Chương 3 Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính: Thực hiện thủ tục hành chính
Số hiệu: | 63/2010/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 08/06/2010 | Ngày hiệu lực: | 14/10/2010 |
Ngày công báo: | 23/06/2010 | Số công báo: | Từ số 367 đến số 368 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định về kiểm soát thủ tục hành chính - Chính phủ đã ban hành Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 quy định về kiểm soát việc quy định, thực hiện, rà soát, đánh giá thủ tục hành chính và quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính. Nguyên tắc của việc kiểm soát thủ tục hành chính là phải bảo đảm thực hiện có hiệu quả mục tiêu cải cách thủ tục hành chính, cải cách hành chính; bảo đảm điều phối, huy động sự tham gia tích cực, rộng rãi của tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân vào quá trình kiểm soát thủ tục hành chính. Kịp thời phát hiện để loại bỏ hoặc chỉnh sửa thủ tục hành chính không phù hợp, phức tạp, phiền hà; bổ sung thủ tục hành chính cần thiết, đáp ứng nhu cầu thực tế; bảo đảm quy định thủ tục hành chính đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức của đối tượng và cơ quan thực hiện thủ tục hành chính. Kiểm soát thủ tục hành chính được thực hiện ngay khi dự thảo quy định về thủ tục hành chính và được tiến hành thường xuyên, liên tục trong quá trình tổ chức thực hiện thủ tục hành chính. Cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính trực thuộc Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm tổ chức thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính và quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính trong phạm vi cả nước theo quy định tại Nghị định này. Thủ trưởng Cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm. Thủ tục hành chính được đăng tải trên Cơ sở dữ liệu quốc gia là các thủ tục hành chính được bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công bố. Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức việc nhập các thủ tục hành chính và văn bản quy định về thủ tục hành chính đã được công bố vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính và gửi Cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính chậm nhất trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày ký quyết định công bố; đồng thời chịu trách nhiệm về tính chính xác của thủ tục hành chính và văn bản quy định về thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/10/2010. Bãi bỏ quy định tại Điều 2 của Quyết định số 1699/QĐ-TTg ngày 20/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc thiết lập Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính kể từ thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Bảo đảm công khai, minh bạch các thủ tục hành chính đang được thực hiện.
2. Bảo đảm khách quan, công bằng trong thực hiện thủ tục hành chính.
3. Bảo đảm tính liên thông, kịp thời, chính xác, không gây phiền hà trong thực hiện thủ tục hành chính.
4. Bảo đảm quyền được phản ánh, kiến nghị của các cá nhân, tổ chức đối với các thủ tục hành chính.
5. Đề cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức.
Để giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức, thủ tục hành chính phải được công bố dưới hình thức quyết định theo quy định sau đây:
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ công bố thủ tục hành chính được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị được cơ quan nhà nước cấp trên giao nhiệm vụ hoặc ủy quyền ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện thủ tục giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức công bố thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, đơn vị.
1. Tất cả các thủ tục hành chính sau khi ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ hoặc bãi bỏ phải được công bố công khai.
2. Việc công bố công khai thủ tục hành chính, bao gồm: công bố thủ tục hành chính mới ban hành; công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế và công bố thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ.
a) Công bố thủ tục hành chính mới ban hành là việc cung cấp các thông tin về thủ tục hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 15 của Nghị định này;
b) Công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế là việc cung cấp các thông tin liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung, thay thế của thủ tục hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Nghị định này;
c) Công bố thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ là việc xóa bỏ nội dung thông tin về thủ tục hành chính đã được đưa vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính theo quy định khoản 3 Điều 15 của Nghị định này.
Quyết định công bố thủ tục hành chính phải được ban hành chậm nhất trước 10 (mười) ngày làm việc tính đến ngày văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính có hiệu lực thi hành.
Nội dung quyết định công bố thủ tục hành chính theo quy định sau đây:
1. Đối với quyết định công bố thủ tục hành chính mới ban hành, nội dung quyết định bao gồm:
a) Các bộ phận tạo thành thủ tục hành chính quy định tại khoản 2 Điều 8 của Nghị định này;
b) Văn bản quy phạm pháp luật quy định về thủ tục hành chính;
c) Địa điểm, thời gian thực hiện thủ tục hành chính.
2. Đối với quyết định công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, ngoài việc chứa đựng thông tin quy định tại khoản 1 Điều này, nội dung quyết định phải xác định rõ bộ phận nào của thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế; văn bản quy phạm pháp luật có quy định việc sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thủ tục hành chính.
3. Đối với quyết định công bố thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ, nội dung quyết định phải xác định rõ tên thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ; trường hợp thủ tục hành chính đã được đăng tải trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, quyết định phải ghi rõ số, ký hiệu của hồ sơ thủ tục hành chính; văn bản quy phạm pháp luật có quy định việc hủy bỏ hoặc bãi bỏ thủ tục hành chính.
Ngoài hình thức công khai bắt buộc trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính và niêm yết tại trụ sở cơ quan, đơn vị trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức, việc công khai thủ tục hành chính có thể thực hiện theo một hoặc các hình thức sau đây:
1. Đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Chính phủ hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan ban hành văn bản có quy định về thủ tục hành chính và cơ quan thực hiện thủ tục hành chính.
2. Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
3. Các hình thức khác.
1. Sử dụng, bố trí cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức tốt, văn hóa giao tiếp chuẩn mực, đủ trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực phù hợp để thực hiện thủ tục hành chính.
2. Hướng dẫn, giải thích, cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời về thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức có liên quan.
3. Cấp giấy biên nhận hồ sơ, tài liệu theo quy định.
4. Bảo quản và giữ bí mật về hồ sơ tài liệu và các thông tin liên quan đến bí mật cá nhân trong quá trình giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp phải thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức nhà nước có thẩm quyền.
5. Nêu rõ lý do bằng văn bản trong trường hợp từ chối thực hiện hoặc có yêu cầu bổ sung giấy tờ trong thời hạn giải quyết theo quy định.
6. Không tự đặt ra thủ tục hành chính, hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định của pháp luật.
7. Phối hợp và chia sẻ thông tin trong quá trình giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức.
8. Hỗ trợ người có công, người cao tuổi, người tàn tật, người nghèo, phụ nữ mang thai, trẻ mồ côi và người thuộc diện bảo trợ xã hội khác trong thực hiện thủ tục hành chính.
9. Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong thực hiện thủ tục hành chính.
10. Tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức trong thực hiện thủ tục hành chính.
11. Ứng dụng công nghệ thông tin và các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong thực hiện thủ tục hành chính.
12. Thực hiện quy định khác của pháp luật.
1. Chịu trách nhiệm công bố, tổ chức nhập dữ liệu về thủ tục hành chính đã công bố trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính theo quy định tại các điều 13, 14, 15 và 24 của Nghị định này; tổ chức thực hiện nghiêm túc các thủ tục hành chính đã công bố công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.
2. Kiểm tra, đôn đốc cán bộ, công chức thuộc quyền trong việc thực hiện thủ tục hành chính.
3. Khen thưởng cán bộ, công chức có thành tích trong thực hiện thủ tục hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính hoặc có sáng kiến cải cách thủ tục hành chính.
4. Xử lý nghiêm minh, kịp thời cán bộ, công chức khi có vi phạm trong thực hiện và kiểm soát thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật.
5. Cải tiến cách thức, phương pháp thực hiện thủ tục hành chính; kịp thời kiến nghị với cơ quan cấp trên các biện pháp cải cách thủ tục hành chính.
6. Thực hiện quy định khác của pháp luật.
1. Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nhiệm vụ được giao trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính.
2. Phải tạo thuận lợi cho đối tượng thực hiện thủ tục hành chính; có tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc trong thực hiện thủ tục hành chính.
3. Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ của cá nhân, tổ chức theo quy định.
4. Hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện trình tự, hồ sơ hành chính đầy đủ, rõ ràng, chính xác không để tổ chức, cá nhân phải đi lại bổ sung hồ sơ quá hai lần cho một vụ việc, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện không đúng theo hướng dẫn của cán bộ, công chức được phân công thực hiện thủ tục hành chính.
5. Chấp hành nghiêm túc các quy định của cấp có thẩm quyền về thủ tục hành chính đã được người đứng đầu Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công bố.
6. Chủ động tham mưu, đề xuất, sáng kiến cải tiến việc thực hiện thủ tục hành chính; kịp thời phát hiện, kiến nghị với cơ quan, người có thẩm quyền để sửa đổi, bổ sung, thay đổi hoặc hủy bỏ, bãi bỏ các quy định về thủ tục hành chính không phù hợp, thiếu khả thi.
7. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc thực hiện thủ tục hành chính.
8. Thực hiện quy định khác của pháp luật.
1. Thực hiện đầy đủ các quy định về thủ tục hành chính.
2. Từ chối thực hiện những yêu cầu không được quy định trong thủ tục hành chính hoặc chưa được công khai theo quy định.
3. Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, chính xác của các giấy tờ có trong hồ sơ và cung cấp đầy đủ thông tin có liên quan.
4. Không được cản trở hoạt động thực hiện thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền.
5. Không hối lộ hoặc dùng các thủ đoạn khác để lừa dối cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong thực hiện thủ tục hành chính.
6. Giám sát việc thực hiện thủ tục hành chính; phản ánh, kiến nghị với cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền về những bất hợp lý của thủ tục hành chính và các hành vi vi phạm của cán bộ, công chức trong thực hiện thủ tục hành chính.
7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện các quyết định hành chính và hành vi hành chính theo quy định của pháp luật.
8. Trực tiếp hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp của mình tham gia thực hiện thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật.
9. Thực hiện quy định khác của pháp luật.
1. Mọi cá nhân, tổ chức có quyền phản ánh, kiến nghị về thủ tục hành chính và việc thực hiện thủ tục hành chính.
Việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về thủ tục hành chính được thực hiện theo quy định tại pháp luật về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính.
2. Văn phòng Chính phủ chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì hoạt động của cổng thông tin phản ánh, kiến nghị, kết quả giải quyết về thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính và chủ động tổ chức lấy ý kiến cá nhân, tổ chức về thủ tục hành chính quy định trong các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan chủ trì soạn thảo gửi lấy ý kiến Cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính quy định tại khoản 1 Điều 9 của Nghị định này.
IMPLEMENTATION OF ADMINISTRATIVE PROCEDURES
Article 12. Principles of implementing administrative procedures
1. Ensuring the publicity and transparency of administrative procedures currently implemented.
2. Ensuring objectivity and equality in implementing administrative procedures.
3. Ensuring inter-agency transferability, timeliness, accuracy and convenience in implementing administrative procedures.
4. Ensuring the right of individuals and organizations to give feedback and petitions on administrative procedures.
5. Heightening the responsibility of cadres and civil servants in settling affairs for individuals and organizations.
Article 13. Competence to publish administrative procedures
For the purpose of settling affairs of individuals and organizations, administrative procedures must be published in the form of decisions according to the following provisions:
1. Ministers or heads of ministerial-level agencies shall publish administrative procedures stipulated in legal documents on the sectors or fields under the management of their respective ministries or agencies;
2. Chairpersons of People's Committees of provinces or centrally run cities shall publish administrative procedures under the settling competence of local administration levels in their provinces or centrally run cities;
3. Heads of agencies and units assigned or authorized by higher-level state agencies to issue documents guiding implementation of procedures for settling affairs of individuals and organizations shall publish administrative procedures under the settling competence of their agencies or units.
Article 14. Scope of publishing administrative procedures
1. All administrative procedures, once promulgated, revised, supplemented, replaced, cancelled or abolished, must be made public.
2. Publishing administrative procedures includes publishing new administrative procedures, publishing revised, supplemented or replaced administrative procedures, and publishing cancelled or abolished administrative procedures.
a/ Publishing new administrative procedures means the provision of information on administrative procedures under Clause 1, Article 15 of this Decree;
b/ Publishing revised, supplemented or replaced administrative procedures means the provision of information relating to the revision, supplementation or replacement of administrative procedures under Clause 2. Article 15 of this Decree;
c/ Publishing cancelled or abolished administrative procedures means the elimination of information on administrative procedures inputted in the National Database of Administrative Procedures under Clause 3, Article 15 of this Decree.
Article 15. Decision to publish administrative procedures
Decisions to publish administrative procedures must be issued at least 10 (ten) working days before the legal documents containing regulation of the administrative procedures take effect.
Contents of such decision must comply with the following provisions:
1. A decision to publish a new administrative procedure must contain the following contents:
a/ Elements of the administrative procedure as stipulated in Clause 2. Article 8 of this Decree;
b/ Legal document(s) stipulating the administrative procedure;
c/ Place and time for implementing the administrative procedure.
2. A decision to publish a revised, supplemented or replaced administrative procedure must contain information as stipulated in Clause 1 of this Article, and must specify which elements of the administrative procedure are revised, supplemented or replaced and legal documents containing provisions on such revision, supplementation or replacement.
3. A decision to publish a cancelled or abolished administrative procedure must specify the name of the administrative procedure that has been cancelled or abolished. In case the administrative procedure has been published on the National Database of Administrative Procedures, the decision must specify the number and code of the dossier of administrative procedures and legal documents containing provisions on such cancellation or abolishment.
Article 16. Making public administrative procedures
Any information on administrative procedures which have been published by competent persons under Article 15 of this Decree must be made public in full on a regular basis in a clear, easy-to-access, easy-to-exploit and easy-to-use form with correct addresses given and must be published in the National Database of Administrative Procedures.
Article 17. Forms of making public
In addition to the mandatory forms of publishing in the National Database of Administrative Procedures and posting at the head offices of agencies and units directly handling administrative procedures for individuals and organizations, administrative procedures can be make public in the following forms:
1. On the Government Portal or websites of agencies issuing legal documents containing administrative procedures and administrative procedure- implementing agencies.
2. In the mass media.
3. In other forms.
Article 18. Responsibilities of administrative procedure-implementing agencies
1. To use and arrange cadres and officers having good moral qualities, standard communication skills and professional competence and qualifications to implement administrative procedures.
2. To provide promptly adequate and accurate information, explanations and guidance on administrative procedures for individuals and organizations concerned.
3. To issue receipts of dossiers and documents according to regulations.
4. To preserve and keep confidential dossiers, documents and information relating to personal secrets in the process of settlement as provided by law, except for cases in which they have to collect and disclose information and documents under decisions of competent state agencies or organizations.
5. To explain in writing in case of rejection or requiring additional documents within the prescribed time limit for settlement.
6. To refrain from creating additional administrative procedures and requiring dossiers or paperwork other than those provided by law.
7. To coordinate and share information in the process of settling affairs for individuals and organizations.
8. To assist merited persons, the elderly, the disabled, the poor, pregnant women, orphans and people eligible for social protection in implementing administrative procedures.
9. To apply the one-stop-shop and inter-agency one-stop-shop mechanism in implementing administrative procedures.
10. To receive and handle feedbacks and petitions of individuals and organizations regarding the implementation of administrative procedures.
11. To apply information technology and scientific and technological advances to implementing administrative procedures.
12. To comply with other provisions of the law.
Article 19. Responsibilities of heads of ministries, ministerial-level agencies and People's Committees of provinces and centrally run cities
1. To publish and input data on administrative procedures in the National Database of Administrative Procedures under Articles 13. 14. 15 and 24 of this Decree; to organize serious implementation of administrative procedures already published in the National Database of Administrative Procedures.
2. To inspect and urge cadres and civil servants under their management in implementing administrative procedures.
3. To commend and reward cadres and civil servants who have recorded achievements in implementing and controlling administrative procedures or have initiatives to reform administrative procedures.
4. To strictly and timely handle in accordance with law cadres and civil servants who commit violations in implementing and controlling administrative procedures.
5. To improve approaches and methods of implementing administrative procedures; to timely propose to higher-level agencies measures for reforming administrative procedures.
6. To comply with other provisions of law.
Article 20. Responsibilities of cadres and civil servants assigned to implement administrative procedures
1. To fully and seriously perform assigned tasks in implementing administrative procedures.
2. To facilitate compliance with administrative procedures; to show good manners, polite, earnest and modest attitudes, communicate in standard, clear, coherent language when implementing administrative procedures.
3. To receive and handle dossiers of individuals and organizations according to regulations.
4. To provide clear, accurate and full guidance to individuals and organizations on complying with administrative steps and dossiers so that individuals and organizations do not have to come back more than twice for dossier supplementation with respect to one affair, except in the case they improperly follow guidelines given by cadres and civil servants assigned to implement administrative procedures.
5. To strictly comply with regulations of competent levels on administrative procedures which have been published by heads of ministries, ministerial-level agencies or People's Committees of provinces and centrally run cities.
6. To be proactive in advising, proposing initiatives to improve the implementation of administrative procedures; timely detect and propose competent agencies and persons to revise, supplement, change, cancel or abolish inappropriate and infeasible regulations on administration procedures.
7. To collaborate with relevant agencies and organizations in implementing administrative procedures.
8. To comply with other provisions of law.
Article 21. Rights and obligations of administrative procedures-complying subjects
1. To comply with all regulations on administrative procedures.
2. To refuse to comply with any requests which are not stipulated in administrative procedures or not yet made public under regulations.
3. To take responsibility for the lawfulness and accuracy of documents in dossiers and provide sufficient relevant information.
4. To refrain from hindering the implementation of administrative procedures by competent state agencies or persons.
5. To refrain from giving bribes or using other tricks to deceive state agencies and competent persons in the implementation of administrative procedures.
6. To supervise the implementation of administrative procedures; provide feedbacks and petitions to competent state agencies or persons on irrationalities of administrative procedures and wrongdoings of cadres and civil servants in implementing administrative procedures.
7. To complain, denounce or file lawsuits against administrative decisions and acts in accordance with law.
8. To personally implement or authorize their lawful representatives to implement administrative procedures in accordance with law.
9. To comply with other provisions of law.
Article 22. Feedbacks and petitions on administrative procedures in the process of implementation
1. Every individual or organization may provide feedback and petitions on administrative procedures and implementation of administrative procedures.
Receipt and settlement of feedbacks and petitions on administrative procedures shall be conducted in accordance with the law on receipt and handling of individuals' and organizations' feedbacks and petitions on administrative regulations.
2. The Government Office shall establish and maintain an information portal for petitions and complaints and results of their settlement concerning administrative procedures on the National Database of Administrative Procedures and collect opinions of individuals and organizations on administrative procedures proposed in draft legal documents which are sent by main drafting agencies to the Administrative Procedures Control Agency for comment as stipulated in Clause 1, Article 9 of this Decree.