Chương VIII Luật doanh nghiệp 2020: Nhóm công ty
Số hiệu: | 34/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 31/03/2015 | Ngày hiệu lực: | 05/04/2015 |
Ngày công báo: | 13/04/2015 | Số công báo: | Từ số 477 đến số 478 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Tiền tệ - Ngân hàng, Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty thuộc các thành phần kinh tế là nhóm công ty có mối quan hệ với nhau thông qua sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc liên kết khác. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty không phải là một loại hình doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký thành lập theo quy định của Luật này.
2. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty có công ty mẹ, công ty con và các công ty thành viên khác. Công ty mẹ, công ty con và mỗi công ty thành viên trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty có quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp độc lập theo quy định của pháp luật.
1. Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;
b) Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;
c) Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.
2. Công ty con không được đầu tư mua cổ phần, góp vốn vào công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được đồng thời cùng góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.
3. Các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác hoặc để thành lập doanh nghiệp mới theo quy định của Luật này.
4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 và khoản 3 Điều này.
1. Tùy thuộc vào loại hình pháp lý của công ty con, công ty mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông trong quan hệ với công ty con theo quy định tương ứng của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Hợp đồng, giao dịch và quan hệ khác giữa công ty mẹ và công ty con đều phải được thiết lập và thực hiện độc lập, bình đẳng theo điều kiện áp dụng đối với chủ thể pháp lý độc lập.
3. Trường hợp công ty mẹ can thiệp ngoài thẩm quyền của chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông và buộc công ty con phải thực hiện hoạt động kinh doanh trái với thông lệ kinh doanh bình thường hoặc thực hiện hoạt động không sinh lợi mà không đền bù hợp lý trong năm tài chính có liên quan, gây thiệt hại cho công ty con thì công ty mẹ phải chịu trách nhiệm về thiệt hại đó.
4. Người quản lý công ty mẹ chịu trách nhiệm về việc can thiệp buộc công ty con thực hiện hoạt động kinh doanh theo quy định tại khoản 3 Điều này phải liên đới cùng công ty mẹ chịu trách nhiệm về thiệt hại đó.
5. Trường hợp công ty mẹ không đền bù cho công ty con theo quy định tại khoản 3 Điều này thì chủ nợ hoặc thành viên, cổ đông có sở hữu ít nhất 01% vốn điều lệ của công ty con có quyền nhân danh chính mình hoặc nhân danh công ty con yêu cầu công ty mẹ đền bù thiệt hại cho công ty con.
6. Trường hợp hoạt động kinh doanh theo quy định tại khoản 3 Điều này do công ty con thực hiện đem lại lợi ích cho công ty con khác của cùng một công ty mẹ thì công ty con được hưởng lợi phải liên đới cùng công ty mẹ hoàn trả khoản lợi được hưởng cho công ty con bị thiệt hại.
1. Vào thời điểm kết thúc năm tài chính, ngoài báo cáo và tài liệu theo quy định của pháp luật, công ty mẹ còn phải lập các báo cáo sau đây:
a) Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ theo quy định của pháp luật về kế toán;
b) Báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh hằng năm của công ty mẹ và công ty con;
c) Báo cáo tổng hợp công tác quản lý, điều hành của công ty mẹ và công ty con.
2. Khi có yêu cầu của người đại diện theo pháp luật của công ty mẹ, người đại diện theo pháp luật của công ty con phải cung cấp báo cáo, tài liệu và thông tin cần thiết theo quy định để lập báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tổng hợp của công ty mẹ và công ty con.
3. Người chịu trách nhiệm lập báo cáo của công ty mẹ sử dụng báo cáo quy định tại khoản 2 Điều này để lập báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tổng hợp của công ty mẹ và công ty con nếu không có nghi ngờ về việc báo cáo do công ty con lập và đệ trình có thông tin sai lệch, không chính xác hoặc giả mạo.
4. Người chịu trách nhiệm lập báo cáo quy định tại khoản 1 Điều này chưa được lập và đệ trình các báo cáo đó nếu chưa nhận được đầy đủ báo cáo tài chính của công ty con. Trong trường hợp người quản lý công ty mẹ đã áp dụng các biện pháp cần thiết trong phạm vi thẩm quyền mà vẫn không nhận được báo cáo, tài liệu và thông tin cần thiết theo quy định từ công ty con thì người quản lý công ty mẹ vẫn lập và trình báo cáo tài chính hợp nhất, báo cáo tổng hợp của công ty mẹ và công ty con. Báo cáo có thể gồm hoặc không gồm thông tin từ công ty con đó, nhưng phải có giải trình cần thiết để tránh hiểu nhầm hoặc hiểu sai lệch.
5. Báo cáo, tài liệu quyết toán tài chính hằng năm, báo cáo tài chính hợp nhất, báo cáo tổng hợp của công ty mẹ, công ty con phải được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty mẹ. Bản sao của báo cáo, tài liệu quy định tại khoản này phải được lưu giữ tại chi nhánh của công ty mẹ tại Việt Nam.
6. Ngoài báo cáo, tài liệu theo quy định của pháp luật, công ty con còn phải lập báo cáo tổng hợp về mua, bán và giao dịch khác với công ty mẹ.
GROUP OF COMPANIES
Article 194. Business groups and corporations
1. A business group or corporation is a group of companies that are interrelated by ownership of shares/stakes or otherwise associated. A business group or corporation is not an enterprise, is not a juridical person and registration of its establishment under this Law is not required.
2. A business group or corporation has a parent company, subsidiary companies and other member companies. They have the same rights and obligations of as those of independent enterprises as prescribed by law.
Article 195. Parent company and subsidiary companies
1. A company is considered parent company of another company if:
a) It holds more than 50% of charter capital or total ordinary shares of the latter;
b) It has the right to directly or indirectly designate most or all of the members of the Board of Directors and Director/General Director of the latter; or
c) It has the right to decide revisions to the latter’s charter.
2. A subsidiary company must not contribute capital to or purchase shares of the parent company. Subsidiary companies of the same parent company must not contribute capital to or purchase shares of each other to establish cross ownership.
3. Subsidiary companies of the same parent company with at least 65% state capital must not contribute capital to or purchase shares of other enterprises or to establish new enterprises as prescribed by this Law.
4. The Government shall elaborate Clause 2 and Clause 3 of this Article.
Article 196. Rights, obligations and responsibilities of the parent company to its subsidiary companies
1. Depending on the type of the subsidiary company, the parent company shall perform its rights and obligations as its member, owner or shareholder in accordance with corresponding regulations of this Law and relevant laws.
2. All contracts, transactions and relationships between the parent company and the subsidiary company shall be established and executed independently and equally under conditions applied to independent legal entities.
3. In case the parent company makes intervention beyond the power of the owner, member or shareholder and forces the subsidiary company to operate against its ordinary business practice or do non-profit activities without paying compensation in the relevant fiscal year and thus causes damage to the subsidiary company, the parent company shall be responsible for such damage.
4. The executive of the parent company shall be responsible for its intervention mentioned in Clause 3 of this Article and shall be jointly responsible for the damage caused together with the parent company.
5. In case the parent company fails to pay damages as prescribed in Clause 3 of this Article, the creditor, member or shareholder that holds at least 01% of the subsidiary company’s charter capital is entitled to, in their own names or in the subsidiary company’s name, request the parent company to pay damages.
6. In case the intervention mentioned in Clause 3 of this Article is beneficial to another subsidiary company of the same parent company, that subsidiary company and the parent company shall jointly provide the benefit for the subsidiary company that suffers damage.
Article 197. Financial statements of the parent company and subsidiary companies
1. At the end of the fiscal year, in addition to the reports and documents prescribed by law, the parent company shall prepare the following reports:
a) The consolidated financial statement of the parent company prescribed by accounting laws.
b) The consolidated annual income statement of the parent company and subsidiary companies;
c) The consolidated report on administration of the parent company and subsidiary companies.
2. Whenever requested by the parent company’s legal representative, the subsidiary company’s legal representative shall provide reports, documents and information that are necessary for preparation of the consolidated financial statements and other consolidated reports of the parent company and subsidiary companies.
3. The person responsible for preparing the parent company’s reports shall use the reports mentioned in Clause 2 of this Article to prepare the consolidated financial statements and other consolidated reports if the reports prepared and submitted by the subsidiary companies are not suspected to contain incorrect or fraudulent information.
4. The person responsible for preparing the report mentioned in Clause 1 of this Article must not prepare and submit the report if the subsidiary companies’ financial statements are not fully received. In case the parent company’s executive is not able to obtain necessary reports, documents and information after all necessary measures within his/her power have been taken, he/she shall prepare and submit the consolidated financial statement and other consolidated reports with or without information from the subsidiary company. Explanation shall be provided to avoid confusion or misunderstanding.
5. Annual financial statements, reports, consolidated financial statements and consolidated reports of the parent company and subsidiary companies shall be retained at the parent company’s headquarters. Their copies shall be retained at the parent company’s branches in Vietnam.
6. In addition to the reports and documents prescribed by law, the subsidiary companies shall prepare reports on purchases, sales and other transactions with the parent company.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 88. Doanh nghiệp nhà nước
Điều 103. Ban kiểm soát, Kiểm soát viên
Điều 104. Nghĩa vụ của Ban kiểm soát
Điều 106. Chế độ làm việc của Ban kiểm soát
Điều 109. Công bố thông tin định kỳ
Điều 110. Công bố thông tin bất thường
Điều 116. Cổ phần ưu đãi biểu quyết và quyền của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết
Điều 49. Hợp đồng lao động vô hiệu
Điều 10. Tiêu chí, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội
Điều 19. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân
Điều 20. Hồ sơ đăng ký công ty hợp danh
Điều 21. Hồ sơ đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn
Điều 22. Hồ sơ đăng ký công ty cổ phần
Điều 26. Trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp
Điều 27. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Điều 30. Đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Điều 31. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
Điều 32. Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Điều 33. Cung cấp thông tin về nội dung đăng ký doanh nghiệp
Điều 40. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh
Điều 206. Tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh
Điều 207. Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp
Điều 212. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Điều 213. Chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
Điều 214. Phá sản doanh nghiệp