Chương 2 Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính: Quy định thủ tục hành chính
Số hiệu: | 63/2010/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 08/06/2010 | Ngày hiệu lực: | 14/10/2010 |
Ngày công báo: | 23/06/2010 | Số công báo: | Từ số 367 đến số 368 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định về kiểm soát thủ tục hành chính - Chính phủ đã ban hành Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 quy định về kiểm soát việc quy định, thực hiện, rà soát, đánh giá thủ tục hành chính và quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính. Nguyên tắc của việc kiểm soát thủ tục hành chính là phải bảo đảm thực hiện có hiệu quả mục tiêu cải cách thủ tục hành chính, cải cách hành chính; bảo đảm điều phối, huy động sự tham gia tích cực, rộng rãi của tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân vào quá trình kiểm soát thủ tục hành chính. Kịp thời phát hiện để loại bỏ hoặc chỉnh sửa thủ tục hành chính không phù hợp, phức tạp, phiền hà; bổ sung thủ tục hành chính cần thiết, đáp ứng nhu cầu thực tế; bảo đảm quy định thủ tục hành chính đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức của đối tượng và cơ quan thực hiện thủ tục hành chính. Kiểm soát thủ tục hành chính được thực hiện ngay khi dự thảo quy định về thủ tục hành chính và được tiến hành thường xuyên, liên tục trong quá trình tổ chức thực hiện thủ tục hành chính. Cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính trực thuộc Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm tổ chức thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính và quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính trong phạm vi cả nước theo quy định tại Nghị định này. Thủ trưởng Cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm. Thủ tục hành chính được đăng tải trên Cơ sở dữ liệu quốc gia là các thủ tục hành chính được bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công bố. Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức việc nhập các thủ tục hành chính và văn bản quy định về thủ tục hành chính đã được công bố vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính và gửi Cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính chậm nhất trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày ký quyết định công bố; đồng thời chịu trách nhiệm về tính chính xác của thủ tục hành chính và văn bản quy định về thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/10/2010. Bãi bỏ quy định tại Điều 2 của Quyết định số 1699/QĐ-TTg ngày 20/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc thiết lập Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính kể từ thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Thủ tục hành chính được quy định phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
1. Đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện.
2. Phù hợp với mục tiêu quản lý hành chính nhà nước.
3. Bảo đảm quyền bình đẳng của các đối tượng thực hiện thủ tục hành chính.
4. Tiết kiệm thời gian và chi phí của cá nhân, tổ chức và cơ quan hành chính nhà nước.
5. Đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ, hiệu quả của các quy định về thủ tục hành chính; thủ tục hành chính phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định trên cơ sở bảo đảm tính liên thông giữa các thủ tục hành chính liên quan, thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng, minh bạch, hợp lý; dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của cơ quan nào, cơ quan đó phải có trách nhiệm hoàn chỉnh.
1. Thủ tục hành chính theo quy định của Nghị định này phải được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành hoặc trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành; do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành.
2. Việc quy định một thủ tục hành chính cụ thể chỉ hoàn thành khi đáp ứng đầy đủ các bộ phận tạo thành cơ bản sau đây:
a) Tên thủ tục hành chính;
b) Trình tự thực hiện;
c) Cách thức thực hiện;
d) Hồ sơ;
đ) Thời hạn giải quyết;
e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính;
g) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính;
h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính;
i) Trường hợp thủ tục hành chính phải có mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính; mẫu kết quả thực hiện thủ tục hành chính; yêu cầu, điều kiện; phí, lệ phí thì mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính; mẫu kết quả thực hiện thủ tục hành chính; yêu cầu, điều kiện; phí, lệ phí là bộ phận tạo thành của thủ tục hành chính.
3. Một thủ tục hành chính cụ thể được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phải bảo đảm đầy đủ các bộ phận tạo thành quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h khoản 2 Điều này.
Trường hợp thủ tục hành chính có yêu cầu, điều kiện quy định tại điểm i khoản 2 Điều này, thì yêu cầu, điều kiện phải được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Đối với yêu cầu, điều kiện thể hiện dưới dạng quy chuẩn kỹ thuật phải được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
4. Một thủ tục hành chính cụ thể được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải quy định rõ ràng, cụ thể các bộ phận còn lại của thủ tục hành chính.
Trường hợp thủ tục hành chính có đơn, tờ khai hành chính thì mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính phải được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
5. Khi được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phân cấp hoặc ủy quyền về việc quy định hoặc hướng dẫn quy định về thủ tục hành chính, Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải bảo đảm quy định đầy đủ, hướng dẫn rõ ràng, chi tiết, cụ thể về các bộ phận tạo thành của thủ tục hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Trước khi gửi thẩm định, cơ quan được giao chủ trì soạn thảo phải gửi lấy ý kiến cơ quan, đơn vị kiểm soát thủ tục hành chính theo quy định sau đây:
a) Lấy ý kiến Cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính đối với thủ tục hành chính quy định trong dự án văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, dự thảo thông tư liên tịch của các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
b) Lấy ý kiến Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ đối với thủ tục hành chính quy định trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.
c) Lấy ý kiến của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với thủ tục hành chính quy định trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Hồ sơ gửi lấy ý kiến bao gồm:
a) Văn bản đề nghị góp ý kiến, trong đó nêu rõ vấn đề cần xin ý kiến đối với quy định về thủ tục hành chính, xác định rõ các tiêu chí đã đạt được của thủ tục hành chính nêu tại khoản 2, 3 Điều 10 của Nghị định này;
b) Dự án, dự thảo văn bản có quy định về thủ tục hành chính;
c) Bản đánh giá tác động theo quy định tại Điều 10 của Nghị định này.
3. Cơ quan, đơn vị thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính quy định tại Điều 5 của Nghị định này có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến cơ quan, tổ chức hữu quan và đối tượng chịu sự tác động của quy định về thủ tục hành chính thông qua việc tham vấn, hội nghị, hội thảo hoặc biểu mẫu lấy ý kiến do Cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính xây dựng và đăng tải trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính để tổng hợp ý kiến tham gia gửi cơ quan chủ trì soạn thảo.
Thời hạn góp ý kiến đối với quy định về thủ tục hành chính được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ gửi lấy ý kiến, chậm nhất là 20 (hai mươi) ngày làm việc, Cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến, tổng hợp ý kiến và gửi văn bản tham gia ý kiến cho cơ quan chủ trì soạn thảo;
b) Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ gửi lấy ý kiến, chậm nhất là 10 (mười) ngày làm việc, Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến, tổng hợp ý kiến và gửi văn bản tham gia ý kiến cho cơ quan chủ trì soạn thảo.
4. Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan cho ý kiến quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp không tiếp thu ý kiến góp ý, cơ quan chủ trì soạn thảo phải giải trình cụ thể.
Việc tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý đối với quy định về thủ tục hành chính trong các dự án, dự thảo phải được thể hiện thành một phần riêng trong văn bản tiếp thu, giải trình. Văn bản tiếp thu, giải trình phải được gửi đến cơ quan cho ý kiến quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Cơ quan được phân công chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính phải tổ chức đánh giá tác động của quy định về thủ tục hành chính theo các tiêu chí sau đây:
a) Sự cần thiết của thủ tục hành chính;
b) Tính hợp lý của thủ tục hành chính;
c) Tính hợp pháp của thủ tục hành chính;
d) Các chi phí tuân thủ thủ tục hành chính.
2. Việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính thực hiện theo biểu mẫu ban hành tại Phụ lục I, II và III của Nghị định này và được cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính đăng tải trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.
Cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính có trách nhiệm hướng dẫn điền biểu mẫu đánh giá tác động và việc tính toán chi phí tuân thủ thủ tục hành chính. Trường hợp cần thiết, Cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính bổ sung thêm các tiêu chí đánh giá để bảo đảm chất lượng các quy định về thủ tục hành chính.
3. Trường hợp thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, ngoài đánh giá các nội dung quy định khoản 2 Điều này, cơ quan chủ trì soạn thảo phải thuyết minh rõ tính đơn giản cũng như những ưu điểm của thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung.
1. Cơ quan thẩm định văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm thẩm định và bổ sung trong Báo cáo thẩm định phần kết quả thẩm định về thủ tục hành chính quy định trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo quy định về trách nhiệm thẩm định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Trường hợp cần thiết, cơ quan thẩm định văn bản quy phạm pháp luật mời cơ quan, đơn vị kiểm soát thủ tục hành chính cùng cấp tham gia để thẩm định nội dung thủ tục hành chính quy định trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
2. Nội dung thẩm định quy định về thủ tục hành chính tập trung xem xét các vấn đề được quy định tại các điều 7, 8 của Nghị định này.
3. Hồ sơ gửi thẩm định, bao gồm: ngoài thành phần hồ sơ theo quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan gửi thẩm định phải có thêm bản đánh giá tác động về thủ tục hành chính theo quy định tại Điều 10 của Nghị định này và báo cáo giải trình về việc tiếp thu ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân, trong đó có ý kiến góp ý của Cơ quan, đơn vị kiểm soát thủ tục hành chính.
Cơ quan thẩm định không tiếp nhận hồ sơ gửi thẩm định nếu dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính chưa có bản đánh giá tác động về thủ tục hành chính và ý kiến góp ý của Cơ quan, đơn vị kiểm soát thủ tục hành chính.
4. Thẩm quyền, trình tự và thời hạn thẩm định thực hiện theo quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
ESTABLISHMENT OF ADMINISTRATIVE PROCEDURES
Article 7. Principles of establishing administrative procedures
Administrative procedures shall be established on the following principles:
1. Being simple, easy to understand and easy to implement.
2. Being in line with state administration management objectives.
3. Ensuring equality of administrative procedure-complying subjects.
4. Time and cost saving for individuals, organizations and state administrative agencies.
5. Ensuring constitutionality, legality, consistency, uniformity and efficiency of regulations on administrative procedures: administrative procedures must be established by competent state agencies on the basis of ensuring the inter-connection between related administrative procedures, clear, transparent and reasonable assignment and decentralization: draft legal documents containing regulations on administrative procedures must be completed and finalized by relevant competent agencies.
Article 8. Requirements on the establishment of administrative procedures
1. Administrative procedures under this Decree must be provided in legal documents issued by the Government or submitted to the National Assembly, the Standing Committee of the National Assembly for promulgation; by the Prime Minister, ministers, heads of ministerial-level agencies, and by People's Committees of provinces or centrally run cities.
2. The establishment of a specific administrative procedure is complete only when it fully comprises the following elements:
a/ Name of the administrative procedure;
b/ Steps of implementation;
c/ Mode of implementation;
d/ Dossiers;
e/ Deadline for settlement;
f/ Administrative procedure-complying subject;
g/ Administrative procedure-implementing agency;
h/ Administrative procedure implementation result;
i/ In case an administrative procedure requires application forms, administrative declaration forms, administrative procedure implementation result form, requirements, conditions, charges and fees; these will be the elements of that administrative procedure.
3. A specific administrative procedure stipulated in a legal document under the promulgating competence of the Government or the Prime Minister must consist of all the elements specified at Points a. b, d, e, f, g and h. Clause 2 of this Article.
In case an administrative procedure has requirements and conditions as set forth at Point i. Clause 2 of this Article, such requirements, conditions must be prescribed in a legal document within the promulgating competence of the Government or the Prime Minister. Requirements or conditions presented in the form of technical regulation must be stipulated in legal documents under the promulgating competence of ministers or heads of ministerial-level agencies.
4. A specific administrative procedure stipulated in a legal document under the promulgating competence of a minister, a head of a ministerial-level agency or the People's Committee of a province or centrally run city must stipulate clearly and specifically all other elements of the administrative procedure.
In case an administrative procedure has application forms and administrative declaration forms, such forms shall be stipulated in legal documents under the promulgating competence of ministers or heads of ministerial-level agencies.
5. Ministries, ministerial-level agencies and People's Committees of provinces and centrally run cities shall, when decentralized or authorized by the National Assembly, the Standing Committee of the National Assembly, the Government or the Prime Minister to establish or guide regulations on administrative procedures, ensure such regulations are adequate or such guidelines are clear, specific and in full detail about all elements of administrative procedures specified in Clause 2 of this Article.
Article 9. Collection of opinions on regulations on administrative procedures in draft legal documents
1. Before sending administrative procedures for appraisal, the agency with the main drafting responsibility shall send administrative procedures to administrative procedures control agencies and units for comment according to the following provisions:
a/ Collect comments from the Administrative Procedures Control Agency on administrative procedures to be stipulated in draft legal documents submitted by the Government to the National Assembly or the Standing Committee of the National Assembly, in draft legal documents within the promulgating competence of the Government or the Prime Minister, and in draft joint circulars of ministries and ministerial-level agencies;
b/ Collect comments from offices of ministries or ministerial-level agencies on administrative procedures to be stipulated in draft legal documents within the promulgating competence of ministers or heads of ministerial-level agencies;
c/ Collect comments from offices of People's Committees of provinces or centrally run cities on administrative procedures to be stipulated in draft legal documents within the promulgating competence of People's Committees of provinces or centrally run cities.
2. A dossier for collecting comments comprises:
a/ Written request for comments, which specifies issues for comments with respect to regulations on administrative procedures, and criteria already satisfied by the administrative procedures as stipulated in Clauses 2 and 3. Article 10 of this Decree;
b/ Draft document with regulations on the administrative procedures;
c/ Impact assessment report as stipulated in Article 10 of this Decree.
3. The administrative procedures control agency or unit defined in Article 5 of this Decree shall collect comments from concerned agencies and organizations and subjects to be affected by the regulations on administrative procedures through consultation, conferences and workshops or using the comment form developed and published by the Administrative Procedures Control Agency on the National Database of Administrative Procedures, summarize received comments and forward them to the main drafting agency.
The time limit for providing comments on regulations on administrative procedures is provided as follows:
a/ Within 20 (twenty) working days from the date of receipt of a complete dossier for collecting comments, the Administrative Procedures Control Agency shall collect comments, summarize them in a document and send it to the main drafting agency;
b/ Within 10 (ten) working days from the date of receipt of a complete dossier for comment, offices of ministries, ministerial-level agencies or People's Committees of provinces or centrally run cities shall collect comments, summarize them in a document and send it to the main drafting agency.
4. The main drafting agency shall study and absorb comments of the commenting agencies defined in Clause 1 of this Article. In case the main drafting agency does not absorb received comments, it shall provide specific explanations.
The absorption of and explanation on received comments regarding regulations on administrative procedures in draft legal documents must be presented as a separate part in the absorption and explanation document, which must be forwarded to commenting agencies defined in Clause 1 of this Article.
Article 10. Assessment of impacts of administrative procedures
1. The agency with the main responsibility for drafting a legal document containing regulations on administrative procedures shall organize assessment of impacts of these regulations based on the following criteria:
a/ The necessity of the administrative procedures;
b/ The reasonableness of the administrative procedures;
c/ The legality of the administrative procedures;
d/ Cost of complying with the administrative procedures.
2. Assessment of impacts of administrative procedures shall be conducted by using the forms provided in Annexes I, II and III to this Decree and shall be published by the Administrative Procedures Control Agency on the National Database of Administrative Procedures.
The Administrative Procedures Control Agency shall provide guidelines on how to complete the impact assessment forms and calculate administrative procedures compliance costs. When necessary, it may add assessment criteria to ensure the quality of regulations on administrative procedures.
3. In case of revision and supplementation of administrative procedures, in addition to complying with Clause 2 of this Article, the main drafting agency shall prepare explanations about the simplicity and advantages of the revised or supplemented administrative procedures.
Article 11. Appraisal of regulations on administrative procedures
1. Agencies appraising legal documents shall appraise administrative procedures stipulated in draft legal documents according to the provisions on appraising responsibilities in the law on promulgation of legal documents, and incorporate appraisal results in the appraisal report.
When necessary, appraising agencies may invite the administrative procedures control agency or unit of the same level to take part in appraising the contents of administrative procedures stipulated in draft legal documents.
2. The appraisal of regulations on administrative procedures must focus on issues specified in Articles 7 and 8 of this Decree.
3. A dossier for appraisal comprises documents specified in the law on promulgation of legal documents and a report on assessment of impacts of administrative procedures made according to the form stated in Article 10 of this Decree and an explanatory report on the absorption of comments from agencies, units, organizations and individuals, including comments from the administrative procedures control agency or unit.
Such dossier shall not be accepted by the appraising agency if no impact assessment report and comments from the administrative procedures control agency or unit have been included in the draft legal document containing regulations on administrative procedures.
4. The appraising competence, steps and time limit for appraisal comply with the law on promulgation of legal documents.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực