Chương 1 Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính: Những quy định chung
Số hiệu: | 63/2010/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 08/06/2010 | Ngày hiệu lực: | 14/10/2010 |
Ngày công báo: | 23/06/2010 | Số công báo: | Từ số 367 đến số 368 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định về kiểm soát thủ tục hành chính - Chính phủ đã ban hành Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 quy định về kiểm soát việc quy định, thực hiện, rà soát, đánh giá thủ tục hành chính và quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính. Nguyên tắc của việc kiểm soát thủ tục hành chính là phải bảo đảm thực hiện có hiệu quả mục tiêu cải cách thủ tục hành chính, cải cách hành chính; bảo đảm điều phối, huy động sự tham gia tích cực, rộng rãi của tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân vào quá trình kiểm soát thủ tục hành chính. Kịp thời phát hiện để loại bỏ hoặc chỉnh sửa thủ tục hành chính không phù hợp, phức tạp, phiền hà; bổ sung thủ tục hành chính cần thiết, đáp ứng nhu cầu thực tế; bảo đảm quy định thủ tục hành chính đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức của đối tượng và cơ quan thực hiện thủ tục hành chính. Kiểm soát thủ tục hành chính được thực hiện ngay khi dự thảo quy định về thủ tục hành chính và được tiến hành thường xuyên, liên tục trong quá trình tổ chức thực hiện thủ tục hành chính. Cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính trực thuộc Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm tổ chức thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính và quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính trong phạm vi cả nước theo quy định tại Nghị định này. Thủ trưởng Cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm. Thủ tục hành chính được đăng tải trên Cơ sở dữ liệu quốc gia là các thủ tục hành chính được bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công bố. Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức việc nhập các thủ tục hành chính và văn bản quy định về thủ tục hành chính đã được công bố vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính và gửi Cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính chậm nhất trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày ký quyết định công bố; đồng thời chịu trách nhiệm về tính chính xác của thủ tục hành chính và văn bản quy định về thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/10/2010. Bãi bỏ quy định tại Điều 2 của Quyết định số 1699/QĐ-TTg ngày 20/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc thiết lập Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính kể từ thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định về kiểm soát việc quy định, thực hiện, rà soát, đánh giá thủ tục hành chính và quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.
2. Nghị định này không điều chỉnh:
a) Thủ tục hành chính trong nội bộ của từng cơ quan hành chính nhà nước, giữa cơ quan hành chính nhà nước với nhau không liên quan đến việc giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức;
b) Thủ tục xử lý vi phạm hành chính; thủ tục thanh tra và thủ tục hành chính có nội dung bí mật nhà nước.
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân trong hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Thủ tục hành chính” là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức.
2. “Trình tự thực hiện” là thứ tự các bước tiến hành của đối tượng và cơ quan thực hiện thủ tục hành chính trong giải quyết một công việc cụ thể cho cá nhân, tổ chức.
3. “Hồ sơ” là những loại giấy tờ mà đối tượng thực hiện thủ tục hành chính cần phải nộp hoặc xuất trình cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính trước khi cơ quan thực hiện thủ tục hành chính giải quyết một công việc cụ thể cho cá nhân, tổ chức.
4. “Yêu cầu, điều kiện” là những đòi hỏi mà đối tượng thực hiện thủ tục hành chính phải đáp ứng hoặc phải làm khi thực hiện một thủ tục hành chính cụ thể.
5. “Kiểm soát thủ tục hành chính” là việc xem xét, đánh giá, theo dõi nhằm bảo đảm tính khả thi của quy định về thủ tục hành chính, đáp ứng yêu cầu công khai, minh bạch trong quá trình tổ chức thực hiện thủ tục hành chính.
6. “Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính” là tập hợp thông tin về thủ tục hành chính và các văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính được xây dựng, cập nhật và duy trì trên Trang thông tin điện tử về thủ tục hành chính của Chính phủ nhằm đáp ứng yêu cầu công khai, minh bạch trong quản lý hành chính nhà nước, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân truy nhập và sử dụng thông tin chính thức về thủ tục hành chính.
1. Kiểm soát thủ tục hành chính phải bảo đảm thực hiện có hiệu quả mục tiêu cải cách thủ tục hành chính, cải cách hành chính; bảo đảm điều phối, huy động sự tham gia tích cực, rộng rãi của tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân vào quá trình kiểm soát thủ tục hành chính.
2. Kịp thời phát hiện để loại bỏ hoặc chỉnh sửa thủ tục hành chính không phù hợp, phức tạp, phiền hà; bổ sung thủ tục hành chính cần thiết, đáp ứng nhu cầu thực tế; bảo đảm quy định thủ tục hành chính đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức của đối tượng và cơ quan thực hiện thủ tục hành chính.
3. Kiểm soát thủ tục hành chính được thực hiện ngay khi dự thảo quy định về thủ tục hành chính và được tiến hành thường xuyên, liên tục trong quá trình tổ chức thực hiện thủ tục hành chính.
1. Cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính trực thuộc Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm tổ chức thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính và quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính trong phạm vi cả nước theo quy định tại Nghị định này.
Thủ trưởng Cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm.
2. Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm tổ chức thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ theo quy định tại Nghị định này.
3. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định tại Nghị định này.
4. Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính.
5. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, biên chế của bộ phận kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ, Văn phòng Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
1. Nghiêm cấm cán bộ, công chức được phân công thực hiện thủ tục hành chính thực hiện các hành vi sau đây:
a) Tiết lộ thông tin về hồ sơ tài liệu và các thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân của đối tượng thực hiện thủ tục hành chính mà mình biết được khi thực hiện thủ tục hành chính, trừ trường hợp được đối tượng thực hiện thủ tục hành chính đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác; sử dụng thông tin đó để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
b) Từ chối thực hiện, kéo dài thời gian thực hiện hoặc tự ý yêu cầu bổ sung thêm hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định mà không nêu rõ lý do bằng văn bản;
c) Hách dịch, cửa quyền, sách nhiễu, gây phiền hà, gây khó khăn cho đối tượng thực hiện thủ tục hành chính; lợi dụng các quy định, các vướng mắc về thủ tục hành chính để trục lợi;
d) Nhận tiền hoặc quà biếu dưới bất cứ hình thức nào từ đối tượng thực hiện thủ tục hành chính khi tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính ngoài phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính đã được quy định và công bố công khai;
đ) Đùn đẩy trách nhiệm, thiếu hợp tác, chậm trễ, gây cản trở trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
2. Nghiêm cấm đối tượng thực hiện thủ tục hành chính cản trở hoạt động của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền; đưa hối lộ hoặc dùng các thủ đoạn khác để lừa dối cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong thực hiện thủ tục hành chính.
3. Nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính.
Article 1. Scope of regulation
1. This Decree provides the control of the establishment, implementation, review and assessment of administrative procedures and the management of the National Database of Administrative Procedures.
2. This Decree does not regulate:
a/ Administrative procedures applicable within each state administrative agency and between state administrative agencies and not related to the settlement of administrative procedures for individuals and organizations;
b/ Procedures for handling administrative violations; inspection procedures and administrative procedures containing state secrets.
Article 2. Subjects of application
This Decree applies to state administrative agencies, competent persons, organizations and individuals in controlling administrative procedures.
Article 3. Interpretation of terms
In this Decree, the terms below are construed as follows:
1. Administrative procedure means steps and mode of implementation, dossiers, requirements and conditions stipulated by state agencies or competent persons to deal with a specific matter related to individuals or organizations.
2. Steps of implementation means the sequence of steps of implementation to be followed by administrative procedure-complying subjects and administrative procedure- implementing agencies in dealing with a specific matter for individuals or organizations.
3. Dossier means papers which administrative procedure-complying subjects are required to submit or produce to agencies or organizations competent to handle administrative procedures before administrative procedure-implementing agencies deal with a specific matter for individuals or organizations.
4. Requirements, conditions are requirements which administrative procedure-complying subjects must satisfy or must fulfill when they implement a particular administrative procedure.
5. Control of administrative procedures means review, evaluation and monitoring conducted to ensure the feasibility of a regulation on administration procedures, and satisfy the requirement of publicity and transparency in the process of implementing administrative procedures.
6. National Database of Administrative Procedures is the collection of information on administrative procedures and legal documents containing regulations on administrative procedures which is developed, updated and maintained on the Government's administrative procedure website to address the requirement of publicity and transparency in state administrative management, facilitating individuals and organizations in accessing and using official information on administrative procedures.
Article 4. Principles of controlling administrative procedures
1. Control of administrative procedures must ensure effective implementation of administrative procedure reform objectives; ensure coordination and active and extensive engagement of all agencies, organizations and individuals in the process of controlling administrative procedures.
2. To detect inappropriate, complex and cumbersome administrative procedures for abolition or revision in a timely manner; to add necessary administrative procedures in response to actual requirements; to ensure simple, easy-to-understand. easy-to-implement administrative procedure regulations which save time, costs and efforts for administrative procedure-complying subjects and -implementing agencies.
3. Control of administrative procedure shall be conducted immediately during the process of drafting administrative procedures and on a regular and continuous basis in the course of implementing administrative procedures.
Article 5. Agencies and units controlling administrative procedures
1. The Administrative Procedures Control Agency attached to the Government Office shall organize control of administrative procedures and manage the National Database of Administrative Procedures nationwide under this Decree.
The head of the Administrative Procedures Control Agency shall be appointed or dismissed by the Minister-Director of the Government Office.
2. Offices of ministries or ministerial-level agencies shall organize control of administrative procedures under falling within the scope of state management functions of their respective ministries or ministerial-level agencies under this Decree.
3. Offices of People's Committees of provinces and centrally run cities shall organize control of administrative procedures applicable within their respective provinces and centrally run cities under this Decree.
4. The specific functions, duties, powers and organizational structure of the Administrative Procedure Control Agency shall be stipulated by the Prime Minister.
5. The Minister-Director of the Government Office shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Minister of Home Affairs in, providing guidance on functions, duties, powers, organizational structure and staffing of administrative procedure control divisions within offices of ministries, ministerial-level agencies and offices of People's Committees of provinces and centrally run cities.
1. Cadres and civil servants assigned to implement administrative procedures are prohibited from committing the following acts:
a/ Disclosing information on documentation and information relating to business know-how and personal secrets of administrative procedure-complying subjects that are known during the implementation of administrative procedures, unless such disclosure is consented by such subjects in writing or otherwise prescribed by law; using such information to infringe upon others legitimate rights and interests;
b/ Refusing to implement, prolonging the time of implementation or requiring other additional dossiers and papers than those prescribed at their own discretion without giving any reasons in writing:
c/ Acting in an authoritative, extortive and troubling manner towards administrative procedure-complying subjects; taking advantage of regulations and constraints related to administrative procedures for self-seeking purposes;
d/ Accepting money or gifts in any forms from administrative procedure-complying subjects upon receipt and handling of administrative procedures other than charges or fees for implementing administrative procedures which have been prescribed and made public;
e/ Shifting responsibility, showing lack of coordination, causing delays and obstacles in performing assigned tasks.
2. Administrative procedure-complying subjects are prohibited from obstructing activities of state agencies and competent persons; from giving bribes or using other expedients to deceive state agencies or competent persons in implementing administrative procedures.
3. Agencies, organizations and individuals are prohibited from committing acts that obstruct the control of administrative procedures.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực