Chương V Nghị định 54/2024/NĐ-CP quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước: Trách nhiệm thực hiện và hiệu lực thi hành
Số hiệu: | 54/2024/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Trần Hồng Hà |
Ngày ban hành: | 16/05/2024 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2024 |
Ngày công báo: | 01/06/2024 | Số công báo: | Từ số 681 đến số 682 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Sửa hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn giấy phép khai thác nước mặt, nước biển
Ngày 16/5/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 54/2024/NĐ-CP quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
Hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn giấy phép khai thác nước mặt, nước biển
Cụ thể, Nghị định 54/2024/NĐ-CP quy định thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác nước mặt, nước biển như sau:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép.
- Đề án khai thác nước.
- Sơ đồ vị trí công trình khai thác nước.
- Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước không quá 6 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ (thay vì 03 tháng như quy định tại Nghị định 02/2023/NĐ-CP hiện hành).
Ngoại trừ khai thác nước biển; khai thác nước mặt cho thủy điện, làm mát máy, thiết bị, tạo hơi, gia nhiệt, ngăn mặn, tạo nguồn, chống ngập, tạo cảnh quan, thi công công trình.
Bổ sung thêm những thông số tối thiểu về kết quả phân tích nêu trên bao gồm: pH, BOD5, COD, TSS, DO, Tổng phosphor, Tổng Nitơ, Tổng Coliform, Chloride.
Kết quả phân tích phải được thực hiện bởi tổ chức đáp ứng các yêu cầu, điều kiện về năng lực quan trắc môi trường theo quy định của pháp luật.
**Đối với hồ sơ đề nghị gia hạn, điều chỉnh giấy phép khai thác nước mặt, nước biển, Nghị định 54/2024/NĐ-CP quy định bao gồm những tài liệu như sau:
- Đơn đề nghị gia hạn/ điều chỉnh giấy phép.
- Sử dụng Đề án khai thác nước và tình hình thực hiện giấy phép (thay cho Báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước và tình hình thực hiện theo quy định hiện hành).
- Sơ đồ vị trí công trình khai thác nước, ngoại trừ trường hợp gia hạn giấy phép khai thác nước mặt, nước biển.
Theo đó, những mẫu đơn, nội dung đề án như đã nêu trên sẽ được lập theo lần lượt các Mẫu 05, 06, 07, 08, 42, 43, 45, 46, 47 và 48 tại Phụ lục được ban hành kèm theo Nghị định 54/2024/NĐ-CP .
Riêng đối với trường hợp công trình thủy lợi đã được xây dựng và khai thác từ trước 01/01/2023 thì khi tiến hành lập hồ sơ cấp giấy phép thì nội dung của Đề án sẽ được lập theo Mẫu số 44 tại Phụ lục được ban hành kèm theo Nghị định 54/2024/NĐ-CP .
Xem chi tiết tại Nghị định 54/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ 01/7/2024.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường:
Chỉ đạo cơ quan chuyên môn tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Thẩm định, quản lý hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác tài nguyên nước, thăm dò nước dưới đất, hành nghề khoan nước dưới đất và hồ sơ tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước;
b) Kiểm tra, thanh tra, đôn đốc việc chấp hành pháp luật về thực hiện quy định của giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất, giấy phép khai thác tài nguyên nước, giấy phép thăm dò nước dưới đất, kê khai, đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước, dịch vụ về tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước trên phạm vi cả nước;
c) Cập nhật thông tin, dữ liệu của giấy phép thăm dò, khai thác nước, giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước quốc gia;
d) Trước khi giấy phép khai thác tài nguyên nước thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường hết hạn, gửi văn bản thông báo về thời hạn của giấy phép đến chủ giấy phép;
đ) Xây dựng, vận hành và hướng dẫn ứng dụng kê khai, đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước, đảm bảo kết nối, tích hợp Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia theo quy định tại Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước;
e) Cải cách quy trình về thủ tục hành chính để có thể ứng dụng tối đa công nghệ thông tin, công nghệ số trong hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tuyến, hướng tới cung cấp toàn bộ thông tin về thủ tục hành chính trên môi trường mạng;
g) Hướng dẫn các địa phương, các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của Nghị định này;
h) Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của Nghị định này.
2. Trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang bộ:
a) Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện quản lý nhà nước về hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước;
b) Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm đôn đốc chỉ đạo các tổ chức, cá nhân tuân thủ các quy định của Nghị định này.
3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Chỉ đạo cơ quan chuyên môn tổ chức thực hiện nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, e và g khoản 1 Điều này trên địa bàn tỉnh;
b) Chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc thực hiện phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn việc kê khai trên ứng dụng kê khai, đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước thuộc địa bàn nhằm đảm bảo thực thi hiệu quả, nâng cao nhận thức về bảo vệ tài nguyên nước, khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả;
c) Chỉ đạo cơ quan chuyên môn và Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của Nghị định này.
4. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã:
a) Đôn đốc các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tuân thủ các quy định của Nghị định này;
b) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có công trình rà soát và tiếp nhận thông tin trên ứng dụng đối với thủ tục kê khai nước dưới đất;
c) Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện rà soát, lập danh sách tổ chức, cá nhân có công trình khai thác nước dưới đất, công trình khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển, sử dụng mặt nước, đào hồ, ao, sông, suối, kênh, mương, rạch thuộc diện phải kê khai, đăng ký trên địa bàn;
d) Tổ chức cập nhật số liệu đăng ký khai thác nước dưới đất trên địa bàn vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia;
đ) Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của Nghị định này.
5. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nước:
a) Thực hiện các quy định về khai thác, sử dụng tài nguyên nước và nghĩa vụ trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo quy định tại Điều 41 và Điều 42 của Luật Tài nguyên nước và phương án điều hòa, phân phối tài nguyên nước của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Báo cáo đến cơ quan chức năng khi xảy ra sự cố trong quá trình vận hành;
c) Trường hợp tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành công trình là hồ chứa, đập dâng thủy lợi, thủy điện hoặc hệ thống kênh thủy lợi, thủy điện thực hiện việc đề nghị cấp giấy phép khai thác nước mặt, bao gồm cả mục đích, lượng nước khai thác của các tổ chức, cá nhân khác lấy nước từ hồ chứa, đập dâng thủy lợi, thủy điện hoặc hệ thống kênh thủy lợi, thủy điện thì phải có thỏa thuận, thống nhất và được ủy quyền của các tổ chức, cá nhân đó trong việc đề nghị cấp giấy phép khai thác nước.
1. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước thuộc trường hợp phải đăng ký theo quy định của Nghị định này đã được cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được quyền trả lại giấy phép được cấp để thực hiện việc đăng ký theo quy định của Nghị định này hoặc tiếp tục thực hiện đến hết thời hạn ghi trong giấy phép. Sau khi giấy phép được cấp hết hiệu lực, nếu tổ chức, cá nhân tiếp tục có nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên nước thì thực hiện đăng ký theo quy định của Nghị định này.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác nước dưới đất thuộc trường hợp phải kê khai theo quy định của Nghị định này đã thực hiện việc đăng ký khai thác nước dưới đất trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì thực hiện việc kê khai từ ngày 01 tháng 7 năm 2026 theo quy định của Nghị định này.
3. Đối với công trình ngăn sông, suối, kênh, mương, rạch với mục đích ngăn mặn, tạo nguồn, chống ngập, tạo cảnh quan đã xây dựng, vận hành trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà thuộc trường hợp phải đăng ký, cấp phép khai thác tài nguyên nước theo quy định tại Nghị định này thì phải hoàn thành việc đăng ký, cấp phép khai thác tài nguyên nước theo quy định của Nghị định này chậm nhất là ngày 30 tháng 6 năm 2027.
4. Tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất, giấy phép về tài nguyên nước trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện đến hết thời hạn ghi trong giấy phép và được gia hạn, điều chỉnh, cấp lại theo quy định của Nghị định này.
5. Tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép về tài nguyên nước trước ngày
Nghị định này có hiệu lực thi hành mà có sự thay đổi về thẩm quyền cấp phép theo quy định của Nghị định này được tiếp tục thực hiện đến hết thời hạn ghi trong giấy phép. Trước khi giấy phép hết hạn, tổ chức, cá nhân phải nộp hồ sơ đề nghị cấp phép trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo quy định của Nghị định này.
6. Trường hợp tổ chức, cá nhân đã nộp tờ khai đăng ký trước ngày Luật số 28/2023/QH15 có hiệu lực thi hành nhưng chưa được xác nhận đăng ký thì được thực hiện theo quy định của Luật số 17/2012/QH13, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị thực hiện xác nhận đăng ký theo quy định của Nghị định này.
7. Trường hợp tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất, giấy phép về tài nguyên nước trước ngày Luật số 28/2023/QH15 có hiệu lực thi hành nhưng chưa được cấp phép thì được thực hiện theo quy định của Luật số 17/2012/QH13, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị thực hiện cấp giấy phép theo quy định của Nghị định này.
8. Đối với các dự án đã hoàn thành việc lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư và tổ chức, cá nhân liên quan trong khai thác tài nguyên nước theo quy định tại Nghị định số 02/2023/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước trước khi Nghị định này có hiệu lực thì không phải thực hiện lấy lại ý kiến theo quy định tại Nghị định này; đối với các dự án đang thực hiện việc lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư và tổ chức, cá nhân liên quan trong khai thác tài nguyên nước theo quy định tại Nghị định số 02/2023/NĐ-CP trước khi Nghị định này có hiệu lực thì được tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định số 02/2023/NĐ-CP.
9. Tổ chức, cá nhân đã được phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, tiếp tục thực hiện nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quyết định đã được phê duyệt trừ trường hợp giấy phép đã được cấp trước ngày 01 tháng 7 năm 2024 có mục đích để cấp cho sinh hoạt. Trường hợp gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép dẫn đến điều chỉnh tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước thì thực hiện theo quy định của Nghị định này.
10. Công trình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định tại Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 và Nghị định số 41/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước nhưng vẫn chưa đi vào vận hành thì chỉ sau khi đi vào vận hành mới phải thực hiện thủ tục điều chỉnh do thay đổi thời gian vận hành và áp dụng giá tính tiền tại quyết định phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước liền trước đó.
11. Tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đầy đủ, hợp lệ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì việc thẩm định, phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 82/2017/NĐ-CP và Nghị định số 41/2021/NĐ-CP, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định của Nghị định này.
12. Đối với công trình khai thác nước biển trên đảo đã xây dựng, vận hành trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà thuộc trường hợp phải đăng ký, cấp phép khai thác tài nguyên nước theo quy định của Nghị định này thì phải hoàn thành việc đăng ký, cấp phép khai thác tài nguyên nước theo quy định của Nghị định này chậm nhất là ngày 30 tháng 6 năm 2027.
13. Tổ chức, cá nhân sử dụng nước dưới đất tự chảy trong moong khai thác khoáng sản để tuyển quặng tại moong hoặc bơm hút nước để tháo khô lượng nước tự chảy vào moong khai thác khoáng sản đã đăng ký theo quy định của Nghị định số 02/2023/NĐ-CP thì không phải thực hiện đăng ký theo quy định của Nghị định này.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.
2. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, các Nghị định của Chính phủ sau đây hết hiệu lực thi hành:
a) Nghị định số 02/2023/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước, trừ trường hợp quy định tại các khoản 6, 7 và 8 Điều 58 của Nghị định này;
b) Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, trừ trường hợp quy định tại khoản 11 Điều 58 của Nghị định này;
c) Nghị định số 41/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, trừ trường hợp quy định tại khoản 11 Điều 58 của Nghị định này;
d) Nghị định số 54/2015/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ quy định về ưu đãi đối với hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.
3. Bãi bỏ các chương, điều, khoản các Nghị định sau đây của Chính phủ kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành:
a) Chương II về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên nước tại Nghị định số 60/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định một số điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên môi trường;
b) Các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 7 Nghị định số 136/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên môi trường;
c) Khoản 1 và khoản 2 Điều 2 (nội dung về tài nguyên nước) Nghị định số 22/2023/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 22. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất, giấy phép khai thác tài nguyên nước
Điều 39. Điều kiện của tổ chức cung cấp dịch vụ về tài nguyên nước
Điều 43. Trường hợp không phải nộp, miễn, giảm tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước
Điều 46. Công thức tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước
Điều 52. Điều chỉnh, truy thu, hoàn trả tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước