Chương 8 Nghị định 45/2001/NĐ-CP: Khen thưởng và xử lý vi phạm
Số hiệu: | 45/2001/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 02/08/2001 | Ngày hiệu lực: | 17/08/2001 |
Ngày công báo: | 08/09/2001 | Số công báo: | Số 33 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thương mại, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
13/07/2005 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Các hành vi sau đây bị coi là vi phạm pháp luật về hoạt động điện lực và sử dụng điện:
1. Hoạt động điện lực không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền và giấy đăng ký kinh doanh; hoạt động điện lực không đúng nội dung và thời hạn ghi trong giấy phép hoạt động điện lực và giấy đăng ký kinh doanh; hoạt động điện lực khi đã bị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ hoặc tước quyền.
2. Cấp giấy phép hoạt động điện lực cho tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện hoặc từ chối, trì hoãn cấp giấy phép hoạt động điện lực cho tổ chức, cá nhân đủ điều kiện theo quy định của Bộ Công nghiệp.
3. Đầu tư phát triển điện lực không đúng các quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật về quy hoạch, đầu tư phát triển điện lực.
4. Vi phạm quy trình, quy phạm trong sản xuất, truyền tải và phân phối điện; không chấp hành lệnh của cơ quan điều độ hệ thống điện các cấp.
5. Các hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động điện lực và sử dụng điện của bên bán điện bao gồm:
a) Trì hoãn việc ký hợp đồng mua bán điện khi đã đủ điều kiện mua bán điện; trì hoãn việc cấp điện sau khi hợp đồng mua bán điện đã ký;
b) Không bảo đảm chất lượng, số lượng điện năng, tính ổn định trong cấp điện theo hợp đồng đã ký, trừ trường hợp bất khả kháng;
c) Đóng cắt điện không đúng lịch thông báo, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 41 của Nghị định này;
d) Không thông báo theo quy định cho bên mua về sự cố lưới điện và trì hoãn việc sửa chữa lưới điện khi có sự cố, trừ trường hợp bất khả kháng;
đ) Trì hoãn việc đóng điện vào công trình đã có đủ điều kiện vận hành mà không có lý do chính đáng;
e) Ghi chỉ số điện năng sai, tính hoá đơn sai, bán sai giá quy định;
g) Sử dụng thiết bị đo đếm không đạt tiêu chuẩn quy định;
h) Tự ý sử dụng công trình điện của bên mua để cấp điện cho tổ chức, cá nhân sử dụng điện khác;
i) Cắt điện của khách hàng trong diện không phải hạn chế khi thiếu điện, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 41 của Nghị định này;
k) Cản trở cơ quan có thẩm quyền đến kiểm tra việc bán điện;
l) Không thực hiện quy định về cung cấp thông tin cho bên mua điện tại khoản 2 và 3 Điều 42 của Nghị định này;
m) Trì hoãn hoặc không chịu bồi thường cho bên mua theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền về những thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
n) Các hành vi khác vi phạm pháp luật về hoạt động điện lực và sử dụng điện.
6. Các hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động điện lực và sử dụng điện của bên mua điện bao gồm:
a) Trì hoãn việc ký hợp đồng mua bán điện khi đã đủ điều kiện mua bán điện, trì hoãn việc thực hiện hợp đồng đã ký trong trường hợp mua buôn điện để bán lại cho tổ chức, cá nhân sử dụng điện;
b) Sử dụng điện sai mục đích ghi trong hợp đồng;
c) Không thực hiện cắt giảm công suất khi có yêu cầu của bên bán do sự cố bất khả kháng;
d) Sử dụng quá công suất đã đăng ký trong biểu đồ phụ tải được ghi trong hợp đồng mua bán điện vào giờ cao điểm;
đ) Tự ý sử dụng thêm nguồn điện khác của bên bán ngoài nguồn đã ghi trong hợp đồng; trừ trường hợp bên mua điện là tổ chức, cá nhân mua buôn điện để bán lại cho tổ chức cá nhân khác;
e) Tự ý cấp điện cho tổ chức, cá nhân sử dụng điện khác qua công trình điện của mình mà không được sự đồng ý của bên bán;
g) Đóng, cắt, sửa chữa, di chuyển các thiết bị và công trình lưới điện của bên bán;
h) Không thanh lý hợp đồng khi không sử dụng điện;
i) Làm hỏng thiết bị điện và công trình điện của bên bán;
k) Chậm trả tiền theo quy định tại khoản 5, 6 Điều 39 của Nghị định này mà không có lý do chính đáng;
l) Gây sự cố hệ thống điện của bên bán;
m) Vi phạm các quy định về an toàn hành lang lưới điện;
n) Sử dụng điện gây nguy hiểm cho người, động vật, làm thiệt hại đến tài sản của Nhà nước và nhân dân, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường;
o) Gian lận trong việc sử dụng điện dưới mọi hình thức;
p) Cản trở cơ quan có thẩm quyền kiểm tra việc sử dụng điện;
q) Trì hoãn hoặc không bồi thường cho bên bán điện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền về những thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
r) Các hành vi khác vi phạm pháp luật về hoạt động điện lực và sử dụng điện.
1. Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định tại Điều 56 của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật về hoạt động điện lực và sử dụng điện bị xử lý như sau:
a) Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động điện lực và sử dụng điện bị xử phạt hành chính theo Nghị định của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực;
b) Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hợp đồng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về hợp đồng;
c) Cá nhân vi phạm hoạt động điện lực và sử dụng điện mà có đủ yếu tố cấu thành tội phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Thẩm quyền, mức xử phạt và việc quản lý sử dụng tiền phạt đối với các hành vi vi phạm hợp đồng, vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động điện lực và sử dụng điện thực hiện theo quy định của pháp luật.
Bộ Công nghiệp chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và sử dụng tiền phạt.
1. Uỷ ban nhân dân các cấp có quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động điện lực và sử dụng điện tại địa phương theo thẩm quyền.
2. Thanh tra chuyên ngành điện lực và các cơ quan có thẩm quyền khác có quyền xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động điện lực và sử dụng điện theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính, vi phạm hợp đồng có quyền khiếu nại về quyết định xử phạt vi phạm hành chính, vi phạm hợp đồng đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Toà án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Trong thời gian khiếu nại hoặc khởi kiện, tổ chức, cá nhân vẫn phải thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật. Khi có quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền hoặc khi có quyết định bản án của Toà án thì thi hành theo các quyết định đó.
COMMENDATION AND HANDLING OF VIOLATIONS
Article 55.- Organizations and individuals that record outstanding achievements in electricity activities and use, actively contributing to the cause of developing Vietnam’s power industry shall be commended and/or rewarded according to the provisions of law.
Article 56.- The following acts shall be regarded as violations of legislation on electricity activities and use:
1. Conducting electricity activities without permits granted by competent bodies and business registration certificates; conducting electricity activities not according to the contents and time limits inscribed in the electricity activity permits and business registration certificates; conducting electricity activities even when having been suspended therefrom or deprived of the right therefor.
2. Granting electricity activity permits to unqualified organizations and/or individuals or refusing to grant or delaying the granting of electricity activity permits to qualified organizations and/or individuals under the regulations of the Ministry of Industry.
3. Investing in electricity development in contravention of the provisions in this Decree and other law provisions on planning and investment in electricity development.
4. Violating the process and regulations in electricity production, transmission and distribution; failing to obey the orders of electricity system regulation bodies at different levels.
5. Acts of violating the legislation on electricity activities and use by the electricity sellers shall include:
a) Delaying the signing of electricity buying contracts when the conditions for electricity trading are fully met; delaying the electricity supply after the electricity trading contracts have been signed;
b) Failing to ensure the electricity quality, volume and/or stability in electricity supply according to the signed contracts, except for force majeure cases;
c) Switching the electricity on or off not according to the announced time table, except for cases prescribed in Clause 3, Article 41 of this Decree;
d) Failing to notify, as prescribed, the buyers of the electricity grid incidents and delaying the repair of electricity grids hit by incidents, except for force majeure cases;
e) Delaying the electricity connection to projects which have met all conditions for operation, without plausible reasons;
f) Wrongly recording the numbers on meters, wrongly inscribing the invoices, selling electricity not at the prescribed prices;
g) Using measuring and counting equipment which are below the prescribed standards;
h) Using the buyers’ electricity works without permission to supply electricity to other electricity-using organizations and/or individuals;
i) Cutting off electricity supply to customers not subject to restriction upon electricity shortage, except for cases prescribed in Clause 3, Article 41 of this Decree;
j) Obstructing competent bodies from electricity sale inspection;
k) Failing to comply with the provisions on supply of information for electricity buyers in Clauses 2 and 3 of Article 42 of this Decree;
l) Delaying or refusing to make compensations to buyers under decisions of competent bodies for damage caused by their own faults;
m) Other acts of violating the legislation on electricity activities and use.
6. Acts of violating the legislation on electricity activities and use by the electricity buyers shall include:
a) Delaying the signing of electricity trading contracts when the conditions for electricity trading are fully met, delaying the performance of signed contracts in case of electricity wholesale for resale to organizations and/or individuals using electricity;
b) Using electricity not for purposes inscribed in the contracts;
c) Failing to reduce capacity when so requested by the sellers due to force majeure incidents;
d) Using electricity beyond the capacity registered in the additional charge diagrams inscribed in the electricity trading contracts during peak hours;
e) Additionally using other electricity sources of the sellers besides the sources already inscribed in the contracts, except for cases where the electricity buyers are organizations and individuals wholesaling electricity for resale to other organizations and/or individuals;
f) Supplying electricity to other electricity- using organizations and/or individuals through their own electricity works without the sellers’ consent;
g) Shutting off, repairing, removing electricity grid equipment and facilities of the sellers;
h) Failing to liquidate contracts when not using electricity;
i) Damaging electric equipment and/or facilities of the sellers;
j) Delaying in making payment as provided for in Clauses 5 and 6 of Article 39 of this Decree without plausible reasons;
k) Causing incidents to electricity system of the sellers;
l) Violating the regulations on electricity grid safety corridor;
m) Using electricity and causing danger to people, animals, damaging property of the State and/or people, causing adverse impacts on environment;
n) Committing fraudulence in using electricity in any form;
o) Obstructing competent bodies from inspecting the electricity use;
p) Delaying or refusing to pay the compensations to electricity sellers under decisions of competent bodies for damage caused by their own faults;
q) Other acts of violating the legislation on electricity activities and use.
1. Organizations and individuals violating the provisions in Article 56 of this Decree and other law provisions on electricity activities and use shall be handled as follows:
a) Organizations and individuals committing acts of administrative violations in electricity activities and use shall be administratively sanctioned according to the Government’s Decree on sanctioning administrative violations in the field of electricity;
b) Organizations and individuals committing acts of breaching contracts shall be handled according to the provisions of legislation on contracts;
c) Individuals violating regulations on electricity activities and use with adequate factors to constitute crimes shall be examined for penal liability; if causing damage, they shall have to pay compensation therefor according to the provisions of law.
2. The sanctioning competence and levels and the management of fines for acts of breaching contracts, administrative violations in the field of electricity activities and use shall comply with the provisions of law.
The Ministry of Industry shall assume prime responsibility and coordinate with the Finance Ministry in guiding the management and use of fines.
1. The People’s Committees at all levels may sanction acts of administrative violations in the field of electricity activities and use in their localities according to competence.
1. The specialized inspectorate of the power industry and other competent bodies may sanction acts of administrative violations in electricity activities and use according to the provisions of law.
1. Organizations and individuals that are sanctioned for administrative violations or contractual breaches may lodge their complaints about decisions on sanctioning administrative violations or contractual breaches to competent State bodies or initiate lawsuits at competent courts according to law provisions.
2. Pending the settlement of their complaints or lawsuits, the sanctioned organizations and individuals shall still have to execute the decisions on sanctioning administrative violations or contractual breaches according to law provisions. When there are complaint-settling decisions of competent bodies or the court’s rulings, such decisions or rulings shall be complied with.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực