Chương III Nghị định 45/2022/NĐ-CP: Thẩm quyền xử phạt và các biện pháp bảo đảm việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Số hiệu: | 45/2022/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Lê Văn Thành |
Ngày ban hành: | 07/07/2022 | Ngày hiệu lực: | 25/08/2022 |
Ngày công báo: | 21/07/2022 | Số công báo: | Từ số 605 đến số 606 |
Lĩnh vực: | Vi phạm hành chính, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Phạt tới 01 triệu đồng với cá nhân không phân loại rác thải sinh hoạt
Ngày 07/7/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường, trong đó, bổ sung thêm quy định về xử phạt cá nhân, hộ gia đình không phân loại rác thải sinh hoạt.
Cụ thể, phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không sử dụng bao bì chứa chất thải sinh hoạt theo quy định.
(Hiện hành, Nghị định 155/2016/NĐ-CP không có quy định về mức phạt đối với cá nhân, hộ gia đình không phân loại rác thải sinh hoạt)
Đồng thời, Nghị định 45/2022/NĐ-CP cũng quy định cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có phát sinh chất thải rắn sinh hoạt với tổng khối lượng từ 300kg/ ngày trở lên thì sẽ bị xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không ký hợp đồng với đơn vị thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải;
- Phạt tiền từ 20.000.000 đến 30.000.000 đối với hành vi sử dụng phương tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường.
Nghị định 45/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ 25/8/2022 và thay thế Nghị định 155/2016/NĐ-CP , Nghị định 55/2021/NĐ-CP .
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 10.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Trưởng trạm, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 5.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, c và đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường và Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ, h, i, k, l, m, n và o khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
6. Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
1. Thanh tra viên chuyên ngành tài nguyên và môi trường, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 1.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
2. Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Môi trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 100.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
4. Chánh thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
1. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Quốc phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
2. Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
1. Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.
3. Đội trưởng Đội đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 20.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, c và đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
4. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ, h, i, k, l, m, n và o khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
5. Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Cục phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 200.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, c, d, đ, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
6. Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh; Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng, Cục trưởng Cục phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ, g, h, i, k, l, m, n và o Điều 4 Nghị định này.
1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, c, đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ, h, i, k, l, m, n và o khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 100.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ, h, i, k, l, m, n và o khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
6. Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ, h, i, k, l, m, n và o khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
7. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, h, i, k, l, m, n và o khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
1. Công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Đội trưởng, Tổ trưởng thuộc Chi cục Hải quan; Tổ trưởng thuộc Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
3. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng Đội Điều tra hình sự, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm d, đ, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
4. Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
5. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
1. Kiểm lâm viên đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Thanh tra viên chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thủy sản có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 1.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
3. Kiểm ngư viên đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 4.000.000 đồng.
4. Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 20.000.000 đồng.
5. Trạm trưởng Trạm Kiểm ngư thuộc Chi cục Kiểm ngư vùng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 20.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và g khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
6. Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
7. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng, Đội trưởng Đội Kiểm lâm đặc nhiệm thuộc Cục Kiểm lâm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 100.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
8. Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Tổng cục Thủy sản, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Tổng cục Lâm nghiệp có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 100.000.000 đồng;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
9. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, d, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
10. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
11. Cục trưởng Cục Kiểm lâm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
12. Cục trưởng Cục Kiểm ngư có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
13. Chánh thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
1. Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Thanh tra viên chuyên ngành công thương đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 1.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
3. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục nghiệp vụ Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
4. Chánh Thanh tra Sở Công Thương, Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành về công thương của Sở Công Thương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 100.000.000 đồng;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
5. Cục trưởng Cục quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
6. Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành Bộ Công Thương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
7. Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
8. Chánh Thanh tra Bộ Công Thương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
1. Trưởng đại diện Cảng vụ hàng hải, Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không, Trưởng đại diện Cảng vụ đường thủy nội địa có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 20.000.000 đồng.
2. Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Giám đốc Cảng vụ hàng không, Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
3. Chánh Thanh tra Cục Hàng hải Việt Nam, Chánh Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 100.000.000 đồng;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
4. Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
1. Thanh tra viên chuyên ngành văn hóa, thể thao và du lịch đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 1.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
2. Chánh Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chánh Thanh tra Sở Văn hóa và Thể thao, Chánh Thanh tra Sở Du lịch, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở Văn hóa và Thể thao, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở Du lịch có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 100.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành về văn hóa, thể thao và du lịch của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
4. Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
1. Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành quản lý môi trường y tế đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 1.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
2. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Cục Quản lý môi trường y tế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 100.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
3. Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
1. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của các lực lượng được quy định cụ thể như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này trong phạm vi quản lý của mình;
b) Thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này;
c) Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2, điểm a khoản 3 Điều 9; Điều 10 trong trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc điểm g khoản 1, điểm g khoản 2 Điều 10 trong trường hợp không thuộc thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; Điều 11 trong trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường hoặc điểm g, h khoản 1, điểm g, h khoản 2, điểm g, h khoản 3 Điều 11 trong trường hợp không thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường; Điều 12 trong trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường hoặc điểm đ khoản 1, điểm đ khoản 2, điểm đ khoản 3 Điều 12 trong trường hợp không thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường; Điều 13 trong trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc điểm a, b khoản 1, điểm a, b khoản 2 Điều 13 trong trường hợp không thuộc thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; Điều 14 trong trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường hoặc điểm a, c, đ khoản 1, điểm d, đ khoản 2, điểm d, đ khoản 3, điểm d, đ khoản 4 trong trường hợp không thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường; khoản 2, điểm e, g, h khoản 3, điểm e, h, i khoản 4, điểm d, e khoản 5, khoản 6 Điều 15; khoản 2, 3, 4 Điều 16 trong trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường; các Điều 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24; các khoản 2, 3, 4, 6 Điều 25; điểm c khoản 4, điểm d khoản 5, khoản 8, 9, 10 Điều 26; Điều 27; các khoản 5, 6, 7 Điều 29; điểm a khoản 2, điểm a, d khoản 3, điểm a, c khoản 4, khoản 5, 6, 7 Điều 30; điểm a khoản 4, khoản 6, 7 Điều 31; khoản 2, điểm g, h khoản 3 Điều 34; các khoản 3, 4, 5 Điều 36; điểm b khoản 4, điểm b khoản 5, điểm b khoản 6, điểm b khoản 7 và điểm c khoản 8, khoản 11 Điều 39; khoản 2 Điều 40; khoản 4, 5 Điều 41; các khoản 5, 6, điểm b, d, đ khoản 7 Điều 46; các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 47; Điều 49; Điều 51 và Điều 55 của Nghị định này;
d) Thanh tra quốc phòng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định tại Điều 10 và Điều 13 trong trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; Điều 11 và Điều 12 trong trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường;
đ) Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường xảy ra trên vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế, vùng quyền chủ quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định tại các Điều 18, 19, 20, 21, 24; điểm d khoản 2, khoản 4 Điều 25; khoản 8 Điều 26; Điều 27; các khoản 5, 6, 7 Điều 29; các khoản 5, 6, 7 Điều 30; điểm g, h khoản 3 Điều 34; các Điều 36, 39; khoản 2 Điều 40; khoản 5 Điều 47 và 55 của Nghị định này;
e) Bộ đội biên phòng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được quy định tại các Điều 25, 26, 27, 29, 30, 36, 39, 49; 51, 52, 54 và 55 của Nghị định này;
g) Kiểm lâm, Thanh tra chuyên ngành lâm nghiệp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động kiểm lâm được quy định tại các Điều 47, 49, 50, 51, 52, 53, Điều 54 và Điều 55 của Nghị định này. Kiểm ngư có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động kiểm ngư được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 36; khoản 5 Điều 47; khoản 6, 7 Điều 51; điểm b khoản 5, điểm b khoản 6 Điều 54 và Điều 55 của Nghị định này. Thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động nông nghiệp và phát triển nông thôn được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 36; Điều 41; các Điều 45, 47, 49, 50, 51, 52, 53, 54 và 55 của Nghị định này. Thanh tra chuyên ngành thủy sản có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động thủy sản được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 36; các Điều 47, 49, 50, 51, 52, 53, 54 và 55 của Nghị định này;
h) Cảng vụ hàng hải có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động hàng hải được quy định tại các Điều 36, 39, 40 và 55 của Nghị định này; Cảng vụ đường thủy nội địa có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong khu vực đường thủy nội địa được quy định tại các Điều 39, 40 và 55 của Nghị định này; Cảng vụ hàng không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong khu vực hàng không được quy định tại khoản 2, 5 Điều 25 và 55 của Nghị định này;
i) Hải quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động hải quan được quy định tại Điều 27; khoản 1, 2 Điều 34; điểm d, e khoản 1, khoản 3 Điều 35; khoản 4 Điều 46; các Điều 51, 54 và 55 của Nghị định này;
k) Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động quản lý thị trường, hàng hóa và hoạt động mua, bán, sử dụng động vật hoang dã, được quy định tại các Điều 46, 49, 51, 52, 54 và 55 của Nghị định này; Thanh tra chuyên ngành công thương có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 45, 46 của Nghị định này;
l) Thanh tra chuyên ngành Văn hóa, thể thao du lịch có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 22; khoản 2 và 5 Điều 25 của Nghị định này;
m) Quản lý môi trường y tế có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các vi phạm hành chính quy định tại khoản 2, điểm a khoản 3, khoản 8 Điều 26; khoản 1, 2, điểm a, c, d, đ, e, g khoản 3, khoản 4, 5, 7 Điều 29 của Nghị định này mà thực hiện trong khuôn viên bệnh viện và cơ sở y tế.
2. Chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm về môi trường để truy cứu trách nhiệm hình sự và chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt hành chính.
a) Việc chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm về môi trường đến cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự và chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của Điều 62 và Điều 63 Luật Xử lý vi phạm hành chính và Bộ luật Tố tụng hình sự;
b) Đối với vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm về môi trường được phát hiện qua công tác thanh tra thì thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
1. Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với tổ chức, cá nhân quy định tại Chương II của Nghị định này thực hiện theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Đối với cá nhân, tổ chức bị tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn mà có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ gây ô nhiễm môi trường thì trách nhiệm của các cơ quan tổ chức thực hiện quyết định xử phạt như sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các bộ, ngành liên quan chỉ đạo các cơ quan tổ chức thực hiện việc tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của bộ như sau:
Ban Quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, cơ quan của người đã xử phạt, Công an nhân dân các cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cá nhân, tổ chức vi phạm và các cơ quan có liên quan tổ chức niêm phong nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị của cá nhân, tổ chức đó vào ngày bắt đầu áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn được ghi trong quyết định xử phạt trong trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm nằm trong khu vực của Ban Quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với cơ quan của người đã xử phạt, Công an nhân dân các cấp, Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã nơi có cá nhân, tổ chức vi phạm và các cơ quan có liên quan tổ chức niêm phong nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị của cá nhân, tổ chức đó vào ngày bắt đầu áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn được ghi trong quyết định xử phạt trong trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không thuộc trường hợp trong khu vực của Ban Quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và nằm trên địa bàn 02 huyện trở lên;
Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, cơ quan của người đã xử phạt, Công an cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cá nhân, tổ chức vi phạm và các cơ quan có liên quan tổ chức niêm phong nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị của cá nhân, tổ chức đó vào ngày bắt đầu áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn được ghi trong quyết định xử phạt trong trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không thuộc trường hợp trong khu vực của Ban Quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và nằm trên địa bàn 01 huyện.
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức thực hiện việc tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như sau:
Ban Quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, cơ quan của người đã xử phạt, Công an nhân dân các cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cá nhân, tổ chức vi phạm và các cơ quan có liên quan tổ chức niêm phong nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị của cá nhân, tổ chức đó vào ngày bắt đầu áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn được ghi trong quyết định xử phạt trong trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm nằm trong khu vực của Ban Quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với cơ quan của người đã xử phạt, Công an nhân dân các cấp, Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã nơi có cá nhân, tổ chức vi phạm và các cơ quan có liên quan tổ chức niêm phong nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị của cá nhân, tổ chức đó vào ngày bắt đầu áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn được ghi trong quyết định xử phạt trong trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không thuộc trường hợp trong khu vực của Ban Quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và nằm trên địa bàn 02 huyện trở lên;
Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, cơ quan của người đã xử phạt, Công an cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cá nhân, tổ chức vi phạm và các cơ quan có liên quan tổ chức niêm phong nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị của cá nhân, tổ chức đó vào ngày bắt đầu áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn được ghi trong quyết định xử phạt trong trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không thuộc trường hợp trong khu vực của Ban Quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và nằm trên địa bàn 01 huyện;
c) Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì, phối hợp với cơ quan của người đã xử phạt, Công an cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cá nhân, tổ chức vi phạm và các cơ quan có liên quan tổ chức niêm phong nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị của cá nhân, tổ chức đó vào ngày bắt đầu áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn được ghi trong quyết định xử phạt đối với trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
3. Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức bị tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn, bị đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc bị buộc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm được quy định như sau:
a) Cá nhân, tổ chức bị tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan chức năng hoàn thành nhiệm vụ và chỉ được phép hoạt động trở lại khi đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận đã khắc phục xong hậu quả vi phạm;
b) Cá nhân, tổ chức bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt, báo cáo kết quả thực hiện về cơ quan đã xử phạt và cơ quan đã cấp giấy phép để kiểm tra, giám sát;
c) Đối với các trường hợp vi phạm gây ô nhiễm môi trường hoặc phải cải tạo, nâng cấp và xây dựng các công trình bảo vệ môi trường, cá nhân, tổ chức vi phạm phải khẩn trương khắc phục hậu quả vi phạm. Sau khi đã khắc phục xong hậu quả vi phạm, cá nhân, tổ chức phải gửi báo cáo kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình bảo vệ môi trường đã khắc phục cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản 1 Điều 70 của Nghị định này để kiểm tra, giám sát và cho phép vận hành thử nghiệm theo quy định.
1. Thủ tục kiểm tra, thanh tra và xác nhận đã khắc phục xong hậu quả vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức bị tước quyền sử dụng giấy phép môi trường, bị đình chỉ hoạt động trước khi đi vào hoạt động trở lại hoặc bị buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm trong trường hợp người đã xử phạt thuộc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường (cơ quan có thẩm quyền) được quy định như sau:
a) Trước ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ thời điểm hết hạn tước quyền sử dụng giấy phép môi trường, đình chỉ hoạt động hoặc khắc phục hậu quả vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm phải gửi báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường (kèm theo các hồ sơ, tài liệu, số liệu và kết quả phân tích mẫu chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường do đơn vị có chức năng thực hiện) cho cơ quan có thẩm quyền của người đã xử phạt.
Báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường bao gồm các nội dung: thông tin chung về cá nhân, tổ chức (tên cá nhân, tổ chức, địa chỉ, địa điểm hoạt động, tài khoản, giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép, quyết định xử phạt vi phạm hành chính, kết luận kiểm tra, thanh tra); kết quả khắc phục hậu quả vi phạm hành chính (kết quả khắc phục vi phạm về nước thải, kết quả khắc phục vi phạm về bụi, khí thải, kết quả khắc phục vi phạm về tiếng ồn, kết quả khắc phục vi phạm về độ rung, kết quả khắc phục vi phạm về quản lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại, kết quả khắc phục các vi phạm khác về bảo vệ môi trường).
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường, cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, thanh tra xác nhận việc khắc phục hậu quả vi phạm theo nội dung quyết định xử phạt và kết luận kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường (nếu có). Quyết định thành lập đoàn kiểm tra, thanh tra; biên bản kiểm tra, thanh tra việc khắc phục hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật về thanh tra;
c) Trường hợp cá nhân, tổ chức đã khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, thanh tra việc khắc phục vi phạm (trừ trường hợp phải trưng cầu kết quả giám định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường), cơ quan có thẩm quyền ban hành kết luận kiểm tra, thanh tra việc đã khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường và tháo mở niêm phong (nếu có) để cá nhân, tổ chức hoạt động trở lại;
d) Trường hợp cá nhân, tổ chức chưa khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường thì tiếp tục thực hiện việc khắc phục nhưng không quá thời hạn ghi trong quyết định xử phạt; trường hợp không đủ thời gian để khắc phục thì đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, gia hạn để khắc phục nhưng không quá 24 tháng; trường hợp cố tình không thực hiện việc khắc phục vi phạm thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.
2. Thủ tục kiểm tra, thanh tra và xác nhận đã khắc phục xong hậu quả vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức bị tước quyền sử dụng giấy phép môi trường, bị đình chỉ hoạt động trước khi đi vào hoạt động trở lại hoặc bị buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm trong trường hợp người xử phạt không thuộc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường được quy định như sau:
a) Trước ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ thời điểm hết hạn tước quyền sử dụng giấy phép môi trường, đình chỉ hoạt động hoặc khắc phục hậu quả vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm phải gửi báo cáo kết quả khắc phục hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường (kèm theo các hồ sơ, tài liệu, số liệu và kết quả phân tích mẫu chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường do đơn vị có chức năng thực hiện) và gửi cho:
- Cơ quan, đơn vị chuyên môn trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường có chức năng kiểm tra, thanh tra việc khắc phục hậu quả vi phạm hành chính về môi trường (nếu dự án, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường);
- Sở Tài nguyên và Môi trường (nếu dự án, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh);
- Ủy ban nhân dân cấp huyện (nếu dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân cấp huyện);
Báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường được gửi đồng thời cho cơ quan của người đã xử phạt để phối hợp kiểm tra việc khắc phục hậu quả vi phạm;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường, cơ quan có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản này chủ trì, phối hợp với cơ quan của người đã xử phạt tiến hành kiểm tra, thanh tra việc khắc phục hậu quả vi phạm theo nội dung quyết định xử phạt và kết luận kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường (nếu có). Trường hợp cần thiết, cơ quan, đơn vị chuyên môn trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường có chức năng kiểm tra, thanh tra việc khắc phục hậu quả vi phạm hành chính về môi trường giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành kiểm tra, thanh tra việc khắc phục hậu quả vi phạm đối với trường hợp thuộc trách nhiệm kiểm tra của cơ quan, đơn vị chuyên môn trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường có chức năng kiểm tra, thanh tra việc khắc phục hậu quả vi phạm hành chính về môi trường. Quyết định thành lập đoàn kiểm tra, thanh tra; biên bản kiểm tra, thanh tra việc khắc phục hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật về thanh tra;
c) Trường hợp cá nhân, tổ chức đã khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, thanh tra việc khắc phục vi phạm (trừ trường hợp phải trưng cầu kết quả giám định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường), cơ quan có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản này ban hành kết luận kiểm tra, thanh tra việc đã khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường, đồng thời thông báo cho cơ quan có trách nhiệm quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 69 Nghị định này tháo mở niêm phong (nếu có) để cá nhân, tổ chức hoạt động trở lại;
d) Trường hợp cá nhân, tổ chức chưa khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường thì tiếp tục thực hiện việc khắc phục nhưng không quá thời hạn ghi trong quyết định xử phạt; trường hợp không đủ thời gian để khắc phục thì đề nghị cơ quan có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản này xem xét, gia hạn để khắc phục nhưng không quá 24 tháng; trường hợp cố tình không thực hiện việc khắc phục vi phạm thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung được nhiều cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra việc khắc phục hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường là cơ quan cấp trên đã cấp giấy phép môi trường. Trường hợp cần thiết, cơ quan cấp trên giao cho cơ quan cấp dưới kiểm tra, thanh tra việc khắc phục hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường.
4. Đối với các hành vi vi phạm hành chính bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, đăng ký môi trường, lập hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường thủ tục kiểm tra, thanh tra và xác nhận đã khắc phục xong hậu quả vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức được lồng ghép với quá trình thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, tiếp nhận, cấp giấy phép môi trường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Kết quả giải quyết các thủ tục hành chính này thay thế kết luận kiểm tra, thanh tra việc đã khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường đối với cá nhân, tổ chức theo quy định tại Điều này.
1. Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được lập theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Các chức danh có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bao gồm:
a) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đang thi hành công vụ;
b) Công chức, viên chức đang thi hành nhiệm vụ bảo vệ môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường; cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về bảo vệ môi trường, cơ quan được giao chức năng kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường; Sở Tài nguyên và Môi trường; Chi cục Bảo vệ môi trường và Ban Quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện;
c) Công chức, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân đang thi hành nhiệm vụ bảo vệ môi trường của ngành mình quản lý thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ;
d) Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn đang thi hành nhiệm vụ bảo vệ môi trường trên địa bàn quản lý;
đ) Nhân viên trật tự công cộng đang thi hành nhiệm vụ liên quan đến bảo vệ môi trường tại các khu đô thị, khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;
e) Công chức, viên chức thuộc Ban quản lý rừng, Ban quản lý các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển đang thi hành nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
3. Mẫu biên bản và mẫu quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thực hiện theo quy định của Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
4. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng thủ tục xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản trong trường hợp xử phạt cảnh cáo vi phạm quy định tại các Điều 25, 45, 46, 49, 50, 52 và 53 hoặc xử phạt bằng tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 25 của Nghị định này; trừ trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật.
Công khai thông tin cá nhân, tổ chức có các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường gây hậu quả lớn hoặc gây ảnh hưởng xấu về dư luận xã hội trong các trường hợp sau:
1. Cá nhân, tổ chức bị tước quyền sử dụng giấy phép môi trường.
2. Cá nhân, tổ chức bị đình chỉ hoạt động của nguồn phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường hoặc bị đình chỉ hoạt động của cơ sở gây ô nhiễm môi trường.
3. Cơ sở bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm buộc di dời địa điểm đến vị trí phù hợp với quy hoạch, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
4. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt thuộc các trường hợp quy định tại điểm g khoản 2, khoản 5 và khoản 7 Điều 32; điểm g khoản 2 và khoản 4 Điều 33.
5. Các trường hợp khác do người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quyết định theo quy định pháp luật.
1. Các biện pháp cưỡng chế, thẩm quyền, nội dung, trình tự, thủ tục và tổ chức thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động, cưỡng chế áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc di dời dự án, cơ sở đến vị trí phù hợp với quy hoạch, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo thực hiện quyết định cưỡng chế áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động, cưỡng chế áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc di dời dự án, cơ sở đến vị trí phù hợp với quy hoạch, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định;
Ban Quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an nhân dân các cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cá nhân, tổ chức vi phạm và các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động, cưỡng chế áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc di dời dự án, cơ sở đến vị trí phù hợp với quy hoạch, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định trong trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm nằm trong khu vực của Ban Quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Công an nhân dân các cấp, Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã nơi có cá nhân, tổ chức vi phạm và các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động, cưỡng chế áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc di dời dự án, cơ sở đến vị trí phù hợp với quy hoạch, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định trong trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không thuộc trường hợp trong khu vực của Ban Quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và nằm trên địa bàn 02 huyện trở lên;
Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cá nhân, tổ chức vi phạm và các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động, cưỡng chế áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc di dời dự án, cơ sở đến vị trí phù hợp với quy hoạch, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định trong trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không thuộc trường hợp trong khu vực của Ban Quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và nằm trên địa bàn 01 huyện;
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có cơ sở bị cưỡng chế áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động, cưỡng chế áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc di dời dự án, cơ sở đến vị trí phù hợp với quy hoạch, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp thực hiện việc cưỡng chế đình chỉ hoạt động, buộc di dời dự án, cơ sở đến vị trí phù hợp theo quy định;
c) Công an nhân dân các cấp có liên quan có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn trong quá trình cưỡng chế, bố trí lực lượng ngăn chặn kịp thời các hành vi gây rối, chống người thi hành công vụ trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động, cưỡng chế áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc di dời dự án, cơ sở đến vị trí phù hợp với quy hoạch, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định khi được yêu cầu.
1. Cá nhân, tổ chức liên quan đến đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động, cưỡng chế áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc di dời dự án, cơ sở đến vị trí phù hợp với quy hoạch, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định có trách nhiệm phối hợp thực hiện việc cưỡng chế áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động, cưỡng chế áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc di dời khi có yêu cầu.
2. Kho bạc nhà nước, Ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng khác thực hiện các biện pháp phong tỏa tài khoản tiền gửi kể từ thời điểm thực hiện cưỡng chế quy định trong quyết định cưỡng chế áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động hoặc cưỡng chế áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc di dời dự án, cơ sở đến vị trí phù hợp với quy hoạch, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc thực hiện quyết định cưỡng chế áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động hoặc cưỡng chế áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc di dời dự án, cơ sở đến vị trí phù hợp với quy hoạch, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
POWER TO IMPOSE PENALTIES AND MEASURES TO ENFORCE PENALTY IMPOSITION DECISIONS
Article 56. Power to impose penalties for administrative offences of Chairpersons of People’s Committees at all levels
1. Chairpersons of communal People’s Committees have the power to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 5,000,000;
c) confiscate exhibits and instruments of administrative offence worth up to VND 10,000,000;
d) enforce the remedial measures mentioned in points a, b, c and dd clause 3 Article 4 of this Decree.
2. Chairpersons of district-level People’s Committees have the power to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 100,000,000;
c) suspend the license or operation;
d) confiscate exhibits and instruments of administrative offence;
dd) enforce the remedial measures mentioned in points a, b, c, dd, e, g, h, i, k, l, m, n and o clause 3 Article 4 of this Decree.
3. Chairpersons of provincial People’s Committees have the power to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 1,000,000,000;
c) suspend the license or operation;
d) confiscate exhibits and instruments of administrative offence;
dd) enforce the remedial measures mentioned in clause 3 Article 4 of this Decree.
Article 57. Power to impose penalties for administrative offences of People's Public Security
1. Soldiers of the People’s Public Security in the performance of their duty have the power to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 500,000.
2. Senior officers of the persons mentioned in clause 1 of this Article have the power to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 1,500,000.
3. Commune-level Police Chiefs, Heads of Police Posts, Heads of Police Stations at border gates, export processing zones, Heads of International Airport Police, Majors of Mobile Police Battalions, and Captains of Squadrons have the power to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 2,500,000;
c) confiscate exhibits and instruments of administrative offence worth up to VND 5,000,000;
d) enforce the remedial measures mentioned in points a, c and dd clause 3 Article 4 of this Decree.
4. District-level Police Chiefs; the Chiefs of provincial Police Departments, including: Chiefs of Internal Political Security Divisions, Chiefs of Police Divisions for Prevention and Control of Environmental Crimes and Chiefs of Immigration Divisions in the performance of their duty have the power to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 25,000,000;
c) suspend the license or operation;
d) confiscate exhibits and instruments of administrative offence worth up to VND 50,000,000;
dd) enforce the remedial measures mentioned in points a, c, dd, h, i, k, l, m, n and o clause 3 Article 4 of this Decree.
5. Directors of provincial Police Departments have the power to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 100,000,000;
c) suspend the license or operation;
d) confiscate exhibits and instruments of administrative offence;
dd) enforce the remedial measures mentioned in points a, c, dd, g, h, i, k, l, m, n and o clause 3 Article 4 of this Decree.
6. Director General of Police Department for Prevention and Control of Environmental Crimes and Director General of Immigration Department in the performance of their duty have the power to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 1,000,000,000;
c) suspend the license or operation;
d) confiscate exhibits and instruments of administrative offence;
dd) enforce the remedial measures mentioned in points a, c, dd, g, h, i, k, l, m, n and o clause 3 Article 4 of this Decree.
Article 58. Power to impose penalties for administrative offences of natural resources and environment inspecting authorities
1. Inspectors and persons assigned to carry out specialized inspections in the performance of their duty have the power to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 500,000;
c) confiscate exhibits and instruments of administrative offence worth up to VND 1,000,000;
d) enforce the remedial measures mentioned in points a, c and dd clause 3 Article 4 of this Decree.
2. Chief Inspectors of provincial Departments of Natural Resources and Environment, Chiefs of Specialized Inspectorates of provincial Departments of Natural Resources and Environment and Vietnam Environment Administration have the power to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 50,000,000;
c) suspend the license or operation;
d) confiscate exhibits and instruments of administrative offence worth up to VND 100,000,000;
dd) enforce the remedial measures mentioned in clause 3 Article 4 of this Decree.
3. Chief of Specialized Inspectorate of the Ministry of Natural Resources and Environment has the power to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 250,000,000;
c) suspend the license or operation;
d) confiscate exhibits and instruments of administrative offence worth up to VND 500,000,000;
dd) enforce the remedial measures mentioned in clause 3 Article 4 of this Decree.
4. Chief Inspector of the Ministry of Natural Resources and Environment and Director General of Vietnam Environment Administration have the power to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 1,000,000,000;
c) suspend the license or operation;
d) confiscate exhibits and instruments of administrative offence;
dd) enforce the remedial measures mentioned in clause 3 Article 4 of this Decree.
Article 59. Power of national defense inspecting authorities
1. Chief of Specialized Inspectorate of the Ministry of National Defense has the power to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 250,000,000;
c) suspend the license or operation;
d) confiscate exhibits and instruments of administrative offence worth up to VND 500,000,000;
dd) enforce the remedial measures mentioned in clause 3 Article 4 of this Decree.
2. Chief Inspector of the Ministry of National Defense has the power to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 1,000,000,000;
c) suspend the license or operation;
d) confiscate exhibits and instruments of administrative offence;
dd) enforce the remedial measures mentioned in clause 3 Article 4 of this Decree.
Article 60. Power of the Border Guard
1. The Border Guard officers in the performance of their duty have the power to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 500,000.
2. Senior officers of the persons mentioned in clause 1 of this Article have the power to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 2,500,000.
3. The leaders of Task Force Teams for Drug and Crime Prevention and Control which are put under the control of Task Force Commissions for Drug and Crime Prevention and Control have the power to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 10,000,000;
c) confiscate exhibits and instruments of administrative offence worth up to VND 20,000,000;
d) enforce the remedial measures mentioned in points a, c and dd clause 3 Article 4 of this Decree.
4. Commanding Officers of Border Guard Posts, Captains of Naval Border Guard Flotillas and Commanders of the Border Guard Commands at port border gates have the power to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 25,000,000;
c) confiscate exhibits and instruments of administrative offence worth up to VND 50,000,000;
d) enforce the remedial measures mentioned in points a, c, d, dd, h, i, k, l, m, n and o clause 3 Article 4 of this Decree.
5. Leaders of Task Force Commissions for Drug and Crime Prevention and Control as an affiliate of the Department of Drug and Crime Prevention and Control under the control of the Border Guard High Command have the power to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 100,000,000;
c) confiscate exhibits and instruments of administrative offence worth up to VND 200,000,000;
d) enforce the remedial measures mentioned in points a, c, d, dd, g, h, i, k, l, m, n and o clause 3 Article 4 of this Decree.
6. Chief Commander of provincial-level Border Guards; Captains of Naval Border Guard Squadrons and Director General of the Department of Drug and Crime Prevention and Control affiliated to the Border Guard High Command have the power to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 1,000,000,000;
c) suspend the license or operation;
d) confiscate exhibits and instruments of administrative offence;
dd) enforce the remedial measures mentioned in points a, c, d, dd, g, h, i, k, l, m, n and o clause 3 Article 4 of this Decree.
Article 61. Power of the Coast Guard
1. The Border Guard officers in the performance of their duty have the power to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 1,500,000.
2. Captains of coastguard teams have power to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 5,000,000.
3. Coastguard squad leaders and captains of coastguard stations have the power to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 10,000,000;
c) enforce the remedial measures mentioned in points a, c and dd clause 3 Article 4 of this Decree.
4. Commanders of coastguard platoons have power to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 25,000,000;
c) confiscate exhibits and instruments of administrative offence worth up to VND 50,000,000;
d) enforce the remedial measures mentioned in points a, c, d, dd, h, i, k, l, m, n and o clause 3 Article 4 of this Decree.
5. Commanders in chief of coastguard squadrons; Heads of Reconnaissance Commissions; Heads of Task Force Commissions for Drug Crime Prevention and Control under the control of the Command of Coast Guard of Vietnam have the power to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 50,000,000;
c) confiscate exhibits and instruments of administrative offence worth up to VND 100,000,000;
d) enforce the remedial measures mentioned in points a, c, d, dd, h, i, k, l, m, n and o clause 3 Article 4 of this Decree.
6. Commanders of regional coastguard command centers and Director General of the Department of Operations and Legislation under the control of the Command of Coast Guard of Vietnam have the power to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 100,000,000;
c) suspend the license;
d) confiscate exhibits and instruments of administrative offence;
dd) enforce the remedial measures mentioned in points a, c, d, dd, h, i, k, l, m, n and o clause 3 Article 4 of this Decree.
7. Commander of Vietnam Coast Guard has the power to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 1,000,000,000;
c) suspend the license or operation;
d) confiscate exhibits and instruments of administrative offence;
dd) enforce the remedial measures mentioned in points a, b, c, d, dd, h, i, k, l, m, n and o clause 3 Article 4 of this Decree.
Article 62. Power of customs authorities
1. Customs officers in the performance of their duty have the power to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 500,000.
2. Team Leaders, Group Leaders of Customs Sub-departments; Leaders of Groups in Control Teams affiliated to provincial, inter-provincial or central-affiliated city Customs Departments; Leaders of Teams in Post-clearance Inspection Sub-departments have the power to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 5,000,000.
3. Directors of Customs Sub-departments, Directors of Post-clearance Inspection Sub-departments, Leaders of Control Teams of provincial, inter-provincial or central-affiliated city Customs Departments, Leaders of Criminal Investigation Teams, Leaders of Smuggling Control Teams, Captains of Maritime Control Flotillas, Leaders of Anti-smuggling, Counterfeit Product Control and Intellectual Property Teams affiliated to the Smuggling Investigation and Prevention Department; Directors of Post-clearance Inspection Sub-departments as an affiliate of the Post-clearance Inspection Department have the power to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 25,000,000;
c) confiscate exhibits and instruments of administrative offence worth up to VND 50,000,000;
d) enforce the remedial measures mentioned in points d, dd, g, h, i, k, l, m, n and o clause 3 Article 4 of this Decree.
4. Director of the Smuggling Investigation and Prevention Department, Director of the Post-clearance Inspection Department, a subsidiary of the General Department of Customs, and Directors of the provincial, inter-provincial or central-affiliated city Customs Departments have the power to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 50,000,000;
c) suspend the license or operation;
d) confiscate exhibits and instruments of administrative offence;
dd) enforce the remedial measures mentioned in points d, dd, g, h, i, k, l, m, n and o clause 3 Article 4 of this Decree.
5. The Director General of the General Department of Customs has the power to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 1,000,000,000;
c) confiscate exhibits and instruments of administrative offence;
d) enforce the remedial measures mentioned in points d, dd, g, h, i, k, l, m, n and o clause 3 Article 4 of this Decree.
Article 63. Power of forest protection forces, fishery resource surveillance forces and agriculture and rural development inspecting authorities
1. Forest protection officers in the performance of their duty have the power to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 500,000.
2. Agriculture and rural development inspectors and persons assigned to carry out specialized inspections of fishery have the power to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 500,000;
c) confiscate exhibits and instruments of administrative offence worth up to VND 1,000,000;
d) enforce the remedial measures mentioned in points a, c and dd clause 3 Article 4 of this Decree.
3. Fisheries resources surveillance officers in the performance of their duty have the power to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 2,000,000;
c) confiscate exhibits and instruments of administrative offence worth up to VND 4,000,000;
4. Heads of forest protection stations have the power to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 10,000,000;
c) confiscate exhibits and instruments of administrative offence worth up to VND 20,000,000.
5. Heads of Fishery Resource Surveillance Stations under Regional Fishery Resource Surveillance Sub-departments have the power to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 10,000,000;
c) confiscate exhibits and instruments of administrative offence worth up to VND 20,000,000;
d) enforce the remedial measures mentioned in points a, b and g clause 3 Article 4 of this Decree.
6. Directors of district-level forest protection offices and heads of mobile ranger and forest fire prevention and fighting teams have the power to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 25,000,000;
c) confiscate exhibits and instruments of administrative offence worth up to VND 50,000,000;
d) enforce the remedial measures mentioned in points a, c, dd, g, h, i, k, l, m, n and o clause 3 Article 4 of this Decree.
7. Heads of Forest Protection Sub-departments; Heads of Regional Forest Protection Sub-departments and Leaders of Forest Protection Task Force Teams under the Forest Protection Department have the power to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 50,000,000;
c) suspend the license or operation;
d) confiscate exhibits and instruments of administrative offence worth up to VND 100,000,000;
dd) enforce the remedial measures mentioned in points a, b, c, dd, g, h, i, k, l, m, n and o clause 3 Article 4 of this Decree.
8. Chief Inspectors of Departments of Agriculture and Rural Development, specialized Inspectorates of provincial Departments of Agriculture and Rural Development, chief of specialized inspectorate of the Directorate of Fisheries, chief of specialized inspectorate of the Vietnam Administration of Forestry have the power to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 50,000,000;
c) confiscate exhibits and instruments of administrative offence worth up to VND 100,000,000;
d) suspend the license or operation;
dd) enforce the remedial measures mentioned in clause 3 Article 4 of this Decree.
9. Heads of Regional Fishery Resource Surveillance Sub-departments have the power to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 100,000,000;
c) confiscate exhibits and instruments of administrative offence;
d) enforce the remedial measures mentioned in points a, b, d, g, h, i, k, l, m, n and o clause 3 Article 4 of this Decree.
10. Chief of specialized inspectorate of the Ministry of Agriculture and Rural Development have the power to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 250,000,000;
c) suspend the license or operation;
d) confiscate exhibits and instruments of administrative offence worth up to VND 500,000,000;
dd) enforce the remedial measures mentioned in clause 3 Article 4 of this Decree.
11. Director General of the Forest Protection Department has the power to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 500,000,000;
c) confiscate exhibits and instruments of administrative offence;
d) suspend the license or operation;
dd) enforce the remedial measures mentioned in points a, b, c, dd, g, h, i, k, l, m, n and o clause 3 Article 4 of this Decree.
12. Director General of the Director General of the Viet Nam Fisheries Resources Surveillance has the power to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 1,000,000,000;
c) confiscate exhibits and instruments of administrative offence;
d) suspend the license or operation;
dd) enforce the remedial measures mentioned in points a, b, c, dd, g, h, i, k, l, m, n and o clause 3 Article 4 of this Decree.
13. Chief Inspector of Ministry of Agriculture and Rural Development, Director General of Vietnam Administration of Forestry and Director General of Directorate of Fisheries have the power to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 1,000,000,000;
c) confiscate exhibits and instruments of administrative offence;
d) suspend the license or operation;
dd) enforce the remedial measures mentioned in clause 3 Article 4 of this Decree.
Article 64. Power of industry and trade inspecting authorities and market surveillance authorities
1. Market surveillance officials in the performance of their duty have the power to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 500,000.
2. Industry and trade inspectors in the performance of their duty have the power to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 500,000;
c) confiscate exhibits and instruments of administrative offence worth up to VND 1,000,000;
d) enforce the remedial measures mentioned in points a, c and dd clause 3 Article 4 of this Decree.
3. Heads of Market Surveillance Teams and Heads of Professional Division affilited to the Market Surveillance Operations Department shall have the powers to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 25,000,000;
c) confiscate exhibits and instruments of administrative offence worth up to VND 50,000,000;
d) enforce the remedial measures mentioned in points a, dd, e, g, h, i, k, l, m, n and o clause 3 Article 4 of this Decree.
4. Chief inspectors of Departments of Industry and Trade, Chiefs of specialized inspectorates of Departments of Industry and Trade have the powers to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 50,000,000;
c) confiscate exhibits and instruments of administrative offence worth up to VND 100,000,000;
d) suspend the license or operation;
dd) enforce the remedial measures mentioned in clause 3 Article 4 of this Decree.
5. Directors General of provincial Market Surveillance Departments and Director General of the Market Surveillance Operations Department affiliated to the Vietnam Directorate of Market Surveillance have the power to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 50,000,000;
c) confiscate exhibits and instruments of administrative offence;
d) suspend the license or operation;
dd) enforce the remedial measures mentioned in points a, c, d, dd, e, g, h, i, k, l, m, n and o clause 3 Article 4 of this Decree.
6. Chief of Specialized Inspectorate of the Ministry of Industry and Trade has the power to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 250,000,000;
c) suspend the license or operation;
d) confiscate exhibits and instruments of administrative offence worth up to VND 500,000,000;
dd) enforce the remedial measures mentioned in clause 3 Article 4 of this Decree.
7. The Director General of the Vietnam Directorate of Market Surveillance has the power to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 1,000,000,000;
c) confiscate exhibits and instruments of administrative offence;
d) suspend the license or operation;
dd) enforce the remedial measures mentioned in points a, c, d, dd, e, g, h, i, k, l, m, n and o clause 3 Article 4 of this Decree.
8. Chief Inspector of the Ministry of Industry and Trade has the power to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 1,000,000,000;
c) confiscate exhibits and instruments of administrative offence;
d) suspend the license or operation;
dd) enforce the remedial measures mentioned in clause 3 Article 4 of this Decree.
Article 65. Power of maritime administrations, airports authorities and inland waterways port authorities
1. Chief representatives of maritime administrations, chief representatives of airports authorities, chief representatives of inland waterways port authorities have the power to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 10,000,000;
c) confiscate exhibits and instruments of administrative offence worth up to VND 20,000,000.
2. Directors of maritime administrations, directors of airports authorities and directors of inland waterways port authorities have the power to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 50,000,000;
c) suspend the license or operation;
d) confiscate exhibits and instruments of administrative offence;
dd) enforce the remedial measures mentioned in points a, b, c, dd, g, h, i, k, l, m, n and o clause 3 Article 4 of this Decree.
3. Chief Inspector of Vietnam Maritime Administration and Chief Inspector of Civil Aviation Authority of Vietnam have the power to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 50,000,000;
c) confiscate exhibits and instruments of administrative offence worth up to VND 100,000,000;
d) suspend the license or operation;
dd) enforce the remedial measures mentioned in clause 3 Article 4 of this Decree.
4. Director General of Vietnam Inland Waterway Administration, Director General of Vietnam Maritime Administration and Director General of Civil Aviation Authority of Vietnam have the power to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 1,000,000,000;
c) confiscate exhibits and instruments of administrative offence;
d) suspend the license or operation;
dd) enforce the remedial measures mentioned in clause 3 Article 4 of this Decree.
Article 66. Power to impose penalties for administrative offences of culture, sports and tourism inspecting authorities
1. Culture, sports and tourism inspectors in the performance of their duty have the power to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 500,000;
c) confiscate exhibits and instruments of administrative offence worth up to VND 1,000,000;
d) enforce the remedial measures mentioned in points a, c and dd clause 3 Article 4 of this Decree.
2. Chief Inspectors of Departments of Culture, Sports and Tourism, Chief Inspectors of Departments of Culture and Sports, Chief Inspectors of Departments of Tourism, chiefs of specialized inspectorates of Departments of Culture, Sports Departments of Culture, Sports and Tourism, chiefs of specialized inspectorates of Departments of Culture and Sports and chiefs of specialized inspectorates of Departments of Tourism have the power to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 50,000,000;
c) suspend the license or operation;
d) confiscate exhibits and instruments of administrative offence worth up to VND 100,000,000;
dd) enforce the remedial measures mentioned in clause 3 Article 4 of this Decree.
3. Chiefs of specialized culture, sports and tourism inspectorates of the Ministry of Culture, Sports and Tourism have the power to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 250,000,000;
c) suspend the license or operation;
d) confiscate exhibits and instruments of administrative offence worth up to VND 500,000,000;
dd) enforce the remedial measures mentioned in clause 3 Article 4 of this Decree.
4. Chief Inspector of Ministry of Culture, Sports and Tourism has the power to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 1,000,000,000;
c) suspend the license or operation;
d) confiscate exhibits and instruments of administrative offence;
dd) enforce the remedial measures mentioned in clause 3 Article 4 of this Decree.
Article 67. Power of Health Environment Management Agency
1. Persons assigned to carry out specialized inspections of health environment management in the performance of their duty have the power to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 500,000;
c) confiscate exhibits and instruments of administrative offence worth up to VND 1,000,000;
d) enforce the remedial measures mentioned in points a, c and dd clause 3 Article 4 of this Decree.
2. Chief of specialized inspectorate of Health Environment Management Agency has the power to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 50,000,000;
c) suspend the environmental license or operation;
d) confiscate exhibits and instruments of administrative offence worth up to VND 100,000,000;
dd) enforce the remedial measures mentioned in clause 3 Article 4 of this Decree.
3. Director General of Health Environment Management Agency has the power to:
a) issue warnings;
b) impose a maximum fine of VND 1,000,000,000;
c) suspend the environmental license or operation;
d) confiscate exhibits and instruments of administrative offence;
dd) enforce the remedial measures mentioned in clause 3 Article 4 of this Decree.
Article 68. Delegation of power to impose administrative environmental protection offences; transfer of files on cases suspected of environmental crimes for initiation of criminal prosecution
1. The forces’ power to impose penalties for administrative environmental protection offences shall be delegated as follows:
a) Chairpersons of People’s Committees at all levels have the power to impose penalties for the administrative offences prescribed in Chapter II hereof within their scope of management;
b) Natural resources and environment inspecting authorities have the power to impose penalties for the administrative offences prescribed in Chapter II hereof;
c) The People’s Public Security, under its authority, and within the sectors under its management and scope of duties, have the power to impose penalties for the administrative offences specified in point a clause 1, point a clause 2, point a clause 3 Article 9; Article 10 if the EIAR appraisal result is within its power to approve or point g clause 1, point g clause 2 Article 10 if the EIAR appraisal result is beyond its power to approve; Article 11 if the environment license is within its power to issue or points g and h clause 1, points g and h clause 2, points g and h clause 3 Article 11 if the environment license is beyond its power to issue; Article 12 if the environment license is within its power to issue or point dd clause 1, point dd clause 2, point dd clause 3 Article 12 if the environment license is beyond its power to issue; Article 13 if the EIAR appraisal result is within its power to approve or points a and b clause 1, points a and b clause 2 Article 13 if the EIAR appraisal result is beyond its power to approve; Article 14 if the environment license is within its power to issue or points a, c and dd clause 1, points d and dd clause 2, points d and dd clause 3, points d and dd clause 4 if the environment license is beyond its power to issue; clause 2, points e, g and h clause 3, points e, h and i clause 4, points d and e clause 5, clause 6, Article 15; clauses 2, 3 and 4 Article 16 if the environment license is within its power to issue; Articles 18, 19, 20, 21, 22, 23 and 24; clauses 2, 3, 4 and 6 Article 25; point c clause 4, point d clause 5, clauses 8, 9 and 10 Article 26; Article 27; clauses 5, 6 and 7 Article 29; point a clause 2, points a and d clause 3, points a and c clause 4, clauses 5, 6 and 7 Article 30; point a clause 4, clauses 6 and 7 Article 31; clause 2 points g and h clause 3 Article 34; clauses 3, 4 and 5 Article 36; point b clause 4, point b clause 5, point b clause 6, Point b clause 7 and point c clause 8, clause 11 Article 39; clause 2 Article 40; clauses 4 and 5 Article 41; clauses 5 and 6, points b, d and dd clause 7 Article 46; clauses 2, 3, 4 and 5 Article 47; Article 49; Article 51 and Article 55 of this Decree;
d) National defense inspecting authorities, within their power, and within the sectors under their management and scope of duties, have the power to impose penalties for the administrative environmental protection offences specified in Article 10 and Article 13 if the EIAR appraisal result is within their power to approve; Article 11 and Article 12 if the environment license is within their power to issue.
dd) The Coast Guard, within their power, and within the sectors under their management and scope of duties, have the power to impose penalties for the administrative environmental protection offences committed within territorial waters, exclusive economic zones and zones under the sovereignty of the Socialist Republic of Vietnam specified in Articles 18, 19, 20, 21 and 24; point d clause 2, clause 4 Article 25; clause 8 Article 26; Article 27; clauses 5, 6 and 7 Article 29; clauses 5, 6 and 7 Article 30; points g and h clause 3 Article 34; Articles 36 and 39; clause 2 Article 40; clause 5 Articles 47 and 55 of this Decree;
e) The Border Guard, within their power, and within the sectors under their management and scope of duties, have the power to impose penalties for the administrative environmental protection offences specified in Articles 25, 26, 27, 29, 30, 36, 39, 49; 51, 52, 54 and 55 of this Decree;
g) Forest protection forces and forestry inspectors, within their power, and within the sectors under their management and scope of duties, have the power to impose penalties for the administrative environmental protection offences involving ranger’s activities specified in Articles 47, 49, 50, 51, 52, 53, 54 and 55 of this Decree. Fishery resource surveillance forces, within their power, and within the sectors under their management and scope of duties, have the power to impose penalties for the administrative environmental protection offences involving fishery resource surveillance activities specified in point a clause 2 Article 36; clause 5 Article 47; clauses 6 and 7 Article 51; point b clause 5, point b clause 6 Article 54 and Article 55 of this Decree. Agriculture and rural development inspecting authorities, within their power, and within the sectors under their management and scope of duties, have the power to impose penalties for the administrative environmental protection offences involving agriculture and rural development activities specified in point a clause 2 Article 36; Article 41; Articles 45, 47, 49, 50, 51, 52, 53, 54 and 55 of this Decree. Fishery inspecting authorities, within their power, and within the sectors under their management and scope of duties, have the power to impose penalties for the administrative environmental protection offences involving fishery activities specified in point a clause 2 Article 36; Articles 47, 49, 50, 51, 52, 53, 54 and 55 of this Decree;
h) Maritime administrations, within their power, and within the sectors under their management and scope of duties, have the power to impose penalties for the administrative environmental protection offences involving maritime activities specified in Articles 36, 39, 40 and 55 of this Decree; inland waterways port authorities, within their power, and within the sectors under their management and scope of duties, have the power to impose penalties for the administrative environmental protection offences committed within inland waterways specified in Articles 39, 40 and 55 of this Decree; airports authorities, within their power, and within the sectors under their management and scope of duties, have the power to impose penalties for the administrative environmental protection offences committed within aviation areas specified in clauses 2 and 5 Articles 25 and 55 of this Decree;
i) Customs authorities, within their power, and within the sectors under their management and scope of duties, have the power to impose penalties for the administrative environmental protection offences involving customs activities specified in Article 27; clauses 1 and 2 Article 34; points d and e clause 1, clause 3 Article 25; clause 4 Article 46; Articles 51, 54 and 55 of this Decree;
k) Market surveillance authorities, within their power, and within the sectors under their management and scope of duties, have the power to impose penalties for the administrative environmental protection offences involving market surveillance activities, commodities and the trading in and use of wild animals specified in Articles 46, 49, 51, 52, 54 and 55 of this Decree; industry and trade inspecting authorities, within their power, and within the sectors under their management and scope of duties, have the power to impose penalties for the administrative environmental protection offences specified in Articles 45 and 46 of this Decree;
l) Culture, sports and tourism inspecting authorities, within their power, and within the sectors under their management and scope of duties, have the power to impose penalties for the administrative environmental protection offences specified in Article 22; clauses 2 and 5 Article 25 of this Decree;
m) Health environment management authorities, within their power, and within the sectors under their management and scope of duties, have the power to impose penalties for the administrative offences committed within hospitals and health facilities specified in clause 2, point a clause 3, clause 8 Article 26; clauses 1 and 2, points a, d, d, dd, e and g clause 3, clauses 4, 5 and 7 Article 29 of this Decree.
2. Transfer of files on cases suspected of environmental crimes for initiation of criminal prosecution and transfer of files on offence cases for imposition of administrative penalties.
a) The transfer of files on cases suspected of environmental crimes to competent criminal proceeding agencies and transfer of files on offence cases for imposition of administrative penalties shall comply with the regulations laid down in Articles 62 and 63 of the Law on Penalties for Administrative Violations and Criminal Procedure Code;
b) For an offence case suspected of environmental crimes detected through the inspection, regulations of law on inspection shall be complied with.
Article 69. Procedures for suspending environmental licenses or operation or enforcing the application of remedial measures and responsibility of relevant authorities, organizations and individuals
1. Procedures for suspending the license or operation of the organizations and individuals prescribed in Chapter II of this Decree shall comply with regulations of Law on Penalties for Administrative Violations.
2. An organizational or individual whose environmental license or operation has been suspended have production/business activities and services causing environmental pollution, agencies making decision on imposition of administrative penalties shall assume the following responsibilities:
a) The Ministry of Natural Resources and Environment shall cooperate with provincial People’s Committees, Ministries and central authorities concerned in directing authorities and organizations to suspend the environmental license or operation in cases where the environmental license is issued by the Ministry. To be specific:
The Management Board of economic zones, industrial parks, export processing zones and high-tech zones shall preside over and cooperate with the provincial Department of Natural Resources and Environment, authorities of the persons imposing penalties, People's Public Security at all levels, People’s Committees of the commune where the organization or individual commits the offence and relevant authorities in sealing factories, machinery and equipment of the organization or individual on the beginning date of the suspension of the environmental license or operation which is written on the penalty imposition decision in cases where the organization or individual commits the offence within an area of the Management Board of economic zones, industrial zones, export processing zones and high-tech zones;
The provincial Department of Natural Resources and Environment shall preside over and cooperate with authorities of the persons imposing penalties, People's Public Security at all levels, People’s Committee of the district or commune where the organization or individual commits the offence and relevant authorities in sealing factories, machinery and equipment of the organization or individual on the beginning date of the suspension of the environmental license or operation which is written on the penalty imposition decision in cases where the organization or individual does not commit the offence within an area of the Management Board of economic zones, industrial zones, export processing zones and high-tech zones and commits the offence within at least 02 districts;
The district-level People’s Committee shall preside over and cooperate with the provincial Department of Natural Resources, authorities of the persons imposing penalties, People's Public Security at all levels, People’s Committee of the district or commune where the organization or individual commits the offence and relevant authorities in sealing factories, machinery and equipment of the organization or individual on the beginning date of the suspension of the environmental license or operation which is written on the penalty imposition decision in cases where the organization or individual does not commit the offence within an area of the Management Board of economic zones, industrial zones, export processing zones and high-tech zones and commits the offence within 01 district;
b) The provincial People’s Committee shall direct the suspension of the environmental license or operation in cases where the environmental license is issued by the provincial People’s Committee. To be specific:
The Management Board of economic zones, industrial parks, export processing zones and high-tech zones shall preside over and cooperate with the provincial Department of Natural Resources and Environment, authorities of the persons imposing penalties, People's Public Security at all levels, People’s Committees of the commune where the organization or individual commits the offence and relevant authorities in sealing factories, machinery and equipment of the organization or individual on the beginning date of the suspension of the environmental license or operation which is written on the penalty imposition decision in cases where the organization or individual commits the offence within an area of the Management Board of economic zones, industrial zones, export processing zones and high-tech zones;
The provincial Department of Natural Resources and Environment shall preside over and cooperate with authorities of the persons imposing penalties, People's Public Security at all levels, People’s Committee of the district or commune where the organization or individual commits the offence and relevant authorities in sealing factories, machinery and equipment of the organization or individual on the beginning date of the suspension of the environmental license or operation which is written on the penalty imposition decision in cases where the organization or individual does not commit the offence within an area of the Management Board of economic zones, industrial zones, export processing zones and high-tech zones and commits the offence within at least 02 districts;
The district-level People’s Committee shall preside over and cooperate with the provincial Department of Natural Resources, authorities of the persons imposing penalties, People's Public Security at all levels, People’s Committee of the district or commune where the organization or individual commits the offence and relevant authorities in sealing factories, machinery and equipment of the organization or individual on the beginning date of the suspension of the environmental license or operation which is written on the penalty imposition decision in cases where the organization or individual does not commit the offence within an area of Management Board of economic zones, industrial zones, export processing zones and high-tech zones and commits the offence within 01 district;
c) The district-level People’s Committee shall preside over and cooperate with authorities of the persons imposing penalties, district-level police and People’s Committee of the commune where the organization or individual commits the offence and relevant authorities in sealing factories, machinery and equipment of the organization or individual on the beginning date of the suspension of the environmental license or operation which is written on the penalty imposition decision in cases where the district-level People's Committee issues the environmental license to the violating organization or individual.
3. Responsibilities of organizations and individuals whose license or operation has been suspended or that are compelled to take remedial measures against offences are as follows:
a) Organizations and individuals whose license or operation has been suspended must strictly comply with penalty imposition decisions, enable competent authorities to fulfil their duties and are permitted to resume their operation only when the competent authority confirms the completed remediation of consequences of offences;
b) Organizations and individuals that are compelled to take remedial measures against offences must strictly comply with penalty imposition decisions, submit remedial action reports to authorities which impose the penalties and authorities which have granted the license for inspection and supervision;
c) If an offence causes environmental pollution or it is mandatory to renovate, upgrade and build environmental protection works, the violating individual or organization must promptly implement remedial measures. After completing remedial measures, the violating individual or organization must send a report on plan on trial operation of environmental protection works to competent authorities specified in point a clause 1 Article 70 of this Decree for inspection, supervision and approval for trial operation in accordance with regulations of law.
Article 70. Inspection and confirmation of results of implementation of remedial measures against administrative environmental protection offences
1. Procedures for inspection and certification of result of remedial measures against administrative offences taken by an individual or organization whose environmental license or operation is suspended before the operation resumption or that is compelled to implement remedial measures in cases the person imposing penalties works for the competent authority issuing environmental license (hereinafter referred to as “competent authority”):
a) At least 15 working days before the expiry date of the suspension of the environmental license/operation or implementation of remedial measures, the violating individual or organization must send a report on result of completed remediation of consequences of environmental protection offence (enclosed with documents, data and results of analysis of waste samples in conformity with environmental technical regulations conducted by a functional authority) to the competent authority of the person imposing penalties.
The report on result of completed remediation of consequences of environmental protection offence includes general information about the individual or organization (name of individual or organization, address, operating location, account, investment certificate, business registration certificate, license, penalty imposition decision, inspection and examination conclusions); results of completed remediation of consequences of environmental protection offence (result of remediation of offence against regulations on wastewater, result of remediation of offence against regulations on dust and emissions, result of remediation of offence against regulations on noise, result of remediation of offence against regulations on vibration, result of remediation of offence against regulations on management of normal solid waste, hazardous waste, result of remediation of other environmental protection offences).
b) Within 05 working days from the date of receiving the report on result of completed remediation of consequences of environmental protection offence, the competent authority shall inspect the remediation according to the penalty imposition decision and environmental protection inspection conclusion (if any). The inspectorate establishment decision; inspection record shall be made in accordance with regulations of law on environmental protection and inspection;
c) In case the individual or organization has completed the remediation of consequences of the environmental protection offence, the competent authority shall, within 05 working days from the end of the remediation inspection (except for cases where inspection, measurement and analysis of environmental samples by third parties are necessary), give a conclusion on the remediation inspection and remove the seals (if any) so as for the individual or organization to resume their operation;
d) In cases where the organization or individual has yet to complete the remediation of consequences of the environmental protection offence, they shall continue the remediation provided that the time limit for remediation written on the penalty imposition decision is not exceeded; if the time limit is not long enough to carry out the remediation, such organization or individual shall request a competent authority to consider extending it but not exceeding 24 months; if the violator does not carry out the remediation on purpose, they shall be compelled to implement remedial measures in accordance with regulations of law.
2. Procedures for inspection and certification of result of remedial measures against administrative offences taken by an individual or organization whose environmental license or operation is suspended before the operation resumption or that is compelled to implement remedial measures in cases the person imposing penalties works for the competent authority issuing environmental license:
a) At least 15 working days before the expiry date of the suspension of the environmental license/operation or implementation of remedial measures, the violating individual or organization must send a report on result of completed remediation of consequences of environmental protection offence (enclosed with documents, data and results of analysis of waste samples in conformity with environmental technical regulations conducted by a functional authority) to:
- Specialized authorities and units affiliated to the Ministry of Natural Resources and Environment exercising the functions of inspecting the remediation of consequences of the environmental administrative offence (if the project or dedicated area for production, business and service provision has its environment license granted by the Ministry of Natural Resources and Environment);
- The provincial Department of Natural Resources and Environment (if the project or dedicated area for production, business and service provision has its environment license granted by the provincial People’s Committee);
- The district-level People’s Committee (if the project or dedicated area for production, business and service provision has its environment license granted by the district-level People’s Committee);
The report on result of completed remediation of consequences of environmental protection offence must be also sent to the authority of the person imposing penalties for cooperation in conducting a remediation inspection;
b) Within 05 working days from the date of receiving the report on result of completed remediation of consequences of environmental protection offence, the competent authority specified in point a of this clause shall preside over and cooperate with the authority of the person conducting the remediation inspection according to the penalty imposition decision and environmental protection inspection conclusion (if any). Where necessary, a specialized authority or unit affiliated to the Ministry of Natural Resources and Environment exercising the functions of inspecting the remediation of consequences of the environmental administrative offence shall assign the provincial Department of Natural Resources and Environment to inspect the remediation in cases where such specialized authority or unit is responsible for the inspection. The inspectorate establishment decision; inspection record shall be made in accordance with regulations of law on environmental protection and inspection;
c) In case the individual or organization has completed the remediation of consequences of the environmental protection offence, the competent authority specified in point a of this clause shall, within 05 working days from the end of the remediation inspection (except for cases where inspection, measurement and analysis of environmental samples by third parties are necessary), give a conclusion on the remediation inspection and at the same time request the responsible authorities specified in points a, b and c clause 2 Article 69 of this Decree to remove the seals (if any) so as for the individual or organization to resume their operation;
d) In cases where the organization or individual has yet to complete the remediation of consequences of the environmental protection offence, they shall continue the remediation provided that the time limit for remediation written on the penalty imposition decision is not exceeded; if the time limit is not long enough to carry out the remediation, such organization or individual shall request the competent authority specified in point a of this clause to consider extending it but not exceeding 24 months; if the violator does not carry out the remediation on purpose, they shall be compelled to implement remedial measures in accordance with regulations of law.
3. If the business establishment or dedicated area for production, business and service provision is granted the environment license by multiple licensing authorities, the authority having the power to inspect the remediation is the superior authority which issued the environmental license. Where necessary, superior authority shall assign an inferior authority to conduct the remediation inspection.
4. For administrative offences subject to remedial measures applied in the form of mandatory preparation of EIARs, environmental registration and preparation of application for issuance of environmental license, procedures for inspection and confirmation that the consequences of offences have been completely remedied with regard to individuals and organizations shall be integrated into the processes of appraisal and approval of EIARs, receipt of application and issuance of environmental license by competent authorities. Results of processing of these administrative procedures shall replace remediation conclusions as provided in this Article.
Article 71. Regulations on offence notices and power to make notices and decisions on imposition of penalties for administrative environmental protection offences
1. Administrative environmental protection offence notices shall be subject to regulations of Law on Penalties for Administrative Violations.
2. The following persons have the power to make administrative environmental protection offence notices:
a) Persons in the performance of their duty who have power to impose penalties for administrative environmental protection offences;
b) Officials and public employees performing environmental protection tasks of the Ministry of Natural Resources and Environment; authorities assigned to exercise their functions of specialized inspection of environmental protection, authorities assigned to exercise their functions of inspection of compliance with law on environmental protection affiliated to the Ministry of Natural Resources and Environment; provincial Departments of Natural Resources and Environment; Environmental Protection Sub-departments and Management Boards of economic zones, industrial parks and export processing zones of provinces and central-affiliated cities; district-level Departments of Natural Resources and Environment affiliated to district-level People’s Committees;
c) Officials and persons working for the People's Army and People's Public Security Forces who are performing environmental protection tasks of sectors under their management affiliated to Ministries and ministerial agencies;
d) Officials of communes, wards and commune-level towns who are performing environmental protection tasks within their communes, wards and commune-level towns;
dd) Public order officers who are performing environmental protection tasks in urban areas, apartment buildings, commercial, service or public areas;
e) Officials of forest management boards, management boards of national parks, wildlife sanctuaries and biosphere reserves who are performing environmental protection tasks.
3. Forms of notices and decisions used in imposition of penalties for administrative environmental protection offences shall comply with regulations of the Decree elaborating some Articles of Law on Penalties for Administrative Violations.
4. Persons having power to impose penalties for administrative offences may impose administrative penalties without needing to making offence notices in case of commission of the offences prescribed in Articles 25, 45, 46, 49, 50, 52 and 53 or may impose fines of up to VND 250,000 on perpetrating individuals or VND 500,000 on perpetrating organizations in case of commission of the offences prescribed in points a and b clause 2 Article 25 of this Decree; except the administrative offences discovered by using technical devices and equipment.
Article 72. Disclosure of information about administrative environmental protection offences
Information about individuals and organizations committing administrative environmental protection offences leading to serious consequences or adversely affecting public opinion shall be disclosed in the following cases:
1. Individuals and organizations whose environmental licenses have been suspended.
2. Individuals and organizations whose activities causing environmental pollution or establishment’s activities causing environmental pollution have been suspended.
3. Business establishments subject to remedial measures applied in the form of mandatory relocation for assurance of consistency with the planning, environmental zoning and environmental carrying capacity approved by a competent authority as prescribed.
4. Individuals and organizations incurring penalties in the cases specified in point g clause 2, clause 5 and clause 7 of Article 32; point g clause 2 and clause 4 of Article 33.
5. Other cases decided by persons having power to impose penalties for administrative offences as prescribed by law.
Article 73. Enforcement of penalty imposition decisions; responsibility for organizing implementation of decisions to enforce application of additional penalty in the form of operation suspension or enforce application of remedial measure in the form of mandatory relocation of projects and business establishments for assurance of consistency with the planning, environmental zoning and environmental carrying capacity approved by a competent authority as prescribed
1. Enforcement measures, power, contents, procedures and organization of enforcement of implementation of decisions on imposition of penalties for administrative environmental protection offences shall comply with regulations of law on penalties for administrative violations.
2. Responsibility for organizing implementation of decisions to enforce application of additional penaltiy in the form of operation suspension or enforce application of remedial measure in the form of mandatory relocation of projects and business establishments for assurance of consistency with the planning, environmental zoning and environmental carrying capacity approved by a competent authority as prescribed:
a) Chairperson of the provincial People’s Committee shall direct the implementation of decisions to enforce application of additional penalty in the form of operation suspension or enforce application of remedial measure in the form of mandatory relocation of projects and business establishments for assurance of consistency with the planning, environmental zoning and environmental carrying capacity approved by a competent authority as prescribed;
Management Boards of economic zones, industrial parks, export processing zones and high-tech zones shall preside over and cooperate with provincial Departments of Natural Resources and Environment, People's Public Security at all levels, People’s Committees of communes where organizations and individuals commit offences and relevant authorities in organizing the implementation of decisions to enforce application of additional penalty in the form of operation suspension or enforce application of remedial measure in the form of mandatory relocation of projects and business establishments for assurance of consistency with the planning, environmental zoning and environmental carrying capacity approved by a competent authority as prescribed in cases where the organizations and individuals commit the offences within areas of the Management Boards of economic zones, industrial zones, export processing zones and high-tech zones;
Provincial Departments of Natural Resources and Environment shall preside over and cooperate with People's Public Security at all levels, People’s Committees of districts where organizations and individuals commit offences and relevant authorities in organizing the implementation of decisions to enforce application of additional penalty in the form of operation suspension or enforce application of remedial measure in the form of mandatory relocation of projects and business establishments for assurance of consistency with the planning, environmental zoning and environmental carrying capacity approved by a competent authority as prescribed in cases where the organizations and individuals do not commit the offences within areas of the Management Boards of economic zones, industrial zones, export processing zones and high-tech zones and commit the offences within at least 02 districts;
District-level People’s Committees shall preside over and cooperate with Departments of Natural Resources and Environment, district-level police, People’s Committees of communes where organizations and individuals commit offences and relevant authorities in organizing the implementation of decisions to enforce application of additional penalty in the form of operation suspension or enforce application of remedial measure in the form of mandatory relocation of projects and business establishments for assurance of consistency with the planning, environmental zoning and environmental carrying capacity approved by a competent authority as prescribed in cases where the organizations and individuals do not commit the offences within areas of the Management Boards of economic zones, industrial zones, export processing zones and high-tech zones and commit the offences within 01 district;
b) People’s Committees of districts where business establishments which are enforced to incur an additional penalty in the form of operation suspension or be subject to a remedial measure in the form of mandatory relocation of projects and business establishments for assurance of consistency with the planning, environmental zoning and environmental carrying capacity approved by a competent authority as prescribed shall direct relevant authorities to cooperate in enforcing operation suspension and relocation of projects and business establishments as prescribed;
c) People’s Public Security at all levels concerned shall assume responsibility to ensure the public order and security during the implementation of enforcement measures, assign personnel to prevent acts causing disruption or opposing law enforcers during the implementation of decisions to enforce application of additional penalty in the form of operation suspension or enforce application of remedial measure in the form of mandatory relocation of projects and business establishments for assurance of consistency with the planning, environmental zoning and environmental carrying capacity approved by a competent authority as prescribed upon request.
Article 74. Responsibilities of individuals and organizations concerned for implementation of decisions to enforce application of additional penalty in the form of operation suspension or enforce application of remedial measure in the form of mandatory relocation of projects and business establishments for assurance of consistency with the planning, environmental zoning and environmental carrying capacity approved by a competent authority as prescribed
1. Any individual or organization related to the entity that is enforced to implement the decision to enforce application of additional penalty in the form of operation suspension or enforce application of remedial measure in the form of mandatory relocation of project or business establishment for assurance of consistency with the planning, environmental zoning and environmental carrying capacity approved by a competent authority as prescribed shall cooperate in enforcing application of additional penalty in the form of operation suspension or enforcing application of remedial measure in the form of mandatory relocation upon request.
2. State Treasuries, commercial banks and other credit institutions shall implement measures to freeze deposit accounts from the date of enforcement specified in the decision to enforce application of additional penalty in the form of operation suspension or enforce application of remedial measure in the form of mandatory relocation of projects and business establishments for assurance of consistency with the planning, environmental zoning and environmental carrying capacity approved by a competent authority as prescribed.
Article 75. Responsibilities of ministries and central authorities for application of additional penalty in the form of operation suspension or enforced application of remedial measure in the form of mandatory relocation of projects and business establishments for assurance of consistency with the planning, environmental zoning and environmental carrying capacity approved by a competent authority as prescribed
The Minister of Natural Resources and Environment, Ministers and heads of ministerial agencies shall, within their jurisdiction, cooperate with Chairpersons of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities in implementing decisions to enforce application of additional penalty in the form of operation suspension or enforce application of remedial measure in the form of mandatory relocation of projects and business establishments for assurance of consistency with the planning, environmental zoning and environmental carrying capacity approved by a competent authority as prescribed.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực