Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
Số hiệu: | 63/2010/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 08/06/2010 | Ngày hiệu lực: | 14/10/2010 |
Ngày công báo: | 23/06/2010 | Số công báo: | Từ số 367 đến số 368 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định về kiểm soát thủ tục hành chính - Chính phủ đã ban hành Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 quy định về kiểm soát việc quy định, thực hiện, rà soát, đánh giá thủ tục hành chính và quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính. Nguyên tắc của việc kiểm soát thủ tục hành chính là phải bảo đảm thực hiện có hiệu quả mục tiêu cải cách thủ tục hành chính, cải cách hành chính; bảo đảm điều phối, huy động sự tham gia tích cực, rộng rãi của tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân vào quá trình kiểm soát thủ tục hành chính. Kịp thời phát hiện để loại bỏ hoặc chỉnh sửa thủ tục hành chính không phù hợp, phức tạp, phiền hà; bổ sung thủ tục hành chính cần thiết, đáp ứng nhu cầu thực tế; bảo đảm quy định thủ tục hành chính đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức của đối tượng và cơ quan thực hiện thủ tục hành chính. Kiểm soát thủ tục hành chính được thực hiện ngay khi dự thảo quy định về thủ tục hành chính và được tiến hành thường xuyên, liên tục trong quá trình tổ chức thực hiện thủ tục hành chính. Cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính trực thuộc Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm tổ chức thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính và quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính trong phạm vi cả nước theo quy định tại Nghị định này. Thủ trưởng Cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm. Thủ tục hành chính được đăng tải trên Cơ sở dữ liệu quốc gia là các thủ tục hành chính được bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công bố. Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức việc nhập các thủ tục hành chính và văn bản quy định về thủ tục hành chính đã được công bố vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính và gửi Cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính chậm nhất trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày ký quyết định công bố; đồng thời chịu trách nhiệm về tính chính xác của thủ tục hành chính và văn bản quy định về thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/10/2010. Bãi bỏ quy định tại Điều 2 của Quyết định số 1699/QĐ-TTg ngày 20/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc thiết lập Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính kể từ thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định về kiểm soát việc quy định, thực hiện, rà soát, đánh giá thủ tục hành chính và quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.
2. Nghị định này không điều chỉnh:
a) Thủ tục hành chính trong nội bộ của từng cơ quan hành chính nhà nước, giữa cơ quan hành chính nhà nước với nhau không liên quan đến việc giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức;
b) Thủ tục xử lý vi phạm hành chính; thủ tục thanh tra và thủ tục hành chính có nội dung bí mật nhà nước.
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân trong hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Thủ tục hành chính” là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức.
2. “Trình tự thực hiện” là thứ tự các bước tiến hành của đối tượng và cơ quan thực hiện thủ tục hành chính trong giải quyết một công việc cụ thể cho cá nhân, tổ chức.
3. “Hồ sơ” là những loại giấy tờ mà đối tượng thực hiện thủ tục hành chính cần phải nộp hoặc xuất trình cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính trước khi cơ quan thực hiện thủ tục hành chính giải quyết một công việc cụ thể cho cá nhân, tổ chức.
4. “Yêu cầu, điều kiện” là những đòi hỏi mà đối tượng thực hiện thủ tục hành chính phải đáp ứng hoặc phải làm khi thực hiện một thủ tục hành chính cụ thể.
5. “Kiểm soát thủ tục hành chính” là việc xem xét, đánh giá, theo dõi nhằm bảo đảm tính khả thi của quy định về thủ tục hành chính, đáp ứng yêu cầu công khai, minh bạch trong quá trình tổ chức thực hiện thủ tục hành chính.
6. “Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính” là tập hợp thông tin về thủ tục hành chính và các văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính được xây dựng, cập nhật và duy trì trên Trang thông tin điện tử về thủ tục hành chính của Chính phủ nhằm đáp ứng yêu cầu công khai, minh bạch trong quản lý hành chính nhà nước, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân truy nhập và sử dụng thông tin chính thức về thủ tục hành chính.
1. Kiểm soát thủ tục hành chính phải bảo đảm thực hiện có hiệu quả mục tiêu cải cách thủ tục hành chính, cải cách hành chính; bảo đảm điều phối, huy động sự tham gia tích cực, rộng rãi của tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân vào quá trình kiểm soát thủ tục hành chính.
2. Kịp thời phát hiện để loại bỏ hoặc chỉnh sửa thủ tục hành chính không phù hợp, phức tạp, phiền hà; bổ sung thủ tục hành chính cần thiết, đáp ứng nhu cầu thực tế; bảo đảm quy định thủ tục hành chính đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức của đối tượng và cơ quan thực hiện thủ tục hành chính.
3. Kiểm soát thủ tục hành chính được thực hiện ngay khi dự thảo quy định về thủ tục hành chính và được tiến hành thường xuyên, liên tục trong quá trình tổ chức thực hiện thủ tục hành chính.
1. Cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính trực thuộc Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm tổ chức thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính và quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính trong phạm vi cả nước theo quy định tại Nghị định này.
Thủ trưởng Cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm.
2. Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm tổ chức thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ theo quy định tại Nghị định này.
3. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định tại Nghị định này.
4. Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính.
5. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, biên chế của bộ phận kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ, Văn phòng Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
1. Nghiêm cấm cán bộ, công chức được phân công thực hiện thủ tục hành chính thực hiện các hành vi sau đây:
a) Tiết lộ thông tin về hồ sơ tài liệu và các thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân của đối tượng thực hiện thủ tục hành chính mà mình biết được khi thực hiện thủ tục hành chính, trừ trường hợp được đối tượng thực hiện thủ tục hành chính đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác; sử dụng thông tin đó để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
b) Từ chối thực hiện, kéo dài thời gian thực hiện hoặc tự ý yêu cầu bổ sung thêm hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định mà không nêu rõ lý do bằng văn bản;
c) Hách dịch, cửa quyền, sách nhiễu, gây phiền hà, gây khó khăn cho đối tượng thực hiện thủ tục hành chính; lợi dụng các quy định, các vướng mắc về thủ tục hành chính để trục lợi;
d) Nhận tiền hoặc quà biếu dưới bất cứ hình thức nào từ đối tượng thực hiện thủ tục hành chính khi tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính ngoài phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính đã được quy định và công bố công khai;
đ) Đùn đẩy trách nhiệm, thiếu hợp tác, chậm trễ, gây cản trở trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
2. Nghiêm cấm đối tượng thực hiện thủ tục hành chính cản trở hoạt động của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền; đưa hối lộ hoặc dùng các thủ đoạn khác để lừa dối cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong thực hiện thủ tục hành chính.
3. Nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính.
Thủ tục hành chính được quy định phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
1. Đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện.
2. Phù hợp với mục tiêu quản lý hành chính nhà nước.
3. Bảo đảm quyền bình đẳng của các đối tượng thực hiện thủ tục hành chính.
4. Tiết kiệm thời gian và chi phí của cá nhân, tổ chức và cơ quan hành chính nhà nước.
5. Đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ, hiệu quả của các quy định về thủ tục hành chính; thủ tục hành chính phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định trên cơ sở bảo đảm tính liên thông giữa các thủ tục hành chính liên quan, thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng, minh bạch, hợp lý; dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của cơ quan nào, cơ quan đó phải có trách nhiệm hoàn chỉnh.
1. Thủ tục hành chính theo quy định của Nghị định này phải được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành hoặc trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành; do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành.
2. Việc quy định một thủ tục hành chính cụ thể chỉ hoàn thành khi đáp ứng đầy đủ các bộ phận tạo thành cơ bản sau đây:
a) Tên thủ tục hành chính;
b) Trình tự thực hiện;
c) Cách thức thực hiện;
d) Hồ sơ;
đ) Thời hạn giải quyết;
e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính;
g) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính;
h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính;
i) Trường hợp thủ tục hành chính phải có mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính; mẫu kết quả thực hiện thủ tục hành chính; yêu cầu, điều kiện; phí, lệ phí thì mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính; mẫu kết quả thực hiện thủ tục hành chính; yêu cầu, điều kiện; phí, lệ phí là bộ phận tạo thành của thủ tục hành chính.
3. Một thủ tục hành chính cụ thể được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phải bảo đảm đầy đủ các bộ phận tạo thành quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h khoản 2 Điều này.
Trường hợp thủ tục hành chính có yêu cầu, điều kiện quy định tại điểm i khoản 2 Điều này, thì yêu cầu, điều kiện phải được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Đối với yêu cầu, điều kiện thể hiện dưới dạng quy chuẩn kỹ thuật phải được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
4. Một thủ tục hành chính cụ thể được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải quy định rõ ràng, cụ thể các bộ phận còn lại của thủ tục hành chính.
Trường hợp thủ tục hành chính có đơn, tờ khai hành chính thì mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính phải được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
5. Khi được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phân cấp hoặc ủy quyền về việc quy định hoặc hướng dẫn quy định về thủ tục hành chính, Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải bảo đảm quy định đầy đủ, hướng dẫn rõ ràng, chi tiết, cụ thể về các bộ phận tạo thành của thủ tục hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Trước khi gửi thẩm định, cơ quan được giao chủ trì soạn thảo phải gửi lấy ý kiến cơ quan, đơn vị kiểm soát thủ tục hành chính theo quy định sau đây:
a) Lấy ý kiến Cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính đối với thủ tục hành chính quy định trong dự án văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, dự thảo thông tư liên tịch của các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
b) Lấy ý kiến Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ đối với thủ tục hành chính quy định trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.
c) Lấy ý kiến của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với thủ tục hành chính quy định trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Hồ sơ gửi lấy ý kiến bao gồm:
a) Văn bản đề nghị góp ý kiến, trong đó nêu rõ vấn đề cần xin ý kiến đối với quy định về thủ tục hành chính, xác định rõ các tiêu chí đã đạt được của thủ tục hành chính nêu tại khoản 2, 3 Điều 10 của Nghị định này;
b) Dự án, dự thảo văn bản có quy định về thủ tục hành chính;
c) Bản đánh giá tác động theo quy định tại Điều 10 của Nghị định này.
3. Cơ quan, đơn vị thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính quy định tại Điều 5 của Nghị định này có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến cơ quan, tổ chức hữu quan và đối tượng chịu sự tác động của quy định về thủ tục hành chính thông qua việc tham vấn, hội nghị, hội thảo hoặc biểu mẫu lấy ý kiến do Cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính xây dựng và đăng tải trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính để tổng hợp ý kiến tham gia gửi cơ quan chủ trì soạn thảo.
Thời hạn góp ý kiến đối với quy định về thủ tục hành chính được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ gửi lấy ý kiến, chậm nhất là 20 (hai mươi) ngày làm việc, Cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến, tổng hợp ý kiến và gửi văn bản tham gia ý kiến cho cơ quan chủ trì soạn thảo;
b) Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ gửi lấy ý kiến, chậm nhất là 10 (mười) ngày làm việc, Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến, tổng hợp ý kiến và gửi văn bản tham gia ý kiến cho cơ quan chủ trì soạn thảo.
4. Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan cho ý kiến quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp không tiếp thu ý kiến góp ý, cơ quan chủ trì soạn thảo phải giải trình cụ thể.
Việc tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý đối với quy định về thủ tục hành chính trong các dự án, dự thảo phải được thể hiện thành một phần riêng trong văn bản tiếp thu, giải trình. Văn bản tiếp thu, giải trình phải được gửi đến cơ quan cho ý kiến quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Cơ quan được phân công chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính phải tổ chức đánh giá tác động của quy định về thủ tục hành chính theo các tiêu chí sau đây:
a) Sự cần thiết của thủ tục hành chính;
b) Tính hợp lý của thủ tục hành chính;
c) Tính hợp pháp của thủ tục hành chính;
d) Các chi phí tuân thủ thủ tục hành chính.
2. Việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính thực hiện theo biểu mẫu ban hành tại Phụ lục I, II và III của Nghị định này và được cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính đăng tải trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.
Cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính có trách nhiệm hướng dẫn điền biểu mẫu đánh giá tác động và việc tính toán chi phí tuân thủ thủ tục hành chính. Trường hợp cần thiết, Cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính bổ sung thêm các tiêu chí đánh giá để bảo đảm chất lượng các quy định về thủ tục hành chính.
3. Trường hợp thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, ngoài đánh giá các nội dung quy định khoản 2 Điều này, cơ quan chủ trì soạn thảo phải thuyết minh rõ tính đơn giản cũng như những ưu điểm của thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung.
1. Cơ quan thẩm định văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm thẩm định và bổ sung trong Báo cáo thẩm định phần kết quả thẩm định về thủ tục hành chính quy định trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo quy định về trách nhiệm thẩm định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Trường hợp cần thiết, cơ quan thẩm định văn bản quy phạm pháp luật mời cơ quan, đơn vị kiểm soát thủ tục hành chính cùng cấp tham gia để thẩm định nội dung thủ tục hành chính quy định trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
2. Nội dung thẩm định quy định về thủ tục hành chính tập trung xem xét các vấn đề được quy định tại các điều 7, 8 của Nghị định này.
3. Hồ sơ gửi thẩm định, bao gồm: ngoài thành phần hồ sơ theo quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan gửi thẩm định phải có thêm bản đánh giá tác động về thủ tục hành chính theo quy định tại Điều 10 của Nghị định này và báo cáo giải trình về việc tiếp thu ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân, trong đó có ý kiến góp ý của Cơ quan, đơn vị kiểm soát thủ tục hành chính.
Cơ quan thẩm định không tiếp nhận hồ sơ gửi thẩm định nếu dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính chưa có bản đánh giá tác động về thủ tục hành chính và ý kiến góp ý của Cơ quan, đơn vị kiểm soát thủ tục hành chính.
4. Thẩm quyền, trình tự và thời hạn thẩm định thực hiện theo quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
1. Bảo đảm công khai, minh bạch các thủ tục hành chính đang được thực hiện.
2. Bảo đảm khách quan, công bằng trong thực hiện thủ tục hành chính.
3. Bảo đảm tính liên thông, kịp thời, chính xác, không gây phiền hà trong thực hiện thủ tục hành chính.
4. Bảo đảm quyền được phản ánh, kiến nghị của các cá nhân, tổ chức đối với các thủ tục hành chính.
5. Đề cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức.
Để giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức, thủ tục hành chính phải được công bố dưới hình thức quyết định theo quy định sau đây:
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ công bố thủ tục hành chính được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị được cơ quan nhà nước cấp trên giao nhiệm vụ hoặc ủy quyền ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện thủ tục giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức công bố thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, đơn vị.
1. Tất cả các thủ tục hành chính sau khi ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ hoặc bãi bỏ phải được công bố công khai.
2. Việc công bố công khai thủ tục hành chính, bao gồm: công bố thủ tục hành chính mới ban hành; công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế và công bố thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ.
a) Công bố thủ tục hành chính mới ban hành là việc cung cấp các thông tin về thủ tục hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 15 của Nghị định này;
b) Công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế là việc cung cấp các thông tin liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung, thay thế của thủ tục hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Nghị định này;
c) Công bố thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ là việc xóa bỏ nội dung thông tin về thủ tục hành chính đã được đưa vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính theo quy định khoản 3 Điều 15 của Nghị định này.
Quyết định công bố thủ tục hành chính phải được ban hành chậm nhất trước 10 (mười) ngày làm việc tính đến ngày văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính có hiệu lực thi hành.
Nội dung quyết định công bố thủ tục hành chính theo quy định sau đây:
1. Đối với quyết định công bố thủ tục hành chính mới ban hành, nội dung quyết định bao gồm:
a) Các bộ phận tạo thành thủ tục hành chính quy định tại khoản 2 Điều 8 của Nghị định này;
b) Văn bản quy phạm pháp luật quy định về thủ tục hành chính;
c) Địa điểm, thời gian thực hiện thủ tục hành chính.
2. Đối với quyết định công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, ngoài việc chứa đựng thông tin quy định tại khoản 1 Điều này, nội dung quyết định phải xác định rõ bộ phận nào của thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế; văn bản quy phạm pháp luật có quy định việc sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thủ tục hành chính.
3. Đối với quyết định công bố thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ, nội dung quyết định phải xác định rõ tên thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ; trường hợp thủ tục hành chính đã được đăng tải trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, quyết định phải ghi rõ số, ký hiệu của hồ sơ thủ tục hành chính; văn bản quy phạm pháp luật có quy định việc hủy bỏ hoặc bãi bỏ thủ tục hành chính.
Ngoài hình thức công khai bắt buộc trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính và niêm yết tại trụ sở cơ quan, đơn vị trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức, việc công khai thủ tục hành chính có thể thực hiện theo một hoặc các hình thức sau đây:
1. Đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Chính phủ hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan ban hành văn bản có quy định về thủ tục hành chính và cơ quan thực hiện thủ tục hành chính.
2. Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
3. Các hình thức khác.
1. Sử dụng, bố trí cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức tốt, văn hóa giao tiếp chuẩn mực, đủ trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực phù hợp để thực hiện thủ tục hành chính.
2. Hướng dẫn, giải thích, cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời về thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức có liên quan.
3. Cấp giấy biên nhận hồ sơ, tài liệu theo quy định.
4. Bảo quản và giữ bí mật về hồ sơ tài liệu và các thông tin liên quan đến bí mật cá nhân trong quá trình giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp phải thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức nhà nước có thẩm quyền.
5. Nêu rõ lý do bằng văn bản trong trường hợp từ chối thực hiện hoặc có yêu cầu bổ sung giấy tờ trong thời hạn giải quyết theo quy định.
6. Không tự đặt ra thủ tục hành chính, hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định của pháp luật.
7. Phối hợp và chia sẻ thông tin trong quá trình giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức.
8. Hỗ trợ người có công, người cao tuổi, người tàn tật, người nghèo, phụ nữ mang thai, trẻ mồ côi và người thuộc diện bảo trợ xã hội khác trong thực hiện thủ tục hành chính.
9. Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong thực hiện thủ tục hành chính.
10. Tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức trong thực hiện thủ tục hành chính.
11. Ứng dụng công nghệ thông tin và các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong thực hiện thủ tục hành chính.
12. Thực hiện quy định khác của pháp luật.
1. Chịu trách nhiệm công bố, tổ chức nhập dữ liệu về thủ tục hành chính đã công bố trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính theo quy định tại các điều 13, 14, 15 và 24 của Nghị định này; tổ chức thực hiện nghiêm túc các thủ tục hành chính đã công bố công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.
2. Kiểm tra, đôn đốc cán bộ, công chức thuộc quyền trong việc thực hiện thủ tục hành chính.
3. Khen thưởng cán bộ, công chức có thành tích trong thực hiện thủ tục hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính hoặc có sáng kiến cải cách thủ tục hành chính.
4. Xử lý nghiêm minh, kịp thời cán bộ, công chức khi có vi phạm trong thực hiện và kiểm soát thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật.
5. Cải tiến cách thức, phương pháp thực hiện thủ tục hành chính; kịp thời kiến nghị với cơ quan cấp trên các biện pháp cải cách thủ tục hành chính.
6. Thực hiện quy định khác của pháp luật.
1. Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nhiệm vụ được giao trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính.
2. Phải tạo thuận lợi cho đối tượng thực hiện thủ tục hành chính; có tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc trong thực hiện thủ tục hành chính.
3. Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ của cá nhân, tổ chức theo quy định.
4. Hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện trình tự, hồ sơ hành chính đầy đủ, rõ ràng, chính xác không để tổ chức, cá nhân phải đi lại bổ sung hồ sơ quá hai lần cho một vụ việc, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện không đúng theo hướng dẫn của cán bộ, công chức được phân công thực hiện thủ tục hành chính.
5. Chấp hành nghiêm túc các quy định của cấp có thẩm quyền về thủ tục hành chính đã được người đứng đầu Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công bố.
6. Chủ động tham mưu, đề xuất, sáng kiến cải tiến việc thực hiện thủ tục hành chính; kịp thời phát hiện, kiến nghị với cơ quan, người có thẩm quyền để sửa đổi, bổ sung, thay đổi hoặc hủy bỏ, bãi bỏ các quy định về thủ tục hành chính không phù hợp, thiếu khả thi.
7. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc thực hiện thủ tục hành chính.
8. Thực hiện quy định khác của pháp luật.
1. Thực hiện đầy đủ các quy định về thủ tục hành chính.
2. Từ chối thực hiện những yêu cầu không được quy định trong thủ tục hành chính hoặc chưa được công khai theo quy định.
3. Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, chính xác của các giấy tờ có trong hồ sơ và cung cấp đầy đủ thông tin có liên quan.
4. Không được cản trở hoạt động thực hiện thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền.
5. Không hối lộ hoặc dùng các thủ đoạn khác để lừa dối cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong thực hiện thủ tục hành chính.
6. Giám sát việc thực hiện thủ tục hành chính; phản ánh, kiến nghị với cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền về những bất hợp lý của thủ tục hành chính và các hành vi vi phạm của cán bộ, công chức trong thực hiện thủ tục hành chính.
7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện các quyết định hành chính và hành vi hành chính theo quy định của pháp luật.
8. Trực tiếp hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp của mình tham gia thực hiện thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật.
9. Thực hiện quy định khác của pháp luật.
1. Mọi cá nhân, tổ chức có quyền phản ánh, kiến nghị về thủ tục hành chính và việc thực hiện thủ tục hành chính.
Việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về thủ tục hành chính được thực hiện theo quy định tại pháp luật về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính.
2. Văn phòng Chính phủ chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì hoạt động của cổng thông tin phản ánh, kiến nghị, kết quả giải quyết về thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính và chủ động tổ chức lấy ý kiến cá nhân, tổ chức về thủ tục hành chính quy định trong các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan chủ trì soạn thảo gửi lấy ý kiến Cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính quy định tại khoản 1 Điều 9 của Nghị định này.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức việc nhập các thủ tục hành chính và văn bản quy định về thủ tục hành chính đã được công bố vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính và gửi Cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính chậm nhất trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày ký quyết định công bố; đồng thời chịu trách nhiệm về tính chính xác của thủ tục hành chính và văn bản quy định về thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.
Thủ tục hành chính và các văn bản quy định về thủ tục hành chính hoặc văn bản có liên quan về thủ tục hành chính được đăng tải trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính có giá trị thi hành và được bảo đảm thi hành.
Mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính đăng tải kèm theo thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính có giá trị ngang bằng với mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính do cơ quan thực hiện thủ tục hành chính cung cấp trực tiếp.
1. Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông và các Bộ, ngành, địa phương xây dựng và duy trì Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính; hướng dẫn việc nhập và gửi dữ liệu thủ tục hành chính để đăng tải trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.
2. Cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính có trách nhiệm đăng tải dữ liệu về thủ tục hành chính đã được bộ, ngành, địa phương gửi theo quy định tại Điều 24 của Nghị định này trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được các dữ liệu về thủ tục hành chính.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo việc tạo đường kết nối giữa trang tin điện tử của Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.
4. Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
a) Thủ tục hành chính hiện đang được thực hiện trên phạm vi toàn quốc hoặc trên địa bàn của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
b) Thủ tục hành chính đã bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ;
c) Các văn bản quy định về thủ tục hành chính và các văn bản quy định có liên quan đến thủ tục hành chính;
d) Cổng tham vấn về thủ tục hành chính và việc thực hiện thủ tục hành chính quy định tại khoản 2 Điều 22 của Nghị định này;
đ) Nội dung khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
5. Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính phải bảo đảm dễ dàng, tiện lợi cho người sử dụng trong việc tìm kiếm, tra cứu, khai thác.
1. Bộ, cơ quan ngang Bộ chịu trách nhiệm rà soát, đánh giá thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý ngành, lĩnh vực được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm rà soát, đánh giá thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính chịu trách nhiệm rà soát, đánh giá độc lập thủ tục hành chính trong các trường hợp sau đây:
a) Theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
b) Thủ tục hành chính có liên quan chặt chẽ với nhau, kết quả thực hiện thủ tục hành chính này là tiền đề để thực hiện thủ tục hành chính tiếp theo;
c) Thủ tục hành chính, qua phát hiện hoặc theo thông tin phản ánh của cá nhân, tổ chức, còn rườm rà, khó thực hiện, gây cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức kinh tế và đời sống của nhân dân.
1. Sự cần thiết của thủ tục hành chính và các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính được rà soát, đánh giá.
2. Sự phù hợp của thủ tục hành chính và các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính được rà soát, đánh giá với mục tiêu quản lý nhà nước và những thay đổi về kinh tế - xã hội, công nghệ và các điều kiện khách quan khác.
3. Các nguyên tắc nêu tại Điều 7 và Điều 12 của Nghị định này.
1. Việc rà soát, đánh giá phải được tiến hành trên cơ sở thống kê, tập hợp đầy đủ các thủ tục hành chính, các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính cần rà soát, đánh giá để xem xét theo những nội dung quy định tại Điều 28 của Nghị định này. Trong quá trình rà soát, đánh giá phải chú trọng tới đối tượng chịu sự tác động của thủ tục hành chính.
2. Đối với các thủ tục hành chính quy định tại điểm b khoản 3 Điều 27 của Nghị định này, thì việc rà soát, đánh giá cần tiến hành theo nhóm các quy định của thủ tục hành chính và nhóm các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính được rà soát, đánh giá.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính rà soát, đánh giá thủ tục hành chính theo kế hoạch hoặc theo sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Kết quả rà soát, đánh giá thủ tục hành chính của các cơ quan này là cơ sở để thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính.
4. Huy động sự tham gia rà soát của các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của thủ tục hành chính.
5. Cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính thực hiện việc rà soát, đánh giá độc lập thủ tục hành chính thông qua việc chủ trì tổ chức rà soát, đánh giá thủ tục hành chính hoặc xem xét kết quả rà soát, đánh giá thủ tục hành chính của Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
1. Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính được xây dựng dựa trên một trong các căn cứ sau:
a) Chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
b) Lựa chọn của Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
c) Phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về thủ tục hành chính.
2. Nội dung kế hoạch phải xác định rõ thủ tục hành chính cần rà soát, đánh giá, cơ quan thực hiện, thời gian thực hiện, căn cứ lựa chọn và dự kiến sản phẩm.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động xây dựng kế hoạch hàng năm về rà soát, đánh giá thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý, gửi Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính đã được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt đến Cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính trước ngày 31 tháng 01 của năm kế hoạch.
4. Trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và kế hoạch rà soát, đánh giá của Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính xây dựng kế hoạch rà soát độc lập của cơ quan mình trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
1. Trên cơ sở kết quả rà soát, đánh giá thủ tục hành chính của Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ hoặc bãi bỏ theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ hoặc bãi bỏ thủ tục hành chính và quy định có liên quan đến thủ tục hành chính không đáp ứng quy định tại Điều 28 của Nghị định này.
2. Trên cơ sở kết quả rà soát, đánh giá tổng thể hoặc kết quả rà soát, đánh giá độc lập, Văn phòng Chính phủ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định phương án sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ hoặc bãi bỏ thủ tục hành chính và các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính không đáp ứng quy định tại Điều 28 của Nghị định này; theo dõi, đôn đốc kiểm tra các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện các quyết định này của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
1. Cơ quan, cán bộ, công chức có thành tích trong thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng.
2. Cán bộ, công chức được khen thưởng trong thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính do có thành tích xuất sắc hoặc công trạng thì được nâng lương trước thời hạn, được ưu tiên khi xem xét bổ nhiệm chức vụ cao hơn nếu cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Nghị định này, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Kinh phí thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính quy định tại Nghị định này do ngân sách nhà nước bảo đảm. Kinh phí thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính của Bộ, cơ quan trung ương do ngân sách trung ương bảo đảm. Kinh phí thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do ngân sách địa phương bảo đảm. Ngoài kinh phí do ngân sách nhà nước bảo đảm, Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được huy động và sử dụng các nguồn lực hợp pháp khác để tăng cường thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý.
2. Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí cho hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và văn bản hướng dẫn thi hành.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm bố trí kinh phí cho hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trong dự toán ngân sách của cấp mình theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và văn bản hướng dẫn thi hành.
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương định kỳ hàng quý báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình và kết quả thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trước ngày 15 của tháng thứ ba của mỗi quý hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
2. Cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính chịu trách nhiệm tổng hợp báo cáo của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại khoản 1 Điều này để trước ngày 30 của tháng thứ ba của mỗi quý báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình, kết quả thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
3. Nội dung báo cáo hàng quý, chủ yếu bao gồm:
a) Tình hình kiểm soát quy định về thủ tục hành chính, trong đó nêu rõ tổng số thủ tục hành chính được đánh giá tác động và tổng số văn bản quy phạm pháp luật quy định về thủ tục hành chính được ban hành trong quý;
b) Tình hình công bố thủ tục hành chính và số lượng thủ tục hành chính được công bố;
c) Tình hình thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan hoặc tại địa phương, trong đó nêu rõ việc khen thưởng, xử lý cán bộ, công chức vi phạm quy định về kiểm soát thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)
d) Việc rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính (nếu có);
đ) Vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính (nếu có);
e) Tình hình tiếp nhận và kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị về thủ tục hành chính;
g) Nội dung khác theo yêu cầu của Cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính hoặc theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
4. Cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính chịu trách nhiệm xây dựng mẫu báo cáo quy định tại khoản 3 Điều này và đăng tải trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính để thống nhất thực hiện.
5. Tình hình, kết quả hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính phải được thông tin kịp thời, trung thực và thường xuyên trên Trang tin thủ tục hành chính của Chính phủ và các phương tiện thông tin đại chúng khác.
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
2. Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Nghị định này.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2010. Bãi bỏ quy định tại Điều 2 của Quyết định số 1699/QĐ-TTg ngày 20 tháng 10 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc thiết lập Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính kể từ thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành.
2. Thủ tục hành chính quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trước khi Nghị định này có hiệu lực thi hành thì vẫn tiếp tục có hiệu lực thi hành cho đến khi được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bị bãi bỏ, hủy bỏ.
Trước ngày 31 tháng 12 năm 2010, cơ quan đã ban hành văn bản sử dụng phương pháp dùng một văn bản quy phạm pháp luật để sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ thủ tục hành chính quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật do chính cơ quan đó ban hành nhằm bảo đảm đơn giản hóa thủ tục hành chính theo yêu cầu của Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 - 2010 được phê duyệt kèm theo Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.
Sau ngày 31 tháng 12 năm 2010, việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ thủ tục hành chính được áp dụng theo đúng quy định tại Nghị định này.
3. Việc quy định mới về thủ tục hành chính trong các văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng theo đúng quy định tại Nghị định này kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
BIỂU MẪU ĐÁNH GIÁ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
(Ban hành kèm theo Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ)
I. Về sự cần thiết của thủ tục hành chính |
|
1. Thủ tục hành chính được đặt ra nhằm đạt được mục tiêu gì? |
a) Thủ tục hành chính được đặt ra nhằm đạt được mục tiêu:........ ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... b) Mục tiêu nêu trên có cần thiết hay không? Có £ Không £ Đề nghị giải thích lý do đối với câu trả lời.......................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... |
2. Thủ tục hành chính dự kiến khi được thực hiện có đáp ứng được mục tiêu đặt ra hay không? |
a) Có £ b) Không £ Đề nghị giải thích lý do đối với câu trả lời.......................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... |
3. Có biện pháp khác để thay thế thủ tục hành chính này mà vẫn đảm bảo mục tiêu đặt ra hay không? |
a) Có £ b) Không £ Nếu chọn câu trả lời a, đề nghị cho biết lý do và nêu rõ biện pháp thay thế?.................................................................................................. ................................................................................................................... ...................................................................................................................
|
4. Với câu trả lời đối với các câu hỏi từ câu 1 – 3 trên đây thì thủ tục này có cần thiết hay không? a) Có £ b) Không £ Nếu chọn câu trả lời a, đề nghị tiếp tục trả lời các câu hỏi ở các phần sau. Nếu chọn câu trả lời b, không phải trả lời các câu hỏi tại phần II, III, IV. |
|
II. Về tính hợp lý của thủ tục hành chính |
|
5. Thủ tục hành chính này có đồng bộ, thống nhất với các thủ tục hành chính khác hay không? |
a) Có £ b) Không £ Nếu chọn câu trả lời b, đề nghị giải thích và ghi rõ tên của thủ tục hành chính cũng như văn bản quy định thủ tục hành chính mà thủ tục hành chính này không đồng bộ, thống nhất ............................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... Nếu chọn câu trả lời b, đề nghị đề xuất phương án xử lý............... ................................................................................................................... ................................................................................................................... |
6. Thủ tục hành chính có xác định rõ cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giải quyết thủ tục hành chính hay không? |
a) Có £ b) Không £ Nếu chọn câu trả lời b, thủ tục hành chính phải được sửa đổi để xác định rõ cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giải quyết thủ tục hành chính. Đề nghị nêu rõ phương án sửa đổi............................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... |
7. Thủ tục hành chính có xác định rõ trình tự, cách thức thực hiện hay không? |
a) Có £ b) Không £ Nếu chọn câu trả lời b, đề nghị nêu lý do và phương án sửa đổi.. ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... |
8. Quy định về thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ có rõ ràng và hợp lý hay không? |
a) Có £ b) Không £ Nếu chọn câu trả lời b, đề nghị nêu rõ lý do và đề xuất phương án kiến nghị về thành phần, số lượng hồ sơ để giảm gánh nặng cho cá nhân, tổ chức..................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... |
9. Thủ tục hành chính này có quy định cụ thể thời gian giải quyết từ phía các cơ quan thực hiện thủ tục hành chính hay không? |
a) Có £ Không £ b) Nếu câu trả lời a là CÓ, thời hạn giải quyết là bao lâu?............. ................................................................................................................... c) Có thể rút ngắn thời hạn này không? Có £ Không £ Nếu câu trả lời c là CÓ, thì thời gian là bao lâu là phù hợp? tại sao?.......................................................................................................... ................................................................................................................... d) Nếu câu trả lời a là KHÔNG, thủ tục phải quy định thời hạn trả kết quả. Đề nghị nêu rõ thời hạn trả kết quả là bao lâu là phù hợp:................................................................................................................... ................................................................................................................... |
10. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính này có quy định thời hạn có hiệu lực hay không? |
a) Có £ Không £ b) Nếu câu trả lời a là CÓ, thời hạn có giá trị là bao nhiêu?.......... ................................................................................................................... c) Nếu câu trả lời a là CÓ, thì quy định này có hợp lý không? Có £ Không £ d) Nếu câu trả lời c là KHÔNG, đề nghị cho biết lý do và đề xuất phương án sửa đổi................................................................................ ................................................................................................................... |
11. Thủ tục hành chính này có đòi hỏi kết quả của việc giải quyết các thủ tục hành chính khác hoặc thủ tục hành chính này là kết quả để giải quyết thủ tục hành chính khác hay không? |
a) Có £ Không £ b) Nếu câu trả lời a là CÓ, có thể áp dụng cơ chế liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính hay không để giảm gánh nặng về thủ tục cho cá nhân và doanh nghiệp? Có £ Không £ c) Nếu câu trả lời b là CÓ, đề nghị nêu rõ các thủ tục hành chính có thể áp dụng cơ chế liên thông, cách thức áp dụng và đề xuất cơ quan đầu mối tiếp nhận .................................................................. ................................................................................................................... |
12. Với câu trả lời đối với các câu hỏi từ câu 5 – 11 trên đây thì thủ tục hành chính này có hợp lý/phù hợp hay không? a) Có £ b) Không £ |
|
III. Về tính hợp pháp của thủ tục hành chính |
|
13. Thủ tục hành chính có được quy định đúng thẩm quyền không? |
a) Thủ tục hành chính quy định đúng thẩm quyền £ b) Một phần của thủ tục hành chính quy định không đúng thẩm quyền £ Nếu câu trả lời là b, đề nghị xác định rõ nội dung nào của thủ tục hành chính không được quy định đúng thẩm quyền ▪ Trình tự, cách thức thực hiện £ ▪ Hồ sơ £ ▪ Thời hạn giải quyết thủ tục hành chính £ ▪ Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính £ ▪ Khác ...................................................................................................... c) Thủ tục hành chính quy định không đúng thẩm quyền £ Đề nghị nêu rõ lý do đối với các câu trả lời a, b, c............................ ................................................................................................................... |
14. Nội dung thủ tục hành chính có trái với các quy định trong văn bản của cơ quan cấp trên hay không? |
a) Có £ Không £ b) Nếu chọn câu trả lời a là CÓ, đề nghị xác định rõ nội dung nào trái với các quy định trong văn bản của cơ quan cấp trên: ▪ Trình tự, cách thức thực hiện £ ▪ Hồ sơ £ ▪ Thời hạn giải quyết thủ tục hành chính £ ▪ Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính £ ▪ Khác ...................................................................................................... c) Đề nghị cho biết lý do đối với các nội dung lựa chọn tại câu b và ghi rõ điều khoản và tên, số ký hiệu, ngày, tháng, năm ban hành văn bản của cơ quan cấp trên tương ứng:.............................. ................................................................................................................... ................................................................................................................... |
15. Với câu trả lời đối với các câu hỏi từ câu 13 – 14 trên đây thì thủ tục hành chính này có hợp pháp hay không? a) Có £ b) Không £ |
|
IV. Về chi phí thực hiện thủ tục hành chính |
|
16. Có các khoản phí, lệ phí được thu khi thực hiện thủ tục hành chính này không? |
a) Có £ Không £ b) Nếu câu trả lời a là CÓ, nêu rõ mức phí, lệ phí là bao nhiêu? . c) Với câu trả lời b, Mức thu đó có hợp lý hay không? Có £ Không £ d) Nếu câu trả lời c là KHÔNG, xin đề xuất mức thu cụ thể? Tại sao?.......................................................................................................... ................................................................................................................... đ) Nếu câu trả lời a là CÓ, đề nghị cho biết tổng mức thu của quý cơ quan (nếu có) khi thực hiện thủ tục hành chính trong một năm sẽ là bao nhiêu? |
BIỂU MẪU ĐÁNH GIÁ MẪU ĐƠN, MẪU TỜ KHAI HÀNH CHÍNH
(Ban hành kèm theo Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ)
1. Mẫu đơn, mẫu tờ khai này có cần thiết trong thực hiện thủ tục hành chính hay không? |
a) Có £ b) Không £ Nếu chọn câu trả lời a, đề nghị nêu khái quát sự cần thiết của mẫu đơn, tờ khai........................................................................... Nếu chọn câu trả lời là b đề nghị nêu rõ lý do .......................................................................................................... .......................................................................................................... |
2. Nội dung mẫu đơn, mẫu tờ khai có dễ hiểu, dễ thực hiện không? |
Có £ Không £ Nếu chọn câu trả lời là KHÔNG, đề nghị nêu cụ thể: a) Thông tin yêu cầu không rõ ràng £ Nêu rõ ............................................................................................. .......................................................................................................... b) Thông tin yêu cầu không cần thiết £ Nêu rõ ............................................................................................. .......................................................................................................... c) Thông tin yêu cầu không thực tế £ Nêu rõ.............................................................................................. d) Khác............................................................................................ Đề xuất hướng làm rõ:.................................................................. |
3. Mẫu đơn, mẫu tờ khai có phải xin xác nhận hay không? |
Có £ Không £ Nếu câu trả lời là CÓ, đề nghị trả lời các câu hỏi 3.1, 3.2, 3.3:.......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... |
3.1. Yêu cầu việc xác nhận vào mẫu đơn, mẫu tờ khai có cần thiết không? |
Có £ Không £ Nếu câu trả lời là KHÔNG, đề nghị nêu rõ lý do và đề xuất hình thức thay thế hoặc loại bỏ:.................................................. .......................................................................................................... .......................................................................................................... |
3.2. Quy định về việc xác nhận vào mẫu đơn, tờ khai có phù hợp không? |
Có £ Không £ Nếu câu trả lời là KHÔNG, đề nghị nêu rõ lý do và đề xuất hình thức thay thế phù hợp: a) Khu phố £ b) Ủy ban nhân dân các cấp £ c) Nơi làm việc hoặc học tập £ d) Khác:........................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... Lý do lựa chọn một trong các phương án trên:........................ .......................................................................................................... .......................................................................................................... |
3.3. Nội dung yêu cầu xác nhận vào mẫu đơn, mẫu tờ khai có rõ ràng không? |
Có £ Không £ Nếu câu trả lời là KHÔNG, đề nghị nêu rõ lý do: .......................................................................................................... .......................................................................................................... Đề xuất hướng làm rõ: ................................................................ .......................................................................................................... .......................................................................................................... |
4. Thể thức của mẫu đơn, mẫu tờ khai có thuận lợi cho người sử dụng không? |
Có £ Không £ Nếu chọn câu trả lời là KHÔNG, đề nghị nêu rõ những yếu tố không phù hợp: a) Kích cỡ chữ £ Nêu rõ:............................................................................................. b) Bố cục mẫu đơn, tờ khai £ Nêu rõ:............................................................................................. c) Khổ giấy in £ Nêu rõ:............................................................................................. d) Khác: .......................................................................................... .......................................................................................................... Đề xuất hướng thay đổi phù hợp:.............................................. .......................................................................................................... .......................................................................................................... |
5. Ngôn ngữ yêu cầu trong mẫu đơn, mẫu tờ khai có hợp lý không? |
Có £ Không £ Nếu câu trả lời là KHÔNG, đề nghị nêu rõ lý do...................... .......................................................................................................... Đề xuất ngôn ngữ hợp lý: a) Tiếng Việt £ b) Tiếng Anh £ c) Cả Tiếng Việt và Tiếng Anh £ d) Khác............................................................................................ Lý do lựa chọn một trong các phương án trên:........................ .......................................................................................................... .......................................................................................................... |
6. Mẫu đơn, mẫu tờ khai có dễ tiếp cận không? |
Có £ Không £ Nếu câu trả lời là KHÔNG, đề nghị nêu phương pháp tiếp cận phù hợp: a) Trực tiếp tại cơ quan HCNN có thẩm quyền £ b) In từ trang web của cơ quan HCNN có thẩm quyền £ c) In từ cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC £ d) Khác............................................................................................ £ |
7. Phạm vi áp dụng của mẫu đơn, mẫu tờ khai? |
a) Toàn quốc £ b) Địa phương £ c) Khác: ………………………………………………………. £ |
BIỂU MẪU ĐÁNH GIÁ YÊU CẦU, ĐIỀU KIỆN
(Ban hành kèm theo Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ)
I. Về sự cần thiết của yêu cầu, điều kiện |
||
1. Yêu cầu, điều kiện này được đặt ra nhằm đạt được mục tiêu gì? |
................................................................................................ ................................................................................................ |
|
2. Yêu cầu, điều kiện khi được thực hiện có đáp ứng được mục tiêu đặt ra hay không? |
a) Có, toàn bộ £ b) Có, một phần £ c) Không £ Nếu chọn câu trả lời a) hoặc b), đề nghị nêu rõ các yêu cầu, điều kiện đáp ứng được mục tiêu đặt ra tương ứng với các mục tiêu cụ thể....................................................... ................................................................................................ ................................................................................................ |
|
3. Yêu cầu, điều kiện có gây trở ngại cho hoạt động kinh tế do chứa đựng một trong số những hạn chế sau đây hay không? |
a) Kiểm soát giá cả đối với hàng hóa không độc quyền £ b) Hạn chế gia nhập hoạt động (giấy phép/xác nhận hành chính) ngoài các lý do về an toàn, sức khỏe hoặc môi trường £ c) Hạn chế thuê mướn lao động £ d) Hạn chế quảng cáo thương mại £ đ) Hạn chế di chuyển sản phẩm và dịch vụ bên trong Việt Nam £ e) Hạn chế khác (ghi cụ thể): ............................................ ................................................................................................ |
|
Nếu chọn một hoặc nhiều các hạn chế trong câu trả lời trên, đề nghị giải thích tại sao yêu cầu, điều kiện này vẫn cần thiết và trích dẫn tên, số ký hiệu, ngày tháng năm, cơ quan ban hành và kèm theo văn bản quy định hạn chế đó:........................................................................... ................................................................................................ ................................................................................................ g) Không £ |
||
4. Có biện pháp khác để thay thế yêu cầu, điều kiện này mà vẫn đảm bảo mục tiêu đặt ra hay không? |
a) Có £ b) Không £ Nếu chọn câu trả lời a), đề nghị nêu rõ biện pháp thay thế........................................................................................... ................................................................................................ |
|
5. Với câu trả lời đối với các câu hỏi từ câu 1 – 4 trên đây thì các nội dung yêu cầu, điều kiện này có cần thiết hay không? a) Có, toàn bộ £ b) Có, một phần £ c) Không £ (kết thúc) Nếu chọn câu a) và b), tiếp tục trả lời các câu hỏi trong phần II (tính hợp lý) và phần III (tính hợp pháp) đối với các yêu cầu, điều kiện được cho là cần thiết. Nếu chọn câu b) liệt kê rõ các yêu cầu, điều kiện không cần thiết. ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ Nếu chọn câu c), không phải trả lời các câu hỏi trong phần II (tính hợp lý) và phần III (tính hợp pháp). |
||
II. Về tính hợp lý của yêu cầu, điều kiện |
||
6. Các nội dung yêu cầu, điều kiện này có mâu thuẫn, chồng chéo, thiếu thống nhất với các yêu cầu, điều kiện khác có liên quan không? |
a) Có, toàn bộ £ b) Có, một phần £ c) Không £ Nếu chọn câu trả lời a) hoặc b), đề nghị nêu rõ: Yêu cầu, điều kiện đang rà soát mâu thuẫn, chồng chéo, thiếu thống nhất với nội dung yêu cầu, điều kiện nào cũng như văn bản quy định yêu cầu, điều kiện đó (nêu rõ tên, số ký hiệu, ngày tháng năm, cơ quan ban hành văn bản) ............................................................................................. ............................................................................................. Đồng thời, đề xuất phương án xử lý............................. ............................................................................................. ............................................................................................. |
|
7. Nội dung yêu cầu, điều kiện này có đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện đối với cá nhân, tổ chức và công chức thực thi không? |
a) Có, toàn bộ £ b) Có, một phần £ c) Không £ Nếu chọn câu trả lời b) và c), đề nghị nêu rõ cách đơn giản hóa yêu cầu, điều kiện:............................................ .............................................................................................. |
|
8. Yêu cầu, điều kiện này được áp dụng trên phạm vi toàn quốc hay trên địa bàn địa phương? |
Toàn quốc £ Địa phương £ Đề nghị nêu rõ lý do nếu câu trả lời là ĐỊA PHƯƠNG............................................................................................. ............................................................................................. ............................................................................................. ............................................................................................. ............................................................................................. |
|
9. Yêu cầu, điều kiện này khi áp dụng có tạo ra sự phân biệt giữa cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài với cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam không? |
a) Có £ Không £ b) Nếu câu trả lời a là CÓ, thì có miễn trừ cụ thể nào đối với hoạt động hoặc sản phẩm theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia không? Có £ Không £ c) Nếu câu trả lời b) là CÓ, đề nghị nêu rõ nội dung miễn trừ, tên, số ký hiệu điều ước quốc tế đó:............ ............................................................................................. d) Nếu câu trả lời b) là KHÔNG, nêu lý do yêu cầu, điều kiện phù hợp với điều ước quốc tế đó................. ............................................................................................. ............................................................................................. ............................................................................................. |
|
d) Nếu câu trả lời a) là CÓ, đề nghị tóm tắt nội dung ý kiến..................................................................................... ............................................................................................. ............................................................................................. |
||
10. Với câu trả lời đối với các câu hỏi từ câu 6 – 9 trên đây thì yêu cầu, điều kiện này có hợp lý đối với hoạt động của tổ chức, cá nhân không? a) Có, toàn bộ £ b) Có, một phần £ c) Không £ Nếu chọn câu trả lời b) nêu rõ các yêu cầu, điều kiện không hợp lý...................... ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ |
||
III. Về tính hợp pháp của yêu cầu, điều kiện |
||
11. Yêu cầu, điều kiện này có được ban hành đúng thẩm quyền hay không? |
a) Có, toàn bộ đúng thẩm quyền £ b) Có, một phần đúng thẩm quyền £ c) Không, toàn bộ không đúng thẩm quyền £ Nếu chọn câu trả lời b) hoặc c), đề nghị ghi rõ tên, số ký hiệu, ngày tháng năm, cơ quan ban hành văn bản quy định yêu cầu, điều kiện không đúng thẩm quyền và tên yêu cầu, điều kiện tương ứng............................. .............................................................................................. .............................................................................................. |
|
12. Nội dung của yêu cầu, điều kiện này có trái với các văn bản cấp trên hay không? |
a) Có, toàn bộ trái £ b) Có, một phần trái £ c) Không £ Nếu chọn câu trả lời a) hoặc b) đề nghị nêu rõ: - Nội dung yêu cầu, điều kiện trái với văn bản cấp trên - Tên điều khoản; tên, số ký hiệu, ngày tháng năm, cơ quan ban hành văn bản quy định các yêu cầu, điều kiện đó ............................................................................................. ............................................................................................. |
|
13. Yêu cầu, điều kiện này có hạn chế các quyền hợp pháp của công dân không? |
a) Có, toàn bộ £ b) Có, một phần £ c) Không £ Nếu chọn câu trả lời a) hoặc b) đề nghị nêu rõ tên nội dung yêu cầu, điều kiện và tương ứng với yêu cầu, điều kiện đó hạn chế quyền gì của công dân, quyền đó được quy định tại văn bản nào (nêu rõ tên, số ký hiệu, ngày tháng năm, cơ quan ban hành)? ....................................................................................... ....................................................................................... |
|
14. Với câu trả lời đối với các câu hỏi từ câu 11 – 13 trên đây thì nội dung các yêu cầu, điều kiện này có hợp pháp hay không? a) Có, toàn bộ £ b) Có, một phần £ c) Không £ Nếu chọn câu trả lời b), nêu rõ các yêu cầu, điều kiện không hợp pháp. ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... |
THE GOVERNMENT OF VIETNAM ------- |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 63/2010/ND-CP |
Hanoi, June 8, 2010 |
ON CONTROLLING ADMINISTRATIVE PROCEDURES
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 3, 2008 Law on Promulgation of Legal Documents;
Pursuant to the December 3, 2004 Law on Promulgation of Legal Documents by People's Councils and People's Committees;
At the proposal of the Minister-Chairman of the Government Office,
DECREES:
Article 1. Scope of regulation
1. This Decree provides the control of the establishment, implementation, review and assessment of administrative procedures and the management of the National Database of Administrative Procedures.
2. This Decree does not regulate:
a/ Administrative procedures applicable within each state administrative agency and between state administrative agencies and not related to the settlement of administrative procedures for individuals and organizations;
b/ Procedures for handling administrative violations; inspection procedures and administrative procedures containing state secrets.
Article 2. Subjects of application
This Decree applies to state administrative agencies, competent persons, organizations and individuals in controlling administrative procedures.
Article 3. Interpretation of terms
In this Decree, the terms below are construed as follows:
1. Administrative procedure means steps and mode of implementation, dossiers, requirements and conditions stipulated by state agencies or competent persons to deal with a specific matter related to individuals or organizations.
2. Steps of implementation means the sequence of steps of implementation to be followed by administrative procedure-complying subjects and administrative procedure- implementing agencies in dealing with a specific matter for individuals or organizations.
3. Dossier means papers which administrative procedure-complying subjects are required to submit or produce to agencies or organizations competent to handle administrative procedures before administrative procedure-implementing agencies deal with a specific matter for individuals or organizations.
4. Requirements, conditions are requirements which administrative procedure-complying subjects must satisfy or must fulfill when they implement a particular administrative procedure.
5. Control of administrative procedures means review, evaluation and monitoring conducted to ensure the feasibility of a regulation on administration procedures, and satisfy the requirement of publicity and transparency in the process of implementing administrative procedures.
6. National Database of Administrative Procedures is the collection of information on administrative procedures and legal documents containing regulations on administrative procedures which is developed, updated and maintained on the Government's administrative procedure website to address the requirement of publicity and transparency in state administrative management, facilitating individuals and organizations in accessing and using official information on administrative procedures.
Article 4. Principles of controlling administrative procedures
1. Control of administrative procedures must ensure effective implementation of administrative procedure reform objectives; ensure coordination and active and extensive engagement of all agencies, organizations and individuals in the process of controlling administrative procedures.
2. To detect inappropriate, complex and cumbersome administrative procedures for abolition or revision in a timely manner; to add necessary administrative procedures in response to actual requirements; to ensure simple, easy-to-understand. easy-to-implement administrative procedure regulations which save time, costs and efforts for administrative procedure-complying subjects and -implementing agencies.
3. Control of administrative procedure shall be conducted immediately during the process of drafting administrative procedures and on a regular and continuous basis in the course of implementing administrative procedures.
Article 5. Agencies and units controlling administrative procedures
1. The Administrative Procedures Control Agency attached to the Government Office shall organize control of administrative procedures and manage the National Database of Administrative Procedures nationwide under this Decree.
The head of the Administrative Procedures Control Agency shall be appointed or dismissed by the Minister-Director of the Government Office.
2. Offices of ministries or ministerial-level agencies shall organize control of administrative procedures under falling within the scope of state management functions of their respective ministries or ministerial-level agencies under this Decree.
3. Offices of People's Committees of provinces and centrally run cities shall organize control of administrative procedures applicable within their respective provinces and centrally run cities under this Decree.
4. The specific functions, duties, powers and organizational structure of the Administrative Procedure Control Agency shall be stipulated by the Prime Minister.
5. The Minister-Director of the Government Office shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Minister of Home Affairs in, providing guidance on functions, duties, powers, organizational structure and staffing of administrative procedure control divisions within offices of ministries, ministerial-level agencies and offices of People's Committees of provinces and centrally run cities.
1. Cadres and civil servants assigned to implement administrative procedures are prohibited from committing the following acts:
a/ Disclosing information on documentation and information relating to business know-how and personal secrets of administrative procedure-complying subjects that are known during the implementation of administrative procedures, unless such disclosure is consented by such subjects in writing or otherwise prescribed by law; using such information to infringe upon others legitimate rights and interests;
b/ Refusing to implement, prolonging the time of implementation or requiring other additional dossiers and papers than those prescribed at their own discretion without giving any reasons in writing:
c/ Acting in an authoritative, extortive and troubling manner towards administrative procedure-complying subjects; taking advantage of regulations and constraints related to administrative procedures for self-seeking purposes;
d/ Accepting money or gifts in any forms from administrative procedure-complying subjects upon receipt and handling of administrative procedures other than charges or fees for implementing administrative procedures which have been prescribed and made public;
e/ Shifting responsibility, showing lack of coordination, causing delays and obstacles in performing assigned tasks.
2. Administrative procedure-complying subjects are prohibited from obstructing activities of state agencies and competent persons; from giving bribes or using other expedients to deceive state agencies or competent persons in implementing administrative procedures.
3. Agencies, organizations and individuals are prohibited from committing acts that obstruct the control of administrative procedures.
ESTABLISHMENT OF ADMINISTRATIVE PROCEDURES
Article 7. Principles of establishing administrative procedures
Administrative procedures shall be established on the following principles:
1. Being simple, easy to understand and easy to implement.
2. Being in line with state administration management objectives.
3. Ensuring equality of administrative procedure-complying subjects.
4. Time and cost saving for individuals, organizations and state administrative agencies.
5. Ensuring constitutionality, legality, consistency, uniformity and efficiency of regulations on administrative procedures: administrative procedures must be established by competent state agencies on the basis of ensuring the inter-connection between related administrative procedures, clear, transparent and reasonable assignment and decentralization: draft legal documents containing regulations on administrative procedures must be completed and finalized by relevant competent agencies.
Article 8. Requirements on the establishment of administrative procedures
1. Administrative procedures under this Decree must be provided in legal documents issued by the Government or submitted to the National Assembly, the Standing Committee of the National Assembly for promulgation; by the Prime Minister, ministers, heads of ministerial-level agencies, and by People's Committees of provinces or centrally run cities.
2. The establishment of a specific administrative procedure is complete only when it fully comprises the following elements:
a/ Name of the administrative procedure;
b/ Steps of implementation;
c/ Mode of implementation;
d/ Dossiers;
e/ Deadline for settlement;
f/ Administrative procedure-complying subject;
g/ Administrative procedure-implementing agency;
h/ Administrative procedure implementation result;
i/ In case an administrative procedure requires application forms, administrative declaration forms, administrative procedure implementation result form, requirements, conditions, charges and fees; these will be the elements of that administrative procedure.
3. A specific administrative procedure stipulated in a legal document under the promulgating competence of the Government or the Prime Minister must consist of all the elements specified at Points a. b, d, e, f, g and h. Clause 2 of this Article.
In case an administrative procedure has requirements and conditions as set forth at Point i. Clause 2 of this Article, such requirements, conditions must be prescribed in a legal document within the promulgating competence of the Government or the Prime Minister. Requirements or conditions presented in the form of technical regulation must be stipulated in legal documents under the promulgating competence of ministers or heads of ministerial-level agencies.
4. A specific administrative procedure stipulated in a legal document under the promulgating competence of a minister, a head of a ministerial-level agency or the People's Committee of a province or centrally run city must stipulate clearly and specifically all other elements of the administrative procedure.
In case an administrative procedure has application forms and administrative declaration forms, such forms shall be stipulated in legal documents under the promulgating competence of ministers or heads of ministerial-level agencies.
5. Ministries, ministerial-level agencies and People's Committees of provinces and centrally run cities shall, when decentralized or authorized by the National Assembly, the Standing Committee of the National Assembly, the Government or the Prime Minister to establish or guide regulations on administrative procedures, ensure such regulations are adequate or such guidelines are clear, specific and in full detail about all elements of administrative procedures specified in Clause 2 of this Article.
Article 9. Collection of opinions on regulations on administrative procedures in draft legal documents
1. Before sending administrative procedures for appraisal, the agency with the main drafting responsibility shall send administrative procedures to administrative procedures control agencies and units for comment according to the following provisions:
a/ Collect comments from the Administrative Procedures Control Agency on administrative procedures to be stipulated in draft legal documents submitted by the Government to the National Assembly or the Standing Committee of the National Assembly, in draft legal documents within the promulgating competence of the Government or the Prime Minister, and in draft joint circulars of ministries and ministerial-level agencies;
b/ Collect comments from offices of ministries or ministerial-level agencies on administrative procedures to be stipulated in draft legal documents within the promulgating competence of ministers or heads of ministerial-level agencies;
c/ Collect comments from offices of People's Committees of provinces or centrally run cities on administrative procedures to be stipulated in draft legal documents within the promulgating competence of People's Committees of provinces or centrally run cities.
2. A dossier for collecting comments comprises:
a/ Written request for comments, which specifies issues for comments with respect to regulations on administrative procedures, and criteria already satisfied by the administrative procedures as stipulated in Clauses 2 and 3. Article 10 of this Decree;
b/ Draft document with regulations on the administrative procedures;
c/ Impact assessment report as stipulated in Article 10 of this Decree.
3. The administrative procedures control agency or unit defined in Article 5 of this Decree shall collect comments from concerned agencies and organizations and subjects to be affected by the regulations on administrative procedures through consultation, conferences and workshops or using the comment form developed and published by the Administrative Procedures Control Agency on the National Database of Administrative Procedures, summarize received comments and forward them to the main drafting agency.
The time limit for providing comments on regulations on administrative procedures is provided as follows:
a/ Within 20 (twenty) working days from the date of receipt of a complete dossier for collecting comments, the Administrative Procedures Control Agency shall collect comments, summarize them in a document and send it to the main drafting agency;
b/ Within 10 (ten) working days from the date of receipt of a complete dossier for comment, offices of ministries, ministerial-level agencies or People's Committees of provinces or centrally run cities shall collect comments, summarize them in a document and send it to the main drafting agency.
4. The main drafting agency shall study and absorb comments of the commenting agencies defined in Clause 1 of this Article. In case the main drafting agency does not absorb received comments, it shall provide specific explanations.
The absorption of and explanation on received comments regarding regulations on administrative procedures in draft legal documents must be presented as a separate part in the absorption and explanation document, which must be forwarded to commenting agencies defined in Clause 1 of this Article.
Article 10. Assessment of impacts of administrative procedures
1. The agency with the main responsibility for drafting a legal document containing regulations on administrative procedures shall organize assessment of impacts of these regulations based on the following criteria:
a/ The necessity of the administrative procedures;
b/ The reasonableness of the administrative procedures;
c/ The legality of the administrative procedures;
d/ Cost of complying with the administrative procedures.
2. Assessment of impacts of administrative procedures shall be conducted by using the forms provided in Annexes I, II and III to this Decree and shall be published by the Administrative Procedures Control Agency on the National Database of Administrative Procedures.
The Administrative Procedures Control Agency shall provide guidelines on how to complete the impact assessment forms and calculate administrative procedures compliance costs. When necessary, it may add assessment criteria to ensure the quality of regulations on administrative procedures.
3. In case of revision and supplementation of administrative procedures, in addition to complying with Clause 2 of this Article, the main drafting agency shall prepare explanations about the simplicity and advantages of the revised or supplemented administrative procedures.
Article 11. Appraisal of regulations on administrative procedures
1. Agencies appraising legal documents shall appraise administrative procedures stipulated in draft legal documents according to the provisions on appraising responsibilities in the law on promulgation of legal documents, and incorporate appraisal results in the appraisal report.
When necessary, appraising agencies may invite the administrative procedures control agency or unit of the same level to take part in appraising the contents of administrative procedures stipulated in draft legal documents.
2. The appraisal of regulations on administrative procedures must focus on issues specified in Articles 7 and 8 of this Decree.
3. A dossier for appraisal comprises documents specified in the law on promulgation of legal documents and a report on assessment of impacts of administrative procedures made according to the form stated in Article 10 of this Decree and an explanatory report on the absorption of comments from agencies, units, organizations and individuals, including comments from the administrative procedures control agency or unit.
Such dossier shall not be accepted by the appraising agency if no impact assessment report and comments from the administrative procedures control agency or unit have been included in the draft legal document containing regulations on administrative procedures.
4. The appraising competence, steps and time limit for appraisal comply with the law on promulgation of legal documents.
IMPLEMENTATION OF ADMINISTRATIVE PROCEDURES
Article 12. Principles of implementing administrative procedures
1. Ensuring the publicity and transparency of administrative procedures currently implemented.
2. Ensuring objectivity and equality in implementing administrative procedures.
3. Ensuring inter-agency transferability, timeliness, accuracy and convenience in implementing administrative procedures.
4. Ensuring the right of individuals and organizations to give feedback and petitions on administrative procedures.
5. Heightening the responsibility of cadres and civil servants in settling affairs for individuals and organizations.
Article 13. Competence to publish administrative procedures
For the purpose of settling affairs of individuals and organizations, administrative procedures must be published in the form of decisions according to the following provisions:
1. Ministers or heads of ministerial-level agencies shall publish administrative procedures stipulated in legal documents on the sectors or fields under the management of their respective ministries or agencies;
2. Chairpersons of People's Committees of provinces or centrally run cities shall publish administrative procedures under the settling competence of local administration levels in their provinces or centrally run cities;
3. Heads of agencies and units assigned or authorized by higher-level state agencies to issue documents guiding implementation of procedures for settling affairs of individuals and organizations shall publish administrative procedures under the settling competence of their agencies or units.
Article 14. Scope of publishing administrative procedures
1. All administrative procedures, once promulgated, revised, supplemented, replaced, cancelled or abolished, must be made public.
2. Publishing administrative procedures includes publishing new administrative procedures, publishing revised, supplemented or replaced administrative procedures, and publishing cancelled or abolished administrative procedures.
a/ Publishing new administrative procedures means the provision of information on administrative procedures under Clause 1, Article 15 of this Decree;
b/ Publishing revised, supplemented or replaced administrative procedures means the provision of information relating to the revision, supplementation or replacement of administrative procedures under Clause 2. Article 15 of this Decree;
c/ Publishing cancelled or abolished administrative procedures means the elimination of information on administrative procedures inputted in the National Database of Administrative Procedures under Clause 3, Article 15 of this Decree.
Article 15. Decision to publish administrative procedures
Decisions to publish administrative procedures must be issued at least 10 (ten) working days before the legal documents containing regulation of the administrative procedures take effect.
Contents of such decision must comply with the following provisions:
1. A decision to publish a new administrative procedure must contain the following contents:
a/ Elements of the administrative procedure as stipulated in Clause 2. Article 8 of this Decree;
b/ Legal document(s) stipulating the administrative procedure;
c/ Place and time for implementing the administrative procedure.
2. A decision to publish a revised, supplemented or replaced administrative procedure must contain information as stipulated in Clause 1 of this Article, and must specify which elements of the administrative procedure are revised, supplemented or replaced and legal documents containing provisions on such revision, supplementation or replacement.
3. A decision to publish a cancelled or abolished administrative procedure must specify the name of the administrative procedure that has been cancelled or abolished. In case the administrative procedure has been published on the National Database of Administrative Procedures, the decision must specify the number and code of the dossier of administrative procedures and legal documents containing provisions on such cancellation or abolishment.
Article 16. Making public administrative procedures
Any information on administrative procedures which have been published by competent persons under Article 15 of this Decree must be made public in full on a regular basis in a clear, easy-to-access, easy-to-exploit and easy-to-use form with correct addresses given and must be published in the National Database of Administrative Procedures.
Article 17. Forms of making public
In addition to the mandatory forms of publishing in the National Database of Administrative Procedures and posting at the head offices of agencies and units directly handling administrative procedures for individuals and organizations, administrative procedures can be make public in the following forms:
1. On the Government Portal or websites of agencies issuing legal documents containing administrative procedures and administrative procedure- implementing agencies.
2. In the mass media.
3. In other forms.
Article 18. Responsibilities of administrative procedure-implementing agencies
1. To use and arrange cadres and officers having good moral qualities, standard communication skills and professional competence and qualifications to implement administrative procedures.
2. To provide promptly adequate and accurate information, explanations and guidance on administrative procedures for individuals and organizations concerned.
3. To issue receipts of dossiers and documents according to regulations.
4. To preserve and keep confidential dossiers, documents and information relating to personal secrets in the process of settlement as provided by law, except for cases in which they have to collect and disclose information and documents under decisions of competent state agencies or organizations.
5. To explain in writing in case of rejection or requiring additional documents within the prescribed time limit for settlement.
6. To refrain from creating additional administrative procedures and requiring dossiers or paperwork other than those provided by law.
7. To coordinate and share information in the process of settling affairs for individuals and organizations.
8. To assist merited persons, the elderly, the disabled, the poor, pregnant women, orphans and people eligible for social protection in implementing administrative procedures.
9. To apply the one-stop-shop and inter-agency one-stop-shop mechanism in implementing administrative procedures.
10. To receive and handle feedbacks and petitions of individuals and organizations regarding the implementation of administrative procedures.
11. To apply information technology and scientific and technological advances to implementing administrative procedures.
12. To comply with other provisions of the law.
Article 19. Responsibilities of heads of ministries, ministerial-level agencies and People's Committees of provinces and centrally run cities
1. To publish and input data on administrative procedures in the National Database of Administrative Procedures under Articles 13. 14. 15 and 24 of this Decree; to organize serious implementation of administrative procedures already published in the National Database of Administrative Procedures.
2. To inspect and urge cadres and civil servants under their management in implementing administrative procedures.
3. To commend and reward cadres and civil servants who have recorded achievements in implementing and controlling administrative procedures or have initiatives to reform administrative procedures.
4. To strictly and timely handle in accordance with law cadres and civil servants who commit violations in implementing and controlling administrative procedures.
5. To improve approaches and methods of implementing administrative procedures; to timely propose to higher-level agencies measures for reforming administrative procedures.
6. To comply with other provisions of law.
Article 20. Responsibilities of cadres and civil servants assigned to implement administrative procedures
1. To fully and seriously perform assigned tasks in implementing administrative procedures.
2. To facilitate compliance with administrative procedures; to show good manners, polite, earnest and modest attitudes, communicate in standard, clear, coherent language when implementing administrative procedures.
3. To receive and handle dossiers of individuals and organizations according to regulations.
4. To provide clear, accurate and full guidance to individuals and organizations on complying with administrative steps and dossiers so that individuals and organizations do not have to come back more than twice for dossier supplementation with respect to one affair, except in the case they improperly follow guidelines given by cadres and civil servants assigned to implement administrative procedures.
5. To strictly comply with regulations of competent levels on administrative procedures which have been published by heads of ministries, ministerial-level agencies or People's Committees of provinces and centrally run cities.
6. To be proactive in advising, proposing initiatives to improve the implementation of administrative procedures; timely detect and propose competent agencies and persons to revise, supplement, change, cancel or abolish inappropriate and infeasible regulations on administration procedures.
7. To collaborate with relevant agencies and organizations in implementing administrative procedures.
8. To comply with other provisions of law.
Article 21. Rights and obligations of administrative procedures-complying subjects
1. To comply with all regulations on administrative procedures.
2. To refuse to comply with any requests which are not stipulated in administrative procedures or not yet made public under regulations.
3. To take responsibility for the lawfulness and accuracy of documents in dossiers and provide sufficient relevant information.
4. To refrain from hindering the implementation of administrative procedures by competent state agencies or persons.
5. To refrain from giving bribes or using other tricks to deceive state agencies and competent persons in the implementation of administrative procedures.
6. To supervise the implementation of administrative procedures; provide feedbacks and petitions to competent state agencies or persons on irrationalities of administrative procedures and wrongdoings of cadres and civil servants in implementing administrative procedures.
7. To complain, denounce or file lawsuits against administrative decisions and acts in accordance with law.
8. To personally implement or authorize their lawful representatives to implement administrative procedures in accordance with law.
9. To comply with other provisions of law.
Article 22. Feedbacks and petitions on administrative procedures in the process of implementation
1. Every individual or organization may provide feedback and petitions on administrative procedures and implementation of administrative procedures.
Receipt and settlement of feedbacks and petitions on administrative procedures shall be conducted in accordance with the law on receipt and handling of individuals' and organizations' feedbacks and petitions on administrative regulations.
2. The Government Office shall establish and maintain an information portal for petitions and complaints and results of their settlement concerning administrative procedures on the National Database of Administrative Procedures and collect opinions of individuals and organizations on administrative procedures proposed in draft legal documents which are sent by main drafting agencies to the Administrative Procedures Control Agency for comment as stipulated in Clause 1, Article 9 of this Decree.
NATIONAL DATABASE ON ADMINISTRATIVE PROCEDURES
Article 23. Conditions for posting administrative procedures on the National Database of Administrative Procedures
Administrative procedures posted in the National Database of Administrative Procedures are the ones published by ministers, heads of ministerial-level agencies and chairpersons of People's Committees of provinces and centrally run cities under Articles 13, 14, and 15 of this Decree.
Article 24. Inputting data of published administrative procedures
Ministers, heads of ministerial-level agencies and chairpersons of People's Committees of provinces and centrally run cities shall organize the inputting of published administrative procedures and documents containing regulations on administrative procedures into the National Database of Administrative Procedures and forwarded to the Administrative Procedures Control Agency within 5 (five) working days from the date of signing of the decision to publish: and at the same time take responsibility for the accuracy of administrative procedures and documents containing regulations on administrative procedures inputted into the National Database.
Article 25. Validity of administrative procedures and legal documents containing regulations on administrative procedures in the National Database
Administrative procedures and documents containing regulations on administrative procedures or other documents related to administrative procedures posted on the National Database of Administrative Procedures are valid for enforcement and have their enforcement guaranteed.
Application forms, administrative declaration forms posted together with administrative procedures in the National Database of Administrative Procedures have the same validity as those directly provided by administrative procedure-implementing agencies.
Article 26. Responsibilities for managing the National Database of Administrative Procedures
1. The Government Office shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Public Security, the Ministry of Information and Communications and other ministries, ministerial-level agencies and localities in, developing and maintaining the National Database of Administrative Procedures; and provide guidance on how to input and send data on administrative procedures to be posted on the National Database of Administrative Procedures.
2. The Administrative Procedures Control Agency shall post data on administrative procedures which have been sent from ministries, sectors, localities as stipulated in Article 24 of this Decree within 5 (five) working days from the date of receipt of such data.
3. Ministers, heads of ministerial-level agencies and chairpersons of People's Committees of provinces and centrally run cities shall direct creation of links between the websites of their ministries, agencies or People's Committees of provinces and centrally run cities with the National Database of Administrative Procedures.
4. The National Database of Administrative Procedures consists of the following fundamental contents:
a/ Administrative procedures currently implemented nationwide or within provinces and centrally run cities;
b/ Administrative procedures already annulled or abolished;
c/ Regulatory documents on administrative procedures and those relating to administrative procedures;
d/ The consultation portal for administrative procedures and implementation of administrative procedures as set forth in Clause 2. Article 22 of this Decree;
e/ Other contents as decided by the Prime Minister.
5. The National Database of Administrative Procedures must ensure convenient and easy use for users while they search, look up and exploit the Database.
REVIEW AND EVALUATION OF ADMINISTRATIVE PROCEDURES
Article 27. Responsibilities for reviewing and evaluating administrative procedures
1. Ministries and ministerial-level agencies shall review and evaluate administrative procedures within the fields and sectors under their respective management provided in the legal documents of the National Assembly, Standing Committee of the National Assembly, the Government, the Prime Minister, ministers and heads of ministerial-level agencies.
2. People's Committees of provinces and centrally run cities shall review and evaluate administrative procedures within the settlement competence of local administrations within their provinces or cities.
3. The Administrative Procedures Control Agency shall conduct independent review and evaluation of administrative procedures in the following cases:
a/ At the instruction of the Government or the Prime Minister;
b/ Administrative procedures are closely related to one another and the result of implementation of an administrative procedure is the premise for the implementation of subsequent ones;
c/ Administrative procedures, through detection or feedbacks from individuals or organizations, are found cumbersome, difficult to implement, causing obstacles to production or business activities of economic organizations and people's lives.
Article 28. Contents of review and evaluation
1. The necessity of administrative procedures under review and evaluation and regulations relating to the administrative procedures.
2. The compatibility of administrative procedures under review and evaluation and regulations relating to the administrative procedures with the state management objectives and economic, social and technological changes and other objective conditions.
3. The principles stated Articles 7 and 12 of this Decree.
Article 29. Methods of reviewing and evaluating administrative procedures
1. Administrative procedure review and evaluation must be carried out on the basis of inventorying and listing all administrative procedures which need to be reviewed and evaluated and regulations relating to the administrative procedures on the basis of the contents stated in Article 28 of this Decree. During the process of review and evaluation, subjects affected by the administrative procedures must be taken into account.
2. With regard to administrative procedures mentioned at Point b, Clause 3, Article 27 of this Decree, the review and evaluation of such administrative procedures must be carried out in group of administrative procedures and group of regulations relating to the administrative procedures under review and evaluation.
3. Administrative procedure review and evaluation must be carried out by ministries, ministerial-level agencies and People's Committees of provinces and centrally run cities and the Administrative Procedures Control Agency according to plan or under the instructions of the Government and the Prime Minister. Results of administrative procedure review and evaluation by these agencies serve as a basis for simplifying administrative procedures.
4. Those directly affected by administrative procedures shall be mobilized to participate in review activities.
5. The Administrative Procedures Control Agency shall conduct independent review and evaluation of administrative procedures by organizing the review and evaluation or examining results of review and evaluation conducted by ministries, ministerial-level agencies and People's Committees of provinces and centrally run cities.
Article 30. Review and evaluation plans
1. Plans for reviewing and evaluating administrative procedures shall be developed on any of the following bases:
a/ Instructions of the Government or the Prime Minister;
b/ Discretion of the ministries, ministerial-level agencies, People's Committees of provinces or centrally run cities;
c/ Feedbacks and petitions on administrative procedures from individuals and organizations.
2. The contents of a plan for reviewing and evaluating administrative procedures must clearly state the administrative procedures that need to be reviewed and evaluated; the agency that will carry out review and evaluation; time for review and evaluation; and criteria for review and evaluation; and the expected outcomes.
3. Ministries, ministerial-level agencies and People's Committees of provinces and centrally run cities shall proactively develop annual plans for reviewing and evaluating administrative procedures within their scope of management and send the plans approved by ministers, heads of ministerial-level agencies or chairpersons of People's Committees of provinces and centrally run cities to the Administrative Procedures Control Agency no later than January 31 of the plan year.
4. On the basis of the instructions by the Government and the Prime Minister and the plans for reviewing and evaluating administrative procedures of the ministries, ministerial-level agencies and People's Committees of provinces and centrally run cities, the Administrative Procedures Control Agency shall develop its own independent review plan and submit it to the Prime Minister for approval.
Article 31. Handling of results of review and evaluation
1. On the basis of results of review and evaluation conducted by ministries, ministerial-level agencies and People's Committees of provinces and centrally run cities, ministers, heads of ministerial-level agencies and chairpersons of People's Committees of provinces and centrally run cities shall decide to revise, supplement, replace, cancel or abolish within their respective competence or propose competent agencies to revise, supplement, replace, cancel or abolish administrative procedures and regulations relating to administrative procedures which fail to comply with Article 28 of this Decree.
2. The Government Office shall submit the overall review and evaluation results or independent review and evaluation results to the Government and the Prime Minister for decision on solutions to revise, supplement, replace, cancel or abolish administrative procedures and regulations relating to administrative procedures which fail to comply with Article 28 of this Decree; supervise and monitor the implementation of these decisions of the Government and the Prime Minister by ministries, ministerial-level agencies and People's Committees of provinces and centrally run cities.
COMMENDATION, IMPLEMENTATION BUDGET, INFORMATION AND REPORTING
Article 32. Commendation for controlling administrative procedures
1. Agencies, cadres and civil servants that have recorded achievements in controlling administrative procedures shall be commended and rewarded according to the law on emulation and commendation.
2. Cadres and civil servants who are commended and rewarded in controlling administrative procedures for their excellent achievements or merits are entitled to salary increase ahead of schedule and to promotion priority when it is so needed by their organizations, agencies or units.
Article 33. Handling of violations
Violators of the provisions of this Decree shall be handled under law, depending on the nature and seriousness of their violations.
Article 34. Conditions to assure funds for controlling administrative procedures
1. Funds for controlling administrative procedures under in this Decree shall be assured by the state budget. Funds for controlling administrative procedures by ministries and ministerial-level agencies shall be provided by the central budget. Funds for controlling administrative procedures by provinces and centrally run cities shall be provided by local budgets. In addition to state budget funds, ministries, ministerial-level agencies and People's Committees of provinces or centrally run cities may mobilize and use lawful resources to further control of administrative procedures within their management competence.
2. The Ministry of Finance shall provide guidance on management and use of budget funds for the control of administrative procedures in accordance with the State Budget Law and its guiding documents.
3. Ministries, ministerial-level agencies and People's Committees of provinces and centrally run cities shall allocate funds for the control of administrative procedures within the state budget estimates of their levels in accordance with the State Budget Law and its guiding documents.
Article 35. Information and reporting regime
1. Ministries, ministerial-level agencies and People's Committees of provinces, cities under central management shall report to the Prime Minister on a quarterly basis on the control of administrative procedures and its results before the 15lh of the last month of each quarter or make irregular reports upon request of the Prime Minister.
2. The Administrative Procedures Control Agency shall summarize reports of ministers, heads of ministerial-level agencies and chairpersons of People's Committees of provinces and centrally run cities as stipulated in Clause 1 of this Article in order to report to the Prime Minister before the 30"1 of the last month of each quarter on the control of administrative procedures and its results by ministries, ministerial-level agencies and People's Committees of provinces and centrally run cities or send irregular reports upon request of the Prime Minister.
3. Contents of a quarterly report mainly include:
a/ Situation of controlling regulations on administrative procedures, in which total number of administrative procedures which have been conducted impact assessment and total number of legal documents containing regulations on administrative procedures issued within the month should be specified;
b/ Situation of publishing administrative procedures and number of administrative procedures published;
c/ Situation of implementing administrative procedures in agencies or localities, including the commendation and rewarding of cadres and civil servants and handling of those violating regulations on controlling administrative procedures (if any);
d/ Review and simplification of administrative procedures (if any);
e/ Obstacles and difficulties during the process of controlling administrative procedures (if any):
f/ Situation of receiving feedbacks and petitions on administrative procedures and handling results;
g/ Other contents as requested by the Administrative Procedures Control Agency or as directed by the Prime Minister.
4. The Administrative Procedures Control Agency shall make a report form stipulated in Clause 3 of this Article and post it on the National Database of Administrative Procedures for uniform implementation.
5. The situation and results of controlling administrative procedures must be updated in a timely, honest and regular manner on the Government's website of administrative procedures and in other mass media.
Article 36. Implementation responsibilities
1. Ministers, heads of ministerial-level agencies, chairpersons of People's Committees of provinces and centrally run cities and concerned agencies shall implement this Decree.
2. The Government Office shall guide, supervise and inspect the implementation of this Decree.
1. This Decree takes effect on October 14, 2010. To annul Article 2 of the Prime Minister's Decision No. 1699/QD-TTg of October 20, 2009, on the establishment of the National Database of Administrative Procedures, on the effective date of this Decree.
2. Administrative procedures established under legal documents which are issued by competent state agencies before the effective date of this Decree will continue to be effective until they are revised, supplemented, replaced, canceled or abolished.
By December 31, 2010. agencies that have issued legal documents will apply the omnibus law making technique to revise, supplement, replace, cancel and abolish administrative procedures which are established under different documents previously issued by these agencies to fulfill the requirement of administrative procedure simplification under the Project on Administrative Procedure Simplification in the fields of state management for the 2007-2010 period approved by the Prime Minister in Decision No. 30/QD-TTg of January 10, 2007.
After December 31, 2010, administrative procedures shall be revised, supplemented, replaced, cancelled or abolished under this Decree.
3. Establishment of new administrative procedures in legal documents must comply with this Decree from its effective date-
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |