Chương 2 Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội: Điều kiện, thủ tục thành lập hội
Số hiệu: | 45/2010/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 21/04/2010 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2010 |
Ngày công báo: | 05/05/2010 | Số công báo: | Từ số 202 đến số 203 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định mới về tổ chức và quản lý hội
Đó là Nghị định số 45/2010/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 21/4/2010. Nghị định này không áp dụng đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các tổ chức giáo hội.
Theo đó, muốn thành lập hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh phải có ít nhất một trăm công dân, tổ chức ở nhiều tỉnh đăng ký tham gia; hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh phải có ít nhất năm mươi công dân, tổ chức trong tỉnh đăng ký tham gia; hội có phạm vi hoạt động trong huyện phải có ít nhất hai mươi công dân, tổ chức trong huyện đăng ký tham gia; hội có phạm vi hoạt động trong xã phải có ít nhất mười công dân, tổ chức trong huyện đăng ký tham gia; hiệp hội của các tổ chức kinh tế có hội viên là đại diện các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân của Việt Nam, có phạm vi hoạt động cả nước phải có ít nhất mười một đại diện pháp nhân ở nhiều tỉnh đăng ký tham gia; hiệp hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm đại diện pháp nhân trong tỉnh cùng ngành nghề hoặc cùng lĩnh vực hoạt động đăng ký tham gia.
Muốn thành lập hội, những người sáng lập phải thành lập ban vận động thành lập hội. Ban vận động thành lập hội được cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động công nhận. Người đứng đầu ban vận động thành lập hội là công dân Việt Nam, sống thường trú tại Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có sức khỏe và có uy tín trong lĩnh vực hội dự kiến hoạt động.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2010 và thay thế Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
1. Có mục đích hoạt động không trái với pháp luật; không trùng lặp về tên gọi và lĩnh vực hoạt động chính với hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trên cùng địa bàn lãnh thổ.
2. Có điều lệ;
3. Có trụ sở;
4. Có số lượng công dân, tổ chức Việt Nam đăng ký tham gia thành lập hội:
a) Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh có ít nhất một trăm công dân, tổ chức ở nhiều tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
b) Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm mươi công dân, tổ chức trong tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
c) Hội có phạm vi hoạt động trong huyện có ít nhất hai mươi công dân, tổ chức trong huyện có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
d) Hội có phạm vi hoạt động trong xã có ít nhất mười công dân, tổ chức trong xã có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
đ) Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có hội viên là đại diện các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân của Việt Nam, có phạm vi hoạt động cả nước có ít nhất mười một đại diện pháp nhân ở nhiều tỉnh; hiệp hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm đại diện pháp nhân trong tỉnh cùng ngành nghề hoặc cùng lĩnh vực hoạt động có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký thanh gia thành lập hiệp hội.
Đối với hội nghề nghiệp có tính đặc thù chuyên môn, số lượng công dân và tổ chức tự nguyện đăng ký tham gia thành lập hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này xem xét quyết định từng trường hợp cụ thể.
1. Muốn thành lập hội, những người sáng lập phải thành lập ban vận động thành lập hội. Ban vận động thành lập hội được cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động công nhận.
2. Người đứng đầu ban vận động thành lập hội là công dân Việt Nam, sống thường trú tại Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có sức khoẻ và có uy tín trong lĩnh vực hội dự kiến hoạt động.
3. Số thành viên trong ban vận động thành lập hội được quy định như sau:
a) Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh có ít nhất mười thành viên;
b) Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, có ít nhất năm thành viên;
c) Hội có phạm vi hoạt động trong huyện, xã, có ít nhất ba thành viên;
d) Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có phạm vi hoạt động cả nước có ít nhất năm thành viên đại diện cho các tổ chức kinh tế; đối với hiệp hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất ba thành viên đại diện cho các tổ chức kinh tế trong tỉnh.
4. Hồ sơ đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội lập thành hai bộ, hồ sơ gồm:
a) Đơn xin công nhận ban vận động thành lập hội, trong đơn nêu rõ tên hội, tôn chỉ, mục đích của hội, lĩnh vực mà hội dự kiến hoạt động, phạm vi hoạt động, dự kiến thời gian trù bị thành lập hội và nơi tạm thời làm địa điểm hội họp;
b) Danh sách và trích ngang của những người dự kiến trong ban vận động thành lập hội: họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; trú quán; trình độ văn hóa; trình độ chuyên môn.
5. Công nhận ban vận động thành lập hội:
a) Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động quyết định công nhận ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh;
b) Sở quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động quyết định công nhận ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh;
c) Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) quyết định công nhận ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong huyện, xã.
Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ủy quyền cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất, giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ đối với hội có phạm vi hoạt động trong xã, thì phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định công nhận ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong xã;
d) Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp pháp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại các điểm a, b và c khoản 5 Điều này có trách nhiệm xem xét, quyết định công nhận ban vận động thành lập hội; trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
6. Nhiệm vụ của ban vận động thành lập hội sau khi được công nhận:
a) Vận động công dân, tổ chức đăng ký tham gia hội;
b) Hoàn chỉnh hồ sơ xin phép thành lập hội theo quy định tại Điều 7 của Nghị định này. Sau khi đã hoàn tất việc trù bị thành lập hội, ban vận động thành lập hội lập thành hai bộ hồ sơ gửi đến: Bộ Nội vụ đối với hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh; Sở Nội vụ đối với hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, huyện, xã; Phòng Nội vụ (trong trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập hội có phạm vi hoạt động trong xã).
Ban vận động thành lập hội tự giải thể khi đại hội bầu ra ban lãnh đạo của hội.
1. Đơn xin phép thành lập hội.
2. Dự thảo điều lệ.
3. Dự kiến phương hướng hoạt động.
4. Danh sách những người trong ban vận động thành lập hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
5. Lý lịch tư pháp người đứng đầu ban vận động thành lập hội.
6. Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của hội.
7. Bản kê khai tài sản do các sáng lập viên tự nguyện đóng góp (nếu có).
1. Tên gọi của hội.
2. Tôn chỉ, mục đích, lĩnh vực và phạm vi hoạt động của hội.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của hội.
4. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hội.
5. Thể thức vào hội, ra hội, thẩm quyền kết nạp, khai trừ hội viên.
6. Tiêu chuẩn hội viên.
7. Quyền, nghĩa vụ của hội viên.
8. Cơ cấu, tổ chức, thể thức bầu và miễn nhiệm; nhiệm vụ, quyền hạn của ban lãnh đạo, ban kiểm tra, các chức vụ lãnh đạo khác của hội; nguyên tắc, hình thức biểu quyết.
9. Tài sản, tài chính và phương thức quản lý tài sản, tài chính của hội.
10. Điều kiện giải thể và thanh quyết toán tài sản, tài chính.
11. Khen thưởng, kỷ luật; khiếu nại, giải quyết khiếu nại trong nội bộ hội.
12. Thể thức sửa đổi, bổ sung điều lệ.
13. Hiệu lực thi hành.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này khi nhận hồ sơ xin phép thành lập hội phải có giấy biên nhận. Trong thời hạn sáu mươi ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp pháp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, quyết định cho phép thành lập hội; trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
1. Trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày quyết định cho phép thành lập hội có hiệu lực, ban vận động thành lập hội phải tổ chức đại hội.
2. Nếu quá thời hạn trên không tổ chức đại hội, thì trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày hết thời hạn tổ chức đại hội theo quy định tại khoản 1 Điều này, ban vận động thành lập hội có văn bản gửi cơ quan nhà nước đã quyết định cho phép thành lập hội đề nghị gia hạn. Thời gian gia hạn không quá ba mươi ngày, nếu quá thời gian được gia hạn mà không tổ chức đại hội thì quyết định cho phép thành lập hội hết hiệu lực.
1. Công bố quyết định cho phép thành lập hội.
2. Thảo luận và biểu quyết điều lệ.
3. Bầu ban lãnh đạo và ban kiểm tra.
4. Thông qua chương trình hoạt động của hội.
5. Thông qua nghị quyết đại hội.
Điều 12. Báo cáo kết quả đại hội
Trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày đại hội, ban lãnh đạo hội gửi tài liệu đại hội đến cơ quan nhà nước đã quyết định cho phép thành lập hội, gồm:
1. Điều lệ và biên bản thông qua điều lệ hội;
2. Biên bản bầu ban lãnh đạo, ban kiểm tra (có danh sách kèm theo) và lý lịch người đứng đầu hội;
3. Chương trình hoạt động của hội;
4. Nghị quyết đại hội.
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này quyết định phê duyệt điều lệ hội khi điều lệ hội đã được đại hội thông qua. Trường hợp quy định của điều lệ hội trái với pháp luật thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ chối phê duyệt và yêu cầu hội sửa đổi.
2. Điều lệ hội có hiệu lực kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định phê duyệt.
1. Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ đối với hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh, trừ trường hợp luật, pháp lệnh có quy định khác.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ đối với hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh. Căn cứ tình hình thực tế ở địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ đối với hội có phạm vi hoạt động trong xã.
CONDITIONS AND PROCEDURES FOR ESTABLISHING ASSOCIATIONS
Article 5. Conditions for establishing an association
1. The association operates for purposes not contrary to law. Its name and main activity are not identical with those of associations which have been lawfully established earlier in the same locality.
2. It has a charter.
3. It has a head office.
4. The number of Vietnamese citizens and institutions applying to join and establish the association is provided as follows:
a/ For a national or an inter-provincial association, at least 100 citizens and/or institutions in different provinces meeting membership criteria and filing an application lo voluntarily join and establish the association;
b/ For a provincial association, at least 50 citizens and/or institutions in the province meeting membership criteria and filing an application to voluntarily join and establish the association;
c/ For a district association, at least 20 citizens and/or institutions in the district meeting membership criteria and filing an application to voluntarily join and establish the association;
d/ For a communal association, at least 10 citizens and/or institutions in the commune meeting membership criteria and filing an application to voluntarily join and establish the association;
e/ For a national or provincial association with members being representative of Vietnamese economic organizations with the legal entity status, at least 11 legal entity representatives in different provinces or 5 legal entity representatives operating in the same business or domain, respectively, meeting membership criteria and filing an application to voluntarily join and establish the association.
For a professional association of particular specialty, the minimum number of citizens and institutions voluntarily joining and establishing the association shall be considered and decided on a case-by-case basis by competent state agencies specified in Article 14 of this Decree.
Article 6. Boards to campaign for the establishment of associations
1. To establish an association, its founders shall set up a board lo campaign for such establishment. This board shall be recognized by the state management agency in charge of the sector or domain in which the association will operate.
2. The head of this board must be a Vietnamese citizen, permanently reside in Vietnam, have the full civil act capacity and good health, and be known for the domain in which the association will operate.
3. The number of the board's members is provided as follows:
a/ At least 10. for a national or an inter-provincial association:
b/ At least 5, for a provincial association;
c/ At least 3. for a district or communal association;
d/ At least 5. which represent economic organizations, for a national association of economic organizations; at least 3. which represent economic organizations in the province, for a provincial association.
4. A dossier of request to recognize a campaigning board shall be made in 2 sets. Such a dossier comprises:
a/ An application for recognition of a campaigning board, clearly stating the association's name, guidelines, goals, domain of operation, scope of operation, tentative time for its establishment and temporary venue of meeting;
b/ A list and resumes of expected board members, indicating their full names, dales of birth, places of residence; educational levels; and professional qualifications.
5. Recognition of campaigning boards
a/ Ministries and ministerial-level agencies performing the stale management of the sectors or domains in which associations will operate shall recognize boards lo campaign for the establishment of national or inter-provincial associations;
b/ Provincial-level departments performing the state management of the sectors and domains in which associations will operate shall recognize boards to campaign for the establishment of provincial associations:
c/ People's Committees of districts, towns and provincial cities (below referred to as district-level People's Committees) shall recognize boards to campaign for the establishment of district or communal associations.
When the chairperson of a district-level People's Committee is authorized by the chairperson of a provincial-level People's Committee to establish: divide, separate; merge; consolidate: dissolve: rename and approve charters of. communal associations: specialized divisions of that district-level People's Committee shall recognize boards to campaign for the establishment of communal associations:
d/ Within 30 days after receiving a complete and lawful dossier, a competent state agency specified at Points a. b and c. Clause 5 of this Article shall consider the dossier and recognize a campaigning board. In case of refusal, it shall issue a written reply clearly stating the reason.
6. Tasks of a recognized campaigning board:
a/ To mobilize citizens and institutions to join the association:
b/ To complete the dossier of application to establish the association under Article 7 of this Decree. After completing preparations for the association establishment, to make 2 sets of the dossier and submit them to the Ministry of Home Affairs, for a national or an inter-provincial association: to a provincial-level Home Affairs Department, for a provincial, district of communal association: or a district-level Home Affairs Division (when the chairperson of a provincial-level People's Committee authorizes the chairperson of a district-level People's Committee to establish communal associations)
A campaigning board will automatically dissolve when the association congress elects the association's leadership board.
Article 7. A dossier of application for association establishment
1. An application to establish the association.
2. Draft association charter.
3. Plan of operation.
4. List of members of the campaigning board recognized by a competent state agency.
5. Judicial record of the campaigning board's head.
6. Written certification of the association's planned head office.
7. Statement of assets voluntarily contributed by members (if any).
Article 8. Principal contents of an association charter
1. Name of the association.
2. Guidelines, goals and domain and scope of operation of the association.
3. Tasks and powers of the association.
4. Organization and operation principles of the association.
5. Formalities to admit to and leave the association, competence to admit and exclude members.
6. Membership criteria.
7. Rights and obligations of members.
8. Structure, organization, formalities to elect and relieve from duty; tasks and powers of the leadership board, the inspection board and other leadership posts of (he association; voting principles and forms.
9. Assets, finance and modes of managing assets and finance of the association.
10. Dissolution conditions and payment and settlement of assets and finance.
11. Commendation, disciplining; complaints and settlement of internal complaints.
12. Formalities to amend and supplement the association charter.
13. Effect.
Article 9. Responsibilities of state agencies competent to license association establishment upon receipt of application dossiers
Competent state agencies specified in Article 14 of this Decree shall issue a receipt when receiving dossiers of application for association establishment. Within 60 days after receiving a complete and lawful dossier, a competent state agency shall consider and license the establishment of an association. In case of refusal, it shall issue a written reply clearly stating the reason.
Article 10. Time limit for organizing congresses to establish associations
Within 90 days from the effective date of the decision to license the establishment of an association, the campaigning board shall hold a congress to establish the association.
Past this time limit, if the congress is not held, within 15 days after the deadline set in Clause 1 of this Article, the campaigning board shall send a written request to extend the time to hold such congress to the state agency which has licensed the association establishment. The extended time must not exceed 30 days. Past this time limit, if the congress is not held, the decision to license the association establishment ceases to be effective.
Article 11. Main activities of a congress to establish an association
1. Announcing the decision to license the association establishment.
2. Discussing and passing the association charter.
3. Electing the leadership and inspection boards.
4. Passing the association's working agenda.
5. Adopting the congress's resolution.
Article 12. Reporting on congress results
Within 30 days after a congress, the leadership board of an association shall send congress documents to the state agency licensing the association establishment, including:
1. The association charter and minutes to pass the charter;
2. Minutes of election of the association's leadership and inspection boards (enclosed with lists of members) and resume of the association head;
3. The association's working agenda;
4. The congress resolution.
Article 13. Approval and effect of association charters
1. Competent state agencies specified in Article 14 of this Decree shall approve association charters already passed by congresses. When an association charter contravenes law. a competent state agency may refuse to approve it and request its modifications.
2. An association charter takes effect on the date a competent state agency approves it.
Article 14. State agencies competent to license the establishment: division, separation; merger: consolidation, renaming and approve charters, of associations
1. The Minister of Home Affairs shall license the establishment; division, separation; merger; consolidation; dissolution, renaming, and approve charters, of national or inter-provincial associations unless otherwise provided by laws or ordinances.
2. Chairpersons of provincial-level People's Committees shall license the establishment; division, separation; merger; consolidation; dissolution, renaming, and approve charters, of provincial associations. Based on local realities, chairpersons of provincial-level People's Committees may authorize chairpersons of district-level People's Committees to license the establishment; division, separation; merger; consolidation; dissolution, renaming, and approve charters, of communal associations.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 43. Đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm tài sản, hợp đồng bảo hiểm thiệt hại
Điều 6. Ban vận động thành lập hội
Điều 7. Hồ sơ xin phép thành lập hội
Điều 13. Phê duyệt điều lệ hội và hiệu lực của điều lệ hội
Điều 25. Chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể và đổi tên hội
Điều 27. Trách nhiệm của ban lãnh đạo hội khi hội tự giải thể