Chương 4 Nghị định 80/2005/NĐ-CP: Khoán kinh doanh và cho thuê công ty
Số hiệu: | 80/2005/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 22/06/2005 | Ngày hiệu lực: | 18/07/2005 |
Ngày công báo: | 03/07/2005 | Số công báo: | Từ số 3 đến số 4 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Tài chính nhà nước | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
07/11/2008 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Căn cứ vào đặc điểm của từng ngành, kết quả kinh doanh của công ty, người ra quyết định khoán kinh doanh quy định nội dung, chỉ tiêu và điều kiện khoán kinh doanh nhưng phải xem xét các yêu cầu sau:
1. Bảo toàn vốn nhà nước.
2. Giải quyết việc làm và đóng đủ bảo hiểm cho người lao động.
3. Tăng lợi nhuận hoặc giảm lỗ của công ty.
4. Thực hiện các chính sách của Nhà nước và các hợp đồng đã ký.
1. Cơ quan quyết định giao khoán công ty phải thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng và thông báo cho công ty về quyết định cho nhận khoán và tổ chức đăng ký danh sách người nhận khoán trong thời hạn 45 ngày. Quá thời hạn 45 ngày mà chỉ có một người đăng ký thì phải gia hạn đăng ký thêm 15 ngày.
Giám đốc công ty thông báo cho toàn thể người lao động trong công ty, tổ chức đăng ký nhận khoán công ty và gửi danh sách đăng ký cho Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp thuộc Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng công ty nhà nước.
2. Trường hợp chỉ có một người đăng ký nhận khoán thì tổ chức trao đổi, thoả thuận trực tiếp về nội dung, các chỉ tiêu và điều kiện khoán. Nội dung khoán kinh doanh, các điều kiện khoán, quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên trong giao nhận khoán; nội dung hợp đồng phải được trao đổi và thoả thuận giữa người nhận khoán và người giao khoán kinh doanh.
3. Trường hợp có hai người đăng ký nhận khoán trở lên thì phải tổ chức đấu thầu. Người quyết định cho giao khoán công ty thành lập Hội đồng đấu thầu. Hội đồng đấu thầu thông báo cho người đăng ký nhận khoán thời hạn nộp hồ sơ dự thầu, mức giá tối thiểu, mức tiền đặt cọc, thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết việc đấu thầu nhận khoán công ty tại trụ sở công ty.
4. Người đăng ký nhận khoán nộp hồ sơ đấu thầu nhận khoán công ty và tiền đặt cọc cho Hội đồng đấu thầu.
Hội đồng đấu thầu nhận hồ sơ, tiền đặt cọc, lập danh sách người dự thầu và cấp xác nhận được tham gia đấu thầu.
Người tham gia dự thầu có quyền đến công ty nghiên cứu sổ sách kế toán, bảng kê tài sản và khảo sát thực trạng công ty; được Hội đồng đấu thầu cung cấp thông tin về quy chế đấu thầu, nguyên tắc chấm thầu.
5. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, người nhận khoán công ty phải gửi hồ sơ xin đấu thầu đến Hội đồng đấu thầu.
Hồ sơ gồm:
a) Đơn nhận khoán trong đó ghi rõ họ, tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân, số tài khoản (nếu có), chứng nhận đăng ký kinh doanh của người nhận khoán;
b) Nội dung, phương thức, chỉ tiêu, điều kiện, thời hạn nhận khoán;
c) Phương án sử dụng số lao động đang làm việc tại công ty;
d) Đề nghị mức khoán;
đ) Báo cáo về khả năng tài chính của người nhận khoán.
6. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết hạn nhận hồ sơ, Hội đồng đấu thầu gửi thông báo thời gian, địa điểm đấu thầu đến từng người tham gia dự thầu và niêm yết công khai danh sách người tham gia đấu thầu tại địa điểm đấu thầu trong 5 ngày trước khi mở thầu.
7. Mở thầu trong thời gian không quá 01 ngày và thực hiện như sau:
a) Hội đồng đấu thầu kiểm tra niêm phong, mở công khai phong bì của từng người tham gia đấu thầu và công bố phương án sử dụng lao động, giá bỏ thầu của từng người để ghi vào biên bản; công bố phương án sử dụng lao động cao nhất và giá bỏ thầu cao nhất của từng người tham gia đấu thầu;
b) Chủ tịch Hội đồng đấu thầu và người tham gia đấu thầu ký biên bản mở thầu.
8. Xét thầu:
a) Hội đồng đấu thầu xem xét, phân tích, đánh giá, xếp hạng các hồ sơ dự thầu hoặc thuê tổ chức tư vấn có chức năng để thực hiện công việc này. Trên cơ sở giá bỏ thầu cao nhất kết hợp với phương án sử dụng lao động để lựa chọn người thắng thầu;
b) Hội đồng đấu thầu lập biên bản xét thầu gửi Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp và người quyết định giao khoán công ty.
Hợp đồng khoán kinh doanh bao gồm các nội dung chính sau:
1. Tên, địa chỉ của công ty nhà nước khoán kinh doanh và người nhận khoán.
2. Nội dung, phương thức, chỉ tiêu, điều kiện, thời hạn khoán.
3. Quyền, trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện khoán; thời hạn khoán do hai bên giao nhận khoán thoả thuận nhưng không ít hơn 3 năm; chấm dứt hợp đồng khoán trước thời hạn.
4. Xử lý các vi phạm hợp đồng, các thay đổi làm ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ của các bên giao nhận khoán; thưởng, phạt trong quá trình thực hiện khoán.
5. Các nội dung khác có liên quan đến khoán kinh doanh.
1. Quản lý và sử dụng vốn, tài sản và tiếp nhận lao động của công ty theo các quy định tại hợp đồng khoán kinh doanh không trái với các quy định của pháp luật; kế thừa các quyền và nghĩa vụ của công ty.
2. Quyết định tổ chức kinh doanh, phương thức trả lương, thưởng trong công ty.
3. Được hưởng và tự quyết định việc phân phối các thu nhập do vượt định mức khoán. Đối với phần lợi nhuận vượt định mức khoán, sau khi bù đắp lỗ những năm trước theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, bù đắp các khoản lợi nhuận thiếu hụt so với định mức khoán kinh doanh các năm trước và trích lập quỹ dự trữ, người nhận khoán kinh doanh được chủ động sử dụng.
4. Chịu giảm thu nhập nếu không hoàn thành các định mức, yêu cầu khoán đã ghi trong hợp đồng khoán; trường hợp kinh doanh thua lỗ mất vốn nhà nước, vi phạm hợp đồng dẫn đến các tổn thất thì phải chịu trách nhiệm bồi hoàn.
5. Có tài sản thế chấp, cầm cố, ký cược, ký quỹ hoặc được bảo lãnh để bảo đảm thực hiện hợp đồng.
1. Kiểm tra, theo dõi việc thực hiện các cam kết trong hợp đồng khoán kinh doanh, xử lý các trường hợp vi phạm cam kết ghi trong hợp đồng.
2. Không can thiệp vào việc điều hành của người nhận khoán; tạo điều kiện thuận lợi cho người nhận khoán thực hiện các cam kết ghi trong hợp đồng khoán kinh doanh.
1. Người thuê có thể lựa chọn thuê công ty theo các hình thức sau:
a) Thuê tài sản của công ty: thuê tài sản hợp thành cơ sở sản xuất kinh doanh của công ty có kèm theo thuê lao động của công ty, nhưng không kế thừa các quyền và nghĩa vụ của công ty cho thuê;
b) Thuê công ty hoạt động: thuê tài sản hợp thành cơ sở sản xuất kinh doanh của công ty có kèm theo thuê lao động của công ty đồng thời kế thừa các khoản công nợ, các hợp đồng kinh tế, các quyền và nghĩa vụ khác của công ty theo thoả thuận của các bên có liên quan.
2. Cơ quan quyết định cho thuê công ty phải thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng và thông báo cho công ty về quyết định cho thuê và tổ chức đăng ký danh sách người nhận thuê trong thời hạn 45 ngày. Quá thời hạn 45 ngày mà chỉ có một người đăng ký thì phải gia hạn đăng ký thêm 15 ngày, nếu vẫn chỉ có một người đăng ký thì tiến hành cho thuê công ty theo phương thức trực tiếp.
Giám đốc công ty thông báo cho toàn thể người lao động trong công ty, tổ chức đăng ký thuê công ty và gửi danh sách đăng ký cho Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp thuộc Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng công ty nhà nước.
1. Trường hợp có từ hai người đăng ký thuê trở lên thì phải tổ chức đấu thầu.
2. Người quyết định cho thuê công ty thành lập Hội đồng đấu thầu. Hội đồng đấu thầu thông báo cho người đăng ký thuê thời hạn nộp hồ sơ dự thầu, mức giá tối thiểu, mức tiền đặt cọc, thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết việc đấu thầu cho thuê công ty tại trụ sở công ty.
3. Người đăng ký thuê nộp hồ sơ đấu thầu thuê công ty và tiền đặt cọc cho Hội đồng đấu thầu.
Hội đồng đấu thầu nhận hồ sơ, tiền đặt cọc, lập danh sách người dự thầu và cấp xác nhận được tham gia đấu thầu.
4. Người tham gia dự thầu có quyền đến công ty nghiên cứu sổ sách kế toán, bảng kê tài sản và khảo sát thực trạng công ty; được Hội đồng đấu thầu cung cấp thông tin về quy chế bán đấu thầu, nguyên tắc chấm thầu.
5. Trong thời hạn đăng ký quy định tại khoản 2 Điều 36 của Nghị định này, kể từ ngày thông báo đăng ký dự thầu, người đăng ký thuê công ty phải gửi hồ sơ xin đấu thầu đến Hội đồng đấu thầu.
Hồ sơ gồm:
a) Đơn thuê trong đó ghi rõ họ, tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân, số tài khoản (nếu có), chứng nhận đăng ký kinh doanh của người thuê;
b) Hình thức thuê, thời hạn thuê;
c) Phương án sử dụng số lao động đang làm việc tại công ty;
d) Đề nghị giá thuê công ty;
đ) Báo cáo về khả năng tài chính của người thuê.
6. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết hạn nhận hồ sơ, Hội đồng đấu thầu gửi thông báo thời gian, địa điểm đấu thầu đến từng người tham gia dự thầu và niêm yết công khai danh sách người tham gia đấu thầu tại địa điểm đấu thầu trong 5 ngày trước khi mở thầu.
7. Mở thầu trong thời gian không quá 01 ngày và thực hiện như sau:
a) Hội đồng đấu thầu kiểm tra niêm phong, mở công khai phong bì của từng người tham gia đấu thầu và công bố phương án sử dụng lao động, giá bỏ thầu của từng người để ghi vào biên bản; công bố phương án sử dụng lao động cao nhất và giá bỏ thầu cao nhất của từng người tham gia đấu thầu;
b) Chủ tịch Hội đồng đấu thầu và người tham gia đấu thầu ký biên bản mở thầu.
8. Xét thầu:
a) Hội đồng đấu thầu xem xét, phân tích, đánh giá, xếp hạng các hồ sơ dự thầu hoặc thuê tổ chức tư vấn có chức năng để thực hiện công việc này. Trên cơ sở giá bỏ thầu cao nhất kết hợp với phương án sử dụng lao động để lựa chọn người thắng thầu;
b) Hội đồng đấu thầu lập biên bản xét thầu gửi Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp và người quyết định cho thuê công ty.
1. Cho thuê công ty theo phương thức trực tiếp chỉ thực hiện khi chỉ có một người đăng ký thuê.
2. Người đăng ký thuê có quyền đến công ty nghiên cứu sổ sách kế toán, bảng kiểm kê tài sản và khảo sát thực trạng tài sản công ty.
3. Người đăng ký thuê nộp hồ sơ xin thuê công ty cho Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp. Nội dung hồ sơ như quy định đối với trường hợp thuê công ty theo phương thức đấu thầu.
4. Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp cùng Giám đốc công ty có nhiệm vụ:
a) Xây dựng phương án cho thuê công ty, bao gồm cả phương án sắp xếp lại lao động của công ty;
b) Định giá cho thuê khởi điểm làm cơ sở để trao đổi thoả thuận với bên thuê;
c) Trao đổi trực tiếp với người thuê về phương án sử dụng lao động, giá thuê, thời hạn thuê và các điều kiện của hợp đồng cho thuê công ty;
d) Thoả thuận với người thuê về giá cho thuê và hợp đồng thuê công ty;
đ) Trình hồ sơ, biên bản và dự thảo hợp đồng đến người quyết định cho thuê.
1. Thực hiện việc kiểm kê, phân loại toàn bộ tài sản hiện có ở công ty, tài sản đi thuê, cho thuê, mượn, giữ hộ, chiếm dụng; đánh giá thực trạng tài sản này.
2. Đối chiếu và xác định các loại công nợ, lập danh sách chủ nợ và số nợ phải trả, danh sách người mắc nợ và số nợ phải thu, trong đó chia ra nợ có khả năng thu hồi và nợ không có khả năng thu hồi; công ty có nghĩa vụ xử lý tài chính theo quy chế tài chính do Chính phủ ban hành trước khi quyết định cho thuê công ty.
3. Lập báo cáo tài chính quý gần nhất với thời điểm quyết định cho thuê công ty.
4. Lập danh sách lao động của công ty và các hồ sơ có liên quan của người lao động.
5. Bàn giao tài sản, lao động, hồ sơ, sổ sách có liên quan cho người thuê theo thoả thuận ghi trong hợp đồng thuê công ty.
6. Quản lý sổ sách, tài liệu, hồ sơ về tài sản và lao động của công ty trong thời gian cho thuê.
7. Thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước, chính sách và chế độ với người lao động theo quy định của pháp luật và hợp đồng thuê công ty.
8. Có quyền đề nghị người quyết định cho thuê chấm dứt hợp đồng thuê trước thời hạn (nếu bên thuê vi phạm hợp đồng).
Việc xử lý tài sản, tài chính và nợ khi cho thuê công ty như sau:
1. Tài sản hiện có ở công ty được kiểm kê để xác định số lượng và thực trạng bao gồm: tài sản cố định và đầu tư dài hạn; tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn; tài sản đi thuê, mượn, cho thuê, giữ hộ, bán hộ, ký gửi, chiếm dụng.
Tài sản đi thuê, mượn, giữ hộ, nhận gia công, nhận ký gửi, chiếm dụng được kiểm kê phân loại riêng.
2. Tài sản hiện có ở công ty được phân loại và xử lý như sau:
a) Tài sản cho thuê được phân loại và đánh giá giá trị thực trạng, phẩm chất, tính năng kỹ thuật và xác định giá trị thực tế.
Giá trị thực tế của các tài sản cho thuê được xác định căn cứ vào sổ sách kế toán của công ty tại thời điểm cho thuê, nhu cầu sử dụng của người thuê và giá thị trường tại thời điểm cho thuê.
Giá trị thực tế của các tài sản tại thời điểm cho thuê dùng làm căn cứ để xác định mức giá thuê công ty;
b) Tài sản không thuộc danh mục cho thuê phải được xử lý trước khi cho thuê theo các hình thức: điều động, thanh lý, nhượng bán hoặc nhờ bảo quản khi chưa xử lý được;
c) Tài sản lưu động do người cho thuê và người thuê thoả thuận;
d) Tài sản được hình thành từ quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi được chuyển giao cho tập thể lao động do Công đoàn công ty cùng với người sử dụng lao động quản lý. Đối với số dư các quỹ khen thưởng và phúc lợi (nếu có), Giám đốc và Ban Chấp hành Công đoàn công ty có trách nhiệm lập phương án xử lý chia cho người lao động trước khi ký hợp đồng bàn giao công ty.
3. Công ty có trách nhiệm giải quyết các khoản nợ phải thu, phải trả. Nếu bên thuê không kế thừa những khoản nợ phải thu, phải trả, thì bộ phận quản lý còn lại của công ty được người quyết định cho thuê bố trí để theo dõi hợp đồng thuê, có trách nhiệm tiếp tục thu hồi các khoản nợ phải thu, thanh toán các khoản nợ phải trả.
4. Trường hợp thuê công ty hoạt động: người cho thuê cùng với người thuê bàn với các bên có liên quan để thoả thuận về việc kế thừa các quyền lợi và nghĩa vụ của pháp nhân công ty cho thuê.
1. Công ty cho thuê lập danh sách số lao động hiện có tại thời điểm quyết định cho thuê, phân loại lao động và lập các hồ sơ có liên quan đến người lao động:
a) Số lao động thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội;
b) Số lao động đang hưởng chế độ bảo hiểm xã hội về ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp;
c) Số lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động;
d) Số lao động chấm dứt hợp đồng lao động;
đ) Số lao động còn hạn hợp đồng lao động sẽ tiếp tục làm việc tại công ty cho thuê;
e) Số lao động chờ việc do không bố trí được việc làm.
2. Nếu thuê công ty có kèm theo thuê lao động thì người thuê công ty có trách nhiệm tiếp nhận, bố trí việc làm và bảo đảm các quyền lợi của người lao động theo hợp đồng thuê không trái với các quy định của pháp luật về lao động.
Giám đốc công ty có trách nhiệm làm thủ tục để cơ quan bảo hiểm xã hội cấp sổ bảo hiểm theo quy định và chuyển danh sách, hồ sơ của người lao động mà công ty đang quản lý cho doanh nghiệp mới.
3. Đối với người lao động thuộc diện hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, Giám đốc công ty và cơ quan bảo hiểm xã hội, nơi công ty đóng bảo hiểm giải quyết quyền lợi cho người lao động theo quy định tại Điều lệ bảo hiểm xã hội.
4. Đối với các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động thì Giám đốc công ty giải quyết chế độ, chính sách cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động và chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước.
5. Trường hợp cho thuê nhưng người nhận thuê không chấp nhận sử dụng hết số lao động hiện có thì người quyết định cho thuê và công ty cho thuê có trách nhiệm bố trí việc làm hoặc giải quyết theo chính sách đối với số lao động còn lại.
1. Giá cho thuê công ty được xác định căn cứ vào: hình thức thuê, giá tối thiểu cho thuê do người quyết định cho thuê quy định, giá trị thực tế của công ty, thoả thuận trực tiếp về giá thuê giữa người cho thuê và người thuê (trường hợp cho thuê trực tiếp) hoặc giá thắng thầu (trường hợp đấu thầu), nhưng không thấp hơn mức giá cho thuê tối thiểu của người quyết định cho thuê quy định.
2. Giá cho thuê tối thiểu được xác định trên nguyên tắc:
a) Bảo đảm bù đắp được chi phí hao mòn về tài sản cho thuê;
b) Bù đắp các chi phí hợp lý của bên cho thuê trong quá trình tổ chức, quản lý và giám sát tài sản cho thuê;
c) Tính lãi trong giá cho thuê công ty, phụ thuộc vào giá trị và tình trạng tài chính tài sản, công nghệ, chất lượng sản phẩm, khả năng tiêu thụ sản phẩm; tình trạng và hiệu quả kinh doanh của công ty trước khi cho thuê:
- Đối với các công ty đang kinh doanh có lãi: mức lãi trong giá thuê công ty không thấp hơn mức lợi nhuận tối thiểu đã đạt được trước khi cho thuê.
- Đối với các công ty đang thua lỗ hoặc chưa có lãi: khi cho thuê không tính lợi nhuận vào trong mức giá cho thuê khởi điểm.
1. Căn cứ đề nghị của Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, cấp có thẩm quyền ra quyết định cho thuê công ty.
2. Quyết định thuê công ty gồm các nội dung chính sau:
a) Tên, địa chỉ, số tài khoản của công ty cho thuê và người thuê;
b) Nội dung, hình thức, thời hạn cho thuê;
c) Giá cho thuê và phương thức thanh toán;
d) Nhiệm vụ của Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp và người được uỷ quyền ký hợp đồng trong tổ chức cho thuê công ty;
đ) Trách nhiệm của công ty cho thuê, của Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp và các cơ quan liên quan trong xử lý những vấn đề tồn tại và phát sinh khác.
3. Quyết định cho thuê công ty được gửi đến các cơ quan: Tài chính doanh nghiệp; Thuế, Đăng ký kinh doanh, Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục Thống kê nơi công ty đóng trụ sở chính; Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp.
Hợp đồng thuê công ty do người thuê và người được cấp quyết định cho thuê ủy quyền ký, gồm các nội dung chính sau:
1. Tên, địa chỉ, số tài khoản của công ty cho thuê và của bên thuê.
2. Giá thuê công ty và phương thức thanh toán tiền thuê.
3. Thời hạn thuê công ty do các bên ký kết hợp đồng thoả thuận nhưng không ít hơn 3 năm; chấm dứt hợp đồng thuê trước thời hạn.
4. Quyền hạn, trách nhiệm của người cho thuê, người thuê công ty.
5. Giải quyết lao động, tài sản, tài chính, các quyền và nghĩa vụ của công ty được kế thừa trong trường hợp thuê công ty hoạt động.
6. Hoàn trả hoặc xử lý đối với công ty khi kết thúc hợp đồng.
7. Cam kết của các bên ký kết hợp đồng.
8. Nguyên tắc xử lý các vấn đề phát sinh, tranh chấp hợp đồng; xử lý các vi phạm hợp đồng, các thay đổi làm ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ của các bên nhận thuê và bên cho thuê; thưởng, phạt trong quá trình thực hiện thuê.
Kèm theo hợp đồng thuê là bảng kê tài sản thuộc sở hữu của công ty, đánh giá giá trị còn lại của tài sản đó và danh sách lao động (nếu thuê công ty hoạt động).
1. Đối với trường hợp cho thuê công ty theo phương thức đấu thầu thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký quyết định cho thuê công ty, Hội đồng đấu thầu phải thanh toán tiền đặt cọc cho những người tham gia đấu thầu mà không trúng thầu. Người tham gia đấu thầu không được nhận lại tiền đặt cọc trong các trường hợp sau: trúng thầu nhưng từ chối thực hiện hợp đồng; rút hồ sơ dự thầu sau khi đóng thầu. Đối với tiền đặt cọc của người trúng thầu sẽ được trừ vào tiền thuê công ty.
2. Trong thời hạn thoả thuận tại Hợp đồng, Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp cùng người ký hợp đồng thuê công ty và Giám đốc công ty phải tổ chức việc bàn giao công ty cho người thuê.
Khi bàn giao, nếu số lượng và giá trị tài sản của công ty không đúng với số lượng và giá trị tài sản đã ghi trong hợp đồng thì người thuê có quyền hoãn nhận bàn giao và yêu cầu điều chỉnh hợp đồng đã ký.
Ngoài việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người thuê tài sản quy định tại Mục 5, Chương II, Phần thứ ba của Bộ luật Dân sự, người thuê công ty còn có các quyền và nghĩa vụ sau:
1. Quyền của người thuê công ty:
a) Chủ động quản lý, sử dụng các tài sản và lao động thuê của công ty để phục vụ các hoạt động kinh doanh không trái với các thoả thuận trong hợp đồng và quy định của pháp luật;
b) Được thay đổi, tổ chức lại sản xuất, đầu tư mới, đổi mới công nghệ, cải tiến kỹ thuật, duy tu, bảo dưỡng, thay thế, sửa chữa các tài sản bị hỏng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu thay thế hoặc cho thuê lại tài sản phải được sự đồng ý của người quyết định cho thuê;
c) Tự quyết định tổ chức bộ máy quản lý, kinh doanh, phương thức trả lương, thưởng trong công ty;
d) Được hưởng các quyền lợi do việc thuê công ty đem lại sau khi đã làm xong nghĩa vụ đối với Nhà nước và bên cho thuê;
đ) Kế thừa toàn bộ các hợp đồng thuê đất, mặt bằng, cung cấp điện, nước của công ty nhà nước cho thuê (nếu có nhu cầu).
2. Nghĩa vụ của người thuê công ty:
a) Trả tiền thuê công ty theo đúng các thoả thuận đã ghi trong hợp đồng;
b) Sử dụng tài sản đúng với mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng thuê; không được dùng tài sản đi thuê (trừ phần đầu tư mới thuộc phần vốn của mình) để cầm cố hoặc thế chấp; không được cho thuê lại quyền sử dụng đất;
c) Bảo đảm tài sản hoạt động bình thường và phù hợp với mức độ khấu hao tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng;
d) Cùng người cho thuê giải quyết các vấn đề phát sinh về quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng thuê đất, cung cấp điện, nước, nguyên vật liệu, bán sản phẩm, hợp đồng lao động; cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động và vệ sinh môi trường;
đ) Chịu sự kiểm tra, giám sát của người cho thuê về sử dụng tài sản thuê;
e) Thực hiện các nghĩa vụ khác quy định tại hợp đồng thuê công ty.
3. Ngoài các quyền và nghĩa vụ chung quy định tại các khoản 1, 2 của Điều này, người thuê còn có các quyền và nghĩa vụ sau:
a) Trường hợp người thuê công ty là công ty nhà nước thì ngoài quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng như quy định tại khoản 1 và 2 của Điều này và các quy định khác của pháp luật, sau khi nộp các loại thuế, công ty nhà nước nhận thuê có toàn quyền sử dụng lợi nhuận thu được từ hoạt động của công ty mà mình đang thuê;
b) Trường hợp người thuê công ty đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp hoặc Luật Hợp tác xã thì có quyền sử dụng tài sản đi thuê và lao động để phục vụ cho mục tiêu kinh doanh theo cơ chế quy định đối với loại hình doanh nghiệp đã đăng ký, đồng thời bảo đảm các quy định của hợp đồng thuê và các quy định tại khoản 1, 2 của Điều này;
c) Trường hợp người thuê công ty là tập thể người lao động hoặc cá nhân người lao động trong công ty thì phải có nguồn vốn riêng, đăng ký thành lập doanh nghiệp của tập thể người lao động hoặc của cá nhân và có quyền sử dụng công ty nhà nước đã thuê theo cơ chế quy định đối với loại hình doanh nghiệp đã đăng ký.
4. Người thuê công ty vi phạm các cam kết trong hợp đồng gây tổn thất đến công ty cho thuê, ngoài các trách nhiệm theo thoả thuận trong hợp đồng thuê, người quyết định cho thuê có quyền chấm dứt hợp đồng và buộc người nhận thuê phải bồi thường tổn thất do mình gây ra.
1. Người quyết định cho thuê công ty có quyền tổ chức chỉ đạo thực hiện hợp đồng thuê công ty; giải quyết các đề nghị của Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, của người ký kết hợp đồng; quyết định giá cho thuê công ty; quyết định thu hồi công ty cho thuê theo kiến nghị của người ký hợp đồng thuê công ty.
2. Người ký hợp đồng cho thuê công ty có quyền và nghĩa vụ:
a) Tổ chức triển khai việc thực hiện các nội dung và cam kết trong hợp đồng thuê công ty;
b) Tổ chức theo dõi, giám sát, kiểm tra việc thực hiện hợp đồng; không can thiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty; tạo điều kiện thuận lợi cho bên thuê thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng thuê công ty;
c) Xử lý theo thẩm quyền các vấn đề phát sinh; kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật đối với người thuê không thực hiện các cam kết trong hợp đồng.
1. Hết thời hạn thuê công ty ghi trong hợp đồng, các bên cho thuê và nhận thuê công ty phải tiến hành kiểm kê, xác định số lượng và thực trạng, giá trị tài sản còn lại, tài sản đầu tư mới và đầu tư bổ sung, các khoản thanh toán giữa bên cho thuê và nhận thuê đối chiếu với hợp đồng, xác định trách nhiệm của mỗi bên và thoả thuận việc xử lý giá trị các tài sản đầu tư mới và tiến hành thanh lý hợp đồng.
2. Trường hợp đang thuê hoặc kết thúc hợp đồng thuê, người thuê có nhu cầu mua lại công ty thì hai bên thanh lý hợp đồng thuê và chuyển sang hình thức bán công ty nhà nước; nếu sau thời hạn thông báo chủ trương bán công ty mà không có tổ chức, cá nhân nào khác đăng ký mua thì người đang thuê tiến hành các thủ tục mua theo phương thức trực tiếp; nếu có từ hai người (kể cả người đang thuê) đăng ký mua trở lên thì phải tổ chức bán đấu giá hoặc đấu thầu theo quy định của Nghị định này, nếu điểm chấm thầu bằng nhau thì ưu tiên bán cho người đang thuê.
3. Sau khi hết hạn hợp đồng thuê nếu công ty cho thuê tiếp tục hoạt động thì có nghĩa vụ tiếp nhận trở lại số lao động cũ. Trường hợp chấm dứt hoạt động do chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể hoặc phá sản công ty thì chế độ, chính sách giải quyết theo quy định của pháp luật.
BUSINESS CONTRACTING AND LEASE OF COMPANIES
SECTION I. BUSINESS CONTRACTING
Article 31. Business contracting contents, targets and conditions
Business contracting contents, targets and conditions
Based on the characteristics of each branch and business results of companies, the business contracting deciders shall specify business-contracting contents, targets and conditions but must take into account the following requirements:
1. Preserving the state capital.
2. Ensuring jobs and fully paying insurance premiums for laborers. 3. Increasing profits or reducing losses of the companies.
4. Implementing the State's policies and the signed contracts.
Article 32. Bidding for or organizing the acceptance of business contracting by mode of direct negotiations
Bidding for or organizing the acceptance of business contracting by mode of direct negotiations
1. The agencies that decide to contract companies must publicly announce on the mass media and notify the companies of the decisions to permit the contracting and organize the registration of applicants for contracting within 45 days. If past the 45-day time limit there is only one registrant, the registration time limit must be prolonged for 15 days.
The company directors shall announce to the entire laborers in the companies, organize the registration for company contracting and send the lists of registrants to the Enterprise Renewal and Development Boards of ministries, provincial-level People's Committees or state corporations.
2. In cases where there is only one registrant for company contracting, direct negotiations on contracting contents, targets and conditions shall be organized. The business-contracting contents and conditions, the specific rights and obligations of the contracting parties; the contractual contents must be negotiated and agreed upon between the business contracted persons and the business contractors.
3. In cases where there are two or more registrants, bidding must be organized. The company contracting deciders shall set up the Bidding Councils which shall notify the registrants for business contracting the time limit for submission of bid dossiers, the minimum price level, the deposit amount and announce on the mass media and post up at the companies' headquarters the bidding for company contracting.
4. The contracting registrants file their dossiers of tender for company contracting and pay deposits to the Bidding Councils.
The Bidding Councils receive the dossiers and deposits, make lists of bidders and issue certification of participation in bidding.
Bidders may go to the companies to study the accounting books, lists of assets and survey the actual situation of the companies; shall be supplied by the Bidding Councils with information on bidding regulations and bid-marking principles.
5. Within the time limits defined in Clause 1 of this Article, the company contracting registrants must send the dossiers of application for participation in the bidding to the Bidding Councils.
Such a dossier shall include:
a) The application for business contracting, clearly stating the full name, address, the number of people's identity card, the serial number of bank account (if any), the business registration certificate of the business-contracted person;
b) The business contracting contents, mode, targets, conditions and time limit;
c) The scheme on employment of laborers currently working in the company;
d) The proposed contracting level;
e) The report on financial capability of the business-contracted person.
6. Within 15 days after the expiry of the time limit for reception of dossiers, the Bidding Councils shall send the notices on the bidding time and venue to every bidder and publicly post up the list of bidders at the bidding venue for 5 days before bid opening.
7. Bids shall be opened within one day as follows:
a) The Bidding Councils shall check the seals and publicly open the envelops of each bidder and publicize the scheme on labor employment, bid price offered by each bidder for inscription in the records; publicize the scheme on the most labor employment and the highest bid price of each bidder;
b) The presidents of the Bidding Councils and bidders shall sign the records on bid opening.
8. Bid consideration:
a) The Bidding Councils shall examine, analyze, assess and rank bid dossiers or hire counseling organizations with such function to perform the job; base themselves on the highest bid price in combination with the labor employment scheme to select bid winners;
b) The Bidding Councils shall make records on bid consideration and send them to the Enterprise Renewal and Development Boards and the company contracting deciders.
Article 33. Business contracting contracts
Business contracting contracts
A business contracting contract shall cover the following principal contents:
1. Names and addresses of the state company subject to business contracting and the business-contracted person.
2. The contracting contents, mode, targets, conditions and duration.
3. The rights and responsibilities of the parties in the course of contracting; the contracting duration shall be agreed upon by the two parties but must not be less than 3 years; the termination of contracts ahead of time.
4. The handling of contractual breaches, changes affecting the interests and obligations of the contracting and contracted parties; commendation, reward and penalties in the course of contracting.
5. Other contents related to business contracting.
Article 34. Rights and obligations of business-contracted persons
Rights and obligations of business-contracted persons
1. To manage and use the capital and assets and receive laborers of the companies under the provisions of the contracts on business contracting in accordance with legal provisions; to inherit rights and obligations of the companies.
2. To decide on business organization, mode of salary and bonus payment in the companies.
3. To enjoy and decide by themselves the distribution of incomes in excess of the contracting level. For profits in excess of the contracting levels, after offsetting the previous years' losses under the provisions of the Enterprise Income Tax Law, paying the enterprise income tax, making up for the profits in deficit of the business contracting targets of the previous years and deducting for reserve funds, the business-contracted persons may take initiative in using the remainder.
4. To have their incomes reduced if failing to achieve the contracting targets and requirements inscribed in the contracting contracts; in case of business losses entailing the loss of state capital or contractual breaches leading to losses, to pay compensations therefor.
5. To have assets mortgaged, pledged, deposited as security collateral, escrow account or to be guaranteed for performance of contracts.
Article 35. Rights and obligations of business contracting deciders
Rights and obligations of business contracting deciders
1. To inspect and monitor the realization of commitments in the contracts for business contracting, handle cases of breaching the commitments inscribed in the contracts.
2. Not to intervene in the administration by the business-contracted persons; to create favorable conditions for them to fulfill their commitments inscribed in the contracts for business contracting.
SECTION II. LEASE OF COMPANIES
Article 36. Forms of leasing companies, notifying decisions on lease of companies and registration for lease of companies
Forms of leasing companies, notifying decisions on lease of companies and registration for lease of companies
1. The lessees may opt to lease companies in the following forms:
a) Lease of assets of companies: Leasing assets constituting the production and business establishments of the companies, which is accompanied with the hiring of laborers of the companies, but not inheriting the rights and obligations of the leased companies;
b) Lease of operational companies: Leasing assets constituting the production and business establishments of the companies, which is accompanied with the hiring of laborers of the companies while inheriting debts, economic contracts and other rights and obligations of the companies under the agreements of the concerned parties.
2. The agencies deciding on the lease of companies must publicly announce on the mass media and notify the companies of the decisions on lease and organize the registration of lease applicants within 45 days. If past the 45-day time limit, there is only one registrant, such time limit must be prolonged for 15 days; if there is still only one registrant after the prolongation, the companies shall be leased by mode of direct lease.
The company directors shall notify such to the laborers in the companies, organize the registration for lease of companies and send the lists of registrants to the Enterprise Renewal and Development Boards of ministries, provincial-level People's Committees or state corporations.
Article 37. Leasing companies by mode of bidding
Leasing companies by mode of bidding
1. In cases where there are two or more registrants for lease, a bidding must be held.
2. The company lease deciders shall set up the Bidding Councils which shall notify the lease registrants of the time limit for bid submission, the minimum price level, the deposit amount, publicly announce on the mass media and post up at the companies' head-quarters the bidding for company lease.
3. The lease registrants shall submit their bids for company lease and deposit money to the Bidding Councils.
The Bidding Councils shall receive bid dossiers, deposit money, make lists of bidders and issue certification of participation in the bidding.
4. The bidders may go to the companies to study the accounting books, lists of assets and survey the actual situation of the companies; be supplied by the Bidding Councils with information on bidding regulations and bid-marking principles.
5. Within the registration time limit specified in Clause 2, Article 36 of this Decree, as from the date of notifying the registration for participation in bidding, the company lease registrants must send bid dossiers to the Bidding Councils.
Such a dossier comprises:
a) The lease application clearly stating the full name, address, serial number of people's identity card, the number of bank account (if any) and the business registration certificate of the lessee;
b) The leasing form and duration;
c) The scheme on employment of laborers working in the company;
d) The proposed company leasing price;
e) The report on financial capability of the lessee.
6. Within 15 days after the expiry of the time limit for reception of dossiers, the Bidding Councils shall send notices on the bidding time and venue to every bidder and publicly post up lists of bidders at the bidding venue for 5 days before bid opening.
7. The bid opening shall be conducted within one day as follows:
a) The Bidding Councils shall check the seals and publicly open the envelope of each bidder and announce the labor employment scheme, bid offer of each person for inscription in the records; announce the highest labor employment scheme and the highest bid price of each bidder;
b) The presidents of the Bidding Councils and bidders sign the records on bid opening.
8. Bid consideration:
a) The Bidding Councils shall consider, analyze, assess and rank bid dossiers or hire counseling organizations with such function to perform the job; base themselves on the highest bid prices and the labor employment schemes to select bid winners;
b) The Bidding Councils shall make records on bid consideration and send them to the Enterprise Renewal and Development Board and the company lease deciders.
Article 38. Leasing companies by direct mode
Leasing companies by direct mode
1.The leasing of companies by direct mode shall be conducted when there is only one registrant for lease.
2. The lease registrants may go to the companies to study the accounting books, asset inventories and survey the actual conditions of the companies' assets.
3. The lease registrants shall file their dossiers of application for company lease to the Enterprise Renewal and Development Board. The dossier contents shall be the same as for the case of leasing companies by mode of bidding.
4. The Enterprise Renewal and Development Board shall, together with the company directors, have the tasks:
a) To draw up schemes on company lease, including scheme on rearrangement of laborers of the companies;
b) To set the starting, leasing price for use as basis for negotiation and agreement with the lessees;
c) To directly discuss with the lessees on labor employment schemes, leasing prices, leasing duration and terms of the company lease contracts;
d) To negotiate with the lessees on the leasing prices and the company lease contracts;
e) To submit dossiers, records and draft contracts to lease deciders.
Article 39. Responsibilities of leased state companies
Responsibilities of leased state companies
1. To inventory and classify all the assets existing in the companies, the rented assets, the leased assets, the borrowed assets, the kept-for-other or appropriated assets; to assess their actual conditions.
2. To compare and determine assorted debts, make lists of creditors and payable debts, lists of debtors and receivable debts, dividing them into recoverable debts and irrecoverable debts; the companies are obliged to handle the finance according to the financial regulation promulgated by the Government before deciding to lease the companies.
3. To make financial statement of the quarter next to the time of deciding on company lease.
4. To make lists of laborers of the companies and relevant dossiers of the laborers.
5. To hand over the assets, laborers, dossiers, and relevant books to the lessees under the agreement inscribed in the company lease contracts.
6. To manage books, documents and dossiers on assets and laborers of the companies in the leasing duration.
7. To fulfill obligations towards the State, to observe policies and regimes towards laborers according to legal provisions and company lease contracts.
8. To propose the lease deciders to terminate the leasing contracts ahead of time (if the lessees breach the contracts).
Article 40. Principles for handling of assets, finance of the companies upon the lease thereof
Principles for handling of assets, finance of the companies upon the lease thereof
The assets, finance and debts shall be handled upon the lease of companies as follows:
1. The existing assets of the companies shall be inventoried to determine their quantity and actual conditions, including fixed assets and long-term investments; working assets and short-term investments; ass8ets rented, borrowed, leased, kept for others, sold for others, consigned for sale, appropriated.
Assets rented, borrowed, kept for others, accepted for processing, consigned, appropriated shall be inventoried and classified separately.
2. The assets existing in the companies shall be classified and handled as follows:
a) The leased assets shall be classified and assessed in terms of their actual value, quality, technical properties and determined in term of practical value.
The practical value of leased assets shall be determined on the basis of accounting books of the companies at the time of lease, the lessees' use demands and the market prices at the time of lease.
The practical value of assets at the time of lease shall be used as basis for determining the company rentals;
b) The assets not on the list of leased assets must be handled before the lease in form of transfer, liquidation, sale or hired preservation pending the handling;
c) The working assets shall be agreed upon by the lessors and the lessees;
d) Assets formed from reward funds, welfare funds shall be transferred to labor collectives and managed by the companies' Trade Unions in cooperation with the employers. For the balances (if any) of reward and welfare funds, the directors and Trade Union Executive Committees in the companies shall have to draw up the schemes on handling byway of dividing them to laborers before signing contracts on handover of companies.
3. The companies shall have to settle the receivable and payable debts. If the lessees do not inherit the receivable and payable debts, the companies' remaining management sections tasked by the lease deciders to monitor the leasing contracts shall have to continue recovering the receivable debts and paying the payable debts.
4. In case of renting operational of companies: The lessors shall join the lessees in discussing with the relevant parties to reach agreement on inheritance of interests and obligations of the legal persons being the leased companies.
Article 41. Labor settlement upon company lease
Labor settlement upon company lease
1. The leased companies shall make lists of the existing number of laborers at the time of deciding on the lease, classify laborers and compile dossiers related to laborers:
a) The number of laborers subject to the implementation of social insurance policy;
b) The number of laborers enjoying social insurance for illness, pregnancy and maternity, labor accidents and occupational diseases;
c) The number of laborers for whom the performance of labor contracts is postponed;
d) The number of laborers for whom the labor contracts are terminated;
e) The number of laborers with labor contracts being still valid, who will continue working in the leased companies;
f) The number of laborers awaiting jobs due to unavailability of jobs arranged for them.
2. If the company lease is accompanied with the hiring of labor, the company lessees shall have to admit, arrange jobs for, and ensure interests of, laborers under leasing contracts not contrary to the provisions of labor law.
The company directors shall have to carry out procedures so that the social insurance agencies shall grant insurance books according to regulations and transfer the lists and dossiers of laborers being managed by the companies to the new enterprises.
3. For laborers entitled to social insurance regimes, the company directors and the social insurance agencies where the companies pay the insurance premiums shall settle interests for laborers according to the provisions of the Social Insurance Regulation.
4. For cases of terminating labor contracts, the company directors shall settle regimes and policies for laborers according to provisions of labor law and the policies towards laborers redundant due to reorganization of state enterprises.
5. In cases where companies are leased but the lessees refuse to employ all the existing laborers, the lease deciders and the leased companies shall have to arrange jobs for them or apply policies towards the remaining laborers.
Article 42. Principle for determining the company-leasing prices
Principle for determining the company-leasing prices
1. Company-leasing prices shall be determined on the basis of: leasing form, minimum leasing prices set by lease deciders, the real value of the company, the direct negotiation on rentals between the lessors and the lessees (in case of direct lease) or bid-winning prices (in case of bidding), but must not be lower than the minimum leasing prices set by the lease deciders.
2. The minimum leasing prices shall be determined on the following principles:
a) Ensuring the compensation for expenses for wear of leased assets;
b) Offsetting reasonable expenditures of the lessors in the course of organizing, managing and supervising the leased assets;
c) Calculating interests in the company-leasing prices, depending on the value and conditions of financial assets, technology, product quality, product salability; business situation and results of the companies before the lease:
- For companies doing business with profits: The interest portion in the company-leasing prices shall not be lower than the minimum profit level already attained before the lease.
- For companies doing business at a loss or without profits: when being leased, the profits shall not be calculated into the starting leasing price level.
Article 43. Decisions on lease of companies
Decisions on lease of companies
1. At the proposal of the Enterprise Renewal and Development Board, competent authorities shall issue company-leasing decisions.
2. A company-leasing decision shall comprise the following principal contents:
a) Names, addresses and account numbers of the leased company and the lessee;
b) The leasing contents, form, duration;
c) The leasing price and payment mode;
d) The tasks of the Enterprise Renewal and Development Board and the person authorized to sign the contract in the company-leasing organization;
e) Responsibilities of the leased company, the Enterprise Renewal and Development Board and relevant agencies in handling other existing and arising problems.
3. Company-leasing decisions shall be addressed to the offices of: Enterprise Finance; Tax, Business Registration, Labor, War Invalids and Social Affairs, the Statistical Departments of the localities where the companies are headquartered; and the Steering Committee for Enterprise Renewal and Development.
Article 44. Company-leasing contracts
Company-leasing contracts
The company-leasing contracts shall be signed by the lessees and the persons authorized by the lease deciders, comprising the following principal contents:
1. Names, addresses and account numbers of the leased companies and the lessees.
2. The company-leasing price and mode of paying rentals.
3. The company-leasing duration agreed upon the contractual parties but must not be less than 3 years; termination of leasing contracts ahead of time.
4. The rights and responsibilities of company lessors and lessees.
5. The handling of labor, assets, finance, the companies' rights and obligations to be inherited in case of teasing operation of companies.
6. The return or handling of companies upon the expiry of contracts.
7. Commitments of the contractual parties.
8. Principles for handling of arising problems, contractual disputes; handling of contractual breaches, changes affecting the interests and obligations of the lessees and the lessors; rewards and penalties in the leasing course.
Enclosed with leasing contracts are lists of assets owned by the companies, assessing the remaining values of such assets and the lists of laborers (in case of leasing operational companies).
Article 45. Payment of deposits and handover of companies
Payment of deposits and handover of companies
1. In case of leasing companies by mode of bidding, within 10 days as from the date of signing the company-leasing decisions, the Bidding Councils must pay the deposit money to the failing bidders. Bidders must not receive back their deposit money in the following cases: winning the bids but refusing to perform the contracts; withdrawing bid dossiers after bidding closure. The deposit money of bid winners shall be subtracted from the company rentals.
2. Within the time limit agreed in the contracts, the Enterprise Renewal and Development Board shall join the company leasing-contract signing persons and the company directors in organizing the handover of companies to the lessees.
Upon the handover, if the quantity and value of the companies' assets are at variance with the asset quantity and value inscribed in the contracts, the lessees may postpone the acceptance of the handover and request the adjustment of the signed contracts.
Article 46. Rights and obligations of company lessees
Rights and obligations of company lessees
Apart from the rights and obligations of the asset lessees, provided for in Section 5, Chapter II, Part Three of the Civil Code, the company lessees shall also have the following rights and obligations:
1. Rights of the company lessees:
a) To take initiative in managing and using the leased assets and laborers of the companies in service of business activities not contrary to the agreements in the contracts and legal provisions;
b) To change, reorganize production, make new investments, renew technologies, improve techniques, maintain, replace and repair assets damaged in the course of production and business activities. The replacement or sublease of assets must be consented by the lease deciders;
c) To decide by themselves the organization of the managerial apparatus, business, mode of payment of salaries and bonuses in the companies;
d) To enjoy interests brought about by the company lease after the fulfillment of obligations towards the State and the lessors;
e) To inherit all contracts on lease of land, ground, power and water supply of the leased state companies (if they have demands therefor).
2. Obligations of the company lessees:
a) To pay company rentals as agreed upon in the contracts;
b) To use assets for the right purposes agreed upon in the leasing contracts; not to use leased assets (excluding new investments of their own capital) for pledge or mortgage; not to sublease the land use rights;
c) To ensure that assets operate normally and in suitability with the degree of asset depreciation as agreed upon in the contracts;
d) To join the lessors in settling arising problems related to the rights and obligations under the contracts on land lease, power, water, materials and raw materials supply, product sale, labor contracts; to improve the working conditions for laborers and environmental hygiene;
e) To submit to the inspection and supervision of the use of leased assets by the lessors;
f) To perform other obligations defined in the company-leasing contracts.
3. Apart from the common rights and obligations specified in Clauses 1 and 2 of this Article, the lessees shall also have the following rights and obligations:
a) Where the company lessee is a state company, apart from the contractual rights and obligations as provided for in Clauses 1 and 2 of this Article and other legal provisions, after paying assorted taxes, such state company shall have the full right to use the profits earned from activities of the company it has leased;
b) Where the company lessees register their business under the Enterprise Law or the Cooperative Law, they may use the leased assets and labor for the business purposes under the mechanism defined for the registered types of enterprise while observing the provisions of the leasing contracts and the provisions in Clauses 1 and 2 of this Article;
c) Where the company lessees are labor collectives or individuals in the companies, they must have their own sources of capital, register the establishment of enterprises of the labor collectives or individuals and have the rights to use the leased state companies under the mechanism defined for the registered types of enterprise.
4. For company lessees who breach the contractual commitments thus causing losses to the leased companies, apart from the liabilities agreed upon in the leasing contracts, the lease deciders are entitled to terminate the contracts and compel the lessees to pay compensations for damage they have caused.
Article 47. Rights and obligations of company lease deciders and company-leasing contract signing persons
Rights and obligations of company lease deciders and company-leasing contract signing persons
1. The company lease deciders are entitled to direct the performance of company-leasing contracts; to settle proposals of the Enterprise Renewal and Development Board or the contract signing persons; to decide on company-leasing prices; to decide on recovery of leased companies at the proposals of the company-leasing contract signing persons.
2. The company-leasing contract signing persons have the following rights and obligations:
a) To organize the realization of contents and commitments in company-leasing contracts;
b) To organize the monitoring, supervision and inspection of contract performance; not to intervene in production and business activities of the companies; to create favorable conditions for the lessees to strictly comply with the commitments in company-leasing contracts;
c) To handle according to competence arising problems; to propose the handling according to provisions of law of lessees who fail to strictly comply with the contractual commitments.
Article 48. Termination of company-leasing contracts
Termination of company-leasing contracts
1. Upon the expiry of the company-leasing terms inscribed in contracts, the company lessors and lessees must inventory and determine the quantity, actual conditions and value of the remaining assets, newly and additionally invested assets, the payments between the lessors and the lessees against the contracts, determine the responsibility of each party and reach agreement on handling of the value of newly invested assets and proceed to liquidate contracts.
2. Where lessees have the demand to buy the companies which they are leasing or for which the leasing terms have expired, the two parties shall liquidate the leasing contracts and shift to mode of selling state companies; if after the expiry of the duration of the notification on sale of the companies, no other organizations or individuals register for the purchase, the current lessees shall carry out the procedures for the purchase by direct mode; if there are two or more registrants (including the current lessee) for the purchase, auction or bidding must be held under the provisions of this Decree; if the registrants get equal marks in bid evaluation, the current lessees shall be given priority to purchase the companies.
3. If upon the expiry of the leasing contracts the leased companies continue operating, they shall be obliged to receive back the former laborers. In case of operation termination due to division, separation, merger, consolidation, dissolution or bankruptcy of companies, the regimes and policies shall comply with the provisions of law.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực