Chương 3 Nghị định 45/2001/NĐ-CP: Sản xuất, truyền tải và điều độ hệ thống điện
Số hiệu: | 45/2001/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 02/08/2001 | Ngày hiệu lực: | 17/08/2001 |
Ngày công báo: | 08/09/2001 | Số công báo: | Số 33 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thương mại, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
13/07/2005 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nhà máy điện được đưa vào sản xuất, kinh doanh khi đảm bảo các điều kiện sau:
a) Xây dựng đúng thiết kế đã phê duyệt;
b) Đã được kiểm tra và nghiệm thu theo quy định của pháp luật;
c) Có giấy phép hoạt động điện lực và các giấy phép khác theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp đấu nối vào hệ thống điện quốc gia phải thực hiện theo các quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này.
Ranh giới quản lý nhà máy điện trong hệ thống điện quốc gia được xác định từ điểm đấu nối với hệ thống điện quốc gia trở vào nhà máy điện.
Đối với các nhà máy điện độc lập có hoạt động truyền tải, phân phối và bán điện cho bên mua điện, thì ranh giới quản lý được xác định tới vị trí đặt thiết bị đo đếm để bán điện cho bên mua điện.
Tổ chức, cá nhân sản xuất điện có quyền:
1. Hoạt động theo nội dung đã được quy định trong giấy phép đầu tư hoặc quyết định đầu tư, giấy phép hoạt động điện lực và các giấy phép khác theo quy định của pháp luật.
2. Yêu cầu thực hiện các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng với các tổ chức truyền tải điện và các bên có liên quan khác.
3. Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân sản xuất điện có nghĩa vụ:
1. Thực hiện các nội dung ghi trong giấy phép đầu tư hoặc quyết định đầu tư, giấy phép hoạt động điện lực và các giấy phép khác theo quy định của pháp luật.
2. Thực hiện đầy đủ các thỏa thuận trong hợp đồng đã ký với bên mua điện, hợp đồng với đơn vị truyền tải, các bên có liên quan khác và các quy định của Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia.
3. Bảo đảm sản xuất điện ổn định, an toàn và chất lượng điện năng.
4. Bảo đảm các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
5. Chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Lưới truyền tải điện được tính từ sau cầu dao hoặc máy cắt xuất tuyến của nhà máy điện đến điểm đấu sau cầu dao hoặc máy cắt của lưới truyền tải đấu vào lưới phân phối.
Ranh giới giữa lưới truyền tải điện quốc gia và lưới truyền tải điện ngoài hệ thống điện quốc gia là ranh giới tài sản của mỗi bên đầu tư.
1. Lưới điện độc lập được phép đưa vào vận hành khi đảm bảo các điều kiện sau:
a) Xây dựng đúng thiết kế đã phê duyệt;
b) Đã kiểm tra và nghiệm thu theo quy định của pháp luật;
c) Có giấy phép hoạt động điện lực và các giấy phép khác theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp đấu nối vào hệ thống điện quốc gia, phải thoả thuận về điểm đấu nối và ký hợp đồng mua bán điện với Tổng công ty Điện lực Việt Nam.
1. Tổ chức sở hữu lưới truyền tải có thể ký hợp đồng thuê tổ chức khác có giấy phép hoạt động điện lực quản lý vận hành.
2. Các tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực có thể ký hợp đồng thuê lưới truyền tải điện để sử dụng dịch vụ truyền tải điện năng.
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức hoạt động truyền tải điện:
1. Tổ chức truyền tải có quyền:
a) Kiểm tra, lập biên bản, kiến nghị xử lý hoặc tạm thời đình chỉ trong trường hợp khẩn cấp và báo cáo các cơ quan có thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ an toàn lưới điện cao áp;
b) Kiến nghị với Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia về thời gian và biện pháp khắc phục sự cố trong hệ thống điện;
c) Yêu cầu bên mua điện cung cấp các thông tin về nhu cầu điện cần mua.
2. Tổ chức truyền tải có nghĩa vụ:
a) Khai thác lưới truyền tải điện theo đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật an toàn, bảo đảm chất lượng điện năng theo quy định;
b) Khi xảy ra sự cố phải nhanh chóng khắc phục và kịp thời thông báo nguyên nhân, thời gian khắc phục cho đối tác đã ký hợp đồng biết;
c) Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ ghi trong hợp đồng với đơn vị sản xuất, phân phối điện và các bên có liên quan khác;
d) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Ngoài quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 21 của Nghị định này, tổ chức, cá nhân có lưới điện đấu nối vào hệ thống điện quốc gia còn có quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Chấp hành sự điều hành thống nhất của Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia.
2. Tổ chức quản lý khai thác lưới điện theo đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật an toàn.
3. Từ chối thực hiện lệnh của Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia trong trường hợp thấy mất an toàn nghiêm trọng đối với người, thiết bị nhưng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
4. Khiếu nại với Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia, đối tác truyền tải điện có liên quan về độ ổn định và chất lượng điện năng của lưới truyền tải.
Điều độ hệ thống điện Quốc gia là tổ chức trực thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam gọi là Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia, gồm: điều độ trung ương và điều độ miền.
Tổng công ty Điện lực Việt Nam xây dựng Quy trình điều độ hệ thống điện Quốc gia trình Bộ trưởng Bộ Công nghiệp xem xét và phê duyệt.
Quyền và nghĩa vụ của Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia:
1. Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia có quyền kịp thời cắt phần tử sự cố ra khỏi hệ thống khi thấy phần tử đó có nguy cơ gây mất an toàn nghiêm trọng cho người, thiết bị và hệ thống điện, sau đó phải báo cáo ngay cho các cơ quan có thẩm quyền và thông báo cho tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định tại Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia.
2. Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia có nghĩa vụ:
a) Xây dựng phương thức vận hành tối ưu, phương án xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia trình Tổng công ty Điện lực Việt Nam thông qua và tổ chức thực hiện;
b) Điều hành hệ thống điện quốc gia bảo đảm chất lượng điện năng, độ tin cậy cung cấp điện;
c) Trong trường hợp thiếu nguồn điện, phải lập phương án cắt giảm phụ tải, báo cáo Tổng công ty Điện lực Việt Nam xem xét, phê duyệt thực hiện, phù hợp với thứ tự ưu tiên quy định tại Điều 6 Nghị định này;
d) Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ ghi trong Quy trình điều độ hệ thống điện Quốc gia trong quan hệ với các đơn vị sản xuất, truyền tải, phân phối điện và các bên có liên quan khác, đồng thời tuân thủ các hợp đồng mà Tổng công ty Điện lực Việt Nam hoặc đơn vị được ủy quyền đã ký với các bên mua bán điện;
đ) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
ELECTRICITY PRODUCTION AND TRANSMISSION AND REGULATION OF ELECTRICITY SYSTEM
Section 1. ELECTRICITY PRODUCTION
1. Power plants shall be put into production and business when meeting the following conditions:
a) Being constructed strictly according to the approved designs;
b) Having been inspected and tested before acceptance according to law provisions;
c) Having electricity activity permit and other permits as provided for by law.
2. For case of connection with the national electricity system, the provisions in Clause 1, Article 12 of this Decree must be complied with.
Article 15.- The boundary for management of power plants in the national electricity system shall be determined as from the points of connection with the national electricity system inwards the power plants.
For independent power plants engaged in activities of transmitting, distributing and selling electricity to the electricity buyers, the management boundary shall be determined towards the positions where are installed the measuring and counting equipment to sell electricity to the electricity buyers.
Article 16.- Electricity-producing organizations and individuals shall have the right to:
1. Conduct activities according to the contents prescribed in the investment licenses or investment decisions, electricity activity permits and other permits as prescribed by law.
2. Request the electricity transmission organizations and other concerned parties to implement the terms agreed upon in the contracts.
3. Enjoy other rights as provided for by law.
Article 17.- Electricity producing organizations and individuals shall have the duties to:
1. Implement the contents inscribed in the investment licenses or investment decisions, electricity activity permits and other permits as provided for by law.
2. Fulfill all agreements stated in the contracts signed with the electricity buyers, contracts with the electricity transmission units, other concerned parties and comply with the regulations of the National Electricity System Moderation Center.
3. Ensure the stable and safe electricity production as well as the electricity quality.
4. Meet the environmental protection standards as provided for by law.
5. Submit to the inspection and supervision by State management bodies as provided for by law.
6. Fulfill all other obligations as prescribed by law.
Section 2. ELECTRICITY TRANSMISSION
Article 18.- The electricity transmission grid shall be calculated from the knife-switch or outlet line cutter of a power plant to the connection point behind the knife-switch or cutter of the transmission grid connecting to the distribution grid.
The boundary between the national electricity transmission grid and the electricity transmission grid outside the national system is the property boundary of each investing party.
1. Independent electricity grids are allowed to be put into operation when satisfying the following conditions:
a) Being constructed strictly according to the approved designeds;
b) Being inspected and tested before acceptance as provided for by law;
c) Having electricity activity permits and other permits as prescribed by law.
2. In case of connecting to the national electricity system, there must be agreement on connection points and the electricity trading contracts must be signed with Vietnam Electricity Corporation.
1. Organizations owning the transmission grids may sign contracts to hire other organizations with electricity activity permits to manage the operation thereof.
2. Organizations and individuals engaged in electricity activities may sign contracts to rent electricity transmission grids for use of the electricity transmission services.
Article 21.- Rights and duties of organizations engaged in electricity transmission activities:
1. The electricity transmission organizations shall have the rights:
a) To inspect, make record of, propose the handling of or suspend in urgent case and report to competent bodies for handling of, acts of violating the provisions of legislation on the protection of safety of high-voltage electricity grids;
b) To propose to the National Electricity System Moderation Center the time and measures to overcome incidents in the electricity system;
c) To request the electricity buyers to supply information on the electricity volume to be bought.
2. The transmission organizations shall have the duties:
a) To exploit the electricity transmission grids strictly according to the technical process and regulations in a safe manner, ensuring the electricity quality as prescribed;
b) Upon the occurrence of incidents, to quickly overcome them and promptly notify the cause thereof and time for remedy to the partners that have signed the contracts;
c) To fulfill all obligations inscribed in the contracts signed with electricity production and/or distribution units as well as other concerned parties;
d) To fulfill other obligations as prescribed by law.
Article 22.- Apart from the rights and obligations prescribed in Article 21 of this Decree, organizations and individuals having electricity grids connected to the national electricity system shall also have the following rights and duties:
1. To abide by the unified administration of the National Electricity System Moderation Center.
2. To organize the management of electricity grid exploitation strictly according to the safe technical process and regulations.
3. To refuse to obey the order of the National Electricity System Moderation Center if deeming that it is seriously unsafe for people and equipment, but to take responsibility before law for their decisions.
4. To complain to the National Electricity System Moderation Center, the concerned electricity transmission partners about the electricity stability and quality of the transmission grids.
Section 3. NATIONAL ELECTRICITY SYSTEM MODERATION
Article 23.- The National Electricity System Moderation is an organization of Vietnam Electricity Corporation, which is called the National Electricity System Moderation Center, consisting of the central regulation and the regional regulation.
Vietnam Electricity Corporation shall elaborate the Process on National Electricity System Moderation and submit it to the Minister of Industry for consideration and approval.
Article 24.- Rights and duties of the National Electricity System Moderation Center:
1. The National Electricity System Moderation Center is entitled to cut the incident element from the system when realizing that such element threatens to cause serious unsafety for people, equipment and electricity system, then must immediately report such to the competent bodies and inform the concerned organizations and individuals thereof as provided for in the National Electricity System Moderation Process.
2. The National Electricity System Moderation Center has the duties:
a) To build up optimum operation mode and plans for handling national electricity system incidents and submit them to Vietnam Electricity Corporation for approval and implementation organization;
b) To administer the national electricity system, ensuring the electricity quality and electricity supply reliability;
c) In case of electricity source shortage, to draw up plans for cutting additional charges and report them to Vietnam Electricity Corporation for consideration, approval of implementation in conformity with the priority order prescribed in Article 6 of this Decree;
d) To fulfill all obligations inscribed in the National Electricity System Moderation Process in its relation with electricity production, transmission and/or distribution units as well as other relevant parties, and at the same time to comply with the contracts which Vietnam Electricity Corporation or authorized units have signed with the electricity sellers and/or buyers;
e) To fulfill other obligations as prescribed by law.
Article 25.- Organizations and individuals having electricity projects connected to the national electricity system must abide by the unified administration of the National Electricity System Moderation Center and strictly comply with trading contracts signed with organizations and/or individuals licensed to distribute electricity.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực