Chương I Nghị định 45/2022/NĐ-CP: Những quy định chung
Số hiệu: | 45/2022/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Lê Văn Thành |
Ngày ban hành: | 07/07/2022 | Ngày hiệu lực: | 25/08/2022 |
Ngày công báo: | 21/07/2022 | Số công báo: | Từ số 605 đến số 606 |
Lĩnh vực: | Vi phạm hành chính, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Phạt tới 01 triệu đồng với cá nhân không phân loại rác thải sinh hoạt
Ngày 07/7/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường, trong đó, bổ sung thêm quy định về xử phạt cá nhân, hộ gia đình không phân loại rác thải sinh hoạt.
Cụ thể, phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không sử dụng bao bì chứa chất thải sinh hoạt theo quy định.
(Hiện hành, Nghị định 155/2016/NĐ-CP không có quy định về mức phạt đối với cá nhân, hộ gia đình không phân loại rác thải sinh hoạt)
Đồng thời, Nghị định 45/2022/NĐ-CP cũng quy định cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có phát sinh chất thải rắn sinh hoạt với tổng khối lượng từ 300kg/ ngày trở lên thì sẽ bị xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không ký hợp đồng với đơn vị thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải;
- Phạt tiền từ 20.000.000 đến 30.000.000 đối với hành vi sử dụng phương tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường.
Nghị định 45/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ 25/8/2022 và thay thế Nghị định 155/2016/NĐ-CP , Nghị định 55/2021/NĐ-CP .
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định tại Nghị định này bao gồm:
a) Các hành vi vi phạm các quy định về đăng ký môi trường, giấy phép môi trường, đánh giá tác động môi trường;
b) Các hành vi gây ô nhiễm môi trường;
c) Các hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải;
d) Các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ (sau đây gọi chung là cơ sở) và khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu chức năng sản xuất công nghiệp của khu kinh tế (sau đây gọi chung là khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung), cụm công nghiệp, làng nghề;
đ) Các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện, nguyên liệu, phế liệu; nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng; hoạt động lễ hội, du lịch và khai thác khoáng sản;
e) Các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong quản lý chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy;
g) Các hành vi vi phạm các quy định về thực hiện phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố chất thải; giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo vệ tầng ô-dôn;
h) Các hành vi vi phạm về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học bao gồm: các quy định về bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên, chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên, bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật, bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên di truyền;
i) Các hành vi vi phạm các quy định về thực hiện quan trắc môi trường; quản lý thông tin, dữ liệu môi trường; cung cấp, công khai thông tin về môi trường; báo cáo công tác bảo vệ môi trường;
k) Các hành vi cản trở trong hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính và các hành vi vi phạm quy định khác về bảo vệ môi trường được quy định cụ thể tại Chương II Nghị định này.
1. Cá nhân, tổ chức trong nước và cá nhân, tổ chức nước ngoài (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác đều bị xử phạt theo các quy định tại Nghị định này hoặc các Nghị định có liên quan.
2. Hộ gia đình, hộ kinh doanh, cộng đồng dân cư vi phạm các quy định của Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân vi phạm.
3. Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo Nghị định này bao gồm:
a) Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
b) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã;
c) Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam được thành lập theo quy định của Luật Đầu tư; pháp nhân nước ngoài hoạt động trên vùng biển Việt Nam;
d) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
đ) Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
e) Các đơn vị sự nghiệp;
g) Tổ hợp tác;
h) Các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật.
4. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính; người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường tại Nghị định này.
Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Xả nước thải vào môi trường là việc cá nhân, tổ chức xả các loại nước thải vào môi trường đất, nước dưới đất, nước mặt, nước biển bên trong và ngoài cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung.
2. Thải bụi, khí thải vào môi trường là việc cá nhân, tổ chức làm phát sinh bụi, khí thải vào môi trường không khí.
3. Thông số môi trường (thông số ô nhiễm) nguy hại trong nước thải là các thông số môi trường có tên trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại, chi tiết trong Mục I Phụ lục kèm theo Nghị định này.
4. Thông số môi trường (thông số ô nhiễm) nguy hại trong khí thải và môi trường không khí là các thông số môi trường có tên trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh và một số thông số có tên trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải, chi tiết trong Mục II Phụ lục kèm theo Nghị định này.
5. Thông số môi trường (thông số ô nhiễm) thông thường là các thông số môi trường có tên trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải và môi trường xung quanh, trừ các thông số môi trường quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
6. Khai thác trái phép loài sinh vật là các hành vi săn, bắn, bẫy, bắt, hái, lượm, thu giữ nhằm lấy các sinh vật (bao gồm động vật, thực vật, nấm, vi sinh vật), bộ phận hoặc dẫn xuất của các loài động vật, thực vật mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vượt quá số lượng cho phép trong giấy phép khai thác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Nơi công cộng là công viên, khu vui chơi, giải trí, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, chợ, nhà ga, bến xe, bến tàu, bến cảng, bến phà và những nơi phục vụ chung cho nhu cầu của nhiều người.
8. Phá hoại di sản thiên nhiên là hành vi làm hủy hoại cảnh quan, thay đổi cấu trúc của hệ sinh thái tự nhiên, suy giảm thành phần loài động, thực vật; ngăn cản đường đi, gây tổn hại đến nơi nuôi dưỡng và bãi đẻ của các loài thủy sinh; làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành, hư hại các danh lam thắng cảnh theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa; gây ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài thủy sản, khu bảo tồn biển theo quy định của pháp luật về thủy sản.
9. Xâm chiếm di sản thiên nhiên là hành vi xây dựng công trình, nhà ở trái phép; thực hiện các hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi danh lam thắng cảnh không đúng quy định của pháp luật về di sản văn hóa; các hoạt động lấn, chiếm rừng, khai thác trái phép môi trường rừng, tài nguyên rừng, thực hiện các dịch vụ, kinh doanh trái phép trong rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.
1. Hình thức xử phạt chính, mức xử phạt:
Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng có thời hạn đối với: giấy phép môi trường; giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường; giấy phép tiếp cận nguồn gen; giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen; quyết định công nhận phòng thí nghiệm nghiên cứu sinh vật biến đổi gen; quyết định công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen (sau đây gọi chung là giấy phép) hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính từ 01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính); tịch thu sản phẩm có giá trị sau khi tiêu hủy và xử lý theo quy định của pháp luật;
c) Việc áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn đối với cơ sở hoạt động cung ứng sản phẩm, dịch vụ công được nhà nước giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu được thực hiện theo quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp hành vi vi phạm của cơ sở không gây ô nhiễm môi trường hoặc cơ sở đã chấm dứt hành vi vi phạm hoặc đã khắc phục xong hậu quả vi phạm do hành vi vi phạm hành chính gây ra. Thời điểm đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn được tính từ thời điểm cơ quan nhà nước đã giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu giao nhiệm vụ, chỉ định đơn vị hoặc lựa chọn được nhà thầu khác để cung ứng sản phẩm, dịch vụ công.
3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định sau đây:
a) Buộc phải khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu hoặc phục hồi môi trường theo quy định; buộc khôi phục lại trạng thái ban đầu do vi phạm hành chính gây ra;
b) Buộc phá dỡ công trình, thiết bị được xây lắp trái quy định về bảo vệ môi trường để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; buộc phải phá dỡ công trình, thiết bị để pha loãng chất thải và phải xử lý chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải; buộc phá dỡ, di dời công trình, cây trồng; buộc phá dỡ công trình, nhà ở trái phép;
c) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định; buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt quy chuẩn kỹ thuật; buộc phải thực hiện biện pháp giảm thiểu độ rung đạt quy chuẩn kỹ thuật;
d) Buộc tái xuất máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, tàu biển đã qua sử dụng, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, chất thải nhập khẩu từ nước ngoài; buộc tái xuất toàn bộ loài ngoại lai xâm hại nhập khẩu trái phép ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; buộc tái xuất lô hàng chứa sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
đ) Buộc tiêu hủy máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, tàu biển đã qua sử dụng, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, chất thải nhập khẩu từ nước ngoài; buộc tiêu hủy toàn bộ loài ngoại lai xâm hại; tiêu hủy toàn bộ sinh vật biến đổi gen chưa được cấp giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen hoặc giấy chứng nhận an toàn sinh học; buộc tiêu hủy các chất và thiết bị, sản phẩm có chứa hoặc sản xuất từ các chất được kiểm soát bị cấm; buộc tiêu hủy toàn bộ sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen;
e) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn về hiện trạng môi trường;
g) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật.
Đối với vi phạm hành chính quy định tại: điểm g khoản 1, điểm g khoản 2 Điều 10; điểm g, h khoản 1, điểm g, h khoản 2, điểm g, h khoản 3 Điều 11; điểm a, b khoản 1, điểm a, b khoản 2 Điều 13; điểm d, đ khoản 2, điểm d, đ khoản 3, điểm d, đ khoản 4 Điều 14; điểm g, h khoản 3, điểm h, i khoản 4 Điều 15 Nghị định này làm phát sinh nước thải chưa qua xử lý ra môi trường thì số lợi bất hợp pháp được tính bằng tổng lưu lượng nước thải đã xả ra môi trường chưa qua xử lý xác định trong thời gian vi phạm tính theo m3 (trường hợp không xác định được thải lượng nước thải thì thải lượng nước thải được tính theo lưu lượng tối đa ngày đêm ghi trong các hồ sơ theo thứ tự ưu tiên như sau: kết luận thanh tra, kết quả kiểm toán, hồ sơ cấp giấy phép môi trường hoặc giấy phép môi trường thành phần, báo cáo đánh giá tác động môi trường) nhân với giá dịch vụ xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định ban hành tính theo đồng/m3 (trong trường hợp Ủy ban nhân dân tỉnh không ban hành thì áp dụng giá dịch vụ xử lý nước thải của khu công nghiệp có khoảng cách gần nhất so với tổ chức vi phạm).
Đối với vi phạm hành chính quy định tại: điểm g khoản 1, điểm g khoản 2 Điều 10; điểm g, h khoản 1, điểm g, h khoản 2, điểm g, h khoản 3 Điều 11; điểm a, b khoản 1, điểm a, b khoản 2 Điều 13; điểm d, đ khoản 2, điểm d, đ khoản 3, điểm d, đ khoản 4 Điều 14; điểm g, h khoản 3, điểm h, i khoản 4 Điều 15 Nghị định này làm phát sinh khí thải chưa qua xử lý ra môi trường thì số lợi bất hợp pháp được tính bằng lưu lượng khí thải tính theo m3/giờ (trường hợp không lắp đặt hệ thống xử lý khí thải, không vận hành hệ thống xử lý khí thải thì lưu lượng khí thải được xác định theo lưu lượng tối đa trong một giờ ghi trong các hồ sơ theo thứ tự ưu tiên như sau: kết luận thanh tra, kết quả kiểm toán, hồ sơ cấp giấy phép môi trường hoặc giấy phép môi trường thành phần, báo cáo đánh giá tác động môi trường) nhân với thời gian vi phạm tính theo giờ và nhân với chi phí cho việc vận hành hệ thống xử lý khí thải trong một giờ gồm: điện, nước, nhân công, hóa chất và vật tư tiêu hao tính theo đồng/m3.
Đối với vi phạm hành chính quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 16; điểm a khoản 4, 5 Điều 17; khoản 4, 7 Điều 46 thì số lợi bất hợp pháp là toàn bộ số tiền mà tổ chức, cá nhân thu được khi thực hiện hành vi vi phạm.
h) Buộc phải thu hồi kết quả phát sinh từ các hoạt động tiếp cận nguồn gen trái pháp luật; buộc hủy kết quả thẩm định báo cáo kiểm kê khí nhà kính, báo cáo mức giảm phát thải khí nhà kính;
i) Buộc phải thực hiện biện pháp thu gom, lưu giữ và quản lý an toàn chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị đã nhập khẩu, sản xuất và sử dụng có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy theo quy định và báo cáo đã khắc phục xong hậu quả vi phạm;
k) Buộc chuyển giao chất thải cho đơn vị có chức năng xử lý; buộc chuyển giao các chất và thiết bị, sản phẩm có chứa hoặc sản xuất từ các chất được kiểm soát cần xử lý theo đúng quy định cho đơn vị có chức năng xử lý và chịu mọi chi phí phát sinh;
l) Truy thu số phí bảo vệ môi trường nộp thiếu, trốn nộp; buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường; buộc phải thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường; buộc mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường; buộc chi trả chi phí tổ chức ứng phó sự cố chất thải, chi phí phục hồi môi trường; buộc phải bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu gây ra theo quy định; buộc chi trả đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên và tiền lãi phát sinh từ việc chậm chi trả (nếu có) tương ứng với số tiền và thời gian chậm chi trả trong thời hạn 01 tháng; buộc phải chuyển số tiền còn lại về quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh hoặc Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam đối với địa phương chưa có quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh trong thời hạn 06 tháng; buộc phải hoàn trả số tiền sử dụng sai mục đích trong thời hạn 01 tháng; buộc nộp số tiền đóng góp hỗ trợ tái chế tương ứng tỷ lệ tái chế bắt buộc chưa hoàn thành hoặc số tiền đóng góp hỗ trợ tái chế tương ứng với tỷ lệ tái chế không đáp ứng quy cách tái chế bắt buộc vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam; buộc nộp số tiền đóng góp hỗ trợ tái chế còn thiếu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam; buộc nộp số tiền đóng góp hỗ trợ tái chế tương ứng với tỷ lệ, quy cách tái chế bắt buộc phải thực hiện vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam; buộc chấm dứt hợp đồng thực hiện tái chế, hợp đồng ủy quyền tổ chức tái chế và nộp số tiền hỗ trợ tái chế tương ứng với tỷ lệ, quy cách tái chế bắt buộc vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để thực hiện trách nhiệm tái chế; buộc nộp số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải còn thiếu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam;
m) Buộc di dời dự án, cơ sở đến địa điểm phù hợp với quy hoạch, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với các trường hợp vi phạm mà địa điểm đang thực hiện dự án, cơ sở không phù hợp với quy hoạch, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định; buộc phải xây dựng, lắp đặt công trình bảo vệ môi trường theo quy định;
n) Buộc lập báo cáo kiểm kê khí nhà kính, báo cáo mức giảm phát thải khí nhà kính cho (các) năm nộp chậm, nộp thiếu và chịu mọi phí tổn phát sinh nếu có; buộc xây dựng quy trình thu gom, vận chuyển, lưu giữ an toàn theo quy định; buộc phải lập đề án chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên cấp cơ sở trong thời hạn 06 tháng; buộc báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm theo quy định;
o) Buộc cung cấp thông tin đúng, đầy đủ trong báo cáo kiểm kê khí nhà kính, báo cáo mức giảm phát thải khí nhà kính; buộc công khai báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt kết quả thẩm định theo quy định; buộc công khai thông tin về sản phẩm, bao bì do mình sản xuất, nhập khẩu theo quy định; buộc thực hiện đăng ký kế hoạch tái chế, gửi bản kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ tái chế, báo cáo kết quả tái chế theo quy định; buộc phải cung cấp, công bố thông tin; buộc phải nộp báo cáo công tác bảo vệ môi trường tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; buộc gửi bản kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải theo quy định.
4. Không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả tại các điểm a, c, g và l khoản 3 Điều này khi không có đủ căn cứ xác định hậu quả hoặc không có đủ căn cứ xác định số lợi bất hợp pháp thu được hoặc không có đủ căn cứ xác định số phí bảo vệ môi trường nộp thiếu, trốn nộp theo quy định do hành vi vi phạm hành chính đó gây ra.
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 02 năm.
2. Các hành vi vi phạm đang thực hiện, các hành vi vi phạm đã kết thúc, thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính tại Nghị định này được quy định như sau:
a) Các hành vi được quy định tại Điều 9; điểm e, g, h khoản 1, điểm e, g, h khoản 2, điểm e, g, h khoản 3 Điều 11; điểm b, c khoản 1, điểm b, c khoản 2 Điều 13; điểm b, d, e khoản 1, điểm c, d, đ khoản 2, điểm c, d, đ khoản 3, điểm c, d, đ khoản 4 Điều 14; khoản 2, điểm e, g, h khoản 3, điểm e, g, h, i khoản 4, khoản 6 Điều 15 và Điều 38 Nghị định này là hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện, thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
b) Các hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 10; điểm b khoản 1, điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 11; khoản 1 Điều 32; khoản 1 Điều 33; khoản 1, điểm c khoản 3 Điều 43 Nghị định này là hành vi đang được thực hiện, thì thời hiệu được tính từ thời điểm tổ chức, cá nhân phải công khai thông tin hoặc phải nộp báo cáo định kỳ theo quy định;
c) Các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 18, 19, 20, 21, 22, 23 Nghị định này là hành vi đã kết thúc, thì thời hiệu được tính từ thời điểm lấy mẫu;
d) Các hành vi vi phạm tại khoản 2 Điều 25 Nghị định này là hành vi vi phạm đã kết thúc, thời điểm kết thúc được tính từ lúc thực hiện xong hành vi vi phạm;
đ) Trừ các hành vi được quy định tại điểm a, b, c và d khoản này, các hành vi khác được quy định trong Nghị định này được người có thẩm quyền xử phạt xác định thời hiệu xử phạt theo điểm b khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
1. Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại các điều từ Điều 56 đến Điều 67 của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân.
Trường hợp phạt tăng thêm đối với các thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật của cùng mẫu chất thải, thẩm quyền xử phạt được tính theo hành vi vi phạm có mức phạt tiền cao nhất của mẫu chất thải đó bao gồm cả phạt tăng thêm.
1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được sử dụng để xác định hành vi vi phạm hành chính và mức độ vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường khi cá nhân, tổ chức xả, thải chất thải vào môi trường; trường hợp có cả quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật địa phương thì áp dụng quy chuẩn kỹ thuật địa phương (sau đây gọi chung là quy chuẩn kỹ thuật).
2. Số lần vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường là giá trị cao nhất được xác định trên cơ sở lấy kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, kết quả giám định, kiểm định, quan trắc, giám sát, đo đạc, phân tích của một trong các thông số môi trường của mẫu chất thải, mẫu môi trường xung quanh chia cho giá trị tối đa cho phép của thông số đó trong các quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
3. Khi áp dụng hình thức phạt tiền đối với các hành vi xả nước thải (Điều 18 và Điều 19 của Nghị định này) hoặc thải bụi, khí thải (Điều 20 và Điều 21 của Nghị định này) vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, nếu trong nước thải hoặc bụi, khí thải có cả các thông số môi trường nguy hại, các thông số môi trường thông thường vượt quy chuẩn kỹ thuật hoặc giá trị pH nằm ngoài ngưỡng quy chuẩn kỹ thuật thì chọn thông số tương ứng với hành vi vi phạm có mức phạt tiền cao nhất của mẫu nước thải hoặc bụi, khí thải để xử phạt; trường hợp có mức phạt bằng nhau thì thông số nguy hại là thông số để xác định hành vi vi phạm.
Các thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật còn lại của cùng mẫu chất thải đó sẽ bị phạt tăng thêm từ 10% đến 50% mức phạt tiền của hành vi vi phạm đã chọn đối với mỗi thông số môi trường đó nhưng tổng mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm không vượt quá mức phạt tiền tối đa.
Trường hợp một cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung có nhiều điểm xả nước thải hoặc nhiều điểm thải bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường bị xử phạt đối với hành vi vi phạm theo từng điểm xả, thải đó.
4. Thải lượng nước thải quy định tại Điều 18, Điều 19 của Nghị định này là tổng khối lượng nước thải xả ra môi trường tính trong một ngày (24 giờ). Trường hợp không xác định được thải lượng nước thải thì thải lượng được tính theo lưu lượng nước thải tại thời điểm lấy mẫu nhân với 24 giờ. Trường hợp xả nước thải vào môi trường đất, nước dưới đất, nước mặt (ao, hồ, hố,... trong khuôn viên của cơ sở) khi tính số lần vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải, giá trị nguồn tiếp nhận Kq được tính bằng 0,6 theo quy chuẩn kỹ thuật đó; nếu quy chuẩn kỹ thuật về chất thải không áp dụng giá trị nguồn tiếp nhận Kq mà tính theo phân vùng môi trường thì giá trị giới hạn của thông số ô nhiễm được áp dụng theo vùng môi trường bảo vệ nghiêm ngặt.
1. Việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được thực hiện theo Nghị định về danh mục, việc quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và quy trình thu thập, sử dụng dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính. Kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật được so sánh với nồng độ tối đa cho phép của các thông số môi trường trong quy chuẩn kỹ thuật hiện hành để xác định hành vi vi phạm hành chính.
2. Ngoài dữ liệu do cơ quan, người có thẩm quyền trực tiếp thu thập được từ việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định, cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được sử dụng kết quả thử nghiệm, hiệu chuẩn, giám định, kiểm định, đo đạc, phân tích mẫu môi trường và dữ liệu do các cá nhân, tổ chức sau đây cung cấp để phát hiện, xác định hành vi vi phạm hành chính:
a) Tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức giám định, kiểm định, quan trắc môi trường được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thành lập, có đủ năng lực thực hiện và được cơ quan có thẩm quyền chỉ định theo quy định của pháp luật chuyên ngành;
c) Kết quả thu được bằng thiết bị, hệ thống quan trắc tự động, liên tục khí thải, nước thải của cá nhân, tổ chức đã được thử nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp phải lắp đặt và truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường để kiểm tra, giám sát.
3. Cá nhân, tổ chức có liên quan có trách nhiệm hợp tác với cơ quan chức năng, người có thẩm quyền trong việc sử dụng dữ liệu thu thập được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật để xác định đối tượng, hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
GENERAL PROVISIONS
1. This Decree provides for administrative offences, penalties, fines, remedial measures against administrative offences, power to make administrative offence notices, power to impose penalties for administrative offences against environmental protection.
2. Administrative environmental protection offences prescribed in this Decree consist of:
a) Offences against regulations on environmental registration, environmental licenses and environmental impact assessment;
b) Acts of offences against environmental pollution;
c) Offences against regulations on waste management;
d) Offences against regulations on environmental protection committed by production, business and service establishments (hereinafter referred to as “business establishments”) and industrial parks, export-processing zones, hi-tech zones and dedicated areas for industrial production in economic zones (hereinafter referred to as “dedicated areas for production, business and service provision), industrial clusters, craft villages;
dd) Offences against regulations on environmental protection during import of machinery, equipment, vehicles, materials, fuels and scrap; import and breaking of used seagoing ships; festival and tourism activities, and mining of minerals;
e) Offences against regulations on environmental protection during management of persistent pollutants, raw materials, fuels, materials, products, goods and equipment containing persistent pollutants;
g) Offences against regulations on prevention and control of environmental pollution and degradation, and waste-related emergencies; reduction of greenhouse gas (GHG) emissions, ozone layer protection;
h) Offences in relation to nature and biodiversity conservation, including regulations on environmental protection of natural heritage sites, payments for ecosystem services (PES), conservation and sustainable development of species, conservation and sustainable development of genetic resources;
i) Offences against regulations on environmental monitoring; management of environmental information and data; provision and publishing of environmental information; reporting of environmental protection;
k) Acts causing obstruction of state management, inspection and imposition of penalties for administrative offences and other acts of offence against regulations on environmental protection provided for in Chapter II herein.
1. Domestic and foreign individuals and organizations (hereinafter referred to as “individuals and organizations”) committing administrative environmental protection offences within the territory, the contiguous zone, the exclusive economic zone and the continental shelf of the Socialist Republic of Vietnam; aboard aircrafts bearing Vietnamese nationality, aboard vessels bearing Vietnamese flags unless otherwise regulated by treaties to which Vietnam is a signatory shall incur penalties as regulated in this Decree or relevant Decrees.
2. Penalties incurred by households, household businesses and residential communities committing offences against regulations herein shall be the same as those incurred by violating individuals.
3. Organizations incurring penalties for administrative environmental protection offences prescribed in this Decree include:
a) Sole proprietorships, joint-stock company, limited liability companies, partnerships and dependent units of enterprises (branches, representative offices, business locations) established under the Law on Enterprises;
b) Cooperatives and cooperative unions established under the Law on Cooperatives;
c) Foreign investors that are foreign-invested organizations and economic organizations, representative offices and branches of foreign traders in Vietnam, representative offices of foreign trade promotion organizations in Vietnam established under the Law on Investment; foreign juridical persons operating within Vietnam’s territorial waters;
d) Regulatory bodies committing administrative offences beyond their delegated power;
dd) Socio-political organizations, socio-professional organizations;
e) Public service providers;
g) Cooperative associations;
h) Other organizations established under regulations of law.
4. Persons having power to make administrative offence notices; persons having power to impose penalties for administrative environmental protection offences; other agencies, organizations and individuals related to environmental protection as prescribed in this Decree.
For the purposes of this Decree, the terms below shall be construed as follows:
1. “discharge of wastewater into the environment” refers to the discharge of wastewater of all kinds by individuals and organizations into soil, underground water, surface water and seawater, inside and outside business establishments and dedicated areas for production, business and service provision.
2. “discharge of dust and emission into the environment” refers to the discharge of dust and emission by individuals and organizations into air.
3. “hazardous environmental parameters (pollution parameters) in wastewater” refer to the environmental parameters specified in the national technical regulation on hazardous waste thresholds mentioned in Section I in the Annex I to this Decree.
4. “hazardous environmental parameters (pollution parameters) in emission and air” refer to the environmental parameters specified in the national technical regulation on hazardous substances in ambient air and some parameters specified in the national technical regulation on waste mentioned in Section II in the Annex II to this Decree.
5. “conventional environmental parameters (pollution parameters)” refer to the environmental parameters specified in the national technical regulation on waste and ambient air, except for the environmental parameters specified in clauses 3 and 4 of this Article.
6. “illegal exploitation of species” to the acts of hunting, shooting, trapping, picking, collecting, keeping and seizing species (including animals, plants, fungi and microorganisms), parts or derivatives of animals and/or plants without the permission of competent authorities or in excess of the permitted quantity specified in the exploitation license issued by competent authorities.
7. “public areas” refer to parks, recreation areas, dedicated areas for business and service provision, markets, train stations, bus stations, docks, ports, ferry terminals and public facilities.
8. “vandalism of a natural heritage site” refers to the acts of destroying landscapes, changing ecosystem structure, reducing animal and plant species composition; blocking paths, causing damage to nursery grounds and spawning grounds of aquatic species; changing authentic elements and damaging scenic landscapes as prescribed by regulations of law on cultural heritage; affecting habitats of fish species and marine protected areas as prescribed by regulations of law on fisheries.
9. “encroachment upon a natural heritage site” refers to the acts of illegally constructing works or residential houses; preserving, rehabilitating or restoring scenic landscapes in contravention of regulations of law on cultural heritage; encroaching or occupying forests, illegally exploiting forest environment and forest resources, illegally rendering services and conducting business in forests as prescribed by regulations of law on forestry.
Article 4. Penalties, fines and remedial measures
1. Principal penalties and fines:
Any organization or individual that commits administrative environmental protection offences shall be liable to one of the following principal penalties:
a) A warning;
b) The maximum fine for an environmental protection offence incurred by an individual is VND 1,000,000,000; that incurred by an organization is VND 2,000,000,000.
2. Additional penalties:
a) Suspension of environmental license; certificate of eligibility to provide environmental monitoring services; license for access to genetic resources; license for genetically modified organism testing; decision on accreditation of genetically modified organism laboratory; decision on accreditation of genetically modified organism testing facility (hereinafter referred to as “licenses”) or suspension of operation as regulated in Clause 2 Article 25 of the Law on Penalties for Administrative Violations for 01 - 24 months as of the entry into force of the decision on imposition of penalty for administrative offence (hereinafter referred to as “penalty imposition decision”);
b) Confiscation of exhibits and instruments used for committing administrative environmental protection offences (hereinafter referred to as “exhibits and instruments of administrative offences); confiscation and handling of valuable products created after destruction in accordance with regulations of law;
c) Applying the additional penalty existing in the form of suspension of operation to establishments supplying public products and services through the State’s commissioning, order placement or procurement processes according to the provisions of this Decree, except as their offences do not lead to environmental pollution, or they have stopped committing offences or have completely remedied the consequences of their administrative offences. The time of suspension of operation shall start from the time when a state authority assigns a task, places an order or bids to assign a task, appoints a unit or select another contractor to provide public products and services.
3. Apart from the penalties prescribed in clauses 1 and 2 of this Article, individuals and organizations that commit administrative environmental protection may be liable to one or more remedial measures mentioned below within the period regulated by the person who has the power to impose penalties:
a) Mandatory restoration to original state of environment or mandatory remediation of the environment in accordance with regulation; mandatory restoration to original state;
b) Mandatory demolition of works and equipment built or installed in contravention of regulations on environmental protection with the aim of discharging untreated waste into the environment; mandatory demolition of works and equipment so as to dilute waste and treat waste in accordance with technical regulations on waste; mandatory demolition and relocation of works and plants; mandatory demolition of works and residential houses illegally built;
c) Mandatory application of remedial measures against environmental pollution as prescribed; mandatory application of measures to reduce noise in accordance with technical regulations; mandatory application of measures to reduce vibration in accordance with technical regulations;
d) Mandatory re-export of used machinery, equipment, means of transport and ships, raw materials, fuels, materials, scrap and waste imported from abroad; mandatory the re-export of all illegally imported invasive alien species out of the territory of the Socialist Republic of Vietnam; mandatory the re-export of shipments containing genetically modified organisms and/or their genetic specimens out of the territory of the Socialist Republic of Vietnam;
dd) Mandatory the destruction of used machinery, equipment, means of transport and ships, raw materials, fuels, materials, scrap and waste imported from abroad; mandatory destruction of all invasive alien species; mandatory destruction of genetically modified organisms to which the license for genetically modified organism testing or certificate of biosafety is yet to be issued; mandatory destruction of substances, equipment and products containing or produced from prohibited controlled substances; mandatory destruction of all genetically modified organisms and/or their genetic specimens;
e) Mandatory correction of misinformation or misleading information about the state of environment;
g) Mandatory disgorgement of illegal gain from commission of administrative offences or the transfer of the amounts equivalent to the value of the exhibits and/or instruments of administrative offences which have been sold, liquidated, hidden or destroyed inconsistently with the law;
For the administrative offences specified in point g clause 1, point g clause 2 Article 10; points g and h clause 1, points g and h clause 2, points g and h clause 3 Article 11; points a and b clause 1, points a and b clause 2 Article 13; points d and dd clause 2, points d and dd clause 3, points d and dd clause 4 Article 14; points g and h clause 3, points h and i clause 4 Article 15 of this Decree which result in discharge of untreated wastewater into the environment, the illegal gain equals to the total discharge rate (expressed in m3) of untreated wastewater discharged into the environment which is determined during the offence commission period (if the wastewater discharge rate fails to be determined, the wastewater discharge rate shall be the maximum rate of wastewater discharged every 24 hours specified in a document in the following order of priority: inspection conclusion, audit result, application for issuance of environmental license or component environmental license, environmental impact assessment report (hereinafter referred to as “EIAR”) multiplied by the price of wastewater treatment service (expressed in VND/m3) in the province set by the provincial People's Committee (if the provincial People's Committee fails to set a price, the price of wastewater treatment service applicable to the industrial park at the nearest distance from the violating organization shall be applied).
For the administrative offences specified in point g clause 1, point g clause 2 Article 10; points g and h clause 1, points g and h clause 2, points g and h clause 3 Article 11; points a and b clause 1, points a and b clause 2 Article 13; points d and dd clause 2, points d and dd clause 3, points d and dd clause 4 Article 14; points g and h clause 3, points h and i clause 4 Article 15 of this Decree which result in discharge of untreated emission into the environment, the illegal gain equal to the emission discharge rate (expressed in m3/hour) (in case of failure to install or operate an emission treatment system, the emission discharge rate shall be the maximum rate of emission discharged every hour specified in a document in the following order of priority: inspection conclusion, audit result, application for issuance of environmental license or component environmental license, EIAR) multiplied by the hour-based offence commission period and by the costs (express in VND/m3) of operating the emission treatment system in an hour, including: electricity, water, labor, chemicals and consumables.
For the administrative offences specified in clauses 2, 3 and 4 of Article 16; point a clauses 4 and 5 of Article 17; clauses 4 and 7 of Article 46, the illegal gain is all sums that an organization or individual earns when committing an offence.
h) Mandatory recall of results obtained from illegal access to genetic resources; mandatory invalidation of results of appraisal of GHG inventory reports and reports on reduction of GHG emissions;
i) Mandatory collection, storage and safe management of persistent pollutants, raw materials, fuels, materials, products, goods and equipment imported, produced and used containing persistent pollutants as prescribed, and mandatory submission of reports on results of completed remediation of consequences of offences;
k) Mandatory transfer of waste to entities having treatment competence; mandatory transfer of substances, equipment and products containing or produced from controlled substances subject to treatment in accordance with regulations to entities having treatment competence and payment of all costs incurred;
l) Collecting underpaid or evaded environmental protection fees; mandatory payment of costs of solicitation of assessment, inspection, measurement and analysis of environmental samples; mandatory payment of deposit on environmental protection; mandatory purchase of insurance against compensation for environmental damage; mandatory payment of costs of organizing waste-related emergency response, costs of environmental remediation; mandatory compensation for damage caused by oil pollution as regulated; mandatory full payment for ecosystem services and interest on the late payment amount (if any) accrued over 01 month; mandatory transfer of the remaining amounts to the provincial environment protection fund or Vietnam Environment Protection Fund (VEPF) if the provincial environment protection fund is yet to be established within 06 months; mandatory return of the amounts not used for their intended purposes within 01 month; mandatory payment of contributions for recycling support corresponding to the incomplete mandatory recycling rate or contributions for recycling support corresponding to the recycling rate that fails to meet the mandatory recycling specifications to the VEPF; mandatory payment of outstanding contributions for recycling support to the VEPF; mandatory payment of contributions for recycling support corresponding to the mandatory recycling rate and specifications that must be met to the VEPF; mandatory termination of recycling services agreement and authorized recycling service agreement and payment of subsidies on recycling corresponding to the mandatory recycling rate and specifications to the VEPF for fulfillment of the responsibility for recycling; mandatory transfer of outstanding contributions for waste treatment to the VEPF;
m) Mandatory relocation of projects or facilities to other locations to ensure consistency with the planning, environmental zoning and environmental carrying capacity approved by a competent authority in cases where the project locations or business establishments fail to conform to the planning, environmental zoning and environmental carrying capacity approved by a competent authority as prescribed; mandatory construction and installation of environmental protection works as prescribed;
n) Mandatory preparation of GHG inventory reports and reports on reduction of GHG emissions for the year(s) of late or insufficient submission and payment of all costs incurred (if any); mandatory establishment of collection, transport and safe storage procedures in accordance with regulations; mandatory formulation of internal PES schemes within 06 months; mandatory submission of reports on results of completed remediation of consequences of offences in accordance with regulations;
o) Mandatory provision of accurate and sufficient information included in GHG inventory reports and reports on reduction of GHG emissions; mandatory disclosure of environmental impact assessment reports (EIARs) for which the appraisal result has been approved in accordance with regulations; mandatory disclosure of information about products and packaging produced and imported themselves as prescribed; mandatory registration of recycling plans, submission of declarations of contributions for recycling support and reports on recycling results in accordance with regulations; mandatory provision and disclosure of information; mandatory submission of environmental protection reports to competent authorities; mandatory of submission of declarations of contributions for waste treatment support in accordance with regulations.
4. The remedial measures specified in points a, c, g and l clause 3 of this Article shall not be applied if there are insufficient grounds for determining the consequences or for determining the illegal gain or for determining the underpaid or evaded environmental protection fees as prescribed as a result of the offences.
Article 5. Prescriptive time limits for imposing penalties for administrative offences
1. The prescriptive time limit for imposing penalties for administrative environmental protection offences shall be 02 years.
2. In-progress and completed offences, and dates used to determine prescriptive time limits for imposing penalties for administrative offences specified in this Decree are as follows
a) The offences specified in Article 9; points e, g and h clause 1, points e, g and h clause 2, points e, g and h clause 3 Article 11; points b and c clause 1, points b and c clause 2 Article 13; points b, d and e clause 1, points c, d and dd clause 2, points c, d and dd clause 3, points c, d and dd clause 4 Article 14; clause 2, points e, g and h clause 3, points e, g, h and i clause 4, clause 6 Article 15 and Article 38 of this Decree are in-progress administrative offences and the prescriptive time limits begin from the dates on which the competent law enforcement officer detects such offences.
b) The offences specified in point b clause 1, point b clause 2 of Article 10; point b clause 1, point b clause 2, point b clause 3 Article 11; clause 1 Article 32; clause 1 Article 33; clause 1, point c clause 3 Article 43 of this Decree are in-progress administrative offences and the prescriptive time limits begin from the dates on which the organizations or individuals have to disclose information or submit periodic reports as prescribed;
c) The offences specified Articles 18 to 23 of this Decree are completed ones and the prescriptive time limits begin from the dates on which samples are collected;
d) The offences specified in clause 2 Article 25 of this Decree are completed ones and the ending time is when the commission of the offence is completed;
dd) Except for the offences specified in points a, b, c and d of this clause, the person having the power to impose penalties shall determine the prescriptive time limits for imposing other offences as specified in point b clause 1 Article 6 of the Law on Penalties for Administrative Violations.
Article 6. Fines and power to impose penalties
1. The maximum fine imposed for an administrative environmental protection offence shall be subject to regulations of law on imposition of penalties for administrative offences.
2. Fines for administrative offences prescribed in Chapter II herein are the ones for the administrative offences committed by individuals. The fine incurred by an organization is twice as much as that incurred by an individual for the same offence.
3. The maximum fines the persons specified in Articles 56 to 67 of this Decree may impose are fines for one administrative offence committed by an individual. In case of imposition of a fine, the power to impose such fine on a violating entity shall be 02 times higher than that on a violating individual.
If the aggravating penalties are imposed for environmental parameters in excess of the permissible limits prescribed in the technical regulations for the same waste sample, the offence of the highest fine of that waste sample shall be selected for imposing penalties.
Article 7. Application of technical regulations on environment and use of environmental parameters for determination of administrative environmental protection offences; principles of imposition of penalties for some administrative environmental protection offences
1. When individuals/organizations discharge waste into the environment, the national technical regulations shall be applied to determine administrative environmental protection offences and severity thereof; in case both national technical regulation and local technical regulation are available, the local technical regulation shall apply (hereinafter referred to as “technical regulation”).
2. If a parameter exceeds the permissible limit prescribed in the environmental technical regulation, the rate of excess shall be the highest value calculated by dividing the value collected by technical means and equipment, and from results of inspection, assessment, monitoring, measurement and analysis of certain environmental parameters of waste samples and/or ambient environmental samples by the maximum permissible value of that parameter prescribed in the environmental technical regulation.
3. When imposing fines for the discharge of wastewater (as prescribed in Articles 18 and 19 herein) or the discharge of dust and emission (as prescribed in Articles 20 and 21 herein) in excess of the permissible limits prescribed in the environmental technical regulations, if the discharged wastewater or discharged dust and emission contain both hazardous and conventional environmental parameters or the pH value exceeds the permissible limits prescribed in the technical regulations, the penalty to be imposed shall be determined according to the parameter of wastewater, dust or emission sample involved in the offence for which the highest fine is imposed; if fines determined according to these parameters are equal, hazardous parameters shall serve as a benchmark for determination of the offence.
The fines for the offences involving the remaining environmental parameters of the same samples of these discharges in excess of the permissible limits prescribed in the technical regulations shall be 10% - 50% more than the fine for the selected offence involving each of these parameters provided that total sum of fine for each offence does not exceed the prescribed maximum fine.
In case a business establishment or a dedicated for production, business and service provision has many points of discharging wastewater or dust/emission in excess of the permissible limits prescribed in technical regulations, appropriate penalty shall be imposed on each point.
4. The wastewater discharge rate specified in Articles 18 and 19 of this Decree means the total volume of wastewater discharged into the environment in a day (24 hours). In case where the wastewater discharge rate cannot be determined, the discharge rate shall be calculated by multiplying the flow rate of wastewater determined at the sampling time by 24 hours. In case of discharge of wastewater into soil, groundwater or surface water (in ponds, lakes, pits, etc. within a business establishment) upon the calculation of the wastewater discharge rate in excess of the permissible limits prescribed in the technical regulation on waste, the Kq value (the coefficient of receiving water) shall be equal to 0.6 as regulated in that technical regulation; if the technical regulation relies on the environmental zoning instead of the Kq value, the pollution limits of the strictly protected environmental zone shall apply.
Article 8. Use of results and data obtained from of technical means and equipment to the discovery and imposition of penalties for administrative environmental protection offences
1. The use of technical means and equipment and data therefrom provided by individuals and organizations to determine administrative environmental protection offences shall comply with the Decree on list, management and use of technical means and equipment and procedures for collection and use of data from technical means and equipment provided by individuals and organizations to discover administrative offences. Results obtained by employing technical means and equipment shall be compared with the maximum permissible values of environmental parameters prescribed in technical regulations for determining administrative offences.
2. Apart from data directly collected by competent authorities and persons from technical means and equipment as prescribed, the authorities and persons having power to impose penalties for administrative environmental protection offences are entitled to use results of testing, calibration, assessment, inspection, measurement and analysis of environmental parameters and data provided by the following individuals and organizations so as to discover and determine administrative offences:
a) Organizations issued with the certificate of eligibility to provide environmental monitoring services as prescribed by law;
b) Environmental inspection, assessment and/or monitoring organizations that are established by competent agencies, sufficiently competent and designated by competent authorities in accordance with specialized law;
c) Results obtained from continuous and automatic wastewater/emission monitoring equipment or systems of organizations and individuals that are tested, inspected or calibrated in accordance with regulations of law in cases where continuous and automatic monitoring systems need to be installed and data obtained from that system need to be directly transmitted to the provincial Department of Natural Resource and Environment for inspection and supervision.
3. Related individuals and organizations shall cooperate with competent authorities and persons in using data obtained from technical means and equipment to define entities and administrative offences against environmental protection.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực