Nghị định 78/2021/NĐ-CP về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai
Số hiệu: | 78/2021/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Lê Minh Khái |
Ngày ban hành: | 01/08/2021 | Ngày hiệu lực: | 15/09/2021 |
Ngày công báo: | 14/08/2021 | Số công báo: | Từ số 709 đến số 710 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định về thành lập và quản lý, sử dụng Quỹ phòng, chống thiên tai, nguồn tài chính, nội dung chi, đối tượng được miễn, giảm, tạm hoãn đóng góp, quy trình điều tiết, công khai thông tin và thanh quyết toán Quỹ phòng, chống thiên tai.
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài đang sinh sống, hoạt động hoặc tham gia phòng, chống thiên tai tại Việt Nam.
1. Quỹ phòng, chống thiên tai là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
2. Quỹ phòng, chống thiên tai trung ương (sau đây gọi tắt là Quỹ trung ương) được Chính phủ thành lập theo quy định tại Nghị định này, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý. Tên giao dịch quốc tế của Quỹ trung ương là: Vietnam Disaster Management Fund, viết tắt là VNDMF.
3. Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh (sau đây gọi tắt là Quỹ cấp tỉnh) do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thành lập, do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý. Tên giao dịch quốc tế của Quỹ cấp tỉnh được đặt theo từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
4. Quỹ phòng, chống thiên tai hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
1. Hỗ trợ các hoạt động phòng, chống thiên tai mà ngân sách nhà nước chưa đầu tư hoặc chưa đáp ứng yêu cầu.
2. Tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn tài chính.
3. Thực hiện chế độ báo cáo, kế toán theo quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật liên quan.
4. Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
5. Công bố công khai về quy chế hoạt động, kết quả hoạt động của Quỹ phòng, chống thiên tai, báo cáo tình hình thực hiện quỹ theo quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan.
Quỹ trung ương gồm: Hội đồng quản lý, Ban kiểm soát và cơ quan quản lý Quỹ trung ương.
1. Hội đồng quản lý Quỹ trung ương có không quá 09 thành viên, gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên.
a) Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Hội đồng quản lý Quỹ gồm 02 Phó Chủ tịch và các Ủy viên do Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ bổ nhiệm hoặc phê duyệt theo đề nghị của cơ quan quản lý Quỹ.
c) Hội đồng quản lý Quỹ sử dụng bộ máy của cơ quan thường trực phòng, chống thiên tai làm cơ quan quản lý Quỹ.
d) Chế độ làm việc, nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ phân công và được thực hiện tại Quy chế tổ chức và hoạt động Quỹ trung ương do Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ ban hành theo đề nghị của cơ quan quản lý Quỹ.
2. Ban kiểm soát Quỹ trung ương có không quá 05 thành viên, gồm có Trưởng Ban kiểm soát và các thành viên.
a) Trưởng Ban kiểm soát do Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ bổ nhiệm hoặc phê duyệt theo đề nghị của Hội đồng quản lý Quỹ.
b) Chế độ làm việc, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát thực hiện theo Quy chế tổ chức và hoạt động Quỹ trung ương.
3. Cơ quan quản lý Quỹ trung ương gồm có Giám đốc, các Phó giám đốc và các đơn vị chuyên môn, nghiệp vụ.
a) Giám đốc Quỹ trung ương do Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ trung ương bổ nhiệm hoặc phê duyệt, Giám đốc Quỹ là đại diện pháp nhân của Quỹ trung ương. Giám đốc Quỹ được ký hợp đồng theo quy định của pháp luật đối với một số công việc phục vụ hoạt động của Quỹ, chịu trách nhiệm trước pháp luật.
b) Phó giám đốc, kế toán trưởng do Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ trung ương bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Quỹ trung ương.
c) Đơn vị chuyên môn, nghiệp vụ do Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ trung ương quyết định theo đề nghị của Giám đốc Quỹ trung ương.
d) Chế độ làm việc, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý Quỹ trung ương do Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ phân công và được thể hiện tại Quy chế tổ chức và hoạt động Quỹ trung ương.
1. Hỗ trợ, tài trợ, đóng góp tự nguyện, ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài. Các khoản đóng góp, tài trợ, hỗ trợ tự nguyện cho Quỹ phòng, chống thiên tai trung ương của các tổ chức, doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
2. Điều tiết từ Quỹ cấp tỉnh theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
3. Thu lãi từ tài khoản tiền gửi.
4. Các nguồn hợp pháp khác (nếu có).
5. Tồn dư Quỹ trung ương năm trước được chuyển sang năm sau.
1. Cứu trợ, hỗ trợ các hoạt động ứng phó thiên tai khẩn cấp khi vượt quá khả năng ứng phó của địa phương; trong đó ưu tiên cứu trợ khẩn cấp về lương thực, nước uống, thuốc chữa bệnh và các nhu cầu cấp thiết khác cho đối tượng bị thiệt hại do thiên tai, hỗ trợ tu sửa nhà ở, cơ sở y tế, trường học và xử lý vệ sinh môi trường vùng thiên tai.
2. Hỗ trợ các hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai cho các địa phương chịu thiệt hại bởi thiên tai vượt quá khả năng khắc phục của địa phương; hỗ trợ, trợ cấp đột xuất cho các nạn nhân, gia đình nạn nhân bị thiệt hại do thiên tai và người bị tai nạn, thiệt hại khi tham gia phòng, chống thiên tai.
3. Hỗ trợ cho các dự án khẩn cấp phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, dự án điều tra cơ bản và các hoạt động phòng, chống thiên tai liên tỉnh, liên vùng, liên ngành.
4. Hỗ trợ công tác cảnh báo, theo dõi, giám sát, truyền tin thiên tai.
5. Hỗ trợ các hoạt động thông tin, truyền thông, đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức phòng, chống thiên tai cho người dân; tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ và trao đổi, học tập kinh nghiệm về nghiệp vụ quản lý giữa các Quỹ cấp tỉnh.
6. Chi phí quản lý, điều hành hoạt động của Quỹ trung ương trong năm không vượt quá 1% tổng số nguồn thu của quỹ trong năm đó.
1. Chế độ tài chính:
a) Hàng năm, cơ quan quản lý Quỹ trung ương lập kế hoạch tài chính gồm: kế hoạch hoạt động, kế hoạch thu, kế hoạch chi tài chính trình Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ quyết định.
b) Hàng năm, cơ quan quản lý Quỹ trung ương lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán theo quy định của pháp luật về tài chính, kế toán.
2. Chế độ kế toán, kiểm toán, quản lý tài sản và công khai tài chính:
a) Thực hiện công tác hạch toán, kế toán theo quy định của pháp luật;
b) Thực hiện quản lý, sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật;
c) Thực hiện kiểm toán độc lập báo cáo tài chính.
Thông tin về hoạt động của Quỹ trung ương được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; công bố trên trang thông tin điện tử và tại trụ sở chính của cơ quan quản lý Quỹ trung ương gồm:
1. Thông tin cơ bản về Quỹ trung ương và kế hoạch hoạt động.
2. Báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán.
3. Báo cáo kết quả thực hiện.
1. Trách nhiệm của Quỹ trung ương:
a) Điều tiết nguồn kinh phí cho Quỹ cấp tỉnh.
b) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng nguồn kinh phí do Quỹ trung ương điều tiết cho Quỹ cấp tỉnh.
2. Trách nhiệm của Quỹ cấp tỉnh:
a) Tiếp nhận, quản lý, sử dụng các khoản điều tiết từ Quỹ trung ương.
b) Chuyển kinh phí cho Quỹ trung ương theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
c) Chịu sự kiểm tra, giám sát của Quỹ trung ương đối với nguồn tài chính do Quỹ trung ương hỗ trợ.
d) Báo cáo tình hình quản lý và sử dụng Quỹ cấp tỉnh cho cơ quan quản lý Quỹ trung ương để tổng hợp.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Quỹ cấp tỉnh, bao gồm: Hội đồng quản lý, Ban kiểm soát và cơ quan quản lý Quỹ cấp tỉnh.
2. Chế độ làm việc, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy quản lý và điều hành Quỹ do Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ phân công và được thực hiện tại Quy chế tổ chức và hoạt động Quỹ cấp tỉnh do Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ ban hành theo đề nghị của cơ quan quản lý Quỹ.
3. Cơ quan quản lý Quỹ cấp tỉnh đặt tại cơ quan thường trực phòng, chống thiên tai; sử dụng bộ máy của cơ quan thường trực phòng, chống thiên tai theo hình thức biệt phái hoặc kiêm nhiệm tham gia Hội đồng quản lý, Ban kiểm soát và cơ quan quản lý Quỹ cấp tỉnh. Cơ quan quản lý Quỹ cấp tỉnh có Giám đốc, không quá 02 Phó giám đốc. Giám đốc Quỹ được ký hợp đồng theo quy định của pháp luật đối với một số công việc phục vụ hoạt động của Quỹ, chịu trách nhiệm trước pháp luật.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã tổ chức công tác thu, nộp quỹ theo quy định.
1. Mức đóng góp bắt buộc từ các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn một năm là 0,02% trên tổng giá trị tài sản hiện có theo báo cáo tài chính lập ngày 31 tháng 12 hàng năm của tổ chức báo cáo cơ quan Thuế nhưng tối thiểu 500 nghìn đồng, tối đa 100 triệu đồng và được hạch toán vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức.
2. Đóng góp, tài trợ, hỗ trợ tự nguyện của các tổ chức, doanh nghiệp cho Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
3. Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi đến tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường theo quy định của pháp luật về lao động đóng góp hàng năm như sau:
a) Cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (cấp huyện), ở xã, phường, thị trấn (cấp xã), ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và lực lượng vũ trang đóng một phần hai của mức lương cơ sở chia cho số ngày làm việc trong tháng.
b) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp đóng một phần hai của mức lương tối thiểu vùng chia cho số ngày làm việc trong tháng theo hợp đồng lao động. Người lao động giao kết nhiều hợp đồng với nhiều doanh nghiệp chỉ phải đóng 01 lần theo 01 hợp đồng lao động có thời gian dài nhất.
c) Người lao động khác, ngoài các đối tượng đã được quy định tại điểm a, b khoản này, đóng góp 10.000 đồng/người/năm.
4. Hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
5. Điều tiết từ Quỹ trung ương và giữa các Quỹ cấp tỉnh.
6. Thu lãi từ tài khoản tiền gửi.
7. Các nguồn hợp pháp khác (nếu có).
8. Tồn dư Quỹ cấp tỉnh cuối năm trước được chuyển sang năm sau.
1. Đối tượng được miễn đóng góp:
a) Đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng theo quy định tại Điều 3 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 02/2020/UBTVQH14 ngày 09 tháng 12 năm 2020.
b) Đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;
c) Hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn trong lực lượng vũ trang đang hưởng phụ cấp sinh hoạt phí.
d) Sinh viên, học sinh đang theo học tập trung, dài hạn tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề.
đ) Người khuyết tật hoặc bị suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên, người mắc bệnh hiểm nghèo hoặc mắc bệnh tâm thần có chứng nhận của bệnh viện từ cấp huyện trở lên.
e) Người đang trong giai đoạn thất nghiệp hoặc không có việc làm từ 6 tháng trong 1 năm trở lên.
g) Phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
h) Thành viên hộ gia đình thuộc diện nghèo hoặc cận nghèo; thành viên hộ gia đình ở các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo, các xã khu vực III và các thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo các Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản pháp luật khác có liên quan; thành viên hộ gia đình bị thiệt hại nặng do thiên tai, dịch bệnh, cháy nổ, tai nạn.
i) Hợp tác xã không có nguồn thu.
k) Tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn trong năm bị thiệt hại do thiên tai gây ra về tài sản, nhà xưởng, thiết bị khi phải tu sửa, mua sắm với giá trị lớn hơn hai phần vạn (0,02%) tổng giá trị tài sản của tổ chức hoặc phải ngừng sản xuất kinh doanh từ 05 ngày liên tục trở lên có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp.
2. Đối tượng được giảm, tạm hoãn đóng góp:
Tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp thì được xem xét giảm, tạm hoãn đóng góp Quỹ cấp tỉnh. Mức giảm đóng góp quỹ tương ứng mức giảm thuế thu nhập doanh nghiệp do cơ quan Thuế công bố hàng năm.
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổng hợp danh sách các đối tượng được quy định tại điểm i, điểm k khoản 1 và khoản 2 Điều 13 Nghị định này trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định miễn, giảm, tạm hoãn đóng góp Quỹ. Thời gian tạm hoãn đóng góp Quỹ cấp tỉnh từ 06 tháng đến 01 năm.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổng hợp danh sách các đối tượng còn lại quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định miễn đóng góp.
3. Việc xét miễn, giảm, tạm hoãn đóng góp Quỹ cấp tỉnh của địa phương được tiến hành mỗi năm một lần vào thời điểm giao chỉ tiêu kế hoạch thu Quỹ cấp tỉnh. Trường hợp miễn, giảm, tạm hoãn do thiệt hại thiên tai, dịch bệnh; tổ chức, cá nhân phải báo cáo thiệt hại và đề xuất chính quyền địa phương để tổng hợp gửi cơ quan có thẩm quyền xem xét miễn, giảm, tạm hoãn. Trường hợp đối tượng đã đóng góp tiền nộp vào Quỹ cấp tỉnh, nếu được xét miễn, giảm, tạm hoãn thì số tiền đã nộp được trừ vào số tiền đóng góp của năm sau.
1. Thủ trưởng tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn có trách nhiệm cung cấp đầy đủ danh sách kế hoạch thu, nộp quỹ của các cá nhân do mình quản lý và nộp Quỹ cấp tỉnh theo định mức được quy định tại khoản 1 và điểm b khoản 3 Điều 12 Nghị định này chuyển vào tài khoản của Quỹ cấp tỉnh hoặc tài khoản ở cấp huyện do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền.
2. Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động được quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 Nghị định này có trách nhiệm thu của cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động thuộc phạm vi quản lý và chuyển vào tài khoản của Quỹ cấp tỉnh hoặc vào tài khoản ở cấp huyện do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thu của các đối tượng lao động khác trên địa bàn theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 12 Nghị định này và chuyển vào tài khoản ở cấp huyện do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền. Việc thu bằng tiền mặt phải có chứng từ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
4. Thời hạn lập và phê duyệt kế hoạch thu, nộp Quỹ cấp tỉnh: Trước ngày 15 tháng 5 hàng năm.
5. Thời hạn nộp Quỹ cấp tỉnh: Đối với cá nhân nộp một lần trước 31 tháng 7 hàng năm; đối với tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn nộp tối thiểu 50% số phải nộp trước 31 tháng 7, số còn lại nộp trước 30 tháng 11 hàng năm. Trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh kéo dài và ảnh hưởng phạm vi lớn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, điều chỉnh thời hạn nộp hoặc quyết định miễn, giảm đóng góp Quỹ cấp tỉnh cho phù hợp.
6. Thủ trưởng cơ quan, tổ chức và Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã căn cứ đối tượng, mức đóng góp thuộc phạm vi quản lý, các đối tượng miễn, giảm, tạm hoãn để xây dựng kế hoạch thu của cơ quan, đơn vị và địa phương.
7. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn việc lập, phê duyệt, thông báo kế hoạch thu Quỹ cấp tỉnh đối với từng cơ quan, đơn vị có liên quan.
a) Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm phối hợp và chỉ đạo Chi cục Thuế cấp huyện, khu vực trong việc hỗ trợ thu quỹ, lập kế hoạch thu Quỹ và cung cấp thông tin tổng giá trị tài sản hiện có theo báo cáo tài chính lập ngày 31 tháng 12 hàng năm của các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn; thông tin tại điểm i, điểm k khoản 1 và khoản 2 Điều 13 cho cơ quan quản lý Quỹ cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện để làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch thu.
b) Cơ quan Bảo hiểm xã hội có trách nhiệm cung cấp thông tin về số lượng công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp, người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức và người lao động làm việc theo hợp đồng lao động của các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn cho cơ quan quản lý Quỹ cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã để làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch thu tại các cấp.
1. Chi hỗ trợ các hoạt động phòng, chống thiên tai, ưu tiên các hoạt động sau đây:
a) Hỗ trợ các hoạt động ứng phó thiên tai: Sơ tán dân khỏi nơi nguy hiểm; chăm sóc y tế, thực phẩm, nước uống cho người dân nơi sơ tán; tuần tra, kiểm tra phát hiện khu vực có nguy cơ xảy ra rủi ro thiên tai, sự cố công trình phòng, chống thiên tai; hỗ trợ cho lực lượng được huy động tham gia ứng phó thiên tai; hỗ trợ cho lực lượng thường trực trực ban, chỉ huy, chỉ đạo ứng phó thiên tai.
b) Cứu trợ, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai: Cứu trợ khẩn cấp về lương thực, nước uống, thuốc chữa bệnh, sách vở, phương tiện học tập và các nhu cầu cấp thiết khác cho đối tượng bị thiệt hại do thiên tai; hỗ trợ tu sửa nhà ở, cơ sở y tế, trường học, xử lý vệ sinh môi trường vùng thiên tai, tu sửa nhà kết hợp làm địa điểm sơ tán phòng tránh thiên tai; hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai; tháo bỏ hạng mục, vật cản gây nguy cơ rủi ro thiên tai; hỗ trợ xử lý đảm bảo giao thông thông suốt cho những đoạn tuyến giao thông đường bộ, đường sắt quan trọng trên địa bàn bị sụt trượt, sạt lở; hỗ trợ kinh phí tu sửa, xử lý và xây dựng khẩn cấp công trình phòng, chống thiên tai tối đa không quá 03 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư 01 công trình.
c) Hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa: Thông tin, truyền thông và giáo dục về phòng, chống thiên tai; lập, rà soát kế hoạch phòng, chống thiên tai và phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai; hỗ trợ sắp xếp, di chuyển dân cư ra khỏi vùng thiên tai, nguy hiểm; phổ biến, tuyên truyền, giáo dục, tổ chức tập huấn, nâng cao nhận thức cho các lực lượng tham gia công tác phòng, chống thiên tai các cấp ở địa phương và cộng đồng; diễn tập phòng, chống thiên tai ở các cấp; mua bảo hiểm rủi ro thiên tai cho đối tượng tham gia lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã; tập huấn và duy trì hoạt động cho các đối tượng tham gia hộ đê, lực lượng quản lý đê nhân dân, lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã, tình nguyện viên phòng, chống thiên tai; hỗ trợ xây dựng công cụ, phần mềm, quan trắc, thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai tại cộng đồng; mua sắm, đầu tư phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống thiên tai theo quy định.
2. Căn cứ nội dung chi của Quỹ cấp tỉnh tại khoản 1 Điều này và số thu thực tế trên địa bàn mỗi cấp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phân bổ cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp xã giữ lại tối đa không quá 28% số thu trên địa bàn để hỗ trợ chi thù lao cho lực lượng trực tiếp thu (không quá 5%); chi phí hành chính phát sinh liên quan đến công tác thu quỹ (không quá 3%) và chi thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống thiên tai tại cấp xã (không quá 20%). Số tiền thu quỹ còn lại (tối thiểu 72% số thu trên địa bàn) nộp vào tài khoản quỹ ở cấp huyện do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền. Đối với các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo và các xã khu vực III, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phân bổ tối thiểu cho Ủy ban nhân dân cấp xã phải bằng số tiền của cấp xã (trừ các xã nêu trên) được phân bổ thấp nhất.
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện giữ lại tối đa không quá 23% số thu trên địa bàn (bao gồm cả số thu của cấp xã) để chi thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống thiên tai tại cấp huyện (không quá 20%) và chi phí hành chính phát sinh liên quan đến công tác thu quỹ (không quá 3%). Số tiền còn lại (tối thiểu 77% số thu trên địa bàn) nộp vào tài khoản của Quỹ cấp tỉnh.
c) Sau khi các cấp có báo cáo quyết toán kinh phí, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện thu hồi khoản phân bổ nếu còn dư hoặc quyết định phân bổ khi nguồn kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống thiên tai tại cấp huyện, xã đã sử dụng hết.
3. Chi phí quản lý, điều hành hoạt động của Quỹ cấp tỉnh nhưng không vượt quá 3% tổng số thu của Quỹ cấp tỉnh.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định chi tiết nội dung chi và mức chi của Quỹ cấp tỉnh tại Điều 16 Nghị định này theo đề nghị của cơ quan quản lý Quỹ cấp tỉnh.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã quyết định nội dung chi và mức chi thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai ngoài các nội dung chi tại khoản 1 Điều 16 cho các đối tượng theo đề nghị của Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cùng cấp.
3. Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh có trách nhiệm tổng hợp thiệt hại và nhu cầu hỗ trợ của Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan, tổ chức liên quan; tổ chức kiểm tra, rà soát và đề xuất trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
4. Thực hiện việc điều chuyển cho Quỹ trung ương theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc cho các Quỹ cấp tỉnh của địa phương khác theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
1. Cơ quan quản lý Quỹ cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo quyết toán gửi Sở Tài chính thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quý I hàng năm. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, tổ chức thẩm tra, phê duyệt quyết toán Quỹ cấp tỉnh theo quy định hiện hành.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan quản lý Quỹ cấp tỉnh báo cáo kết quả thu, chi quỹ với cơ quan quản lý Quỹ trung ương trước ngày 25 hàng tháng.
3. Quỹ thực hiện chế độ kế toán theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tài chính về chế độ kế toán.
1. Quỹ cấp tỉnh chịu sự kiểm tra, thanh tra, kiểm toán của các cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo kiểm tra, giám sát hoạt động của Quỹ cấp tỉnh. Có biện pháp đôn đốc các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm túc trách nhiệm, nghĩa vụ nộp Quỹ cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.
3. Căn cứ kế hoạch thu quỹ đã được phê duyệt hàng năm, cơ quan quản lý Quỹ cấp tỉnh tham mưu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về thanh tra thường xuyên và đột xuất việc chấp hành công tác xây dựng kế hoạch thu, chi và quản lý sử dụng quỹ tại các địa phương, đơn vị theo đúng quy định.
4. Cơ quan Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh, các tổ chức Hội có liên quan đến Quỹ cấp tỉnh được quyền yêu cầu cung cấp thông tin về quỹ và thực hiện quyền giám sát thông qua các ý kiến, đề xuất, phản biện.
1. Cơ quan, đơn vị, tổ chức phải công khai danh sách thu, nộp quỹ của cá nhân cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, bằng các hình thức: thông báo bằng văn bản, niêm yết tại đơn vị; công bố tại hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của đơn vị. Thời điểm công khai chậm nhất 30 ngày, kể từ ngày chuyển vào tài khoản của Quỹ cấp tỉnh.
2. Cấp xã phải công khai kết quả thu nộp, danh sách người lao động đã đóng quỹ trên địa bàn; tổng kinh phí được cấp cho công tác phòng, chống thiên tai và nội dung chi bằng các hình thức: báo cáo giải trình công khai tại cuộc họp tổng kết hàng năm, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, Trung tâm văn hóa các thôn và thông báo trên phương tiện truyền thanh xã.
3. Cấp huyện phải công khai kết quả thu nộp, danh sách tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài đã đóng quỹ trên địa bàn huyện và từng xã; tổng kinh phí được cấp cho công tác phòng, chống thiên tai và nội dung chi bằng các hình thức: báo cáo giải trình tại cuộc họp tổng kết hàng năm, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp huyện và công khai trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
4. Cơ quan quản lý Quỹ cấp tỉnh công khai kết quả thu, danh sách và mức thu đối với từng cơ quan, tổ chức, đơn vị và từng huyện; báo cáo quyết toán thu chi; nội dung chi theo địa bàn cấp huyện bằng các hình thức: gửi cơ quan quản lý Quỹ trung ương; niêm yết tại trụ sở Quỹ cấp tỉnh; thông báo bằng văn bản tới cơ quan, tổ chức đóng góp quỹ; công khai trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý Quỹ cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Căn cứ tình hình thiên tai, nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ của các địa phương và tình hình tồn Quỹ cấp tỉnh đến thời điểm điều tiết, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ trung ương đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét điều tiết từ Quỹ cấp tỉnh về Quỹ trung ương.
1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
a) Báo cáo tình hình huy động nguồn lực của địa phương để chi khắc phục hậu quả thiên tai; trong đó cụ thể nguồn tài chính đã chi để thực hiện: dự phòng ngân sách địa phương, Quỹ cấp tỉnh, Quỹ dự trữ tài chính và các nguồn lực hợp pháp khác.
b) Báo cáo tình hình thực hiện Quỹ cấp tỉnh về Quỹ trung ương, bao gồm: các hoạt động đã bố trí dự toán, đã sử dụng và tồn dư quỹ còn lại đến thời điểm đề nghị điều tiết.
2. Cơ quan quản lý Quỹ trung ương tổng hợp nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ của các địa phương và đề xuất Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ trung ương xem xét, hỗ trợ kinh phí từ Quỹ trung ương cho các địa phương khắc phục hậu quả thiên tai.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc điều chuyển quỹ hỗ trợ cho các địa phương khác.
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:
a) Chịu trách nhiệm quản lý, điều hành, sử dụng và thanh toán, quyết toán Quỹ trung ương.
b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan chỉ đạo thực hiện các nội dung, quy định liên quan đến tổ chức và hoạt động của Quỹ phòng, chống thiên tai.
c) Tổ chức huy động và tiếp nhận các khoản hỗ trợ, tài trợ, đóng góp tự nguyện, ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài cho Quỹ trung ương.
d) Chủ trì, phối hợp với Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ liên quan có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Nghị định này.
đ) Tổng hợp kết quả tình hình quản lý và sử dụng Quỹ phòng, chống thiên tai theo định kỳ hàng năm và đột xuất báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
e) Quản lý, tổ chức, theo dõi, kiểm tra, giám sát toàn diện các hoạt động của Quỹ phòng, chống thiên tai.
g) Chủ trì, tổ chức thanh tra, kiểm tra thường xuyên và đột xuất về việc chấp hành công tác xây dựng kế hoạch thu, chi và quản lý sử dụng Quỹ cấp tỉnh theo đúng quy định của pháp luật.
2. Bộ Tài chính có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính, chế độ kế toán đối với Quỹ phòng, chống thiên tai theo quy định tại Nghị định này.
b) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc kiểm tra, giám sát tình hình quản lý và sử dụng Quỹ trung ương.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc xây dựng kế hoạch thu, chi Quỹ cấp tỉnh theo quy định của pháp luật; chỉ đạo việc thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động quỹ; chỉ đạo việc công khai thông tin về quỹ theo quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật liên quan.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức thu, nộp quỹ theo quy định tại Nghị định này.
1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 9 năm 2021.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ quy định về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai; Nghị định số 83/2019/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ quy định về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai.
3. Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh đã được thành lập và hoạt động theo Nghị định số 83/2019/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2019 và Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2014 hoàn thiện tổ chức và hoạt động của quỹ theo quy định tại Nghị định này trước ngày 01 tháng 01 năm 2022.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 78/2021/ND-CP |
Hanoi, August 1, 2021 |
REGARDING ESTABLISHMENT AND MANAGEMENT OF DISASTER MANAGEMENT FUNDS
Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015; the Law on Amending and Supplementing certain Articles of the Law on Government Organization and the Law on Local Government Organization dated November 22, 2019;
Pursuant to the Law on Natural Disaster Prevention and Control dated June 19, 2013; the Law on Amendments and Supplements to certain Articles of the Law on Natural Disaster Prevention and Control and the Law on Dykes dated June 17, 2020;
At the request of the Minister of Agriculture and Rural Development;
The Government herein promulgates the Decree on establishment and management of the Disaster Management Fund.
This Decree prescribes the establishment, management and use of the Disaster Management Fund, its financial sources, spending details, persons and entities eligible for exemption, reduction in and deferment of payment of contributions, procedures for regulation, public disclosure of information and final settlement of the Disaster Management Fund.
Article 2. Subjects of application
This Decree shall apply to Vietnamese authorities, organizations and individuals; foreign entities and persons currently living, operating or participating in natural disaster prevention and control activities in Vietnam.
Article 3. Name and legal status of the Disaster Management Fund
1. The Disaster Management Fund is a state extra-budgetary financial foundation having its legal personality, its own seal and allowed to have its accounts opened at the State Treasury and commercial banks legally operating in Vietnam.
2. The Central Disaster Management Fund is established by the Government under the provisions of this Decree and run by the Ministry of Agriculture and Rural Development. Its international name is Vietnam Disaster Management Fund, abbreviated to VNDMF.
3. Provincial disaster management funds (hereinafter referred to as provincial DMF) are established under the approval decisions of Presidents of the People's Committees of centrally-affiliated cities and provinces, and run by the People's Committees of centrally-affiliated cities and provinces. The Fund of each province or centrally-affiliated city is named after the name of that province or centrally-affiliated city.
4. Each DMF operates like a single-member limited liability company of which the charter capital is wholly held by the State.
1. Provide support for natural disaster prevention and control activities that the state budget has not yet funded or afforded.
2. Receive, manage and use financial sources.
3. Implement reporting and accounting regulations laid down herein and in other relevant laws.
4. Submit to the inspection, examination and audit conducted by competent regulatory authorities in accordance with laws.
5. Publicly announce the DMF’s operational regulations and results and report on the DMF's situations according to the provisions of this Decree and relevant laws.
VIETNAM DISASTER MANAGEMENT FUND
Article 5. Management and governance machinery
VNDMF is composed of the followings: Management Board, Control Board and the agency running the VNDMF.
1. VNDMF’s Management Board is composed of fewer than 09 members, including: Chair, Vice Chairs and other members.
a) The Board’s Chair is the Minister of Agriculture and Rural Development.
b) The VNDMF’s Management Board is joined by 02 Vice Chairs and members appointed or approved by the Chair of the VNDMF’s Management Board at the recommendation of the agency running the VNDMF.
c) The VNDMF’s Management Board uses the machinery of the standing agency for disaster prevention and control as the agency running the VNDMF.
d) The working regime, tasks and powers of the Board’s members are assigned by the Chair of the Fund’s Management Board and are implemented under the Regulations on organization and operation of the VNDMF issued by the Chair of the Fund’s Management Board at the request of the agency running the VNDMF.
2. The VNDMF’s Control Board shall have no more than 05 members, including the Head of the Control Board and members.
a) The Head of the Control Board shall be appointed or approved by the Chair of the VNDMF’s Management Board at the recommendation of the VNDMF’s Management Board.
b) The working regime, tasks and powers of the Control Board shall be subject to the Regulations on organization and operation of the VNDMF.
3. The agency running the VNDMF is composed of the Director, Deputy Directors and specialized and professional units.
a) The VNDMF’s Director is appointed or approved by the Chair of the VNDMF's Management Board, and is the legal representative of the VNDMF. The VNDMF's Director is entitled to sign contracts in accordance with law for a number of jobs serving the Fund's operations and bears legal liability.
b) Deputy Directors and Chief Accountant are appointed or dismissed by the Chair of the VNDMF’s Management Board at the recommendation of the VNDMF's Director.
c) Professional and specialized units are decided by the Chair of the VNDMF’s Management Board at the recommendation of the VNDMF's Director.
d) The working regime, tasks and powers of the agency running VNDMF are assigned by the Chair of the VNDMF’s Management Board and are expressed in the Regulations on organization and operation of the VNDMF.
1. Grants, aids, voluntary and trusted contributions of domestic and foreign organizations and individuals. Voluntary contributions, grants, aids and financial support given to the Fund shall be included in CIT-deductible expenses.
2. Amounts granted by provincial Funds according to the Prime Minister’s decision.
3. Interest earned from deposit accounts.
4. Other legitimate finances (if any).
5. Balance in the last year that may be carried forward to the subsequent year.
1. Provide assistance and support for emergency response to natural disasters when local budgets cannot afford to carry out these response activities; emergency assistance and support priority is given to food, drinking water, medicines and others meeting urgent needs of those affected by natural disasters, repair of houses, medical facilities, schools, environmental remediation and sanitation in affected areas.
2. Support disaster recovery activities for localities that suffer damage from natural disasters in excess of local budgets; provide irregular support and aids to victims and victims' families affected by natural disasters or persons suffering accidents or losses when participating in natural disaster prevention and control activities.
3. Provide support for emergency projects on natural disaster prevention, control and recovery, basic survey projects and inter-provincial, inter-regional and inter-sectoral disaster prevention and control activities.
4. Provide support for disaster warning, monitoring, observation and communication activities.
5. Support disaster prevention and control information, communication, training, coaching and drilling activities; organize specialized and professional training, coaching, instruction and experience exchange and learning courses on managerial operations amongst provincial funds.
6. Expenses for management and operation of the VNDMF within a year shall not exceed 1% of total revenue of the Fund in that year.
Article 8. Financial, accounting and audit regime
1. Financial regime:
a) Annually, the agency running the VNDMF shall prepare a financial plan, including the operating, collecting and spending plan, and submit it to the Chair of the Fund’s Management Board to seek its decision.
b) Annually, the agency running VNDMF shall prepare financial statements and final settlement reports in accordance with the law on finance and accounting.
2. Accounting, audit, asset management and financial public disclosure regime:
a) Carry out accounting activities in accordance with laws;
b) Manage and use property in accordance with laws;
c) Carry out independent audits of financial statements.
Article 9. Public disclosure of information
Information on the operations of the VNDMF shall be provided to domestic and foreign organizations and individuals in accordance with law; publicly announced on the website and at the head office of the agency running VNDMF, including:
1. Basic information about VNDMF and its operating plans.
2. Financial statements and final settlement reports.
3. Result assessment reports.
Article 10. Relationship between VNDMF and provincial Funds
1. Responsibilities of VNDMF:
a) Allocating its funds to provincial Funds.
b) Provide instructions, inspect and supervise the management and use of VNDMF’s allocations granted to provincial Funds.
2. Responsibilities of provincial Funds:
a) Receive, manage and use VNDMF’s allocations.
b) Make transfers to VNDMF according to the Prime Minister’s decision.
c) VNDMF’s allocations that provincial Funds receive must be inspected and supervised by the VNDMF.
d) Report on management and use of provincial Funds to the agency running the VNDMF for its synthesis purposes.
PROVINCIAL DISASTER MANAGEMENT FUNDS
Article 11. Management and governance machinery
1. The Chair of the provincial People’s Committee shall decide on the establishment of a provincial Fund composed of: Management Board, Control Board and the agency running the VNDMF.
2. The working regime, tasks and powers of the management and governance machinery are assigned by the Chair of the Fund’s Management Board and are implemented under the Regulations on organization and operation of the provincial Fund issued by the Chair of the Fund’s Management Board at the request of the agency running the Fund.
3. The agency running the provincial fund is located at the standing agency for natural disaster prevention and control; uses the apparatus of the standing agency for natural disaster prevention and control in the form of secondment or part-time participation in the Management Board, the Control Board and the agency running the provincial fund. The agency running the provincial fund has its Director and 02 Vice Directors or fewer. The Fund's Director is entitled to sign contracts in accordance with law for a number of jobs serving the Fund's operations and bears legal liability.
4. People’s Committees shall authorize district or commune People's Committees to take charge of collection and payment activities.
1. The rate of compulsory contribution from domestic and foreign economic organizations within a locality per year is 0.02% of total value of existing assets according to the financial statement that the paying organization makes on December 31 each year to the tax authority, is VND 500,000 at minimum and VND 100 million at maximum, and shall be accounted as that organization’s operating expenses.
2. Voluntary contributions, grants, aids and financial support given to the Fund by organizations and enterprises shall be included in CIT-deductible expenses.
3. Vietnamese citizens who are at least 18 years old or at retirement age under normal working conditions prescribed in law on labor shall make annual contributions as follows:
a) Officials, public officers, public employees, persons paid wages, salaries, allowances and employees working at agencies, organizations and non-business units of the Party, State, socio-political organizations and associations that are funded by the State budget to cover their operating expenses at the central level, in provinces and centrally-run cities, in urban/rural districts, towns, provincially-affiliated cities, cities under the central authority (district level), in communes, wards and townships (commune level), in special administrative-economic units and armed forces shall pay a half of the statutory base salary divided by the number of working days in a month.
b) Employees working under labor contracts in enterprises shall pay a half of the region-specific statutory minimum pay rate divided by the number of working days in a month as agreed upon in the labor contract. Employees who enter into multiple contracts with different enterprises shall only have to make a one-off contribution according to the labor contract of which the term is longest.
c) Other employees other than those specified at Point a and b of this Clause shall have to contribute 10,000 VND/person/year.
4. Grants, aids, voluntary contributions granted by domestic and foreign organizations and individuals.
5. Allocations granted by the VNDMF and by another provincial Fund.
6. Interest earned from deposit accounts.
7. Other legitimate finances (if any).
8. The Fund’s year-end balance which is carried forward to the subsequent year.
Article 13. Persons and entities eligible for exemption, reduction or deferment of payment of contributions
1. Persons and entities eligible for exemption, reduction or deferment of payment of contributions:
a) Persons entitled to the preferential treatment intended for people with meritorious services to the revolution according to the provisions of Article 3 of the Ordinance on Incentives for people with meritorious services to the revolution No. 02/2020/UBTVQH14 dated December 9, 2020.
b) Social protection beneficiaries that are enjoying monthly welfare;
c) Non-commissioned officers and soldiers joining the armed services within a definite term who are receiving living allowance.
d) Students and learners who are taking intensive and long-term courses at universities, colleges, secondary schools and vocational schools.
dd) Persons who are handicapped or are incapacitated at the rate of 21% or more, persons suffering from fatal diseases or mental illnesses that hold medical certificates issued by hospitals at the district or higher level.
e) Persons who are unemployed or jobless for 6 months in a year or a longer period.
g) Women that are rearing their children aged under 12 months.
h) Members of poor or near-poor households; members of households at extremely disadvantaged communes located at coastal areas, islands, region-III communes and extremely disadvantaged villages within ethnic minority or mountainous areas as referred to in Government’s Decrees, Prime Minister’s Decisions and other relevant legislative documents; members of families seriously afflicted by natural disasters, diseases, fires and accidents.
i) Cooperatives earning no revenue.
k) Domestic and foreign economic organizations that operate in the localities suffering damage to property, factories and equipment caused by natural disasters in a year to the extent that the cost incurred from repair or purchase accounts for 0.02 % of total value of their asset, or their production and business must be temporarily closed for 5 consecutive days or more as certified by the district-level People's Committees, or they are exempted from the requirement for payment of corporate income tax.
2. Persons and entities eligible for reduction or deferment of payment of contributions:
If any domestic and foreign economic organization within a province is entitled to a reduction in corporate income tax, they may be considered eligible for reduction in or suspension of contributions to the provincial fund. The rates of reduction in contributions to a fund are equivalent to the rates of reduction in corporate income tax announced by tax authorities on an annual basis.
Article 14. Authority to decide exemption, reduction, deferment and duration of exemption, reduction and deferment
1. District-level People's Committees shall compile lists of entities specified at Points i and k, Clause 1 and Clause 2 of Article 13 of this Decree and submit them to the Presidents of the provincial-level People's Committees to seek their decisions on exemption, reduction or deferment of contributions to the Fund. The period of deferment of contributions to the Fund is from 06 months to 01 year.
2. Communal-level People's Committees shall compile lists of the rest persons and entities specified in Clause 1 of Article 13 of this Decree and submit them to the Presidents of the district-level People's Committees to seek their decisions on exemption from payment of contributions to the Fund.
3. The consideration of exemption, reduction and suspension of contributions to the provincial Fund by each local authority shall take place once a year at the time of setting targets of the provincial-level fund collection plan. In cases of exemption, reduction or deferment due to damage caused by natural disasters or epidemics, organizations and individuals must send damage reports and recommendations to local authorities for their preparation of a general report to be sent to competent agencies for consideration of exemption, reduction or deferment. If any of them has made contributions to the provincial fund, and is eligible for exemption, reduction or deferment, the paid amount will be deducted from the next year's contribution amounts.
Article 15. Management of collection and collection plans
1. Heads of domestic and foreign economic organizations within localities shall be responsible for providing complete lists of plans for collection and payment of contributions to funds by individuals under their management and remitting them to provincial-level funds according to the norms specified in Clause 1 and Point b of Clause 3 of Article 12 herein shall be transferred to the accounts of provincial funds or the accounts at the district level under the mandate of provincial People's Committees.
2. Heads of agencies, organizations, non-business units of the Party, State, socio-political organizations and associations operated using the state budget’s funds as specified at Point a, Clause 3, Article 12 of the Decree shall be responsible for collecting contributions from officials, civil servants, public employees, persons paid wages, salaries and allowances and employees under their management and transferring them to the accounts of the provincial funds or to the accounts at the district level with authorization from the provincial People’s Committees.
3. The commune-level People's Committees shall take charge of collecting contributions from other laborers within their remit according to the provisions of Point c, Clause 3, Article 12 of this Decree and transferring them to the district-level accounts with authorization from the provincial-level People's Committees. Collection of cash contributions must be proven by written evidence under the instructions from the Ministry of Finance.
4. Deadline for formulation and approval of the plan for collection and transfer of contributions of a provincial fund: By May 15 each year.
5. Deadline for transfer of contributions to a provincial fund: Individuals must make a one-off payment of contributions by July 31 each year; local domestic and foreign economic organizations must pay at least 50% of the required amount of contributions by July 31 and the rest by November 30 each year. In case of the prolonged disaster or disease causing large impacts, the Presidents of provincial People’s Committees may consider changing the deadline for payment of contributions or deciding whether exemption or reduction of contributions to the provincial fund is granted where appropriate.
6. Heads of agencies, organizations and district- or commune-level People’s Committees shall, based on payers, rates of contribution within their remit, persons or entities eligible for exemption, reduction or deferment of payment of contributions, develop collection plans to be executed by agencies, units and local authorities.
7. “Presidents of provincial-level People’s Committees shall provide each related agency or unit with instructions about the formulation, approval and notification of collection plans.
a) Departments of Taxation in provinces and centrally-affiliated cities shall be responsible for cooperating with and directing district-level or regional Subdepartments of Taxation to support collection of contributions to the Fund, formulating collection plans and providing local domestic and foreign economic organizations with information about total value of existing assets determined according to annual financial reports made on December 31 each year; providing information prescribed in point i and k of clause 1 and clause 2 of Article 13 for agencies running provincial funds or district People’s Committees as a basis to formulate collection plans.
b) Social Insurance agencies shall be responsible for providing information on the number of civil servants, public employees, persons paid wages, salaries, allowances, employees working in agencies, organizations and employees working under labor contracts of domestic and foreign economic organizations within their remit for agencies running funds of the provinces, the People's Committees of the districts and communes as a basis for the formulation of collection plans at all levels.
1. Spending on support for natural disaster response activities with priority given to the following activities:
a) Support for natural disaster response activities: Evacuating people out of dangerous areas; providing health care services; food and drinking water to those in muster areas; patrolling and detecting areas having risks of disasters or disaster prevention and control facility incidents; supporting forces called on to take response actions; supporting permanent forces performing on-call duties, commanding and ordering disaster response activities.
b) Disaster aid, assistance and relief: Providing emergency relief by donating food, drinking water, curative medicines, learning notebooks, materials and other essentials to those suffering from damage caused by natural disasters; supporting the repair of houses, health establishments and schools, and environmental remediation and sanitation in natural disaster-hit areas; supporting agricultural production for recovery of production activities in affected areas; dismantling items or obstacles likely to cause disasters; assisting in traffic assurance actions to ensure traffic smoothness on roads and railroads in affected areas in case of land collision or landslide; granting funds for repair, overhaul, treatment and construction of emergency projects for disaster prevention and control provided that total investment in each project does not exceed 03 billion dong.
c) Support for disaster prevention activities: Providing information, communicating and providing education about disaster prevention and control activities; formulating and reviewing natural disaster prevention and control plans and natural disaster response plans, depending on natural disaster risk levels; assisting in movement of population out of disaster-hit and dangerous areas; disseminating, propagating, educating, providing training and educational courses for forces participating in natural disaster prevention and control at all levels in the localities and community; going on natural disaster prevention and control exercises at all levels; buying insurance against disaster risk for participants in the commune-level disaster prevention and control vanguards; providing training courses and maintaining activities for participants in dyke protection, people's dike management forces, commune-level disaster prevention and control vanguards, disaster prevention and control volunteers; assisting in creating tools, software, monitoring, disaster forecast and warning in the community; purchasing and investing in means and equipment used in disaster prevention and control activities according to regulations.
2. Based on expenditures of provincial funds prescribed in clause 1 of this Article and the amounts actually collected at specific local levels, provincial-level People’s Committees may decide to distribute the following amounts to district- or commune-level People's Committees as follows:
a) Commune-level People’s Committees retain 28% of contributions collected at communes at maximum to pay remunerations to directly collecting forces (5% or below); overheads incurred from collection of contributions (3% or below) and costs of implementation of disaster prevention and control activities at the commune level (20% or less). The remaining amount of contributions (at least 72% of contributions collected at communes) shall be deposited in accounts of district-level funds under the mandate of provincial People's Committees. For communes with special difficulties at coastal areas, islands and zone-III communes, the provincial-level People's Committees shall decide to allocate commune-level People’s Committees the minimum amount that must be equal to the amounts that communes (other than those mentioned above) are allocated at the lowest rates.
b) District-level People’s Committees retain 23% of contributions collected at districts (including those collected from communes) at maximum to pay for implementation of disaster prevention and control tasks at the district level (20% or less) and administrative costs incurred from collection activities (3% or less). The remaining amount (at least 77% of contributions collected in districts) shall be deposited in accounts of the provincial fund.
c) After all-level authorities report on cost settlement, the People's Committees of the provinces shall recover allocations if there is any residual balance, or decide on the allocation when the funding for performing natural disaster prevention and control tasks at the district and commune level is used up.
3. Expenses for management and operation of a provincial fund shall not exceed 3% of total revenue of that provincial fund.
Article 17. Spending authority
1. Provincial-level People's Committees shall elaborate on spending details and rates of provincial funds in Article 16 of this Decree at the request of agencies running provincial-level funds.
2. Presidents of provincial-, district- or commune-level People’s Committees may decide spending amounts and details for disaster prevention and control activities other than those specified in clause 1 of Article 16 for payees upon the request of the Steering Committee for search and rescue at the same level.
3. Provincial Steering Committees for search and rescue shall be responsible for synthesizing damage and demands for support of district-level People’s Committees and relevant agencies or organizations; carrying out inspection, review and submit reports to the Presidents of provincial People’s Committees to seek their decisions.
4. Making transfers to the VNDMF under the Prime Minister's decisions or provincial funds of other provinces under the decisions of the provincial People's Committees.
Article 18. Settlement reporting and approval
1. Agencies running provincial funds shall be responsible for submitting final settlement reports to the Departments of Finance for review and submission to provincial People's Committees in the first quarter of each year. Provincial People's Committees shall direct and organize the verification and approval of the provincial Fund's settlement according to current regulations.
2. Provincial-level People's Committees shall be responsible for directing agencies running provincial funds to report collection and spending results to the agency running the VNDMF by the 25th of each month.
3. Funds shall carry out the accounting regimes prescribed in law and according to the instructions about accounting regulations given by the Ministry of Finance.
Article 19. Inspection, audit and supervision of activities
1. Provincial funds shall be subjected to the inspection, examination and audit conducted by competent state regulatory authorities in accordance with laws.
2. Provincial People’s Committees shall direct the inspection and supervision of operations of provincial funds. Taking actions to press agencies, organizations and individuals to strictly implement responsibilities and obligations to pay contributions to provincial funds under the provisions of laws.
3. Based on the approved annual collection plans, agencies running provincial funds shall advise provincial People's Committees on regular and irregular inspection of the compliance with regulations on tasks of formulation of plans for collection, spending and management of funds at localities and units according to regulations.
4. Provincial-level Fatherland Front agencies and associations related to provincial funds shall be entitled to request provision of information about funds and exercise the supervisory right through comments, proposals and criticism.
Article 20. Regulations on communication and public announcement of collections and expenditures
1. Agencies, units and organizations must publicize lists of collection and payment of contributions made by individuals, officials, civil servants, public employees and workers in the following forms: written notices, notices posted at the units; announced at the conferences of officials, civil servants, public employees and workers of units. The deadline for public disclosure of these lists shall not be later than 30 days from the date of transfer of contributions to the accounts of provincial funds.
2. Commune-level authorities must publicize the results of collection and payment, the lists of employees who have paid contributions to funds within communes; total funding allocated for disaster prevention and control activities and spending details in the following forms: public explanatory reports presented at annual review meetings, posted at the headquarters of the commune-level People's Committees, cultural centers of villages and publicly announced on commune radio.
3. Commune-level authorities must publicize the results of collection, the lists of domestic and foreign economic organizations that have paid contributions within districts and communes; total funding allocated for disaster prevention and control activities and spending details in the following forms: public explanatory reports presented at annual review meetings, posted at the headquarters of the district-level People's Committees and publicly announced on websites of district-level People’s Committees.
4. Agencies running provincial funds shall publicize collection results, lists and rates of collection at specific agencies, organizations, units and districts; balances of revenue and expenditure; spending details within districts in the following forms: sending them to the agency running VNDMF; posted at the headquarters of provincial funds; notified in writing to agencies or organizations contributing to funds; publicized on the websites of provincial funds or provincial People's Committees.
PROCEDURES FOR TRANSFER OF DISASTER MANAGEMENT FUNDS
Article 21. Transfers from provincial funds to VNDMF
Based on natural disaster situations, relief and support needs of the localities and balances of provincial funds determined at the time of transfer, the Chairman of the VNDMF Management Board shall petition the Prime Minister to consider transfers from provincial funds to the VNDMF.
Article 22. Transfers from VNDMF to provincial funds
1. People’s Committees of centrally-affiliated cities and provinces:
a) Make a report on the mobilization of local resources to spend on mitigating consequences of natural disasters, including details about specific funding for implementation: reserves of local budgets, provincial funds, financial reserve funds and other lawful resources.
b) Make a report on transfers from provincial funds to the VNDMF, including: Information about activities to be funded, spent amounts and residual fund balances determined at the time of request for transfer.
2. The agency running the VNDMF shall synthesize local demands for aids and support and request the Chairman of the VNDMF Management Board to consider giving financial support from the VNDMF to localities for use in disaster recovery activities.
Article 23. Transfers between provincial funds
Presidents of provincial People’s Committees may decide other fund transfers for support for localities.
RESPONSIBILITIES AND OBLIGATIONS OF AGENCIES, ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS
Article 24. Responsibilities of the Ministry of Agriculture and Rural Development, relevant ministries, ministry-level agencies and Governmental bodies and all-level People’s Committees
1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the following responsibilities:
a) Bear responsibility for management, operation, use and settlement of the VNDMF.
b) Take charge of and collaborate with relevant ministries, central authorities in enforcing regulations related to the organization and operation of DMFs.
c) Call for and receive grants, aids, voluntary and trusted contributions of domestic and foreign organizations and individuals to the VNDMF.
d) Take charge of, and cooperate with the National Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control, the Ministry of Finance and relevant ministries, ministerial-level agencies and governmental agencies to inspect and expedite the implementation of this Decree.
dd) Summarize results of management and use of DMFs on an annual and irregular basis and submit ad-hoc reports to the Prime Minister.
e) Manage, organize, monitor, examine and supervise all activities of VMFs.
g) Take charge of and organize regular and irregular inspection and examination of the compliance with regulations on formulation of collection and spending plans and the management and use of provincial funds in accordance with law.
2. The Ministry of Finance shall assume the following responsibilities:
a) Provide guidance on the financial management mechanism and accounting regime for DMFs according to the provisions of this Decree.
b) Cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in inspecting and supervising the management and use of the VNDMF.
3. Provincial People's Committees shall undertake the formulation of collection and spending plans of provincial Funds in accordance with law; direct the inspection, examination and supervision of fund activities; direct the public disclosure of information about funds in accordance with this Decree and relevant laws.
4. Presidents of district- or commune-level People’s Committees, Heads of agencies and organizations shall undertake collection and payment of contributions under the provisions of this Decree.
1. This Decree shall enter into force as of September 15, 2021.
2. This Decree shall replace the Government's Decree No. 94/2014/ND-CP dated October 17, 2014 on formulation and management of DMFs; the Government’s Decree No. 83/2019/ND-CP dated November 12, 2019 on amendments and supplements to certain articles of the Government's Decree No. 94/2014/ND-CP dated October 17, 2014 on the establishment and management of DMFs.
3. Provincial DMFs that have already been established and operated under the provisions of the Decree No. 83/2019/ND-CP dated November 12, 2019 and the Decree No. 94/2014/ND-CP dated October 17, 2014 must complete their organization and operation under the provisions of this Decree by January 1, 2022.
Article 26. Implementation responsibilities
Ministers, Heads of Ministry-level agencies, Heads of Governmental bodies, Presidents of People’s Committees at all levels, other relevant organizations and individuals shall be responsible for implementing this Decree./.
|
ON BEHALF OF GOVERNMENT |