Chương VIII Nghị định 40/2016/NĐ-CP: Cấp, cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cho phép trả lại, thu hồi giấy phép nhận chìm ở biển; danh mục vật, chất được nhận chìm ở biển
Số hiệu: | 40/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 15/05/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 02/07/2016 | Số công báo: | Từ số 445 đến số 446 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 40/2016/NĐ-CP hướng dẫn về chiến lược, quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường biển đảo; phạm vi vùng bờ; chương trình điều cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; hành lang bảo vệ bờ biển; phân loại hải đảo; khu vực hạn chế để ưu tiên cứu hộ, cứu nạn;...
1. Phạm vi vùng bờ; lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ; lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ
2. Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
3. Phân loại hải đảo
4. Cấp, cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cho phép trả lại, thu hồi giấy phép nhận chìm ở biển; Danh mục vật, chất được nhận chìm ở biển
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tổ chức, cá nhân được xem xét cấp Giấy phép nhận chìm ở biển khi đáp ứng đủ các Điều kiện sau đây:
a) Vật, chất được phép nhận chìm đáp ứng các Điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 58 Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;
b) Có phương án nhận chìm bảo đảm yêu cầu quy định tại Khoản 4 Điều 57 Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;
c) Khu vực biển đề nghị được sử dụng để nhận chìm phù hợp với quy hoạch sử dụng biển, quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trường hợp chưa có quy hoạch sử dụng biển, quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thì khu vực biển đề nghị được nhận chìm được xem xét trên cơ sở báo cáo đánh giá tác động môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Giấy phép nhận chìm ở biển bao gồm các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 59 Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, được lập theo Mẫu số 11 quy định tại Phụ lục của Nghị định này.
3. Không được cấp Giấy phép nhận chìm trong phạm vi khu vực biển đang có tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp để khai thác, sử dụng tài nguyên biển; khu vực cấm, tạm thời cấm, hạn chế hoạt động.
1. Giấy phép nhận chìm ở biển được xem xét gia hạn trong trường hợp thời hạn của giấy phép không đủ để hoàn thành hoạt động nhận chìm đã được cấp phép và tổ chức, cá nhân có nhu cầu gia hạn thời gian để thực hiện.
2. Việc gia hạn Giấy phép nhận chìm ở biển chỉ được xem xét khi đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Giấy phép nhận chìm còn hiệu lực ít nhất là 60 ngày;
b) Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động nhận chìm theo đúng nội dung của Giấy phép nhận chìm; đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật;
c) Đến thời Điểm đề nghị gia hạn Giấy phép nhận chìm ở biển, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng nghĩa vụ quy định tại Khoản 2 Điều 61 Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
3. Việc chấp thuận gia hạn được thể hiện bằng Giấy phép nhận chìm ở biển được gia hạn.
1. Giấy phép nhận chìm ở biển được sửa đổi, bổ sung trong các trường hợp sau đây:
a) Tên tổ chức, cá nhân được phép nhận chìm ở biển có sự thay đổi;
b) Thay đổi quy mô nhận chìm; ranh giới, diện tích khu vực biển sử dụng để nhận chìm; cách thức nhận chìm; thời Điểm thực hiện hoạt động nhận chìm.
2. Việc sửa đổi, bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển chỉ được xem xét khi đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Giấy phép nhận chìm ở biển còn hiệu lực ít nhất là 45 ngày;
b) Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động nhận chìm theo đúng nội dung của Giấy phép nhận chìm; đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật;
c) Đến thời Điểm đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng nghĩa vụ quy định tại Khoản 2 Điều 61 Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
3. Việc chấp thuận sửa đổi, bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển được thể hiện bằng Giấy phép nhận chìm ở biển được sửa đổi, bổ sung. Thời hạn của Giấy phép nhận chìm ở biển được sửa đổi, bổ sung là thời hạn còn lại của Giấy phép nhận chìm ở biển được cấp trước đó.
1. Tổ chức, cá nhân được trả lại Giấy phép nhận chìm ở biển khi không có nhu cầu tiếp tục thực hiện hoạt động nhận chìm ở biển.
2. Việc trả lại Giấy phép nhận chìm ở biển chỉ được xem xét khi đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Giấy phép nhận chìm ở biển còn hiệu lực;
b) Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động nhận chìm theo đúng nội dung của Giấy phép nhận chìm; đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật;
c) Đến thời Điểm đề nghị trả lại Giấy phép nhận chìm ở biển, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng nghĩa vụ quy định tại Khoản 2 Điều 61 Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
3. Việc chấp thuận trả lại Giấy phép nhận chìm ở biển được thể hiện bằng quyết định cho phép trả lại Giấy phép nhận chìm ở biển, được lập theo Mẫu số 12 quy định tại Phụ lục của Nghị định này.
1. Giấy phép nhận chìm ở biển được xem xét cấp lại trong trường hợp bị hư hỏng, thất lạc hoặc bị mất.
2. Việc cấp lại Giấy phép nhận chìm ở biển chỉ được xem xét khi đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Giấy phép nhận chìm ở biển còn hiệu lực ít nhất là 30 ngày;
b) Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động nhận chìm theo đúng nội dung của Giấy phép nhận chìm; đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật;
c) Đến thời Điểm đề nghị cấp lại Giấy phép nhận chìm ở biển, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng nghĩa vụ quy định tại Khoản 2 Điều 61 Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
3. Việc cấp lại Giấy phép nhận chìm ở biển được thực hiện bằng việc cấp bản sao Giấy phép nhận chìm ở biển đã cấp.
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhận chìm ở biển gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhận chìm ở biển được lập theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục của Nghị định này;
b) Dự án nhận chìm ở biển được lập theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục của Nghị định này;
c) Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực báo cáo đánh giá tác động môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật;
d) Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (nếu là doanh nghiệp);
đ) Bản đồ khu vực biển đề nghị được sử dụng để nhận chìm được lập theo Mẫu số 09 quy định tại Phụ lục của Nghị định này.
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép nhận chìm ở biển gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép nhận chìm ở biển, trong đó nêu rõ lý do đề nghị cấp lại được lập theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục của Nghị định này;
b) Báo cáo tình hình, kết quả hoạt động nhận chìm ở biển; công tác bảo vệ môi trường và việc thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật tính đến thời Điểm đề nghị cấp lại Giấy phép nhận chìm ở biển.
3. Hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép nhận chìm ở biển gồm:
a) Đơn đề nghị gia hạn Giấy phép nhận chìm ở biển được lập theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục của Nghị định này;
b) Giấy phép nhận chìm ở biển đã được cấp;
c) Báo cáo tình hình, kết quả hoạt động nhận chìm ở biển; công tác bảo vệ môi trường và việc thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật tính đến thời Điểm đề nghị gia hạn.
4. Hồ sơ trả lại Giấy phép nhận chìm ở biển:
a) Đơn đề nghị trả lại Giấy phép nhận chìm ở biển được lập theo Mẫu số 07 quy định tại Phụ lục của Nghị định này;
b) Giấy phép nhận chìm ở biển đã được cấp;
c) Báo cáo tình hình, kết quả hoạt động nhận chìm ở biển; công tác bảo vệ môi trường và việc thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật tính đến thời Điểm đề nghị trả lại.
5. Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển gồm:
a) Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển trong đó nêu rõ lý do đề nghị sửa đổi, bổ sung được lập theo Mẫu số 08 quy định tại Phụ lục của Nghị định này;
b) Giấy phép nhận chìm ở biển đã được cấp;
c) Báo cáo tình hình, kết quả hoạt động nhận chìm ở biển; công tác bảo vệ môi trường và việc thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật tính đến thời Điểm đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển;
d) Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực báo cáo đánh giá tác động môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong trường hợp đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển do có sự thay đổi quy mô nhận chìm; ranh giới, diện tích khu vực biển sử dụng để nhận chìm; cách thức nhận chìm;
đ) Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực văn bản chứng minh việc tổ chức, cá nhân được phép nhận chìm ở biển thay đổi tên trong trường hợp đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển do thay đổi tên;
e) Bản đồ khu vực biển trong trường hợp có sự thay đổi về ranh giới, diện tích khu vực biển đề nghị sử dụng để nhận chìm được lập theo Mẫu số 09 quy định tại Phụ lục của Nghị định này.
1. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ:
a) Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam là cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, trả lại Giấy phép nhận chìm ở biển thuộc thẩm quyền cấp của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
b) Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, trả lại Giấy phép nhận chìm ở biển thuộc thẩm quyền cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh có biển.
2. Hình thức tiếp nhận và trả kết quả giải quyết hồ sơ:
a) Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, trả lại Giấy phép nhận chìm ở biển được nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Việc trả kết quả giải quyết hồ sơ được thực hiện trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ hoặc qua đường bưu điện theo quy định của pháp luật.
1. Tính đầy đủ về hình thức và nội dung của hồ sơ.
2. Việc đáp ứng các Điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 58 Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo của vật, chất đề nghị được nhận chìm ở biển.
3. Sự phù hợp của khu vực biển dự kiến sử dụng để nhận chìm với quy hoạch sử dụng biển, quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ.
4. Tính phù hợp của phương án nhận chìm để bảo đảm các yêu cầu quy định tại Khoản 4 Điều 57 Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
1. Việc tiếp nhận hồ sơ thực hiện như sau:
a) Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, trả lại Giấy phép nhận chìm ở biển nộp 02 bộ hồ sơ cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ gửi qua đường bưu điện, ngày nhận hồ sơ là ngày bưu điện chuyển cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ;
b) Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra thành phần, nội dung của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ theo đúng quy định, trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ ban hành văn bản tiếp nhận và hẹn giải quyết hồ sơ được lập theo Mẫu số 14 quy định tại Phụ lục của Nghị định này. Trường hợp hồ sơ chưa đúng quy định, trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hướng dẫn một lần bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
2. Việc thẩm định hồ sơ thực hiện như sau:
Trong thời hạn không quá 60 ngày đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhận chìm ở biển; không quá 45 ngày đối với hồ sơ đề nghị gia hạn, trả lại Giấy phép nhận chìm ở biển; không quá 30 ngày đối với hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển và không quá 15 ngày đối với hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép nhận chìm ở biển kể từ ngày ra văn bản tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm:
a) Hoàn thành việc thẩm định hồ sơ theo các nội dung quy định tại Điều 56 Nghị định này; kết luận thẩm định phải được lập thành văn bản.
Trường hợp cần thiết, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan, tổ chức kiểm tra thực địa (thời gian lấy ý kiến, kiểm tra thực địa không tính vào thời gian thẩm định). Trong thời hạn không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến, cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về các vấn đề liên quan;
b) Gửi văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ theo kết luận thẩm định trong trường hợp phải chỉnh sửa.
3. Việc trình, giải quyết hồ sơ thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức, cá nhân đã hoàn thành việc chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm trình hồ sơ cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép nhận chìm ở biển;
b) Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ trình hồ sơ, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép nhận chìm ở biển xem xét, ra quyết định cấp, cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cho phép trả lại Giấy phép nhận chìm ở biển. Trong trường hợp không ra quyết định thì phải trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân và nêu rõ lý do.
4. Thông báo và trả kết quả
Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả giải quyết hồ sơ từ cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép nhận chìm ở biển, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ để nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định và gửi Giấy phép nhận chìm ở biển đến các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.
1. Giấy phép nhận chìm ở biển bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép nhận chìm ở biển lợi dụng hoạt động nhận chìm gây ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia; làm phương hại đến trật tự, an toàn trên biển; làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên hợp pháp ở biển của tổ chức, cá nhân khác;
b) Tiến hành nhận chìm không đúng nội dung của Giấy phép nhận chìm ở biển gây thiệt hại nghiêm trọng đối với tài nguyên, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, hệ sinh thái biển; lợi dụng việc nhận chìm để sử dụng khu vực biển vào Mục đích khác;
c) Sau 03 (ba) tháng, kể từ thời Điểm được phép nhận chìm quy định trong Giấy phép nhận chìm ở biển mà tổ chức, cá nhân không tiến hành hoạt động nhận chìm, trừ trường hợp bất khả kháng;
d) Khu vực biển đã được cấp Giấy phép nhận chìm được sử dụng để phục vụ Mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia theo quy định của pháp luật hoặc được cấp có thẩm quyền công bố là khu vực cấm;
đ) Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép nhận chìm ở biển bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật.
2. Việc thu hồi Giấy phép nhận chìm ở biển theo quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều này được thực hiện theo trình tự như sau:
a) Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép nhận chìm ở biển vi phạm một trong các quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều này, cơ quan quy định tại Khoản 1 Điều 55 Nghị định này có trách nhiệm trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thu hồi Giấy phép nhận chìm ở biển;
b) Trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được tờ trình về việc thu hồi Giấy phép, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định việc thu hồi Giấy phép nhận chìm ở biển;
c) Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước thẩm quyền ra quyết định thu hồi, cơ quan quy định tại Khoản 1 Điều 55 Nghị định này có trách nhiệm gửi quyết định thu hồi Giấy phép nhận chìm ở biển cho tổ chức, cá nhân và gửi quyết định thu hồi Giấy phép nhận chìm ở biển đến các cơ quan có liên quan.
3. Việc thu hồi Giấy phép nhận chìm ở biển theo quy định tại Điểm d và Điểm đ Khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn không quá 07 ngày kể từ ngày cấp có thẩm quyền công bố khu vực biển được phép nhận chìm được sử dụng để phục vụ Mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia theo quy định của pháp luật hoặc được cấp có thẩm quyền công bố là khu vực cấm hoặc kể từ ngày tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép nhận chìm ở biển bị giải thể hoặc phá sản, cơ quan quy định tại Khoản 1 Điều 55 Nghị định này có trách nhiệm trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thu hồi Giấy phép nhận chìm ở biển;
b) Trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được tờ trình về việc thu hồi Giấy phép nhận chìm ở biển, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thu hồi Giấy phép nhận chìm ở biển;
c) Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thu hồi Giấy phép nhận chìm ở biển, cơ quan quy định tại Khoản 1 Điều 55 Nghị định này có trách nhiệm gửi quyết định thu hồi cho tổ chức, cá nhân và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.
4. Việc thu hồi Giấy phép nhận chìm ở biển được thể hiện bằng quyết định được lập theo Mẫu số 13 quy định tại Phụ lục của Nghị định này.
5. Trường hợp Giấy phép nhận chìm ở biển bị thu hồi theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này, tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép nhận chìm ở biển được hỗ trợ, bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Giấy phép nhận chìm ở biển chấm dứt hiệu lực khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy phép nhận chìm ở biển bị thu hồi;
b) Giấy phép nhận chìm ở biển hết hạn;
c) Giấy phép nhận chìm ở biển được cho phép trả lại.
2. Khi Giấy phép nhận chìm ở biển bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại Khoản 1 Điều này, tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép nhận chìm ở biển có trách nhiệm xử lý các công trình, thiết bị phục vụ hoạt động nhận chìm và báo cáo kết quả thực hiện cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để kiểm tra kết quả thực hiện.
Cơ quan quy định tại Khoản 1 Điều 55 Nghị định này có trách nhiệm thông báo về việc chấm dứt hiệu lực Giấy phép nhận chìm ở biển đến các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.
Danh Mục vật, chất được nhận chìm ở biển bao gồm:
1. Chất nạo vét.
2. Bùn thải.
3. Các chất thải từ thủy sản hoặc các chất thải phát sinh từ hoạt động chế biến thủy sản.
4. Tàu thuyền, giàn nổi hoặc các công trình nhân tạo ở biển.
5. Các chất địa chất trơ và chất vô cơ.
6. Các chất hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên.
7. Các vật thể lớn được tạo thành chủ yếu từ sắt, thép, bê-tông và các chất tương tự không độc hại mà trong Điều kiện, hoàn cảnh cụ thể không có cách xử lý nào tốt hơn là nhận chìm.
8. Carbon dioxide (CO2) được thu và lưu trữ.
ISSUANCE, RE-ISSUANCE, EXTENSION, ADJUSTMENT, PERMISSIBLE RETURN AND REVOCATION OF SEA DUMPING PERMITS; THE LIST OF PHYSICAL MATTERS SUBJECT TO SEA DUMPING
Article 49. Issuance of sea dumping permit
1. A sea dumping permit shall be issued if all of the following conditions are satisfied:
a) The physical matters subject to sea dumping must meet all conditions prescribed in Clause 1 Article 58 of the Law on resources and environment of sea and islands;
b) The sea dumping plan must be set up in compliance with regulations in Clause 4 Article 57 of the Law on resources and environment of sea and islands;
c) The sea area which is used for dumping must be in conformity with the sea use planning and/or the master plan for sustainable extraction and use of coastal resources approved by competent authorities.
In cases where the sea use planning or the master plan for sustainable extraction and use of coastal resources is not approved, the sea area which is used for dumping shall be considered on the basis of the environmental impact assessment report approved by a competent authority in accordance with the law on environmental protection.
2. A sea dumping permit includes contents stated in Clause 1 Article 59 of the Law on resources and environment of sea and islands, and complies with Form No. 11 stated in the Annex herein.
3. The dumping in sea areas where marine resources are legally exploited and used, prohibited zones, areas of suspension of innocent passage and restricted areas are not permitted.
Article 50. Extension of sea dumping permit
1. A sea dumping permit is extended if the permitted period is not enough to finish the permitted dumping and the involved entity applies for an extension for dumping.
2. A sea dumping permit shall be extended if all of the following conditions are satisfied:
a) Permit is still effective for at least 60 more days;
b) Dumping activities are carried out consistently with contents specified in the sea dumping permit; all financial obligations are fulfilled in accordance with the laws;
c) Up to the time when the application for extension of sea dumping permit is submitted, the applicant has performed obligations prescribed in Clause 2 Article 61 of the Law on sea and island resources and environment.
3. If the application is approved, an extended sea dumping permit shall be granted.
Article 51. Adjustment of sea dumping permit
1. A sea dumping permit shall be adjusted in the following cases:
a) There is a change in name of the holder of sea dumping permit;
b) There is a change in dumping scale, or boundaries/ area of the sea area for dumping, or the method of sea dumping, or time for conducting sea dumping.
2. The adjustment of a sea dumping permit is approved if all of the following conditions are satisfied:
a) Permit is still effective for at least 45 more days;
b) Dumping activities are carried out consistently with contents specified in the sea dumping permit; all financial obligations are fulfilled in accordance with the laws;
c) Up to the time when the application for adjustment of sea dumping permit is submitted, the applicant has properly performed obligations prescribed in Clause 2 Article 61 of the Law on sea and island resources and environment.
3. If the application is approved, an adjusted sea dumping permit shall be granted. The effect of the adjusted sea dumping permit shall be the remaining effective period of the old permit.
Article 52. Permissible return of sea dumping permit
1. A sea dumping permit may be returned if the permit holder terminates its sea dumping operations.
2. The permissible return of sea dumping permit is approved if all of the following conditions are satisfied:
a) The sea dumping permit is still valid;
b) Dumping activities are carried out consistently with contents specified in the sea dumping permit; all financial obligations are fulfilled in accordance with the laws;
c) Up to the time when the application for permissible return of sea dumping permit is submitted, the applicant has fully performed obligations prescribed in Clause 2 Article 61 of the Law on sea and island resources and environment.
3. If the application is approved, a decision on approval for return of sea dumping permit shall be granted according to Form No. 12 stated in the Annex herein.
Article 53. Re-issuance of sea dumping permit
1. The reissuance of sea dumping permit shall be approved if the issued sea dumping permit is damaged or lost.
2. The sea dumping permit shall be re-issued if all of the following conditions are satisfied:
a) Permit is still effective for least 30 more days;
b) Dumping activities are carried out consistently with contents specified in the sea dumping permit; all financial obligations are fulfilled in accordance with the laws;
c) Up to the time when the application for reissuance of sea dumping permit is submitted, the applicant has fully performed the obligations prescribed in Clause 2 Article 61 of the Law on sea and island resources and environment.
3. If the application for reissuance of sea dumping permit is approved, a copy of the issued sea dumping permit shall be granted.
Article 54. Application for issuance/ reissuance/ extension/ adjustment/return of sea dumping permit
1. The application dossiers for issuance of sea dumping permit consists of:
a) The application form for issuance of sea dumping permit using Form No. 04 stated in the Annex herein;
b) The sea dumping plan using Form No. 03 stated in the Annex herein;
c) The copy accompanied by the original for comparison or the certified copy of the environmental impact assessment report approved by competent authority in accordance with the laws.
d) The copy accompanied by the original for comparison or the certified copy of the business registration certificate (if the applicant is an enterprise);
dd) The map of the sea area for carrying out dumping activities using Form No. 09 stated in the Annex herein.
2. The application dossiers for re-issuance of sea dumping permit consists of:
a) The application form for re-issuance of sea dumping permit in which reasons for re-issuance must be specified using Form No. 05 stated in the Annex herein;
b) The report on situation and result of sea dumping activities, environmental protection and the performance of obligations as referred to by law up to the time when the application for reissuance of sea dumping permit is submitted.
3. The application dossiers for extension of sea dumping permit consist of:
a) The application form for extension of sea dumping permit using Form No. 06 stated in the Annex herein;
b) The issued sea dumping permit;
c) The report on situation and result of sea dumping activities, environmental protection and the performance of obligations as referred to by law up to the time when the application for extension of sea dumping permit is submitted.
4. Application dossiers for return of sea dumping permit include:
a) The application form for return of sea dumping permit using Form No. 07 stated in the Annex herein;
b) The issued sea dumping permit;
c) The report on situation and result of sea dumping activities, environmental protection and the performance of obligations as referred to by law up to the time when the application for return of sea dumping permit is submitted.
5. The application dossiers for adjustments to sea dumping permit consist of:
a) The application form for adjustment of sea dumping permit in which reasons for adjustment must be specified using Form No. 08 stated in the Annex herein;
b) The issued sea dumping permit;
c) The report on situation and result of sea dumping activities, environmental protection and the performance of obligations as referred to by law up to the time when the application for adjustment of sea dumping permit is submitted;
d) The copy accompanied by the original for comparison or the certified copy of the environmental impact assessment report approved by competent authority in accordance with regulations of the law on environmental protection if the reason of the application for adjustment of sea dumping permit is change of dumping scale, or boundaries/area of sea area for dumping, or method of sea dumping;
dd) The copy accompanied by the original for comparison or the certified copy of the document proving the change of name of the sea dumping permit holder if the reason of the application for adjustment of sea dumping permit is change of name of the permit holder;
e) The map of the sea area for dumping using Form No. 09 stated in the Annex herein if there is a change in boundaries or area of sea area for dumping.
Article 55. Receipt and response to the application for issuance/ reissuance/ extension/ adjustment/return of sea dumping permit
1. Application-receiving authorities:
a) General Department of Vietnam’s Sea and Islands shall receive the application for issuance/ reissuance/ extension/ adjustment/return of sea dumping permit within the competence of Ministry of Resources and Environment;
b) Departments of Resources and Environment shall receive applications for issuance/ reissuance/ extension/ adjustment/return of sea dumping permit within the competence of people’s committees of coastal provinces.
2. Forms of receipt and response to the application:
a) Applications for issuance/ reissuance/ extension/ adjustment/return of sea dumping permit shall be submitted by hand or by post to the application-receiving authorities as referred to in Clause 1 of this Article;
b) Applicants shall, by hand or by post, receive application-processing results given by application-receiving authorities in accordance with the law.
Article 56. Contents of application for issuance/ reissuance/ extension/ adjustment/return of sea dumping permit to be appraised
1. The sufficiency in terms of form and contents of application dossiers.
2. The conformity of physical matters subject to the sea dumping with requirements in Clause 1 Article 58 of the Law on resources and environment of sea and islands.
3. c) The conformity of the sea area for dumping with the sea use planning or the master plan for sustainable extraction and use of coastal resources.
4. The conformity of the sea dumping plan with requirements in Clause 4 Article 57 of the Law on resources and environment of sea and islands.
Article 57. Procedures for issuance/ reissuance/ extension/ adjustment/return of sea dumping permit
1. Application receipt:
a) The applicant for issuance/ reissuance/ extension/ adjustment/return of sea dumping permit shall submit 02 sets of application dossiers to the application-receiving authority. If the application is submitted by post, the date of receiving application shall be the date on which it is delivered by the post office to the application-receiving authority;
b) The application-receiving authority shall check the application elements and contents. Within 01 working day from the date on which the valid application is received, the application-receiving authority shall grant an application receipt note giving an appointment to process the application according to Form No. 14 stated in the Annex herein. Within 03 working days from the date on which the application is received, if the application is invalid as referred to by law, the application-receiving authority shall give a written instruction to the application for complete the application.
2. The application shall be appraised according to the following procedures:
From the date on which the application receipt note is granted, within 60 days if the application for issuance of sea dumping permit is submitted, or within 45 days if the application for extension/ return of sea dumping permit is submitted, or within 30 days if the application for adjustment of sea dumping permit is submitted, or within 15 days if the application for re-issuance of sea dumping permit is submitted, the application-receiving authority shall discharge the following responsibilities:
a) Complete the appraisal of the application according to the contents stated in Article 56 of this Decree; the appraisal result must be recorded in writing.
The application-receiving authority may, if necessary, ask for written suggestions of relevant agencies or carry out the field inspection (the period for collecting suggestions or carrying out the field inspection shall be accounted into the appraisal period). Agencies that are asked for suggestions shall, within 20 days from the receipt of the written request for suggestion, give written response to relevant matters;
b) Send written request to the applicant for completing the application according to appraisal results, if the application requires a modification.
3. The application shall be submitted to competent authorities for settlement according to the following procedures:
a) Within 07 working days from the date on which the valid application is submitted, the application-receiving authority shall submit that application to the authority competent to issue sea dumping permit;
b) Within 07 working days from the date on which the valid application is submitted by the application-receiving authority, the authority competent to issue sea dumping permit shall consider and make decision on issuance/re-issuance/extension/adjustment/return of sea dumping permit. If the application is rejected, written reasons shall be given to the applicant.
4. Giving notice and returning results
Within 03 working days from the date on which the authority competent to issue sea dumping permit gives the application processing results, the application-receiving authority shall be responsible for informing the applicant of receiving the application processing results and performing relevant obligations as referred to by law and sending sea dumping permit to relevant regulatory bodies.
Article 58. Revocation of sea dumping permit
1. A sea dumping permit shall be revoked in the following cases:
a) A sea dumping permit holder misuses sea dumping activities for causing adverse influence on national defence, security and national interests, or infringing on the order and safety at sea, or causing serious impact on other entities’ legal extraction and use of marine resources;
b) Dumping activities are carried out inconsistently with contents in the issued sea dumping permit resulting in causing serious damage to the natural resources, pollution and degradation of marine environment and ecosystems; the sea area for dumping activities is used for other purposes;
c) After 03 (three) months from the effective date specified in the sea dumping permit but the sea dumping permit holder fails to carry out dumping activities, except for case of force majeure;
d) The sea area for dumping as permitted in the sea dumping permit is used for the purpose of national defence, security and interests as referred to by laws, or is announced as prohibited zone by a competent authority;
dd) The sea dumping permit holder has dissolution or bankruptcy declared as referred to by laws.
2. The revocation of sea dumping permit in cases mentioned in Points a, b and c Clause 1 of this Article shall comply with the following procedures:
a) Within 07 working days from the date on which a competent authority makes a written conclusion that the sea dumping permit holder commits any of violations mentioned in Points a, b and c Clause 1 of this Article, the authority mentioned in Clause 1 Article 55 of this Decree shall request the competent authority to make decision on the revocation of sea dumping permit;
b) Within 10 working days from the receipt of written request for the revocation of sea dumping permit, the competent authority shall consider and make decision on the revocation of sea dumping permit;
c) Within 03 working days from the issued date of decision on the revocation of sea dumping permit by the competent authority, the authority mentioned in Clause 1 Article 55 of this Decree shall send that decision on the revocation of sea dumping permit to the sea dumping permit holder and relevant agencies.
3. The revocation of sea dumping permit in cases mentioned in Points d and dd Clause 1 of this Article shall comply with the following procedures:
a) Within 07 working days from the date on which a competent authority announces that the sea area for dumping is used to serve national defense, security and national interests as referred to by laws or the sea area for dumping is announced as prohibited zone, or from the date on which the sea dumping permit holder has dissolution or bankruptcy declared, the authority mentioned in Clause 1 Article 55 of this Decree shall request the competent authority to make decision on the revocation of sea dumping permit;
b) Within 10 working days from the receipt of written request for the revocation of sea dumping permit, the competent authority shall consider and make decision on the revocation of sea dumping permit;
c) Within 03 working days from the issued date of decision on the revocation of sea dumping permit by the competent authority, the authority mentioned in Clause 1 Article 55 of this Decree shall send that decision on the revocation of sea dumping permit to the sea dumping permit holder and relevant agencies.
4. Decision on the revocation of sea dumping permit shall follow Form No. 13 stated in the Annex herein.
5. Sea dumping permit holders shall be supported or compensated as regulated by laws if their sea dumping permits are revoked in the case mentioned in Point d Clause 1 of this Article.
Article 59. Termination of effect of sea dumping permit
1. Effect of a sea dumping permit shall come to an end in the following cases:
a) The sea dumping permit is revoked;
b) The sea dumping permit expires;
c) The return of sea dumping permit is approved.
2. When a sea dumping permit is invalidated as referred to in Clause 1 of this Article, the sea dumping permit holder is responsible for settling facilities and equipment serving dumping activities and submitting report to competent authority for verification.
The authority mentioned in Clause 1 Article 55 of this Decree shall inform relevant agencies of termination of effect of a sea dumping permit.
Article 60. List of physical matters subject to sea dumping
The following physical matters are subject to sea dumping:
1. Dredged materials.
2. Sewage sludge.
3. Fish wage or material resulting from industrial fish processing operation.
4. Vessels and platforms or man-made structures at sea.
5. Inert geological materials and inorganic matters.
6. Natural organic matters.
7. Non-poisonous bulky items which are mainly made of iron, steel, concrete and similar materials but there is no disposal method better than dumping in a specific condition or circumstance.
8. Carbon dioxide (CO2) which is captured and stored.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực