Chương 4 Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội: Tổ chức, hoạt động, quyền và nghĩa vụ của hội
Số hiệu: | 45/2010/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 21/04/2010 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2010 |
Ngày công báo: | 05/05/2010 | Số công báo: | Từ số 202 đến số 203 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định mới về tổ chức và quản lý hội
Đó là Nghị định số 45/2010/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 21/4/2010. Nghị định này không áp dụng đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các tổ chức giáo hội.
Theo đó, muốn thành lập hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh phải có ít nhất một trăm công dân, tổ chức ở nhiều tỉnh đăng ký tham gia; hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh phải có ít nhất năm mươi công dân, tổ chức trong tỉnh đăng ký tham gia; hội có phạm vi hoạt động trong huyện phải có ít nhất hai mươi công dân, tổ chức trong huyện đăng ký tham gia; hội có phạm vi hoạt động trong xã phải có ít nhất mười công dân, tổ chức trong huyện đăng ký tham gia; hiệp hội của các tổ chức kinh tế có hội viên là đại diện các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân của Việt Nam, có phạm vi hoạt động cả nước phải có ít nhất mười một đại diện pháp nhân ở nhiều tỉnh đăng ký tham gia; hiệp hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm đại diện pháp nhân trong tỉnh cùng ngành nghề hoặc cùng lĩnh vực hoạt động đăng ký tham gia.
Muốn thành lập hội, những người sáng lập phải thành lập ban vận động thành lập hội. Ban vận động thành lập hội được cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động công nhận. Người đứng đầu ban vận động thành lập hội là công dân Việt Nam, sống thường trú tại Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có sức khỏe và có uy tín trong lĩnh vực hội dự kiến hoạt động.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2010 và thay thế Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
1. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của hội là đại hội nhiệm kỳ hoặc đại hội bất thường.
2. Đại hội nhiệm kỳ hoặc đại hội bất thường được tổ chức dưới hình thức đại hội toàn thể hoặc đại hội đại biểu. Đại hội toàn thể hoặc đại hội đại biểu chỉ được tổ chức khi có trên 1/2 (một phần hai) số hội viên chính thức hoặc có trên 1/2 (một phần hai) số đại biểu chính thức có mặt.
3. Nhiệm kỳ đại hội do điều lệ hội quy định nhưng không quá năm năm kể từ ngày kết thúc đại hội nhiệm kỳ trước.
Trong thời gian mười hai tháng kể từ ngày hết nhiệm kỳ đại hội, nếu hội không tiến hành đại hội, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này có văn bản yêu cầu hội tổ chức đại hội. Trong thời gian sáu tháng kể từ khi nhận được văn bản yêu cầu tổ chức đại hội mà lãnh đạo hội không tổ chức đại hội thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này xem xét, quyết định xử lý.
4. Đại hội bất thường được triệu tập khi ít nhất có 2/3 (hai phần ba) tổng số ủy viên ban lãnh đạo hoặc có ít nhất 1/2 (một phần hai) tổng số hội viên chính thức đề nghị.
1. Phương hướng hoạt động của hội
2. Bầu ban lãnh đạo, ban kiểm tra hội.
3. Đổi tên hội, sửa đổi, bổ sung điều lệ (nếu có).
4. Gia nhập liên hiệp các hội cùng lĩnh vực hoạt động.
5. Chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể hội.
6. Tài chính của hội.
7. Các vấn đề khác theo quy định của điều lệ hội.
1. Đại hội có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Việc quy định hình thức biểu quyết do đại hội quyết định.
2. Việc biểu quyết thông qua các quyết định của đại hội phải được quá 1/2 (một phần hai) đại biểu chính thức có mặt tán thành.
1. Tổ chức, hoạt động theo điều lệ hội đã được phê duyệt.
2. Tuyên truyền mục đích của hội.
3. Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của hội.
4. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên phù hợp với tôn chỉ, mục đích của hội.
5. Tổ chức, phối hợp hoạt động giữa các hội viên vì lợi ích chung của hội; hòa giải tranh chấp trong nội bộ hội.
6. Phổ biến, huấn luyện kiến thức cho hội viên; cung cấp thông tin cần thiết cho hội viên theo quy định của pháp luật.
7. Tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện và giám định xã hội theo đề nghị của cơ quan nhà nước; cung cấp dịch vụ công về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của hội, tổ chức dạy nghề, truyền nghề theo quy định của pháp luật.
8. Thành lập pháp nhân thuộc hội theo quy định của pháp luật.
9. Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của hội theo quy định của pháp luật. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển hội và lĩnh vực hội hoạt động. Được tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức các hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật và được cấp chứng chỉ hành nghề khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
10. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của hội.
11. Được gây quỹ hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động.
12. Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Được nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với những hoạt động gắn với nhiệm vụ của nhà nước giao.
13. Cơ quan Trung ương hội có phạm vi hoạt động trong toàn quốc được gia nhập các tổ chức quốc tế tương ứng và ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định của pháp luật và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực hội hoạt động, cơ quan quyết định cho phép thành lập hội về việc gia nhập tổ chức quốc tế tương ứng, ký kết, thực hiện thoả thuận quốc tế.
1. Chấp hành các quy định của pháp luật có liên quan đến tổ chức, hoạt động của hội và điều lệ hội. Không được lợi dụng hoạt động của hội để làm phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội, đạo đức, thuần phong mỹ tục, truyền thống của dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
2. Hội hoạt động thuộc lĩnh vực nào phải chịu sự quản lý nhà nước của cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực đó.
3. Trước khi tổ chức đại hội nhiệm kỳ ba mươi ngày, ban lãnh đạo hội phải có văn bản báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này và cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực hội hoạt động.
4. Việc lập văn phòng đại diện của hội ở địa phương khác phải xin phép Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt văn phòng đại diện và báo cáo bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này.
5. Khi thay đổi Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký của hội, thay đổi trụ sở, sửa đổi, bổ sung điều lệ, hội phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này.
6. Việc lập các pháp nhân thuộc hội phải theo đúng quy định của pháp luật và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này.
7. Hàng năm, hội phải báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động của hội với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này và cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực mà hội hoạt động, chậm nhất vào ngày 01 tháng 12 hàng năm.
8. Chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc tuân thủ pháp luật.
9. Lập và lưu giữ tại trụ sở hội danh sách hội viên, chi hội, văn phòng đại diện và các đơn vị trực thuộc hội, sổ sách, chứng từ về tài sản, tài chính của hội và văn phòng đại diện, biên bản các cuộc họp ban lãnh đạo hội.
10. Kinh phí thu được theo quy định tại khoản 11 và khoản 12 Điều 23 của Nghị định này phải dành cho hoạt động của hội theo quy định của điều lệ hội, không được chia cho hội viên.
11. Việc sử dụng kinh phí của hội phải chấp hành quy định của pháp luật. Hàng năm, hội phải báo cáo quyết toán tài chính theo quy định của Nhà nước gửi cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này về việc tiếp nhận, sử dụng nguồn tài trợ của cá nhân, tổ chức nước ngoài.
12. Xây dựng và ban hành quy tắc đạo đức trong hoạt động của hội.
ORGANIZATION. OPERATION. RIGHTS AND OBLIGATIONS OF ASSOCIATIONS
Article 19. Organizational structure of associations
The organizational structure of an association consists of:
1. Congresses:
2. The leadership board:
3. The inspection board;
4. Other organizations provided by the association charter.
Article 20. Term-based and extraordinary congresses
1. The highest leadership body of an association is its term-based or extraordinary congress.
2. A term-based or extraordinary congress may be held as plenary congress or congress of delegates. A plenary congress or a congress of delegates may be held only when more than half of the official members or official delegates attend such congress, respectively.
3. Congress terms are defined in association charters, but must not exceed 5 years from the end of the congress of the previous term.
Within 12 months after the term of a congress, if an association fails to hold a congress of another term, a competent state agency specified in Article 14 of this Decree shall make a written request for the association to hold such congress. Within 6 months after receiving such request, if the association's leadership board fails to hold such congress, the competent state agency specified in Article 14 of this Decree shall consider and handle the case.
4. An extraordinary congress is convened when at leas! two-thirds of the leadership board members or at least half of the official members request such congress.
Article 21. Major matters to be decided at a congress
1. Orientations for the association's operation.
2. Election of the leadership and inspection boards.
3. Renaming of the association, amendments and supplements its charter (if any).
4. Admission to a union of associations operating in the same domain.
5. Division. separation: merger; consolidation: and dissolution of the association.
6. Finance of the association.
7. Other matters as provided in the association charter.
Article 22. Principles of voting at a congress
1. A congress may vote by show of hands or ballot. The congress shall decide on modes of voting.
2. The congress's decisions may only be passed when they are voted for by more than half of the present official members.
Article 23. Rights of an association
1. To be organized and operate under its approved charter.
2. To propagate its goals.
3. To represent its members in internal and external relations related to its functions and tasks.
4. To protect its legitimate rights and interests and its members" in line with its guiding principles and goals.
5. To organize and coordinate activities of its members for its common interests: to conciliate internal disputes.
6. To provide and train in knowledge for its members: to provide necessary information for its members under law.
7. To participate in programs, projects, studies and counseling and critical comment and examination at the request of state agencies: to provide public services related to their operation, to provide vocational training under law.
8. To establish its legal entities under law.
9. To comment on legal documents related to its activities under law. To propose to competent state agencies matters related to its development and domain. To provide training and refresher training and other services under law and issue practicing certificates when fully meeting conditions under law.
10. To coordinate with concerned agencies and organizations in performing its tasks.
11. To raise funds for the association through collecting membership fees and revenues from its business and services under law to cover its operational expenses.
12. To receive lawful donations from domestic and overseas organizations and individuals under law. To receive the State's financial supports for activities related to the tasks assigned by the State.
13. Central agencies of national associations may join relevant international organizations and sign and implement international agreements under law and shall report such to competent state agencies in charge of the sectors or domains in which the associations will operate and state agencies licensing association establishment for permission of such joining, signing and implementation.
Article 24. Obligations of an association
1. To comply with relevant laws on organization and operation of associations and its charier. Not to abuse its activities lo harm national security, social order, ethics and national fine customs, practices and traditions, and legitimate rights and interests of organizations and individuals.
2. To submit to the management by the state management agency in charge of the sector or domain in which the association operates.
3. Thirty days before holding the congress of a term, the leadership board shall report such in writing to a competent state agency specified in Article 14 of this Decree and the agency managing the sector or domain in which the association operates.
4. When establishing its representative office in another locality, to request permission of such establishment from the provincial-level People's Committee of the locality where the representative office is based and to report in writing on such establishment to a competent state agency specified in Article 14 of this Decree.
5. When changing its president, vice president or secretary general or its head office, or revising its charter, to report such to a competent state agency specified in Article 14 of this Decree.
6. To establish its legal entities under law and report such to a competent state agency specified in Article 14 of this Decree.
7. Annually, to report on its organization and operation to a competent state agency specified in Article 14 of this Decree and the state management agency in charge of the sector or domain in which the association operates on December 1 at the latest.
8. To submit to competent state agencies' guidance, examination and inspection of its law observance.
9. To make and keep at its head office lists of its members, chapters, representative offices and attached units, books and documents on its assets and finance and its representative head offices', and minutes of leadership board meetings.
10. To use revenues specified in Clauses II and 12. Article 23 of this Decree for its activities under its charter and not to divide them to its members.
11. To use its funds under law. To make annual financial statements on the receipt and use of funds donated by foreign organizations and individuals under state regulations and send them to finance agencies of the same level and competent slate agencies specified in Article 14 of this Decree.
12. To formulate and promulgate ethic rules to be complied with in its operation.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực