Chương VI Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015: Hoạt động của chính quyền địa phương
Số hiệu: | 27/2007/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 23/02/2007 | Ngày hiệu lực: | 14/03/2007 |
Ngày công báo: | 27/02/2007 | Số công báo: | Từ số 107 đến số 108 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Công nghệ thông tin | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
10/02/2019 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Hội đồng nhân dân họp mỗi năm ít nhất hai kỳ.
Hội đồng nhân dân quyết định kế hoạch tổ chức các kỳ họp thường lệ vào kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân đối với năm bắt đầu nhiệm kỳ và vào kỳ họp cuối cùng của năm trước đó đối với các năm tiếp theo của nhiệm kỳ theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân.
2. Hội đồng nhân dân họp bất thường khi Thường trực Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân yêu cầu.
3. Cử tri ở xã, phường, thị trấn có quyền làm đơn yêu cầu Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn họp, bàn và quyết định những công việc của xã, phường, thị trấn. Khi trong đơn yêu cầu có chữ ký của trên mười phần trăm tổng số cử tri của xã, phường, thị trấn theo danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã tại cuộc bầu cử gần nhất thì Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân bất thường để bàn về nội dung mà cử tri kiến nghị. Đơn yêu cầu của cử tri được xem là hợp lệ khi có kèm theo đầy đủ chữ ký, họ tên, ngày, tháng, năm sinh và địa chỉ của từng người ký tên. Những người ký tên trong đơn yêu cầu được cử một người làm đại diện tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân bàn về nội dung mà cử tri kiến nghị.
4. Hội đồng nhân dân họp công khai. Trong trường hợp cần thiết, theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc yêu cầu của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân thì Hội đồng nhân dân quyết định họp kín.
1. Căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng nhân dân, theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp, Thường trực Hội đồng nhân dân dự kiến chương trình kỳ họp Hội đồng nhân dân.
Chương trình kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa mới do Thường trực Hội đồng nhân dân khóa trước dự kiến. Các Ban của Hội đồng nhân dân khóa trước thẩm tra các nội dung trong dự kiến chương trình kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa mới, báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân khóa trước để xem xét tại kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa mới.
2. Hội đồng nhân dân quyết định chương trình kỳ họp. Trong trường hợp cần thiết, theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp, Hội đồng nhân dân quyết định sửa đổi, bổ sung chương trình kỳ họp đã được thông qua.
1. Kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa mới được triệu tập chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân; đối với địa phương có bầu cử lại, bầu cử thêm đại biểu Hội đồng nhân dân hoặc lùi ngày bầu cử thì thời hạn triệu tập kỳ họp thứ nhất được tính từ ngày bầu cử lại, bầu cử thêm.
Kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Hội đồng nhân dân do Chủ tịch Hội đồng nhân dân khóa trước triệu tập. Trường hợp khuyết Chủ tịch Hội đồng nhân dân thì một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân khóa trước triệu tập kỳ họp; nếu khuyết cả Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thì Thường trực Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ định triệu tập viên, đối với cấp tỉnh thì Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ định triệu tập viên, để triệu tập kỳ họp Hội đồng nhân dân.
2. Trong nhiệm kỳ, Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định triệu tập kỳ họp thường lệ chậm nhất là 20 ngày, kỳ họp bất thường chậm nhất là 07 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp. Trường hợp khuyết Thường trực Hội đồng nhân dân thì Thường trực Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ định triệu tập viên, đối với cấp tỉnh thì Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ định triệu tập viên, để triệu tập và chủ tọa kỳ họp Hội đồng nhân dân.
3. Dự kiến chương trình kỳ họp Hội đồng nhân dân được gửi đến đại biểu Hội đồng nhân dân cùng với quyết định triệu tập kỳ họp.
Quyết định triệu tập kỳ họp và dự kiến chương trình kỳ họp Hội đồng nhân dân được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương chậm nhất là 10 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp thường lệ và chậm nhất là 03 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp bất thường.
1. Đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp, đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp trên được bầu tại địa phương được mời tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân; đại diện Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ được mời tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
2. Thành viên Ủy ban nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp không phải là đại biểu Hội đồng nhân dân được mời tham dự các kỳ họp Hội đồng nhân dân; có trách nhiệm tham dự các phiên họp toàn thể của Hội đồng nhân dân khi thảo luận về những vấn đề có liên quan đến ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách. Người được mời tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân được phát biểu ý kiến về vấn đề thuộc ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách nếu được chủ tọa phiên họp đồng ý hoặc có trách nhiệm phát biểu ý kiến theo yêu cầu của Hội đồng nhân dân hoặc chủ tọa phiên họp.
3. Đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội được mời tham dự các phiên họp công khai của Hội đồng nhân dân khi bàn về các vấn đề có liên quan.
4. Đại diện đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, khách quốc tế, cơ quan báo chí và công dân có thể được tham dự các phiên họp công khai của Hội đồng nhân dân.
Chủ tịch Hội đồng nhân dân khai mạc và bế mạc kỳ họp, chủ tọa phiên họp Hội đồng nhân dân, bảo đảm thực hiện chương trình kỳ họp và những quy định về kỳ họp Hội đồng nhân dân. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân giúp Chủ tịch Hội đồng nhân dân trong việc điều hành phiên họp theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng nhân dân.
Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Hội đồng nhân dân, người tiến hành triệu tập kỳ họp Hội đồng nhân dân quy định tại khoản 1 Điều 80 của Luật này khai mạc kỳ họp và chủ tọa các phiên họp Hội đồng nhân dân cho đến khi Hội đồng nhân dân bầu ra Chủ tịch Hội đồng nhân dân khóa mới.
1. Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Hội đồng nhân dân, Hội đồng nhân dân bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân trong số các đại biểu Hội đồng nhân dân theo giới thiệu của chủ tọa kỳ họp.
Trong nhiệm kỳ, Hội đồng nhân dân bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân trong số đại biểu Hội đồng nhân dân theo giới thiệu của Thường trực Hội đồng nhân dân. Trường hợp khuyết Thường trực Hội đồng nhân dân thì Hội đồng nhân dân bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân trong số đại biểu Hội đồng nhân dân theo giới thiệu của chủ tọa kỳ họp được chỉ định theo quy định tại khoản 2 Điều 80 của Luật này.
2. Hội đồng nhân dân bầu Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân trong số đại biểu Hội đồng nhân dân theo giới thiệu của Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh bầu Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong số đại biểu Hội đồng nhân dân theo giới thiệu của Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
3. Hội đồng nhân dân bầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân theo giới thiệu của Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Chủ tịch Ủy ban nhân dân được bầu tại kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân phải là đại biểu Hội đồng nhân dân. Chủ tịch Ủy ban nhân dân được bầu trong nhiệm kỳ không nhất thiết là đại biểu Hội đồng nhân dân.
4. Hội đồng nhân dân bầu Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy viên Ủy ban nhân dân theo giới thiệu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy viên Ủy ban nhân dân không nhất thiết là đại biểu Hội đồng nhân dân.
5. Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân không giữ chức vụ quá hai nhiệm kỳ liên tục ở cùng một đơn vị hành chính.
6. Kết quả bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phải được Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn; kết quả bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp huyện phải được Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn; kết quả bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã phải được Thường trực Hội đồng nhân dân cấp huyện phê chuẩn.
7. Kết quả bầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn; kết quả bầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn; kết quả bầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê chuẩn.
8. Khi Hội đồng nhân dân tiến hành bầu các chức danh quy định tại Điều này, nếu có đại biểu Hội đồng nhân dân ứng cử hoặc giới thiệu thêm người ứng cử ngoài danh sách đã được cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu thì Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định; riêng tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Hội đồng nhân dân thì chủ tọa kỳ họp trình Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định.
9. Người giữ chức vụ quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình ngay sau khi được Hội đồng nhân dân bầu.
10. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân phải gửi kết quả bầu đến cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều này để phê chuẩn. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả bầu, cơ quan, người có thẩm quyền phải xem xét, phê chuẩn; trường hợp không phê chuẩn thì phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do và yêu cầu Hội đồng nhân dân tổ chức bầu lại chức danh không được phê chuẩn.
1. Người được Hội đồng nhân dân bầu nếu vì lý do sức khỏe hoặc vì lý do khác mà không thể tiếp tục thực hiện được nhiệm vụ thì có thể xin từ chức.
Đơn xin từ chức được gửi đến cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu để Hội đồng nhân dân bầu chức vụ đó. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu để Hội đồng nhân dân bầu chức vụ đó trình Hội đồng nhân dân miễn nhiệm người có đơn xin từ chức tại kỳ họp Hội đồng nhân dân gần nhất.
2. Hội đồng nhân dân miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân.
3. Hội đồng nhân dân miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng nhân dân; miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy viên Ủy ban nhân dân theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
4. Kết quả miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phải được phê chuẩn theo quy định tại các khoản 6, 7 và 10 Điều 83 của Luật này.
1. Đại diện cơ quan, tổ chức trình dự thảo nghị quyết, đề án, báo cáo thuyết trình trước Hội đồng nhân dân.
2. Đại diện Ban của Hội đồng nhân dân được giao thẩm tra dự thảo nghị quyết, đề án, báo cáo trình bày báo cáo thẩm tra.
3. Hội đồng nhân dân thảo luận. Trước khi thảo luận, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có thể tổ chức thảo luận ở Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân.
4. Trong quá trình thảo luận tại phiên họp toàn thể, chủ tọa có thể nêu những vấn đề còn có ý kiến khác nhau để Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định. Khi xét thấy cần thiết, Hội đồng nhân dân yêu cầu cơ quan hữu quan báo cáo giải trình về những vấn đề mà đại biểu Hội đồng nhân dân quan tâm.
5. Hội đồng nhân dân biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết, đề án, báo cáo bằng cách biểu quyết từng vấn đề, sau đó biểu quyết toàn bộ hoặc biểu quyết toàn bộ một lần.
1. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân do Chủ tịch Hội đồng nhân dân hoặc chủ tọa kỳ họp ký chứng thực.
2. Biên bản kỳ họp Hội đồng nhân dân do Chủ tịch Hội đồng nhân dân hoặc chủ tọa kỳ họp ký tên.
3. Chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày bế mạc kỳ họp, nghị quyết, đề án, báo cáo, biên bản của kỳ họp Hội đồng nhân dân phải được Thường trực Hội đồng nhân dân gửi lên Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp; đối với cấp tỉnh thì phải được gửi lên Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ.
4. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân phải được gửi đến các cơ quan, tổ chức hữu quan để thực hiện. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân được đăng công báo địa phương, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương, niêm yết và lưu trữ theo quy định của pháp luật.
1. Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát của mình tại kỳ họp Hội đồng nhân dân và trên cơ sở hoạt động giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân.
2. Hội đồng nhân dân quyết định nội dung giám sát theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân trình trên cơ sở các kiến nghị của Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và ý kiến, kiến nghị của cử tri địa phương.
3. Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát thông qua các hoạt động sau đây:
a) Xem xét báo cáo công tác của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp;
b) Xem xét báo cáo của Ủy ban nhân dân cùng cấp về tình hình thi hành Hiến pháp, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp;
c) Xem xét văn bản của Ủy ban nhân dân cùng cấp có dấu hiệu trái với Hiến pháp, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp;
d) Xem xét trả lời chất vấn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy viên Ủy ban nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp;
đ) Thành lập Đoàn giám sát về một vấn đề nhất định khi xét thấy cần thiết và xem xét kết quả giám sát của Đoàn giám sát.
4. Căn cứ vào kết quả giám sát, Hội đồng nhân dân có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp ban hành văn bản để thi hành Hiến pháp, pháp luật và nghị quyết của Hội đồng nhân dân;
b) Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp trái với Hiến pháp, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân;
c) Ra nghị quyết về trả lời chất vấn và trách nhiệm của người trả lời chất vấn khi xét thấy cần thiết;
d) Miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Ủy viên Ủy ban nhân dân.
1. Hội đồng nhân dân lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ sau đây:
a) Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban của Hội đồng nhân dân; Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân đối với Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy viên Ủy ban nhân dân.
2. Thời hạn, thời điểm, trình tự lấy phiếu tín nhiệm đối với người được Hội đồng nhân dân lấy phiếu tín nhiệm do Quốc hội quy định.
1. Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Có kiến nghị của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân;
b) Có kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;
c) Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân trở lên đánh giá tín nhiệm thấp.
3. Người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân bỏ phiếu không tín nhiệm có thể xin từ chức. Trường hợp không từ chức thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu để Hội đồng nhân dân bầu chức vụ đó có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định việc miễn nhiệm người không được Hội đồng nhân dân tín nhiệm.
1. Hội đồng nhân dân xem xét báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri ở địa phương.
2. Cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị hữu quan có trách nhiệm nghiên cứu, giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri và báo cáo với Hội đồng nhân dân kết quả giải quyết.
3. Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp trình Hội đồng nhân dân báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri ở địa phương trong cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
Tại các kỳ họp sau kỳ họp thứ nhất, Thường trực Hội đồng nhân dân phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp trình Hội đồng nhân dân báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri ở địa phương; Thường trực Hội đồng nhân dân báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết các kiến nghị của cử tri ở địa phương đã được gửi đến Hội đồng nhân dân tại kỳ họp trước.
Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng nhân dân thảo luận và ra nghị quyết về việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri.
1. Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề tại phiên họp toàn thể bằng hình thức biểu quyết. Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền biểu quyết tán thành, không tán thành hoặc không biểu quyết. Đại biểu Hội đồng nhân dân không được biểu quyết thay cho đại biểu Hội đồng nhân dân khác.
2. Hội đồng nhân dân quyết định áp dụng một trong các hình thức biểu quyết sau đây:
a) Biểu quyết công khai;
b) Bỏ phiếu kín.
3. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân được thông qua khi có quá nửa tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân biểu quyết tán thành; riêng nghị quyết về bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân được thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân biểu quyết tán thành.
1. Chủ tịch Hội đồng nhân dân quyết định những tài liệu được lưu hành tại kỳ họp Hội đồng nhân dân.
2. Tài liệu kỳ họp Hội đồng nhân dân phải được gửi đến đại biểu Hội đồng nhân dân chậm nhất là 05 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm thực hiện quy định về sử dụng, bảo quản tài liệu trong kỳ họp; không được tiết lộ nội dung tài liệu mật, nội dung các phiên họp kín của Hội đồng nhân dân.
4. Nghị quyết, văn bản, các tài liệu khác của mỗi kỳ họp Hội đồng nhân dân được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
1. Đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm tham dự đầy đủ các kỳ họp, phiên họp Hội đồng nhân dân, tham gia thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân.
2. Đại biểu Hội đồng nhân dân không tham dự kỳ họp, phiên họp thì phải có lý do và phải báo cáo trước với Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Trường hợp đại biểu Hội đồng nhân dân không tham dự các kỳ họp liên tục trong 01 năm mà không có lý do thì Thường trực Hội đồng nhân dân phải báo cáo Hội đồng nhân dân để bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân đó.
1. Đại biểu Hội đồng nhân dân phải liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị bầu cử bầu ra mình, chịu sự giám sát của cử tri, có trách nhiệm thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cử tri; thực hiện chế độ tiếp xúc cử tri và ít nhất mỗi năm một lần báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân nơi mình là đại biểu, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri.
2. Sau mỗi kỳ họp Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm báo cáo với cử tri về kết quả của kỳ họp, phổ biến và giải thích các nghị quyết của Hội đồng nhân dân, vận động và cùng với Nhân dân thực hiện các nghị quyết đó.
1. Đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm tiếp công dân theo quy định của pháp luật.
2. Khi nhận được khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân, đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm nghiên cứu, kịp thời chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị biết; đôn đốc, theo dõi và giám sát việc giải quyết. Người có thẩm quyền giải quyết phải thông báo cho đại biểu Hội đồng nhân dân về kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân trong thời hạn do pháp luật quy định.
3. Trong trường hợp xét thấy việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị không đúng pháp luật, đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền gặp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan để tìm hiểu, yêu cầu xem xét lại; khi cần thiết, đại biểu Hội đồng nhân dân yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó giải quyết.
1. Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy viên Ủy ban nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Người bị chất vấn phải trả lời về những vấn đề mà đại biểu Hội đồng nhân dân chất vấn.
2. Trong thời gian Hội đồng nhân dân họp, đại biểu Hội đồng nhân dân gửi chất vấn đến Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp. Người bị chất vấn phải trả lời trước Hội đồng nhân dân tại kỳ họp đó. Trong trường hợp cần điều tra, xác minh thì Hội đồng nhân dân có thể quyết định cho trả lời tại kỳ họp sau của Hội đồng nhân dân hoặc cho trả lời bằng văn bản gửi đến đại biểu đã chất vấn và Thường trực Hội đồng nhân dân.
3. Trong thời gian giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân, chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân được gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp để chuyển đến người bị chất vấn và quyết định thời hạn trả lời chất vấn.
1. Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền kiến nghị Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu, tổ chức phiên họp bất thường, phiên họp gửi của Hội đồng nhân dân và kiến nghị về những vấn đề khác mà đại biểu thấy cần thiết.
2. Kiến nghị của đại biểu Hội đồng nhân dân được gửi bằng văn bản đến Thường trực Hội đồng nhân dân, trong đó nêu rõ lý do, nội dung kiến nghị.
Thường trực Hội đồng nhân dân có trách nhiệm tổng hợp, xử lý các kiến nghị của đại biểu Hội đồng nhân dân theo thẩm quyền và báo cáo Hội đồng nhân dân trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này hoặc trong trường hợp khác mà Thường trực Hội đồng nhân dân xét thấy cần thiết.
3. Trường hợp có từ một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân trở lên kiến nghị Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với một người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu, kiến nghị Hội đồng nhân dân họp bất thường hoặc họp kín thì Thường trực Hội đồng nhân dân báo cáo để Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định.
4. Số lượng kiến nghị cần thiết quy định tại khoản 3 Điều này là tổng số kiến nghị mà Thường trực Hội đồng nhân dân tiếp nhận được trong khoảng thời gian từ ngày khai mạc kỳ họp này đến trước ngày khai mạc kỳ họp tiếp theo hoặc đến trước ngày tiến hành phiên họp Hội đồng nhân dân về nội dung có liên quan trong trường hợp đại biểu Hội đồng nhân dân kiến nghị Hội đồng nhân dân tổ chức phiên họp kín.
5. Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền kiến nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân áp dụng biện pháp cần thiết để thực hiện Hiến pháp, pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
1. Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức hữu quan thi hành những biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của đại biểu Hội đồng nhân dân quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan, tổ chức phải giải quyết và thông báo bằng văn bản cho đại biểu Hội đồng nhân dân biết. Quá thời hạn này mà cơ quan, tổ chức không trả lời thì đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên xem xét, giải quyết.
1. Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu, đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm trả lời những vấn đề mà đại biểu Hội đồng nhân dân yêu cầu theo quy định của pháp luật.
1. Không được bắt, giam, giữ, khởi tố đại biểu Hội đồng nhân dân, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Hội đồng nhân dân nếu không có sự đồng ý của Hội đồng nhân dân hoặc trong thời gian Hội đồng nhân dân không họp, không có sự đồng ý của Thường trực Hội đồng nhân dân.
2. Trường hợp đại biểu Hội đồng nhân dân bị tạm giữ vì phạm tội quả tang thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Hội đồng nhân dân hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định.
1. Trong nhiệm kỳ, nếu đại biểu Hội đồng nhân dân không còn công tác và không cư trú tại đơn vị hành chính mà mình đang là đại biểu thì phải xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu. Đại biểu Hội đồng nhân dân có thể đề nghị thôi làm nhiệm vụ đại biểu vì lý do sức khỏe hoặc vì lý do khác.
Việc chấp nhận đại biểu Hội đồng nhân dân thôi làm nhiệm vụ đại biểu do Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định.
2. Trường hợp đại biểu Hội đồng nhân dân bị khởi tố bị can thì Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Hội đồng nhân dân đó.
Đại biểu Hội đồng nhân dân được trở lại thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu và khôi phục các lợi ích hợp pháp khi cơ quan có thẩm quyền đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án đối với đại biểu đó hoặc kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật tuyên đại biểu đó không có tội hoặc được miễn trách nhiệm hình sự.
3. Đại biểu Hội đồng nhân dân bị kết tội bằng bản án, quyết định của Tòa án thì đương nhiên mất quyền đại biểu Hội đồng nhân dân kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
4. Đại biểu Hội đồng nhân dân đã thôi làm nhiệm vụ đại biểu hoặc bị mất quyền đại biểu thì đương nhiên thôi đảm nhiệm các chức vụ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân.
1. Đại biểu Hội đồng nhân dân không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân, không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân thì bị Hội đồng nhân dân hoặc cử tri bãi nhiệm.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định việc đưa ra Hội đồng nhân dân bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân hoặc theo đề nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp đưa ra để cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân.
3. Trong trường hợp Hội đồng nhân dân bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân thì việc bãi nhiệm phải được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân biểu quyết tán thành.
4. Trong trường hợp cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân thì việc bãi nhiệm được tiến hành theo trình tự do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.
1. Đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách được bố trí nơi làm việc, được trả lương, phụ cấp và hưởng các chế độ để hỗ trợ cho hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân.
2. Đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động không chuyên trách phải dành ít nhất một phần ba thời gian làm việc trong năm để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Hội đồng nhân dân. Thời gian làm việc trong năm mà đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động không chuyên trách dành cho việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu được tính vào thời gian làm việc của đại biểu ở cơ quan, tổ chức, đơn vị mà đại biểu làm việc và được bảo đảm trả lương, phụ cấp, các chế độ khác do cơ quan, tổ chức, đơn vị đó đài thọ. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi đại biểu làm việc có trách nhiệm sắp xếp công việc, tạo điều kiện cần thiết cho đại biểu Hội đồng nhân dân làm nhiệm vụ.
3. Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân.
4. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận tạo điều kiện để đại biểu Hội đồng nhân dân tiếp xúc cử tri, thu thập ý kiến, nguyện vọng và kiến nghị của Nhân dân với Hội đồng nhân dân.
5. Đại biểu Hội đồng nhân dân được cấp hoạt động phí hằng tháng và được hỗ trợ các điều kiện cần thiết khác cho hoạt động đại biểu.
6. Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định cụ thể về chế độ, chính sách và các điều kiện bảo đảm cho hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân.
1. Triệu tập các kỳ họp của Hội đồng nhân dân; phối hợp với Ủy ban nhân dân trong việc chuẩn bị kỳ họp của Hội đồng nhân dân.
2. Đôn đốc, kiểm tra Ủy ban nhân dân và các cơ quan nhà nước khác ở địa phương thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
3. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật tại địa phương.
4. Chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của các Ban của Hội đồng nhân dân; xem xét kết quả giám sát của các Ban của Hội đồng nhân dân khi xét thấy cần thiết và báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất; giữ mối liên hệ với đại biểu Hội đồng nhân dân; tổng hợp chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân để báo cáo Hội đồng nhân dân; yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân giải trình các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân tại phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân.
5. Tổ chức để đại biểu Hội đồng nhân dân tiếp công dân theo quy định của pháp luật; đôn đốc, kiểm tra và xem xét tình hình giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân; tổng hợp ý kiến, nguyện vọng của Nhân dân để báo cáo tại kỳ họp Hội đồng nhân dân.
6. Phê chuẩn danh sách Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân trong số đại biểu Hội đồng nhân dân và việc cho thôi làm Ủy viên của Ban của Hội đồng nhân dân theo đề nghị của Trưởng ban của Hội đồng nhân dân.
7. Trình Hội đồng nhân dân lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật này.
8. Quyết định việc đưa ra Hội đồng nhân dân hoặc đưa ra cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân.
9. Báo cáo về hoạt động của Hội đồng nhân dân cùng cấp lên Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp; Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh báo cáo về hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp mình lên Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ.
10. Giữ mối liên hệ và phối hợp công tác với Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp; mỗi năm hai lần thông báo cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp về hoạt động của Hội đồng nhân dân.
1. Chủ tịch Hội đồng nhân dân lãnh đạo hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp, thay mặt Thường trực Hội đồng nhân dân giữ mối liên hệ với Ủy ban nhân dân, các cơ quan nhà nước, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận cùng cấp, các tổ chức xã hội khác và công dân.
2. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân giúp Chủ tịch Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng nhân dân.
3. Các thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân chịu trách nhiệm tập thể về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân; chịu trách nhiệm cá nhân trước Thường trực Hội đồng nhân dân về nhiệm vụ, quyền hạn được Thường trực Hội đồng nhân dân phân công; tham gia các phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân, thảo luận và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân.
1. Phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân là hình thức hoạt động chủ yếu của Thường trực Hội đồng nhân dân. Tại phiên họp, Thường trực Hội đồng nhân dân thảo luận và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân họp thường kỳ mỗi tháng một lần. Khi xét thấy cần thiết, Thường trực Hội đồng nhân dân có thể họp đột xuất theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân tham dự.
3. Chủ tịch Hội đồng nhân dân quyết định thời gian, chương trình, chỉ đạo việc chuẩn bị và chủ tọa phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân; nếu Chủ tịch Hội đồng nhân dân vắng mặt thì một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân được Chủ tịch Hội đồng nhân dân ủy quyền chủ tọa phiên họp.
4. Thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân có trách nhiệm tham gia đầy đủ các phiên họp, nếu vì lý do đặc biệt không thể tham gia thì phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định.
5. Đại diện Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp được mời tham dự phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân. Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội được mời tham dự phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
6. Đại diện Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân, đại diện các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp, các cơ quan, tổ chức hữu quan có thể được mời tham dự phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân khi bàn về vấn đề có liên quan.
7. Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân và các cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm chuẩn bị các dự án, đề án, báo cáo thuộc nội dung chương trình phiên họp theo sự phân công của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp hoặc theo nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.
1. Thường trực Hội đồng nhân dân có trách nhiệm tổ chức để đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình tiếp công dân; xây dựng các quy định, thủ tục về tiếp công dân bảo đảm đúng pháp luật và phù hợp với tình hình của địa phương; sắp xếp lịch tiếp công dân của đại biểu Hội đồng nhân dân; bố trí công chức có đủ trình độ, năng lực và am hiểu về pháp luật để làm nhiệm vụ tiếp công dân; tổ chức để đại biểu Hội đồng nhân dân tiếp công dân tại nơi tiếp công dân ở địa phương mà đại biểu ứng cử.
2. Chủ tịch Hội đồng nhân dân phải có lịch tiếp công dân. Tùy theo yêu cầu của công việc, Chủ tịch Hội đồng nhân dân bố trí số lần tiếp công dân trong tháng. Chủ tịch Hội đồng nhân dân có thể ủy nhiệm cho Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân hoặc Ủy viên của Thường trực Hội đồng nhân dân tiếp công dân, nhưng ít nhất mỗi quý Chủ tịch Hội đồng nhân dân phải bố trí thời gian 01 ngày để trực tiếp tiếp công dân.
1. Ban pháp chế của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã chịu trách nhiệm trong các lĩnh vực thi hành Hiến pháp và pháp luật, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng chính quyền địa phương và quản lý địa giới hành chính ở địa phương.
2. Ban văn hóa - xã hội của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội, thông tin, thể dục, thể thao và chính sách tôn giáo ở địa phương.
3. Ban kinh tế - ngân sách của Hội đồng nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm trong các lĩnh vực kinh tế, ngân sách, đô thị, giao thông, xây dựng, khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh.
4. Ban kinh tế - ngân sách của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm trong các lĩnh vực kinh tế, ngân sách, khoa học, công nghệ, tài nguyên trên địa bàn thành phố trực thuộc trung ương.
5. Ban đô thị của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm trong các lĩnh vực quy hoạch đô thị, phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, giao thông, xây dựng, môi trường, tổ chức cung cấp dịch vụ công trên địa bàn thành phố trực thuộc trung ương.
6. Ban kinh tế - xã hội của Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã chịu trách nhiệm trong các lĩnh vực kinh tế, ngân sách, đô thị, giao thông, xây dựng, giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội, thông tin, thể dục, thể thao, khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường, chính sách tôn giáo ở địa phương.
7. Ban dân tộc của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện chịu trách nhiệm trong lĩnh vực dân tộc ở địa phương.
8. Trường hợp Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện không thành lập Ban dân tộc thì Ban văn hóa - xã hội của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Ban kinh tế - xã hội của Hội đồng nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm trong lĩnh vực dân tộc ở địa phương.
1. Tham gia chuẩn bị nội dung kỳ họp của Hội đồng nhân dân liên quan đến lĩnh vực phụ trách.
2. Thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án liên quan đến lĩnh vực phụ trách do Hội đồng nhân dân hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân phân công.
3. Giúp Hội đồng nhân dân giám sát hoạt động của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát hoạt động của Ủy ban nhân dân và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp trong các lĩnh vực phụ trách; giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi phụ trách.
4. Tổ chức khảo sát tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về lĩnh vực phụ trách do Hội đồng nhân dân hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân phân công.
5. Báo cáo kết quả hoạt động giám sát với Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân.
6. Ban của Hội đồng nhân dân chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân; trong thời gian Hội đồng nhân dân không họp thì báo cáo công tác trước Thường trực Hội đồng nhân dân.
1. Các Ban của Hội đồng nhân dân phối hợp công tác và trao đổi kinh nghiệm hoạt động về những vấn đề có liên quan.
2. Các Ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Ban của Ủy ban thường vụ Quốc hội khi các cơ quan này về công tác ở địa phương.
3. Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Ban của Ủy ban thường vụ Quốc hội trao đổi kinh nghiệm về lĩnh vực hoạt động của mình với các Ban tương ứng của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
4. Ban của Hội đồng nhân dân cử thành viên tham gia hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp theo yêu cầu của Thường trực Hội đồng nhân dân.
5. Ủy ban nhân dân, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, cơ quan, tổ chức hữu quan ở địa phương có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu về những vấn đề mà Ban của Hội đồng nhân dân yêu cầu.
1. Để chuẩn bị cho việc thẩm tra, Ban của Hội đồng nhân dân cử thành viên tham gia nghiên cứu dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án; yêu cầu cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan cung cấp tài liệu và trình bày về vấn đề mà Ban thẩm tra; tổ chức họp lấy ý kiến của những người am hiểu về vấn đề đó; khảo sát tình hình thực tế tại địa phương về những nội dung liên quan đến dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án.
2. Việc thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án được thực hiện theo trình tự sau đây:
a) Đại diện cơ quan, tổ chức trình dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án trình bày;
b) Đại diện cơ quan, tổ chức hữu quan phát biểu ý kiến;
c) Các thành viên của Ban thảo luận;
d) Đại diện cơ quan, tổ chức trình dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án phát biểu ý kiến nếu thấy cần thiết;
đ) Chủ tọa cuộc họp kết luận.
3. Báo cáo thẩm tra cần đánh giá về sự phù hợp của dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tình hình, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; nêu rõ quan điểm và đề xuất phương án xử lý đối với những nội dung còn có ý kiến khác nhau.
1. Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp trên địa bàn hoặc về các vấn đề do Hội đồng nhân dân hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân phân công.
2. Tổ đại biểu Hội đồng nhân có trách nhiệm nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị đóng góp ý kiến cho kỳ họp Hội đồng nhân dân cùng cấp; tổ chức cho đại biểu Hội đồng nhân dân tiếp xúc cử tri, thu thập ý kiến, kiến nghị của cử tri trước kỳ họp Hội đồng nhân dân và để đại biểu Hội đồng nhân dân báo cáo với cử tri về kết quả kỳ họp sau kỳ họp Hội đồng nhân dân.
1. Ủy ban nhân dân họp thường kỳ mỗi tháng một lần.
2. Ủy ban nhân dân họp bất thường trong các trường hợp sau đây:
a) Do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định;
b) Theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp, đối với phiên họp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ;
c) Theo yêu cầu của ít nhất một phần ba tổng số thành viên Ủy ban nhân dân.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định cụ thể ngày họp, chương trình, nội dung phiên họp.
2. Thành viên Ủy ban nhân dân có trách nhiệm tham dự đầy đủ các phiên họp Ủy ban nhân dân, nếu vắng mặt phải báo cáo và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân đồng ý.
3. Phiên họp Ủy ban nhân dân chỉ được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên Ủy ban nhân dân tham dự.
4. Chương trình, thời gian họp và các tài liệu trình tại phiên họp phải được gửi đến các thành viên Ủy ban nhân dân chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày bắt đầu phiên họp thường kỳ và chậm nhất là 01 ngày trước ngày bắt đầu phiên họp bất thường.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân chủ tọa phiên họp Ủy ban nhân dân, bảo đảm thực hiện chương trình phiên họp và những quy định về phiên họp. Khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân vắng mặt, một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân được Chủ tịch Ủy ban nhân dân phân công chủ tọa phiên họp.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân theo phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân chủ trì việc thảo luận từng nội dung trình tại phiên họp Ủy ban nhân dân.
1. Đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân được mời tham dự phiên họp Ủy ban nhân dân cùng cấp; Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội được mời tham dự phiên họp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Tổ trưởng Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được mời tham dự phiên họp Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương, đại diện các Ban của Hội đồng nhân dân được mời tham dự phiên họp Ủy ban nhân dân cùng cấp khi bàn về các vấn đề có liên quan; Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện được mời tham dự phiên họp Ủy ban nhân dân cùng cấp khi bàn về các vấn đề có liên quan.
3. Chủ tịch Hội đồng nhân dân, người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới và các đại biểu khác được mời tham dự phiên họp Ủy ban nhân dân khi bàn về các vấn đề có liên quan.
1. Ủy ban nhân dân quyết định các vấn đề tại phiên họp bằng hình thức biểu quyết. Thành viên Ủy ban nhân dân có quyền biểu quyết tán thành, không tán thành hoặc không biểu quyết.
2. Ủy ban nhân dân quyết định áp dụng một trong các hình thức biểu quyết sau đây:
a) Biểu quyết công khai;
b) Bỏ phiếu kín.
3. Quyết định của Ủy ban nhân dân phải được quá nửa tổng số thành viên Ủy ban nhân dân biểu quyết tán thành. Trường hợp số tán thành và số không tán thành ngang nhau thì quyết định theo ý kiến biểu quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
1. Đối với một số vấn đề do yêu cầu cấp bách hoặc không nhất thiết phải tổ chức thảo luận, biểu quyết tại phiên họp Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định việc biểu quyết của thành viên Ủy ban nhân dân bằng hình thức gửi phiếu ghi ý kiến. Việc biểu quyết bằng hình thức phiếu ghi ý kiến thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 117 của Luật này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân phải thông báo kết quả biểu quyết bằng hình thức gửi phiếu ghi ý kiến tại phiên họp Ủy ban nhân dân gần nhất.
Các phiên họp Ủy ban nhân dân phải được lập thành biên bản. Biên bản phải ghi đầy đủ nội dung các ý kiến phát biểu và diễn biến của phiên họp, ý kiến kết luận của chủ tọa phiên họp hoặc kết quả biểu quyết.
1. Kết quả phiên họp Ủy ban nhân dân phải được thông báo kịp thời đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân sau đây:
a) Các thành viên Ủy ban nhân dân, Thường trực cấp ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên và cấp dưới trực tiếp; Thủ tướng Chính phủ đối với phiên họp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.
2. Đối với kết quả phiên họp Ủy ban nhân dân liên quan đến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đền bù, giải phóng mặt bằng và các vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân ở địa phương thì ngay sau mỗi phiên họp, Ủy ban nhân dân có trách nhiệm thông tin cho các cơ quan báo chí.
1. Chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định của Luật này; cùng các thành viên khác của Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Ủy ban nhân dân trước Hội đồng nhân dân cùng cấp, cơ quan hành chính nhà nước cấp trên, trước Nhân dân địa phương và trước pháp luật.
2. Trực tiếp chỉ đạo giải quyết hoặc giao Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân chủ trì, phối hợp giải quyết những vấn đề liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực ở địa phương. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân có thể thành lập các tổ chức tư vấn để tham mưu, giúp Chủ tịch giải quyết công việc.
3. Ủy nhiệm một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thay mặt Chủ tịch điều hành công việc của Ủy ban nhân dân khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân vắng mặt.
4. Thay mặt Ủy ban nhân dân ký quyết định của Ủy ban nhân dân; ban hành quyết định, chỉ thị và hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó ở địa phương.
1. Thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ được giao; cùng các thành viên khác của Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Ủy ban nhân dân.
2. Tham dự đầy đủ các phiên họp Ủy ban nhân dân; thảo luận và biểu quyết những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân.
3. Ký quyết định, chỉ thị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân ủy nhiệm.
1. Được Chủ tịch Ủy ban nhân dân phân công phụ trách lĩnh vực cụ thể và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ được giao; cùng các thành viên khác của Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Ủy ban nhân dân; báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân khi được yêu cầu.
Ủy viên Ủy ban nhân dân là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước cơ quan quản lý nhà nước cấp trên về ngành, lĩnh vực.
2. Tham dự đầy đủ các phiên họp Ủy ban nhân dân; thảo luận và biểu quyết những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân.
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định điều động Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện quyết định điều động Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định cách chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện quyết định cách chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân có hành vi vi phạm pháp luật hoặc không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao.
3. Người được điều động hoặc bị cách chức chấm dứt việc thực hiện nhiệm vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân kể từ khi quyết định điều động, cách chức có hiệu lực.
4. Người đã quyết định điều động, cách chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân giao quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân; thông báo cho Hội đồng nhân dân về việc điều động, cách chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, giao quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân để Hội đồng nhân dân bầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân mới tại kỳ họp gần nhất.
Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức ít nhất một lần hội nghị trao đổi, đối thoại với Nhân dân ở địa phương về tình hình hoạt động của Ủy ban nhân dân và những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân ở địa phương; trường hợp quy mô đơn vị hành chính cấp xã quá lớn, có thể tổ chức trao đổi, đối thoại với Nhân dân theo từng cụm thôn, tổ dân phố. Ủy ban nhân dân phải thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông báo đến Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố về thời gian, địa điểm, nội dung của hội nghị trao đổi, đối thoại với Nhân dân chậm nhất là 07 ngày trước ngày tổ chức hội nghị.
1. Trụ sở làm việc của chính quyền địa phương được bố trí cho Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, được trang bị các phương tiện để đáp ứng yêu cầu phối hợp công tác giữa các cơ quan của chính quyền địa phương và phục vụ Nhân dân.
2. Kinh phí hoạt động của chính quyền địa phương do ngân sách nhà nước bảo đảm. Việc quản lý, sử dụng kinh phí hoạt động của chính quyền địa phương phải bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả và phải được kiểm toán theo quy định của pháp luật.
1. Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh là cơ quan tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
2. Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện.
4. Chính phủ quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, biên chế của Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện và việc tổ chức công tác tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã.
OPERATION OF LOCAL GOVERNMENT
Section 1. Operations of the People’s Council
Article 78. Meeting sessions of the People’s Council
1. The People’s Council shall convene at least two plenary meetings every year.
The People’s Council shall make its decision on the plan to hold regular sessions at the first plenum of the People's Council that takes place in the first year of its tenure, and at the previous year’s last plenum of the People's Council that takes place in the following years of its tenure upon the request of the Standing Committee of the People’s Council.
2. The unscheduled meeting of the People’s Council will be convened by the Standing Committee of the People’s Council if requested by the Standing Committee of the People's Council or the President of the People's Committee at the same level, or at least one third of delegates of the People’s Council.
3. Electors living at communes, wards or commune-level towns shall be vested with the right to file a petition to the People’s Council of these communes, wards or commune-level towns to convene a meeting to discuss and decide issues arising at these administrative units. If this petition is signed by more than ten percent of electorate living in such communes, wards or commune-level towns according to the electoral register of electors eligible to elect delegates of the communal-level People's Council in the latest election, the Standing Committee of the communal-level People’s Committee shall be responsible for convening the unscheduled plenum of the People’s Council to discuss contents mentioned in the petition. The petition of electors shall be considered valid if it provides all of their signature, full name, birth date and address of each petitioner. Those who sign their name in the petition shall appoint one person as a representative to attend the meeting of the People's Council on contents mentioned in the petition.
4. The People’s Council shall hold the open meeting. When necessary or if requested by the Standing Committee of the People's Council or the President of the People's Committee at the same level, or at least one third of delegates of the People’s Council, the closed meeting will be decided by the People’s Council.
Article 79. Meeting agenda of the People’s Council
1. Based on the resolution of the People’s Council, upon the request of the President of the People’s Committee, the Chairperson of Vietnam Fatherland Front Committee, the Chief Justice of the People’s Court, the Head of the People’s Procuracy, committees of the People’s Council and delegates of the People’s Council at the same level, and the Standing Committee of the People’s Council, shall propose the agenda of the People’s Council’s meeting.
The first session agenda of the new-term People’s Council shall be proposed by the Standing Committee of the previous-term People’s Council. Committees of the previous-term People’s Council shall assess contents mentioned in the proposed agenda of the first meeting session of the new-term People's Council, and present the assessment result to the Standing Committee of the previous-term People’s Council to have it considered in the first meeting of the new-term People’s Council.
2. The People’s Council shall decide the meeting agenda. When necessary or as requested by the President of the People’s Committee, the Chairperson of the Vietnam Fatherland Front Committee, the Chief Justice of the People’s Court, the Head of the People’s Procuracy, committees of the People’s Council and delegates of the People’s Council at the same level, the People’s Council shall make a decision on any amendment or modification to the approved agenda.
Article 80. Convening of the meeting session of the People’s Council
1. The first meeting session of the new-term People’s Council shall be convened not later than 45 days as of the date of the election of delegates to the People's Council; with regard to local areas that require the re-election, additional election or election date delay, the permitted duration of this convening shall begin on the re-election and additional election date.
The first session held in each term of the People’s Council shall be convened by the previous-term People’s Council. In case there is an absence of the Chairperson of the People’s Council, one Vice Chairperson of the previous-term People's Council shall be authorized to convene the meeting; if both the Chairperson of the People’s Council and the Vice Chairperson of the People’s Council are absent, the Standing Committee of the superior-level People’s Council shall directly appoint an officer to convene the meeting. At the provincial level, the National Assembly Standing Committee shall appoint an officer to convene the meeting of the People's Council.
2. Within its term, the Standing Committee of the People’s Council shall decide to convene the regular meeting session not later than 20 days, and the unscheduled meeting session not later than 07 days prior to the opening of the meeting. In case there is an absence of the Standing Committee of the People’s Council, the Standing Committee of the People’s Council at the superior level shall directly appoint an officer to convene the meeting. At the provincial level, the National Assembly Standing Committee shall appoint an officer to convene the meeting and chair the meeting of the People’s Council.
3. The proposed agenda of the People’s Council’s meeting shall be sent to delegates of the People’s Council together with the decision to convene the meeting.
The decision to convene the meeting and the proposed agenda of the People’s Council’s meeting shall be disseminated through means of mass media at local areas not later than 10 days prior to the opening of the regular meeting, and if it is an unscheduled meeting, this decision will be sent not later than 03 days prior to the opening of such meeting.
Article 81. Composition of participants in the meeting session of the People’s Council
1. Representatives of the Standing Committee of the People’s Council and the People’s Committee at the directly superior level, elected deputies of the National Assembly, and delegates of the superior-level People’s Council elected at local areas, shall be invited to attend the meeting of the People’s Council; representatives of the National Assembly Standing Committee and the Government shall be invited to attend the meeting of the provincial People’s Council.
2. Members of the People’s Committee, the Chief Justice of the People’s Court, and the Head of the same-level People’s Procuracy who are not delegates of the People’s Council, shall be invited to attend the People’s Council’s meetings; shall be responsible for attending the general meeting session of the People’s Council on issues related to the industries and sectors put under their authority. Participants in the People’s Council’s meeting shall be entitled to raise their opinions on issues related to industries and sectors put under their authority if obtaining the meeting chair’s agreement, or shall be responsible for giving their opinions as requested by the People’s Council or the meeting chair.
3. Representatives of Government agencies, political organizations, the Vietnam Fatherland Front Committee and socio-political organizations shall be invited to attend the open meeting session of the People’s Council which discusses relevant issues.
4. Representatives of the People’s armed forces, social and economic organizations, international audiences, press agencies and civilians may be invited to attend the open meeting session of the People’s Council.
Article 82. Responsibility of the Chair of the People’s Council's meeting session
The Chairperson of the People’s Council who deliver the opening and closing speech at the meeting, and the Chair of the People’s Council’s meeting, shall ensure the compliance with the meeting agenda and regulations on the People’s Council’s meetings. The Vice Chairperson of the People’s Council shall assist the Chairperson of the People’s Council in chairing the meeting as assigned by the Chairperson of the People’s Council.
In the first meeting held in each term of the People’s Council, the person charged with convening the meeting of the People’s Council in accordance with Clause 1 Article 80 hereof shall give his/her opening speech and chair meeting sessions to help the People’s Council to elect the Chairperson of the new-term People’s Council.
Article 83. Election of incumbents of the People’s Council and the People’s Committee
1. In the first meeting held in each term of the People’s Council, the People’s Council shall elect one of the People’s Council’s delegates as the Chairperson of the People’s Council according to the recommendation of the meeting chair.
Within the term, the People’s Council shall elect one of the People’s Council’s delegates as the Chairperson of the People’s Council according to the recommendation of the Standing Committee of the People’s Council. In case the Standing Committee of the People’s Council is absent, the People’s Council shall elect one of the People’s Council’s delegates as the Chairperson of the People’s Council according to the recommendation of the meeting chair as stipulated in Clause 2 Article 80 hereof.
2. The People’s Council shall elect one of the People’s Council’s delegates as the Vice Chairperson of the People’s Council, the Head and the Vice Head of the Committee of the People’s Council according to the recommendation of the Chairperson of the People’s Council. The provincial People’s Council shall elect one of the People’s Council’s delegates as the Chief of the Office of the provincial People’s Council according to the recommendation of the Chairperson of the provincial People’s Council.
3. The People’s Council shall elect the President of the People’s Committee according to the recommendation of the Chairperson of the People’s Council. The President of the People’s Committee elected in the first meeting of the People's Council must be the People’s Council’s delegate. The President of the People’s Committee elected within the term shall not necessarily be the People’s Council’s delegate.
4. The People’s Council shall elect the Vice President and members of the People’s Committee according to the recommendation of the President of the People’s Committee. The Vice President and members of the People’s Committee shall not necessarily be the People’s Council’s delegates.
5. The Chairperson of the People’s Council and the President of the People’s Committee shall not be entitled to hold their position in more than two consecutive terms at the same administrative unit.
6. The result of the election of the People’s Council’s Chairperson must be ratified by the National Assembly Standing Committee; the result of the election of the Chairperson and Vice Chairperson of the district-level People’s Council must be ratified by the Standing Committee of the provincial People’s Council; the result of the election of the Chairperson and Vice Chairperson of the communal-level People’s Council must be ratified by the Standing Committee of the district-level People’s Council.
7. The result of the election of the President and Vice President of the provincial People's Committee must be approved by the Prime Minister; the result of the election of the President and Vice President of the district-level People’s Committee must be ratified by the President of the provincial People’s Committee; the result of the election of the President and Vice President of the communal-level People’s Committee must be ratified by the President of the district-level People’s Committee.
8. During the People’s Council’s election of incumbents as stipulated in this Article, if there is any delegate of the People’s Council standing for such election, or if the People’s Council wishes to recommend any eligible candidate to stand for such election who does not belong to the electoral register of eligible electors already recommended by competent agencies or individuals, the Standing Committee of the People’s Council shall send a request to the People’s Council for its consideration and decision; if this election occurs in the first meeting held in each term of the People's Council, the meeting chair will be charged with sending this request to the People’s Council for its consideration and decision.
9. Officer holders stipulated in Clause 1, 2, 3 and 4 of this Article shall implement their duties and powers immediately after winning the election of the People’s Council.
10. Within 05 days from the date of the election of the Chairperson of the People’s Council, Vice Chairperson of the People’s Council, President of the People’s Committee and Vice President of the People’s Committee, the People’s Council shall send the election result to competent agencies or individuals as stipulated in Clause 6 and Clause 7 of this Article for approval. Within 10 working days of receipt of the election result, competent agencies or individuals shall be obliged to consider and approve it; in case of disapproval, they will send a written response which clearly state reasons for such refusal, and request the People’s Council to hold the re-election of disapproved position-holders.
Article 84. Resignation, discharge and dismissal of office holders elected by the People’s Council
1. If elected position-holders of the People’s Council fail to continue their work, they can resign from their post on the grounds of health problems or for any other reasons.
The resignation letter shall be submitted to agencies or individuals having the authority to recommend an eligible candidate to be elected to hold that post by the People’s Council. Agencies or individuals having the authority to recommend an eligible candidate to be elected to hold that post by the People’s Council shall be obliged to request the People’s Council to discharge persons submitting their resignations from office in the next meeting of the People’s Committee.
2. The People’s Council shall discharge and dismiss the Chairperson, Vice Chairperson of the People’s Council, the Head and the Vice Head of the Committee of the People’s Council as requested by the Standing Committee of the People’s Council.
3. The People’s Council shall discharge and dismiss the President of the People’s Committee as requested by the Chairperson of the People’s Council; discharge and dismiss the Vice President and members of the People’s Committee as requested by the President of the People’s Committee.
4. The result of the discharge and dismissal from office of the Chairperson, Vice Chairperson of the People’s Council, and the President and Vice President of the People’s Committee must be approved in accordance with regulations laid down in Clause 6, 7 and 10 Article 83 hereof.
Article 85. Procedure for passing draft resolutions, proposals and reports in the meeting of the People’s Council
1. Representatives of agencies or organizations submitting draft resolutions, proposals and reports shall make a presentation to the People’s Council.
2. Representatives of committees of the People’s Council assigned to assess draft resolutions, proposals and reports shall present the assessment report to the People’s Council.
3. The People’s Council starts discussion. Before discussion, the People’s Council at provincial and district level can hold a discussion at the Coalition of delegates of the People’s Council.
4. During the process of discussion held in the general meeting session, the meeting chair can raise contentious issues so that the People's Council takes them into consideration and make its decision. When necessary, the People’s Council shall be entitled to request related agencies to explain any issue that delegates of the People’s Council concern about.
5. The People’s Council shall take a vote on these draft resolutions, proposals and reports by single-issue, entire-issue and one-time voting.
Article 86. Introduction of resolutions, proposals, reports and minutes in the meeting of the People’s Council
1. Resolutions of the People’s Council shall be authenticated by appending the signature of the Chairperson of the People’s Council or the meeting chair.
2. Minutes of the People’s Council’s meetings shall be signed by the Chairperson of the People’s Council or the meeting chair.
3. Not later than 10 days as of the closing of the meeting, resolutions, proposals, reports and minutes generated by the meeting of the People’s Council must be submitted by the Standing Committee of the People’s Council to the Standing Committee of the People’s Council and the People’s Committee at the directly superior level; as for the meeting held at the provincial level, these documents must be submitted to the National Assembly Standing Committee and the Government.
4. Resolutions of the People’s Council must be submitted to relevant agencies or organizations for the implementation purpose. Resolutions of the People’s Council shall be published on the local Official Gazette, disseminated through local means of mass media, and publicly posted and filed in accordance with legal regulations.
Article 87. Supervisory operations of the People’s Council
1. The People’s Council shall exercise its supervisory power in the People’s Council’s meeting and this exercise of power must be based on supervisory operations of the Standing Committee of the People's Council, Committees of the People’s Council, Delegate Coalitions of the People’s Council and delegates of the People’s Council.
2. The People’s Council shall decide supervisory contents upon the request submitted by the Standing Committee of the People’s Council on the basis of recommendations offered by Committees of the People’s Council, Delegate Coalitions of the People’s Council, delegates of the People’s Council, Vietnam Fatherland Front Committee at the same level as well as opinions and recommendations offered by the local electorate.
3. The People’s Council shall exercise their supervisory power through the following actions:
a) Consider task performance reports made by the Standing Committee of the People’s Council, the People’s Committee, the People’s Court and the People’s Procuracy at the same level;
b) Consider reports of the People’s Committee at the same level on the enforcement of the Constitution and legislative documents issued by the superior-level state organs and resolutions of the People’s Council at the same level;
c) Consider reports of the People’s Committee at the same level on the enforcement of the Constitution and legislative documents issued by the superior-level state organs and resolutions of the People’s Council at the same level;
d) Consider query responses from the President of the People’s Committee, the Vice President of the People’s Committee, members of the People’s Committee, Chief Justice of the People’s Court, the Head of the People’s Procuracy at the same level;
dd) Establish the Commission of Supervision of a single issue when necessary and consider the supervision result produced by the Commission of Supervision.
4. Based on the supervision result, the People’s Council shall have the following powers:
a) Request the People’s Committee, the President of the People’s Committee at the same level to issue documents to enforce the Constitution, legislation and resolutions of the People’s Council;
b) Abolish part or all of documents issued by the People’s Committee and the President of the People’s Committee at the same level in breach of the Constitution and legislative documents issued by the superior-level state organs and resolutions of the People’s Council;
c) Pass the resolution on query responses and responsibilities of persons charged with responding to queries when necessary.
d) Discharge and dismiss the Chairperson of the People's Council, the Vice Chairperson of the People's Council, the Head, the Vice Head of the Committee of the People's Council, the President of the People’s Committee, the Vice President of the People's Committee and members of the People's Committee, from office.
Article 88. Taking a vote of confidence
1. The People’s Council shall take a vote of confidence in the following incumbents:
a) The Chairperson, Vice Chairperson, Head of the Committee of the People's Council; the Chief of the Office of the People’s Council, if it is the People’s Council at the provincial level;
b) The President, Vice President and members of the People’s Committee.
2. Voting Deadline, date and procedure applied to target persons subjected to the vote of confidence held by the People’s Council shall be stipulated by the National Assembly.
Article 89. Casting a vote of confidence
1. The People’s Council shall cast a vote of confidence on office-holders elected by the People’s Council.
2. The Standing Committee of the People’s Council shall request the People’s Council to cast a vote of confidence under the following circumstances:
a) At least one third of delegates of the People’s Council give their recommendation;
b) The Vietnam Fatherland Front Committee at the same level gives its recommendation;
c) Target persons subjected to the vote of confidence have received votes of low confidence from more than two thirds of delegates of the People's Council.
3. Target persons subjected to the vote of confidence who have gained votes of no confidence from more than half of delegates of the People’s Council shall be allowed to resign from office. In case these persons refuse to resign, agencies or individuals having powers to recommend them to be elected by the People’s Council shall be responsible for requesting the People’s Council to consider and decide the discharge of such persons from office.
Article 90. Consideration of the aggregate report on opinions and recommendations of the local electorate
1. The People’s Council shall consider the aggregate report on opinions and recommendations of the local electorate.
2. Relevant State organs, organizations and units shall be responsible for carefully examining, handling and responding to recommendations of the local electorate as well as reporting to the People's Council on the handling result.
3. At the first meeting held in each tenure of the People’s Council, the Vietnam Fatherland Front Committee at the same level shall submit the aggregate report on opinions and recommendations from the local electorate in the vote for the People’s Council’s delegates to the People’s Council.
At meetings following the first one, the Standing Committee of the People’s Council in conjunction with the Vietnam Fatherland Front Committee at the same level shall submit the aggregate report on opinions and recommendations from the local electorate to the People’s Council; the Standing Committee of the People’s Council shall report on the result of supervision of handling of recommendations submitted by the local electorate to the People’s Council in the previous meeting.
When necessary, the People’s Committee shall discuss and adopt the resolution on handling of opinions and recommendations from the electorate.
Article 91. Voting at general meetings
1. The People’s Council shall decide issues at general meeting sessions in the form of a voting. Delegates of the People’s Council shall have the right to cast their yes, no or abstention votes. Delegates of the People’s Council shall not be allowed to act on behalf of other delegates to vote.
2. The People’s Council shall decide to apply one of the voting methods as follows:
a) Open voting;
b) Secret voting.
3. The resolution of the People’s Council shall be passed when more than half of delegates of the People’s Council vote in favor of it; meanwhile, the resolution to dismiss delegates of the People’s Council from office shall be passed when at least two thirds of delegates of the People’s Council vote in favor of it.
Article 92. Materials circulated at the People’s Council’s meetings
1. The Chairperson of the People’s Council shall decide which materials are circulated in the meeting of the People’s Council.
2. Materials circulated at the People’s Council’s meetings must be handed out to delegates of the People’s Council not later than 05 days prior to the opening of the meeting, unless otherwise stipulated by laws.
3. Delegates of the People’s Council shall be responsible for implementing regulations on use and storage of materials at the meeting; disclosure of contents of confidential materials or closed meeting sessions of the People’s Council is strictly prohibited.
4. Resolutions, files and other instruments at each meeting of the People’s Council shall be safekept in accordance with regulations on file storage.
Article 93. Responsibilities for attending the meeting session of the People’s Council
1. Delegates of the People’s Council shall be responsible for attending all meetings and sessions of the People’s Council, participating in discussion and voting on issues that fall within the remit of the People’s Council.
2. Delegates of the People’s Council who fail to attend meetings or sessions must clearly state reasons and report to the Chairperson of the People’s Council in advance. Where delegates of the People’s Council have not attended meetings for 01 consecutive year without any acceptable reasons, the Standing Committee of the People’s Council must report to the People’s Council to dismiss them from office.
Article 94. Responsibilities of the People’s Council’s delegates for communicating with the electorate
1. Delegates of the People’s Council must keep a close contact with the electorate of their electoral units, be overseen by them and be charged with collecting and communicating their opinions, aspirations and recommendations in an honest manner; protect lawful rights and interests of the electorate; implement regulations on contact with the electorate, and report to the electorate on their activities and those of the People’s Council to which they are elected at least once a year, and respond to requests and recommendations from the electorate.
2. After each meeting of the People’s Council, delegates of the People’s Council shall be responsible for reporting to their electorate on the result of that meeting, disseminating and explaining the resolution of the People’s Council, and encouraging and collaborating with the people to implement such resolution.
Article 95. Responsibilities of the People’s Council’s delegates for holding receptions for citizens, receiving and handling complaints, denunciations and recommendations of citizens
1. The People’s Council’s delegates shall be responsible for holding receptions for citizens as prescribed by laws.
2. Upon receipt of complaints, denunciations and recommendations from citizens, delegates of the People’s Council shall be responsible for carefully examining and promptly forwarding them to competent individuals to find solutions as well as notifying petitioners of this; expediting, monitoring and overseeing the handling process. The in-charge person shall be obliged to notify delegates of the People’s Council of the handling result within the statutory duration.
3. On seeing that handling of complaints, denunciations and recommendations is in breach of laws, delegates of the People’s Council shall have the right to meet with the head of relevant agency, organization or unit to seek any explanation or to request reconsideration; when necessary, delegates of the People’s Council is able to request the head of agency, organization or unit directly superior to the abovementioned one to get them handled.
Article 96. Rights of delegates of the People’s Council to ask questions
1. Delegates of the People’s Council shall be vested with the right to put questions to the President of the People’s Committee, the Vice President of the People’s Committee, members of the People’s Committee, Chief Justice of the People’s Court and the Head of the People’s Procuracy at the same level. Questioned persons shall be obliged to answer questions of delegates of the People’s Council.
2. During the meeting, delegates of the People’s Council shall send questions to the Standing Committee of the People's Committee at the same level. Questioned persons shall be obliged to answer questions to the People’s Council in that meeting. In case any investigation or verification is required, the People’s Council can decide whether questions will be answered at the next meeting of the People’s Council, or written answers will be sent to questioning delegates and the Standing Committee of the People’s Council.
3. In between sessions of the People’s Council, questions of delegates of the People’s Council shall be sent to the Standing Committee of the People’s Council at the same level to forward them to questioned persons and deadline for answering questions shall be decided as well.
Article 97. Rights of delegates of the People’s Council to give recommendations
1. Delegates of the People’s Council shall be vested with the right to make recommendations to the People’s Council to take the vote of confidence for incumbents elected by the People’s Council, convene unscheduled or recommendation-sending meetings and make other recommendations that delegates find necessary.
2. Recommendations from delegates of the People’s Council shall be sent in writing to the Standing Committee of the People’s Council in which reasons and contents must be clearly stated.
The Standing Committee of the People’s Council shall be responsible for aggregating and handling recommendations from delegates of the People’s Council within its jurisdiction and report to the People’s Council under the circumstances stipulated in Clause 3 of this Article or others that the Standing Committee of the People’s Council finds necessary.
3. In case more than one third of delegates of the People’s Council make recommendations to the People’s Council on the vote of confidence towards position-holders elected by the People’s Council, or on unscheduled or closed meetings held by the People’s Council, the Standing Committee of the People’s Council shall report to the People’s Council for consideration and decision.
4. The number of necessary recommendations stipulated in Clause 3 of this Article is total recommendations received by the Standing Committee of the People’s Council within the period from the opening date of this meeting to the opening date of the next meeting, or to the pre-session date, on relevant contents in the event that delegates of the People’s Council recommend the People’s Council to hold the closed meeting.
5. Delegates of the People’s Council shall be vested with the right to recommend agencies, organizations or individuals to apply necessary measures to implement the Constitution and legislation, and protect rights and interests of the State, human rights and lawful rights and interests of citizens.
Article 98. Rights of delegates of the People’s Council to take actions against law violations
1. When discovering law violations that may cause harm to the State interests, lawful rights and interests of organizations and individuals, delegates of the People’s Council shall have the right to request relevant agencies or organizations to take necessary measures to promptly terminate such violations.
2. Within a permitted duration of 15 days of receipt of requests from delegates of the People’s Council as prescribed in Clause 1 of this Article, agencies or organizations must take action to deal with these violations and notify delegates of the People’s Council of this. If these agencies or organizations have not responded to them by the deadline, delegates of the People’s Council shall have the right to request the head of these agencies or organizations at the superior level for consideration and solution.
Article 99. Rights of delegates of the People’s Council to request provision of information
1. Within their duties and powers, delegates of the People’s Council shall be entitled to request agencies, organizations or individuals to provide information and materials relating to the duties and powers of these agencies, organizations or individuals.
2. The head of these agencies, organizations or individuals shall be responsible for answering questions posed by delegates of the People’s Council in accordance with legal regulations.
Article 100. Immunities of delegates of the People’s Council
1. Delegates of the People’s Council shall not be subjected to imprisonment, custody, detention, prosecution, or house or office search within the meeting of the People’s Council, or without consent from the People’s Council or the Standing Committee of the People’s Council.
2. In case delegates of the People’s Council is temporarily suspended because of criminals caught in the act, the detaining authority must immediately report to the People’s Council or the Standing Committee of the People’s Council for consideration and decision.
Article 101. Discontinuity of duties, temporary cessation and loss of rights of delegates of the People’s Council
1. Within their term of office, if delegates of the People’s Council have not worked any more and are not residing at administrative units from which they are delegates, they are required to apply for their duty discontinuity. Delegates of the People’s Council can request discontinuity of their duties on grounds of health problems or for other reasons.
Agreeing to the discontinuity of duties of delegates of the People’s Council shall be considered and decided by the People’s Council at the same level.
2. Where delegates of the People’s Council are being prosecuted, the Standing Committee of the People’s Council shall decide to temporarily suspend these delegates from implementation of duties and powers.
Delegates of the People’s Council shall be reinstated as delegates with their duties and powers as well as their lawful interests shall also be reinstated, if competent authorities halt the investigation or the case against these delegates, or as from the effective date of the court verdict or judgement whereby these delegates have been judged not guilty or exempted from criminal liability.
3. If delegates of the People’s Council have been charged by the court verdict or judgement, it is obvious that they will lose their delegate’s rights as from the date on which this verdict or judgement enters into force.
4. Delegates of the People’s Council who have discontinued delegate’s duties or lost delegate’s rights, it is certain that they are also discharged from office in the Standing Committee of the People's Council and committees of the People’s Council.
Article 102. Dismiss of delegates of the People’s Council from office
1. If delegates of the People’s Council have not met accepted standards any more, or no longer deserved the People’s confidence, the People’s Council or the electorate will vote to dismiss them from office.
2. The Standing Committee of the People’s Council shall decide to call for the vote of the People’s Council for dismissal of delegates of the People’s Council from office, or follow the request of the Vietnam Fatherland Front Committee at the same level for the vote of the electorate for this dismissal.
3. Under the first circumstance, at least two thirds of delegates of the People’s Council vote for this dismissal.
4. Under the latter circumstance, the dismissal shall be carried out in conformity with the procedure stipulated by the National Assembly Standing Committee.
Article 103. Necessary conditions for activities of delegates of the People’s Council
1. Full-time delegates of the People’s Council shall be assigned tasks, paid salary, allowances and entitled to other benefits to facilitate their activities.
2. Part-time delegates of the People’s Council are required to spare at least one third of working hours per year for implementation of their assigned duties or delegated powers. Working hours per year that part-time delegates of the People’s Council spend on performing their duties shall be included in total hours that such delegates have spent on working at their agencies, organizations or units and are paid salary, allowance and entitled to other benefits covered by these agencies, organizations and units. The head of agencies, organizations or units where delegates work shall be responsible for arranging work and creating necessary conditions for task performance of the People's Council's delegates.
3. The People’s Committee at different levels, agencies, organizations, units or individuals, within their assigned duties and delegated powers, shall be responsible for creating favorable conditions for activities of delegates of the People’s Council.
4. The Vietnam Fatherland Front Committee and its member organizations shall create necessary conditions to enable delegates of the People’s Council to communicate with electors, collect opinions, aspirations and recommendations of the People to the People's Council.
5. Delegates of the People’s Council shall be paid all monthly costs incurred by their activities and provided with necessary support to facilitate their activities as well.
6. The Government shall request the National Assembly Standing Committee to specify regulations, policies and conditions for activities of delegates of the People’s Council.
Article 104. Duties and powers of the Standing Committee of the People’s Council
1. Convene meetings of the People’s Council; cooperate with the People’s Committee in making arrangements for meetings of the People’s Council.
2. Expedite, examine the compliance of the People’s Committee and other state organs with resolutions of the People’s Council.
3. Supervise the compliance with the Constitution and legislation within their areas.
4. Direct, control and coordinate operations of committees of the People’s Council; examine the supervision result of committees of the People’s Council when necessary and report to the People’s Council in the next meeting; keep close contact with delegates of the People’s Council; aggregate questions posed by delegates of the People’s Council to report to the People’s Council; request agencies, organizations or individuals to explain issues concerning duties and powers of the Standing Committee of the People’s Council in the meeting of the Standing Committee of the People’s Council.
5. Make necessary arrangements so that delegates of the People’s Council can hold receptions for citizens in accordance with laws; expedite, inspect and assess handling of recommendations, complaints and allegations received from civilians; aggregate opinions and aspirations of the people to report to the People’s Council in the meeting.
6. Approve the list of members of committees of the People’s Council in the number of delegates of the People’s Council, and discharge of these members from office upon the request of the Heads of committees of the People’s Council.
7. Request the People’s Council to take or cast a vote of confidence for incumbents elected by the People’s Council in accordance with Article 88 and 89 hereof.
8. Decide whether the dismissal of delegates of the People’s Council from office will be voted for by the People’s Council or the electorate.
9. Report on performance of the People’s Council at the same level to the People’s Council and the People’s Committee at the directly superior level; the Standing Committee of the People’s Council shall report on their performance to the National Assembly Standing Committee and the Government.
10. Keep close contact with and cooperate with the Standing Committee of the Vietnam Fatherland Front Committee at the same level in performing tasks; notify the Vietnam Fatherland Front Committee at the same level of performance of the People's Council twice a year.
Article 105. Duties and powers of members of the Standing Committee of the People’s Council
1. The Chairperson of the People’s Council shall lead operations of the Standing Committee of the People's Council at the same level, act on behalf of the Standing Committee of the People’s Council to keep contact with the People’s Committee, state organs, the Standing Committee of the Vietnam Fatherland Front Committee, member organizations of the Vietnam Fatherland Front Committee at the same level, other social organizations and citizens.
2. The Vice Chairperson of the People’s Council shall assist the Chairperson of the People’s Council in executing duties and powers as assigned and delegated by the Chairperson of the People’s Council.
3. Members of the Standing Committee of the People’s Council shall be collectively responsible for implementing duties and powers of the Standing Committee of the People’s Council; solely responsible to the Standing Committee of the People’s Council for implementing duties and powers assigned and delegated by the Standing Committee of the People’s Council; attend meetings held by the Standing Committee of the People’s Council, discuss and decide issues within assigned duties and delegated powers of the Standing Committee of the People’s Council.
Article 106. Meeting sessions held by the Standing Committee of the People’s Council
1. Meeting sessions held by the Standing Committee of the People’s Council are major activities of the Standing Committee of the People’s Council. At each meeting session, the Standing Committee of the People’s Council shall discuss and decide issues that fall within their assigned duties and delegated powers in accordance with legal regulations.
2. The Standing Committee of the People’s Council shall convene the regular meeting once a month. When necessary, the Standing Committee of the People’s Council can convene the unscheduled meeting as requested by the Chairperson of the People’s Council. Meeting sessions held by the Standing Committee of the People’s Council must be attended by at least two thirds of members of the Standing Committee of the People’s Council.
3. The Chairperson of the People’s Council shall decide the meeting time and agenda, and make all necessary preparations and preside over the meeting; if the Chairperson of the People’s Council is absent, one Vice Chairperson of the People’s Council shall be authorized by the Chairperson to chair the meeting instead.
4. Members of the Standing Committee of the People’s Council shall be responsible for attending all of meeting sessions. For some special reasons for their absence from such sessions, they are required to report to the Chairperson of the People’s Council for consideration and decision.
5. Representatives of the People’s Committee, the Vietnam Fatherland Front Committee at the same level shall be invited to attend meetings held by the Standing Committee of the People’s Council. The Head of the National Assembly Delegation shall be invited to attend meetings of the provincial People’s Council.
6. Representatives of the People’s Court, the People’s Procuracy and heads of professional affiliates of the People’s Committee, and representatives of socio-political organizations at the same level, relevant agencies and organizations, may be invited to attend meeting sessions of the Standing Committee of the People’s Council to discuss related issues.
7. The People’s Committee, the People’s Court, the People’s Procuracy and Committees of the People’s Council, the Heads of professional affiliates of the People’s Committee, and related agencies and organizations, shall be responsible for preparing projects, proposals and reports appropriate for the meeting agenda as assigned by the Standing Committee of the People’s Council at the same level, or according to the duties and powers stipulated by laws.
Article 107. Receptions for citizens held by the Standing Committee of the People’s Council
1. The Standing Committee of the People’s Council shall be responsible for making arrangements for receptions for citizens held by delegates of the People’s Council; set out regulations on, procedures for citizen receptions in compliance with laws and in relevance to local conditions; set the schedule for citizen receptions of delegates of the People’s Council; appoint competent and qualified civil servants who have a good command of laws to hold receptions for citizens; make necessary arrangements for receptions for citizens living at local areas where candidates call for election.
2. The Chairperson of the People’s Council must keep his/her citizen reception schedule. Depending on the work requirements, the Chairperson of the People’s Council can decide the frequency of citizen reception within a month. The Chairperson of the People’s Council can authorize the Vice Chairperson of the People’s Council or members of the Standing Committee of the People’s Council to hold receptions for citizens, but in at least one quarter of the year, the Chairperson of the People’s Council should spare 01 day to meet with citizens in person.
Article 108. Sectors managed by Committees of the People’s Council
1. The Committee on Legislation managed by the People’s Council at the provincial, district and communal level shall be responsible for sectors such as enforcement of the Constitution and legislation, national defence, social security, order and safety, and local government construction and administrative division management affairs in this local area.
2. The Committee on Culture – Society managed by the People’s Council at the provincial level shall be responsible for sectors such as education, healthcare, culture, society, information, physical exercise, sports affairs and policies on religion in this local area.
3. The Committee on Economy – Budget managed by the provincial People’s Council shall be responsible for sectors such as economy, budget, urban, transportation, construction, science, technology, natural resources and environment affairs throughout the province.
4. The Committee on Economy – Budget managed by the People’s Council of the centrally-governed city shall be responsible for sectors such as economy, budget, science, technology and natural resources affairs throughout the centrally-governed city.
5. The Committee on Urban Affairs managed by the People’s Council of the centrally-governed city shall be responsible for sectors such as urban planning, technical and social infrastructural development, transportation, construction, environment and public service rendering affairs throughout the centrally-governed city.
6. The Committee on Economy – Society managed by the People’s Council at the district and communal level shall be responsible for sectors such as economy, budget, urban, transportation, construction, education, healthcare, culture, society, information, physical exercise, sports, science, technology, natural resources, environment affairs and religious policies in this local area.
7. The Committee on Ethnic Affairs managed by the People’s Council at the provincial and district level shall be responsible for the ethnic sector in this area.
8. In case the People’s Council at the provincial and district level have not established the Committee on Ethnic Affairs, the Committee on Culture - Society managed by the People's Council at the provincial level, and the Committee on Economy – Society managed by the People’s Council at the district level shall be responsible for the ethnic sector in this area.
Article 109. Duties and powers of Committees of the People’s Council
1. Get involved in preparing contents of the People's Council's meetings in relation to their in-charge sectors.
2. Examine draft resolutions, reports and proposals relating to their in-charge sectors as assigned by the People’s Council or the Standing Committee of the People’s Council.
3. Assist the People’s Council in supervising operations of the People’s Court and the People’s Procuracy at the same level; supervising operations of the People’s Committee and professional affiliates of the People’s Committee at the same level in their in-charge sectors; supervising legislative documents that fall within their remit.
4. Organize activities to assess the implementation of regulations enshrined in laws on their in-charge sectors as assigned by the People’s Council or the Standing Committee of the People’s Council.
5. Report on the supervision result to the People’s Council and the Standing Committee of the People’s Council.
6. Committees of the People’s Council shall be accountable for their performance to the People’s Council; during the off-meeting time, report on their performance to the Standing Committee of the People's Council.
Article 110. Collaboration between Committees of the People’s Council
1. Committees of the People’s Council shall coordinate their tasks and share operational experience relating to related issues.
2. Committees of the People’s Council at the provincial level shall be responsible for collaborating with the Ethnic Council and Committees of the National Assembly and Committees of the National Assembly Standing Committee when these entities pay a visit to their local areas.
3. The Ethnic Council and Committees of the National Assembly and Committees of the National Assembly Standing Committee shall share experience of task performance with equivalent Committees of the provincial People’s Council.
4. Committees of the People’s Committee shall appoint members to participate in operations of the Standing Committee of the People’s Council at the same level as requested by the Standing Committee of the People’s Council.
5. The People’s Committee, its professional affiliates, the People’s Court, the People’s Procuracy at the same level, relevant agencies or organizations at their local areas shall be responsible for providing information and materials on issues requested by Committees of the People’s Council.
Article 111. Examination of draft resolutions, reports and proposals made by Committees of the People’s Council
1. In order to make preparations for this examination, a Committee of the People’s Council shall designate its members to get involved in studying draft resolutions, reports and proposals; request formulation agencies and relevant agencies to provide materials and give explanations for issues that it is examining; convene the meeting to collect opinions from those who expertise in such issues; assess actual situations that may arise in its local area in terms of contents concerning draft resolutions, reports and proposals.
2. A Committee shall carry out the examination of draft resolutions, reports and proposals by going through the following procedures:
a) Representatives of agencies or organizations submitting draft resolutions, proposals and reports make their presentation;
b) Relevant agencies or organizations voice their opinions;
c) Members of that Committee enter into a discussion;
d) Representatives of agencies or organizations submitting draft resolutions, proposals and reports voice their opinions if necessary;
dd) The meeting chair draws his/her conclusion.
3. The examination report should include assessment of the relevance of draft resolutions, reports and proposals to the Communist Party’s guidelines and intentions, the state policies and laws, socio-economic development situations and conditions in the local area; clarify viewpoints and propose measures to deal with discrepancies.
Article 112. Duties and powers of the Delegate Coalition of the People's Council at the provincial and district level
1. The Delegate Coalition of the People’s Council shall oversee the compliance with the Constitution, legislation and instruments issued by the superior-level state organs, and resolutions of the People’s Council at the same level in the area, or issues as assigned by the People’s Council or the Standing Committee of the People’s Council.
2. The Delegate Coalition of the People’s Council shall be responsible for studying materials, preparing opinions contributed in the meeting of the People’s Council at the same level; making arrangements to enable delegates of the People’s Council to hold receptions for citizens, collect opinions and recommendations from the electorate prior to the opening of the People’s Council’s meeting, and to report to the electorate on the result of the meeting following the People's Council’s one.
Section 2: OPERATIONS OF THE PEOPLE’S COMMITTEE
Article 113. Meeting session of the People’s Committee
1. The People’s Committee shall convene the meeting once a month.
2. The People's Committee shall convene the unscheduled meeting under the following circumstances:
a) The meeting is convened by the decision of the President of the People’s Committee;
b) The meeting is requested by the President of the People’s Committee at the directly superior level. If it is the meeting of the provincial People's Committee, it will be requested by the Prime Minister;
c) At least one third of members of the People’s Committee make their request.
Article 114. Convening of the meeting of the People’s Committee
1. The President of the People’s Committee shall specifically decide the meeting date, agenda and contents.
2. Members of the People’s Committee shall be responsible for attending all meeting sessions of the People’s Committee. In case they are absent, they have to report to and ask the President of the People’s Committee for leave of absence.
3. Meeting sessions held by the People’s Committee shall be commenced only if at least two thirds of members of the People’s Committee attend.
4. Meeting agenda, time and materials presented in the meeting must be sent to members of the People’s Committee not later than 03 working days prior to the opening date of the regular meeting and not later than 01 working day prior to the opening date of the unscheduled meeting.
Article 115. Responsibility of the People’s Committee for presiding at the meeting
1. The President of the People’s Committee shall preside at the People’s Committee’s meeting and ensure the compliance with the meeting agenda and regulations. If the President of the People’s Committee is absent, one Vice President of the People’s Committee shall be designated to preside at the meeting by the President of the People’s Committee.
2. The President of the People’s Committee, or the Vice President of the People’s Committee designated by the President of the People’s Committee, shall chair discussions on specific contents presented at the People's Committee's meeting.
Article 116. Guests invited to the People’s Committee’s meeting
1. Representatives of the Standing Committee of the People’s Council shall be invited to the meeting of the same-level People’s Meeting; the Head and the Vice Head of the National Assembly Delegation shall be invited to the provincial People’s Committee’s meeting; the Head of the Delegate Coalition of the provincial People's Council shall be invited to the district-level People's Committee's meeting.
2. The Chairperson of the Vietnam Fatherland Front Committee, the Head of the local socio-political organization and representatives of Committees of the People’s Council shall be invited to the same-level People’s Committee to discuss relevant issues; the Chief Justice of the People’s Court and the Head of the People’s Procuracy at the provincial and district level shall be invited to the same-level People’s Committee’s meeting to discuss relevant issues.
3. The Chairperson of the People’s Council, the Heads of State organs at the inferior level, and other members, shall be invited to the People's Committee's meeting to discuss relevant issues.
Article 117. Voting at the People’s Committee’s meeting
1. The People’s Committee shall make a decision on issues at the meeting by means of voting. Members of the People’s Committee shall have the right to cast their yes, no or abstention votes.
2. The People’s Committee shall decide to apply one of the voting methods as follows:
a) Open voting;
b) Secret voting.
3. The decision made by the People’s Committee must obtain more than half of members of the People’s Committee voting in favor. In case the number of votes in favor equals the number of votes against, the President of the People’s Committee shall have the deciding vote.
Article 118. Voting by means of opinion balloting
1. With regard to certain issues considered as pressing issues or those that are not necessarily required to be dealt with by discussions or voting at the People's Committee's meetings, the President of the People’s Committee shall decide voting of members of the People’s Committee in the form of opinion balloting. Voting in the form of opinion balloting shall be implemented in accordance with Clause 3 Article 117 hereof.
2. The President of the People’s Committee must announce the result of voting in the form of opinion balloting at the upcoming meeting of the People’s Committee.
Article 119. Meeting minutes of the People’s Committee
Meeting sessions of the People’s Committee shall be duplicated into two versions. The meeting minutes should record full contents of oral opinions and all events that take place at the meeting and concluding comments or statements issued by the meeting chair, or the voting result.
Article 120. Notification of the result of the People’s Committee’s meeting
1. The result of the People’s Committee’s meeting must be disseminated to the following entities:
a) Members of the People’s Committee, the Standing Executive Committees of the Communist Party, the Standing Committee of the People’s Council and the Standing Committee of the Vietnam Fatherland Front Committee and the Heads of the socio-political organizations at the same level;
b) The President of the People’s Committee at the directly superior and inferior level; the Prime Minister in terms of the provincial People's Committee's meetings;
c) Relevant agencies, organizations or units.
2. As for the result of the People’s Committee’s meetings relating to the socio-economic development plan and zoning, and proposal for land use, compensation and site clearance as well as issues pertaining to rights and obligations of local residents, the People’s Committee shall be responsible for notifying press agencies immediately after each meeting session.
Article 121. Scope of and responsibilities for accomplishing tasks of the President of the People’s Committee
1. Assume sole responsibility for implementing duties and powers delegated under the provisions of this Law; collaborate with other members of the People’s Committee in assuming collective accountability for the performance of the People’s Committee to the People’s Council at the same level, state organs at the superior level and local people as well as taking legal liability.
2. Directly provide directions on handling, or authorize the Vice President of the People's Committee to preside over or collaborate in dealing with, issues in relation to different industries or sectors at local areas. When necessary, the President of the People’s Committee shall be entitled to establish consulting organizations to advise and assist the President to deal with his/her work.
3. Authorize one Vice President of the People’s Committee to act on behalf of the President to manage all work of the People’s Committee in the event that the President of the People’s Committee is absent.
4. Act on behalf of the People’s Committee to sign the People’s Committee’s decisions; promulgate decisions, directives and instructions, and inspect the implementation of these instruments at local areas.
Article 122. Scope of and responsibilities for accomplishing tasks of the Vice President of the People’s Committee
1. Perform tasks assigned by the President of the People’s Committee and take responsibility to the President of the People’s Committee for his/her performance of assigned tasks; collaborate with other members of the People’s Committee in taking collective responsibility for the performance of the People’s Committee.
2. Attend all of meeting sessions of the People’s Committee; discuss and hold a voting for issues within assigned duties and delegated powers of the People’s Committee.
3. Sign decisions and directives approved by the President of the People’s Committee as authorized by the President of the People’s Committee.
Article 123. Scope of and responsibilities for accomplishing tasks of members of the People’s Committee
1. Undertake specific tasks assigned by the President of the People’s Committee and take responsibility to the People’s Committee and the President of the People’s Committee for his/her performance of assigned tasks; collaborate with other members of the People’s Committee in taking collective responsibility for the performance of the People’s Committee; report their performance to the People’s Council upon request.
Members of the People’s Committee being the Heads of professional affiliates of the People’s Committee shall be responsible to superior-level state organs in charge of specific industries or sectors.
2. Attend all of meeting sessions of the People’s Committee; discuss and hold a voting for issues within assigned duties and delegated powers of the People’s Committee.
Article 124. Dispatch and dismissal of the President, Vice President of the People’s Committee
1. The Prime Minister shall decide to dispatch the President and the Vice President of the provincial People’s Committee; the President of the People’s Committee at the provincial and district level shall decide to dispatch the President of the People’s Committee and the Vice President of the People's Committee at the directly inferior level.
2. The Prime Minister shall decide to dismiss the President and the Vice President of the provincial People’s Committee; the President of the People’s Committee at the provincial and district level shall decide to dismiss the President and the Vice President of the People’s Committee at the directly inferior level when these incumbents commit violations against laws or fail to comply with their delegated duties and powers.
3. Dispatched or dismissed persons are forced to terminate implementation of duties as the President or Vice President of the People's Committee as at the effective date of dispatch or dismissal decisions.
4. The person making decisions to dispatch and dismiss the President of the People's Committee shall delegate powers of the President of the People's Committee; notify the People’s Council of dispatch and dismissal of the President or the Vice President of the People’s Committee, and the delegation of powers of the President of the People’s Committee in order for them to elect the new President or the Vice President of the People’s Committee at the next meeting.
Article 125. Holding discussions or dialogues between the communal-level People's Committee and the people
The communal-level People’s Committee shall be responsible for holding discussions or dialogues with the local people on the performance of the People’s Committee and issues relating to rights and obligations of the local people at least once a year; in case the size of the administrative unit at the communal level is too large, such discussions or dialogues shall be held by each village group and residential quarter. The people’s committee shall post a notice through means of mass media and notify the Head of the village and the Head of the residential quarter of time, venue and contents in the discussion or dialogue with the people not later than 07 days before the opening date.
Section 3: OFFICE, OPERATING EXPENSE AND ASSISTING MACHINERY OF THE LOCAL GOVERNMENT
Article 126. Office and operating expense of the local government
1. The local government’s office shall be built for the People’s Council and the People’s Committee, and be provided with equipment and facilities to meet the demand for collaboration between local government agencies in performing duties and serving the people.
2. The operating expense paid by local government shall be funded by the state budget. The operating budget of the local government must be managed so that it is used in an economical and efficient manner as well as must be audited in accordance with laws.
Article 127. Assisting machinery of the local government
1. The office of the provincial People’s Council shall be an organ tasked with advising, assisting and supporting operations of the People’s Council, the Standing Committee of the People’s Council, committees of the People’s Council and delegates of the People’s Council at the provincial level.
2. The office of the provincial People’s Committee shall be an organ tasked with advising, assisting and supporting operations of the provincial People’s Committee.
3. The office of the People’s Council and the People’s Committee at the district level shall be an organ tasked with advising, assisting and supporting operations of the People’s Council and the People’s Committee at the district level.
4. The Government shall specify duties, powers and organizational and personnel structure of the Office of the provincial People’s Council, the Office of the provincial People's Committee, the Office of the People’s Council and the People’s Committee at the district level, and organization of tasks of advising, assisting and supporting operations of the People’s Council and the People’s Committee at the communal level.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 4. Tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính
Điều 7. Tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân
Điều 9. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân
Điều 11. Phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương
Điều 12. Phân quyền cho chính quyền địa phương
Điều 13. Phân cấp cho chính quyền địa phương
Điều 14. Ủy quyền cho cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
Điều 18. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân tỉnh
Điều 25. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân huyện
Điều 32. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân xã
Điều 33. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã
Điều 34. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân xã
Điều 39. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương
Điều 44. Chính quyền địa phương ở quận
Điều 46. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân quận
Điều 58. Chính quyền địa phương ở phường
Điều 60. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân phường
Điều 61. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân phường
Điều 62. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân phường
Điều 67. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân thị trấn
Điều 68. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân thị trấn
Điều 69. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân thị trấn
Điều 72. Chính quyền địa phương ở hải đảo
Điều 75. Tổ chức chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
Điều 78. Kỳ họp Hội đồng nhân dân
Điều 80. Triệu tập kỳ họp Hội đồng nhân dân
Điều 83. Bầu các chức danh của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
Điều 94. Trách nhiệm tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân
Điều 97. Quyền kiến nghị của đại biểu Hội đồng nhân dân
Điều 101. Thôi làm nhiệm vụ đại biểu, tạm đình chỉ và mất quyền đại biểu Hội đồng nhân dân
Điều 113. Phiên họp Ủy ban nhân dân
Điều 114. Triệu tập phiên họp Ủy ban nhân dân
Điều 127. Bộ máy giúp việc của chính quyền địa phương
Điều 128. Nguyên tắc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính