Chương III Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015: Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của quốc hội, ủy ban thường vụ quốc hội
Số hiệu: | 81/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 19/07/2013 | Ngày hiệu lực: | 19/07/2013 |
Ngày công báo: | 07/08/2013 | Số công báo: | Từ số 459 đến số 460 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Vi phạm hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
32 biểu mẫu xử phạt hành chính mới
Biên bản vi phạm hành chính, khám phương tiện vận tải, khám nơi cất giấu tang vật vi phạm là 3 trong số 32 biểu mẫu xử phạt vi phạm hành chính mới vừa được Chính phủ ban hành tại Nghị định 81/2013/NĐ-CP hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.
Căn cứ vào các mẫu biên bản và quyết định, các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, UBND cấp tỉnh có thể ban hành các mẫu phù hợp với ngành, địa phương mình để sử dụng trong xử lý vi phạm hành chính.
Trong một số trường hợp cần thiết, có thể ban hành các mẫu cần thiết khác sau khi đã thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 19/07/2013 và thay thế Nghị định 128/2008/NĐ-CP và 124/2005/NĐ-CP.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được xây dựng hằng năm trên cơ sở đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và yêu cầu quản lý nhà nước trong từng thời kỳ, bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
2. Quốc hội quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh tại kỳ họp thứ nhất của năm trước.
1. Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền trình dự án luật trước Quốc hội, trình dự án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội thì có quyền đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.
2. Đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh phải dựa trên các căn cứ sau đây:
a) Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước;
b) Kết quả tổng kết thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến chính sách của dự án luật, pháp lệnh;
c) Yêu cầu quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; bảo đảm quốc phòng, an ninh;
d) Cam kết trong điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
1. Đại biểu Quốc hội có quyền kiến nghị về luật, pháp lệnh. Việc kiến nghị về luật, pháp lệnh phải căn cứ vào đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; cam kết trong điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh. Đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh được lập theo quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật này.
3. Đại biểu Quốc hội có quyền tự mình hoặc đề nghị Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Viện nghiên cứu lập pháp hỗ trợ trong việc lập văn bản kiến nghị về luật, pháp lệnh, hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh theo quy định tại Điều 37 của Luật này.
4. Văn phòng Quốc hội có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện cần thiết để đại biểu Quốc hội thực hiện quyền kiến nghị về luật, pháp lệnh, quyền đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.
1. Trước khi lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội tiến hành hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiến hành các hoạt động sau đây:
a) Tổng kết việc thi hành pháp luật có liên quan đến đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh;
b) Tổ chức nghiên cứu khoa học về các vấn đề liên quan để hỗ trợ cho việc lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; nghiên cứu thông tin, tư liệu, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có liên quan đến đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh. Trong trường hợp cần thiết, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu, thông tin liên quan đến đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh;
c) Xây dựng nội dung của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; đánh giá tác động của chính sách;
d) Dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành luật, pháp lệnh sau khi được Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua.
2. Chuẩn bị hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh theo quy định tại Điều 37 của Luật này.
3. Tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; tổng hợp, nghiên cứu, giải trình, tiếp thu các ý kiến góp ý.
4. Đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh không do Chính phủ trình thì cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh còn có trách nhiệm lấy ý kiến của Chính phủ và nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Chính phủ.
1. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiến hành đánh giá tác động của từng chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh. Đại biểu Quốc hội tự mình hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành đánh giá tác động của từng chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.
Trong quá trình soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, xem xét, cho ý kiến về dự án luật, pháp lệnh, nếu có chính sách mới được đề xuất thì cơ quan đề xuất chính sách đó có trách nhiệm đánh giá tác động của chính sách.
2. Nội dung đánh giá tác động của từng chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh phải nêu rõ: vấn đề cần giải quyết; mục tiêu của chính sách; giải pháp để thực hiện chính sách; tác động tích cực, tiêu cực của chính sách; chi phí, lợi ích của các giải pháp; so sánh chi phí, lợi ích của các giải pháp; lựa chọn giải pháp của cơ quan, tổ chức và lý do của việc lựa chọn; đánh giá tác động thủ tục hành chính, tác động về giới (nếu có).
3. Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội khi đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh có trách nhiệm nghiên cứu, soạn thảo dự thảo báo cáo đánh giá tác động; lấy ý kiến góp ý, phản biện dự thảo báo cáo; tiếp thu, chỉnh lý dự thảo báo cáo.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh có trách nhiệm sau đây:
a) Đăng tải báo cáo tổng kết, báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh trên Cổng thông tin điện tử của Quốc hội đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Cổng thông tin điện tử của Chính phủ đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của Chính phủ, cổng thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức có đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh. Thời gian đăng tải ít nhất là 30 ngày;
b) Lấy ý kiến Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách và giải pháp thực hiện chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh. Trong trường hợp cần thiết, tổ chức họp để lấy ý kiến về những chính sách cơ bản trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh;
c) Tổng hợp, nghiên cứu, giải trình, tiếp thu các ý kiến góp ý; đăng tải báo cáo giải trình, tiếp thu trên cổng thông tin điện tử quy định tại khoản này.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị góp ý, cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm góp ý bằng văn bản về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; Bộ Tài chính có trách nhiệm gửi báo cáo đánh giá về nguồn tài chính, Bộ Nội vụ có trách nhiệm gửi báo cáo đánh giá về nguồn nhân lực, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm gửi báo cáo đánh giá về sự tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Bộ Tư pháp có trách nhiệm gửi báo cáo đánh giá về tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh với hệ thống pháp luật đến cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội lập đề nghị.
1. Hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh bao gồm:
a) Tờ trình đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, trong đó phải nêu rõ: sự cần thiết ban hành luật, pháp lệnh; mục đích, quan điểm xây dựng luật, pháp lệnh; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của luật, pháp lệnh; mục tiêu, nội dung của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, các giải pháp để thực hiện chính sách đã được lựa chọn và lý do của việc lựa chọn; dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành luật, pháp lệnh sau khi được Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua; thời gian dự kiến trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự án luật, pháp lệnh;
b) Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh;
c) Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh;
d) Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và ý kiến của các cơ quan, tổ chức khác; bản chụp ý kiến góp ý;
đ) Đề cương dự thảo luật, pháp lệnh.
2. Văn bản kiến nghị về luật, pháp lệnh phải nêu rõ sự cần thiết ban hành, đối tượng, phạm vi điều chỉnh, mục đích, yêu cầu ban hành, quan điểm, chính sách, nội dung chính của luật, pháp lệnh.
1. Đối với các dự án luật, pháp lệnh do Chính phủ trình thì bộ, cơ quan ngang bộ tự mình hoặc theo phân công của Thủ tướng Chính phủ có trách nhiệm lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.
2. Bộ, cơ quan ngang bộ lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh tiến hành các hoạt động quy định tại Điều 34 của Luật này.
1. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao và các cơ quan, tổ chức có liên quan thẩm định đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh trước khi trình Chính phủ trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.
2. Các bộ, cơ quan ngang bộ lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến Bộ Tư pháp để thẩm định. Hồ sơ gồm các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này.
Tài liệu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 37 của Luật này được gửi bằng bản giấy, các tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.
3. Nội dung thẩm định tập trung vào các vấn đề sau đây:
a) Sự cần thiết ban hành luật, pháp lệnh; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của luật, pháp lệnh;
b) Sự phù hợp của nội dung chính sách với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước;
c) Tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của chính sách với hệ thống pháp luật và tính khả thi, tính dự báo của nội dung chính sách, các giải pháp và điều kiện bảo đảm thực hiện chính sách dự kiến trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh;
d) Tính tương thích của nội dung chính sách trong đề nghị xây dựng văn bản với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
đ) Sự cần thiết, tính hợp lý, chi phí tuân thủ thủ tục hành chính của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nếu chính sách liên quan đến thủ tục hành chính; việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nếu chính sách liên quan đến vấn đề bình đẳng giới;
e) Việc tuân thủ trình tự, thủ tục lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.
4. Báo cáo thẩm định phải thể hiện rõ ý kiến của Bộ Tư pháp về nội dung thẩm định quy định tại khoản 3 Điều này và ý kiến của Bộ Tư pháp về việc đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh đủ điều kiện hoặc chưa đủ điều kiện trình Chính phủ.
5. Báo cáo thẩm định phải được gửi đến bộ, cơ quan ngang bộ đã lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày kết thúc thẩm định. Cơ quan lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh có trách nhiệm nghiên cứu, giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định để chỉnh lý, hoàn thiện đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh và đồng thời gửi đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh đã được chỉnh lý kèm theo báo cáo giải trình, tiếp thu cho Bộ Tư pháp khi trình Chính phủ.
1. Bộ, cơ quan ngang bộ lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh có trách nhiệm trình Chính phủ hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh chậm nhất là 20 ngày trước ngày tổ chức phiên họp của Chính phủ.
2. Hồ sơ trình Chính phủ bao gồm:
a) Tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này;
b) Báo cáo thẩm định đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định;
c) Tài liệu khác (nếu có).
Tài liệu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 37 của Luật này và điểm b khoản này được gửi bằng bản giấy, các tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.
Chính phủ tổ chức phiên họp để xem xét các đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh theo trình tự sau đây:
1. Đại diện bộ, cơ quan ngang bộ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh trình bày Tờ trình đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.
2. Đại diện Bộ Tư pháp trình bày Báo cáo thẩm định.
3. Đại diện cơ quan, tổ chức tham dự phiên họp phát biểu ý kiến.
4. Chính phủ thảo luận và biểu quyết thông qua chính sách trong từng đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh. Chính sách được thông qua khi có quá nửa tổng số các thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành.
5. Chính phủ ra nghị quyết về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh với các chính sách đã được thông qua.
Bộ, cơ quan ngang bộ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh trên cơ sở nghị quyết của Chính phủ và gửi Bộ Tư pháp để lập đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
1. Chính phủ lập đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trình Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Bộ Tư pháp có trách nhiệm giúp Chính phủ lập đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trên cơ sở các đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh đã được Chính phủ thông qua.
2. Chính phủ xem xét, thảo luận đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh theo trình tự sau đây:
a) Đại diện Bộ Tư pháp trình bày dự thảo đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh;
b) Đại diện cơ quan, tổ chức được mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;
c) Chính phủ thảo luận;
d) Chính phủ biểu quyết thông qua đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành.
1. Đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh không do Chính phủ trình và kiến nghị về luật, pháp lệnh thì trước khi trình Ủy ban thường vụ Quốc hội, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội gửi hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, văn bản kiến nghị về luật, pháp lệnh quy định tại Điều 37 của Luật này để Chính phủ cho ý kiến.
Chính phủ có trách nhiệm xem xét, trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, văn bản kiến nghị.
2. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan chuẩn bị ý kiến của Chính phủ đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh không do Chính phủ trình và kiến nghị về luật, pháp lệnh để Chính phủ thảo luận.
3. Chính phủ xem xét, thảo luận về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh không do Chính phủ trình và kiến nghị về luật, pháp lệnh theo trình tự sau đây:
a) Đại diện Bộ Tư pháp trình bày dự thảo ý kiến của Chính phủ;
b) Đại diện cơ quan, tổ chức được mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;
c) Chính phủ thảo luận;
d) Thủ tướng Chính phủ kết luận.
4. Bộ Tư pháp có trách nhiệm chỉnh lý dự thảo ý kiến của Chính phủ trên cơ sở kết luận của Thủ tướng Chính phủ, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
1. Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận chỉ đạo việc lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; phân công cơ quan, đơn vị chủ trì lập đề nghị.
2. Cơ quan, đơn vị được phân công lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh tiến hành các hoạt động quy định tại Điều 34 của Luật này.
Đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, đơn vị được phân công lập đề nghị có trách nhiệm lấy ý kiến của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao trước khi báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
3. Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận tổ chức phiên họp để xem xét, thông qua đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh theo trình tự sau đây:
a) Đại diện cơ quan, đơn vị được phân công lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh trình bày tờ trình đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh;
b) Đại diện Chính phủ phát biểu ý kiến về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh;
c) Đại diện cơ quan, tổ chức khác tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;
d) Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận thảo luận và biểu quyết thông qua chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh. Chính sách được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận biểu quyết tán thành.
4. Chủ tịch nước, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét, thông qua đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh theo trình tự sau đây:
a) Cơ quan, đơn vị được phân công lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh báo cáo Chủ tịch nước, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh;
b) Chủ tịch nước, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét, quyết định việc trình đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.
5. Đại biểu Quốc hội tự mình hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ để lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; trường hợp đề nghị cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ thì đại biểu Quốc hội xem xét, quyết định việc trình đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh theo trình tự sau đây:
a) Cơ quan hỗ trợ đại biểu Quốc hội lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh báo cáo đại biểu Quốc hội về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh;
b) Đại biểu Quốc hội xem xét, quyết định việc trình đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.
1. Chậm nhất vào ngày 01 tháng 3 của năm trước, đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh phải được gửi đến Ủy ban thường vụ Quốc hội để lập dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, đồng thời được gửi đến Ủy ban pháp luật của Quốc hội để thẩm tra.
2. Hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, văn bản kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội được gửi Ủy ban thường vụ Quốc hội theo quy định sau đây:
a) Đối với đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, hồ sơ gồm tờ trình của Chính phủ; dự kiến chương trình và bản điện tử các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này;
b) Đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của cơ quan, tổ chức khác, đại biểu Quốc hội, hồ sơ gồm tài liệu quy định tại điểm a khoản 1 Điều 37 của Luật này và ý kiến của Chính phủ về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, kèm theo bản điện tử các tài liệu còn lại quy định tại Điều 37 của Luật này.
Đối với kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội thì tài liệu gồm văn bản kiến nghị về luật, pháp lệnh và ý kiến của Chính phủ về kiến nghị về luật, pháp lệnh.
1. Ủy ban pháp luật tập hợp và chủ trì thẩm tra đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội và kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội.
Nội dung thẩm tra tập trung vào sự cần thiết ban hành, phạm vi, đối tượng điều chỉnh, chính sách cơ bản của văn bản, tính thống nhất, tính khả thi, thứ tự ưu tiên, thời điểm trình, điều kiện bảo đảm để xây dựng và thi hành văn bản.
2. Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban pháp luật trong việc thẩm tra đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh và phát biểu ý kiến về sự cần thiết ban hành, chính sách của văn bản, thứ tự ưu tiên trình dự án luật, pháp lệnh thuộc lĩnh vực do mình phụ trách.
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh theo trình tự sau đây:
a) Đại diện Chính phủ trình bày tờ trình đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; ý kiến về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh không do Chính phủ trình, kiến nghị về luật, pháp lệnh.
Đại diện cơ quan, tổ chức khác, đại biểu Quốc hội có thể được mời phát biểu ý kiến về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh của mình;
b) Đại diện Ủy ban pháp luật trình bày báo cáo thẩm tra;
c) Đại biểu tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;
d) Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận;
đ) Đại diện Chính phủ, đại diện cơ quan, tổ chức khác, đại biểu Quốc hội có đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh trình bày bổ sung những vấn đề được nêu ra tại phiên họp;
e) Chủ tọa phiên họp kết luận.
2. Căn cứ vào đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội, kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội, ý kiến thẩm tra của Ủy ban pháp luật, Ủy ban thường vụ Quốc hội lập dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Hồ sơ dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh gồm tờ trình và dự thảo nghị quyết của Quốc hội về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, kèm theo bản điện tử hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 46 của Luật này. Dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh phải được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Quốc hội.
3. Ủy ban pháp luật chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội lập dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
1. Quốc hội xem xét, thông qua dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh theo trình tự sau đây:
a) Đại diện Ủy ban thường vụ Quốc hội trình bày tờ trình về dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh;
b) Quốc hội thảo luận tại phiên họp toàn thể về dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Trước khi thảo luận tại phiên họp toàn thể, dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh có thể được thảo luận ở Tổ đại biểu Quốc hội;
c) Sau khi dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được Quốc hội thảo luận, cho ý kiến, Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo Ủy ban pháp luật chủ trì, phối hợp với đại diện Chính phủ và cơ quan, tổ chức có liên quan nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết của Quốc hội về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và xây dựng báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết;
d) Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết của Quốc hội về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh;
đ) Quốc hội biểu quyết thông qua nghị quyết của Quốc hội về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
2. Nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh phải nêu rõ tên dự án luật, pháp lệnh và thời gian dự kiến trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự án đó.
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm chỉ đạo và triển khai việc thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh thông qua các hoạt động sau đây:
a) Phân công cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết; cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan tham gia thẩm tra dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết.
Trong trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội trình dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội thì Quốc hội quyết định cơ quan thẩm tra hoặc thành lập Ủy ban lâm thời để thẩm tra.
Trong trường hợp Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội trình dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết thì Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định cơ quan thẩm tra;
b) Thành lập Ban soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết theo quy định tại khoản 1 Điều 52 của Luật này;
c) Quyết định tiến độ xây dựng dự án luật, pháp lệnh và các biện pháp cụ thể để bảo đảm việc thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
2. Ủy ban pháp luật có trách nhiệm giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội trong việc tổ chức triển khai thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
3. Bộ Tư pháp có trách nhiệm dự kiến cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan phối hợp soạn thảo để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định và giúp Thủ tướng Chính phủ đôn đốc việc soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết do Chính phủ trình.
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội tự mình hoặc theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, pháp lệnh quyết định điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trong các trường hợp sau đây:
a) Đưa ra khỏi chương trình các dự án luật, pháp lệnh không cần thiết phải ban hành do có sự thay đổi về tình hình kinh tế - xã hội hoặc điều chỉnh thời điểm trình trong trường hợp cần thiết;
b) Bổ sung vào chương trình các dự án luật, pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu cấp thiết phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, tính mạng, tài sản của Nhân dân; các dự án luật, pháp lệnh cần sửa đổi theo các văn bản mới được ban hành để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật hoặc để thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Việc bổ sung vào chương trình được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 32 đến Điều 42, các điều 44, 45, 47 và khoản 1 Điều 48 của Luật này.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất về việc điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội thành lập Ban soạn thảo và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo trong những trường hợp sau đây:
a) Dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết có nội dung liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực;
b) Dự án luật, dự thảo nghị quyết do Ủy ban thường vụ Quốc hội trình;
c) Dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do đại biểu Quốc hội trình, thành phần Ban soạn thảo do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của đại biểu Quốc hội.
2. Dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do Chính phủ trình thì Thủ tướng Chính phủ giao cho một bộ hoặc cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảo, cơ quan được giao chủ trì soạn thảo có trách nhiệm thành lập Ban soạn thảo, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
3. Dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do cơ quan khác, tổ chức trình thì cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm thành lập Ban soạn thảo và chủ trì soạn thảo, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
1. Ban soạn thảo gồm Trưởng ban là người đứng đầu cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo và thành viên khác là đại diện cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo, cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học. Đối với Ban soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do Chính phủ trình thì thành phần Ban soạn thảo phải có các thành viên là đại diện lãnh đạo Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ. Ban soạn thảo phải có ít nhất là chín người.
2. Thành viên Ban soạn thảo là chuyên gia, nhà khoa học phải là người am hiểu các vấn đề chuyên môn liên quan đến dự án, dự thảo và có điều kiện tham gia đầy đủ các hoạt động của Ban soạn thảo.
1. Ban soạn thảo có trách nhiệm tổ chức việc soạn thảo và chịu trách nhiệm về chất lượng, tiến độ soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trước cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo.
2. Ban soạn thảo có các nhiệm vụ sau đây:
a) Xem xét, thông qua đề cương chi tiết dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết;
b) Thảo luận về nội dung của dự thảo văn bản, tờ trình, nội dung giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
c) Bảo đảm các quy định của dự thảo phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo với hệ thống pháp luật; bảo đảm tính khả thi của văn bản.
3. Trưởng Ban soạn thảo có các nhiệm vụ sau đây:
a) Thành lập Tổ biên tập giúp việc cho Ban soạn thảo và chỉ đạo Tổ biên tập biên soạn và chỉnh lý dự thảo văn bản;
b) Tổ chức các cuộc họp và các hoạt động khác của Ban soạn thảo;
c) Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban soạn thảo.
4. Thành viên Ban soạn thảo có nhiệm vụ tham dự đầy đủ các cuộc họp của Ban soạn thảo, chịu trách nhiệm về chất lượng, tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất, tính khả thi của các nội dung được phân công trong dự thảo văn bản và tiến độ xây dựng dự thảo văn bản; trường hợp vì lý do khách quan mà không tham dự được thì phải có ý kiến góp ý bằng văn bản.
1. Tổ chức xây dựng dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết theo mục đích, yêu cầu, phạm vi điều chỉnh, chính sách đã được xây dựng trong hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; chịu trách nhiệm về chất lượng, tiến độ soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trước cơ quan, tổ chức trình dự án, dự thảo.
2. Chuẩn bị dự thảo, tờ trình và các tài liệu có liên quan đến dự án, dự thảo.
3. Tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về dự án, dự thảo và đăng tải dự án, dự thảo trên cổng thông tin điện tử quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36 của Luật này và của cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo; tổng hợp và nghiên cứu, giải trình, tiếp thu các ý kiến góp ý; đăng tải báo cáo giải trình, tiếp thu và dự thảo văn bản đã được chỉnh lý trên cổng thông tin điện tử quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36 của Luật này và của cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo.
4. Nghiên cứu, tiếp thu ý kiến thẩm định hoặc ý kiến tham gia của Chính phủ đối với dự án, dự thảo không do Chính phủ trình.
5. Chuẩn bị báo cáo giải trình về những chính sách mới phát sinh cần bổ sung vào dự án, dự thảo để trình cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội có thẩm quyền trình xem xét, quyết định.
6. Dự kiến những nội dung cần được giao quy định chi tiết trong dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết; kiến nghị phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết các điều, khoản, điểm của dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết.
7. Đối với dự án, dự thảo do Ủy ban thường vụ Quốc hội trình và dự án, dự thảo do đại biểu Quốc hội tự mình soạn thảo thì cơ quan được Ủy ban thường vụ Quốc hội giao chủ trì soạn thảo, đại biểu Quốc hội có trách nhiệm báo cáo tiến độ soạn thảo với Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Đối với dự án, dự thảo do Chính phủ trình thì bộ, cơ quan ngang bộ được giao chủ trì soạn thảo có trách nhiệm báo cáo tiến độ soạn thảo với Bộ Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Chính phủ.
Trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết, nếu có sự thay đổi lớn về chính sách so với chính sách đã được Chính phủ thông qua thì bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảo có trách nhiệm kịp thời báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
1. Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết có các nhiệm vụ sau đây:
a) Chỉ đạo cơ quan chủ trì soạn thảo dự án, dự thảo trong quá trình soạn thảo.
Đối với dự án, dự thảo do đại biểu Quốc hội tự mình soạn thảo thì đại biểu có thể đề nghị Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Viện nghiên cứu lập pháp, cơ quan, tổ chức có liên quan hỗ trợ trong quá trình soạn thảo;
b) Xem xét, quyết định việc trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội dự án, dự thảo; trường hợp đặc biệt chưa thể trình dự án, dự thảo theo đúng tiến độ thì phải kịp thời báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định và nêu rõ lý do.
2. Trường hợp dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết không do Chính phủ trình thì chậm nhất là 40 ngày trước ngày khai mạc phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết phải gửi hồ sơ dự án, dự thảo đến Chính phủ để Chính phủ cho ý kiến.
1. Trong quá trình soạn thảo văn bản, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội chủ trì soạn thảo phải lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản và cơ quan, tổ chức có liên quan; nêu những vấn đề cần xin ý kiến phù hợp với từng đối tượng lấy ý kiến và xác định cụ thể địa chỉ tiếp nhận ý kiến; đăng tải toàn văn dự thảo văn bản và tờ trình trên cổng thông tin điện tử quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36 của Luật này và của cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo trong thời gian ít nhất là 60 ngày, trừ những văn bản được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn, để các cơ quan, tổ chức, cá nhân góp ý kiến. Trong thời gian dự thảo đang được lấy ý kiến, nếu cơ quan chủ trì soạn thảo chỉnh lý lại dự thảo văn bản mà khác với dự thảo đã đăng tải trước đó thì phải đăng lại dự thảo văn bản đã được chỉnh lý.
Đối với trường hợp lấy ý kiến bằng văn bản, cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị góp ý kiến.
2. Ngoài đăng tải để lấy ý kiến theo quy định tại khoản 1 Điều này, việc lấy ý kiến có thể thông qua hình thức lấy ý kiến trực tiếp, gửi dự thảo đề nghị góp ý kiến, tổ chức hội thảo, tọa đàm, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
3. Cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo có trách nhiệm tổng hợp, nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến góp ý và đăng tải nội dung giải trình, tiếp thu trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và cổng thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức mình để Nhân dân biết.
4. Đối với dự án, dự thảo do đại biểu Quốc hội soạn thảo, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Viện nghiên cứu lập pháp có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến theo quy định tại Điều này.
1. Bộ Tư pháp có trách nhiệm thẩm định dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trước khi trình Chính phủ.
Đối với dự án, dự thảo có nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực hoặc do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp thành lập hội đồng thẩm định, bao gồm đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học.
2. Hồ sơ gửi thẩm định bao gồm:
a) Tờ trình Chính phủ về dự án, dự thảo;
b) Dự thảo văn bản;
c) Bản đánh giá thủ tục hành chính trong dự án, dự thảo văn bản, nếu trong dự án, dự thảo văn bản có quy định thủ tục hành chính;
d) Báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án, dự thảo, nếu trong dự án, dự thảo có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới;
đ) Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý; bản chụp ý kiến góp ý của các bộ, cơ quan ngang bộ;
e) Tài liệu khác (nếu có).
Tài liệu quy định tại điểm a và điểm b khoản này được gửi bằng bản giấy, các tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.
3. Nội dung thẩm định tập trung vào các vấn đề sau đây:
a) Sự phù hợp của nội dung dự thảo văn bản với mục đích, yêu cầu, phạm vi điều chỉnh, chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh đã được thông qua;
b) Tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo văn bản với hệ thống pháp luật; tính tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
c) Sự cần thiết, tính hợp lý và chi phí tuân thủ các thủ tục hành chính trong dự thảo văn bản, nếu trong dự thảo văn bản có quy định thủ tục hành chính;
d) Điều kiện bảo đảm về nguồn nhân lực, tài chính để bảo đảm thi hành văn bản quy phạm pháp luật;
đ) Việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo văn bản, nếu trong dự thảo văn bản có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới;
e) Ngôn ngữ, kỹ thuật và trình tự, thủ tục soạn thảo văn bản.
Trong trường hợp cần thiết, cơ quan thẩm định yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo báo cáo về những vấn đề liên quan đến nội dung dự án, dự thảo.
4. Báo cáo thẩm định phải thể hiện rõ ý kiến của cơ quan thẩm định về nội dung thẩm định quy định tại khoản 3 Điều này và ý kiến về việc dự án, dự thảo đủ điều kiện hoặc chưa đủ điều kiện trình Chính phủ. Trong trường hợp Bộ Tư pháp kết luận dự án, dự thảo chưa đủ điều kiện trình Chính phủ thì trả lại hồ sơ cho cơ quan chủ trì soạn thảo để tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện dự án, dự thảo.
Báo cáo thẩm định phải được gửi đến cơ quan chủ trì soạn thảo chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ gửi thẩm định.
5. Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu, giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định để chỉnh lý, hoàn thiện dự án, dự thảo và đồng thời gửi báo cáo giải trình tiếp thu kèm theo dự thảo văn bản đã được chỉnh lý đến cơ quan thẩm định khi trình Chính phủ dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết.
1. Tờ trình Chính phủ về dự án, dự thảo.
2. Dự thảo văn bản.
3. Báo cáo thẩm định; báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến thẩm định.Bổ sung
4. Bản đánh giá thủ tục hành chính trong dự án, dự thảo, nếu trong dự án, dự thảo có thủ tục hành chính.
5. Báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án, dự thảo, nếu trong dự án, dự thảo có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới.
6. Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý.
7. Tài liệu khác (nếu có).
Tài liệu quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này được gửi bằng bản giấy, các tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.
Trong trường hợp còn có ý kiến khác nhau giữa các bộ, cơ quan ngang bộ về dự án, dự thảo nghị quyết thì Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ triệu tập cuộc họp gồm đại diện lãnh đạo cơ quan chủ trì soạn thảo, Bộ Tư pháp, các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan để thống nhất ý kiến trước khi trình Chính phủ xem xét, quyết định. Căn cứ vào ý kiến tại cuộc họp này, cơ quan chủ trì soạn thảo phối hợp với các cơ quan có liên quan tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện dự án, dự thảo để trình Chính phủ.
1. Chính phủ xem xét, thảo luận tập thể, biểu quyết theo đa số để quyết định việc trình dự án, dự thảo tại phiên họp của Chính phủ theo trình tự, thủ tục sau đây:
a) Đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo thuyết trình về dự án, dự thảo; việc giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan thẩm định;
b) Đại diện cơ quan thẩm định phát biểu ý kiến về việc cơ quan chủ trì soạn thảo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định;
c) Đại diện Văn phòng Chính phủ trình bày những vấn đề còn có ý kiến khác nhau về dự án, dự thảo;
d) Chính phủ thảo luận;
đ) Chính phủ biểu quyết về việc trình dự án, dự thảo.
2. Trong trường hợp Chính phủ không thông qua việc trình dự án, dự thảo thì Thủ tướng Chính phủ ấn định thời gian xem xét lại dự án, dự thảo.
1. Đối với dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết không do Chính phủ trình, thì trước khi trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết phải gửi các tài liệu sau đây để Chính phủ cho ý kiến:
a) Tờ trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội về dự án, dự thảo;
b) Dự thảo văn bản;
c) Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý; bản chụp ý kiến góp ý;
d) Tài liệu khác (nếu có).
Tài liệu quy định tại điểm a và điểm b khoản này được gửi bằng bản giấy, các tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.
2. Chính phủ có trách nhiệm xem xét, trả lời bằng văn bản trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị và thể hiện rõ ý kiến của Chính phủ về dự án, dự thảo đủ điều kiện hoặc chưa đủ điều kiện trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ được Thủ tướng Chính phủ phân công chuẩn bị ý kiến, chủ trì phối hợp với Bộ Tư pháp dự kiến những nội dung cần cho ý kiến, trình Chính phủ xem xét, quyết định.
1. Dự án, dự thảo trước khi trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận, cho ý kiến phải được Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội thẩm tra (sau đây gọi chung là cơ quan thẩm tra).
Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm chủ trì thẩm tra dự án, dự thảo thuộc lĩnh vực do mình phụ trách và dự án, dự thảo khác do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội giao; tham gia thẩm tra dự án, dự thảo do cơ quan khác của Quốc hội chủ trì thẩm tra theo sự phân công của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Cơ quan chủ trì thẩm tra có trách nhiệm mời đại diện Thường trực Ủy ban pháp luật, Thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội và đại diện cơ quan khác được phân công tham gia thẩm tra tham dự phiên họp thẩm tra để phát biểu ý kiến về những nội dung của dự án, dự thảo liên quan đến lĩnh vực do cơ quan đó phụ trách và những vấn đề khác thuộc nội dung của dự án, dự thảo.
3. Cơ quan chủ trì thẩm tra có thể mời đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học và đại diện các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản tham dự cuộc họp do mình tổ chức để phát biểu ý kiến về những vấn đề liên quan đến nội dung của dự án, dự thảo.
4. Cơ quan thẩm tra có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo báo cáo, giải trình, cung cấp thông tin, tài liệu về những vấn đề liên quan đến nội dung của dự án, dự thảo; tự mình hoặc cùng cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo tổ chức hội thảo, khảo sát về những vấn đề thuộc nội dung của dự án, dự thảo.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân được yêu cầu có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu và đáp ứng các yêu cầu khác của cơ quan thẩm tra.
1. Hồ sơ dự án, dự thảo để thẩm tra bao gồm:
a) Tờ trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội về dự án, dự thảo;
b) Dự thảo văn bản;
c) Báo cáo thẩm định đối với dự án, dự thảo do Chính phủ trình; ý kiến của Chính phủ đối với dự án, dự thảo không do Chính phủ trình; bản tổng hợp, giải trình tiếp thu ý kiến góp ý; bản chụp ý kiến góp ý;
d) Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến nội dung chính của dự án, dự thảo; báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong dự án, dự thảo;
đ) Báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án, dự thảo, nếu trong dự án, dự thảo có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới;
e) Dự thảo văn bản quy định chi tiết và tài liệu khác (nếu có).
Tài liệu quy định tại điểm a và điểm b khoản này được gửi bằng bản giấy, các tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.
2. Đối với dự án, dự thảo trình Ủy ban thường vụ Quốc hội thì chậm nhất là 20 ngày trước ngày bắt đầu phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo phải gửi hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này đến cơ quan chủ trì thẩm tra, Ủy ban pháp luật, Ủy ban về các vấn đề xã hội và cơ quan khác tham gia thẩm tra để tiến hành thẩm tra.
Đối với dự án, dự thảo trình Quốc hội thì chậm nhất là 30 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo phải gửi hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này đến cơ quan chủ trì thẩm tra, Ủy ban pháp luật, Ủy ban về các vấn đề xã hội và cơ quan khác tham gia thẩm tra để tiến hành thẩm tra.
3. Cơ quan thẩm tra không tiến hành thẩm tra dự án, dự thảo khi chưa đủ các tài liệu trong hồ sơ hoặc hồ sơ gửi không đúng thời hạn theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Nội dung thẩm tra tập trung vào các vấn đề sau đây:
1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh của văn bản.
2. Nội dung của dự thảo văn bản và những vấn đề còn có ý kiến khác nhau; việc giao và chuẩn bị văn bản quy định chi tiết (nếu có).
3. Sự phù hợp của nội dung dự thảo văn bản với chủ trương, đường lối của Đảng; tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo văn bản với hệ thống pháp luật; tính tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Tính khả thi của các quy định trong dự thảo văn bản.
5. Điều kiện bảo đảm về nguồn nhân lực, tài chính để bảo đảm thi hành văn bản quy phạm pháp luật.
6. Việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo văn bản, nếu dự thảo văn bản có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới.
7. Ngôn ngữ, kỹ thuật và trình tự, thủ tục soạn thảo văn bản.
Trong trường hợp cần thiết, cơ quan thẩm tra yêu cầu cơ quan trình dự án, dự thảo báo cáo về những vấn đề liên quan đến nội dung dự án, dự thảo.
1. Cơ quan chủ trì thẩm tra phải tổ chức phiên họp toàn thể để thẩm tra; đối với dự án, dự thảo trình Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi trình Quốc hội thì có thể tổ chức phiên họp Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban để thẩm tra sơ bộ.
2. Cơ quan chủ trì thẩm tra có trách nhiệm mời cơ quan tham gia thẩm tra hoặc Thường trực cơ quan tham gia thẩm tra tham dự phiên họp thẩm tra.
1. Báo cáo thẩm tra phải thể hiện rõ quan điểm của cơ quan thẩm tra về những vấn đề thuộc nội dung thẩm tra quy định tại Điều 65 của Luật này, đề xuất những nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
2. Báo cáo thẩm tra phải phản ánh đầy đủ ý kiến của thành viên cơ quan chủ trì thẩm tra, ý kiến của cơ quan tham gia thẩm tra về nội dung dự án, dự thảo; về việc dự án, dự thảo đủ hoặc chưa đủ điều kiện trình Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội.
Trong trường hợp cơ quan chủ trì thẩm tra có ý kiến dự án, dự thảo chưa đủ điều kiện trình Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội thì báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét trả lại hồ sơ cho cơ quan trình dự án, dự thảo để tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện dự án, dự thảo.
1. Ủy ban pháp luật có trách nhiệm tham gia thẩm tra dự án, dự thảo do cơ quan khác của Quốc hội chủ trì thẩm tra để bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của dự án, dự thảo với hệ thống pháp luật.
2. Ủy ban pháp luật tổ chức phiên họp Thường trực Ủy ban hoặc phiên họp toàn thể Ủy ban để chuẩn bị ý kiến tham gia thẩm tra và cử đại diện Ủy ban tham dự phiên họp thẩm tra của cơ quan chủ trì thẩm tra.
3. Nội dung thẩm tra để bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của dự án, dự thảo với hệ thống pháp luật bao gồm:
a) Sự phù hợp của quy định trong dự thảo luật, nghị quyết của Quốc hội với quy định của Hiến pháp; sự phù hợp của quy định trong dự thảo pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội;
b) Sự thống nhất về nội dung giữa quy định trong dự thảo luật, nghị quyết của Quốc hội với luật, nghị quyết của Quốc hội; giữa quy định trong dự thảo pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội với pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; giữa các quy định trong dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết; sự thống nhất về kỹ thuật văn bản.Bổ sung
1. Ủy ban về các vấn đề xã hội có trách nhiệm tham gia thẩm tra dự án, dự thảo do cơ quan khác của Quốc hội chủ trì thẩm tra để bảo đảm việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới khi dự án, dự thảo đó có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới.
2. Ủy ban về các vấn đề xã hội tổ chức phiên họp Thường trực Ủy ban hoặc phiên họp toàn thể Ủy ban để chuẩn bị ý kiến tham gia thẩm tra và cử đại diện Ủy ban tham dự phiên họp thẩm tra của cơ quan chủ trì thẩm tra.
3. Nội dung thẩm tra việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới bao gồm:
a) Xác định vấn đề giới trong dự án, dự thảo;
b) Việc bảo đảm các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới trong dự án, dự thảo;
c) Việc tuân thủ trình tự, thủ tục đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án, dự thảo;
d) Tính khả thi của các quy định trong dự án, dự thảo để bảo đảm bình đẳng giới.
Chậm nhất là 07 ngày trước ngày bắt đầu phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội phải gửi hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 64 của Luật này đến Ủy ban thường vụ Quốc hội để cho ý kiến.
Dự thảo văn bản, tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án, dự thảo được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Quốc hội.
1. Tùy theo tính chất và nội dung của dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội có thể xem xét, cho ý kiến một lần hoặc nhiều lần.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến theo trình tự sau đây:
a) Đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo thuyết trình về nội dung cơ bản của dự án, dự thảo.
Đại diện Chính phủ phát biểu ý kiến về dự án, dự thảo không do Chính phủ trình;
b) Đại diện cơ quan chủ trì thẩm tra trình bày báo cáo thẩm tra, kiến nghị những vấn đề trình ra Quốc hội tập trung thảo luận;
c) Đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;
d) Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận;
đ) Chủ tọa phiên họp kết luận.
1. Trên cơ sở ý kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, dự thảo nghị quyết có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu để chỉnh lý dự án, dự thảo.
Đối với dự án, dự thảo do Chính phủ trình thì người được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền trình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức nghiên cứu, tiếp thu để chỉnh lý dự án, dự thảo, trừ trường hợp cần báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2. Trong trường hợp cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, dự thảo nghị quyết có ý kiến khác với ý kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội thì báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định.
1. Quốc hội xem xét, thông qua dự án luật, dự thảo nghị quyết tại một hoặc hai kỳ họp Quốc hội; trường hợp dự án luật lớn, nhiều điều, khoản có tính chất phức tạp thì Quốc hội có thể xem xét, thông qua tại ba kỳ họp.
Chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, hồ sơ dự án, dự thảo trình Quốc hội phải được gửi đến các đại biểu Quốc hội.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết tại một hoặc hai phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Chậm nhất là 20 ngày trước ngày bắt đầu phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội, hồ sơ dự án, dự thảo phải được gửi đến các thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội.
3. Hồ sơ dự án, dự thảo trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội bao gồm các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 64 của Luật này và báo cáo thẩm tra về dự án, dự thảo.
Tờ trình, dự thảo văn bản và báo cáo thẩm tra về dự án, dự thảo được gửi bằng bản giấy, các tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.
Quốc hội xem xét, thông qua dự án luật, dự thảo nghị quyết tại một kỳ họp Quốc hội theo trình tự sau đây:
1. Đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo thuyết trình về dự án, dự thảo.
2. Đại diện cơ quan chủ trì thẩm tra trình bày báo cáo thẩm tra.
3. Quốc hội thảo luận tại phiên họp toàn thể về những nội dung cơ bản, những vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của dự án, dự thảo. Trước khi thảo luận tại phiên họp toàn thể, dự án, dự thảo có thể được thảo luận ở Tổ đại biểu Quốc hội.
4. Trong quá trình thảo luận, đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo giải trình về những vấn đề liên quan đến dự án, dự thảo mà đại biểu Quốc hội nêu.
5. Đối với những vấn đề quan trọng, những vấn đề lớn của dự án, dự thảo còn có ý kiến khác nhau thì Quốc hội tiến hành biểu quyết theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Cơ quan chủ trì thẩm tra chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo, Tổng thư ký Quốc hội và cơ quan, tổ chức có liên quan giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến những vấn đề quan trọng, những vấn đề lớn của dự án, dự thảo còn có ý kiến khác nhau trình Quốc hội biểu quyết.
6. Sau khi dự án, dự thảo được các đại biểu Quốc hội thảo luận, cho ý kiến, Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo, tổ chức việc nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo theo trình tự sau đây:
a) Cơ quan chủ trì thẩm tra chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo, Ủy ban pháp luật, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo và xây dựng báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo trình Ủy ban thường vụ Quốc hội;
b) Chậm nhất là 07 ngày trước ngày Quốc hội biểu quyết thông qua, dự thảo được gửi đến Thường trực Ủy ban pháp luật để rà soát, hoàn thiện về mặt kỹ thuật văn bản. Thường trực Ủy ban pháp luật chủ trì, phối hợp với Thường trực cơ quan chủ trì thẩm tra, đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo tổ chức việc rà soát để bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo với hệ thống pháp luật.
7. Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo.
Trường hợp cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo có ý kiến khác hoặc Chính phủ có ý kiến khác đối với dự án, dự thảo không do Chính phủ trình thì Chính phủ, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định.
8. Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo. Trong trường hợp dự thảo còn vấn đề có ý kiến khác nhau thì Quốc hội biểu quyết về vấn đề đó theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội trước khi biểu quyết thông qua dự thảo.
9. Chủ tịch Quốc hội ký chứng thực luật, nghị quyết của Quốc hội.
Trong trường hợp dự thảo chưa được thông qua hoặc mới được thông qua một phần thì Quốc hội xem xét, quyết định việc trình lại hoặc xem xét, thông qua tại kỳ họp tiếp theo theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Quốc hội xem xét, thông qua dự án luật, dự thảo nghị quyết tại hai kỳ họp theo trình tự sau đây:
1. Tại kỳ họp thứ nhất:
a) Đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo thuyết trình về dự án, dự thảo;
b) Đại diện cơ quan chủ trì thẩm tra trình bày báo cáo thẩm tra;
c) Quốc hội thảo luận tại phiên họp toàn thể về những nội dung cơ bản, những vấn đề còn có ý kiến khác nhau của dự án, dự thảo. Trước khi thảo luận tại phiên họp toàn thể, dự án, dự thảo có thể được thảo luận ở Tổ đại biểu Quốc hội.
Trong quá trình thảo luận, đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo có trách nhiệm giải trình về những vấn đề liên quan đến dự án, dự thảo mà đại biểu Quốc hội nêu;
d) Đối với những vấn đề quan trọng, những vấn đề lớn của dự án, dự thảo còn có ý kiến khác nhau thì Quốc hội tiến hành biểu quyết theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Cơ quan chủ trì thẩm tra chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo, Tổng thư ký Quốc hội và cơ quan, tổ chức có liên quan giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến những vấn đề quan trọng, những vấn đề lớn của dự án, dự thảo còn có ý kiến khác nhau trình Quốc hội biểu quyết;
đ) Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo Tổng thư ký Quốc hội tổng hợp ý kiến của đại biểu Quốc hội và kết quả biểu quyết làm cơ sở cho việc chỉnh lý.
2. Trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo, tổ chức việc nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo theo trình tự sau đây:
a) Thường trực cơ quan chủ trì thẩm tra chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo, Thường trực Ủy ban pháp luật, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo và xây dựng dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo. Cơ quan chủ trì thẩm tra tổ chức phiên họp có sự tham gia của cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo, Ủy ban pháp luật, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan để thảo luận về dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý và dự thảo văn bản đã được chỉnh lý;
b) Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, thảo luận về dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý và dự thảo văn bản đã được chỉnh lý; trường hợp cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo có ý kiến khác với ý kiến của cơ quan thẩm tra trong việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo thì đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định;
c) Ủy ban thường vụ Quốc hội gửi dự thảo đã được chỉnh lý và báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo đến Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội chậm nhất là 45 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp.
Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm tổ chức thảo luận, góp ý kiến và gửi báo cáo tổng hợp ý kiến đến cơ quan chủ trì thẩm tra chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội;
d) Cơ quan chủ trì thẩm tra tổng hợp ý kiến của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội để phối hợp với cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo và hoàn thiện báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo trình Ủy ban thường vụ Quốc hội.
a) Đại diện Ủy ban thường vụ Quốc hội trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo.
Trường hợp cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo có ý kiến khác hoặc Chính phủ có ý kiến khác đối với dự án, dự thảo không do Chính phủ trình thì Chính phủ, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định;
b) Quốc hội thảo luận về những nội dung còn có ý kiến khác nhau của dự án, dự thảo;
c) Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo, tổ chức việc nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo;
d) Chậm nhất là 07 ngày trước ngày biểu quyết thông qua, dự thảo được gửi đến Thường trực Ủy ban pháp luật để rà soát, hoàn thiện về mặt kỹ thuật văn bản. Thường trực Ủy ban pháp luật chủ trì, phối hợp với Thường trực cơ quan chủ trì thẩm tra, đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo tổ chức việc rà soát để bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo với hệ thống pháp luật;
đ) Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo. Trong trường hợp dự thảo còn vấn đề có ý kiến khác nhau thì Quốc hội biểu quyết về vấn đề đó theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội trước khi biểu quyết thông qua dự thảo;
e) Chủ tịch Quốc hội ký chứng thực luật, nghị quyết của Quốc hội.
Trong trường hợp dự thảo chưa được thông qua hoặc mới được thông qua một phần thì Quốc hội xem xét, quyết định việc trình lại hoặc xem xét, thông qua tại kỳ họp tiếp theo theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Quốc hội xem xét, thông qua dự án luật tại ba kỳ họp theo trình tự sau đây:
1. Tại kỳ họp thứ nhất, trình tự xem xét, thảo luận dự án luật được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 75 của Luật này;
2. Trong thời gian giữa kỳ họp thứ nhất và kỳ họp thứ hai của Quốc hội, việc nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật được thực hiện theo trình tự sau đây:
a) Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật chủ trì, phối hợp với cơ quan chủ trì thẩm tra, Ủy ban pháp luật, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật và xây dựng dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật;
b) Tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về dự án luật theo quyết định của Ủy ban thường vụ Quốc hội (nếu có);
c) Cơ quan chủ trì thẩm tra tổ chức thẩm tra dự án luật đã được chỉnh lý;
d) Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về việc chỉnh lý dự thảo luật theo trình tự quy định tại Điều 71 của Luật này. Trên cơ sở ý kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu để chỉnh lý dự thảo luật theo quy định tại Điều 72 của Luật này.
3. Tại kỳ họp thứ hai:
a) Đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật; kết quả lấy ý kiến Nhân dân về dự án luật (nếu có);
b) Đại diện cơ quan chủ trì thẩm tra trình bày báo cáo thẩm tra dự án luật đã được chỉnh lý;
c) Quốc hội thảo luận tại phiên họp toàn thể về dự án luật. Trước khi thảo luận tại phiên họp toàn thể, dự án luật có thể được thảo luận ở Tổ đại biểu Quốc hội.
Trong quá trình thảo luận, đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật có trách nhiệm giải trình về những vấn đề liên quan đến dự án mà đại biểu Quốc hội nêu;
d) Đối với những vấn đề quan trọng, những vấn đề lớn của dự án luật còn có ý kiến khác nhau thì Quốc hội tiến hành biểu quyết theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Cơ quan chủ trì thẩm tra chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, Tổng thư ký Quốc hội và cơ quan, tổ chức có liên quan giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến những vấn đề còn có ý kiến khác nhau của dự án luật trình Quốc hội biểu quyết;
đ) Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo Tổng thư ký Quốc hội tổng hợp ý kiến của đại biểu Quốc hội và kết quả biểu quyết làm cơ sở cho việc chỉnh lý.
4. Trong thời gian giữa kỳ họp thứ hai và kỳ họp thứ ba của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo, tổ chức việc nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật theo trình tự sau đây:
a) Cơ quan chủ trì thẩm tra chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, Ủy ban pháp luật, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật và xây dựng dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật. Cơ quan chủ trì thẩm tra tổ chức phiên họp có sự tham gia của cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, Ủy ban pháp luật, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan để thảo luận về dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý và dự thảo luật đã được chỉnh lý;
b) Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, thảo luận về dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý và dự thảo luật đã được chỉnh lý; trong trường hợp cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật có ý kiến khác với ý kiến của cơ quan thẩm tra trong việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo thì đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định;
c) Ủy ban thường vụ Quốc hội gửi dự thảo luật đã được chỉnh lý và dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo đến Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội chậm nhất là 45 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp.
Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm tổ chức thảo luận, góp ý kiến và gửi báo cáo tổng hợp ý kiến đến cơ quan chủ trì thẩm tra chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội;
d) Cơ quan chủ trì thẩm tra tổng hợp ý kiến của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội để phối hợp với cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật và hoàn thiện báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo trình Ủy ban thường vụ Quốc hội.
5. Tại kỳ họp thứ ba, trình tự xem xét, thông qua dự thảo luật được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 75 của Luật này.
Trong trường hợp dự thảo luật chưa được thông qua hoặc mới được thông qua một phần thì Quốc hội xem xét, quyết định theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết tại một phiên họp theo trình tự sau đây:
a) Đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo thuyết trình về dự án, dự thảo;
b) Đại diện cơ quan chủ trì thẩm tra trình bày báo cáo thẩm tra;
c) Đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân được mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;
d) Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận, chủ tọa phiên họp kết luận;
đ) Thường trực cơ quan chủ trì thẩm tra chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo, Thường trực Ủy ban pháp luật, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo. Cơ quan chủ trì thẩm tra tổ chức phiên họp có sự tham gia của cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo, Ủy ban pháp luật, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan để thảo luận về dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý và dự thảo văn bản đã được chỉnh lý;
e) Chậm nhất là 07 ngày trước ngày biểu quyết thông qua, dự thảo được gửi đến Thường trực Ủy ban pháp luật để rà soát, hoàn thiện về mặt kỹ thuật văn bản. Thường trực Ủy ban pháp luật chủ trì, phối hợp với Thường trực cơ quan chủ trì thẩm tra, đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo tổ chức việc rà soát để bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo với hệ thống pháp luật;
g) Đại diện cơ quan chủ trì thẩm tra báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo.
Trường hợp cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo có ý kiến khác hoặc Chính phủ có ý kiến khác đối với dự án, dự thảo không do Chính phủ trình thì Chính phủ, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định;
h) Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo. Trong trường hợp dự thảo còn vấn đề có ý kiến khác nhau thì Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết về những vấn đề đó theo đề nghị của chủ tọa phiên họp trước khi biểu quyết thông qua dự thảo;
i) Chủ tịch Quốc hội ký pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết tại hai phiên họp theo trình tự sau đây:
a) Tại phiên họp thứ nhất, việc trình và thảo luận được thực hiện theo trình tự quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này. Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận, biểu quyết những vấn đề quan trọng, những vấn đề lớn của dự án, dự thảo theo đề nghị của cơ quan chủ trì thẩm tra để làm cơ sở cho việc chỉnh lý;
b) Trong thời gian giữa hai phiên họp, cơ quan chủ trì thẩm tra chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo, Thường trực Ủy ban pháp luật, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo theo sự chỉ đạo của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Cơ quan chủ trì thẩm tra tổ chức phiên họp có sự tham gia của cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo, Ủy ban pháp luật, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan để thảo luận về dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý và dự thảo văn bản đã được chỉnh lý;
c) Chậm nhất là 05 ngày trước ngày biểu quyết thông qua, dự thảo được gửi đến Thường trực Ủy ban pháp luật để rà soát, hoàn thiện về mặt kỹ thuật văn bản. Thường trực Ủy ban pháp luật chủ trì, phối hợp với Thường trực cơ quan chủ trì thẩm tra, đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo tổ chức việc rà soát để bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo với hệ thống pháp luật;
d) Tại phiên họp thứ hai, đại diện cơ quan chủ trì thẩm tra báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc chỉnh lý dự thảo.
Trường hợp cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo có ý kiến khác hoặc Chính phủ có ý kiến khác đối với dự án, dự thảo không do Chính phủ trình thì Chính phủ, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định;
đ) Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo. Trong trường hợp dự thảo còn vấn đề có ý kiến khác nhau thì Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết về vấn đề đó theo đề nghị của chủ tọa phiên họp trước khi biểu quyết thông qua dự thảo;
e) Chủ tịch Quốc hội ký pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
1. Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo.
2. Dự thảo đã được chỉnh lý.
Ngày thông qua luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội là ngày Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua luật, pháp lệnh, nghị quyết đó.
1. Chủ tịch nước công bố luật, pháp lệnh chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày luật, pháp lệnh được thông qua.
Đối với pháp lệnh đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua mà Chủ tịch nước đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Hiến pháp thì chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày pháp lệnh được thông qua, Chủ tịch nước gửi văn bản đến Ủy ban thường vụ Quốc hội yêu cầu xem xét lại. Ủy ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm xem xét lại những vấn đề mà Chủ tịch nước có ý kiến tại phiên họp gần nhất. Sau khi pháp lệnh được Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết, thông qua lại thì Chủ tịch nước công bố chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua lại. Trong trường hợp Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất.
Đối với luật, pháp lệnh được xây dựng, ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì Chủ tịch nước công bố luật, pháp lệnh chậm nhất là 05 ngày kể từ ngày luật, pháp lệnh được thông qua.
2. Tổng thư ký Quốc hội công bố nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nghị quyết được thông qua.
Đối với nghị quyết được xây dựng, ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì Tổng thư ký Quốc hội công bố nghị quyết chậm nhất là 05 ngày kể từ ngày nghị quyết được thông qua.
FORMULATION AND PROMULGATION OF LEGISLATIVE DOCUMENTS OF THE NATIONAL ASSEMBLY AND STANDING COMMITTEE OF THE NATIONAL ASSEMBLY
Section 1. Planning law/ordinance formulation program
Article 31. Law/ordinance formulation program
1. Law/ordinance formulation programs shall be planned annually according to policies of Communist Party, the State, socio-economic development strategy, national defense and security strategy, and state management requirements in each period so that to ensure human rights, basic rights and obligations of citizens.
2. The National Assembly shall decide the law/ordinance formulation program at the first meeting session of the previous year.
Article 32. Request for law/ordinance formulation of agencies, organizations
1. The President, Standing Committee of the National Assembly, Ethnic Council, Committees of the National Assembly, the Government, the People’s Supreme Court, the People’s Supreme Procuracy, State Audit Office of Vietnam, Central Committee of Vietnamese Fatherland Front, central agencies of associate organizations of Vietnamese Fatherland Front who are entitled to submit law projects to the National Assembly and ordinance projects to Standing Committee of the National Assembly are entitled to request law/ordinance formulation.
2. The request for law/ordinance formulation must be based on:
a) Policies of Communist Party and the State;
b) Results of law implementation or assessment of social relationships related to policies of the law/ordinance project;
c) Requirements for state management, socio-economic development; assurance of human rights, basic rights and obligations of citizens; assurance of national defense and security;
d) Relevant international agreements to which Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
Article 33. Law/ordinance proposal, request for law/ordinance formulation
1. Deputies of the National Assembly are entitled to make law/ordinance proposals. Law/ordinance proposals must be based on policies of Communist Party and the State, requirements for state management, socio-economic development; assurance of human rights, basic rights and obligations of citizens; assurance of national defense and security, and relevant international agreements to which Socialist Republic of Vietnam is a signatory
2. Deputies of the National Assembly are entitled to request law/ordinance formulation. The request for law/ordinance formulation shall be made in accordance with Clause 2 Article 32 of this Law.
3. Deputies of the National Assembly are entitled to make proposals of law/ordinance, request for law/ordinance formulation as prescribed in Article 37 of this Law, or request the Office of the National Assembly or Office of National Assembly Delegation, or a research institute to assist in doing so.
4. The Office of the National Assembly has the responsibility to enable deputies of the National Assembly to exercise their rights to make law/ordinance proposals and request law/ordinance formulation
Article 34. Responsibilities of agencies, organizations, and deputies of the National Assembly for making request for law/ordinance formulation
1. Before requesting law/ordinance formulation, the agency, organization, or deputy of the National Assembly must perform the following tasks or request a competent agency to perform the following tasks:
a) Summarize the implementation of regulations of law related to the request for law/ordinance formulation; survey, assess social relationships relevant to the request for law/ordinance formulation;
b) Conduct scientific research into relevant issues to assist the request for law/ordinance formulation; study information, materials, international agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory relevant to the request for law/ordinance formulation. Request relevant organizations and individuals to provide documents and information related to the request for law/ordinance formulation where necessary;
c) Formulate proposed policies in the request for law/ordinance formulation; assess the impact of such policies;
d) Estimate resources and conditions for assurance of implementation of the law or ordinance after it is ratified by the National Assembly or Standing Committee of the National Assembly.
2. Prepare documents to request law, ordinance formulation as prescribed in Article 37 of this Law.
3. Seek opinions from relevant organizations and individuals about the request for law/ordinance formulation; consider and respond to the opinions offered.
4. With regard to request for law/ordinance formulation that is not made by the Government, the agency, organization, or deputy of the National Assembly who requests the law/ordinance formulation also has the responsibility to obtain and consider opinions given by the government.
Article 35. Assessment of impact of proposed policies in the request for law/ordinance formulation
1. Agencies and organizations are responsible for assessing the impact of each proposed policy. Deputies of the National Assembly shall assess impact of each proposed policy or request a competent authority to do so.
During the process of drafting, appraising, inspecting, considering, and commenting law/ordinance project, if new policies are submitted, the submitting agency must assess their impact.
2. The assessment of each proposed policy in must specify: issues to be solved; targets of the policy; solutions for implementation the policy; positive and negative impacts of the policy; costs, benefits of solutions; comparison of costs and benefits of solutions; selected solution and reason for such selection; assessment of impact of administrative procedures; gender-related impact (if any).
3. When assessing impact of proposed policies, agencies, organizations, and deputies of the National Assembly must study and draft a draft report on impact assessment; seek opinions and feedbacks about the draft report, and revise the draft report.
4. The Government shall elaborate this Article.
Article 36. Seeking opinions about request for law/ordinance formulation
1. Agencies, organizations, and deputies of the National Assembly who make requests for law, ordinance formulation have the responsibility to:
a) Post the summary report, report on impacts of proposed policies on the information portal of the National Assembly if the request is made by Standing Committee of the National Assembly, Ethnic Council, Committees of the National Assembly, deputies of the National Assembly, or the information portal of the Government if the request is made by the government, and the information portal or the requesting agency/organization for at least 30 days.
b) Seek opinions from the Ministry of Finance, the Ministry of Home Affairs, the Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Justice, relevant organizations, entities under the direct impacts of proposed policies, and solution for implementation of such policies in the request for law/ordinance formulation. Hold a meeting to seek opinions about basic policies in the request for law/ordinance formulation where necessary;
c) Consider, explain, aggregate opinions; post the report on receipt of opinions (hereinafter referred to as feedback report) on the information portal as prescribed in this Clause.
2. Within 15 days from the receipt of request for opinions, the enquired agencies/organizations must provide their opinions in writing; the Ministry of Finance shall send a report on financial sources, the Ministry of Home Affairs shall send a report of assessment of human resources, the Ministry of Foreign Affairs shall send a report on compatibility with relevant international agreements to which Socialist Republic of Vietnam is a signatory, the Ministry of Justice shall send a report on constitutionality, legitimacy, and consistency of the request for law/ordinance formulation with the legal system to the requesting agency, organization, or deputy of the National Assembly.
Article 37. Application for law/ordinance formulation, written law/ordinance proposals
1. An application for law/ordinance formulation consists of:
a) A description of the request for law/ordinance formulation which specifies the necessity of such law/ordinance; purposes and viewpoints on the law/ordinance formulation; entities regulated by the law/ordinance; targets, contents of proposed policies, solution for implementation thereof, and reasons for choosing such solution; estimated resources and conditions for ensuring implementation of the law/ordinance after it is ratified by the National Assembly or Standing Committee of the National Assembly; intended time for submitting to the National Assembly or Standing Committee of the National Assembly for consideration and ratification;
b) Report on assessment of impact of proposed policies;
c) Report on implementation of law or social relationships related to the request for law/ordinance formulation;
d) A report on receipt of opinions from the Ministry of Finance, the Ministry of Home Affairs, the Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Justice, and other agencies; photocopies of the enquiry sheets;
dd) The outline of the draft law/ordinance.
2. The written law/ordinance proposal must specify the necessity of such law/ordinance, regulated entities, purposes and requirements, viewpoints, policies, and main contents of the law/ordinance.
Article 38. Responsibility to request formulation of law/ordinance to be submitted by the Government
1. With regard to a law/ordinance project to be submitted by the Government, a Ministry or ministerial agency shall make the request for law/ordinance formulation itself or as assigned by the Prime Minister.
2. The Ministry or ministerial agency who request for law/ordinance formulation shall perform the tasks prescribed in Article 34 of this Law.
Article 39. Appraising request for formulation of law/ordinance to be submitted by the Government
1. The Ministry of Justice shall take charge and cooperate with the Ministry of Finance, the Ministry of Home Affairs, the Ministry of Foreign Affairs, relevant organizations in appraising the request for law/ordinance formulation before submitting it to the government within 20 days from the receipt of the satisfactory application for law/ordinance formulation.
2. The Ministry or ministerial agency that makes the request for law/ordinance formulation shall send the application to the Ministry of Justice for appraisal. The application consists of documents mentioned in Clause 1 Article 37 of this Law.
Documents mentioned in Point a and Point b Clause 1 Article 37 of this Law must be sent in writing, other documents may be sent electronically.
3. The appraisal shall focus on:
a) Necessity of the law/ordinance; entities regulated by the law/ordinance;
b) Conformity of the proposed policies with policies of Communist Party and the State;
c) The constitutionality, legitimacy, and consistency of policies with the legal system; feasibility and … of the proposed policies; solutions and conditions for ensuring implementation of the proposed policies;
d) Compatibility of the proposed policies with relevant international agreements to which Socialist Republic of Vietnam is a signatory;
dd) Necessity, reasonability, cost of administrative procedures of proposed policies (if they are related to administrative procedures); integration of gender equality in the request for law/ordinance formulation (if they are related to gender equality);
e) Adherence to procedures for requesting law/ordinance formulation.
4. The appraisal report must contain opinions of the Ministry of Justice about the appraised contents mentioned in Clause 3 of this Article and whether or not the request for law/ordinance formulation is satisfactory enough to be submitted to the Prime Minister.
5. The appraisal report must be sent to the Ministry or ministerial agency that makes the request for law/ordinance formulation within 10 days from the end of the appraisal. The requesting agency shall consider the opinions given and revise, complete the request for law/ordinance formulation, send the revised request for law/ordinance formulation together with the feedback report to the Ministry of Justice when submitting it to the Government.
Article 40. Submitting request for formulation of law/ordinance to be submitted by the Government
1. The Ministry or ministerial agency who makes the request for law/ordinance formulation shall submit the application for law/ordinance formulation to the government at least 20 days before the date of meeting of the Government.
2. Documents to be submitted to the Government include:
a) The documents mentioned in Clause 1 Article 37 of this Law;
b) Report on appraisal of the request for law/ordinance formulation; feedback report;
c) Other documents (if any).
Documents mentioned in Point a and Point b Clause 1 Article 37 of this Law and Point b of this Clause must be sent in writing, other documents may be sent electronically.
Article 41. The Government considering approval for request for formulation of law/ordinance to be submitted by the Government
The Government shall hold a meeting to consider requests for request for law/ordinance formulation in the following order:
1. Representatives of Ministries and ministerial agencies who request law/ordinance formulation present their description of the requests for law/ordinance formulation;
2. Representative of the Ministry of Justice presents the appraisal report;
3. Representatives of agencies and organizations that attend the meeting offer their opinions;
4. The Government discusses and vote for the policies in each request for law/ordinance formulation. A policy shall be ratified when it is voted for by more than half of the Government members;
5. The Government shall issue a resolution on the request for law/ordinance formulation with the ratified policies.
Article 42. Revising and sending application for formulation of law/ordinance to be submitted by the Government
The Ministry or ministerial agency that makes the request for law/ordinance formulation shall cooperate with relevant agencies in completing the application for law/ordinance formulation based the Government’s resolution and send it to the Ministry of Justice in order to make the Government’s proposals for law/ordinance formulation program.
Article 43. Making the Government’s proposals for law/ordinance formulation program
1. The Government shall make and submit proposals for law/ordinance formulation program to Standing Committee of the National Assembly.
The Ministry of Justice shall assist the Government in making proposals for law/ordinance formulation program based on the requests for law/ordinance formulation approved by the Government.
2. The Government considers and discusses the proposals for law/ordinance formulation program in the following order:
a) Representative of the Ministry of Justice presents the draft proposals for law/ordinance formulation program;
b) Representatives of attending agencies and organizations offer their opinions;
c) The Government discusses;
d) The Government cast vote on the proposals for law/ordinance formulation program. The Government’s request for law/ordinance formulation program is approved when they are voted for by more than half of the Government members.
Article 44. The Government offering opinions about request for law/ordinance formulation not submitted by the Government and law/ordinance proposals
1. With regard to request for formulation of a law/ordinance not submitted by the Government and law/ordinance proposals, the agency, organization, or deputy of the National Assembly shall send the application for law/ordinance formulation or the written law/ordinance proposal prescribed in Article 37 of this Law to the Government for offering opinions before submitting it to Standing Committee of the National Assembly.
The Government shall give a written response within 30 days from the receipt of the application or proposal.
2. The Ministry of Justice shall take charge and cooperate with other Ministries, ministerial agencies in offering the Government’s opinions about the request for formulation of the law/ordinance not submitted by the Government and law/ordinance proposal for the Government to discuss.
3. The Government shall consider and discuss the request for formulation of the law/ordinance not submitted by the Government and law/ordinance proposal in the following order:
a) Representative of the Ministry of Justice presents the draft opinions of the Government;
b) Representatives of attending agencies and organizations offer their opinions;
c) The Government discusses;
d) The Prime Minister draws a conclusion.
4. The Ministry of Justice shall revise the Government’s opinions based on the Prime Minister’s conclusion, and then submit them to the Prime Minister for consideration and decision.
Article 45. Responsibility for making, considering, and approving request for formulation of law/ordinance not submitted by the Government
1. The President, Standing Committee of the National Assembly, Ethnic Council, Committees of the National Assembly, the Government, the People’s Supreme Court, the People’s Supreme Procuracy, State Audit Office of Vietnam, President of Central Committee of Vietnamese Fatherland Front, heads of central agencies of associate organizations of Vietnamese Fatherland Front shall direct the formulation of law/ordinance; assign an agency or unit in charge of making the request.
2. The assigned agency/unit shall perform the tasks mentioned in Article 34 of this Law.
With regard to the request for law/ordinance formulation of the People’s Supreme Court or the Supreme People’s Procuracy, the assigned unit shall seek opinions from the Judge Council of the People’s Supreme Court and Control Committee of the People’s Supreme Procuracy before reporting to the executive judge of the People’s Supreme Court or the Chief Procurator of the Supreme People’s Procuracy.
3. Standing Committee of the National Assembly, Ethnic Council, Committees of the National Assembly, Central Committee of Vietnamese Fatherland Front, central agencies of associate organizations of Vietnamese Fatherland Front shall hold a meeting to consider approving the request for law/ordinance formulation in the following order:
a) Representative the assigned agency or unit presents the description of the request for law/ordinance formulation;
b) Representative of the Government offers opinions about the request for law/ordinance formulation;
c) Representatives of other attending agencies and organizations offer their opinions;
d) Standing Committee of the National Assembly, Ethnic Council, Committees of the National Assembly, Central Committee of Vietnamese Fatherland Front, central agencies of associate organizations of Vietnamese Fatherland Front cast votes on proposed policies in the request for law/ordinance formulation. The polices shall be ratified when they are voted for by more than half of the members of Standing Committee of the National Assembly, Ethnic Council, Committees of the National Assembly, Central Committee of Vietnamese Fatherland Front, central agencies of associate organizations of Vietnamese Fatherland Front.
4. The President, executive judge of the People’s Supreme Court, Chief Procurator of the Supreme People’s Procuracy, and State Auditor General shall consider approving request for law/ordinance formulation in the following order:
a) The assigned agency/unit submits a report on the request for law/ordinance formulation to the President, executive judge of the People’s Supreme Court, Chief Procurator of the Supreme People’s Procuracy, and State Auditor General;
b) The President, executive judge of the People’s Supreme Court, Chief Procurator of the Supreme People’s Procuracy, and State Auditor General consider the request for law/ordinance formulation.
5. Every deputy of the National Assembly may make requests for law/ordinance formulation themselves or request a competent authority to assist them in doing so. If assistance from a competent authority is requested, the deputy of the National Assembly shall consider submitting the request for law/ordinance formulation in the following order:
a) The agency assisting the deputy of the National Assembly in making the request for law/ordinance formulation submit a report on the request for law/ordinance formulation to other deputies of the National Assembly.
b) Other deputies of the National Assembly consider submitting the request for law/ordinance formulation.
Article 46. Time limit and application for law/ordinance formulation and written law/ordinance proposal
1. Not later than the 1st of March of the previous year, the request for law/ordinance formulation or law/ordinance proposal must be sent to Standing Committee of the National Assembly in order to plan the preliminary law/ordinance formulation program, and to Legal Committee of the National Assembly for inspection.
2. Applications for law/ordinance formulation and law/ordinance proposals of deputies of the National Assembly shall be sent to Standing Committee of the National Assembly as follows:
a) With regard to the Government’s proposals for law/ordinance formulation program, documents include the description of the Government, the preliminary program, and electronic copies of the documents mentioned in Clause 1 Article 37 of this Law;
b) With regard to requests for law/ordinance formulation of other agencies, organizations, and deputies of the National Assembly, documents include those mentioned in Point a Clause 1 Article 37 of this Law and the Government’s opinions about the request for law/ordinance formulation enclosed with electronic copies of other documents mentioned in Article 37 of this Law.
With regard to law/ordinance proposals of deputies of the National Assembly, documents include the law/ordinance proposal and the Government’s opinions about the law/ordinance proposal.
Article 47. Inspecting requests for law/ordinance formulation and law/ordinance proposals
1. Legal Committee shall preside over the inspection of proposals for law/ordinance formulation program of agencies, organizations, deputies of the National Assembly, and law/ordinance proposals of deputies of the National Assembly.
The inspection shall focus on their necessity, scope, regulated entities, basic policies, uniformity, feasibility, order of priority, and conditions for formulating and implementing the documents.
2. Ethnic Council, Committees of the National Assembly shall cooperate with Legal Committee in inspecting requests for law/ordinance formulation, law/ordinance proposals, and offer opinions about their necessity, policies, order of priority for submitting law/ordinance projects within their competence.
Article 48. Planning preliminary law/ordinance formulation program
1. Standing Committee of the National Assembly shall consider requests for law/ordinance formulation and law/ordinance proposals in the following order:
a) The representative of the Government presents the description of the Government’s proposals for law/ordinance formulation program and opinions about the request for formulation law/ordinance not submitted by the Government, law/ordinance proposals
Representatives of other agencies, organizations, and deputies of the National Assembly may be requested to offer their opinions about their requests for law/ordinance formulation and law/ordinance proposals;
b) The representative of the Legal Committee presents the inspection report;
c) Participants offer their opinions;
d) Standing Committee of the National Assembly discusses;
dd) Representatives of the Government, other agencies, organizations, and deputies of the National Assembly who make requests for law/ordinance formulation and law/ordinance proposals may raise additional issues at the meeting;
e) The chair draws a conclusion.
2. Based on the requests for law/ordinance formulation made by agencies, organizations, deputies of the National Assembly, law/ordinance proposals of deputies of the National Assembly, and opinions of Legal Committee, Standing Committee of the National Assembly shall plan a preliminary law/ordinance formulation program and submit it to the National Assembly for consideration and decision.
Documents about the preliminary law/ordinance formulation program planning include an description, draft resolution of the National Assembly on law/ordinance formulation program, and electronic of the documents mentioned in Clause 2 Article 46 of this Law. The preliminary law/ordinance formulation program planning must be posted on the information portal of the National Assembly.
3. Legal Committee shall take charge and cooperate with relevant agencies in assisting Standing Committee of the National Assembly in planning the preliminary law/ordinance formulation program.
Article 49. Procedures for considering and approving the preliminary law/ordinance formulation program
1. The National Assembly shall consider approving the preliminary law/ordinance formulation program in the following order:
a) Representatives of Standing Committee of the National Assembly present the description of the preliminary law/ordinance formulation program;
b) The National Assembly discusses the preliminary law/ordinance formulation program at the general meeting. Before being discussed at the general meeting, the preliminary law/ordinance formulation program may be discussed by groups of deputies of the National Assembly.
c) After the preliminary draft law/ordinance formulation program is discussed by the National Assembly, Standing Committee of the National Assembly shall request Legal Committee to take charge and cooperate with representatives of the Government and relevant organizations in revising the draft resolution of the National Assembly about law/ordinance formulation program and make a feedback and revision report;
d) Standing Committee of the National Assembly submits a report on revisions to resolution of the National Assembly on law/ordinance formulation program to the National Assembly;
dd) The National Assembly casts votes on a resolution of the National Assembly on law/ordinance formulation program.
2. The resolution on law/ordinance formulation program must specify the name of the law/ordinance project and intended time for submitting it to Standing Committee of the National Assembly for consideration and approval.
Article 50. Execution of law/ordinance formulation program
1. Standing Committee of the National Assembly shall direct and deploy the execution of law/ordinance formulation program by performing the following tasks:
a) Assign agencies, organizations, and members to submit law/ordinance projects, draft resolutions; presiding and cooperating agencies in charge of inspecting law/ordinance projects and draft resolutions.
In case the law project or resolution of the National Assembly is submitted by Standing Committee of the National Assembly, the National Assembly shall decide the inspecting agency or establish a provisional inspecting committee.
In case the law/ordinance project or resolution is submitted by Ethnic Council or Committees of the National Assembly, Standing Committee of the National Assembly shall decide the inspecting agency;
b) Establish a drafting board of the law/ordinance project or draft resolution in accordance with Clause 1 Article 52 of this Law;
c) Decide the schedule for formulating the law/ordinance project and specific measures for ensuring execution of law/ordinance formulation program.
2. Legal Committee shall assist Standing Committee of the National Assembly in organizing execution of law/ordinance formulation program.
3. The Ministry of Justice shall submit a presiding drafting agency and cooperating agencies to the Prime Minister for consideration and assist the Prime Minister in urging the drafting of law/ordinance projects and resolutions submitted by the Government.
Article 51. Adjustments to law/ordinance formulation program
1. Standing Committee of the National Assembly shall decide adjustments to law/ordinance formulation program itself or at the request of the agency/organization/deputies of the National Assembly who submit the law/ordinance project in the following cases:
a) Remove from the program the law/ordinance projects that are unnecessary because of socio-economic changes or necessary change of proposal time;
b) Include in the program law/ordinance projects necessary for socio-economic development, national defense and security, protection of life and property of the people; law/ordinance projects that need adjusting to new documents to ensure uniformity of the legal system or implement the international agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
The inclusion shall comply with Articles from 32 to 42, Articles 44, 45, 47, and Clause 1 Article 48 of this Law.
2. Standing Committee of the National Assembly shall submit a report to the National Assembly at the nearest meeting on adjustments to the law/ordinance formulation program.
Section 2. DRAFTING LAWS, ORDINANCES, AND RESOLUTIONS
Article 52. Establishment of Drafting Board and appointment of agencies in charge of drafting laws and resolutions of the National Assembly, ordinances and resolutions of Standing Committee of the National Assembly
1. Standing Committee of the National Assembly shall establish a Drafting Board and appoint an agency in charge of drafting (hereinafter referred to as drafting agency) in the following cases:
a) The law/ordinance project or draft resolution involves multiple fiends and sectors;
b) The law project or draft resolution is submitted by Standing Committee of the National Assembly;
c) The law/ordinance project or draft resolution is submitted by a deputy of the National Assembly, the Drafting Board composition is decided by Standing Committee of the National Assembly at the request of the deputy of the National Assembly.
2. If the law/ordinance project or draft resolution is submitted by the Government, the Prime Minister shall appoint a Ministry or ministerial agency as the drafting agency which will establish a Drafting Board, except for the case in Point a Clause 1 of this Article.
3. If the law/ordinance project or draft resolution is submitted by another agency or organization, such agency or organization shall establish a Drafting Board and take charge of the drafting, except for the case in Point a Clause 1 of this Article.
Article 53. Composition of Drafting Board
1. The chief of the Drafting Board is the head of the drafting agency; other members are representatives of the drafting agency, relevant agencies, experts, and scientists. The Drafting Board of a law/ordinance project or draft resolution submitted by the Government must have members being representatives of the Ministry of Justice and Government Office. A Drafting Board must have at least 9 people.
2. Members of the Drafting Board who are experts and scientists must be conversant with the technical issues of the project or draft, and is able to participate in every activity of the Drafting Board.
Article 54. Duties of Drafting Board, chief and members of Drafting Board
1. The Drafting Board shall organize the drafting and take responsibility to the drafting agency for the quality, punctuality of drafting the law/ordinance project or draft resolution to the.
2. Duties of the Drafting Board:
a) Consider approving detailed outline of the draft law, ordinance, or resolution;
b) Discuss contents of the draft document, report, description, revision report from other organizations and individuals;
c) Ensure that regulations of the draft is conformable with policies of Communist Party; ensure the constitutionality, legitimacy, and consistency of the draft document with the legal system; ensure the feasibility of the document.
3. Duties of chief of the Drafting Board:
a) Establish an editor team which assists the Drafting Board; direct the editor team to edit and revise the draft document;
b) Hold meetings and organize other activities of the Drafting Board;
c) Give specific tasks to members of the Drafting Board.
4. Members of the Drafting Board must attend every meeting of the Drafting Board, take responsibility for the quality, constitutionality, legitimacy, uniformity, and feasibility of the assigned contents in the draft document, the punctuality of the draft document formulation. Any member who cannot attend a meeting because of some objective reason must offer his/her opinions in writing.
Article 55. Duties of the drafting agency
1. Organize the formulation of the law/ordinance project or draft resolution according to the purposes, requirements, scope, and policies provided in the application for law/ordinance formulation; take responsibility for the quality, punctuality of the drafting of the law/ordinance project or draft resolution to the agency or organization that submits the project or draft document (hereinafter referred to as submitting agency)
2. Prepare the draft, description, and documents related to the project or draft document.
3. Seek opinions about the project or draft document from relevant agencies, organizations, and individuals; post the project or draft document on the information portal prescribed in Point a Clause 1 Article 36 of this Law and that of the drafting agency; receive, consider, explain, aggregate opinions; post the explanatory report and the revised draft document on the information portal prescribed in Point a Clause 1 Article 36 of this Law and that of the drafting agency.
4. Receive and consider appraisal opinions or opinions of the Government about the project or draft document which is not submitted by the Government.
5. Prepare explanation for new policies to be added to the project or draft document in order to submit them to a competent organization or deputy of the National Assembly for consideration.
6. Anticipate the content of the draft law, ordinance, or resolution; submit a drafting agency which elaborate certain articles, clauses, paragraphs of the draft law, ordinance, or resolution
7. If the project or draft document is submitted by Standing Committee of the National Assembly or by a deputy of the National Assembly, the drafting agency appointed by Standing Committee of the National Assembly or the deputy of the National Assembly must report the drafting progress to Standing Committee of the National Assembly.
If the project or draft document is submitted by the Government, the Ministry or ministerial agency appointed as the drafting agency shall report the drafting progress to the Ministry of Justice for reporting to the Government.
While receiving opinions and revising the draft law, ordinance, or resolution, if there are major changes to ratified policies, the drafting Ministry or ministerial agency must promptly send a report to the Government or the Prime Minister for consideration.
Article 56. Duties of agency, organization, or deputy of the National Assembly who submits the law/ordinance project or draft resolution
1. The agency, organization, or deputy of the National Assembly who submits the law/ordinance project or draft resolution (hereinafter referred to as submitting entity) has the following duties:
a) Direct the drafting agency during the drafting process.
If the project or draft document is prepared by the deputy of the National Assembly himself/herself, he/she may request the Office of the National Assembly, Office of National Assembly Delegation, Legislative Research Institute, and relevant organizations to support during the drafting process;
b) Consider submitting the project or draft document to the National Assembly or Standing Committee of the National Assembly; if the submission of the project or draft document has to be delayed, an explanation must be sent to Standing Committee of the National Assembly for consideration.
2. If the law/ordinance project or draft resolution is not submitted by the Government, the submitting entity must send a dossier on the project or draft document to the Government for opinions at least 40 days before the first meeting date of Standing Committee of the National Assembly.
Article 57. Seeking opinions about law/ordinance project or draft resolution
1. During the drafting process, the agency or deputy of the National Assembly in charge of drafting musk seek opinions from the entities under the direct impact of the document and relevant organizations; specify the issues that need opinions and address for receipt of opinions; post the entire draft document and description on the information portal of the drafting agency mentioned in Point a Clause 1 Article 36 of this Law for at least 60 days in order to receive opinions, except for those promulgated under simplified procedures. If the drafting agency revises the draft document while it is open for comments, the revised one must be posted.
In case of seeking opinions in writing, the enquired organizations must give written responses within 20 days from the receipt of the request.
2. Apart from posting the draft document as prescribed in Clause 1 of this Article, opinions may be obtained by asking directly, sending the draft document, holding discussions, or using the media.
3. The drafting agency shall receive, consider the opinions, publish the explanation and feedbacks on the information portal of the Government and of themselves.
4. If the project or draft document is prepared by a deputy of the National Assembly the Office of the National Assembly, Office of National Assembly Delegation, Legislative Research Institute shall conduct the enquiry as prescribed in this Article.
Article 58. Appraising law/ordinance project or draft resolution submitted by the Government
1. The Ministry of Justice shall appraise the law/ordinance project or draft resolution before it is submitted to the Government.
If the project or draft document prepared by the Ministry of Justice is complicated and involves various fields or sectors, the Minister of Justice shall establish an appraisal council which consists of representatives of relevant organizations, experts, and scientists.
2. Documents sent to the appraising agency include:
a) A description of the project or draft document to the Government;
b) The draft document;
c) An assessment of administrative procedures in the project or draft document (if any);
d) Report on integration of gender equality in the project or draft document (if any);
dd) A report on receipt of opinions; photocopies of enquiry sheets sent by Ministries and ministerial agencies;
e) Other documents (if any).
The documents mentioned in Point a and Point b of this Clause shall be sent in writing, other documents may be sent electronically.
3. The appraisal shall focus on:
a) The conformity of the draft document with purposes, requirements, scope, and proposed policies in the request for law/ordinance formulation which was approved;
b) The constitutionality, legitimacy, and consistency of the draft document with regard to the legal system; the compatibility of the draft document with relevant international agreements to which Socialist Republic of Vietnam is a signatory;
c) Necessity, reasonability, and costs of administrative procedures (if any) in the draft document;
d) Necessary human resources and financial resources to ensure implementation of the legislative document;
dd) Integration of gender equality in the draft document (if any);
e) Language, format, and drafting process of the document.
If necessary, the appraising agency shall request the drafting agency to report the issues related to the project or draft document.
4. The appraisal report must contain opinions of the appraising agency about the issues mentioned in Clause 3 of this Article and whether or not the project or draft document is satisfactory enough to be submitted to the Government. If the Ministry of Justice concludes that the project or draft document is not satisfactory enough, documents shall be returned to the drafting agency to keep revising and completing the project or draft document.
The appraisal report must be sent to the drafting agency within 20 days from the day on which the application for appraisal is received.
5. The drafting agency must receive and consider opinions provided by the appraising agency to revise and complete the project or draft document, send a report together with the revised draft document to the appraising agency when submitting the law/ordinance project or draft resolution to the Government.
Article 59. Documents about law/ordinance project and draft resolution submitted to the Government
1. A description of the project or draft document to the Government.
2. The draft document.
3. Report on appraisal and receipt of opinions from the appraising agency.
4. Assessment of administrative procedures in the project or draft document (if any).
5. Report on integration of gender equality in the project or draft document (if any).
6. Report on receipt and explanation of opinions.
7. Other documents (if any).
The documents mentioned in Clauses 1, 2, and 3 of this Article may be sent in writing; other documents may be sent electronically.
Article 60. Revising, completing law/ordinance project and draft resolution before being submitted to the Government
If there are conflicting opinions between Ministries and ministerial agencies about the project or draft document, the Ministers and Chief of Office of the Government shall convene a meeting with representatives of the drafting agency, the Ministry of Justice, relevant Ministries and ministerial agencies in order to reach a consensus before submitting the project or draft document to the Government for consideration. Based on the opinions given at the meeting, the drafting agency shall cooperate with relevant agencies in revising and completing the project or draft document in order to be submitted to the Government.
Article 61. The Government considering submission of law/ordinance project and draft resolution
1. The Government shall consider, discuss, and cast votes on proposal of the project or draft document at the meeting of the Government in the following order:
a) The representative of the drafting agency presents the project or draft document, explanation and receipt of opinions from the appraising agency;
b) The representative of the appraising agency talks about receipt of opinions from the appraising agency by the drafting agency;
d) The representative of Office of the Government presents issues of the project or draft document that raise dissenting opinions;
d) The Government discusses;
dd) The Government cast votes on proposal of the project or draft document.
2. If the Government does not approve the proposal of project or draft document, the Prime Minister shall impose a deadline for reconsidering the project or draft document.
Article 62. The Government giving opinions about law/ordinance projects and draft resolutions not submitted by the Government
1. With regard to the law/ordinance projects and draft resolutions not submitted by the Government, Standing Committee of the National Assembly, the submitting entity must send the following documents to the Government for opinions before they are submitted to the National Assembly:
a) A description of the project or draft document submitted to the National Assembly and Standing Committee of the National Assembly;
b) The draft document;
c) Report on receipt and explanation of opinions; photocopy of enquiry sheets;
d) Other documents (if any).
The documents mentioned in Point a and Point b of this Clause shall be sent in writing, other documents may be sent electronically.
2. The Government shall give written responses within 20 days from the receipt of the documents and clearly state that whether or not the project or draft document is satisfactory enough to be submitted to the National Assembly or Standing Committee of the National Assembly.
3. The Ministries and ministerial agencies appointed by the Prime Minister shall offer their opinions and cooperate with the Ministry of Justice in anticipating the issues that need opinions, then submit them to the Government for consideration.
Section 3. INSPECTION OF LAW/ORDINANCE PROJECTS AND DRAFT RESOLUTIONS
Article 63. Inspection of law/ordinance projects and draft resolutions by Ethnic Council and Committees of the National Assembly
1. Before submitting the project or draft document to the National Assembly or Standing Committee of the National Assembly of consideration and discussion, it must be inspected by the Ethnic Council or a Committee of the National Assembly (hereinafter referred to as inspecting agency).
The inspecting agency is in charge of inspecting the projects and draft documents within their competence, and other projects, draft documents assigned by the National Assembly or Standing Committee of the National Assembly; participate in inspection of projects and draft documents by other agencies of the National Assembly as assigned by Standing Committee of the National Assembly.
2. The inspecting agency shall invite the Standing Legal Committee, Standing Social Affairs Committee, and other agencies to attend the inspection meeting and provide opinions about the project or draft document related to their fields and other issues of the project or draft document.
3. The inspecting agency may invites representatives of relevant organizations, experts, scientists, and representatives of entities under the impact of the document to attend the meeting it holds to offer opinions about relevant contents of the project or draft document.
4. The inspecting agency is entitle to request the submitting entity to report, provide explanation, information and documents about relevant contents of the project or draft document; organize conferences and surveys about issues of the project or draft document itself or in cooperation with the drafting agency.
Other agencies, organizations, and individuals are responsible for providing information, documents, and comply with other request of the inspecting agency.
Article 64. Deadlines for sending documents about the law/ordinance project or draft resolution for inspection
1. Documents about the project or draft document to be inspected include:
a) A description of the project or draft document submitted to the National Assembly and Standing Committee of the National Assembly;
b) The draft document;
c) Report on appraisal if the project or draft document is submitted by the Government; opinions of the Government if the project or draft document is not submitted by the Government; report receipt and explanation of opinions; photocopy of enquiry sheets;
d) Reports on law implementation, assessment of social relationships related to main contents of the project or draft document, report on impact of policies in the project or draft document;
dd) Report on integration of gender equality in the project or draft document (if any);
e) The draft of the elaborating document and other documents (if any).
The documents mentioned in Point a and Point b of this Clause shall be sent in writing, other documents may be sent electronically.
2. Documents about the project or draft document to be submitted to Standing Committee of the National Assembly must be sent by the submitting entity to the inspecting authority, Legal Committee, Social Affairs Committees, and other participating agencies for inspection at least 20 days before the opening date of the meeting of Standing Committee of the National Assembly,
Documents about the project or draft document to be submitted to the National Assembly must be sent by the submitting entity mentioned in Clause 1 of this Article to the inspecting authority, Legal Committee, Social Affairs Committees, and other participating agencies for inspection at least 30 days before the first meeting date of the National Assembly.
3. The inspecting agency shall not carry out the inspection if documents are not sufficient or not sent on schedule as prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article.
Article 65. Contents of inspection of law/ordinance projects and draft resolutions
The inspection shall focus on:
1. Scope and regulated entities of the document;
2. Contents of the draft document and controversial issues; assignment and preparation of elaborating documents (if any);
3. Conformity of the draft document with policies of Communist Party; constitutionality, legitimacy, and consistency of the draft document with regard to the legal system; the compatibility of the draft document with relevant international agreements to which Socialist Republic of Vietnam is a signatory;
4. Feasibility of regulations in the draft document;
5. Necessary human resources and financial resources to ensure implementation of the legislative document;
6. Integration of gender equality in the draft document (if any);
7. Language, format, and drafting process of the document.
If necessary, the inspecting agency shall request the submitting agency to report the issues related to contents of the project or draft document.
Article 66. Method for inspecting law/ordinance projects and draft resolutions
1. The inspecting agency shall hold a general meeting; a meeting with Standing Ethnic Council and Standing Committee may be held before submitting the project or draft document to the National Assembly.
2. The inspecting agency shall invite participating agencies to participate in the meeting.
Article 67. Report on inspection of law/ordinance project or draft resolution
1. The inspection report must contain the opinions of the inspecting agency about the issues mentioned in Article 65 of this Law and necessary amendments.
2. The inspection report must reflect opinions of members of inspecting agency and the inspecting agency itself about contents of the project or draft document, and whether or not the project of investment is satisfactory enough to be submitted to Standing Committee of the National Assembly or the National Assembly.
If the Ministry of Justice concludes that the project or draft document is not satisfactory enough, documents shall be returned to the submitting agency to keep revising and completing the project or draft document.
Article 68. Responsibility of Legal Committee for assurance of constitutionality, legitimacy, and consistency of law/ordinance projects and draft resolutions with the legal system
1. Legal Committee has the responsibility to participate in the inspections of projects and draft documents carried out by other agencies of the National Assembly in order to ensure their constitutionality, legitimacy, and consistency with the legal system.
2. Legal Committee shall hold a meeting with the standing committee or with the whole committee to offer opinions and appoint representatives to participate in the inspection meeting held by the inspecting agency.
3. Contents of the inspection for assurance of constitutionality, legitimacy, and consistency of the project or draft document with the legal system include:
a) Conformity of regulations of the draft law or resolution of the National Assembly with the Constitution; conformity of regulations of the draft ordinance or resolution of Standing Committee of the National Assembly with the Constitution, laws, and resolutions of the National Assembly;
b) Consistency between regulations of the draft law or resolution of the National Assembly with other laws and resolutions of the National Assembly; between regulations of the draft ordinance or resolution of Standing Committee of the National Assembly with other ordinances and resolutions of Standing Committee of the National Assembly, among regulations of the draft law, ordinance, or resolution itself; and consistency of document format.
Article 69. Responsibility of Social Affairs Committee for inspecting integration of gender equality in law/ordinance projects and draft resolutions
1. Social Affairs Committee has the responsibility to participate in inspections of projects and draft documents carried out by other agencies of the National Assembly in order to ensure integration of gender equality in the project or draft document (if any).
2. Social Affairs Committee shall hold a meeting with the standing committee or with the whole committee to offer opinions and appoint representatives to participate in the inspection meeting held by the inspecting agency.
3. Contents of inspection of integration of gender equality include:
a) Determination of gender issue in the project or draft document;
b) Ensure the observance of gender equality principles of the project or draft document;
c) Compliance to procedures for assessing integration of gender equality in the project or draft document;
d) Feasibility of regulations in the draft document to ensure gender equality.
Section 4. Standing Committee of the National Assembly offering opinions about law projects and draft resolutions of the National Assembly
Article 70. Deadline for sending documents to Standing Committee of the National Assembly for opinions
At least 07 days before the opening date of meeting of Standing Committee of the National Assembly, the submitting entity must send the documents mentioned in Clause 1 Article 64 of this Law to Standing Committee of the National Assembly for opinions.
The draft document, description, and report on inspection of the project or draft document shall be posted on the information portal of the National Assembly.
Article 71. Procedures for Standing Committee of the National Assembly to offer opinions about law projects and draft resolutions of the National Assembly
1. Depending on the characteristics and contents of the law project or draft resolution of the National Assembly, Standing Committee of the National Assembly may offer opinions once or many times.
2. Standing Committee of the National Assembly shall offer opinions in the following order:
a) The representative of the submitting entity presents primary contents of the project or draft document.
The representative of the Government offers opinions about the project or draft document that is not submitted by the Government;
b) The representative of the inspecting agency presents the report on inspection and put forward issues for the National Assembly to discuss;
c) Representatives of other attending agencies, organizations and individuals offer their opinions;
d) Standing Committee of the National Assembly discusses;
dd) The chair draws a conclusion.
Article 72. Revising law projects and draft resolutions of the National Assembly according to opinions of Standing Committee of the National Assembly
1. The submitting entity shall consider opinions offered by Standing Committee of the National Assembly to revise the project or draft document.
If the project or draft document is submitted by the Government, the person appointed by the Prime Minister shall cooperate with the Ministry of Justice in considering opinions and revising the project or draft document. A report may be submitted to the Prime Minister for consideration if necessary.
2. If the submitting entity does not concur with opinions offered by Standing Committee of the National Assembly, a report shall be submitted to the National Assembly for consideration.
Section 5. DISCUSSING, REVISING, APPROVING LAW/ORDINANCE PROJECTS AND DRAFT RESOLUTIONS
Article 73. Considering approval for law/ordinance projects and draft resolutions
1. The National Assembly shall consider approving a law project or draft resolution after one or two meetings of the National Assembly; if the law project is large and have complicated clauses, the National Assembly may consider approving it after three meetings.
At least 20 days before the first meeting date of the National Assembly, project documents and draft documents submitted to the National Assembly must be sent to all deputies of the National Assembly.
2. Standing Committee of the National Assembly shall consider approving a law project or draft resolution after one or two meetings of Standing Committee of the National Assembly.
At least 20 days before the opening date of meeting of Standing Committee of the National Assembly, project documents and draft documents must be sent to all members of Standing Committee of the National Assembly.
3. Project documents and draft documents submitted to the National Assembly or Standing Committee of the National Assembly are those mentioned in Clause 1 Article 64 of this Law and the report on inspection of the project or draft document.
Descriptions, draft documents, and inspection reports must be sent in writing; other documents may be sent electronically.
Article 74. Procedures for considering approval for a law project or draft resolution after one meeting of the National Assembly
The National Assembly shall consider approval for a law project or draft resolution after one meeting of the National Assembly in the following order:
1. The representative of the submitting entity presents the project or draft document;
2. The representative of the inspecting agency presents the inspection report;
3. The National Assembly discusses basic contents, major and controversial issues of the project or draft document at the general meeting. Before being discussed at the general meeting, the project or draft document may be discussed by groups of deputy of the National Assembly;
4. During the discussion, the representative of the submitting entity explains the issues raised by deputies of the National Assembly;
5. The National Assembly cast votes on important, major, and controversial issues of the project or draft document at the request of Standing Committee of the National Assembly.
The inspecting agency shall take charge and cooperate with the submitting entity, the secretary general of the National Assembly, and relevant organizations in assisting Standing Committee of the National Assembly in anticipating important, major and controversial issues of project or draft document to be voted by the National Assembly;
6. After the project or draft document is discussed by deputy of the National Assembly, Standing Committee of the National Assembly shall organize the revision of the draft document in the following order:
a) The inspecting agency cooperates with the submitting entity, Legal Committee, the Ministry of Justice, and relevant organizations in revising the draft document and making a revision report to be submitted to Standing Committee of the National Assembly;
b) At least 07 days before it is put to the vote by the National Assembly, the draft document must be sent to the Standing Legal Committee to review and complete the format. Standing Legal Committee shall take charge and cooperate with the inspecting agency, representatives of the submitting entity in reviewing the constitutionality, legitimacy, and consistency of the draft document with the legal system;
7. Standing Committee of the National Assembly reports the draft document revision to the National Assembly.
If the submitting entity has dissenting opinions about the project or draft document not submitted by the Government, the Government and the submitting entity shall submit a report to the National Assembly for consideration;
8. The National Assembly cast votes on approval for the draft document. If the draft document is still in dispute, the National Assembly shall cast votes on the remaining issues at the request of Standing Committee of the National Assembly before the draft document is put on the vote;
9. President of the National Assembly signs the law or resolution of the National Assembly.
In case the draft document is not approved or only partially approved, the National Assembly shall consider resubmitting it or approving it at the next meeting as requested by Standing Committee of the National Assembly.
Article 75. Procedures for considering approval for a law project or draft resolution after two meetings of the National Assembly
The National Assembly shall consider approving a law project or draft resolution after two meetings of the National Assembly in the following order:
1. At the first meeting:
a) The representative of the proposing entity presents the project or draft document;
b) The representative of the inspecting agency presents the inspection report;
c) the National Assembly discusses the basic contents and issues in dispute of the project or draft document at the general meeting. Before being discussed at the general meeting, the project or draft document may be discussed at by groups of deputies of the National Assembly .
During the discussion, the representative of the submitting entity must explain the issues raised by deputies of the National Assembly;
d) The National Assembly casts votes on important, major, and controversial issues of the project or draft document at the request of Standing Committee of the National Assembly.
The inspecting agency shall take charge and cooperate with the agency, organization, or member of the submitting entity, the secretary general of the National Assembly, and relevant organizations in assisting Standing Committee of the National Assembly in anticipating important, major and controversial issues of project or draft document to be voted by the National Assembly;
dd) Standing Committee of the National Assembly requests the secretary general of the National Assembly to aggregate opinions offered by deputies of the National Assembly and enquiry sheets as the basis for revision;
2. During the interval between two meetings of the National Assembly, Standing Committee of the National Assembly shall direct the revision of the draft document in the following order:
a) The inspecting agency cooperates with the submitting entity, Standing Legal Committee, the Ministry of Justice, and relevant organizations in revising the draft document and making a revision report. The inspecting agency holds a meeting with the submitting entity, Standing Legal Committee, the Ministry of Justice, and relevant organizations to discuss the draft revision report and the revised draft document;
If the submitting entity has dissenting opinions about the project or draft document not submitted by the Government, the Government and the submitting entity shall submit a report to the National Assembly for consideration;
c) Standing Committee of the National Assembly sends the revised draft document and revision report to deputy of the National Assembly, Ethnics Committee, and other Committees of the National Assembly at least 45 days before the first meeting date of the National Assembly.
c) Standing Committee of the National Assembly sends the revised draft document and revision report to deputy of the National Assembly, Ethnics Committee, and other Committees of the National Assembly at least 20 days before first meeting date of the National Assembly.
d) The inspecting agency aggregate opinions offered by deputies of the National Assembly, Ethnic Committees, and other Committees of the National Assembly to cooperate with the submitting entity in revising the draft document and complete the revision report to be submitted to Standing Committee of the National Assembly;
3. At the second meeting:
a) The representative of Standing Committee of the National Assembly presents the revision report.
If the submitting entity has dissenting opinions about the project or draft document not submitted by the Government, the Government and the submitting entity shall submit a report to the National Assembly for consideration;
b) The National Assembly discusses remaining controversial issues of the project or draft document;
c) Standing Committee of the National Assembly directs the revision of the draft document;
d) At least 07 days before it is put to the vote, the draft document must be sent to the Standing Legal Committee to review and complete the format. Standing Legal Committee shall take charge and cooperate with the inspecting agency, representatives of the submitting entity in reviewing the constitutionality, legitimacy, and consistency of the draft document with the legal system;
dd) The National Assembly cast votes on approval for the draft document. If the draft document is still in dispute, the National Assembly shall cast votes on the remaining issues at the request of Standing Committee of the National Assembly before the draft document is put on the vote;
e) President of the National Assembly signs the law or resolution of the National Assembly.
In case the draft document is not approved or only partially approved, the National Assembly shall consider resubmitting it or approving it at the next meeting as requested by Standing Committee of the National Assembly.
Article 76. Procedures for considering approval for a law project after three meetings of the National Assembly
The National Assembly shall consider approving a law project after three meetings in the following order:
1. At the first meeting, the procedures for considering and discussing the law project are the same as those in Clause 1 Article 75 of this Law;
2. During the interval between first two meetings of the National Assembly, the draft law shall be considered and revised in the following order:
a) The submitting entity cooperates with the inspecting agency, Legal Committee, the Ministry of Justice, and relevant organizations in revising the draft document and making a revision report;
b) Hold a public enquiry into the law project under a decision of Standing Committee of the National Assembly (if any);
c) The inspecting agency inspects the revised law project;
d) Standing Committee of the National Assembly considers and offers opinions about revision of the draft law according to Article 71 of this Law. The submitting entity shall consider opinions offered by Standing Committee of the National Assembly to revise the law project as prescribed in Article 72 of this Law;
3. At the second meeting:
a) The representative of the submitting entity presents the revision report and result of public enquiry into the law project (if any).
b) The representative of the inspecting agency presents the report on inspection of the revised law project;
c) The National Assembly discusses the law project at the general meeting. Before being discussed at the general meeting, the law project discussed by groups of deputies of the National Assembly;
During the discussion, the representative of the submitting entity must explain the issues raised by deputies of the National Assembly;
d) The National Assembly cast votes on important, major, and issues in dispute of the law project at the request of Standing Committee of the National Assembly.
The inspecting agency shall take charge and cooperate with the submitting entity, the secretary general of the National Assembly, and relevant organizations in assisting Standing Committee of the National Assembly in anticipating important, major and issues in dispute of law project to be put on the vote by the National Assembly;
dd) Standing Committee of the National Assembly requests the secretary general of the National Assembly to aggregate opinions offered by deputies of the National Assembly and votes as the basis for revision;
4. During the interval between the second and third meetings of the National Assembly, Standing Committee of the National Assembly shall direct the revision of the draft document in the following order:
a) The submitting entity cooperates with the inspecting agency, Legal Committee, the Ministry of Justice, and relevant organizations in revising the draft document and making a revision report. The inspecting agency holds a meeting with the submitting entity, Legal Committee, the Ministry of Justice, and relevant organizations to discuss the draft revision report and the revised draft document;
b) Standing Committee of the National Assembly considers and discusses the draft revision contract and revised draft document; If the submitting entity does not concur with the inspecting agency with regard to revision of the draft document, the representative of the submitting entity shall submit a report to Standing Committee of the National Assembly for consideration;
c) Standing Committee of the National Assembly sends the revised draft document and revision report to deputies of the National Assembly, Ethnics Committee, and other Committees of the National Assembly at least 45 days before the first meeting date.
c) Standing Committee of the National Assembly sends the revised draft document and revision report to deputy of the National Assembly, Ethnics Committee, and other Committees of the National Assembly at least 20 days before the first meeting date of the National Assembly.
d) The inspecting agency aggregate opinions offered by deputies of the National Assembly, Ethnic Committees, and other Committees of the National Assembly to cooperate with the submitting entity in revising the draft document and complete the revision report to be submitted to Standing Committee of the National Assembly.
5. At the third meeting, the procedures for considering approval for the law project are the same as those in Clause 3 Article 75 of this Law
In case the draft law is not approved or only partially approved, the National Assembly shall consider it at the request of Standing Committee of the National Assembly.
Article 77. Procedures for considering approval for an ordinance project or draft resolution of Standing Committee of the National Assembly
1. Standing Committee of the National Assembly shall consider approval for an ordinance project or draft resolution after one meeting in the following order:
a) The representative of the proposing entity presents the project or draft document;
b) The representative of the inspecting agency presents the inspection report;
c) Representatives of other attending agencies, organizations and individuals offer their opinions;
d) Standing Committee of the National Assembly discusses; the chair draws a conclusion;
a) The inspecting agency cooperates with the submitting entity, Standing Legal Committee, the Ministry of Justice, and relevant organizations in revising the draft document. The inspecting agency holds a meeting with the submitting entity, Standing Legal Committee, the Ministry of Justice, and relevant organizations to discuss the draft revision report and the revised draft document;
e) At least 07 days before it is put to the vote, the draft document must be sent to the Standing Legal Committee to review and complete the format. Standing Legal Committee shall take charge and cooperate with the inspecting agency, representatives of the submitting entity in reviewing the constitutionality, legitimacy, and consistency of the draft document with the legal system;
g) The representative of the inspecting agency reports the revision of the draft document to Standing Committee of the National Assembly.
If the submitting entity has dissenting opinions about the project or draft document not submitted by the Government, the Government and the submitting entity shall submit a report to Standing Committee of the National Assembly for consideration;
h) Standing Committee of the National Assembly casts votes on approval for the draft document. If the draft document is still in dispute, Standing Committee of the National Assembly shall cast votes on the remaining issues at the request of the chair before the draft document is put on the vote;
i) The President of the National Assembly signs the ordinance or resolution of Standing Committee of the National Assembly.
2. Standing Committee of the National Assembly shall consider approval for an ordinance project or draft resolution after two meeting in the following order:
a) At the first meeting, the procedures are the same as those prescribed in Points a, b, c, d Clause 1 of this Article. Standing Committee of the National Assembly discusses and cast votes on important, major issues of the project or draft document at the request of the inspecting agency as the basis for revision;
b) During the interval between two meetings, the inspecting agency cooperates with the submitting entity, Standing Legal Committee, the Ministry of Justice, and relevant organizations in revising the draft document as directed by Standing Committee of the National Assembly. The inspecting agency holds a meeting with the submitting entity, Standing Legal Committee, the Ministry of Justice, and relevant organizations to discuss the draft revision report and the revised draft document;
c) At least 05 days before it is put to the vote, the draft document must be sent to the Standing Legal Committee to review and complete the format. Standing Legal Committee shall take charge and cooperate with the inspecting agency, representatives of the submitting entity in reviewing the constitutionality, legitimacy, and consistency of the draft document with the legal system;
d) At the second meeting, the representative of the inspecting agency reports the revision of the draft document to Standing Committee of the National Assembly.
If the submitting entity has dissenting opinions about the project or draft document not submitted by the Government, the Government and the submitting entity shall submit a report to Standing Committee of the National Assembly for consideration;
dd) Standing Committee of the National Assembly casts votes on approval for the draft document. If the draft document is still in dispute, Standing Committee of the National Assembly shall cast votes on the remaining issues at the request of the chair before the draft document is put on the vote;
e) The President of the National Assembly signs the ordinance or resolution of Standing Committee of the National Assembly.
Article 78. Documents about the law/ordinance project or draft resolution submitted to the National Assembly or Standing Committee of the National Assembly for approval
1. The report on revision of draft document.
2. The revised draft document.
Article 79. Date of ratification of laws and resolutions of the National Assembly, ordinances and resolutions of Standing Committee of the National Assembly
The date of ratification of a law or resolution of the National Assembly, ordinance or resolution of Standing Committee of the National Assembly is the day on which such law, ordinance, or resolution is voted for by the National Assembly or Standing Committee of the National Assembly.
Section 6. ANNOUNCEMENT OF LAWS, ORDINANCES, AND RESOLUTIONS
Article 80. Announcement of laws, ordinances, and resolutions
1. The President shall announce a law or ordinance within 15 days from the day on which it is ratified.
In case the President requests Standing Committee of the National Assembly to consider an ordinance ratified by Standing Committee of the National Assembly as prescribed in Clause 1 Article 8 of the Constitution, the President shall send the written request to Standing Committee of the National Assembly within 10 days from the day on which the ordinance is ratified. Standing Committee of the National Assembly shall reconsider the issues raised by the President at the nearest meeting. After the ordinance is put on the vote and ratified again by Standing Committee of the National Assembly, the President shall announce it within 15 days from the day on which it is ratified again by Standing Committee of the National Assembly. If the President still disagrees, the President shall present the case to the National Assembly for decision at the nearest meeting.
The President shall announce a law or ordinance formulated and promulgated under simplified procedures within 05 days from the day on which it is ratified.
2. Secretary general of the National Assembly shall announce the resolution of the National Assembly, resolution of Standing Committee of the National Assembly within 15 days from the day on which it is ratified.
Secretary general of the National Assembly shall announce the resolution formulated and promulgated under simplified procedures within 05 days from the day on which it is ratified.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 4. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
Điều 6. Tham gia góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
Điều 8. Ngôn ngữ, kỹ thuật văn bản quy phạm pháp luật
Điều 12. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật
Điều 14. Những hành vi bị nghiêm cấm
Điều 30. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã
Điều 33. Kiến nghị về luật, pháp lệnh, đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội
Điều 37. Hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, văn bản kiến nghị về luật, pháp lệnh
Điều 47. Thẩm tra đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh
Điều 48. Lập dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh
Điều 49. Trình tự xem xét, thông qua dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh
Điều 50. Triển khai thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh
Điều 55. Nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết
Điều 57. Lấy ý kiến đối với dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết
Điều 58. Thẩm định dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do Chính phủ trình
Điều 59. Hồ sơ dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trình Chính phủ
Mục 3. THẨM TRA DỰ ÁN LUẬT, PHÁP LỆNH, DỰ THẢO NGHỊ QUYẾT
Điều 64. Hồ sơ và thời hạn gửi hồ sơ dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết để thẩm tra
Điều 65. Nội dung thẩm tra dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết
Điều 74. Trình tự xem xét, thông qua dự án luật, dự thảo nghị quyết tại một kỳ họp Quốc hội
Điều 75. Trình tự xem xét, thông qua dự án luật, dự thảo nghị quyết tại hai kỳ họp Quốc hội
Điều 76. Trình tự xem xét, thông qua dự án luật tại ba kỳ họp Quốc hội
Điều 84. Đề nghị xây dựng nghị định
Điều 85. Trách nhiệm của cơ quan đề nghị xây dựng nghị định
Điều 87. Hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định
Điều 88. Thẩm định đề nghị xây dựng nghị định
Điều 89. Chính phủ xem xét, thông qua đề nghị xây dựng nghị định
Điều 90. Nhiệm vụ của cơ quan chủ trì soạn thảo nghị định
Điều 91. Lấy ý kiến đối với dự thảo nghị định
Điều 92. Thẩm định dự thảo nghị định
Điều 93. Hồ sơ dự thảo nghị định trình Chính phủ
Điều 95. Xin ý kiến Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc ban hành nghị định
Điều 98. Thẩm định dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ
Điều 102. Thẩm định dự thảo thông tư
Điều 103. Hồ sơ dự thảo thông tư trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
Điều 109. Xây dựng, ban hành nghị quyết liên tịch
Điều 110. Xây dựng, ban hành thông tư liên tịch
Điều 111. Đề nghị xây dựng nghị quyết
Điều 113. Lấy ý kiến về đề nghị xây dựng nghị quyết
Điều 114. Hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết
Điều 115. Thẩm định đề nghị xây dựng nghị quyết do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình
Điều 116. Thông qua chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết
Điều 117. Trình đề nghị xây dựng nghị quyết
Điều 119. Nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo nghị quyết
Điều 121. Thẩm định dự thảo nghị quyết do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình
Điều 122. Hồ sơ dự thảo nghị quyết trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Điều 124. Thẩm tra dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
Điều 128. Soạn thảo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Điều 130. Thẩm định dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Điều 131. Hồ sơ dự thảo quyết định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Điều 134. Thẩm định dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện
Điều 139. Thẩm định dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện
Điều 140. Hồ sơ dự thảo quyết định trình Ủy ban nhân dân cấp huyện
Điều 151. Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật
Điều 153. Ngưng hiệu lực văn bản quy phạm pháp luật
Điều 78. Trách nhiệm của chủ đầu tư
Điều 81. Trách nhiệm của tổ thẩm định
Mục 1. LẬP CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG LUẬT, PHÁP LỆNH
Mục 2. SOẠN THẢO LUẬT, PHÁP LỆNH, NGHỊ QUYẾT
Điều 58. Thẩm định dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do Chính phủ trình
Điều 98. Thẩm định dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ
Điều 102. Thẩm định dự thảo thông tư
Điều 130. Thẩm định dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Điều 81. Trách nhiệm của tổ thẩm định
Điều 27. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
Điều 28. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Điều 30. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã
Mục 1. LẬP CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG LUẬT, PHÁP LỆNH
Mục 2. SOẠN THẢO LUẬT, PHÁP LỆNH, NGHỊ QUYẾT
Điều 58. Thẩm định dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do Chính phủ trình
Điều 98. Thẩm định dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ
Điều 121. Thẩm định dự thảo nghị quyết do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình
Điều 130. Thẩm định dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Điều 170. Rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật
Điều 171. Bảo đảm nguồn lực xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Điều 78. Trách nhiệm của chủ đầu tư
Điều 81. Trách nhiệm của tổ thẩm định
Điều 9. Dịch văn bản quy phạm pháp luật ra tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài
Điều 10. Số, ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật
Điều 12. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật
Điều 20. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
Điều 27. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
Điều 28. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Điều 30. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã
Mục 1. LẬP CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG LUẬT, PHÁP LỆNH
Điều 38. Trách nhiệm lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh do Chính phủ trình
Điều 40. Trình Chính phủ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh do Chính phủ trình
Điều 42. Chỉnh lý và gửi hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh do Chính phủ trình
Mục 2. SOẠN THẢO LUẬT, PHÁP LỆNH, NGHỊ QUYẾT
Điều 58. Thẩm định dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do Chính phủ trình
Điều 92. Thẩm định dự thảo nghị định
Điều 98. Thẩm định dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ
Điều 102. Thẩm định dự thảo thông tư
Điều 121. Thẩm định dự thảo nghị quyết do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình
Điều 127. Đề nghị xây dựng quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Điều 130. Thẩm định dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Điều 134. Thẩm định dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện
Điều 139. Thẩm định dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện
Điều 150. Đăng Công báo văn bản quy phạm pháp luật
Điều 170. Rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật
Điều 171. Bảo đảm nguồn lực xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật