Chương 5 Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội: Chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể và đổi tên hội
Số hiệu: | 45/2010/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 21/04/2010 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2010 |
Ngày công báo: | 05/05/2010 | Số công báo: | Từ số 202 đến số 203 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định mới về tổ chức và quản lý hội
Đó là Nghị định số 45/2010/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 21/4/2010. Nghị định này không áp dụng đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các tổ chức giáo hội.
Theo đó, muốn thành lập hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh phải có ít nhất một trăm công dân, tổ chức ở nhiều tỉnh đăng ký tham gia; hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh phải có ít nhất năm mươi công dân, tổ chức trong tỉnh đăng ký tham gia; hội có phạm vi hoạt động trong huyện phải có ít nhất hai mươi công dân, tổ chức trong huyện đăng ký tham gia; hội có phạm vi hoạt động trong xã phải có ít nhất mười công dân, tổ chức trong huyện đăng ký tham gia; hiệp hội của các tổ chức kinh tế có hội viên là đại diện các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân của Việt Nam, có phạm vi hoạt động cả nước phải có ít nhất mười một đại diện pháp nhân ở nhiều tỉnh đăng ký tham gia; hiệp hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm đại diện pháp nhân trong tỉnh cùng ngành nghề hoặc cùng lĩnh vực hoạt động đăng ký tham gia.
Muốn thành lập hội, những người sáng lập phải thành lập ban vận động thành lập hội. Ban vận động thành lập hội được cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động công nhận. Người đứng đầu ban vận động thành lập hội là công dân Việt Nam, sống thường trú tại Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có sức khỏe và có uy tín trong lĩnh vực hội dự kiến hoạt động.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2010 và thay thế Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
1. Tùy theo yêu cầu và khả năng hoạt động của hội, ban lãnh đạo hội đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này cho phép chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể và đổi tên hội. Việc chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể và đổi tên hội được thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Hội giải thể trong các trường hợp sau:
a) Tự giải thể;
b) Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này quyết định giải thể.Bổ sung
Hội tự giải thể trong các trường hợp sau:
1. Hết thời hạn hoạt động;
2. Theo đề nghị của trên 1/2 (một phần hai) tổng số hội viên chính thức;
3. Mục đích đã hoàn thành.
1. Gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này các văn bản sau:
a) Đơn đề nghị giải thể hội;
b) Nghị quyết giải thể hội;
c) Bản kê tài sản, tài chính;
d) Dự kiến phương thức xử lý tài sản, tài chính và thời hạn thanh toán các khoản nợ.
2. Thông báo thời hạn thanh toán nợ (nếu có) cho các tổ chức và cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật trên năm số liên tiếp ở báo Trung ương đối với hội có phạm vi hoạt động trong cả nước và liên tỉnh; năm số liên tiếp ở báo địa phương đối với hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này quyết định giải thể hội sau mười lăm ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn thanh toán nợ và thanh lý tài sản, tài chính ghi trong thông báo của hội khi xin giải thể mà không có đơn khiếu nại.
Hội chấm dứt hoạt động kể từ ngày quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải thể hội có hiệu lực.
Khi hội bị giải thể, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này:
1. Ra quyết định giải thể hội;
2. Thông báo quyết định giải thể hội trên ba số liên tiếp ở báo Trung ương đối với hội có phạm vi hoạt động cả nước và liên tỉnh; ba số liên tiếp ở báo địa phương đối với hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh.
1. Hội tự giải thể, bị giải thể, tài sản của hội được giải quyết như sau:
a) Tài sản, tài chính do các tổ chức trong và ngoài nước tài trợ; tài sản, tài chính do Nhà nước hỗ trợ mà hội đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về tài sản và thanh toán các khoản nợ thì số tài sản, số dư tài chính còn lại do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định;
b) Đối với nguồn tài sản, tài chính tự có của hội, mà hội đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về tài sản và thanh toán các khoản nợ sau khi hội giải thể thì số tài sản, số dư tài chính còn lại do hội quyết định theo quy định của điều lệ hội.
2. Giải quyết tài sản, tài chính của hội khi hội hợp nhất:
a) Sau khi hợp nhất hội thành hội mới, các hội cũ chấm dứt tồn tại, hội mới được hưởng các quyền, lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, các hợp đồng dịch vụ mà các hội cũ đang thực hiện;
b) Tài sản, tài chính của các hội hợp nhất không được phân chia, chuyển dịch mà được chuyển giao toàn bộ cho hội mới
3. Giải quyết tài sản, tài chính của hội khi sáp nhập:
a) Hội được sáp nhập vào hội khác, thì tài sản, tài chính của hội được sáp nhập chuyển giao cho hội sáp nhập;
b) Hội sáp nhập được hưởng các quyền, lợi ích hợp pháp về tài sản, tài chính hiện có, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán về tài sản, tài chính và các hợp đồng dịch vụ đang thực hiện của hội được sáp nhập.
4. Giải quyết tài sản, tài chính của hội khi chia, tách:
a) Sau khi chia hội, hội bị chia chấm dứt hoạt động, quyền, nghĩa vụ về tài sản, tài chính được chuyển giao cho hội mới theo quyết định chia hội;
b) Sau khi tách, các hội thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản, tài chính của mình phù hợp với mục đích hoạt động của hội đó.
Trường hợp hội bị giải thể mà không đồng ý với quyết định giải thể, thì hội có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật. Trong thời gian chờ giải quyết khiếu nại, hội không được hoạt động.
DIVISION. SEPARATION: MERGER; CONSOLIDATION: DISSOLUTION AND RENAMING OF ASSOCIATIONS
Article 25. Division, separation; merger: consolidation; dissolution and renaming of associations
1. Depending on requirements and capacity of associations, their leadership boards may request competent state agencies specified in Article 14 of this Decree to license the division, separation; merger; consolidation; dissolution or renaming of associations The division, separation; merger: consolidation; dissolution and renaming of associations comply with law.
2. An association dissolves in the following cases:
a/ Dissolution on its own;
b/ Dissolution under the decision of a competent slate agency specified in Article 14 of this Decree.
Article 26. Associations dissolving on their own
An association dissolves when:
a/ Its term of operation ends:
b/ Its dissolution is requested by more than half of its official members;
c/ Its goals are achieved.
Article 27. Responsibilities of the leadership board of an association dissolving on its own
1. To send to competent state agencies specified in Article 14 of this Decree the following documents:
a/ Application for dissolution of the association;
b/ Resolution on the association dissolution;
c/ Statement of assets and finance;
d/ Plan to handle assets and finance and deadlines to pay debts.
2. To notify involved organizations and individuals of its debt payment deadlines (if any) under law in 5 consecutive issues of, a central newspaper, for a national or an inter-provincial association; or of a local newspaper, for a provincial association.
Article 28. Decision on association dissolution
Competent state agencies specified in Article 14 of this Decree shall decide to dissolve an association within 15 days after the deadlines to pay debts and liquidate assets and finance specified in the association's application for dissolution if no complaint is lodged.
The association terminates its operation on the effective date of the dissolution decision issued by a competent state agency.
Article 29. Associations subject to dissolution
An association shall be dissolved under the decision of a competent state agency specified in Article 14 of this Decree when:
1. It fails to operate for 12 consecutive months;
2. Its leadership board fails to observe the congress's resolution on the association's dissolution:
3. Its activities seriously violate law.
Article 30. Responsibilities of competent state agencies upon association dissolution
When an association is dissolved, a competent state agency specified in Article 14 of this Decree shall:
1. Issue a decision to dissolve the association;
2. Publish such decision in 3 consecutive issues of a central newspaper, for a national or an inter-provincial association, or of a local newspaper, for a provincial association. .
Article 31. Handling of assets and finance upon dissolution; consolidation: merger; division and separation
1. Assets of a dissolved association shall be handled as follows:
a/ For assets and finance funded by domestic and overseas organizations; or supported by the State for which the association has fulfilled related obligations and paid debts, the remaining assets and financial balance shall be decided by competent state agencies:
b/ For the association's own assets and financial sources for which the association has fulfilled related obligations and paid debts, the remaining assets and financial balance shall be decided by the association under its charter.
2. Handling of assets and finance of a consolidated association:
a/ After a new association is formed from the consolidation of other associations, former associations cease their existence and the new association may enjoy the lawful rights and interests of. and shall be liable for unpaid debts and service contracts currently performed by, the former associations:
b/ Assets and finance of former associations may not be divided or moved, but shall be all transferred to the new association.
3. Handling of assets and finance of a merged association:
a/ Assets and finance of an association merged into another shall be transferred to the latter:
b/ The merging association may enjoy the lawful rights and interests related to the merged association's existing assets and finance and shall be held liable for unpaid debts related to assets and finance of. and service contracts currently performed by. the merged association.
4. Handling of assets and finance of a divided or separated association:
a/ After an association is divided, it shall terminate its operation and rights and obligations related to assets and finance shall be transferred to the new association under the association division decision;
b/ After an association is separated into different associations, those associations shall perform the rights and obligations related to their assets and finance in line with their operation goals.
An association subject to dissolution which disagrees with the dissolution decision may lodge a complaint under law. Pending the settlement of its complaint, it may not operate.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 43. Đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm tài sản, hợp đồng bảo hiểm thiệt hại
Điều 6. Ban vận động thành lập hội
Điều 7. Hồ sơ xin phép thành lập hội
Điều 13. Phê duyệt điều lệ hội và hiệu lực của điều lệ hội
Điều 25. Chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể và đổi tên hội
Điều 27. Trách nhiệm của ban lãnh đạo hội khi hội tự giải thể