Chương 7 Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội: Quản lý nhà nước đối với hội
Số hiệu: | 45/2010/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 21/04/2010 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2010 |
Ngày công báo: | 05/05/2010 | Số công báo: | Từ số 202 đến số 203 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định mới về tổ chức và quản lý hội
Đó là Nghị định số 45/2010/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 21/4/2010. Nghị định này không áp dụng đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các tổ chức giáo hội.
Theo đó, muốn thành lập hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh phải có ít nhất một trăm công dân, tổ chức ở nhiều tỉnh đăng ký tham gia; hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh phải có ít nhất năm mươi công dân, tổ chức trong tỉnh đăng ký tham gia; hội có phạm vi hoạt động trong huyện phải có ít nhất hai mươi công dân, tổ chức trong huyện đăng ký tham gia; hội có phạm vi hoạt động trong xã phải có ít nhất mười công dân, tổ chức trong huyện đăng ký tham gia; hiệp hội của các tổ chức kinh tế có hội viên là đại diện các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân của Việt Nam, có phạm vi hoạt động cả nước phải có ít nhất mười một đại diện pháp nhân ở nhiều tỉnh đăng ký tham gia; hiệp hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm đại diện pháp nhân trong tỉnh cùng ngành nghề hoặc cùng lĩnh vực hoạt động đăng ký tham gia.
Muốn thành lập hội, những người sáng lập phải thành lập ban vận động thành lập hội. Ban vận động thành lập hội được cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động công nhận. Người đứng đầu ban vận động thành lập hội là công dân Việt Nam, sống thường trú tại Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có sức khỏe và có uy tín trong lĩnh vực hội dự kiến hoạt động.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2010 và thay thế Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
1. Xây dựng trình hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hội.
2. Hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương, các hội và công dân thi hành pháp luật về hội.
3. Cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ hội theo quy định tại Điều 14 của Nghị định này.
4. Hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác quản lý hội.
5. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hội.
6. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về hội; kiểm tra việc thực hiện điều lệ hội đối với các hội.
7. Quản lý việc ký kết hợp tác quốc tế về hội theo quy định của pháp luật.
8. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về hội.
9. Tổng hợp báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
Bộ Nội vụ giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hội trong phạm vi cả nước.
1. Tham gia bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Điều 14 của Nghị định này về việc cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ hội; quyết định công nhận ban vận động thành lập hội theo thẩm quyền.
2. Ban hành cơ chế, chính sách để hội tham gia chương trình dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện và giám định xã hội, cung cấp dịch vụ công, đào tạo, cấp chứng chỉ hành nghề các hoạt động thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ theo quy định của pháp luật; hướng dẫn, tạo điều kiện để hội tổ chức đại hội nhiệm kỳ; tổ chức lấy ý kiến của hội để hoàn thiện các quy định quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực.
3. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước cho hội có hoạt động gắn với nhiệm vụ của Nhà nước; việc quản lý, sử dụng tài sản, tài chính của hội; quản lý việc tiếp nhận, sử dụng các nguồn tài trợ của cá nhân, tổ chức nước ngoài cho hội.
4. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hội thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của mình hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật; kiến nghị việc giải thể hội.
1. Thực hiện thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 14 của Nghị định này và quản lý nhà nước về tổ chức, hoạt động của hội.
2. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về hội.
3. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hội.
4. Xem xét hỗ trợ đối với các hội có phạm vi hoạt động tại địa phương.
5. Xem xét và cho phép hội có phạm vi hoạt động tại địa phương nhận tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
6. Chỉ đạo các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trong việc quản lý hội.
7. Hàng năm, tổng hợp, báo cáo Bộ Nội vụ về tình hình tổ chức, hoạt động và quản lý hội ở địa phương.
1. Hội hoạt động có nhiều đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội thì được khen thưởng theo quy định của Nhà nước.
2. Hội viên có nhiều thành tích thì được khen thưởng theo quy định của hội và của Nhà nước.
1. Người nào vi phạm quyền lập hội, lợi dụng danh nghĩa hội để hoạt động trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật; trường hợp gây thiệt hại về vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cho phép thành lập hội trái với quy định của Nghị định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật; trường hợp gây thiệt hại về vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Ban lãnh đạo hội, người đại diện hội cố tình kéo dài thời hạn đại hội nhiệm kỳ do điều lệ hội quy định hoặc không chấp hành quy định về nghĩa vụ của hội thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
STATE MANAGEMENT OF ASSOCIATIONS
Article 36. State management of associations
1. To elaborate and submit for promulgation or promulgate legal documents on associations.
2. To guide ministries, branches, localities, associations and citizens in implementing the law on associations.
3. To license the establishment; division, separation: merger; consolidation: dissolution; and renaming and approve charters, of associations under Article 14 of this Decree.
4. To provide professional guidance for cadres and civil servants engaged in the management of associations.
5. To propagate and disseminate the law on associations.
6. To inspect and examine the observance of the law on associations; to examine associations in observing their charters.
7. To manage the conclusion of international cooperation agreements related to associations under law.
8. To settle complaints and denunciations, to handle violations of the law on associations.
9. To review and report on the organization, operation and management of associations.
The Ministry of Home Affairs shall assist the Government in performing the unified state management of associations nationwide.
Article 37. State management by ministries and ministerial-level agencies of national associations operating in the domains under their management
1. To give written opinions to competent state agencies specified in Article 14 of this Decree on the licensing of establishment: division, separation: merger; consolidation: dissolution: and renaming and approval of charters of associations; to recognize campaigning boards according to their competence.
2. To promulgate mechanisms and policies for associations to participate in programs, projects, studies and social counseling, critical comments and examination, provide public services, and provide training and issue certificates of professional practice in the sectors and domains under their management under law; to guide and facilitate associations in holding term-based congresses: to collect opinions of associations to improve regulations on state management of sectors and domains.
3. The Ministry of Finance shall specifically guide stale budget supports for associations engaged in activities related to the State's tasks; and the management and use of assets and finance of associations; and manage the receipt and use of funds donated by foreign organizations and individuals to associations.
4. To inspect, examine, settle complaints and denunciations and handle violations of the law on associations related to the sectors and domains under their management or propose competent state agencies to handle such violations under law; to propose the dissolution of associations.
Article 38. State management of provincial associations by provincial-level People's Committees
1. To exercise the powers specified in Clause 2, Article 14 of this Decree and perform the state management of the organization and operation of associations.
2. To inspect and examine the observance of the law on associations.
3. To settle complaints and denunciations and handle violations of the law on associations.
4. To consider and provide supports for associations operating within their localities.
5. To consider and license associations operating within their localities to receive domestic and overseas donations under law.
6. To direct provincial-level departments, divisions and branches, and district- and commune-level People's Committees in managing associations.
7. To annually review and report to the Ministry of Home Affairs on the organization, operation and management of associations in their localities.
1. An association which makes major contributions to socio-economic development may be commended under slate regulations.
2. An association member who makes many achievements may be commended under the association charter and state regulations.
Article 40. Handling of violations
1. Those violating the right to establish associations or abusing the name of associations to operate unlawfully shall, depending on the nature and severity of their violations, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability. When causing material damage, they shall compensate under law.
2. Those abusing their positions and powers to license the establishment of associations in contravention of this Decree shall, depending on the nature and severity of their violations, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability under law. When causing material damage, they shall compensate under law.
3. Leadership boards or representatives of associations that deliberately prolong the term of a congress against association charters or fail to fulfill their obligations under associations' regulations shall, depending on the nature and severity of their violations, be handled under law.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 43. Đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm tài sản, hợp đồng bảo hiểm thiệt hại
Điều 6. Ban vận động thành lập hội
Điều 7. Hồ sơ xin phép thành lập hội
Điều 13. Phê duyệt điều lệ hội và hiệu lực của điều lệ hội
Điều 25. Chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể và đổi tên hội
Điều 27. Trách nhiệm của ban lãnh đạo hội khi hội tự giải thể