Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
Số hiệu: | 45/2010/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 21/04/2010 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2010 |
Ngày công báo: | 05/05/2010 | Số công báo: | Từ số 202 đến số 203 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định mới về tổ chức và quản lý hội
Đó là Nghị định số 45/2010/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 21/4/2010. Nghị định này không áp dụng đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các tổ chức giáo hội.
Theo đó, muốn thành lập hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh phải có ít nhất một trăm công dân, tổ chức ở nhiều tỉnh đăng ký tham gia; hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh phải có ít nhất năm mươi công dân, tổ chức trong tỉnh đăng ký tham gia; hội có phạm vi hoạt động trong huyện phải có ít nhất hai mươi công dân, tổ chức trong huyện đăng ký tham gia; hội có phạm vi hoạt động trong xã phải có ít nhất mười công dân, tổ chức trong huyện đăng ký tham gia; hiệp hội của các tổ chức kinh tế có hội viên là đại diện các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân của Việt Nam, có phạm vi hoạt động cả nước phải có ít nhất mười một đại diện pháp nhân ở nhiều tỉnh đăng ký tham gia; hiệp hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm đại diện pháp nhân trong tỉnh cùng ngành nghề hoặc cùng lĩnh vực hoạt động đăng ký tham gia.
Muốn thành lập hội, những người sáng lập phải thành lập ban vận động thành lập hội. Ban vận động thành lập hội được cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động công nhận. Người đứng đầu ban vận động thành lập hội là công dân Việt Nam, sống thường trú tại Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có sức khỏe và có uy tín trong lĩnh vực hội dự kiến hoạt động.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2010 và thay thế Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
1. Nghị định này quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý nhà nước đối với hội.
2. Nghị định này không áp dụng với các tổ chức:
a) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
b) Các tổ chức giáo hội.
1. Hội được quy định trong Nghị định này được hiểu là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
2. Hội có các tên gọi khác nhau: hội, liên hiệp hội, tổng hội, liên đoàn, hiệp hội, câu lạc bộ có tư cách pháp nhân và các tên gọi khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là hội).
3. Phạm vi hoạt động của hội (theo lãnh thổ) gồm:
a) Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh;
b) Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh);
c) Hội có phạm vi hoạt động trong huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là huyện);
d) Hội có phạm vi hoạt động trong xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã).
1. Tên của hội được viết bằng tiếng Việt, có thể được phiên âm, dịch ra tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài; tên, biểu tượng của hội không được trùng lặp, gây nhầm lẫn với tên của hội khác đã được thành lập hợp pháp; không vi phạm đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hóa dân tộc.
2. Hội có tư cách pháp nhân, trụ sở, con dấu, tài khoản và có thể có biểu tượng riêng. Trụ sở chính của hội đặt tại Việt Nam.
1. Có mục đích hoạt động không trái với pháp luật; không trùng lặp về tên gọi và lĩnh vực hoạt động chính với hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trên cùng địa bàn lãnh thổ.
2. Có điều lệ;
3. Có trụ sở;
4. Có số lượng công dân, tổ chức Việt Nam đăng ký tham gia thành lập hội:
a) Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh có ít nhất một trăm công dân, tổ chức ở nhiều tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
b) Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm mươi công dân, tổ chức trong tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
c) Hội có phạm vi hoạt động trong huyện có ít nhất hai mươi công dân, tổ chức trong huyện có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
d) Hội có phạm vi hoạt động trong xã có ít nhất mười công dân, tổ chức trong xã có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
đ) Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có hội viên là đại diện các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân của Việt Nam, có phạm vi hoạt động cả nước có ít nhất mười một đại diện pháp nhân ở nhiều tỉnh; hiệp hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm đại diện pháp nhân trong tỉnh cùng ngành nghề hoặc cùng lĩnh vực hoạt động có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký thanh gia thành lập hiệp hội.
Đối với hội nghề nghiệp có tính đặc thù chuyên môn, số lượng công dân và tổ chức tự nguyện đăng ký tham gia thành lập hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này xem xét quyết định từng trường hợp cụ thể.
1. Muốn thành lập hội, những người sáng lập phải thành lập ban vận động thành lập hội. Ban vận động thành lập hội được cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động công nhận.
2. Người đứng đầu ban vận động thành lập hội là công dân Việt Nam, sống thường trú tại Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có sức khoẻ và có uy tín trong lĩnh vực hội dự kiến hoạt động.
3. Số thành viên trong ban vận động thành lập hội được quy định như sau:
a) Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh có ít nhất mười thành viên;
b) Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, có ít nhất năm thành viên;
c) Hội có phạm vi hoạt động trong huyện, xã, có ít nhất ba thành viên;
d) Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có phạm vi hoạt động cả nước có ít nhất năm thành viên đại diện cho các tổ chức kinh tế; đối với hiệp hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất ba thành viên đại diện cho các tổ chức kinh tế trong tỉnh.
4. Hồ sơ đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội lập thành hai bộ, hồ sơ gồm:
a) Đơn xin công nhận ban vận động thành lập hội, trong đơn nêu rõ tên hội, tôn chỉ, mục đích của hội, lĩnh vực mà hội dự kiến hoạt động, phạm vi hoạt động, dự kiến thời gian trù bị thành lập hội và nơi tạm thời làm địa điểm hội họp;
b) Danh sách và trích ngang của những người dự kiến trong ban vận động thành lập hội: họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; trú quán; trình độ văn hóa; trình độ chuyên môn.
5. Công nhận ban vận động thành lập hội:
a) Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động quyết định công nhận ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh;
b) Sở quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động quyết định công nhận ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh;
c) Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) quyết định công nhận ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong huyện, xã.
Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ủy quyền cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất, giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ đối với hội có phạm vi hoạt động trong xã, thì phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định công nhận ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong xã;
d) Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp pháp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại các điểm a, b và c khoản 5 Điều này có trách nhiệm xem xét, quyết định công nhận ban vận động thành lập hội; trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
6. Nhiệm vụ của ban vận động thành lập hội sau khi được công nhận:
a) Vận động công dân, tổ chức đăng ký tham gia hội;
b) Hoàn chỉnh hồ sơ xin phép thành lập hội theo quy định tại Điều 7 của Nghị định này. Sau khi đã hoàn tất việc trù bị thành lập hội, ban vận động thành lập hội lập thành hai bộ hồ sơ gửi đến: Bộ Nội vụ đối với hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh; Sở Nội vụ đối với hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, huyện, xã; Phòng Nội vụ (trong trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập hội có phạm vi hoạt động trong xã).
Ban vận động thành lập hội tự giải thể khi đại hội bầu ra ban lãnh đạo của hội.
1. Đơn xin phép thành lập hội.
2. Dự thảo điều lệ.
3. Dự kiến phương hướng hoạt động.
4. Danh sách những người trong ban vận động thành lập hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
5. Lý lịch tư pháp người đứng đầu ban vận động thành lập hội.
6. Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của hội.
7. Bản kê khai tài sản do các sáng lập viên tự nguyện đóng góp (nếu có).
1. Tên gọi của hội.
2. Tôn chỉ, mục đích, lĩnh vực và phạm vi hoạt động của hội.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của hội.
4. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hội.
5. Thể thức vào hội, ra hội, thẩm quyền kết nạp, khai trừ hội viên.
6. Tiêu chuẩn hội viên.
7. Quyền, nghĩa vụ của hội viên.
8. Cơ cấu, tổ chức, thể thức bầu và miễn nhiệm; nhiệm vụ, quyền hạn của ban lãnh đạo, ban kiểm tra, các chức vụ lãnh đạo khác của hội; nguyên tắc, hình thức biểu quyết.
9. Tài sản, tài chính và phương thức quản lý tài sản, tài chính của hội.
10. Điều kiện giải thể và thanh quyết toán tài sản, tài chính.
11. Khen thưởng, kỷ luật; khiếu nại, giải quyết khiếu nại trong nội bộ hội.
12. Thể thức sửa đổi, bổ sung điều lệ.
13. Hiệu lực thi hành.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này khi nhận hồ sơ xin phép thành lập hội phải có giấy biên nhận. Trong thời hạn sáu mươi ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp pháp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, quyết định cho phép thành lập hội; trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
1. Trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày quyết định cho phép thành lập hội có hiệu lực, ban vận động thành lập hội phải tổ chức đại hội.
2. Nếu quá thời hạn trên không tổ chức đại hội, thì trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày hết thời hạn tổ chức đại hội theo quy định tại khoản 1 Điều này, ban vận động thành lập hội có văn bản gửi cơ quan nhà nước đã quyết định cho phép thành lập hội đề nghị gia hạn. Thời gian gia hạn không quá ba mươi ngày, nếu quá thời gian được gia hạn mà không tổ chức đại hội thì quyết định cho phép thành lập hội hết hiệu lực.
1. Công bố quyết định cho phép thành lập hội.
2. Thảo luận và biểu quyết điều lệ.
3. Bầu ban lãnh đạo và ban kiểm tra.
4. Thông qua chương trình hoạt động của hội.
5. Thông qua nghị quyết đại hội.
Điều 12. Báo cáo kết quả đại hội
Trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày đại hội, ban lãnh đạo hội gửi tài liệu đại hội đến cơ quan nhà nước đã quyết định cho phép thành lập hội, gồm:
1. Điều lệ và biên bản thông qua điều lệ hội;
2. Biên bản bầu ban lãnh đạo, ban kiểm tra (có danh sách kèm theo) và lý lịch người đứng đầu hội;
3. Chương trình hoạt động của hội;
4. Nghị quyết đại hội.
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này quyết định phê duyệt điều lệ hội khi điều lệ hội đã được đại hội thông qua. Trường hợp quy định của điều lệ hội trái với pháp luật thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ chối phê duyệt và yêu cầu hội sửa đổi.
2. Điều lệ hội có hiệu lực kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định phê duyệt.
1. Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ đối với hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh, trừ trường hợp luật, pháp lệnh có quy định khác.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ đối với hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh. Căn cứ tình hình thực tế ở địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ đối với hội có phạm vi hoạt động trong xã.
Hội viên của hội gồm hội viên chính thức, hội viên liên kết và hội viên danh dự.
1. Công dân, tổ chức Việt Nam tán thành điều lệ hội, tự nguyện gia nhập hội, có đủ tiêu chuẩn hội viên theo quy định của điều lệ hội có thể trở thành hội viên chính thức của hội.
2. Thẩm quyền và thủ tục kết nạp hội viên do điều lệ hội quy định.
1. Các doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài (sau đây gọi chung là doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài) hoạt động tại Việt Nam, có đóng góp cho sự phát triển của hiệp hội, tán thành điều lệ hiệp hội, thì được hiệp hội của các tổ chức kinh tế xem xét, công nhận là hội viên liên kết.
2. Công dân, tổ chức Việt Nam không có điều kiện hoặc không có đủ tiêu chuẩn trở thành hội viên chính thức của hội, tán thành điều lệ hội, tự nguyện xin vào hội, được hội công nhận là hội viên liên kết hoặc hội viên danh dự.
3. Hội viên liên kết, hội viên danh dự được hưởng quyền và nghĩa vụ như hội viên chính thức của hội, trừ quyền biểu quyết các vấn đề của hội và không được bầu cử, ứng cử vào ban lãnh đạo, ban kiểm tra hội.
4. Thủ tục kết nạp, quyền, nghĩa vụ của hội viên liên kết, hội viên danh dự do điều lệ hội quy định.
Quyền và nghĩa vụ của hội viên do điều lệ hội quy định.
1. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của hội là đại hội nhiệm kỳ hoặc đại hội bất thường.
2. Đại hội nhiệm kỳ hoặc đại hội bất thường được tổ chức dưới hình thức đại hội toàn thể hoặc đại hội đại biểu. Đại hội toàn thể hoặc đại hội đại biểu chỉ được tổ chức khi có trên 1/2 (một phần hai) số hội viên chính thức hoặc có trên 1/2 (một phần hai) số đại biểu chính thức có mặt.
3. Nhiệm kỳ đại hội do điều lệ hội quy định nhưng không quá năm năm kể từ ngày kết thúc đại hội nhiệm kỳ trước.
Trong thời gian mười hai tháng kể từ ngày hết nhiệm kỳ đại hội, nếu hội không tiến hành đại hội, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này có văn bản yêu cầu hội tổ chức đại hội. Trong thời gian sáu tháng kể từ khi nhận được văn bản yêu cầu tổ chức đại hội mà lãnh đạo hội không tổ chức đại hội thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này xem xét, quyết định xử lý.
4. Đại hội bất thường được triệu tập khi ít nhất có 2/3 (hai phần ba) tổng số ủy viên ban lãnh đạo hoặc có ít nhất 1/2 (một phần hai) tổng số hội viên chính thức đề nghị.
1. Phương hướng hoạt động của hội
2. Bầu ban lãnh đạo, ban kiểm tra hội.
3. Đổi tên hội, sửa đổi, bổ sung điều lệ (nếu có).
4. Gia nhập liên hiệp các hội cùng lĩnh vực hoạt động.
5. Chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể hội.
6. Tài chính của hội.
7. Các vấn đề khác theo quy định của điều lệ hội.
1. Đại hội có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Việc quy định hình thức biểu quyết do đại hội quyết định.
2. Việc biểu quyết thông qua các quyết định của đại hội phải được quá 1/2 (một phần hai) đại biểu chính thức có mặt tán thành.
1. Tổ chức, hoạt động theo điều lệ hội đã được phê duyệt.
2. Tuyên truyền mục đích của hội.
3. Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của hội.
4. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên phù hợp với tôn chỉ, mục đích của hội.
5. Tổ chức, phối hợp hoạt động giữa các hội viên vì lợi ích chung của hội; hòa giải tranh chấp trong nội bộ hội.
6. Phổ biến, huấn luyện kiến thức cho hội viên; cung cấp thông tin cần thiết cho hội viên theo quy định của pháp luật.
7. Tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện và giám định xã hội theo đề nghị của cơ quan nhà nước; cung cấp dịch vụ công về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của hội, tổ chức dạy nghề, truyền nghề theo quy định của pháp luật.
8. Thành lập pháp nhân thuộc hội theo quy định của pháp luật.
9. Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của hội theo quy định của pháp luật. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển hội và lĩnh vực hội hoạt động. Được tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức các hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật và được cấp chứng chỉ hành nghề khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
10. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của hội.
11. Được gây quỹ hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động.
12. Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Được nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với những hoạt động gắn với nhiệm vụ của nhà nước giao.
13. Cơ quan Trung ương hội có phạm vi hoạt động trong toàn quốc được gia nhập các tổ chức quốc tế tương ứng và ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định của pháp luật và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực hội hoạt động, cơ quan quyết định cho phép thành lập hội về việc gia nhập tổ chức quốc tế tương ứng, ký kết, thực hiện thoả thuận quốc tế.
1. Chấp hành các quy định của pháp luật có liên quan đến tổ chức, hoạt động của hội và điều lệ hội. Không được lợi dụng hoạt động của hội để làm phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội, đạo đức, thuần phong mỹ tục, truyền thống của dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
2. Hội hoạt động thuộc lĩnh vực nào phải chịu sự quản lý nhà nước của cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực đó.
3. Trước khi tổ chức đại hội nhiệm kỳ ba mươi ngày, ban lãnh đạo hội phải có văn bản báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này và cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực hội hoạt động.
4. Việc lập văn phòng đại diện của hội ở địa phương khác phải xin phép Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt văn phòng đại diện và báo cáo bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này.
5. Khi thay đổi Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký của hội, thay đổi trụ sở, sửa đổi, bổ sung điều lệ, hội phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này.
6. Việc lập các pháp nhân thuộc hội phải theo đúng quy định của pháp luật và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này.
7. Hàng năm, hội phải báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động của hội với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này và cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực mà hội hoạt động, chậm nhất vào ngày 01 tháng 12 hàng năm.
8. Chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc tuân thủ pháp luật.
9. Lập và lưu giữ tại trụ sở hội danh sách hội viên, chi hội, văn phòng đại diện và các đơn vị trực thuộc hội, sổ sách, chứng từ về tài sản, tài chính của hội và văn phòng đại diện, biên bản các cuộc họp ban lãnh đạo hội.
10. Kinh phí thu được theo quy định tại khoản 11 và khoản 12 Điều 23 của Nghị định này phải dành cho hoạt động của hội theo quy định của điều lệ hội, không được chia cho hội viên.
11. Việc sử dụng kinh phí của hội phải chấp hành quy định của pháp luật. Hàng năm, hội phải báo cáo quyết toán tài chính theo quy định của Nhà nước gửi cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này về việc tiếp nhận, sử dụng nguồn tài trợ của cá nhân, tổ chức nước ngoài.
12. Xây dựng và ban hành quy tắc đạo đức trong hoạt động của hội.
1. Tùy theo yêu cầu và khả năng hoạt động của hội, ban lãnh đạo hội đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này cho phép chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể và đổi tên hội. Việc chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể và đổi tên hội được thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Hội giải thể trong các trường hợp sau:
a) Tự giải thể;
b) Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này quyết định giải thể.Bổ sung
Hội tự giải thể trong các trường hợp sau:
1. Hết thời hạn hoạt động;
2. Theo đề nghị của trên 1/2 (một phần hai) tổng số hội viên chính thức;
3. Mục đích đã hoàn thành.
1. Gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này các văn bản sau:
a) Đơn đề nghị giải thể hội;
b) Nghị quyết giải thể hội;
c) Bản kê tài sản, tài chính;
d) Dự kiến phương thức xử lý tài sản, tài chính và thời hạn thanh toán các khoản nợ.
2. Thông báo thời hạn thanh toán nợ (nếu có) cho các tổ chức và cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật trên năm số liên tiếp ở báo Trung ương đối với hội có phạm vi hoạt động trong cả nước và liên tỉnh; năm số liên tiếp ở báo địa phương đối với hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này quyết định giải thể hội sau mười lăm ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn thanh toán nợ và thanh lý tài sản, tài chính ghi trong thông báo của hội khi xin giải thể mà không có đơn khiếu nại.
Hội chấm dứt hoạt động kể từ ngày quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải thể hội có hiệu lực.
Khi hội bị giải thể, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này:
1. Ra quyết định giải thể hội;
2. Thông báo quyết định giải thể hội trên ba số liên tiếp ở báo Trung ương đối với hội có phạm vi hoạt động cả nước và liên tỉnh; ba số liên tiếp ở báo địa phương đối với hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh.
1. Hội tự giải thể, bị giải thể, tài sản của hội được giải quyết như sau:
a) Tài sản, tài chính do các tổ chức trong và ngoài nước tài trợ; tài sản, tài chính do Nhà nước hỗ trợ mà hội đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về tài sản và thanh toán các khoản nợ thì số tài sản, số dư tài chính còn lại do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định;
b) Đối với nguồn tài sản, tài chính tự có của hội, mà hội đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về tài sản và thanh toán các khoản nợ sau khi hội giải thể thì số tài sản, số dư tài chính còn lại do hội quyết định theo quy định của điều lệ hội.
2. Giải quyết tài sản, tài chính của hội khi hội hợp nhất:
a) Sau khi hợp nhất hội thành hội mới, các hội cũ chấm dứt tồn tại, hội mới được hưởng các quyền, lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, các hợp đồng dịch vụ mà các hội cũ đang thực hiện;
b) Tài sản, tài chính của các hội hợp nhất không được phân chia, chuyển dịch mà được chuyển giao toàn bộ cho hội mới
3. Giải quyết tài sản, tài chính của hội khi sáp nhập:
a) Hội được sáp nhập vào hội khác, thì tài sản, tài chính của hội được sáp nhập chuyển giao cho hội sáp nhập;
b) Hội sáp nhập được hưởng các quyền, lợi ích hợp pháp về tài sản, tài chính hiện có, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán về tài sản, tài chính và các hợp đồng dịch vụ đang thực hiện của hội được sáp nhập.
4. Giải quyết tài sản, tài chính của hội khi chia, tách:
a) Sau khi chia hội, hội bị chia chấm dứt hoạt động, quyền, nghĩa vụ về tài sản, tài chính được chuyển giao cho hội mới theo quyết định chia hội;
b) Sau khi tách, các hội thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản, tài chính của mình phù hợp với mục đích hoạt động của hội đó.
Trường hợp hội bị giải thể mà không đồng ý với quyết định giải thể, thì hội có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật. Trong thời gian chờ giải quyết khiếu nại, hội không được hoạt động.
1. Quyền của hội có tính chất đặc thù:
a) Tham gia với các Bộ, cơ quan ngang Bộ xây dựng các cơ chế, chính sách liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về lĩnh vực hoạt động của hội;
b) Tham gia thực hiện một số hoạt động quản lý nhà nước, dịch vụ công thuộc lĩnh vực hoạt động của hội theo quy định của pháp luật;
c) Tư vấn, phản biện và giám định xã hội các chính sách, chương trình, đề tài, dự án do cơ quan nhà nước yêu cầu về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của hội theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Nghĩa vụ của hội có tính chất đặc thù:
a) Tập hợp, nghiên cứu ý kiến, kiến nghị của các hội thành viên, hội viên theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của hội để tham gia vào các chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước;
b) Tập hợp các chuyên gia đầu ngành, các chuyên gia giỏi ở các hội thành viên và các tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao, thực hiện tư vấn, phản biện và giám định xã hội;
c) Tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực hoạt động của hội theo quy định của pháp luật.
1. Các hội có tính chất đặc thù được cấp kinh phí hoạt động theo số biên chế được giao; bảo đảm kinh phí để thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao và hỗ trợ cơ sở vật chất và phương tiện hoạt động; được khuyến khích, tạo điều kiện tham gia thực hiện một số hoạt động quản lý nhà nước, các dịch vụ công; thực hiện tư vấn, phản biện và giám định xã hội; thực hiện các chương trình, đề tài, dự án.
2. Việc cấp kinh phí hoạt động theo số biên chế được giao; bảo đảm kinh phí để thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao và hỗ trợ cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động; tư vấn, phản biện và giám định xã hội do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
3. Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm quy định, hướng dẫn, tạo điều kiện về cấp kinh phí hoạt động theo số biên chế được giao, hỗ trợ kinh phí hoạt động gắn với nhiệm vụ của Nhà nước và hỗ trợ cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động; ban hành cơ chế chính sách để hội có tính chất đặc thù tham gia thực hiện một số hoạt động quản lý nhà nước, các dịch vụ công; tư vấn, phản biện và giám định xã hội; thực hiện các chương trình, đề tài, dự án trong phạm vi chức năng quản lý nhà nước theo thẩm quyền.
1. Xây dựng trình hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hội.
2. Hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương, các hội và công dân thi hành pháp luật về hội.
3. Cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ hội theo quy định tại Điều 14 của Nghị định này.
4. Hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác quản lý hội.
5. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hội.
6. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về hội; kiểm tra việc thực hiện điều lệ hội đối với các hội.
7. Quản lý việc ký kết hợp tác quốc tế về hội theo quy định của pháp luật.
8. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về hội.
9. Tổng hợp báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
Bộ Nội vụ giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hội trong phạm vi cả nước.
1. Tham gia bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Điều 14 của Nghị định này về việc cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ hội; quyết định công nhận ban vận động thành lập hội theo thẩm quyền.
2. Ban hành cơ chế, chính sách để hội tham gia chương trình dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện và giám định xã hội, cung cấp dịch vụ công, đào tạo, cấp chứng chỉ hành nghề các hoạt động thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ theo quy định của pháp luật; hướng dẫn, tạo điều kiện để hội tổ chức đại hội nhiệm kỳ; tổ chức lấy ý kiến của hội để hoàn thiện các quy định quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực.
3. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước cho hội có hoạt động gắn với nhiệm vụ của Nhà nước; việc quản lý, sử dụng tài sản, tài chính của hội; quản lý việc tiếp nhận, sử dụng các nguồn tài trợ của cá nhân, tổ chức nước ngoài cho hội.
4. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hội thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của mình hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật; kiến nghị việc giải thể hội.
1. Thực hiện thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 14 của Nghị định này và quản lý nhà nước về tổ chức, hoạt động của hội.
2. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về hội.
3. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hội.
4. Xem xét hỗ trợ đối với các hội có phạm vi hoạt động tại địa phương.
5. Xem xét và cho phép hội có phạm vi hoạt động tại địa phương nhận tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
6. Chỉ đạo các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trong việc quản lý hội.
7. Hàng năm, tổng hợp, báo cáo Bộ Nội vụ về tình hình tổ chức, hoạt động và quản lý hội ở địa phương.
1. Hội hoạt động có nhiều đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội thì được khen thưởng theo quy định của Nhà nước.
2. Hội viên có nhiều thành tích thì được khen thưởng theo quy định của hội và của Nhà nước.
1. Người nào vi phạm quyền lập hội, lợi dụng danh nghĩa hội để hoạt động trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật; trường hợp gây thiệt hại về vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cho phép thành lập hội trái với quy định của Nghị định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật; trường hợp gây thiệt hại về vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Ban lãnh đạo hội, người đại diện hội cố tình kéo dài thời hạn đại hội nhiệm kỳ do điều lệ hội quy định hoặc không chấp hành quy định về nghĩa vụ của hội thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2010.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 45/2010/ND-CP |
Hanoi, April 21, 2010 |
ON THE ORGANIZATION, OPERATION AND MANAGEMENT OF ASSOCIATIONS
THE GOVERNMENT
Pursuant to Order No. 102/SL/L004 of May 20. 1957. promulgating the Law on the Right to Establish Associations;
Pursuant to the June 14, 2005 Civil Code;
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
At the proposal of the Minister of Home Affairs,
DECREES:
Article 1. Scope of regulation
1. This Decree provides the organization, operation and state management of associations.
2. This Decree does not apply to:
a/ The Vietnam Fatherland Front, the Vietnam General Confederation of Labor, the Ho Chi Minh Communist Youth Union, the Vietnam Peasants Association, the War Veterans Association and the Vietnam Women's Union:
b/ Churches.
1. An association under this Decree means a voluntary organization of Vietnamese citizens or institutions with the same business or interest or in the same circle that unite for a common goal and operate regularly and disinterestedly to protect lawful rights and interests of the association, its members and the community; and support one another to operate effectively, contributing to national socio-economic development. Associations shall be organized and operate under this Decree and relevant legal documents.
2. Associations may be called differently as society, union of associations, general association, confederation, association, club with the legal entity status and other names under law (below collectively referred to as associations).
3. Scope of operation of associations (territory-based):
a/Associations operating nationwide or inter-provincially;
b/ Associations operating within a province or centrally run city (below referred to as provincial associations);
c/ Associations operating within a district, town or provincial city (below referred to as district associations);
d/ Associations operating within a commune, ward or township (below referred to as communal associations).
Article 3. Principles of organization and operation of associations
The organization and operation of associations must adhere to the following principles:
1. Voluntariness: autonomy;
2. Democracy, equality, publicity,, transparency;
3. Self-financing:
4. Not for profit:
5. Observance of the Constitution, law and association charters.
Article 4. Names, logos, head offices, seals and accounts of associations
1. The name of an association shall be written in Vietnamese and may be transcribed or translated into ethnic minority or foreign languages. The name and logo of an association must not be identical or confusingly similar to the name of another lawfully established association; and must not violate social ethics and national fine customs, practices and cultural traditions.
2. An association has the legal entity status. head office, seal and account and possibly a logo. An association's head office must be based in Vietnam.
CONDITIONS AND PROCEDURES FOR ESTABLISHING ASSOCIATIONS
Article 5. Conditions for establishing an association
1. The association operates for purposes not contrary to law. Its name and main activity are not identical with those of associations which have been lawfully established earlier in the same locality.
2. It has a charter.
3. It has a head office.
4. The number of Vietnamese citizens and institutions applying to join and establish the association is provided as follows:
a/ For a national or an inter-provincial association, at least 100 citizens and/or institutions in different provinces meeting membership criteria and filing an application lo voluntarily join and establish the association;
b/ For a provincial association, at least 50 citizens and/or institutions in the province meeting membership criteria and filing an application to voluntarily join and establish the association;
c/ For a district association, at least 20 citizens and/or institutions in the district meeting membership criteria and filing an application to voluntarily join and establish the association;
d/ For a communal association, at least 10 citizens and/or institutions in the commune meeting membership criteria and filing an application to voluntarily join and establish the association;
e/ For a national or provincial association with members being representative of Vietnamese economic organizations with the legal entity status, at least 11 legal entity representatives in different provinces or 5 legal entity representatives operating in the same business or domain, respectively, meeting membership criteria and filing an application to voluntarily join and establish the association.
For a professional association of particular specialty, the minimum number of citizens and institutions voluntarily joining and establishing the association shall be considered and decided on a case-by-case basis by competent state agencies specified in Article 14 of this Decree.
Article 6. Boards to campaign for the establishment of associations
1. To establish an association, its founders shall set up a board lo campaign for such establishment. This board shall be recognized by the state management agency in charge of the sector or domain in which the association will operate.
2. The head of this board must be a Vietnamese citizen, permanently reside in Vietnam, have the full civil act capacity and good health, and be known for the domain in which the association will operate.
3. The number of the board's members is provided as follows:
a/ At least 10. for a national or an inter-provincial association:
b/ At least 5, for a provincial association;
c/ At least 3. for a district or communal association;
d/ At least 5. which represent economic organizations, for a national association of economic organizations; at least 3. which represent economic organizations in the province, for a provincial association.
4. A dossier of request to recognize a campaigning board shall be made in 2 sets. Such a dossier comprises:
a/ An application for recognition of a campaigning board, clearly stating the association's name, guidelines, goals, domain of operation, scope of operation, tentative time for its establishment and temporary venue of meeting;
b/ A list and resumes of expected board members, indicating their full names, dales of birth, places of residence; educational levels; and professional qualifications.
5. Recognition of campaigning boards
a/ Ministries and ministerial-level agencies performing the stale management of the sectors or domains in which associations will operate shall recognize boards lo campaign for the establishment of national or inter-provincial associations;
b/ Provincial-level departments performing the state management of the sectors and domains in which associations will operate shall recognize boards to campaign for the establishment of provincial associations:
c/ People's Committees of districts, towns and provincial cities (below referred to as district-level People's Committees) shall recognize boards to campaign for the establishment of district or communal associations.
When the chairperson of a district-level People's Committee is authorized by the chairperson of a provincial-level People's Committee to establish: divide, separate; merge; consolidate: dissolve: rename and approve charters of. communal associations: specialized divisions of that district-level People's Committee shall recognize boards to campaign for the establishment of communal associations:
d/ Within 30 days after receiving a complete and lawful dossier, a competent state agency specified at Points a. b and c. Clause 5 of this Article shall consider the dossier and recognize a campaigning board. In case of refusal, it shall issue a written reply clearly stating the reason.
6. Tasks of a recognized campaigning board:
a/ To mobilize citizens and institutions to join the association:
b/ To complete the dossier of application to establish the association under Article 7 of this Decree. After completing preparations for the association establishment, to make 2 sets of the dossier and submit them to the Ministry of Home Affairs, for a national or an inter-provincial association: to a provincial-level Home Affairs Department, for a provincial, district of communal association: or a district-level Home Affairs Division (when the chairperson of a provincial-level People's Committee authorizes the chairperson of a district-level People's Committee to establish communal associations)
A campaigning board will automatically dissolve when the association congress elects the association's leadership board.
Article 7. A dossier of application for association establishment
1. An application to establish the association.
2. Draft association charter.
3. Plan of operation.
4. List of members of the campaigning board recognized by a competent state agency.
5. Judicial record of the campaigning board's head.
6. Written certification of the association's planned head office.
7. Statement of assets voluntarily contributed by members (if any).
Article 8. Principal contents of an association charter
1. Name of the association.
2. Guidelines, goals and domain and scope of operation of the association.
3. Tasks and powers of the association.
4. Organization and operation principles of the association.
5. Formalities to admit to and leave the association, competence to admit and exclude members.
6. Membership criteria.
7. Rights and obligations of members.
8. Structure, organization, formalities to elect and relieve from duty; tasks and powers of the leadership board, the inspection board and other leadership posts of (he association; voting principles and forms.
9. Assets, finance and modes of managing assets and finance of the association.
10. Dissolution conditions and payment and settlement of assets and finance.
11. Commendation, disciplining; complaints and settlement of internal complaints.
12. Formalities to amend and supplement the association charter.
13. Effect.
Article 9. Responsibilities of state agencies competent to license association establishment upon receipt of application dossiers
Competent state agencies specified in Article 14 of this Decree shall issue a receipt when receiving dossiers of application for association establishment. Within 60 days after receiving a complete and lawful dossier, a competent state agency shall consider and license the establishment of an association. In case of refusal, it shall issue a written reply clearly stating the reason.
Article 10. Time limit for organizing congresses to establish associations
Within 90 days from the effective date of the decision to license the establishment of an association, the campaigning board shall hold a congress to establish the association.
Past this time limit, if the congress is not held, within 15 days after the deadline set in Clause 1 of this Article, the campaigning board shall send a written request to extend the time to hold such congress to the state agency which has licensed the association establishment. The extended time must not exceed 30 days. Past this time limit, if the congress is not held, the decision to license the association establishment ceases to be effective.
Article 11. Main activities of a congress to establish an association
1. Announcing the decision to license the association establishment.
2. Discussing and passing the association charter.
3. Electing the leadership and inspection boards.
4. Passing the association's working agenda.
5. Adopting the congress's resolution.
Article 12. Reporting on congress results
Within 30 days after a congress, the leadership board of an association shall send congress documents to the state agency licensing the association establishment, including:
1. The association charter and minutes to pass the charter;
2. Minutes of election of the association's leadership and inspection boards (enclosed with lists of members) and resume of the association head;
3. The association's working agenda;
4. The congress resolution.
Article 13. Approval and effect of association charters
1. Competent state agencies specified in Article 14 of this Decree shall approve association charters already passed by congresses. When an association charter contravenes law. a competent state agency may refuse to approve it and request its modifications.
2. An association charter takes effect on the date a competent state agency approves it.
Article 14. State agencies competent to license the establishment: division, separation; merger: consolidation, renaming and approve charters, of associations
1. The Minister of Home Affairs shall license the establishment; division, separation; merger; consolidation; dissolution, renaming, and approve charters, of national or inter-provincial associations unless otherwise provided by laws or ordinances.
2. Chairpersons of provincial-level People's Committees shall license the establishment; division, separation; merger; consolidation; dissolution, renaming, and approve charters, of provincial associations. Based on local realities, chairpersons of provincial-level People's Committees may authorize chairpersons of district-level People's Committees to license the establishment; division, separation; merger; consolidation; dissolution, renaming, and approve charters, of communal associations.
Article 15. Association members
Members of an association include official, associate and honorary members.
1. Vietnamese citizens and institutions that agree with the association charter, voluntarily join the association and meet membership criteria under the association charter may become official members of an association.
2. Competence and procedures to admit members are provided in the association charter.
Article 17. Associate and honorary members
1. Joint-venture enterprises and wholly foreign-owned enterprises (below collectively referred to as foreign invested enterprises) that operate in Vietnam, make contributions to an association's development and agree with the association charter may be considered and recognized by an association of economic organizations to be their associate members.
2. Vietnamese citizens and institutions that do not have conditions or meet criteria to become official members of an association but agree with the association charter and voluntarily apply to join the association may be recognized by the association to be its honorary or associate members.
3. Associate and honorary members of an association have the rights and obligations like official ones except the right to vote and the rights to elect and stand for election to the leadership and inspection boards of the association.
4. Procedures to admit to associations and rights and obligations of associate and honorary members are provided in association charters.
Article 18. Rights and obligations of members
Rights and obligations of members are provided in association charters
ORGANIZATION. OPERATION. RIGHTS AND OBLIGATIONS OF ASSOCIATIONS
Article 19. Organizational structure of associations
The organizational structure of an association consists of:
1. Congresses:
2. The leadership board:
3. The inspection board;
4. Other organizations provided by the association charter.
Article 20. Term-based and extraordinary congresses
1. The highest leadership body of an association is its term-based or extraordinary congress.
2. A term-based or extraordinary congress may be held as plenary congress or congress of delegates. A plenary congress or a congress of delegates may be held only when more than half of the official members or official delegates attend such congress, respectively.
3. Congress terms are defined in association charters, but must not exceed 5 years from the end of the congress of the previous term.
Within 12 months after the term of a congress, if an association fails to hold a congress of another term, a competent state agency specified in Article 14 of this Decree shall make a written request for the association to hold such congress. Within 6 months after receiving such request, if the association's leadership board fails to hold such congress, the competent state agency specified in Article 14 of this Decree shall consider and handle the case.
4. An extraordinary congress is convened when at leas! two-thirds of the leadership board members or at least half of the official members request such congress.
Article 21. Major matters to be decided at a congress
1. Orientations for the association's operation.
2. Election of the leadership and inspection boards.
3. Renaming of the association, amendments and supplements its charter (if any).
4. Admission to a union of associations operating in the same domain.
5. Division. separation: merger; consolidation: and dissolution of the association.
6. Finance of the association.
7. Other matters as provided in the association charter.
Article 22. Principles of voting at a congress
1. A congress may vote by show of hands or ballot. The congress shall decide on modes of voting.
2. The congress's decisions may only be passed when they are voted for by more than half of the present official members.
Article 23. Rights of an association
1. To be organized and operate under its approved charter.
2. To propagate its goals.
3. To represent its members in internal and external relations related to its functions and tasks.
4. To protect its legitimate rights and interests and its members" in line with its guiding principles and goals.
5. To organize and coordinate activities of its members for its common interests: to conciliate internal disputes.
6. To provide and train in knowledge for its members: to provide necessary information for its members under law.
7. To participate in programs, projects, studies and counseling and critical comment and examination at the request of state agencies: to provide public services related to their operation, to provide vocational training under law.
8. To establish its legal entities under law.
9. To comment on legal documents related to its activities under law. To propose to competent state agencies matters related to its development and domain. To provide training and refresher training and other services under law and issue practicing certificates when fully meeting conditions under law.
10. To coordinate with concerned agencies and organizations in performing its tasks.
11. To raise funds for the association through collecting membership fees and revenues from its business and services under law to cover its operational expenses.
12. To receive lawful donations from domestic and overseas organizations and individuals under law. To receive the State's financial supports for activities related to the tasks assigned by the State.
13. Central agencies of national associations may join relevant international organizations and sign and implement international agreements under law and shall report such to competent state agencies in charge of the sectors or domains in which the associations will operate and state agencies licensing association establishment for permission of such joining, signing and implementation.
Article 24. Obligations of an association
1. To comply with relevant laws on organization and operation of associations and its charier. Not to abuse its activities lo harm national security, social order, ethics and national fine customs, practices and traditions, and legitimate rights and interests of organizations and individuals.
2. To submit to the management by the state management agency in charge of the sector or domain in which the association operates.
3. Thirty days before holding the congress of a term, the leadership board shall report such in writing to a competent state agency specified in Article 14 of this Decree and the agency managing the sector or domain in which the association operates.
4. When establishing its representative office in another locality, to request permission of such establishment from the provincial-level People's Committee of the locality where the representative office is based and to report in writing on such establishment to a competent state agency specified in Article 14 of this Decree.
5. When changing its president, vice president or secretary general or its head office, or revising its charter, to report such to a competent state agency specified in Article 14 of this Decree.
6. To establish its legal entities under law and report such to a competent state agency specified in Article 14 of this Decree.
7. Annually, to report on its organization and operation to a competent state agency specified in Article 14 of this Decree and the state management agency in charge of the sector or domain in which the association operates on December 1 at the latest.
8. To submit to competent state agencies' guidance, examination and inspection of its law observance.
9. To make and keep at its head office lists of its members, chapters, representative offices and attached units, books and documents on its assets and finance and its representative head offices', and minutes of leadership board meetings.
10. To use revenues specified in Clauses II and 12. Article 23 of this Decree for its activities under its charter and not to divide them to its members.
11. To use its funds under law. To make annual financial statements on the receipt and use of funds donated by foreign organizations and individuals under state regulations and send them to finance agencies of the same level and competent slate agencies specified in Article 14 of this Decree.
12. To formulate and promulgate ethic rules to be complied with in its operation.
DIVISION. SEPARATION: MERGER; CONSOLIDATION: DISSOLUTION AND RENAMING OF ASSOCIATIONS
Article 25. Division, separation; merger: consolidation; dissolution and renaming of associations
1. Depending on requirements and capacity of associations, their leadership boards may request competent state agencies specified in Article 14 of this Decree to license the division, separation; merger; consolidation; dissolution or renaming of associations The division, separation; merger: consolidation; dissolution and renaming of associations comply with law.
2. An association dissolves in the following cases:
a/ Dissolution on its own;
b/ Dissolution under the decision of a competent slate agency specified in Article 14 of this Decree.
Article 26. Associations dissolving on their own
An association dissolves when:
a/ Its term of operation ends:
b/ Its dissolution is requested by more than half of its official members;
c/ Its goals are achieved.
Article 27. Responsibilities of the leadership board of an association dissolving on its own
1. To send to competent state agencies specified in Article 14 of this Decree the following documents:
a/ Application for dissolution of the association;
b/ Resolution on the association dissolution;
c/ Statement of assets and finance;
d/ Plan to handle assets and finance and deadlines to pay debts.
2. To notify involved organizations and individuals of its debt payment deadlines (if any) under law in 5 consecutive issues of, a central newspaper, for a national or an inter-provincial association; or of a local newspaper, for a provincial association.
Article 28. Decision on association dissolution
Competent state agencies specified in Article 14 of this Decree shall decide to dissolve an association within 15 days after the deadlines to pay debts and liquidate assets and finance specified in the association's application for dissolution if no complaint is lodged.
The association terminates its operation on the effective date of the dissolution decision issued by a competent state agency.
Article 29. Associations subject to dissolution
An association shall be dissolved under the decision of a competent state agency specified in Article 14 of this Decree when:
1. It fails to operate for 12 consecutive months;
2. Its leadership board fails to observe the congress's resolution on the association's dissolution:
3. Its activities seriously violate law.
Article 30. Responsibilities of competent state agencies upon association dissolution
When an association is dissolved, a competent state agency specified in Article 14 of this Decree shall:
1. Issue a decision to dissolve the association;
2. Publish such decision in 3 consecutive issues of a central newspaper, for a national or an inter-provincial association, or of a local newspaper, for a provincial association. .
Article 31. Handling of assets and finance upon dissolution; consolidation: merger; division and separation
1. Assets of a dissolved association shall be handled as follows:
a/ For assets and finance funded by domestic and overseas organizations; or supported by the State for which the association has fulfilled related obligations and paid debts, the remaining assets and financial balance shall be decided by competent state agencies:
b/ For the association's own assets and financial sources for which the association has fulfilled related obligations and paid debts, the remaining assets and financial balance shall be decided by the association under its charter.
2. Handling of assets and finance of a consolidated association:
a/ After a new association is formed from the consolidation of other associations, former associations cease their existence and the new association may enjoy the lawful rights and interests of. and shall be liable for unpaid debts and service contracts currently performed by, the former associations:
b/ Assets and finance of former associations may not be divided or moved, but shall be all transferred to the new association.
3. Handling of assets and finance of a merged association:
a/ Assets and finance of an association merged into another shall be transferred to the latter:
b/ The merging association may enjoy the lawful rights and interests related to the merged association's existing assets and finance and shall be held liable for unpaid debts related to assets and finance of. and service contracts currently performed by. the merged association.
4. Handling of assets and finance of a divided or separated association:
a/ After an association is divided, it shall terminate its operation and rights and obligations related to assets and finance shall be transferred to the new association under the association division decision;
b/ After an association is separated into different associations, those associations shall perform the rights and obligations related to their assets and finance in line with their operation goals.
An association subject to dissolution which disagrees with the dissolution decision may lodge a complaint under law. Pending the settlement of its complaint, it may not operate.
PROVISIONS APPLICABLE TO PARTICULAR ASSOCIATIONS
Article 33. Particular associations
Particular associations shall be stipulated by the Prime Minister and shall comply with general provisions, this Article and Articles 34 and 35 of this Decree.
Article 34. Rights and responsibilities of a particular association
1. Rights of a particular association:
a/ To join ministries and ministerial-level agencies in formulating mechanisms and policies directly related to its functions, tasks and powers related to the domain of its operation;
b/ To participate in some state management activities and provide public services in the domain of its operation under law;
c/ To give social counseling, critical comments and examination for policies, programs, schemes and projects related to the domain of its operation under the Prime Minister's regulations when so requested by state agencies.
2. Obligations of a particular association:
a/ To collect and study opinions and proposals of its institutional and individual members within its functions, tasks and powers on national socioeconomic and cultural development programs;
b/ To involve leading and outstanding experts from its institutional members and relevant organizations in performing its tasks and giving social counseling, critical comments and examination;
c/ To participate in the elaboration of legal documents related to the domain of its operation under law.
Article 35. State policies for particular associations
1. A particular association shall be allocated funds for operation according to its assigned payroll, be guaranteed funds for performing its tasks assigned by the State and receive supports in physical foundations and means of operation; are encouraged and facilitated to participate in some state management activities and provide public services; give social counseling, critical comments and examination; and implement programs, schemes and projects.
2. The Prime Minister shall decide to allocate funds for associations’ operation according to their assigned payroll; guarantee funds for them to perform their tasks assigned by the State and support physical foundations and means of operation; and decide on associations" social counseling, critical comments and examination.
3. The Ministry of Home Affairs, the Ministry of Finance, ministries, ministerial-level agencies and provincial-level People's Committees shall, within their functions and tasks, stipulate, guide and create conditions for. the allocation of funds according to associations' assigned payroll. provide financial supports for associations* activities related to the State's tasks and support in physical foundations and means of operation; promulgate within their state management competence mechanisms and policies for particular associations to participate in some state management activities and provide public services; give social counseling, critical comments and examination; and implement programs, schemes and projects.
STATE MANAGEMENT OF ASSOCIATIONS
Article 36. State management of associations
1. To elaborate and submit for promulgation or promulgate legal documents on associations.
2. To guide ministries, branches, localities, associations and citizens in implementing the law on associations.
3. To license the establishment; division, separation: merger; consolidation: dissolution; and renaming and approve charters, of associations under Article 14 of this Decree.
4. To provide professional guidance for cadres and civil servants engaged in the management of associations.
5. To propagate and disseminate the law on associations.
6. To inspect and examine the observance of the law on associations; to examine associations in observing their charters.
7. To manage the conclusion of international cooperation agreements related to associations under law.
8. To settle complaints and denunciations, to handle violations of the law on associations.
9. To review and report on the organization, operation and management of associations.
The Ministry of Home Affairs shall assist the Government in performing the unified state management of associations nationwide.
Article 37. State management by ministries and ministerial-level agencies of national associations operating in the domains under their management
1. To give written opinions to competent state agencies specified in Article 14 of this Decree on the licensing of establishment: division, separation: merger; consolidation: dissolution: and renaming and approval of charters of associations; to recognize campaigning boards according to their competence.
2. To promulgate mechanisms and policies for associations to participate in programs, projects, studies and social counseling, critical comments and examination, provide public services, and provide training and issue certificates of professional practice in the sectors and domains under their management under law; to guide and facilitate associations in holding term-based congresses: to collect opinions of associations to improve regulations on state management of sectors and domains.
3. The Ministry of Finance shall specifically guide stale budget supports for associations engaged in activities related to the State's tasks; and the management and use of assets and finance of associations; and manage the receipt and use of funds donated by foreign organizations and individuals to associations.
4. To inspect, examine, settle complaints and denunciations and handle violations of the law on associations related to the sectors and domains under their management or propose competent state agencies to handle such violations under law; to propose the dissolution of associations.
Article 38. State management of provincial associations by provincial-level People's Committees
1. To exercise the powers specified in Clause 2, Article 14 of this Decree and perform the state management of the organization and operation of associations.
2. To inspect and examine the observance of the law on associations.
3. To settle complaints and denunciations and handle violations of the law on associations.
4. To consider and provide supports for associations operating within their localities.
5. To consider and license associations operating within their localities to receive domestic and overseas donations under law.
6. To direct provincial-level departments, divisions and branches, and district- and commune-level People's Committees in managing associations.
7. To annually review and report to the Ministry of Home Affairs on the organization, operation and management of associations in their localities.
1. An association which makes major contributions to socio-economic development may be commended under slate regulations.
2. An association member who makes many achievements may be commended under the association charter and state regulations.
Article 40. Handling of violations
1. Those violating the right to establish associations or abusing the name of associations to operate unlawfully shall, depending on the nature and severity of their violations, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability. When causing material damage, they shall compensate under law.
2. Those abusing their positions and powers to license the establishment of associations in contravention of this Decree shall, depending on the nature and severity of their violations, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability under law. When causing material damage, they shall compensate under law.
3. Leadership boards or representatives of associations that deliberately prolong the term of a congress against association charters or fail to fulfill their obligations under associations' regulations shall, depending on the nature and severity of their violations, be handled under law.
1. This Decree takes effect on July 1. 2010.
2. This Decree replaces the Government's Decree No. 88/2003/ND-CP of July 30. 2003. on the organization, operation and management of associations.
Article 42. Organization of implementation
The Minister of Home Affairs shall guide the implementation of this Decree.
Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and chairpersons of provincial-level People's Committees shall implement this Decree.-
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 43. Đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm tài sản, hợp đồng bảo hiểm thiệt hại
Điều 6. Ban vận động thành lập hội
Điều 7. Hồ sơ xin phép thành lập hội
Điều 13. Phê duyệt điều lệ hội và hiệu lực của điều lệ hội
Điều 25. Chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể và đổi tên hội
Điều 27. Trách nhiệm của ban lãnh đạo hội khi hội tự giải thể