Chương 4 Nghị định 45/2001/NĐ-CP: Mua bán và sử dụng điện
Số hiệu: | 45/2001/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 02/08/2001 | Ngày hiệu lực: | 17/08/2001 |
Ngày công báo: | 08/09/2001 | Số công báo: | Số 33 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thương mại, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
13/07/2005 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Việc mua bán điện phải thực hiện theo hợp đồng. Hợp đồng mua bán điện là văn bản thỏa thuận về quyền, nghĩa vụ và mối quan hệ giữa bên bán và bên mua điện. Hợp đồng mua bán điện có hai loại:
a) Hợp đồng dân sự, áp dụng cho việc mua bán điện với mục đích sinh hoạt thực hiện theo quy định của Bộ Luật Dân sự. Mẫu hợp đồng do Bộ Công nghiệp quy định;
b) Hợp đồng kinh tế, áp dụng cho việc mua bán điện với mục đích sản xuất, kinh doanh và các mục đích khác, thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế.
2. Các bên ký kết hợp đồng có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định trong hợp đồng. Trong điều kiện thực tế, nếu việc cấp điện không đáp ứng nhu cầu của bên mua điện, thì bên bán điện phải thông báo cho bên mua điện biết khả năng cung ứng của hệ thống điện để cùng thoả thuận trước khi ký hoặc điều chỉnh hợp đồng cho phù hợp. Trường hợp không thoả thuận được, thì các bên có quyền kiến nghị với Sở Công nghiệp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết.
1. Điều kiện để ký hợp đồng dân sự mua bán điện:
a) Bên mua điện có giấy đề nghị mua điện kèm theo bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ sau: hộ khẩu thường trú hay giấy chứng nhận tạm trú, giấy chứng nhận sở hữu nhà, hợp đồng thuê nhà;
b) Bên mua điện phải có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; đối với những người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, phải thực hiện việc ủy quyền theo quy định của Bộ Luật Dân sự;
c) Lưới điện tiêu dùng sinh hoạt phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật;
d) Hệ thống đo đếm phải được lắp đặt đúng thiết kế, kiểm định đúng tiêu chuẩn Nhà nước và kẹp chì, niêm phong theo quy định;
đ) Bên mua điện phải thanh toán chi phí lắp đặt đường dây nhánh từ lưới điện của bên bán điện vào nhà hoặc khu vực quản lý tài sản của bên mua điện.
2. Khi các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này đã được thực hiện đầy đủ, trong thời hạn 07 ngày các bên phải ký hợp đồng và bên bán phải đóng điện.
Khi nhận được giấy đề nghị của bên mua mà bên bán không có đủ điều kiện bán điện, trong thời hạn 05 ngày bên bán phải có văn bản trả lời bên mua.
1. Điều kiện ký hợp đồng kinh tế mua bán điện:
a) Bên mua và bên bán phải là pháp nhân hoặc cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
b) Bên mua điện là tổ chức, cá nhân sử dụng điện phải có văn bản đề nghị, ghi rõ mục đích sử dụng điện, bảng kê công suất của thiết bị sử dụng điện. Đối với tổ chức, cá nhân sử dụng điện có công suất sử dụng từ 80kW hoặc máy biến áp có dung lượng từ 100 kVA trở lên phải đăng ký biểu đồ phụ tải và đặc tính kỹ thuật công nghệ của dây chuyền sản xuất;
c) Công trình điện phải được xây dựng, nghiệm thu đúng tiêu chuẩn và thiết kế được cơ quan có thẩm quyền duyệt;
d) Hệ thống đo lường phải được lắp đặt đúng thiết kế và kẹp chì niêm phong, được kiểm định, có chứng chỉ đạt tiêu chuẩn của cơ quan quản lý nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng hoặc tổ chức được ủy quyền.
2. Thời gian cấp điện do hai bên thoả thuận trong hợp đồng.
Bên mua điện có nguồn phát điện độc lập có thể bán điện cho hệ thống điện quốc gia khi hệ thống điện quốc gia có nhu cầu. Giá bán điện cho hệ thống điện quốc gia do hai bên thoả thuận. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được, thì mỗi bên có quyền kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.
Bên bán phải đảm bảo chất lượng điện năng cung cấp cho bên mua theo quy định sau:
1. Về điện áp:
Trong điều kiện bình thường, điện áp được phép dao động trong khoảng ±5% so với điện áp danh định và được xác định tại phía thứ cấp của máy biến áp cấp điện cho bên mua hoặc tại vị trí khác do hai bên thoả thuận trong hợp đồng khi bên mua đạt hệ số công suất (cosj) ³ 0,85 và thực hiện đúng biểu đồ phụ tải đã thoả thuận trong hợp đồng.
Trong trường hợp lưới điện chưa ổn định, điện áp được dao động từ +5% đến -10%.
2. Về tần số: trong điều kiện bình thường, tần số hệ thống điện được dao động trong phạm vi ± 0,2Hz so với tần số định mức là 50Hz. Trường hợp hệ thống điện chưa ổn định, cho phép độ lệch tần số là ± 0,5Hz.
3. Trong trường hợp bên mua cần chất lượng điện năng cao hơn tiêu chuẩn quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này, các bên phải thoả thuận trong hợp đồng.
1. Trong điều kiện lưới điện đảm bảo chất lượng điện năng theo quy định, bên mua điện để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có công suất sử dụng từ 80kW hoặc máy biến áp có dung lượng từ 100 kVA trở lên phải đảm bảo cosj ³ 0,85 tại điểm đặt công tơ mua bán điện.
2. Trường hợp cosj < 0,85, bên mua điện phải thực hiện các biện pháp:
a) Lắp đặt thiết bị bù công suất phản kháng để nâng cosj đạt từ 0,85 trở lên;
b) Mua thêm công suất phản kháng trên hệ thống điện của bên bán.
3. Trường hợp bên mua điện có khả năng phát công suất phản kháng lên lưới, hai bên có thể thoả thuận việc mua, bán đó trong hợp đồng. Bộ Công nghiệp, Ban Vật giá Chính phủ hướng dẫn việc mua, bán công suất phản kháng quy định tại khoản 2 và khoản 3 của Điều này.
1. Đo đếm điện năng được thực hiện bằng các thiết bị đo đếm điện (công tơ, máy biến dòng điện, máy biến điện áp) đạt tiêu chuẩn do các tổ chức kiểm định có thẩm quyền kiểm định và kẹp chì, niêm phong.
2. Chỉ những tổ chức có thẩm quyền hoặc được ủy quyền theo quy định của Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng mới được phép kiểm định thiết bị đo đếm điện.
1. Bên bán điện có trách nhiệm đầu tư thiết bị đo đếm điện đã được kiểm định để bán điện cho bên mua và chịu trách nhiệm về tính hợp chuẩn và độ chính xác của các thiết bị đó, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng điện để sản xuất, kinh doanh dịch vụ có các thiết bị sử dụng điện 3 pha và công suất sử dụng từ 80kW hoặc máy biến áp có dung lượng từ 100 kVA trở lên phải được lắp đặt công tơ tác dụng và công tơ phản kháng.
3. Công tơ và các thiết bị đo lường, trang bị bảo vệ công tơ, thiết bị an toàn kèm theo là tài sản của bên bán điện; chi phí nhân công và vật liệu phụ dùng cho việc lắp đặt do bên mua điện chịu.
4. Vị trí đặt công tơ do bên mua và bên bán điện thoả thuận và phải đáp ứng yêu cầu về an toàn, mỹ quan và thuận tiện cho việc kiểm tra chỉ số công tơ của cả hai bên. Nếu hai bên không thể nhất trí về vị trí đặt công tơ, bên bán điện kiến nghị với Sở Công nghiệp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định.
1. Khi nghi ngờ công tơ chạy không chính xác, bên mua điện có quyền yêu cầu bên bán điện kiểm tra. Chậm nhất 03 ngày sau khi nhận được yêu cầu của bên mua điện, bên bán điện phải kiểm tra và sửa chữa xong. Bên bán điện phải trả chi phí cho việc kiểm tra, sửa chữa công tơ.
2. Nếu chưa đồng ý với kết quả kiểm tra, sửa chữa của bên bán điện, bên mua điện có quyền khiếu nại lên Sở Công nghiệp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đề nghị cơ quan đó chỉ định tổ chức kiểm định độc lập để kiểm tra lại. Theo kết quả kiểm định:
a) Nếu công tơ chạy đúng, bên mua điện phải trả chi phí kiểm định;
b) Nếu công tơ chạy sai (nhanh hoặc chậm), bên bán điện phải sửa chữa lại và phải trả chi phí kiểm định và sửa chữa công tơ.
3. Trong khi chờ đợi kết quả kiểm định, bên mua điện vẫn phải thanh toán tiền điện đúng thời hạn theo chỉ số công tơ. Sau khi có kết luận của tổ chức kiểm định thì việc thanh toán phần điện năng chênh lệch được thực hiện theo Điều 40 của Nghị định này.
4. Khi thay đổi công tơ, bên mua và bên bán phải cùng ký biên bản xác nhận chỉ số công tơ.
1. Bên bán điện có trách nhiệm:
a) Tổ chức kiểm định công tơ ban đầu, kiểm định và thay thế định kỳ, đột xuất để đảm bảo công tơ hoạt động trong phạm vi sai số cho phép. Khi thay thế công tơ, bên bán phải báo cho bên mua biết;
b) Đối với công tơ đặt ngoài phạm vi quản lý tài sản của bên mua điện bị mất hoặc hư hỏng, không do lỗi của bên mua điện, thì bên bán điện phải lắp đặt công tơ khác và cấp điện lại cho bên mua điện trong thời hạn không quá 07 ngày kể từ ngày lập biên bản xác nhận công tơ bị mất hoặc hư hỏng;
c) Đối với tổ chức, cá nhân sử dụng điện sinh hoạt, mỗi tháng ghi chỉ số công tơ một lần, cho phép dịch chuyển thời điểm ghi chỉ số trước hoặc sau từ 01 đến 02 ngày. Nếu ngày ghi chỉ số công tơ trùng vào ngày nghỉ lễ, Tết, sẽ thực hiện ghi chỉ số trước hoặc sau ngày nghỉ lễ, Tết từ 01 đến 02 ngày;
d) Đối với tổ chức, cá nhân sử dụng điện ngoài mục đích sinh hoạt, việc ghi chỉ số công tơ quy định như sau:
Dưới 10.000 kwh/tháng, ghi chỉ số công tơ một lần trong 01 tháng.
Từ 10.000 đến 50.000 kwh/tháng, ghi chỉ số công tơ hai lần trong 01 tháng.
Trên 50.000 kwh/tháng, ghi chỉ số công tơ ba lần trong 01 tháng.
đ) Đối với tổ chức, cá nhân sử dụng điện năng ít hơn 15 kWh/01 tháng, việc ghi chỉ số công tơ có thể tiến hành 03 tháng một lần. Trường hợp tổ chức, cá nhân sử dụng điện năng trong 03 tháng ít hơn 15 kWh thì ghi đúng chỉ số trên công tơ và bên bán được thu khoản chi phí cố định bằng giá trị 15 kWh theo biểu giá điện hiện hành;
e) Thông báo cho bên mua điện biết lượng điện năng đã dùng trong tháng bằng phiếu ghi chỉ số công tơ có ghi rõ họ tên của người ghi chỉ số công tơ. Khi thay đổi ngày ghi chỉ số công tơ phải báo cho bên mua điện biết;
g) Bảo đảm tính chính xác của chỉ số công tơ đã ghi;
h) Trường hợp phát hiện bên mua điện có hành vi gian lận trong sử dụng điện bằng cách làm hư hỏng hoặc sai lệch chỉ số công tơ, bên bán điện có quyền lập biên bản về hành vi vi phạm đó và kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giải quyết.
2. Bên mua điện phải có trách nhiệm:
a) Thông báo kịp thời cho bên bán điện khi phát hiện công tơ bị mất, hỏng, nghi ngờ chạy không chính xác;
b) Bảo vệ công tơ đặt trong phạm vi quản lý tài sản của mình (kể cả chì niêm phong và sơ đồ đấu dây). Khi mất hoặc làm hư hỏng công tơ phải bồi thường hoặc chịu chi phí cho việc sửa chữa, kiểm định;
c) Không được tự ý tháo gỡ, di chuyển công tơ. Khi có nhu cầu phải được sự đồng ý của bên bán điện mới được di chuyển công tơ sang vị trí khác. Chi phí di chuyển công tơ do bên mua điện chịu.
1. Biểu giá điện của hệ thống điện quốc gia do Bộ Công nghiệp xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sau khi có ý kiến thẩm định của Ban Vật giá Chính phủ và các cơ quan có liên quan.
2. Tổ chức, cá nhân mua buôn điện năng từ hệ thống điện quốc gia để bán lại cho tổ chức, cá nhân khác phải thực hiện đúng theo biểu giá điện do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
3. Giá bán điện của tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực độc lập được quy định như sau:
a) Giá bán điện cho Tổng công ty Điện lực Việt Nam hoà vào hệ thống điện quốc gia do hai bên thoả thuận trong hợp đồng. Trường hợp đặc biệt hai bên không thoả thuận được thì kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
b) Trường hợp bán điện trực tiếp cho tổ chức, cá nhân sử dụng điện: do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp đặc biệt hai bên không thỏa thuận được thì kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.
1. Lượng điện năng thanh toán được xác định theo các chỉ số và thông số kỹ thuật của các thiết bị đo đếm điện. Cách xác định lượng điện năng thanh toán phải được ghi rõ trong hợp đồng.
2. Mức giá để thanh toán tiền điện được thực hiện theo quy định tại Điều 38 Nghị định này.
3. Tiền điện được thanh toán bằng tiền Việt Nam. Phương thức và điều kiện thanh toán được ghi trong hợp đồng mua bán điện. Trong trường hợp giá điện tính bằng ngoại tệ thì quy đổi thành tiền Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng công bố vào ngày 01 của tháng lập hóa đơn. Việc mua bán điện trong khu chế xuất, khu kinh tế mở được thực hiện bằng loại tiền do hai bên mua, bán thỏa thuận trong hợp đồng.
4. Tiền điện thanh toán theo lần ghi chỉ số công tơ được quy định tại các điểm c, d, đ khoản 1 Điều 37 của Nghị định này.
5. Khi nhận được yêu cầu thanh toán tiền điện, nếu bên mua chưa thanh toán, thì bên bán phải gửi thông báo thanh toán tiền điện cho bên mua. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo thanh toán tiền điện của bên bán, bên mua có trách nhiệm thanh toán. Quá thời hạn trên nếu bên mua chưa thanh toán thì:
a) Đối với hợp đồng dân sự: bên bán có thể thỏa thuận để bên mua được lùi ngày trả nếu bên mua có lý do chính đáng. Nếu quá hạn đã thỏa thuận mà bên mua vẫn chưa thanh toán thì bên bán có quyền tạm ngừng bán điện;
b) Đối với hợp đồng kinh tế: khi bên bán đã thoả thuận để bên mua được lùi ngày trả, bên mua phải chịu lãi suất vay thương mại kỳ hạn 3 tháng của Ngân hàng Công thương Việt Nam tính trên số tiền chậm trả kể từ ngày thứ 10. Quá hạn đã thỏa thuận mà bên mua chưa thanh toán thì bên bán có quyền tạm ngừng bán điện.
6. Đối với điện năng phục vụ thủy nông, sử dụng để tưới, tiêu cho cây lúa, rau màu, cây công nghiệp trồng xen canh trong vùng lúa rau màu, thời hạn thanh toán do hai bên mua bán điện thoả thuận nhưng tối đa không quá 120 ngày kể từ ngày nhận được giấy báo thanh toán tiền điện.
Trong trường hợp công tơ bị mất, hoạt động không chính xác hoặc ngừng hoạt động, điện năng thanh toán được xác định như sau:
Nếu công tơ chạy nhanh so với tiêu chuẩn quy định:
a) Trường hợp không xác định được chính xác thời gian chạy nhanh, bên bán điện hoàn trả lại tiền điện năng đã vượt trội, thời hạn tính toán là bốn chu kỳ ghi chỉ số công tơ, kể cả kỳ đang sử dụng điện nhưng chưa đến ngày ghi chỉ số;
b) Trường hợp xác định được thời gian chạy nhanh thì bên bán điện hoàn trả lại tiền điện năng thực tế đã thu vượt của bên mua.
2. Nếu công tơ chạy chậm so với tiêu chuẩn quy định:
a) Trường hợp không xác định được chính xác thời gian chạy chậm bên bán điện được thu thêm tiền điện năng thu chưa đủ trong khoảng thời hạn không quá hai chu kỳ ghi chỉ số công tơ, kể cả kỳ đang sử dụng điện nhưng chưa đến ngày ghi chỉ số;
b) Trường hợp xác định được cụ thể thời gian chạy chậm và có lý do chính đáng thì bên mua phải hoàn trả số tiền điện còn thiếu cho bên bán điện.
3. Nếu công tơ ngừng hoạt động hoặc bị mất mà bên mua điện vẫn sử dụng điện thì điện năng thanh toán trong thời gian được cấp điện tạm thời không qua công tơ là điện năng bình quân ngày của ba chu kỳ ghi chỉ số công tơ liền kề trước đó nhân với số ngày được cấp điện tạm thời.
4. Trường hợp bên mua đã lắp đặt công tơ nhiều giá, trong thời gian công tơ nhiều giá bị hỏng mà chưa có công tơ thay thế thì tạm thời thay thế bằng công tơ một giá và tính tiền điện năng theo giờ bình thường.
1. Từ chối ký hợp đồng bán điện khi bên mua không có đủ các điều kiện quy định tại Điều 27 và Điều 28 của Nghị định này.
2. Kiểm tra định kỳ và đột xuất việc thực hiện các điều khoản trong hợp đồng mua bán điện, lập biên bản nếu bên mua vi phạm hợp đồng.
3. Cắt điện trước, thông báo sau cho bên mua điện trong trường hợp có nguy cơ gây sự cố nghiêm trọng, mất an toàn cho người, thiết bị.
4. Phát hiện và ghi nhận lại những hành vi vi phạm hành chính về hoạt động điện lực và sử dụng điện của mọi tổ chức, cá nhân và báo cáo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
5. Ngừng bán điện một phần hoặc toàn bộ khi bên mua vi phạm một trong các trường hợp sau đây:
a) Sử dụng thiết bị không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn điện theo quy định có nguy cơ gây sự cố nghiêm trọng cho lưới điện, đe dọa an toàn cho người và thiết bị;
b) Bên mua vi phạm quy định tại khoản 5, 6 Điều 39 của Nghị định này;
c) Bên mua cản trở việc kiểm tra của bên bán điện trong việc thực hiện hợp đồng mua bán điện;
d) Có hành vi gian lận trong khi sử dụng điện;
đ) Sử dụng điện gây nguy hiểm cho người, động vật, tài sản của Nhà nước và nhân dân, làm ảnh hưởng xấu tới môi trường;
e) Cố ý làm sai lệch hoạt động của hệ thống đo lường;
g) Các trường hợp khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
6. Việc bán điện trở lại chỉ được tiến hành sau khi bên mua điện đã thực hiện đầy đủ quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền khi vi phạm một trong các điểm quy định tại khoản 5 Điều này và đã trả phí đóng cắt điện theo quy định của Bộ Công nghiệp.
7. Bộ Công nghiệp quy định trình tự và thủ tục ngừng cấp điện.
1. Bán đủ số lượng (công suất, điện năng), đảm bảo chất lượng ổn định (tần số, điện áp) cho bên mua điện theo quy định tại Điều 31 Nghị định này và các thoả thuận trong hợp đồng.
2. Thông báo bằng văn bản và niêm yết công khai tại các địa điểm giao dịch mua bán điện về các quy định pháp luật có liên quan và quy định của bên bán điện mà bên mua điện cần biết để cùng thực hiện.
3. Trường hợp cắt điện theo kế hoạch cần thông báo cho bên mua điện biết ít nhất 05 ngày trước thời điểm cắt điện bằng các hình thức:
a) Gửi văn bản đến tổ chức, cá nhân sử dụng điện để sản xuất và tổ chức, cá nhân sử dụng điện có trạm biến áp chuyên dùng;
b) Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng đối với tổ chức, cá nhân sử dụng điện sinh hoạt.
4. Tiến hành cắt điện đúng thời điểm đã thông báo. Trường hợp bên mua điện có yêu cầu thay đổi thời gian cắt điện, bên mua điện phải trao đổi với bên bán điện trước thời điểm cắt điện ít nhất 48 giờ. Bên bán điện có trách nhiệm xem xét, giải quyết hợp lý đề nghị của bên mua điện.
Nếu việc cắt điện không thể trì hoãn, bên bán điện vẫn được cắt điện theo kế hoạch nhưng phải thông báo lại cho bên mua điện biết trước 24 giờ so với thời điểm cắt điện đã thông báo.
Trường hợp bên bán điện chấp nhận thay đổi thời gian hoặc hoãn cắt điện thì phải báo cho bên mua điện biết trước 24 giờ so với thời điểm cắt điện đã thông báo, trừ trường hợp bất khả kháng.
5. Khi lưới điện bị sự cố, gây mất điện hoặc phải cắt điện khẩn cấp để xử lý tình huống nguy hiểm phải thông báo kịp thời cho các tổ chức, cá nhân sử dụng điện với số lượng lớn, quan trọng biết và thời gian dự kiến cấp điện trở lại.
6. Phải tiến hành xử lý sự cố trong thời gian 02 giờ kể từ khi bên mua điện báo mất điện; trường hợp không thực hiện được thời hạn trên thì phải thông báo kịp thời cho bên mua điện.
7. Bồi thường cho bên mua những thiệt hại do bên bán gây ra theo quy định và thoả thuận trong hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng.
8. Thực hiện ký hợp đồng và bán điện theo quy định tại các Điều 27, 28 của Nghị định này.
9. Thỏa thuận với chủ sở hữu khi sử dụng công trình điện của bên mua để cấp điện cho tổ chức, cá nhân sử dụng điện khác.
10. Chịu sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
11. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Được lựa chọn bên bán điện.
2. Yêu cầu bên bán điện ký hợp đồng bán điện khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 27 và Điều 28 của Nghị định này.
3. Yêu cầu bên bán điện cấp đủ số lượng, bảo đảm chất lượng và thời gian cấp điện ghi trong hợp đồng.
4. Yêu cầu bên bán điện xử lý ngay sự cố mất điện hoặc khi có nguy cơ đe dọa gây sự cố mất điện, không bảo đảm an toàn đối với người, tài sản và ảnh hưởng xấu tới môi trường.
5. Yêu cầu bên bán điện cung cấp hoặc giới thiệu các văn bản pháp luật có liên quan đến việc mua bán điện.
6. Yêu cầu bên bán điện bồi thường những thiệt hại do lỗi của bên bán gây ra theo quy định tại khoản 7 Điều 42 Nghị định này.
7. Phối hợp với bên bán điện kiểm tra việc thực hiện các điều khoản ghi trong hợp đồng. Nếu bên bán điện không thực hiện đúng các quy định trong hợp đồng, thì đề nghị bên bán xác nhận bằng văn bản và cùng có biện pháp xử lý.
1. Bên mua điện có nghĩa vụ:
a) Đăng ký nhu cầu sử dụng điện với bên bán điện, ký hợp đồng và thực hiện đầy đủ các quy định và thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện;
b) Giảm ngay công suất đang sử dụng xuống công suất hạn chế theo thông báo của bên bán điện khi có những lý do bất khả kháng xảy ra với hệ thống điện;
c) Sử dụng điện đúng kỹ thuật, an toàn, tiết kiệm;
d) Thông báo ngay cho bên bán điện khi phát hiện thiết bị đo đếm bị hư hỏng hoặc nghi ngờ chạy không chính xác;
đ) Thông báo bằng văn bản cho bên bán điện trước 15 ngày nếu có yêu cầu thay đổi các điều khoản trong hợp đồng để cùng thảo luận về việc sửa đổi hợp đồng;
g) Thông báo cho bên bán điện trước 15 ngày khi có yêu cầu chấm dứt hợp đồng mua bán điện. Trong thời hạn 05 ngày kể từ khi nhận được thông báo của bên mua điện; bên bán điện cùng với bên mua điện tiến hành thanh lý hợp đồng theo quy định;
h) Tạo điều kiện thuận lợi cho bên bán điện kiểm tra việc thực hiện hợp đồng mua bán điện, thực hiện các yêu cầu và kiến nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
i) Bồi thường cho bên bán những thiệt hại do lỗi của mình gây ra theo quy định của pháp luật và các thoả thuận cụ thể trong hợp đồng mua bán điện;
k) Thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
2. Ngoài các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này, bên mua điện là tổ chức, cá nhân sử dụng điện không được bán điện cho tổ chức, cá nhân sử dụng điện khác nếu không được sự đồng ý của bên bán điện; trừ trường hợp đặc biệt cần giải quyết những nhu cầu đột xuất cũng như sự cố, nhưng phải báo ngay cho bên bán điện biết.
Section 1. ELECTRICITY TRADING CONTRACTS
1. The electricity trading must be carried out according to contracts. The electricity trading contracts are written agreements on the rights, obligations and relationships between the electricity seller and buyer. There are two types of electricity trading contract:
a) The civil contract, applicable to the electricity trading for daily-life purpose, to be performed according to the provisions of the Civil Code. The form of contract is set by the Ministry of Industry;
b) The economic contract, applicable to the electricity trading for production, business and other purposes, to be performed according to the provisions of the Ordinance on Economic Contracts.
2. The signatories to a contract shall have the responsibility to fully observe the provisions in the contract. Under practical conditions where the electricity supply fails to meet the demand of the electricity buyers, the electricity sellers must notify the former of the electricity system�s supply capability so as to reach agreement before signing or adjusting the contracts to suit the situation. In case of failure to meet the demands, the parties may request the provincial/municipal Services of Industry to solve the matter.
1. Conditions for signing civil contracts on electricity trading:
a) The electricity buyer shall file a written request for electricity purchase together with the valid copy of one of the following papers: The permanent residence book or the temporary residence certificate, the house ownership certificate, house-renting contract;
b) The electricity buyer must have full capacity for civil acts as provided for by law; for persons with their civil act capacity restricted or lost, the authorization must be made under the Civil Code;
c) The daily-life consumer electricity grids must ensure the technical standards as provided for by law;
d) The measuring and counting system must be installed strictly according to designs, inspected according to the State standards and lead-sealed off according to regulations;
e) The electricity buyer must pay the costs of installation of branch wire lines from the electricity seller’s power grids to the electricity buyer’s house or property management area.
2. When the conditions prescribed in Clause 1 of this Article are fully met, within 7 days the parties must sign contracts and the sellers must switch on the electricity.
When receiving the written requests from the buyers but the sellers have no conditions to sell electricity, within 5 days, the sellers shall have to reply the buyers in writing.
1. Conditions for signing economic contracts on electricity trading:
a) The buyers and the sellers must be legal persons or individuals that have business registration papers as provided for by law;
b) The electricity buyers being organizations and/or individuals that use electricity must have the written request, clearly stating the electricity use purposes and make lists of capacities of equipment consuming electricity. For organizations or individuals that use electricity with the use capacity of between 80 kW or more or have the transformers of 100 kVA or more must register the additional charge diagram and the technical and technological characteristics of the production chain;
c) Electricity projects must be constructed and tested before acceptance strictly according to standards and designs already approved by competent bodies;
d) The measuring system must be installed strictly according to designs, lead-sealed, inspected and given the standard certificates granted by State management bodies in charge of measuring standards and quality or the authorized organizations.
2. The time for electricity supply shall be agreed upon by both parties in the contracts.
Article 29.- The electricity buyers that have independent electricity generation sources may sell electricity to the national electricity system when so requested by the latter. The prices of electricity sold to the national electricity system shall be agreed upon by the two parties. Where the two parties fail to reach any agreement, each party may request a competent State body to settle it.
Article 30.- The electricity export and import shall be carried out under the agreements signed or acceded to by the Vietnamese Government with the Governments of concerned countries.
Section 2. ELECTRICITY QUALITY STANDARDS
Article 31.- The sellers must ensure the quality of electricity supplied to the buyers according to the following regulations:
1. Regarding the voltage:
Under normal conditions, the voltage may fluctuate within ±5% compared to the designated voltage and determined at the secondary side of the transformer supplying electricity to the buyer or at other positions agreed upon by the two parties in the contract when the buyer reaches the capacity coefficient (cos φ) ≥0.85 and comply with the additional charge diagram agreed upon in the contract.
In cases where the electricity grids are unstable, the voltage may fluctuate between + 5% and - 10%.
2. Regarding the frequency: Under normal conditions, the electric system frequency may fluctuate within the limit of ±0.2 Hz as compared to the prescribed standard of 50Hz. In cases where the electric systems are unstable, the permitted frequency fluctuation shall be ±0.5Hz.
3. Where the buyer needs electricity with quality higher than the standards prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article, the parties must reach agreement thereon in the contract.
1. Under the conditions where the electricity grids meet the prescribed quality, the buyer of electricity for production, business or service activities with the use capacity of 80 kW upward or the transformer of 100 KVA upward, the cos j of ≥ 0.85 must be ensured at the places where electricity meters are installed.
2. Where the cosφ is <0.85, the electricity buyer must apply the following measures:
a) Installing the resistance capacity offsetting equipment to raise cosφ to 0.85 or higher;
b) Buying more resitance capacity on the seller’s electricity system.
3. Where the electricity buyer can transmit the resistance capacity onto grids, the two parties may reach agreement on such purchase and sale in the contract. The Ministry of Industry and the Government Pricing Committee shall guide the purchase and sale of resistance capacity prescribed in Clauses 2 and 3 of this Article.
Section 3. ELECTRICITY MEASUREMENT AND COUNTING
1. The electricity measurement and counting shall be effected with the standard electricity measuring and counting equipment (electricity meters, current adaptor, voltage transformer) which are lead sealed by competent expertising organizations.
2. Only competent or authorized organizations defined by the General Department of Quality, Standardization and Measurement can expertise the electricity measuring and counting equipment.
Article 34.- Where the buyer of electricity for use for various purposes at different electricity prices, each price subject must have a separate measuring and counting meter. Where such meter cannot be installed and a common meter must be used, the two parties must reach agreement on ways of calculating the electricity percentage according to each type of price in the contract.
1. The electricity sellers have the responsibility to install the already expertised electricity measuring and counting equipment to sell electricity to the buyers and take responsibility for such equipment’s standard compatibility and accuracy, except otherwise agreed upon by the two parties.
2. Organizations and individuals using electricity for production, business and/or service activities and having equipment that use three-phase electricity with the use capacity of 80 kW or more or transformer with capacity of 100 kVA or more must have effect meters and resistance meters installed.
3. Meters and measuring equipment, meter protection devices and accompanying safety equipment are the property of the electricity sellers; the labor costs and auxiliary materials for the installation thereof shall be borne by the electricity buyers.
4. The positions for installation of meters shall be agreed upon by the electricity buyers and sellers and must satisfy the requirements on safety, beauty and convenience for the inspection of meters’ numbers by both parties. If both parties fail to reach agreement on the meter positions, the electricity sellers shall request the provincial/municipal Industry Services to consider and decide the matter.
1. When there is any doubt about the inaccuracy of meters, electricity buyers may request the electricity sellers to check it. Within 3 days at most after receiving the request from the electricity buyers, the electricity sellers shall have to inspect and fix it. The electricity sellers must pay all expenses for inspection and repair of meters.
2. If disagreeing with the results of inspection and repair by the electricity sellers, the electricity buyers may complain with the provincial/municipal Industry Services and request the latter to nominate an independent expertising organization to re-examine it. Depending on the expertise results:
a) If the meters are accurate, the electricity buyers shall have to pay the expertise costs;
b) If the meters are inaccurate (fast or slow), the electricity sellers must re-fix them and pay the expenses for expertise and repair of meters.
3. Pending the expertise results, the electricity buyers shall still have to pay the electricity charges on time according to the meters’ numbers. After the conclusions made by the expertising organization, the settlement of the difference of electricity charges shall comply with Article 40 of this Decree.
4. When changing meters, the buyers and the sellers must together sign the record confirming the meters’ numbers.
1. The electricity sellers shall have the responsibility:
a) To organize the first inspection of meters, regular and irregular inspection and replacement in order to ensure that meters operate within the limit of permitted errors. In case of replacement of meters, to inform the buyers thereof;
b) For meters placed outside the electricity buyers property management areas, which are lost or damaged not due to the electricity buyers faults, the electricity sellers shall have to install other meters and re-supply electricity to the buyers within no more than 7 days as from the date of making records confirming that the meters are lost or damaged;
c) For organizations and individuals using electricity for daily life purpose, to record the meters numbers once a month, permitting to change the recording date 1 or 2 days earlier or later. If the recording date falls on a holiday or Tet festival, the numbers recording shall be made 1 to 2 days before or after such holiday or Tet festival;
d) For organizations and individuals using electricity for purposes other than the daily-life activities, the recording of meters’ numbers is stipulated as follows:
- For under 10,000 kWh/month, to record the meters numbers once a month.
- Between 10,000 and 50,000 kWh/month, to record the meters numbers twice a month.
- Over 50,000 kWh/month, to record the meters’ number thrice a month.
e) For organizations or individuals that use less than 15 kWh/ month, the recording of meter’s numbers may be made once every 3 months. In cases where an organization or individual use less than 15 kWh in 3 months, the exact numbers on the meter shall be recorded and the seller may collect the electricity charge at a fixed level equal to the value of 15 kWh according to the current electricity price index;
f) To inform the electricity buyers of the electricity volumes used in the month with bills inscribing the meters’ numbers and the full names of the meters’ number recorders. In case of change of the recording date, to inform the electricity buyers thereof;
g) To ensure the accuracy of the already recorded numbers on meters;
h) In case of detecting that an electricity buyer has committed act of fraudulence in using electricity by damaging or falsifying the numbers on meters, the electricity seller may make the record of such act of violation and request the competent State management body to settle the case.
2. The electricity buyers shall have the responsibility:
a) To promptly inform the electricity sellers of the loss, damage or inaccuracy of meters upon the detection or doubt thereof;
b) To protect the meters (including lead seals and connection diagrams) placed within their property management areas. In case of causing loss or damage to the meters, to pay the compensation therefor or pay the costs of repair or inspection;
c) Not to disconnect and/or remove meters at their own will. When wishing to do so, there must be the consent of the electricity sellers before removing the meters to other positions. The costs of removing meters shall be borne by the electricity buyers.
Section 4. ELECTRICITY PRICES AND ELECTRICITY CHARGE PAYMENT
1. The electricity price index of the national electricity system shall be elaborated by the Ministry of Industry and submitted to the Prime Minister for approval after it is appraised by the Government Pricing Committee and concerned bodies.
2. Organizations and individuals that buy wholesale electricity from the national electricity system to re-sell it to other organizations and/or individuals must strictly adhere to the electricity price index approved by the Prime Minister.
3. The electricity selling prices of organizations and individuals conducting independent electricity activities shall be prescribed as follows:
a) The price of electricity sold to Vietnam Electricity Corporation for transmission into the national electricity system shall be agreed upon by the two parties in the contract. In special cases where the two parties fail to reach agreement thereon, it shall be proposed to the competent State management body for submission to the Prime Minister for decision;
b) Where electricity is sold directly to electricity users being organizations and/or individuals, it shall be agreed upon by the two parties in the contracts. In special cases where the two parties fail to reach agreement thereon, it shall be proposed to the competent State body for solution.
1. The paid electricity volume shall be determined according to the indexes and technical parameters of electricity measuring and counting equipment. The way of determining the paid electricity volume must be clearly inscribed in the contract.
2. The price level for electricity charge payment shall comply with the provisions in Article 38 of this Decree.
3. The electricity charges shall be paid in Vietnamese currency. The payment mode and conditions shall be inscribed in the electricity trading contracts. Where the electricity charges are calculated in foreign currency(ies), such foreign currency(ies) shall be converted into Vietnamese currency at the average exchange rates on the inter-bank foreign currency market, announced on the first day of the month when the bill is made. The electricity trading in export processing zones, open economic zones shall be effected in the type of currency agreed upon by the buyer and the seller in the contracts.
4. The electricity charges shall be paid according to the time of recording the numbers on meters as provided for at Points c, d and e of Clause 1, Article 37 of this Decree.
5. Upon receiving the request for payment of electricity charge, if a buyer has not yet made the payment, the seller shall have to send the electricity charge payment notice to the buyer. Within 7 days after receiving the notice of the seller, the buyer shall have to make the payment. If past the above-said time limit the buyer still fails to make the payment:
a) For civil contracts: the seller may agree to let the buyer delay the payment if the latter has plausible reasons. If past the agreed time limit the buyer still fails to make the payment, the seller may suspend the electricity sale;
b) For economic contracts: when the seller has reached agreement with the buyer on the payment delay, the buyer shall have to pay the three-month commercial loan interest of Vietnam Bank for Industry and Commerce on the delayed payment amount counting from the 10th date. If past the agreed time limit the buyer still fails to make the payment, the seller may suspend the electricity sale.
6. For electricity in service of irrigation, which is used for watering and draining rice fields, vegetable gardens, industrial plants intercropped in areas cultivated with rice or subsidiary food crops, the payment time limit shall be agreed upon by the seller and the buyer, but must not exceed 120 days as from the date of receiving the electricity charge payment notice.
Article 40.- Where a meter is lost, operates inaccurately or stops working, the paid electricity volume shall be determined as follows:
1. If the meter runs fast as compared to the prescribed standards:
a) In cases where the fast-running duration cannot be determined, the electricity seller shall refund the overpaid electricity charge amounts, with the calculation time limit being four cycles of recording the numbers on the meters, including the current electricity-using cycle which has not yet reached the date of numbers recording;
b) In cases where the fast-running duration can be determined, the seller shall refund the electricity charge amount actually collected in excess from the buyer.
2. If a meter runs slow as compared to the prescribed standards:
a) In cases where the slow-running duration cannot be determined accurately, the electricity seller may additionally collect the electricity charge collected inadequately during the time limit of not more than two cycles of recording numbers on the meter, including the current electricity using cycle which has not yet reached the recording date;
b) In cases where the slow-running duration can be concretely determined with plausible reasons, the buyer shall have to pay the outstanding electricity charge amount to the seller.
3. If a meter stops working or is lost while the electricity buyer still uses the electricity, the paid electricity volume during the period of temporary supply of electricity without going through the meter shall be the daily average electricity volume of three preceding consecutive cycles of recording the numbers on the meter multiplied by the number of days of temporary supply of electricity.
4. In cases where the seller has installed the multi-price meter, during the time the multi-price meter is out of order without any replacement, the single-price meter shall be temporarily replaced and the electricity charge shall be calculated according to the normal hours.
Section 5. RIGHTS AND DUTIES OF THE ELECTRICITY SELLERS
Article 41.- The electricity sellers shall have the right:
1. To refuse signing the electricity-selling contracts when the buyers fail to meet all conditions prescribed in Articles 27 and 28 of this Decree.
2. To regularly and irregularly inspect the observance of terms in the electricity trading contracts, make record of contractual breaches, if any, by the buyers.
3. To switch off electricity first, then notify such to the buyers in case of danger of causing serious incidents or unsafety to people and/or equipment.
4. To detect and record acts of administrative violation in electricity activities and use by organizations and individuals and promptly report them to competent bodies for consideration and handling according to law provisions.
5. To partly or fully stop selling electricity when buyers commit violations in one of the following cases:
a) Using equipment which fail to satisfy the electricity safety standards as provided for, thus threatening to cause serious incidents to electricity grids, unsafety to people and equipment;
b) Breaching the provisions in Clauses 5 and 6 of Article 39 of this Decree;
c) Obstructing the inspection by electricity sellers in the performance of the electricity trading contracts;
d) Committing acts of fraudulence in using electricity;
e) Using electricity, thus causing danger to people, animals and property of the State and people, adversely affecting the environment;
f) Deliberately falsifying the operation of measuring and counting system;
g) Other cases at the request of the competent State bodies.
6. The electricity sale shall resume only after the buyers fully execute the competent authorities’ decisions on handling of violations prescribed in Clause 5 of this Article and pay charges for electricity switch-on and switch off under regulations of the Ministry of Industry.
7. The Ministry of Industry shall prescribe the order and procedures for stopping the electricity supply.
Article 42.- The electricity sellers shall have the duty:
1. To sell in adequate volume (capacity, electric energy), ensure stable quality (current, voltage) for the buyers according to the provisions in Article 31 of this Decree and the agreement in the contracts.
2. To make written notices and post up at electricity trading transaction places the relevant law provisions and the sellers stipulations, which the electricity buyers should know for joint implementation.
3. In case of electricity shut-off according to plans, to notify such to the electricity buyers at least 5 days before the time of electricity break in the following forms:
a) Sending written notices to organizations and individuals that use electricity for production activities and electricity users being organizations and individuals that have exclusive transformer stations;
b) Publishing announcements on the mass media for organizations and individuals using electricity for daily life.
4. To break off electricity strictly at the time already announced. In cases where the electricity buyers request the change of electricity-shut-off time, the buyers shall have to notify such to the sellers at least 48 hours before the time of electricity break. The electricity sellers shall have to consider and reasonably settle the request of the electricity buyers.
If the electricity shut-off cannot be delayed, the electricity sellers can shut-off the electricity according to plans but shall have to inform the buyers thereof at least 24 hours before the announced time of electricity shut-off.
Where the electricity seller agrees to change the time of or delay the electricity shut-off, the electricity buyers must be informed thereof 24 hours before the announced time of electricity shut-off, except for force majeure cases.
5. When electricity grid is hit by an incident, thus causing power failure or urgent electricity shut-off to handle dangerous circumstance, important organizations and individuals that use electricity in great volume must be promptly notified of such as of well as the expected time of electricity re-supply.
6. To handle the incident within 2 hours as from the time the electricity buyers report on power failure; where the incident cannot be overcome within the above-said time limit, the electricity sellers shall have to promptly inform the electricity buyers thereof.
7. To compensate the buyers for the damage caused by the sellers according to regulations and agreement in the contracts, except for force majeure cases.
8. To effect the signing of contracts and electricity sale as provided for in Article 27 and 28 of this Decree.
9. To reach agreement with owners when using the electricity projects of the buyers to supply electricity to other electricity users being organizations and individuals.
10. To submit to the examination and inspection by competent State bodies as provided for by law.
11. To fulfill other obligations as prescribed by law.
Section 6. RIGHTS AND DUTIES OF THE ELECTRICITY BUYERS
Article 43.- The electricity buyers shall have the rights:
1. To choose the electricity sellers.
2. To request the electricity sellers to sign electricity sale contracts with all conditions prescribed in Articles 27 and 28 of this Decree.
3. To request the electricity sellers to supply electricity in adequate volume, ensuring the electricity quality and supply time inscribed in the contracts.
4. To request the electricity sellers to immediately handle incidents of power failure or the danger of possible blackout, unsafety to people and property and adverse impacts on environment.
5. To request the electricity sellers to supply or recommend legal documents concerning the electricity purchase and sale.
6. To request the electricity sellers to compensate for damage caused by the seller as provided for in Clause 7, Article 42 of this Decree.
7. To coordinate with the electricity sellers in inspecting the observance of contractual terms. If the electricity sellers fail to strictly comply with the provisions in contracts, the electricity buyers shall request the sellers to confirm such in writing and together with the sellers work out remedial measures.
1. The electricity buyers shall have the duties:
a) To register electricity use demands with the electricity sellers, sign contracts and fully comply with the provisions and agreements in the electricity trading contracts;
b) To immediately reduce the current capacity to the limited capacity according to the sellers� notices upon force majeure incidents to the electricity system;
c) To use electricity strictly according to technical process, in a safe and thrifty manner;
d) To immediately inform the electricity sellers of any damage or doubtful inaccuracy of measuring and counting equipment upon the detection thereof;
e) To send written notices to the electricity sellers 15 days in advance on the requests, if any, for changes in contractual terms for joint discussion about amendments to the contracts;
f) To notify the electricity sellers 15 days in advance of the requests for termination of electricity trading contracts. Within 5 days after receiving the electricity buyers’ notices, the electricity sellers and the buyers shall proceed with the liquidation of the contracts according to regulations;
g) To create favorable conditions for the electricity sellers to inspect the performance of electricity trading contracts, the realization of requests and proposals of competent State bodies as provided for by law;
h) To compensate the sellers for damage caused by their faults according to law provisions and the specific agreements in the electricity trading contracts;
i) To fulfill other obligations as prescribed by law.
2. Apart from the duties prescribed in Clause 1 of this Article, the electricity buyers being organizations and individuals using electricity must not sell electricity to other electricity-using organizations and individuals if not so agreed upon by the electricity sellers, except for special cases of satisfying unexpected demands or incidents, which must, however, be reported to the electricity sellers.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực