Chương V Nghị định 28/2015/NĐ-CP: Quyền, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, trung tâm dịch vụ việc làm, sở lao động - thương binh và xã hội, tổ chức bảo hiểm xã hội
Số hiệu: | 28/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 12/03/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/05/2015 |
Ngày công báo: | 01/04/2015 | Số công báo: | Còn hiệu lực |
Lĩnh vực: | Bảo hiểm, Lao động - Tiền lương | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 12/03/2015, Chính phủ ban hành Nghị định 28/2015/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Theo đó:
- Người lao động (NLĐ) đã giao kết hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 đến dưới 12 tháng trước ngày 01/01/2015 và đang thực hiện hợp đồng này nếu thời hạn kết thúc hợp đồng còn ít nhất 03 tháng thì người sử dụng lao động (NSDLĐ) phải tham gia BHTN cho NLĐ.
- Trường hợp NLĐ giao kết nhiều hợp đồng lao động và đang tham gia BHTN theo hợp đồng có hiệu lực đầu tiên mà khi chấm dứt hoặc thay đổi hợp đồng dẫn đến NLĐ không thuộc đối tượng tham gia BHTN thì:
NLĐ và NSDLĐ thuộc đối tượng tham gia BHTN của hợp đồng giao kết có hiệu lực kế tiếp có trách nhiệm tham gia BHTN theo quy định.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/05/2015; các chế độ quy định tại Nghị định này được thực hiện từ ngày 01/01/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nhận sổ bảo hiểm xã hội có xác nhận đầy đủ về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
2. Được hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 42 Luật Việc làm.
3. Được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều 17, nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Khoản 3 Điều 18 Nghị định này.
4. Yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp; yêu cầu trung tâm dịch vụ việc làm, tổ chức bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp.
5. Khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
6. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
1. Đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ và đúng theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm.
2. Thực hiện đúng quy định về việc tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
3. Bảo quản, sử dụng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế theo quy định.
4. Người lao động giao kết nhiều hợp đồng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp phải thông báo với người sử dụng lao động kế tiếp để tiếp tục tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.
5. Nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề theo quy định tại trung tâm dịch vụ việc làm khi có nhu cầu.
6. Hằng tháng thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm về việc tìm kiếm việc làm trong thời gian đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.
7. Nhận việc làm hoặc tham gia khóa học nghề phù hợp khi được trung tâm dịch vụ việc làm giới thiệu trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp.
8. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu người lao động tìm được việc làm thì phải thông báo ngay cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.
9. Nhận thông báo về việc không được hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc không được hỗ trợ học nghề, quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định về việc hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định về việc hỗ trợ học nghề, quyết định về việc tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định về việc tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định về việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định về việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.
10. Thông báo theo quy định với trung tâm dịch vụ việc làm khi thuộc các trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại các Điểm b, c, d, g, h, l và n Khoản 1 Điều 21 Nghị định này.
11. Nộp lại thẻ bảo hiểm y tế cho tổ chức bảo hiểm xã hội khi thuộc các trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại các Điểm b, c, d, đ, e, g, h, i, l và n Khoản 1 Điều 21 Nghị định này và trong trường hợp chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Điều 22 Nghị định này.
12. Thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo quy định.
2. Từ chối thực hiện các yêu cầu không đúng quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.
3. Khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
4. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
1. Chủ trì, phối hợp với tổ chức công đoàn cơ sở để thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.
2. Xác định đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, thực hiện trình tự, thủ tục tham gia bảo hiểm thất nghiệp, đóng bảo hiểm thất nghiệp đúng, đủ và kịp thời theo quy định của pháp luật.
3. Bảo quản hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp của người lao động trong thời gian người lao động làm việc tại đơn vị. Xuất trình các tài liệu, hồ sơ và cung cấp thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có kiểm tra, thanh tra về bảo hiểm thất nghiệp.
4. Cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày người lao động yêu cầu.
5. Cung cấp bản sao hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc xác nhận về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc cho người lao động chậm nhất trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Thực hiện thủ tục xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động để người lao động hoàn thiện hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.
6. Thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc của người sử dụng lao động khi có biến động lao động làm việc tại đơn vị theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Đối với các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn thực hiện.
7. Trước ngày 15 tháng 01 hằng năm báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình tham gia bảo hiểm thất nghiệp của năm trước.
8. Tổ chức triển khai việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo đúng phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
9. Sử dụng người lao động đã được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề theo phương án đã được phê duyệt và báo cáo kết quả thực hiện về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc khóa đào tạo.
10. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
1. Từ chối yêu cầu hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp không đúng quy định của pháp luật.
2. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và quản lý Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
3. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.
4. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.
2. Tổ chức tiếp nhận hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp và hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề, xem xét và thực hiện các thủ tục giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm và dạy nghề cho người lao động theo quy định của pháp luật. Bổ sung
4. Kiểm tra, theo dõi, cập nhật các thông tin của người lao động liên quan đến việc hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp.
5. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hằng tháng, quý, năm và báo cáo đột xuất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
6. Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan về bảo hiểm thất nghiệp theo yêu cầu của người lao động, tổ chức công đoàn và cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
7. Lưu trữ, bảo quản hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
8. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bảo hiểm thất nghiệp và giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định.
9. Tham gia thực hiện hợp tác quốc tế về bảo hiểm thất nghiệp.
10. Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
1. Kiểm tra việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động và người sử dụng lao động.
2. Từ chối yêu cầu chi trả các chế độ bảo hiểm thất nghiệp không đúng quy định của pháp luật.
3. Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp; quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp; xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
4. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
1. Hằng năm thông báo cho từng người lao động thông tin về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động.
2. Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp; hướng dẫn thủ tục đăng ký tham gia và thu bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động, người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
3. Tổ chức thu bảo hiểm thất nghiệp.
4. Cung cấp thông tin về việc tham gia và đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động cho trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn, trừ Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng và Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân.
5. Chi trả trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
6. Dừng chi trả các khoản trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động và thu hồi thẻ bảo hiểm y tế đối với người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Bổ sung
7. Cấp thẻ bảo hiểm y tế và đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
8. Quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
9. Thực hiện các biện pháp bảo toàn và tăng trưởng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
10. Thực hiện việc chuyển kinh phí chi quản lý bảo hiểm thất nghiệp cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định.
11. Tổ chức thực hiện công tác thống kê, kế toán về bảo hiểm thất nghiệp.
12. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bảo hiểm thất nghiệp; lưu trữ hồ sơ của người tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
13. Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc tham gia, đóng bảo hiểm thất nghiệp khi người lao động yêu cầu.
14. Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan về bảo hiểm thất nghiệp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
15. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
16. Định kỳ 06 tháng, trước ngày 31 tháng 7 và hằng năm trước ngày 31 tháng 01 báo cáo Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình thu, chi, quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng đầu năm và của năm trước.
17. Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
1. Ban hành quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định về việc hỗ trợ học nghề, quyết định về việc tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định về việc tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định về việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định về việc hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định về việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp.
2. Thẩm định và phê duyệt phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và duy trì việc làm; thẩm định hồ sơ đề nghị hỗ trợ và theo dõi, giám sát việc tổ chức thực hiện hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề theo quy định.
3. Theo dõi, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.
4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
5. Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.
6. Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.
7. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.
2. Giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân về việc thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật. Bổ sung
3. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ 06 tháng, hằng năm và đột xuất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.
4. Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan về bảo hiểm thất nghiệp theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
5. Thực hiện hợp tác quốc tế và tham gia nghiên cứu khoa học về bảo hiểm thất nghiệp.
6. Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
RIGHTS AND RESPONSIBILITIES OF EMPLOYEES, EMPLOYERS, EMPLOYMENT SERVICE CENTER, SERVICES OF LABOUR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS, SOCIAL INSURANCE ORGANIZATIONS
Article 29. Rights of employees
1. Receive social insurance book fully certified on unemployment insurance premium payment upon termination of the labor contract or working contract.
2. Be entitled to unemployment insurance under the provisions of Article 42 of the Law on Employment.
3. Authorize another person to submit the application for unemployment benefits under the provisions of paragraph 2 of Article 17, receive the decision on receipt of unemployment benefits under the provisions of paragraph 3 of Article 18 of this Decree.
4. Request the employer to provide information about unemployment insurance premium payment; request the employment service center, social insurance institutions to provide information relating to unemployment insurance.
5. Complain, denounce about unemployment insurance as prescribed by law.
6. Other rights prescribed by law.
Article 30. Obligations of employees
1. Pay unemployment insurance premium fully and correctly in accordance with the provisions of Point a, Clause 1, Article 57 of the Law on Employment.
2. Implement the regulations on participation in unemployment insurance.
3. Store, use social insurance books, health insurance cards as prescribed
4. Employees who concluding many labor contracts upon termination of labor contracts which they are participating in unemployment insurance must notify the next employers to continue to participate in unemployment insurance as prescribed.
5. Submit application for unemployment benefits, vocational training support as specified in the employment service center when needed.
6. Notify monthly the employment service center on finding a job while receiving unemployment benefits in accordance with regulations.
7. Get a job or participate in appropriate vocational courses when the employment service centers introduce during period of unemployment benefits.
8. Immediately notify the employment service center where the application for unemployment benefit is submitted within 15 working days from the date of submitting the application for unemployment benefits if they find jobs.
9. Get notice about not being entitled to unemployment benefits or not being supported for vocational training, the decision on unemployment benefits, the decision on the cancellation of the decision on unemployment benefits, decisions on support for vocational training, decision on temporary suspension of unemployment benefits, decide on the continuation of unemployment benefits, decide on the termination of unemployment benefits, decision on reserving the period of the unemployment insurance premium payment as prescribed.
10. Notify in accordance with the employment service center in cases of termination of unemployment benefits under the provisions of the points b, c, d, g, h, k and n Paragraph 1 of Article 21 of this Decree.
11. Return the health insurance card for the social insurance organization in cases of termination of unemployment benefits under the provisions of the points b, c, d, e, f, g, h, i, l and n Paragraph 1 of Article 21 of this Decree and in the case of transfer of the unemployment benefits under the provisions of Article 22 of this Decree.
12. Implement fully the provisions of the legislation on unemployment insurance and other provisions of the relevant legislation.
Article 31. Rights of employers
1. Support funding for training courses, refresher courses for improvement of occupational skills for job maintenance for employees as prescribed.
2. Refuse requests which are not prescribed by legislation on unemployment insurance.
3. Complain, denounce unemployment insurance as prescribed by law.
4. Other rights prescribed by law.
Article 32. Responsibilities of employers
1. Take charge and cooperate with Trade Union organizations to inform, propagate, propagate policies and legislation on unemployment insurance.
2. Determine participants of unemployment insurance, carry out the procedures for participation in unemployment insurance, payment of unemployment insurance premiums correctly, fully and promptly as prescribed by law.
3. Preserve application for participation of unemployment insurance of employees during the working time in the unit of the employees. Present the documents, records and provide relevant information as required by the competent State agencies upon inspection of unemployment insurance.
4. Provide information on unemployment insurance payment within 02 working days from the date the employee requests.
5. Provide a copy of the labor contract or working contract or certification of the unilateral termination of the labor contract or working contract for employees at the latest within 02 working days from the date of the employee terminates the labor contracts or working contract. Carry put procedures for certification of unemployment insurance premium payment for the employee for him/her to complete the application for unemployment insurance as prescribed.
6. Notify the employment service center at its head office of the employers when there is a change of employees in the unit under the guidance of the Minister of Labour – War Invalids and Social Affairs. Units under the armed forces, Minister of Labour – War Invalids and Social Affairs shall take charge and cooperate with the Minister of National Defense and the Minister of Public Security for implementation guidance.
7. Report to the Services of Labour, Ward Invalids and Social Affairs on the situation of participation in unemployment insurance in the previous year before January 15 annually.
8. Commence training courses, refresher courses for improvement of occupational skills for job maintenance for employees in accordance with the plan approved by competent agencies.
9. Use the employees who have been attended training course, refresher courses d for improvement of occupational skills according to the approved plans and report the results to the Services of Labour, War Invalids and Social Affairs within 30 days from the end of the training course.
10. Fulfill other responsibilities as prescribed by law.
Article 33. Rights of employment service centers
1. Refuse requests for unemployment insurance benefits which are not prescribed by legislation
2. Petition to competent State agencies for formulation, rectification, modification of regulations, policies, legislation on unemployment insurance and management of the unemployment insurance fund.
3. Petition to competent State agencies for handling of violations of the law on unemployment insurance.
4. Other rights prescribed by law.
Article 34. Responsibilities of employment service centers
1. Inform, propagate policies and legislation on unemployment insurance.
2. Receive application for unemployment benefits and application for support for vocational training, consider and carry out procedures for settlement of unemployment benefits, support for vocational training under the provisions of law.
3. Organize job consultancy, placement and vocational training to employees in accordance with law.
4. Inspect, track and update information of employees related to unemployment insurance benefits.
5. Implement regulations on monthly, quarterly, annual and extraordinary reports to the Ministry of Labour – War Invalids and the Services of Labour, War Invalids and Social Affairs on unemployment insurance under the provisions of law.
6. Provide documents and information relating to unemployment insurance as required by the employees and Trade Union organizations and competent agencies in accordance with law.
7. Store and preserve of dossiers for enjoyment of unemployment insurance indemnities as prescribed by law.
8. Train, retrain to improve occupational skill qualification and application of information technology in the management of unemployment insurance and settlement of enjoyment of unemployment insurance benefits for employments as prescribed.
9. Participate in international cooperation in unemployment insurance
10. Fulfill other responsibilities as prescribed by law.
Article 35. Rights of social insurance institutions
1. Inspect payment of unemployment insurance premium, receipt of unemployment insurance benefits for employees and employers.
2. Refuse requests for payment of unemployment insurance benefits which are not prescribed by legislation
3. Petition to the competent agencies for formulation, rectification, modification of regulations, policies and legislation on unemployment insurance; management and use of the unemployment insurance fund; handle violations of the law on unemployment insurance or petition to competent state agencies to handle violations of the law on unemployment insurance as prescribed by law.
4. Other rights prescribed by law.
Article 36. Responsibilities of social insurance institutions
1. Notify annually to each employee of information on payment of unemployment premium of employees.
2. Propagate regulations, policies, legislation on unemployment insurance; guide procedures for registration of participation and collect unemployment insurance premium for employees, employers under participation in unemployment insurance.
3. Collect unemployment insurance premium
4. Provide information on participation and payment of unemployment insurance premium of employees for employment service centers in administrative division, except for social insurance of the Ministry of National Defense and social insurance of Public Security.
5. Pay unemployment benefits, support for vocational training, support of training courses, refresher courses for improvement of occupational skills for job maintenance for employees.
6. Stop paying unemployment benefits, support for vocational training, support for training courses, refresher courses for improvement of occupational skills for job maintenance for employees and revoke the health insurance cards for persons receiving unemployment benefits when there is a decision of the competent authority.
7. Issue health insurance cards and pay health insurance premiums for persons receiving unemployment benefits in accordance with the law.
8. Manage and use the unemployment insurance funds in accordance with law.
Implement measures to preserve and increase the unemployment insurance fund as prescribed by law.
10. Transfer funds for unemployment insurance management to the Ministry of Labour – War Invalids and Social Affairs as prescribed.
11. Fulfill tasks of statistics, accounting for unemployment insurance.
12. Apply information technology in the management of unemployment insurance; keep records of the participants of unemployment insurance in accordance with the law
13. Provide fully and promptly information on participation, payment of unemployment insurance premiums when employees request
14. Provide documents and information relating to unemployment insurance at the request of competent state agencies.
15. Settle complaints, denunciation on unemployment insurance as prescribed by law.
16. Report to the Ministry of Finance and the Ministry of Labour – War Invalids and Social Affairs on the situation of revenue and expenditure, management and use insurance unemployment funds of the first 6 months of the year and the previous year every 06 months, before July 31 and every year before January 31.
17. Fulfill other responsibilities as prescribed by law.
Article 37. Rights of the Services of Labour, War Invalids and Social Affairs.
1. Issue decisions on enjoyment of unemployment benefits, decision of support for vocational training, the decision on the cancellation of unemployment benefits, decide on the continuation of unemployment benefits, decide on the termination of unemployment benefits, decision on cancellation of decision on unemployment benefit, decision on reserving the period of the unemployment insurance premium payment as prescribed.
2. Verify and approve the plans for training and retraining to improve occupational skills qualifications and job maintenance; verify the application for support, monitor the implementation of support for training courses, refresher courses for improvement of occupational skills for job maintenance for employees as prescribed.
3. Monitor and inspect the implementation of the legislation on unemployment insurance
4. Settle complaints, denunciation on unemployment insurance as prescribed by law.
5. Petition to competent State agencies for formulation, rectification, modification of regulations, policies, legislation on unemployment insurance.
6. Petition to competent State agencies for handling of violations of the law on unemployment insurance.
7. Other rights prescribed by law.
Article 38. Responsibilities of the Services of Labour, War Invalids and Social Affairs.
1. Take charge and cooperate with related agencies to inform, propagate policies and legislation on unemployment insurance.
2. Settle complaints, denunciation of organizations, individuals implementation of regulations on unemployment insurance as prescribed by law.
3. Implement the regulations on every-06-month, every-year and extraordinary report to the Ministry of Labour – War Invalids and Social Affairs, the provincial People's Committee in accordance with the law.
4. Provide documents and information relating to unemployment insurance at the request of competent state agencies.
5. Participate in international cooperation and scientific research on unemployment insurance
6. Fulfill other responsibilities as prescribed by law.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 5. Nguồn hình thành Quỹ bảo hiểm thất nghiệp
Điều 6. Phương thức đóng và nguồn đóng bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động
Điều 9. Hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp
Điều 11. Tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Điều 14. Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm
Điều 16. Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp
Điều 18. Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp
Điều 19. Tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp
Điều 20. Tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp
Điều 25. Giải quyết hỗ trợ học nghề
Điều 29. Quyền của người lao động
Điều 8. Chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp
Điều 10. Kế hoạch tài chính, quản lý, sử dụng và quyết toán
Điều 12. Đóng bảo hiểm thất nghiệp
Điều 14. Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm
Điều 16. Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp
Điều 17. Nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp
Điều 18. Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp
Điều 21. Chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp
Điều 22. Chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp
Điều 23. Cấp và thu hồi thẻ bảo hiểm y tế
Điều 24. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề
Điều 30. Nghĩa vụ của người lao động
Điều 34. Trách nhiệm của trung tâm dịch vụ việc làm
Điều 36. Trách nhiệm của tổ chức bảo hiểm xã hội
Điều 38. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Điều 11. Tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Điều 12. Đóng bảo hiểm thất nghiệp
Điều 15. Tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm
Điều 18. Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp
Điều 21. Chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp
Điều 25. Giải quyết hỗ trợ học nghề
Điều 34. Trách nhiệm của trung tâm dịch vụ việc làm
Điều 38. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội