Chương 4 Nghị định 72/2013/NĐ-CP: Trò chơi điện tử trên mạng
Số hiệu: | 72/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 15/07/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/09/2013 |
Ngày công báo: | 31/07/2013 | Số công báo: | Từ số 443 đến số 444 |
Lĩnh vực: | Công nghệ thông tin, Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Từ ngày 1/9/2013, các địa điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng phải cách cổng trường tiểu học, THCS, THPT từ 200 m trở lên.
Tổng diện tích các phòng máy phải tối thiểu 50m2 tại các khu vực đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I, loại II, loại III; tối thiểu 40m2 tại các đô thị loại IV, loại V và tối thiểu 30m2 tại các khu vực khác.
Bên cạnh đó, địa điểm cũng phải đáp ứng các điều kiện về biển hiệu, ánh sáng, phóng cháy chữa cháy, lệ phí… theo quy định tại Nghị định 72/2013/NĐ-CP.
Nghị định 72 sẽ thay thế các quy định tại Nghị định 97/2008/NĐ-CP.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Trò chơi điện tử trên mạng được phân loại như sau:
a) Phân loại theo phương thức cung cấp và sử dụng dịch vụ, bao gồm:
- Trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau đồng thời thông qua hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G1);
- Trò chơi điện tử chỉ có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G2);
- Trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau nhưng không có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G3);
- Trò chơi điện tử được tải về qua mạng, không có sự tương tác giữa người chơi với nhau và giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G4).
b) Phân loại theo độ tuổi của người chơi phù hợp với nội dung và kịch bản trò chơi. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể về phân loại trò chơi theo độ tuổi người chơi.
2. Doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ trò chơi G1 khi có Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử và Quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản đối với từng trò chơi điện tử do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
3. Doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ trò chơi G2, G3, G4 khi có Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử và thông báo cung cấp dịch vụ đối với từng trò chơi điện tử.
4. Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng cho người sử dụng tại Việt Nam phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp Luật Việt Nam để thực hiện cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng theo quy định tại Nghị định này và quy định về đầu tư nước ngoài. Bổ sung
1. Doanh nghiệp được cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử khi có đủ các Điều kiện sau đây:
a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp Luật Việt Nam, có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ngành nghề cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng;
b) Đã đăng ký tên miền sử dụng để cung cấp dịch vụ;
c) Có đủ khả năng tài chính, kỹ thuật, tổ chức, nhân sự phù hợp với quy mô hoạt động;
d) Có biện pháp bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin.
2. Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử có thời hạn theo đề nghị của doanh nghiệp, nhưng tối đa không quá 10 năm.
3. Doanh nghiệp được cấp Quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản trò chơi điện tử khi có đủ các Điều kiện sau đây:
a) Có Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử còn thời hạn tối thiểu 01 năm;
b) Nội dung, kịch bản trò chơi điện tử đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- Không vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định này;
- Không có hình ảnh, âm thanh gây cảm giác ghê sợ, rùng rợn; kích động bạo lực, thú tính; dung tục, khêu gợi, kích thích dâm ô, trụy lạc, vô luân, trái với truyền thống đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc; xuyên tạc, phá hoại truyền thống lịch sử;
- Không có hình ảnh, âm thanh miêu tả hành động tự tử, sử dụng ma túy, uống rượu, hút thuốc, khủng bố; hành động ngược đãi, xâm hại, buôn bán trẻ em và các hành vi có hại hoặc bị cấm khác;
- Các yêu cầu khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
c) Đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, nghiệp vụ cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông. Bổ sung
4. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể Điều kiện, quy trình, thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi, cấp lại Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử, Quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản trò chơi điện tử.
5. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông quy định lệ phí cấp phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử và phí thẩm định nội dung, kịch bản trò chơi điện tử. Bổ sung
1. Điều kiện đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử:
a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp Luật Việt Nam, có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ngành nghề cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng;
b) Đã đăng ký tên miền sử dụng để cung cấp dịch vụ trong trường hợp cung cấp dịch vụ trên Internet;
c) Có đủ khả năng tài chính, kỹ thuật, tổ chức, nhân sự để cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử phù hợp với quy mô hoạt động;
d) Có biện pháp bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể Điều kiện, quy trình, thủ tục đăng ký và thủ tục thông báo cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử. Bổ sung
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử có quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Được thuê đường truyền dẫn của doanh nghiệp viễn thông để kết nối hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ đến mạng viễn thông công cộng;
2. Có ít nhất 01 hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam đáp ứng việc thanh tra, kiểm tra, lưu trữ, cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và giải quyết khiếu nại của khách hàng đối với việc cung cấp dịch vụ theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;
3. Thiết lập trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử bao gồm đầy đủ các thông tin sau đây:
a) Phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi người chơi đối với từng trò chơi;
b) Quy tắc của từng trò chơi điện tử;
c) Các quy định quản lý thông tin, quản lý hoạt động của trò chơi điện tử;
d) Các quy tắc về giải quyết khiếu nại, tranh chấp quyền lợi phát sinh giữa người chơi và doanh nghiệp, giữa người chơi với người chơi.
4. Áp dụng các biện pháp hạn chế tác động tiêu cực của trò chơi do doanh nghiệp cung cấp, bao gồm:
a) Cung cấp thông tin về trò chơi đã được phê duyệt nội dung, kịch bản (đối với trò chơi G1) hoặc đã thông báo theo quy định (đối với trò chơi G2, G3, G4) trong các chương trình quảng cáo, trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp và trong từng trò chơi bao gồm tên trò chơi, phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi và khuyến cáo về những tác động ngoài mong muốn về thể chất, tinh thần có thể xảy ra đối với người chơi;
b) Đối với trò chơi G1 thực hiện đăng ký thông tin cá nhân của người chơi và áp dụng biện pháp hạn chế giờ chơi đối với trẻ em, người chơi dưới 18 tuổi theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông;
5. Bảo đảm quyền lợi chính đáng của người chơi theo đúng quy tắc của trò chơi điện tử đã công bố; chịu trách nhiệm về giá cước, chất lượng dịch vụ, an toàn thông tin; giải quyết khiếu nại và các tranh chấp phát sinh giữa người chơi và doanh nghiệp, giữa người chơi với người chơi;
6. Tuân thủ quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông về vật phẩm ảo (hình ảnh đồ họa của một đồ vật, một nhân vật theo quy tắc nhất định do nhà sản xuất trò chơi điện tử đó thiết lập) và điểm thưởng (hình thức thưởng tương đương cách tính điểm mà người chơi nhận được trong quá trình tham gia trò chơi điện tử trên mạng);
7. Trường hợp ngừng cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử, phải thông báo trên trang thông tin điện tử cung cấp trò chơi điện tử tối thiểu 90 ngày trước ngày dự kiến ngừng cung cấp dịch vụ; có các giải pháp bảo đảm quyền lợi của người chơi; báo cáo bằng văn bản với Bộ Thông tin và Truyền thông về các nội dung này 15 ngày trước ngày chính thức ngừng cung cấp dịch vụ;
8. Triển khai các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý nội dung hội thoại giữa các người chơi theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;
9. Không được quảng cáo trò chơi điện tử chưa được phê duyệt nội dung, kịch bản đối với trò chơi G1 hoặc chưa thông báo theo quy định đối với trò chơi G2, G3 và G4 trên các diễn đàn, trang thông tin điện tử của tổ chức, doanh nghiệp, các loại hình báo chí và phương tiện thông tin đại chúng khác;
10. Nộp lệ phí cấp phép và phí thẩm định nội dung, kịch bản trò chơi G1;
11. Thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;
12. Chịu sự thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
1. Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.
2. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi đáp ứng các Điều kiện sau đây:
a) Có đăng ký kinh doanh điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng;
b) Địa điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng cách cổng trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông từ 200 m trở lên;
c) Có biển hiệu “Điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng” bao gồm tên điểm, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, số đăng ký kinh doanh;
d) Tổng diện tích các phòng máy của điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng tối thiểu 50 m2 tại các khu vực đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I, loại II, loại III; tối thiểu 40 m2 tại các đô thị loại IV, loại V; tối thiểu 30 m2 tại các khu vực khác;
đ) Bảo đảm đủ ánh sáng, độ chiếu sáng đồng đều trong phòng máy;
e) Có thiết bị và nội quy phòng cháy, chữa cháy theo quy định về phòng, chống cháy, nổ của Bộ Công an;
g) Nộp lệ phí cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.
3. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể quy trình, thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi, cấp lại Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.
4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ tình hình thực tế của địa phương giao Sở Thông tin và Truyền thông hoặc Ủy ban nhân dân quận, huyện chủ trì việc cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng và chỉ đạo tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với hoạt động của các điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng trên địa bàn.
5. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông quy định lệ phí cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng. Bổ sung
Chủ điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng có quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Được thiết lập hệ thống thiết bị để cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử tại địa điểm ghi trên Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng đã được cấp;
2. Được cung cấp dịch vụ truy nhập Internet sau khi đã ký hợp đồng đại lý Internet với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet;
3. Có bảng niêm yết công khai nội quy sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử ở nơi mọi người dễ nhận biết, bao gồm các Điều cấm quy định tại Điều 5 Nghị định này; quyền và nghĩa vụ của người chơi quy định tại Điều 37 Nghị định này;
4. Có bảng niêm yết danh sách cập nhật các trò chơi G1 đã được phê duyệt nội dung, kịch bản tại điểm cung cấp dịch vụ kèm theo phân loại trò chơi theo độ tuổi (thông tin được cập nhật từ trang thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông www.mic.gov.vn);
5. Không được tổ chức hoặc cho phép người sử dụng Internet sử dụng các tính năng của máy tính tại địa điểm kinh doanh của mình để thực hiện các hành vi bị cấm quy định tại Điều 5 Nghị định này;
6. Được yêu cầu doanh nghiệp ký hợp đồng đại lý Internet với mình hướng dẫn, cung cấp thông tin về dịch vụ truy nhập Internet và chịu sự kiểm tra, giám sát của doanh nghiệp đó;
7. Tham gia các chương trình đào tạo, tập huấn về Internet, trò chơi điện tử do các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp tổ chức trên địa bàn;
8. Không được hoạt động từ 22 giờ đêm đến 8 giờ sáng hôm sau;
9. Thực hiện quy định về bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin;
10. Chịu sự thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Người chơi có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Được chơi các trò chơi điện tử trừ các trò chơi điện tử bị cấm theo quy định của pháp Luật;
2. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng Internet quy định tại Điều 10 Nghị định này;
3. Lựa chọn trò chơi điện tử phù hợp với độ tuổi của mình;
4. Không được lợi dụng trò chơi điện tử để thực hiện hành vi vi phạm pháp Luật;
5. Thực hiện việc đăng ký thông tin cá nhân theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông;
6. Chấp hành quy định về quản lý giờ chơi, quy định về thời gian hoạt động của điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng;
7. Được doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử bảo đảm quyền lợi theo quy tắc của trò chơi điện tử và quy tắc giải quyết khiếu nại, tranh chấp được công bố trên trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp.
Article 31. Management of online games
1. Online games are classified as follows:
a) Classification by method of service provision and use:
- Video games that have interaction among multiple players via the game server (hereinafter referred to as G1 games);
- Video games that only have interaction between the players and the game server (hereinafter referred to as G2 games);
- Video games that have interaction among multiple players without interaction between players and the game server (hereinafter referred to as G3 games);
- Video games that are downloaded from the Internet without the interaction among players and between players and the game server (hereinafter referred to as G4 games).
b) Classification by players’ ages and game contents. The Ministry of Information and Communications shall specify the classification of video games by ages.
2. Enterprises may provide G1 games after obtaining the License to provide game services and the Decision to approve game contents issued by the Ministry of Information and Communications.
3. Enterprises may provide G2, G3, and G4 games after obtaining the Certificate of Registration of game service provision and announcement of service provision of every game.
4. Foreign organizations and individuals that provide online game services for Vietnamese users must establish enterprises in accordance with Vietnam’s law in accordance with this Decree and the laws on foreign investment.
Article 32. Licensing provision of G1 games
1. The License to provide game services shall be issued when the conditions below are satisfied:
a) The enterprise is established in accordance with Vietnam’s law and has registered the provision of online game services.
b) Domain names are registered to provide services;
c) Financial, technical capacity, organizational structure, and personnel are suitable for the operation scale;
d) Measures are taken for ensuring information safety and information security.
2. The validity period of the License to provide game services depends on the request of the enterprise and shall not exceed 10 years.
3. The Decision to approve game contents shall be issue when the conditions below are satisfied:
a) The residual validity period of the License to provide game services is at least 01 year;
b) The contents of the video game:
- Do not violate Clause 1 Article 5 of this Decree;
- Do not contain images or sounds that are horrifying, brutal, sexual, or erotic which incite sexual desires, dissoluteness, immortality, are contrary to traditional virtues and culture; do not distort history;
- Do not contain images or sounds that depict suicide, use of drug, alcohol and tobacco, terrorism, child abuse, child trafficking, and other wrongful or unlawful acts.
- Satisfy other requirements of the Ministry of Information and Communications.
c) Meet the technical requirements for providing game services imposed by the Ministry of Information and Communications.
4. The Ministry of Information and Communications shall specify the conditions and procedures for issuing, adjusting, extending, revoking, reissuing the License to provide game services and the Decision to approve game contents.
5. The Ministry of Finance shall cooperate with the Ministry of Information and Communications in imposing fees for licensing game services and assessing video game contents.
Article 33. Registering G2, G3, G3 game service provision
1. Conditions for registering game service provision
a) The enterprise is established in accordance with Vietnam’s law and has registered the provision of online game services.
b) Domain names are registered to provide services if game services are provided on the Internet;
c) The financial and technical capacity, organizational structure, and personnel are suitable for provision of game services;
d) Measures are taken for ensuring information safety and information security.
2. The Ministry of Information and Communications shall specify the conditions and procedure for registration and announcement of game service provision.
Article 34. Rights and obligations of game service providers
Rights and obligations of game service providers:
1. Hiring transmission lines of telecommunication enterprises to connect the system that provides services on public telecommunications networks;
2. Having at least 01 server system in Vietnam serving the inspection, storage, and provision of information at the request of competent authorities, and settlement of customers' complaints about the service provisions in accordance with regulations of the Ministry of Information and Communications;
3. Establishing websites about game services, specifying:
a) Classification the video games by ages;
b) Rules of each video game;
c) Regulations on the management of information and activities of video games;
d) The rules for settling complaints and disputes among the players, between the players and the service provider.
4. Taking measures for limiting negative impacts of the video games provided, including:
a) Providing information about the approval for the contents (of G1 games) or announcement (of G2, G3, and G4 games) in the advertisements, on the website of the provider, and in every video game, including the name, classification by age, and recommendations about unexpected impact on the physical and mental health that the video games may have on players;
b) Registering personal information of players of G1 games; taking measures for restricting playing duration for children and players under 18 years of age as guided by the Ministry of Information and Communications;
5. Ensuring legitimate interests of players in accordance with the rules announced; taking responsibility for the charges, service quality, and information safety; settling complaints and disputes between players and the provider, and among players;
6. Complying with regulations of the Ministry of Information and Communications on virtual items (graphic images of items or characters following certain rules established by the video game developers) and bonuses (the way of giving bonuses is similar to the scoring system of the online game);
7. The suspension of game services must be announced on the website of the game at least 90 days before the intended suspension date; taking measures for ensuring interests of players; sending written reports to the Ministry of Information and Communications 15 days before the official suspension date;
8. Taking measures for supervising messages of players as prescribed by the Ministry of Information and Communications;
9. Do not advertising the video games that have not had their contents approved (for G1 games) or been announced (for G2, G3, and G4 games) on forums, websites, newspapers, and other media;
10. Paying the fees for licensing and assessing contents of G1 games;
11. Sending periodic and unscheduled reports to the Ministry of Information and Communications at its request.
12. Facilitating the inspections carried out by competent authorities.
Article 35. Conditions for opening gaming centers
1. Organizations and individuals may only open gaming centers after obtaining the Certificate of eligibility to open gaming centers.
2. The Certificate of eligibility to open gaming centers shall be issued after the conditions below are satisfied:
a) The opening of the gaming center is registered;
b) The gaming center is located at least 200 m away from gates of primary schools, middle schools, and high schools;
c) A sign saying “Gaming center” is put up, which specifies the name, address, phone number, and business registration number;
The total area of computer rooms of the game center is at least 50 m2 for urban areas in class I, class II, class III, at least 40 m2 for urban areas in class IV, class V, and at least 30 m2 for other areas;
dd) Light and brightness in the computer rooms and balanced;
e) The procedure and equipment for fire prevention and fighting are sufficient, according to regulations of the Ministry of Public Security;
g) The fee of issuance of the Certificate of eligibility to open gaming centers is paid.
3. The Ministry of Information and Communications shall specify the procedure for issuing, adjusting, extending, revoking, and reissuing the Certificate of eligibility to open gaming centers.
4. People’s Committees of central-affiliated cities and provinces shall assign Services of Information and Communications or district-level People’s Committees to preside the issuance, adjustment, revocation, extension, and reissuance of the Certificate of eligibility to open gaming centers, and direct the inspections and impositions of penalties against the violations committed by local gaming centers.
5. The Ministry of Finance shall cooperate with the Ministry of Information and Communications in imposing the fee for the issuance of the Certificate of eligibility to open gaming centers.
Article 36. Rights and obligations of owners of gaming centers
Rights and obligations of owners of gaming centers:
1. Installing equipment to provide game services at the location written on the Certificate of eligibility to open gaming centers;
2. Providing Internet access services after signing Internet agent contracts with Internet access service providers;
3. Posting the regulations on the use of game services at noticeable positions, including the prohibitions in Article 5 of this Decree, rights and obligations of players in Article 37 of this Decree;
4. Posting the list of G1 games, of which the contents are approved, together with the game classification by age (updated on the website of the Ministry of Information and Communications: www.mic.gov.vn);
5. Do not allow Internet users to use their computers to commit prohibited acts in Article 5 of this Decree;
6. Requesting the enterprise that signs the Internet agent contract to provide instructions and information about Internet access services; facilitating the inspections and supervisions carried out by that enterprise;
7. Participating in training courses in Internet and video games offered by local state management authorities and enterprises;
8. Do not open from 10:00 PM to 8:00 AM;
9. Complying with the regulations on information safety and information security;
10. Facilitating the inspections carried out by competent state management authorities.
Article 37. Rights and obligations of players
Rights and obligations of players:
1. Playing video games, except for the video games banned by law;
2. The rights and obligations of Internet users defined in Article 10 of this Decree;
3. Select video games appropriate for their ages;
4. Do not use video games to commit violations against the law;
5. Registering personal information at the request of the Ministry of Information and Communications;
6. Comply with regulations on playing hours and opening hours of gaming centers;
7. Having their interests protected by game service providers in accordance with the rules of video games and the rules for settling complaints and disputes posted on the website of the provider.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực