP.
Article 42. Transitional clause
For exports and imports satisfying the requirements prescribed in Points a and c Clause 4 Article 21 of this Decree which lack applicable technical regulations or standards but inspection criteria and methods of which are available, they shall continue to be included in lists of goods subject to specialized inspection according to regulations of specialized laws until June 30, 2020 inclusive.
1. The Ministry of Finance and supervisory ministries shall provide guidelines for the implementation of this Decree and organize such implementation.
2. Ministers, heads of ministerial-level regulatory bodies, heads of Governmental agencies, Chairpersons of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities shall implement this Decree./.
|
PP. THE GOVERNMENT |
APPENDIX
(Enclosed with the Government's Decree No. 85/2019/ND-CP dated November 14, 2019)
Form No. 01 |
Information indicators for declarant possessing user accounts of specialized processing systems |
Form No. 02 |
Information indicators for new registration |
INFORMATION INDICATORS FOR DECLARANT POSSESSING USER ACCOUNTS OF SPECIALIZED PROCESSING SYSTEMS
No. |
Name of indicator |
Required |
Repeated |
I |
General information |
|
|
1 |
Name of entity in Vietnamese and English (if any) |
X |
|
2 |
Name of representative |
X |
|
3 |
Address |
X |
|
4 |
|
X |
|
5 |
Tax ID number of entity |
X |
|
6 |
Scope of service |
X |
|
II |
Information on account used for VNSW |
|
|
1 |
Name of account |
X |
|
2 |
Issuer of account |
X |
|
III |
Information on digital signature |
|
|
1 |
Identity number of digital certificate |
|
X |
2 |
Name of digital certificate provider |
|
X |
3 |
Name of person issued with digital certificate |
|
X |
4 |
Date of effect |
|
X |
5 |
End of effect |
|
X |
6 |
Public key |
|
X |
INFORMATION INDICATORS FOR NEW REGISTRATION
No. |
Name of indicator |
Required |
Repeated |
I |
General information |
|
|
1 |
Name of entity (Vietnamese) |
X |
|
2 |
Name of entity (English) |
|
|
3 |
Abbreviated name |
|
|
4 |
Year of establishment |
X |
|
5 |
Address |
X |
|
6 |
Website |
|
|
7 |
Telephone number |
X |
|
8 |
Fax |
|
|
9 |
Business registration number |
X |
|
10 |
Tax ID number of entity |
X |
|
11 |
Scope of service |
X |
|
12 |
Business license (image file) |
X |
|
II |
Information on legal representative |
|
|
1 |
Full name |
X |
|
2 |
Telephone number |
X |
|
3 |
Mobile phone number |
X |
|
4 |
|
X |
|
III |
Information on digital signature |
|
|
1 |
Identity number of digital certificate |
|
X |
2 |
Name of digital certificate provider |
|
X |
3 |
Name of person issued with digital certificate |
|
X |
4 |
Date of effect |
|
X |
5 |
End of effect |
|
X |
6 |
Public key |
|
X |