Chương V Nghị định 40/2016/NĐ-CP: Hành lang bảo vệ bờ biển, hạn chế các hoạt động trong hành lang bảo vệ bờ biển
Số hiệu: | 40/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 15/05/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 02/07/2016 | Số công báo: | Từ số 445 đến số 446 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 40/2016/NĐ-CP hướng dẫn về chiến lược, quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường biển đảo; phạm vi vùng bờ; chương trình điều cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; hành lang bảo vệ bờ biển; phân loại hải đảo; khu vực hạn chế để ưu tiên cứu hộ, cứu nạn;...
1. Phạm vi vùng bờ; lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ; lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ
2. Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
3. Phân loại hải đảo
4. Cấp, cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cho phép trả lại, thu hồi giấy phép nhận chìm ở biển; Danh mục vật, chất được nhận chìm ở biển
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Ủy ban nhân dân tỉnh có biển căn cứ các nguyên tắc thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển quy định tại Khoản 2 Điều 23 Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo và hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lập Danh Mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ lập Danh Mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển.
2. Việc lập Danh Mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển được thực hiện theo trình tự sau đây:
a) Thu thập, tổng hợp, đánh giá về hiện trạng tài nguyên, môi trường vùng bờ;
b) Xác định các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển;
c) Lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan về dự thảo Danh Mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển;
d) Phê duyệt Danh Mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển.
1. Việc thu thập, tổng hợp, đánh giá về hiện trạng tài nguyên, môi trường vùng bờ phải được thực hiện trên cơ sở thông tin, số liệu được cập nhật nhằm cung cấp đầy đủ số liệu để đánh giá quy luật phân bố, đặc Điểm, tiềm năng và hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên, môi trường vùng bờ.
2. Nội dung thu thập, tổng hợp, đánh giá về hiện trạng tài nguyên, môi trường vùng bờ bao gồm:
a) Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, các hệ sinh thái;
b) Cảnh quan tự nhiên, di sản văn hóa;
c) Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội;
d) Hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên;
đ) Hiện trạng môi trường, rủi ro ô nhiễm môi trường;
e) Tình hình diễn biến và rủi ro thiên tai;
g) Các thông tin, dữ liệu khác có liên quan.
1. Các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển phải được xác định và lập thành Danh Mục.
2. Dự thảo Danh Mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển bao gồm các nội dung sau:
a) Danh sách các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển;
b) Tên, địa giới hành chính, vị trí địa lý, mô tả khái quát từng khu vực;
c) Tọa độ hai Điểm giới hạn khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển trên đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm;
d) Mục đích, yêu cầu thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển của từng khu vực.
1. Dự thảo Danh Mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển phải được lấy ý kiến của các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan thông qua hình thức hội nghị, bằng văn bản, lấy ý kiến trực tiếp và công khai trên trang thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh có biển. Thời gian công khai trên trang thông tin điện tử để lấy ý kiến ít nhất là 45 ngày.
2. Dự thảo Danh Mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển phải được hoàn thiện trên cơ sở ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan quy định tại Khoản 1 Điều này. Nội dung tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý phải được công khai trên trang thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh có biển.
3. Ủy ban nhân dân tỉnh có biển có trách nhiệm gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường về dự thảo Danh Mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển trước khi phê duyệt.
1. Ủy ban nhân dân tỉnh có biển phê duyệt Danh Mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trình Ủy ban nhân dân tỉnh có biển phê duyệt Danh Mục. Hồ sơ trình phê duyệt bao gồm:
a) Tờ trình phê duyệt Danh Mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển;
b) Dự thảo Quyết định phê duyệt và Danh Mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển;
c) Báo cáo nội dung tiếp thu, giải trình ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan về dự thảo Danh Mục;
d) Văn bản góp ý, bảng tổng hợp ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan.
1. Trên cơ sở số liệu quan trắc, đo đạc, tính toán dao động mực nước ven biển trong thời kỳ 18,6 năm gần nhất so với thời Điểm xác định đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường xác định và công bố các Điểm có giá trị đặc trưng mực nước triều của vùng ven biển Việt Nam.
2. Căn cứ các Điểm có giá trị đặc trưng mực nước triều của vùng ven biển Việt Nam do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố theo quy định tại Khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân tỉnh có biển chủ trì xác định và công bố đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm trong phạm vi địa phương theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1. Chiều rộng hành lang bảo vệ bờ biển được xác định trên các mặt cắt đặc trưng để bảo đảm yêu cầu, Mục tiêu thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển và phù hợp với Điều kiện thực tế của khu vực thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển.
2. Chiều rộng hành lang bảo vệ bờ biển trên một mặt cắt đặc trưng được xác định là Khoảng cách lớn nhất tính từ đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm đến các đường:
a) Đường nối các Điểm có giá trị lớn nhất được tính toán nhằm bảo đảm yêu cầu, Mục tiêu thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển quy định tại Khoản 1 Điều 23 Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;
b) Đường ranh giới ngoài của khu bảo vệ I của di tích lịch sử - văn hóa theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa;
c) Đường ranh giới về phía đất liền của hành lang bảo vệ đê biển theo quy định của pháp luật về đê Điều.
Trường hợp Khoảng cách lớn nhất tính từ đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm đến các đường quy định tại Điểm a, b và Điểm c Khoản này nhỏ hơn 100m thì chiều rộng hành lang bảo vệ bờ biển tại mặt cắt đó được xác định là 100m; nếu chiều rộng tự nhiên của khu vực thiết lập hành lang nhỏ hơn 100m thì chiều rộng hành lang bảo vệ bờ biển tại mặt cắt đó được xác định bằng chiều rộng tự nhiên của khu vực thiết lập hành lang.
Trường hợp Khoảng cách lớn nhất tính từ đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm đến các đường quy định tại Điểm a, b và Điểm c Khoản này lớn hơn chiều rộng tự nhiên của khu vực thiết lập hành lang thì chiều rộng hành lang bảo vệ bờ biển tại mặt cắt đó được xác định bằng chiều rộng tự nhiên của khu vực thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển.
3. Ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển
Ranh giới ngoài của hành lang bảo vệ bờ biển là đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm; ranh giới trong của hành lang bảo vệ bờ biển nằm về phía đất liền hoặc về phía trong đảo, là đường nối các Điểm có Khoảng cách được xác định để bảo đảm chiều rộng hành lang bảo vệ bờ biển theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
1. Ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển phải được lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan quy định tại Điều 34 Nghị định này để hoàn thiện trước khi trình phê duyệt. Nội dung tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý phải được công khai trên trang thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh có biển.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh có biển phê duyệt ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trình Ủy ban nhân dân tỉnh có biển phê duyệt ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển, hồ sơ trình phê duyệt bao gồm:
a) Tờ trình phê duyệt ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển;
b) Dự thảo Quyết định phê duyệt ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển;
c) Bản đồ thể hiện ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển kèm theo báo cáo thuyết minh;
d) Báo cáo nội dung tiếp thu, giải trình ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan về ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển;
đ) Văn bản góp ý, bảng tổng hợp ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan.
1. Trong thời hạn không quá 20 ngày kể từ ngày phê duyệt ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển, Ủy ban nhân dân tỉnh có biển có trách nhiệm tổ chức công bố hành lang bảo vệ bờ biển trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bản đồ thể hiện ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển phải được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có biển nơi có hành lang bảo vệ bờ biển và tại khu vực hành lang bảo vệ bờ biển được thiết lập.
2. Trong thời hạn không quá 60 ngày kể từ ngày ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển được phê duyệt, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc cắm mốc giới hành lang bảo vệ bờ biển.
1. Ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển được xem xét, Điều chỉnh trong các trường hợp sau đây:
a) Có sự biến động lớn về đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm ở khu vực thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển;
b) Do yêu cầu đột xuất về quốc phòng, an ninh;
c) Do thiên tai hoặc các trường hợp bất khả kháng mà hành lang bảo vệ bờ biển đã được thiết lập không đáp ứng các Mục tiêu, yêu cầu quy định tại Khoản 1 Điều 23 Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
2. Việc Điều chỉnh ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển được thực hiện như đối với việc xác định ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển quy định tại Điều 37 và Điều 38 Nghị định này.
1. Việc khai thác nước dưới đất chỉ được tiến hành trong trường hợp khẩn cấp phục vụ phòng chống thiên tai, hỏa hoạn, khắc phục sự cố môi trường hoặc khai thác nước dưới đất phục vụ các Mục đích khác khi không có nguồn nước nào khác để khai thác.
2. Việc khai hoang, lấn biển, thăm dò khoáng sản, dầu khí chỉ được thực hiện khi có văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
3. Việc cải tạo công trình đã xây dựng chỉ được thực hiện nếu không làm thay đổi Mục đích sử dụng, quy mô, kết cấu, độ sâu, chiều cao của công trình đã xây dựng hoặc việc cải tạo công trình đã xây dựng có tác động tốt hơn đối với việc duy trì, bảo vệ hành lang bảo vệ bờ biển.
4. Hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ làm suy thoái hệ sinh thái vùng bờ, suy giảm giá trị dịch vụ của hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên chỉ được tiến hành khi đã có giải pháp bảo đảm không làm ảnh hưởng đến yêu cầu, Mục tiêu của việc thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển.
5. Ngoài các Điều kiện hạn chế quy định nêu trên, các hoạt động quy định tại các Khoản từ Khoản 1 đến Khoản 4 Điều này chỉ được phép thực hiện sau khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
a) Ban hành quy định kỹ thuật thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển;
b) Hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương thực hiện việc thiết lập, quản lý hành lang bảo vệ bờ biển theo quy định của Nghị định này;
c) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật quản lý hành lang bảo vệ bờ biển.
2. Bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân tỉnh có biển trong việc thiết lập, quản lý và bảo vệ hành lang bảo vệ bờ biển.
1. Ủy ban nhân dân tỉnh có biển có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc thiết lập, tổ chức công bố và quản lý hành lang bảo vệ bờ biển theo quy định của Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo và quy định tại Nghị định này; tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ hành lang bảo vệ bờ biển;
b) Ban hành quy định về quản lý, bảo vệ hành lang bảo vệ bờ biển trên địa bàn; phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ hành lang bảo vệ bờ biển;
c) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ hành lang bảo vệ bờ biển trên địa bàn.
2. Ủy ban nhân dân huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương có biển có trách nhiệm:
a) Tổ chức thực hiện văn bản pháp luật về quản lý, bảo vệ hành lang bảo vệ bờ biển; tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ hành lang bảo vệ bờ biển trên địa bàn;
b) Thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên chưa khai thác, sử dụng trong hành lang bảo vệ bờ biển theo quy định của pháp luật;
c) Tham gia xây dựng và phối hợp thực hiện việc cắm mốc giới hành lang bảo vệ bờ biển trên địa bàn;
d) Quản lý, bảo vệ mốc giới hành lang bảo vệ bò biển; chịu trách nhiệm khi để xảy ra hiện tượng lấn chiếm, sử dụng trái phép phần đất thuộc phạm vi hành lang bảo vệ bờ biển trên địa bàn;
đ) Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về quản lý, bảo vệ hành lang bảo vệ bờ biển trên địa bàn.
3. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có biển có trách nhiệm:
a) Tổ chức thực hiện văn bản pháp luật về quản lý, bảo vệ hành lang bảo vệ bờ biển; tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ hành lang bảo vệ bờ biển;
b) Phối hợp thực hiện việc cắm mốc giới hành lang bảo vệ bờ biển trên địa bàn;
c) Bảo vệ mốc giới hành lang bảo vệ bờ biển; chịu trách nhiệm khi để xảy ra hiện tượng lấn chiếm, sử dụng trái phép phần đất thuộc phạm vi hành lang bảo vệ bờ biển trên địa bàn;
d) Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về quản lý, bảo vệ hành lang bảo vệ bờ biển trên địa bàn.
COASTAL PROTECTION CORRIDOR, LIMITATIONS ON ACTIVITIES WITHIN COASTAL PROTECTION CORRIDOR
Article 31. List of coastal areas where the coastal protection corridor must be established
1. People’s committees of coastal provinces shall base on the principles for establishing coastal protection corridor provided for in Clause 2 Article 23 of the Law on resources and environment of sea and islands, and guidelines by Ministry of Resources and Environment to make the list of coastal areas where the coastal protection corridor must be established. Departments of Resources and Environment shall assist People’s committees of coastal provinces in making the list of coastal areas where the coastal protection corridor must be estbalished.
2. The list of coastal areas where the coastal protection corridor must be established shall be made according to the following sequence:
a) Collect and summarize information, and evaluate existing conditions of coastal resources and environment;
b) Determine the coastal areas where the coastal protection corridor must be established;
c) Collect suggestions from relevant agencies, entities and residential communities about the draft of the list of coastal areas where the coastal protection corridor must be established;
d) Request for approval for the list of coastal areas where the coastal protection corridor must be established.
Article 32. Information collection and summation, and evaluation of existing conditions of coastal resources and environment
1. The information collection and summation, and the evaluation of existing conditions of coastal resources and environment must be based on updated information and data for the purpose of providing sufficient data to evaluate the distribution rule, features, potentiality and existing conditions of the extraction and use of coastal resources and coastal environmental protection.
2. The following information must be collected in order to evaluate existing conditions of coastal resources and environment:
a) Natural conditions, resources and ecosystems;
b) Natural landscape and cultural heritage;
c) Social and economic development plans;
d) Existing conditions of the extraction and use of resources;
dd) Existing environmental conditions and environmental pollution risks;
e) Disaster happenings and risks;
g) Other relevant information and data.
Article 33. Identification of coastal areas where the coastal protection corridor must be established
1. Coastal areas where the coastal protection corridor must be established must be established and recorded in the list.
2. The following contents are included in the draft of the list of coastal areas where the coastal protection corridor must be established:
a) The list of coastal areas where the coastal protection corridor must be established;
b) Name, administrative division, geographic position and general description about each coastal area;
c) Coordinates of two limit points of the coastal area where the coastal protection corridor must be established in the mean high water line (MHWL);
d) Objectives and requirements on the establishment of coastal protection corridor of each coastal area.
Article 34. Collection of suggestions from relevant agencies, entities and residential communities about the draft of the list of coastal areas where the coastal protection corridor must be established
1. The draft of the list of coastal areas where the coastal protection corridor must be established requires relevant agencies, entities and residential communities’ suggestions which may be obtained by holding conferences, taking written suggestions, asking directly, or publishing the draft on the portals of Departments of Resources and Environment and people’s committees of coastal provinces. Period for publishing the draft list on portals for collecting suggestions must be at least 45 days.
2. The draft of the list of coastal areas where the coastal protection corridor must be established shall be perfected on the basis of suggestions given by relevant agencies, entities and residential communities as prescribed in Clause 1 of this Article. The acceptance and/or explanation about collected suggestions must be published on the portals of Departments of Resources and Environment and people’s committees of coastal provinces.
3. People’s committees of coastal provinces must ask for advice of Ministry of Resources and Environment about the draft list of coastal areas where the coastal protection corridor must be established before giving approval for that list.
Article 35. Approval for the list of coastal areas where the coastal protection corridor must be established
1. People’s committees of coastal provinces give approval for the list of coastal areas where the coastal protection corridor must be established.
2. Departments of Natural Resoruces and Environment shall send written request to People’s committees of coastal provinces to give approval for the list of coastal areas where the coastal protection corridor must be established. A written request for approval must consist of the following documents:
a) The written request for approval for the list of coastal areas where the coastal protection corridor must be established;
b) The draft of Decision on approval for the list of coastal areas where the coastal protection corridor must be established;
c) The report on accepted/explained suggestions of relevant agencies, entities and residential communities about the draft list;
d) Written suggestions and/or written summation of suggestions given by relevant agencies, entities and residential communities.
Article 36. Determination of the mean high water line (MHWL)
1. Based on observation, measurement and calculation data about coastal water levels during a period of 18.6 years before the time when the mean high water line (MHWL) is determined, Ministry of Resources and Environment shall determine and announce the points with typical values of tides within coastal area of Vietnam.
2. Based on the points with particular values of tides within coastal area of Vietnam, which are announced by Ministry of Resources and Environment as referred to in Clause 1 of this Article, each of people’s committees of coastal provinces shall take charge of determining and announcing the mean high water line (MHWL) within the coastal area in that province as regulated by Ministry of Resources and Environment.
Article 37. Breadth and boundaries of coastal protection corridor
1. The breadth of the coastal protection corridor is determined on typical sections in order to ensure requirements and objectives of the establishment of coastal protection corridor and correspond to actual conditions of the coastal area where the coastal protection corridor is established.
2. The breadth of the coastal protection corridor on a typical section refers to the largest distance from the mean high water line (MHWL) to the following lines:
a) The line connecting the points with highest values as determined for the purpose of ensuring requirements and objectives of the establishment of coastal protection corridor as provided for in Clause 1 Article 23 of the Law on resources and environment of sea and islands;
b) The outermost boundary of the protection area I of the historic and cultural relic in accordance with regulations of the law on cultural heritage;
c) The boundary towards to the land of the coastal protection corridor in accordance with regulations of the law on dykes.
If the largest distance from the mean high water line (MHWL) to the lines mentioned in Points a, b and c of this Clause is smaller than 100m, the breadth of the coastal protection corridor at that section shall be 100m; the natural width of the coastal area where the coastal protection corridor is established which is smaller than 100m shall be the breadth of the coastal protection corridor at that section.
If the largest distance from the mean high water line (MHWL) to the lines mentioned in Points a, b and c of this Clause is larger than the natural width of the coastal area where the coastal prodtection corridor is established, the breadth of the coastal protection corridor at that section shall be equal to that natural width.
3. Coastal protection corridor boundaries
The outermost boundary of the coastal protection corridor is the mean high water line (MHWL); the innermost boundary of the coastal protection corridor on the side of the mainland or the island shall be the line connecting the Points with distance determined to ensure the breadth of the coastal protection corridor as referred to in Clause 1 and Clause 2 of this Article.
Article 38. Collection of suggestions and approval for boundaries of coastal protection corridor
1. Relevant agencies, entities and residential communities must be asked for suggestions about boundaries of coastal protection corridor as prescribed in Clause 34 of this Article before the approval. The acceptance and/or explaination about collected suggestions must be published on the portals of Departments of Resources and Environment and people’s committees of coastal provinces.
2. People’s committees of coastal provinces give approval for the boundaries of coastal protection corridor. Departments of Resources and Environment shall request people’s committees of coastal provinces to give approval for the boundaries of coastal protection corridor. The approval requires the following documents:
a) The written request for approval for the boundaries of coastal protection corridor;
b) The draft of decision on approval for the boundaries of coastal protection corridor;
c) The map showing the boundaries of coastal protection corridor, enclosed with written explanations thereof;
d) The report on accepted/explained suggestions given by relevant agencies, entities and residential communities about the boundaries of coastal protection corridor;
dd) Written suggestions and/or written summation of suggestions given by relevant agencies, entities and residential communities.
Article 39. Announcement and setting up boundary markers of coastal protection corridor
1. Within 20 days from the date on which the decision on approval for boundaries of coastal protection corridor is issued, people’s committees of coastal provinces shall announce the coastal protection corridor on the mass media. The map showing boundaries of the coastal protection corridor must be posted at headquarters of people’s committees of coastal communes/wards/towns and at coastal areas where the coastal protection corridor is established.
2. Within 60 days from the date on which the decision on approval for boundaries of coastal protection corridor is issued, Departments of Resources and Environment shall set up boundary markers of the coastal protection corridor.
Article 40. Adjustment of boundaries of coastal protection corridor
1. Boundaries of the coastal protection corridor shall be adjusted in the following cases:
a) There is a significant change of the mean high water line (MHWL) at the coastal area where the coastal corridor must be established;
b) Upon irregular request for national defence and security;
c) In case of force majeure or disasters, the established coastal protection corridor fails to meet requirements and objectives provided for in Clause 1 Article 23 of the Law on resources and environment of sea and islands.
2. The adjustment of boundaries of the coastal protection corridor shall be made according to procedures and steps for determination of boundaries of the coastal protection corridor as referred to in Article 37 and Article 38 of this Decree.
Article 41. Limitations on activities within coastal protection corridor
1. The extraction of underground water shall be conducted in an emergency for the purpose of disaster and fire prevention and control, response to environmental emergencies or for serving extraction purposes in cases where there is no source of water available for extraction.
2. The land reclamation and the exploration of minerals, and oil and gas shall be conducted upon the approval given by Prime Minister.
3. The renovation of a constructed work shall be executed provided that it shall make no change of using purpose, structure, depth or height of that constructed work or that renovation shall make positive effect on the maintenance and protection of coastal protection corridor.
4. The production, trading and service provision likely to degrade the coastal ecosystem, the value of ecosystem services and natural landscapes shall be carried out if there are solutions to assure that requirements and objectives of the establishment of coastal protection corridor are not influenced.
5. Apart from the limitations prescribed above, activities mentioned in Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article are only executed upon the approval by regulatory bodies in accordance with specialized laws.
Article 42. Responsibilities of ministries and ministerial-level agencies for the establishment, management and protection of coastal protection corridors
1. Ministry of Natural Resoruces and Environment shall have the following responsibilities:
a) Promulgate technical regulations on the establishment of coastal protection corridors;
b) Instruct local governments to establish and manage coastal protection corridors in compliance with this Decree;
c) Inspect and handle violations against regulations on management of coastal protection corridors.
2. Ministries and ministerial-level agencies shall, within the ambit of assigned functions, tasks and powers, coordinate with Ministry of Resources and Environment and people’s committees of coastal provinces in establishing, managing and protecting coastal protection corridors.
Article 43. Responsibilities of people’s committees of all levels for the establishment, management and protection of coastal protection corridors
1. Each people’s committee of coastal province shall have the following responsibilities:
a) Instruct and organize the establishment, announcement and management of coastal protection corridors in accordance with the Law on resources and environment of sea and islands and regulations in this Decree; propagate and disseminate regulations of the law on resources and environment of sea and islands;
b) Promulgate regulations on management and protection of coastal protection corridors in that coastal province; disseminate and educate the laws on management and protection of coastal protection corridors;
c) Inspect and handle violations against regulations on management and protection of coastal protection corridors in that province.
2. Each people’s committee of coastal urban (suburban) district/ provincial-affiliated city/ equivalent administrative division shall have the following responsibilities:
a) Organize the implementation of legislative documents on management and protection of coastal protection corridors; disseminate and propagate the laws on management and protection of coastal protection corridors in its management region;
b) Implement measures for protection of unexploited resources within coastal protection corridors in accordance with the laws;
c) Participate in the establishment and coordinate in setting up boundary markers of coastal protection corridors in its management region;
d) Manage and protect boundary markers of coastal protection corridors; assume responsibility for encroachment or illegal use of land area within coastal protection corridors in its management region;
dd) Inspect the compliance with regulations on management and protection of coastal protection corridors in its management region.
3. Each people’s committee of coastal commune/ward/town shall have the following responsibilities:
a) Organize the implementation of legislative documents on management and protection of coastal protection corridors; disseminate and propagate the laws on management and protection of coastal protection corridors;
b) Coordinate in setting up boundary markers of coastal protection corridors in its management region;
c) Protect boundary markers of coastal protection corridors; assume responsibility for encroachment or illegal use of land area within coastal protection corridors in its management region;
d) Inspect the compliance with regulations on management and protection of coastal protection corridors in its management region.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực