Chương 1 Nghị định 81/2013/NĐ-CP: Quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp xử lý hành chính
Số hiệu: | 81/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 19/07/2013 | Ngày hiệu lực: | 19/07/2013 |
Ngày công báo: | 07/08/2013 | Số công báo: | Từ số 459 đến số 460 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Vi phạm hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
32 biểu mẫu xử phạt hành chính mới
Biên bản vi phạm hành chính, khám phương tiện vận tải, khám nơi cất giấu tang vật vi phạm là 3 trong số 32 biểu mẫu xử phạt vi phạm hành chính mới vừa được Chính phủ ban hành tại Nghị định 81/2013/NĐ-CP hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.
Căn cứ vào các mẫu biên bản và quyết định, các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, UBND cấp tỉnh có thể ban hành các mẫu phù hợp với ngành, địa phương mình để sử dụng trong xử lý vi phạm hành chính.
Trong một số trường hợp cần thiết, có thể ban hành các mẫu cần thiết khác sau khi đã thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 19/07/2013 và thay thế Nghị định 128/2008/NĐ-CP và 124/2005/NĐ-CP.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính là cá nhân, tổ chức quy định tại Khoản 1 Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính.
Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức thực hiện hành vi vi phạm khi đang thi hành công vụ, nhiệm vụ và hành vi vi phạm đó thuộc công vụ, nhiệm vụ được giao, thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi vi phạm thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao, thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, mà bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan.
1. Việc quy định hành vi vi phạm hành chính phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Có vi phạm các quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm, điều cấm của pháp luật về trật tự quản lý hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước;
b) Đáp ứng yêu cầu bảo đảm trật tự quản lý hành chính nhà nước;
c) Hành vi vi phạm hành chính phải được mô tả rõ ràng, cụ thể để có thể xác định và xử phạt được trong thực tiễn.
2. Việc quy định hình thức xử phạt, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính phải căn cứ vào các yếu tố sau đây:
a) Tính chất, mức độ xâm hại trật tự quản lý hành chính nhà nước của hành vi vi phạm; đối với hành vi vi phạm không nghiêm trọng, có tính chất đơn giản, thì phải quy định hình thức xử phạt cảnh cáo;
b) Mức thu nhập, mức sống trung bình của người dân trong từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
c) Mức độ giáo dục, răn đe và tính hợp lý, tính khả thi của việc áp dụng hình thức, mức phạt.
3. Việc quy định biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính phải căn cứ vào các yêu cầu sau đây:
a) Phải gây ra hậu quả hoặc có khả năng thực tế gây ra hậu quả;
b) Đáp ứng yêu cầu khôi phục lại trật tự quản lý hành chính nhà nước do vi phạm hành chính gây ra;
c) Phải được mô tả rõ ràng, cụ thể để có thể thực hiện được trong thực tiễn và phải bảo đảm tính khả thi.
4. Quy định khung tiền phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính phải cụ thể, khoảng cách giữa mức phạt tối thiểu và tối đa của khung tiền phạt không quá lớn. Các khung tiền phạt trong một điều phải được sắp xếp theo thứ tự mức phạt từ thấp đến cao.
5. Hành vi vi phạm hành chính phải được quy định tại các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước tương ứng, phù hợp với tính chất vi phạm của hành vi đó. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực này nhưng do tính chất vi phạm đặc thù của hành vi đó, thì có thể quy định và xử phạt trong nghị định xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực khác. Trong trường hợp này, hình thức, mức xử phạt quy định phải thống nhất với quy định tại Nghị định xử phạt vi phạm hành chính của lĩnh vực quản lý nhà nước tương ứng.
1. Việc quy định tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn đối với hành vi vi phạm hành chính phải trên cơ sở các căn cứ sau đây:
a) Trực tiếp vi phạm các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
b) Vi phạm có tính chất, mức độ nghiêm trọng xâm hại trật tự quản lý hành chính nhà nước.
Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề đối với hành vi vi phạm hành chính phải được quy định thành khung thời gian cụ thể, khoảng cách giữa thời gian tước tối thiểu và tối đa không quá lớn.
2. Việc quy định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính phải trên cơ sở các căn cứ sau đây:
a) Vi phạm nghiêm trọng được thực hiện do lỗi cố ý;
b) Vật, tiền, hàng hóa, phương tiện là tang vật trực tiếp của vi phạm hành chính hoặc được trực tiếp sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính, mà nếu không có vật, tiền, hàng hóa, phương tiện này, thì không thể thực hiện được hành vi vi phạm.
Trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm, vật thuộc loại cấm lưu hành, thì phải quy định tịch thu.
Việc quy định hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn là hình thức xử phạt chính hoặc bổ sung đối với hành vi vi phạm hành chính cụ thể trong các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào Điều 21, Điều 25 của Luật xử lý vi phạm hành chính, khoản 1 Điều 3 Nghị định này và tính chất đặc thù của từng lĩnh vực quản lý nhà nước.
1. Thẩm quyền phạt tiền của mỗi chức danh phải được quy định cụ thể trong nghị định xử phạt vi phạm hành chính. Đối với nghị định có nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước, thì thẩm quyền này phải quy định cụ thể đối với từng lĩnh vực.
Trường hợp thẩm quyền phạt tiền của các chức danh quy định tại Điều 38, Điều 39, Điều 40, Điều 41 và Điều 46 Luật xử lý vi phạm hành chính được tính theo tỷ lệ phần trăm mức phạt tiền tối đa của lĩnh vực tương ứng quy định tại Khoản 1 Điều 24 Luật xử lý vi phạm hành chính, thì thẩm quyền phạt tiền phải được tính thành mức tiền cụ thể để quy định trong nghị định.
2. Đối với các lĩnh vực quản lý nhà nước quy định tại khoản 3 Điều 24 Luật xử lý vi phạm hành chính có hành vi vi phạm hành chính mà mức phạt được xác định theo số lần, giá trị tang vật vi phạm, hàng hóa vi phạm, thì thẩm quyền xử phạt của các chức danh quy định tại Điều 38, Điều 39, Điều 40, Điều 41 và Điều 46 Luật xử lý vi phạm hành chính được xác định theo tỷ lệ phần trăm mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực đó và phải được tính thành mức tiền cụ thể để quy định trong nghị định.
3. Trường hợp nghị định xử phạt vi phạm hành chính có quy định nhiều chức danh tham gia xử phạt thuộc nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước khác nhau, thì phải quy định rõ thẩm quyền xử phạt của các chức danh đó đối với từng điều khoản cụ thể.
Trong trường hợp nghị định quy định hành vi vi phạm hành chính đặc thù theo quy định tại Khoản 5 Điều 2 của Nghị định này, thì chức danh có thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực quản lý nhà nước chuyên ngành cũng được xử phạt đối với hành vi có tính chất đặc thù quy định trong nghị định xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực khác.
4. Văn bản giao quyền quy định tại Điều 54, Khoản 2 Điều 87 và Khoản 2 Điều 123 Luật xử lý vi phạm hành chính phải xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền; văn bản giao quyền phải đánh số, ghi rõ ngày, tháng, năm, ký và đóng dấu; trường hợp cơ quan, đơn vị của người giao quyền không được sử dụng dấu riêng, thì đóng dấu treo của cơ quan cấp trên.
Phần căn cứ pháp lý ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cấp phó được giao quyền phải thể hiện rõ số, ngày, tháng, năm, trích yếu của văn bản giao quyền.
5. Người được giao nhiệm vụ đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử phạt, thì có thẩm quyền xử phạt và được giao quyền xử phạt như cấp trưởng.Bổ sung
1. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính gồm người có thẩm quyền xử phạt, công chức, viên chức đang thi hành công vụ, nhiệm vụ; người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu và những người được chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu giao nhiệm vụ lập biên bản.
Các chức danh có thẩm quyền lập biên bản được quy định cụ thể tại các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước.
2. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 Điều này chỉ có quyền lập biên bản về những vi phạm thuộc phạm vi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về việc lập biên bản.
3. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị lập biên bản và ra quyết định xử phạt một lần. Trường hợp hành vi vi phạm đã bị lập biên bản nhưng chưa ra quyết định xử phạt mà cá nhân, tổ chức không thực hiện yêu cầu, mệnh lệnh của người có thẩm quyền xử phạt, vẫn cố ý thực hiện hành vi vi phạm đó, thì người có thẩm quyền xử phạt phải áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính phù hợp để chấm dứt hành vi vi phạm. Khi ra quyết định xử phạt đối với hành vi đó, người có thẩm quyền xử phạt có thể áp dụng thêm tình tiết tăng nặng quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 10 Luật xử lý vi phạm hành chính hoặc xử phạt đối với hành vi không thực hiện yêu cầu, mệnh lệnh của người có thẩm quyền xử phạt và xử phạt đối với hành vi vi phạm đã lập biên bản nhưng chưa ra quyết định xử phạt.
Trường hợp hành vi vi phạm đã bị ra quyết định xử phạt nhưng cá nhân, tổ chức vi phạm chưa thi hành hoặc đang thi hành quyết định mà sau đó vẫn tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm đó, thì hành vi vi phạm này được coi là hành vi vi phạm mới.
4. Trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính trong cùng một vụ vi phạm, thì biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ từng hành vi vi phạm. Việc ra quyết định xử phạt được thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 67 Luật xử lý vi phạm hành chính.
5. Đối với trường hợp thi hành biện pháp khắc phục hậu quả theo Khoản 5 Điều 85 Luật xử lý vi phạm hành chính, thì trong quyết định xử phạt phải ghi rõ người có trách nhiệm hoàn trả chi phí khắc phục hậu quả.
6. Đối với hành vi vi phạm thuộc trường hợp công bố công khai theo quy định tại Khoản 1 Điều 72 Luật xử lý vi phạm hành chính, thì trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải ghi rõ căn cứ thực hiện; nội dung công bố công khai; tên báo, trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý cấp bộ, cấp sở hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra vi phạm hành chính để đăng công khai thông tin.Bổ sung
1. Trường hợp một cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà bị xử phạt trong cùng một lần, trong đó có từ hai hành vi trở lên bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng cùng một loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thì áp dụng thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép; chứng chỉ hành nghề của hành vi vi phạm hành chính có thời hạn tước dài nhất.
2. Thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề không phụ thuộc vào cơ quan, người đã cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề mà chỉ thực hiện theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, người có thẩm quyền ra quyết định phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan, người đã cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó.
4. Trường hợp phát hiện giấy phép, chứng chỉ, giấy đăng ký hoạt động bị cố ý tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung hoặc đã được cấp do giả mạo các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đó, thì người có thẩm quyền xử phạt thu hồi và thông báo cho cơ quan đã cấp giấy phép, chứng chỉ, giấy đăng ký hoạt động bị thu hồi biết.Bổ sung
1. Đối với các trường hợp vi phạm phải được công bố công khai theo quy định tại Khoản 1 Điều 72 Luật xử lý vi phạm hành chính, thủ trưởng cơ quan, đơn vị của người đã ra quyết định xử phạt gửi văn bản về việc công bố công khai và bản sao quyết định xử phạt vi phạm hành chính đến người phụ trách báo hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý cấp bộ, cấp sở hoặc của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra vi phạm trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt.
2. Nội dung thông tin công bố công khai gồm: Họ, tên, địa chỉ nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm hành chính; hậu quả hoặc ảnh hưởng của hành vi vi phạm; hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả và thời gian thực hiện.
3. Người phụ trách báo hoặc trang thông tin điện tử khi nhận được văn bản đề nghị công khai thông tin có trách nhiệm đăng đầy đủ các nội dung thông tin cần công khai.
4. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị nơi người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin công bố công khai; có trách nhiệm đính chính thông tin sai lệch trong vòng 01 ngày làm việc, kể từ thời điểm phát hiện hoặc nhận được yêu cầu đính chính. Chi phí cho việc đính chính do cơ quan, đơn vị của người đã ra quyết định xử phạt chi trả. Người phụ trách báo hoặc trang thông tin điện tử đăng thông tin phải thực hiện việc đăng tin đính chính trong thời hạn 01 ngày làm việc trên trang thông tin điện tử hoặc số báo tiếp theo, kể từ thời điểm nhận được yêu cầu.
Trong trường hợp trang thông tin điện tử hoặc báo đăng không chính xác các thông tin quy định tại Khoản 2 Điều này, thì phải đính chính đúng chuyên mục hoặc vị trí đã đăng thông tin sai lệch trong thời hạn 01 ngày làm việc trên trang thông tin điện tử hoặc số báo tiếp theo và phải chịu chi phí cho việc đính chính.
5. Trường hợp việc công bố công khai việc xử phạt không thể thực hiện đúng thời hạn vì những lý do bất khả kháng thì người có thẩm quyền công bố công khai phải báo cáo thủ trưởng cấp trên trực tiếp và công bố công khai việc xử phạt ngay sau khi sự kiện bất khả kháng đã được khắc phục.
6. Kinh phí thực hiện công bố công khai được lấy từ kinh phí hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị nơi người đã ra quyết định thực hiện công bố công khai.
1. Trường hợp người bị xử phạt chết, mất tích, tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản theo quy định tại Điều 75 Luật xử lý vi phạm hành chính, mà quyết định xử phạt vẫn còn thời hiệu thi hành, thì người đã ra quyết định xử phạt phải ra quyết định thi hành một phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày người bị xử phạt chết được ghi trong giấy chứng tử; người bị mất tích được ghi trong quyết định tuyên bố mất tích; tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản được ghi trong quyết định giải thể, phá sản. Quyết định thi hành gồm các nội dung sau:
a) Đình chỉ thi hành các hình thức xử phạt, lý do đình chỉ; trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này;
b) Hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả tiếp tục thi hành.
2. Đối với hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, thì cá nhân, tổ chức đang quản lý tang vật, phương tiện vi phạm phải có trách nhiệm thi hành.
Đối với biện pháp khắc phục hậu quả, thì cá nhân là người được hưởng tài sản thừa kế được xác định theo quy định của pháp luật dân sự về thừa kế phải tiếp tục thi hành phần còn lại của quyết định xử phạt.
Đối với tổ chức xử phạt bị giải thể, phá sản, thì quyết định thi hành một phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải được gửi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc giải thể, phá sản; người đại diện theo pháp luật của tổ chức bị giải thể, phá sản để thi hành.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định thi hành một phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định này phải được gửi cho cá nhân, tổ chức quy định tại Khoản 2 Điều này.
4. Thủ tục thi hành phần nội dung của quyết định xử phạt theo Điểm b Khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương III Phần thứ hai Luật xử lý vi phạm hành chính. Trường hợp quá thời hạn thi hành quyết định mà cá nhân, tổ chức quy định tại Khoản 2 Điều này không thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả thì cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt đang thụ lý hồ sơ vụ vi phạm hành chính phải tổ chức thực hiện. Chi phí thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả được khấu trừ từ tài sản thừa kế mà người bị xử phạt để lại hoặc tài sản còn lại của tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản và được coi là một trong những khoản chi phí ưu tiên thanh toán (nếu có).
5. Trường hợp người bị xử phạt chết không để lại tài sản thừa kế, tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản không còn tài sản, thì việc thi hành biện pháp khắc phục hậu quả được thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 85 Luật xử lý vi phạm hành chính.
6. Người thừa kế của người bị xử phạt chết, mất tích, người đại diện theo pháp luật của tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản có quyền giám sát, khiếu nại khởi kiện đối với các chi phí tổ chức thực hiện và việc thanh toán chi phí thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 4 Điều này.
1. Cá nhân, tổ chức vi phạm thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau:
a) Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt;
b) Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt;
c) Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Khoản 1 Điều 56, Khoản 2 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính hoặc nộp trực tiếp cho cảng vụ hoặc đại diện cảng vụ hàng không đối với trường hợp người bị xử phạt là hành khách quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam để thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay làm nhiệm vụ trên chuyến bay quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay của hãng hàng không nước ngoài thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam.
2. Trong trường hợp quyết định xử phạt chỉ áp dụng hình thức phạt tiền mà cá nhân bị xử phạt không cư trú, tổ chức bị xử phạt không đóng trụ sở tại nơi xảy ra hành vi vi phạm thì theo đề nghị của cá nhân, tổ chức bị xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt quyết định nộp tiền phạt theo hình thức nộp phạt quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này và gửi quyết định xử phạt cho cá nhân, tổ chức vi phạm qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt.
Cá nhân, tổ chức bị xử phạt nộp phạt vào tài khoản Kho bạc nhà nước ghi trong quyết định xử phạt trong thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 73 Luật xử lý vi phạm hành chính.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiền phạt được nộp vào tài khoản của Kho bạc nhà nước, thì người tạm giữ các giấy tờ để bảo đảm cho việc xử phạt theo quy định tại Khoản 6 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính phải gửi trả lại cá nhân, tổ chức bị xử phạt các giấy tờ đã tạm giữ qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm. Chi phí gửi quyết định xử phạt và chi phí gửi trả lại giấy tờ do cá nhân, tổ chức bị xử phạt chi trả.
3. Trường hợp cá nhân đề nghị hoãn thi hành quyết định phạt tiền hoặc cá nhân, tổ chức đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 76 và Điều 79 Luật xử lý vi phạm hành chính, thì phải có đơn đề nghị gửi người đã ra quyết định xử phạt trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt.
4. Trường hợp cá nhân đề nghị giảm, miễn phần còn lại hoặc toàn bộ tiền phạt theo quy định tại Điều 77 Luật xử lý vi phạm hành chính, thì phải có đơn đề nghị gửi người đã ra quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày làm việc, trước khi hết thời hạn hoãn ghi trong quyết định hoãn thi hành quyết định xử phạt.
5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần, thì người đã ra quyết định xử phạt phải có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho người đề nghị; trường hợp không đồng ý phải nêu rõ lý do.
6. Trường hợp nộp chậm tiền phạt theo quy định tại Khoản 1 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính, thì cơ quan thu tiền phạt căn cứ vào quyết định xử phạt để tính và thu tiền chậm nộp phạt.
7. Quyết định hoãn thi hành quyết định xử phạt; giảm, miễn phần còn lại hoặc toàn bộ tiền phạt; nộp tiền phạt nhiều lần phải bằng văn bản.
Thời gian xem xét, quyết định giảm, miễn phần còn lại hoặc cho phép nộp tiền phạt nhiều lần không tính là thời gian chậm nộp tiền phạt.
8. Bộ trưởng Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn việc thu, nộp tiền phạt vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
1. Chứng từ thu, nộp tiền phạt, tiền chậm nộp phạt được in, phát hành, quản lý và sử dụng thống nhất trong phạm vi toàn quốc theo quy định của pháp luật để xác nhận số tiền mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính đã nộp cho cơ quan có thẩm quyền thu phạt.
2. Chứng từ thu, nộp tiền phạt và tiền chậm nộp phạt bao gồm:
a) Biên lai thu tiền phạt phải in sẵn mệnh giá được sử dụng để thu tiền phạt vi phạm hành chính tại chỗ theo quy định tại Khoản 2 Điều 69 và Khoản 2 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính trong trường hợp phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức;
b) Biên lai thu tiền phạt không in sẵn mệnh giá được sử dụng để thu tiền phạt đối với các trường hợp xử phạt vi phạm hành chính còn lại và thu tiền chậm nộp phạt;
c) Giấy xác nhận nộp tiền phạt vào tài khoản của Kho bạc nhà nước (nếu có);
d) Các chứng từ khác theo quy định của pháp luật.
3. Việc phát hành biên lai thu tiền phạt được thực hiện như sau:
a) Bộ Tài chính có trách nhiệm tổ chức cấp biên lai thu tiền phạt cho cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và các cơ quan, tổ chức thu tiền phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
b) Cơ quan phát hành phải có thông báo phát hành bằng văn bản trước khi đưa ra sử dụng lần đầu mẫu biên lai thu tiền phạt vi phạm hành chính;
c) Cá nhân, tổ chức được cấp biên lai thu tiền phạt vi phạm hành chính phải quản lý và sử dụng biên lai thu tiền phạt theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan.
4. Sử dụng biên lai thu tiền phạt:
a) Cá nhân, tổ chức thu tiền phạt khi sử dụng biên lai thu tiền phạt phải đối chiếu các thông tin ghi trên quyết định xử phạt vi phạm hành chính và các nội dung ghi trên biên lai thu tiền phạt theo đúng quy định. Tổng số tiền trên các biên lai thu tiền phạt phải đúng với số tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt;
Trường hợp thu tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 1 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính, thì nội dung biên lai phải ghi rõ số tiền đã thu và việc thu thuộc trường hợp thu tiền chậm nộp phạt.
b) Cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt vi phạm hành chính có quyền từ chối nộp tiền nếu phát hiện biên lai thu tiền phạt hoặc chứng từ thu tiền không đúng mẫu quy định, ghi không đúng với quyết định xử phạt vi phạm hành chính, ghi không đúng số tiền phạt, chậm nộp phạt (nếu có) và báo cho cơ quan quản lý người có thẩm quyền thu tiền phạt biết để xử lý kịp thời.
5. Quản lý biên lai thu tiền phạt:
a) Việc quản lý biên lai thu tiền phạt vi phạm hành chính thực hiện theo chế độ quản lý hiện hành phù hợp với từng loại biên lai;
b) Cơ quan, tổ chức được cấp biên lai để thu tiền phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm mở sổ sách theo dõi nhập, xuất, bảo quản, lưu giữ biên lai theo chế độ kế toán hiện hành; hàng tháng, hàng quý lập báo cáo tình hình sử dụng biên lai thu tiền phạt vi phạm hành chính; hàng năm thực hiện quyết toán biên lai thu tiền phạt vi phạm hành chính theo quy định;
c) Việc hủy biên lai thu tiền phạt thực hiện theo quy định hiện hành phù hợp với từng chủng loại biên lai.
6. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cụ thể nội dung, hình thức biên lai thu tiền phạt và các chứng từ thu tiền phạt khác; tổ chức in, phát hành và quản lý, sử dụng các chứng từ thu phạt và tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính.Bổ sung
1. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu không thuộc trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 82 Luật xử lý vi phạm hành chính, thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì cơ quan ra quyết định tịch thu phải ký hợp đồng bán đấu giá với tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi xảy ra hành vi vi phạm hành chính.
Trường hợp không thuê được tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp, thì cơ quan đã ra quyết định tịch thu thành lập Hội đồng để bán đấu giá. Thành phần, trình tự, thủ tục bán đấu giá của hội đồng được thực hiện theo quy định của pháp luật bán đấu giá tài sản đối với Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt.
2. Sau khi đã ký hợp đồng bán đấu giá tài sản, cơ quan đã ra quyết định tịch thu tiến hành chuyển giao tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và lập biên bản chuyển giao. Biên bản phải ghi rõ ngày, tháng, năm chuyển giao; người chuyển giao; người nhận chuyển giao; chữ ký có đóng dấu (nếu có) của người chuyển giao, người nhận chuyển giao; số lượng, tình trạng tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu; trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện bị tịch thu để bán đấu giá.
Trong trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu là hàng hóa cồng kềnh hoặc có số lượng lớn, thì tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp đã được thuê bán đấu giá tiếp tục ký hợp đồng bảo quản tài sản với nơi đang giữ tang vật, phương tiện đó. Việc tổ chức bán đấu giá tài sản đó được thực hiện tại địa điểm nơi đang giữ tang vật, phương tiện.
3. Cơ quan đã ra quyết định tịch thu khi tiến hành chuyển giao tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải gửi kèm hồ sơ chuyển giao tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu cho tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp. Hồ sơ chuyển giao gồm: Biên bản chuyển giao; quyết định tịch thu tang vật, phương tiện; các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp (nếu có); văn bản định giá tang vật, phương tiện hoặc hóa đơn, chứng từ khác thể hiện giá trị của tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu.
4. Trường hợp tang vật, phương tiện không bán đấu giá được hoặc đã được bán đấu giá nhưng số tiền thu được không đủ để thanh toán các chi phí quy định tại Khoản 4 Điều 82 của Luật xử lý vi phạm hành chính, thì đề nghị hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.Bổ sung
1. Người có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính xác định tuổi của đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính căn cứ theo giấy khai sinh của đối tượng. Trường hợp không có giấy khai sinh hoặc không thể xác định chính xác ngày, tháng, năm sinh trong giấy khai sinh, thì căn cứ vào chứng minh nhân dân, hộ chiếu, sổ hộ khẩu hoặc các giấy tờ khác được cơ quan có thẩm quyền cấp có ghi rõ ngày, tháng, năm sinh.
Trường hợp không có các giấy tờ trên để xác định độ tuổi xử lý vi phạm hành chính thì căn cứ vào sổ hộ tịch hoặc các giấy tờ, sổ sách, tài liệu khác của cơ quan nhà nước có liên quan để xác định độ tuổi của đối tượng.
Trường hợp thông tin ngày, tháng, năm sinh ghi trong các giấy tờ trên không thống nhất, thì xác định theo ngày, tháng, năm sinh trong giấy tờ theo hướng có lợi nhất cho đối tượng.
2. Trường hợp giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này không ghi rõ ngày, tháng, năm sinh, thì việc xác định ngày, tháng, năm sinh được tính như sau:
a) Nếu xác định được tháng cụ thể, nhưng không xác định được ngày nào trong tháng, thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh;
b) Nếu xác định được quý cụ thể của năm, nhưng không xác định được ngày tháng nào trong quý, thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quý đó làm ngày sinh;
c) Nếu xác định được cụ thể nửa đầu năm hay nửa cuối năm, nhưng không xác định được ngày, tháng nào trong nửa đầu năm hoặc nửa cuối năm, thì lấy ngày 30 tháng 6 hoặc ngày 31 tháng 12 của năm đó làm ngày sinh;
d) Nếu xác định được năm cụ thể nhưng không xác định được ngày, tháng, thì lấy ngày 31 tháng 12 của năm đó làm ngày sinh.
3. Việc xác định độ tuổi tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này phải được thể hiện bằng văn bản.
1. Khi tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên, trường hợp không xác định được chính xác tuổi để áp dụng hình thức xử phạt, thì người có thẩm quyền xử phạt lựa chọn áp dụng hình thức xử phạt có lợi nhất cho người vi phạm.
2. Trước khi quyết định xử phạt cảnh cáo đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt hành chính phải xem xét các điều kiện áp dụng biện pháp nhắc nhở quy định tại Điều 139 Luật xử lý vi phạm hành chính và Điều 15 của Nghị định này. Chỉ ra quyết định xử phạt cảnh cáo đối với người chưa thành niên khi không đủ các điều kiện áp dụng biện pháp nhắc nhở.
1. Biện pháp nhắc nhở là biện pháp mang tính giáo dục được áp dụng thay thế cho hình thức xử phạt cảnh cáo đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính để người chưa thành niên nhận thức được những vi phạm của mình.
2. Đối tượng và điều kiện áp dụng biện pháp nhắc nhở:
a) Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính khi họ tự nguyện khai báo, thừa nhận và thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình.
b) Người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính khi hành vi vi phạm hành chính quy định bị phạt cảnh cáo và người chưa thành niên tự nguyện khai báo, thừa nhận về hành vi vi phạm, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình.
3. Người có thẩm quyền xử phạt căn cứ vào các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều này để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp nhắc nhở. Việc nhắc nhở được thực hiện bằng lời nói, ngay tại chỗ và không phải lập thành biên bản.
1. Việc lập hồ sơ áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với đối tượng thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3, Khoản 5 Điều 90 Luật xử lý vi phạm hành chính khi đối tượng đã ít nhất hai lần bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi vi phạm đó trong 06 tháng.
2. Việc lập hồ sơ áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc đối với đối tượng thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều 92, Khoản 1 Điều 94 Luật xử lý vi phạm hành chính khi đối tượng đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và đã ít nhất hai lần bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi vi phạm đó trong 06 tháng.
3. Việc lập hồ sơ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc không áp dụng đối với người đang tham gia các chương trình cai nghiện ma túy tại cộng đồng theo quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy.
1. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại Khoản 4 Điều 97, Khoản 3 Điều 99, Khoản 3 Điều 101 và Khoản 3 Điều 103 Luật xử lý vi phạm hành chính, trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan đã lập hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho người bị áp dụng hoặc cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên về việc lập hồ sơ. Văn bản thông báo phải nêu rõ biện pháp xử lý hành chính áp dụng trong hồ sơ đề nghị, quyền được đọc, ghi chép và sao chụp những nội dung cần thiết trong hồ sơ của người nhận được thông báo.
2. Việc kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính quy định tại Khoản 1 Điều này do Công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã, Trưởng phòng tư pháp cấp huyện thực hiện phải bảo đảm sự phù hợp, đầy đủ theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính đối với các vấn đề sau:
a) Các tài liệu, giấy tờ trong hồ sơ đề nghị theo quy định tại Khoản 3 Điều 97; Khoản 1, khoản 2 Điều 99; Khoản 1, khoản 2 Điều 101; Khoản 1, Khoản 2 Điều 103 Luật xử lý vi phạm hành chính;
b) Thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính quy định tại Khoản 2 Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính; đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính quy định tại Điều 90, Điều 92, Điều 94 và Điều 96 Luật xử lý vi phạm hành chính;
c) Thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị; trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định.
3. Văn bản kiểm tra tính pháp lý phải có chữ ký của người có thẩm quyền kiểm tra và được đóng dấu; đối với cấp xã phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã. Văn bản kiểm tra tính pháp lý được gửi kèm hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
1. Khi tiến hành xử phạt vi phạm hành chính hoặc xem xét quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính, người có thẩm quyền phải:
a) Có lệnh thi hành công vụ, mặc trang phục, sắc phục, phù hiệu của ngành theo quy định;
b) Xử lý kịp thời, đúng tính chất, mức độ vi phạm, đúng quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, điều lệnh, điều lệ, quy chế của từng ngành;
c) Có thái độ hòa nhã, nghiêm túc, không gây phiền hà, sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản khác của người vi phạm hoặc dung túng, bao che người vi phạm; không được vi phạm các điều cấm.
2. Người có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này hoặc vi phạm quy định về những hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 12 Luật xử lý vi phạm hành chính hoặc vi phạm quy định khác của pháp luật, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại phải bồi hoàn theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước.
ELABORATING PENALTIES FOR ADMINISTRATIVE VIOLATIONS AND ADMINISTRATIVE MEASURES
Article 1. Subjects of penalties for administrative violations
The subjects of penalties for administrative violations are the organizations and individuals defined in Clause 1 Article 5 of the Law on Handling administrative violations.
The officials and public servants that commit violations, which relate to their duties, shall face penalties in accordance with the laws on officials and public servants, not the Laws on handling administrative violations.
The state agencies that commit violations related to their duties shall face penalties in accordance with relevant laws, not the Laws on handling administrative violations.
Article 2. Definition of administrative violations, penalties, fine rates, and remedial measures in Decrees on penalties for administrative violations in various fields
1. The definition of administrative violations must:
a) Define the obligations, responsibility, and prohibitions related to administrative management order;
b) Meet the requirements of administrative management order;
c) The administrative violations must be clearly and specifically defined to ensure practicality.
2. The decision on penalties and rates of fines for each administrative violation must be based on:
a) The nature and the severity of infringement of administrative management order of the violations; the violations that are not severe shall be warned;
b) The income and living standards of the people in each period;
c) The educational meaning, reasonability, and feasibility of the penalties.
3. The remedial measures for each administrative violation must be taken based on the requirements below:
a) Severe damage is caused or likely to be caused;
b) The measures meet the requirements for restoring administrative management order;
c) The measures are clearly and specifically described to ensure practicality and feasibility.
4. The fine bracket for each administrative violation must be specific. The distance between the lowest and highest fine must not be too great. The fine brackets in an Article must be arranged in ascending order.
5. The administrative violations must be defined in Decrees on penalties for administrative violations related to corresponding fields, and suitable for the nature of such violations. Where an administrative violation against the law on one field has characteristics related to another field, it shall be penalized in accordance with the Decrees on the other field. In this case, the forms and level of penalties must be consistent with the Decrees on penalties for administrative violations related to the corresponding field.
Article 3. Temporary revocation of licenses, practice certificates, or confiscation of exhibits
1. The temporary revocation of licenses and practice certificate must be based on:
a) The violations of the contents in the license or practice certificate;
b) The violation is severe and threatens administrative management order.
The duration of revocation of the license and practice certificate must be specified in the form of time brackets. The distance between the shortest and longest duration must not be too great.
2. The confiscation of exhibits of administrative violations (hereinafter referred to as exhibits) must be based on:
a) The severe violations that are deliberately committed;
b) The items, money, goods, vehicles that are exhibits of the administrative violations, or are used for committing the administrative violations, which would not have been committed without them.
If the exhibits are drugs, weapons, explosives, combat gears, items having historical or cultural meaning, national treasures, relics, antiques, rare forestry products, and items banned from circulation shall be confiscated.
Article 4. Deciding whether the temporary revocation licenses, practice certificate, or temporary suspension of operation are the primary or additional forms of penalties in Decrees on penalties for administrative violations
Whether the temporary revocation licenses, practice certificate, or temporary suspension of operation are the primary or additional forms of penalties in Decrees on penalties for administrative violations shall be decided pursuant to Article 21 and Article 25 of the Law on Handling administrative violations, Clause 1 Article 3 of this Decree, and characteristics of each field.
Article 5. Identification of the power to impose penalties
1. The power to impose fines of each position must be specified in Decrees on penalties for administrative violations. For the Decrees that regulate multiple fields, this power must be specified in each field.
If the powers to impose fines of the positions in Article 38, Article 39, Article 40, Article 41, and Article 46 of the Law on Handling administrative violations are expressed in percentage of the maximum fines in the corresponding fields specified in Clause 1 Article 24 of the Law on Handling administrative violations, the fines must be expressed is specific amount.
2. For the fields mention in Clause 3 Article 24 of the Law on Handling administrative violations, in which the fines vary according to the recurrence or value of the illegal items, the powers to impose penalties of the positions in Article 38, Article 39, Article 40, Article 41, and Article 46 of the Law on Handling administrative violations shall vary according to the percentage of maximum fines in the field, and converted in to specific amounts.
3. If a Decree on penalties for administrative violations allows multiple positions to impose penalties in various fields, the Decree must specify the power to impose penalties of those positions in separate Articles.
If the Decree specifies typical administrative violations in a specific field according to Clause 5 Article 2 of this Decree, the positions that have the power to impose penalties in a specific field are also entitled to impose penalties for the typical violations specified in the Decree on penalties for administrative violations in another field.
4. The written delegations of the power specified in Article 54, Clause 2 Article 87, and Clause 2 Article 123 of the Law on Handling administrative violations must specify the range, contents, and duration of the delegation. Written delegations must be numbered, dated, signed, and stamped; if the delegator has no seal, the seal of a superior agency shall be appended.
The legal basis of the decision on penalties for administrative violations of the delegated person must specify the numbers and dates of the written authorizations.
5. The person appointed as the head of an agency that has the power to impose penalties also has the power to impose penalties and delegate the power to impose penalties.
Article 6. Making records on administrative violations and decisions on penalties for administrative violations
1. The persons entitled to make records on administrative violations include the persons entitled to impose penalties, officials and public servants; captains of airplanes and ships, and the persons delegated to make records by the captains.
The positions entitled to make records shall be specified in Decrees on penalties for administrative violations in each field.
2. The persons entitled to make records on administrative violations defined in Clause 1 of this Article may only make records on the violations related to their duties, and shall take responsibility for such records.
3. Only one record and one decision on penalties shall be made for a violation. Where a record is made but no decision on penalties is imposed, if the organization or individual refuses to comply with the request or order of the person entitled to impose penalties and deliberately commit the violation, the person entitled to impose penalties shall take preventive measures and impose suitable penalties to stop the violation. When making a decision on penalties, the person entitled to impose penalties may consider aggravating circumstances specified in Point i Clause 1 Article 10 of the Law on Handling administrative violations, or impose penalties for the failure to comply with the request or order made by the person entitled to impose penalties if a record is made but no decision on penalties is imposed.
If a decision on penalties is made, but the violator has not implemented the decision, or keep committing the violation after implementing the decision, it shall be considered a new violation.
4. If multiple violations are committed in the same case, the record on administrative violations must specify each violation. The decision on penalties shall be made in accordance with Clause 3 Article 67 of the Law on Handling administrative violations.
5. When remedial measures are taken, according to Clause 5 Article 85 of the Law on Handling administrative violations, the decision on penalties must indicate the person that incurs the remediation cost.
6. For the violations that must be announced, according to Clause 1 Article 72 of the Law on Handling administrative violations, the decision on penalties for administrative violations must specify the basis, the announcement contents, the newspaper, the websites of ministerial, provincial agencies, or People’s Committee of the province where the violation is committed.
Article 7. Revoking licenses and practice certificates
1. When an individual or organization commits multiple administrative violations, two violations among which have the same license or practice certificate revoked, the longest duration revocation shall apply.
2. The power to revoke licenses and practice certificates does not depend on the issuer, and shall comply with the Law on Handling administrative violations.
3. Within 05 working days from the day on which the decision to revoke the license or practice certificate is made, the person entitled to make such decision shall send a written notification to the issuer of such license or practice certificate.
4. If the license, practice certificate, certificate of registration is found falsified, or the papers in the application for its issuance are forged, the person entitled to impose penalties shall revoke it and notify the issuer.
Article 8. Announcing penalties incurred by organizations and individuals that commit administrative violations on the media
1. For the violations that must be publicly announced, according to Clause 1 Article 72 of the Law on Handling administrative violations, the head of the agency of the person that made the decision on penalties shall send a written notification of the announcement and a copy of the decision on penalties for administrative violations to the person in charge of newspaper or website of a ministerial, provincial agency, or the People’s Committee of the province where violations are committed within 03 working days from the day on which the decision on penalties is issued.
2. The announcement must specify the full name and occupation of the individual, or name and address of the organization that commits violations, the violations, the consequences or impacts of the violations; the penalties, remedial measures, and implementation time.
3. When receiving the written request for announcement, the person in charge of the newspaper or website shall post all the information that need announcing.
4. The head of the agency of the person that makes the decision on penalties for administrative violation is responsible for the announced information, and shall adjust the false information within 01 working day from the day on which the false information is found or a request for adjustment is made. The cost of adjustment shall be incurred by the agency of the person that makes the decision on penalties. The person in charge of the newspaper or website shall make the adjustment within 01 working day on the website or on the next issue of the newspaper from the time the request is made.
If the website or newspaper does not accurately post the information in Clause 2 of this Article, the adjustment must be made in the same position or column within 01 working day.
5. If announcement cannot be made punctually due to force majeure, the competent person shall send a report to the head, and immediately make the announcement after the force majeure passes.
6. The cost of announcement shall be covered by the regular budget of the agency of the person deciding the announcement.
Article 9. Enforcing decisions on penalties for administrative violations in case the penalized person is dead or missing, or the penalized organization is dissolved or bankrupt
1. In case the penalized individual is dead or missing, or the penalized organization is dissolved or bankrupt, according to Article 75 of the Law on Handling administrative violations, and the statute of limitations has not expired, the person who makes the decision on penalties shall make a decision on enforcing part of the decision on penalties for administrative violations within 60 days from the day on which the penalized person dies written in the death certificate, or the missing date written the missing person declaration, or the dissolution or bankruptcy date written in the decision on dissolution or bankruptcy. The decision on enforcement shall specify:
a) The suspension of penalties and reasons for such suspension, except for the cases in Point b of this Clause;
b) The exhibits that must be confiscated and remedial measures that must be taken.
2. The individual or organization in charge of the exhibits shall implement the decision on exhibit confiscation.
The inheritor of assets, according to the laws on inheritance, shall implement take the remedial measures in the decision on penalties
Incase the penalized organization is dissolved or bankrupt, the decision on implementation part of the decision on penalties for administrative violations shall be sent to the organization or individual entitled to settle the dissolution or bankruptcy, and the legal representative of the dissolved or bankrupt organization.
3. Within 03 working days from the day on which the decision on implementing part of the decision on penalties for administrative violations is made, it must be sent to the organizations and individuals mentioned in Clause 2 of this Article.
4. The procedure for implementing part of the decision on penalties in Point b Clause 1 of this Article is specified in Section 2 Chapter III Part 2 of the Law on Handling administrative violations. If the organizations and individuals mentioned in Clause 2 of this Article fail to take remedial measures by the deadline for implementing the decision, the agency of the person entitled to impose penalties shall take such measures. The cost of remediation shall be deducted from the inheritance left by the left by the penalized person or the assets left by the penalized organization that is dissolved or bankrupt, and shall be considered prioritized payables.
5. If no inheritance are left by the penalized person, or no asset is left by the penalized organization, remedial measures shall be taken in accordance with Clause 4 Article 85 of the Law on Handling administrative violations.
6. The inheritor of the penalized person who is dead or missing, the legal representative of the penalized organization that is bankrupt or dissolved are entitled to supervise and file lawsuits against the cost and payment for the cost of remediation defined in Clause 4 of this Article.
Article 10. Method and procedure for collecting and paying fines
1. The violators shall pay fines as follows:
a) Paying directly at State Treasuries or commercial banks delegated to collect fines by State Treasuries, which are written in the decision on penalties;
b) Paying directly or sending money to accounts of State Treasuries, which are written in the decision on penalties;
c) Paying directly to the person entitled to impose penalties according to Clause 1 Article 56, Clause 2 Article 78 of the Law on Handling administrative violations, or paying directly to the port authority or airport authority if the penalized person is a passenger that transits through Vietnam, the aircrew of the transit flight, the aircrew of a foreign airline that takes off from Vietnam.
2. If the decision on penalties only impose fines, and the penalized person does not reside, or the penalized organization does not situate in the locality where the violation is committed, the person entitled to impose penalties shall decide the method of fine payment in accordance with Point b Clause 2 of this Article at the request of the penalized organization or penalized person, and send the decision on penalties to the organization or individual by express mail within 2 working days from the day on which the decision on penalties is made.
The penalized person or organization shall pay fines to the account of the State Treasury written in the decision on penalties by the deadline in Clause 1 Article 73 of the Law on Handling administrative violations.
Within 05 working days from the day on which the fine is sent to the account of the State Treasury, the person who impounds the papers that ensure the penalty imposition, according to Clause 6 Article 125 of the Law on Handling administrative violations, shall return them to the penalized person or organization by express mail. The cost of sending the decision on penalties and returning the papers shall be incurred by the penalized person or organization.
3. If the individual wishes to delay the decision on imposing fines, or the organization or individual wishes to pay the fine in installments according to Article 76 and Article 79 of the Law on Handling administrative violations, a written request shall be sent to the person that makes the decision on penalties within 05 working days from the day on which the decision on penalties is received.
4. If the person asks for a reduction in the residual or the whole fine, according to Article 77 of the Law on Handling administrative violations, a written request shall be sent to the person that makes the decision on penalties within 10 working days, before the deadline for delay written in the decision to delay enforcing the decision on penalties.
5. Within 05 working days from the day on which the written request for paying the fine in installments, the person who makes the decision on penalties shall send a written reply to the requester. Explanation must be provided if the request is rejected.
6. If the fines in paid late, according to Clause 1 Article 78 of the Law on Handling administrative violations, the agency that collects fines shall calculate and collect late payment interest based on the decision on penalties.
7. The decision to delay enforcing the decision on penalties; reducing or canceling the residual or the whole fine; paying fines in installments must be made in writing.
The period during with the reduction or cancellation of the residual fine, or the fine payment in installments is considered shall not be included period of late payment.
8. The Minister of Finance shall cooperate with other Ministers and agencies in providing guidance on the collection and fines for administrative violations prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article.
Article 11. Receipts of payments of fines and late payment interest
1. The receipts of payments of fines and late payment interest shall be uniformly printed, issued, managed, and used nationwide in accordance with law to determine the amount of money paid to the agencies authorized to collect fines by penalized persons and organizations.
2. Receipts of payments of fines and late payment interest include:
a) The fine receipts that have the amount of fines preprinted to serve immediate imposition of penalties, according to Clause 2 Article 69 and Clause 2 Article 78 of the Law on Handling administrative violations (up to 250,000 VND incurred by individuals, and 500,000 VND incurred by organizations);
b) The fine receipts that do not have the amount of fines preprinted, which are used for other cases and when collecting late payment interest;
c) Written confirmations of remittance to accounts of State Treasuries (if any);
d) Other receipts defined by law.
3. The fine receipts shall be issued as follows:
a) The Ministry of Finance shall provide fine receipts for the agencies of the persons entitled to impose penalties and the agencies that collect fines according to law;
b) The issuer must make a written announcement before introducing a new form of fine receipts;
c) The organizations and individuals provided with fine receipts shall manage and use them in accordance with this Decree and relevant regulations.
4. Using fine receipts:
a) The organizations and individuals that collect fines must compare information on the decision on penalties for administrative violations and the information on the fine receipts when using fine receipts. The total amount written on the fine receipt must match the fine written in the decision on penalties;
When collecting late payment interest, according to Clause 1 Article 78 of the Law on Handling administrative violations, the receipt must specify the collected amount, and indicate that it is late payment interest.
b) The fine payers may refuse to pay fines if they find that the fine receipts are not conformable, not consistent with the decision on penalties, or the fine, late payment interest (if any) is not correct, and shall notify the agency authorized to collect fines.
5. Managing fine receipts:
a) Fine receipts shall be managed in accordance with current management regulations on each kind of receipts;
b) The agencies provided with fine receipts must monitor and preserve receipts under current accounting regime, make monthly and quarterly reports on the use of fine receipts; and finalize fine receipts annually;
c) The invalidation of fine receipts must comply with current regulations on each kind of receipts.
6. The Minister of Finance shall specify the contents and appearance of fine receipts, organize the printing, publishing, management, and use of fine receipts.
Article 12. Procedure for transferring confiscated exhibits to put up for auction
1. For the confiscated exhibits that do not fall into the cases in Points a, b, c, d Clause 1 Article 82 of the Law on Handling administrative violations, the agency that makes the decision on confiscation sign an auction contract with local auction company within 30 days from the day on which the decision is made.
If no auction company is hired, an auction council shall be established by the agency that makes the decision. The composition of the council and the procedure for auctioning shall comply with the laws on property auction.
2. After the auction contract is signed, the agency that makes the decision shall transfer the exhibits and make a note of transfer. The note must specify the date of transfer, the transferor, the transferee, the signatures and seals (if any) of the transferor and the transferee, the quantity and condition of the confiscated exhibits, the responsibility to preserve the exhibits confiscated for auction.
If the confiscated exhibits are bulky or in large quantity, the auction company shall sign a preservation contract with the place where such exhibits are stored. The auction shall be held where the exhibits are stored.
3. The agency that decides the confiscation must provide the auction company with the relevant documents when transferring the exhibits. The documents include the note of transfer, the decision on confiscation, the papers related to the right to ownership and right to enjoyment (if any), the written valuation, the other invoices or receipts that indicate the values of confiscated exhibits.
4. If the confiscated exhibits are not put up for auction, or the money collected after the auction is not enough to defray the cost mentioned in Clause 4 Article 82 of the Law on Handling administrative violations, the state budget shall provide supports in accordance with the laws on the state budget management.
Article 13. Identifying ages of persons that incurred administrative penalties
1. The age of the person that incurs administrative penalties shall be identified based on his or her birth certificate. If the birth certificate is not available, the date of birth shall be identified based on the ID card, passport, household registration book, or other papers issued by competent authorities which specify the date of birth.
If the papers mentioned above are not available, the age shall be identified based on the book of civil status or other documents of state agencies.
If the dates of birth written on those papers are not consistent, the date of birth that is most advantageous to the person.
2. If the papers mentioned in Clause 1 of this Article do not specify the date of birth, it shall be identified as follows:
a) If the month is identified, but not a specific day is identified, the last day of that month shall be the date of birth;
b) If the quarter is identified, but not a specific day and month is identified, the last day of the last month of that quarter shall be the date of birth;
c) If the first or the last six months is identified, but not a specific day and month is identified, the 30th of June or the 31st of December of that year shall be the date of birth;
d) If the specific year is identified, but not a specific day and month is identified, the 31st of December of that year shall be the date of birth.
3. The identification of age specified in Clause 1 and Clause 2 of this Article must be made in writing.
Article 14. Penalties for administrative violations incurred by minors
1. When imposing administrative penalties on a minor, if his or her accurate age is not identified, the person entitled to impose penalties shall decide on penalty that is most advantageous to the minor.
2. Before issuing a warning to a minor that commits an administrative violation, the persons entitled to impose administrative penalties shall consider the conditions for giving reprimands according to Article 139 of the Law on Handling administrative violations and Article 15 of this Decree. Only issue warnings to a minor if the conditions for giving reprimands are not satisfied.
1. Reprimands are educational measures that are used in place of warnings, which are given to the minors to make them aware of the violations they commit.
2. Reprimands shall be given when:
a) Minors from 14 years of age to under 16 years of age commit administrative violations and voluntarily report, admit their violations, and regret committing them.
b) The minors from 16 years of age to under 18 years of age commit administrative violations, voluntarily make confession, admit their violations, and regret committing them.
3. The person entitled to impose penalties shall consider giving reprimands based on the conditions in Clause 2 of this Article. Reprimands shall be given verbally, not in writing.
Article 16. Applying for administrative measures
1. Applications for educational actions shall be made when the person that commits the violations defined in Clause 3 and Clause 5 Article 90 the Law on Handling administrative violations, has incurred penalties for the same violations twice within 06 months.
2. Applications for sending a person to reform schools shall be made when that person commits the violations in Clause 4 Article 92 Clause 1 of the Law on Handling administrative violations, has incurred educational actions and at least two administrative penalties for the same violations within 06 months.
3. The persons local following detoxification programs in accordance with drug law shall not be sent to detoxification centers.
Article 17. Notifying the application and inspecting legitimacy of the application for administrative measures
1. Within 03 working days after the application is made according to in Clause 4 Article 97, Clause 3 Article 99, Clause 3 Article 101, and Clause 3 Article 103 of the Law on Handling administrative violations, the application maker shall notify the violator, parent or guardian of the underage violator. The notification must specify the administrative measures in the application, the right to read, record, and photocopy necessary information in the application.
2. The legitimacy of the application for administrative measures in Clause 1 of this Article shall be inspected by the official in charge of judicial affairs and civil status of the commune, or the Director of the Judicial Departments of the district, to ensure the legitimacy and adequacy, in particular:
a) The papers mentioned in Clause 3 Article 97, Clause 1 and Clause 2 Article 99, Clause 1 and Clause 2 Article 101, Clause 1 and Clause 2 Article 103 of the Law on Handling administrative violations;
b) The statute of limitations in Clause 2 Article 6 of the Law on Handling administrative violations, the persons that incur administrative penalties mentioned in Article 90, Article 29, and Article 96 of the Law on Handling administrative violations;
c) The power to apply, the procedure for applying for administrative measures.
3. The written legitimacy inspection must bear the seal and signature of a competent person, and the certified by People’s Committees of communes if it is within the competence of communes. The written legitimacy inspection shall be enclosed with the application for administrative measures.
Article 18. Responsibilities of persons authorized to imposed penalties for administrative violations
1. When imposing penalties for administrative violation considering taking administrative measures, the authorized person must:
a) Have the order, wear uniforms and badges as prescribed;
b) Quickly and properly handle the violations in accordance with the laws on penalties for administrative violations and the regulations of each field;
c) Express politeness and seriousness, not harass or ask for money or property from the violators, not tolerate or screen the violators, not commit prohibited acts.
2. The persons that commit the violations in Clause 1 of this Article or the regulations on prohibited acts in Article 12 of the Law on Handling administrative violations, or violate other legislation shall face disciplinary actions or criminal prosecution, depending on the nature and severity of the violations, and pay compensation for any damage in accordance with legislation on state liability for compensation.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 1. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính
Điều 5. Xác định thẩm quyền xử phạt
Điều 6. Lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Điều 10. Hình thức, thủ tục thu, nộp tiền phạt
Điều 11. Chứng từ thu, nộp tiền phạt và tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính
Điều 12. Thủ tục chuyển giao tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu để bán đấu giá
Điều 14. Xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên
Điều 16. Lập hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính
Điều 18. Trách nhiệm của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính khi thi hành công vụ
Điều 25. Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
Điều 162. Giám sát văn bản quy phạm pháp luật
Điều 1. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính
Điều 5. Xác định thẩm quyền xử phạt
Điều 6. Lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Điều 7. Áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề
Điều 10. Hình thức, thủ tục thu, nộp tiền phạt
Điều 11. Chứng từ thu, nộp tiền phạt và tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính
Điều 12. Thủ tục chuyển giao tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu để bán đấu giá
Điều 16. Lập hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính
Điều 19. Xây dựng, hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
Điều 21. Kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
Điều 25. Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
Điều 27. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ
Điều 30. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
Điều 32. Mẫu biên bản và mẫu quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính