Chương 5 Nghị định 26/2014/NĐ-CP: Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động của thanh tra, giám sát ngành ngân hàng
Số hiệu: | 26/2014/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 07/04/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/06/2014 |
Ngày công báo: | 21/04/2014 | Số công báo: | Từ số 453 đến số 454 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng, Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đầu tháng Tư này, Chính phủ đã ban hành Nghị định 26/2014/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng (TTGSNH), thay thế Nghị định 91/1999/NĐ-CP.
Cơ quan TTNH tương đương với Tổng cục, có chức năng tham mưu, giúp Thống đốc NHNN về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng và phòng, chống rửa tiền.
Điểm mới quan trọng so với 91/1999/NĐ-CP là TTNH có quyền yêu cầu đối tượng phải được kiểm toán độc lập trong các trường hợp như:
- Xem xét thiết lập/chấm dứt tình trạng kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng (TCTD)
- Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức pháp lý TCTD
- Ngân hàng thuộc diện yếu kém cần phải xử lý, cơ cấu lại
- Đánh giá thực trạng tài chính của đối tượng TTGSNH
- Các trường hợp cần thiết khác …
Nghị định cũng quy định chức năng tham mưu Thống đốc NHNN.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1/6/2014.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Quy định cụ thể về mối quan hệ giữa các cơ quan, đơn vị:
a) Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng với Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh;
b) Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh;
c) Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trên địa bàn;
d) Giữa các Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh với nhau.
2. Lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng trong phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước.
3. Phê duyệt kế hoạch thanh tra hằng năm của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng.
4. Xử lý, chỉ đạo xử lý kịp thời các kết luận, kiến nghị của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng.
5. Quy định chế độ thông tin, báo cáo về công tác thanh tra, giám sát ngân hàng, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
6. Hướng dẫn cụ thể các tiêu chuẩn an toàn hoạt động ngân hàng, phương pháp, quy trình, thủ tục thanh tra, giám sát ngân hàng.
7. Tổ chức, chỉ đạo, bảo đảm kinh phí, trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang phục và các điều kiện cần thiết khác cho Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng.
8. Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
1. Trách nhiệm của Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi chưa có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng:
a) Lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trong phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh;
b) Phê duyệt kế hoạch thanh tra hằng năm của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh;
c) Xử lý kịp thời các kết luận, kiến nghị của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh;
d) Tổ chức, chỉ đạo, bảo đảm kinh phí, trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang phục và các điều kiện cần thiết khác cho Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh;
đ) Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật và của Ngân hàng Nhà nước.
2. Trách nhiệm của Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng:
a) Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có trách nhiệm phối hợp với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng trong công tác thanh tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng;
b) Là đầu mối của Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn trong việc thực hiện nhiệm vụ báo cáo, quan hệ với cấp ủy, chính quyền địa phương, xử lý kiến nghị về tiền tệ và ngân hàng và nhiệm vụ khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao;
c) Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật và của Ngân hàng Nhà nước.
1. Thực hiện phối hợp công tác theo quy định tại Điều 11 Luật Thanh tra.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng cung cấp các thông tin, tài liệu, kết quả về thanh tra, giám sát ngân hàng phải có trách nhiệm bảo quản, sử dụng đúng mục đích và quy định của pháp luật; không sử dụng thông tin, tài liệu và kết quả thanh tra, giám sát ngân hàng làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định, an toàn hoạt động ngân hàng và tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
3. Trong trường hợp cần thiết để bảo đảm an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng, tài sản của Nhà nước và tiền gửi của nhân dân, Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng yêu cầu:
a) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra hoặc phối hợp với Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng tiến hành thanh tra công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng theo nội dung của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng;
b) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giám sát hoặc phối hợp với Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng tiến hành giám sát công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng theo nội dung của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng;
c) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý, thanh tra, giám sát thực hiện thanh tra, giám sát; cung cấp đầy đủ, kịp thời kết quả thanh tra, giám sát công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng theo yêu cầu của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng.
4. Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng phối hợp với cơ quan có thẩm quyền thanh tra, giám sát ngân hàng của nước ngoài theo quy định tại Điều 61 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
5. Thanh tra, kiểm tra của bên nước ngoài:
a) Cơ quan có thẩm quyền thanh tra, giám sát ngân hàng của nước ngoài, tổ chức tín dụng mẹ, tổ chức tín dụng nước ngoài được thanh tra, kiểm tra hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam. Trước khi thanh tra, kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền thanh tra, giám sát ngân hàng của nước ngoài, tổ chức tín dụng mẹ, tổ chức tín dụng nước ngoài phải thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) về nội dung, thời gian dự kiến bắt đầu và kết thúc thanh tra, kiểm tra;
b) Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày kết thúc việc thanh tra, kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền thanh tra, giám sát ngân hàng của nước ngoài, tổ chức tín dụng mẹ, tổ chức tín dụng nước ngoài phải gửi báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra cho Ngân hàng Nhà nước;
c) Trong quá trình thanh tra, kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm pháp luật hoặc những hoạt động bất thường, nguy cơ có khả năng ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam thì cơ quan có thẩm quyền thanh tra, giám sát ngân hàng của nước ngoài, tổ chức tín dụng mẹ, tổ chức tín dụng nước ngoài phải thông báo ngay bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) và kiến nghị, đề xuất biện pháp xử lý (nếu có).
6. Trong trường hợp cần thiết, Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng tiến hành thanh tra, kiểm tra công ty con, đơn vị trực thuộc ở nước ngoài của tổ chức tín dụng theo quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan, đồng thời chấp hành pháp luật tại nước tiến hành thanh tra, kiểm tra và theo thỏa thuận đã ký kết với cơ quan có thẩm quyền thanh tra, giám sát ngân hàng của nước ngoài.
7. Việc cung cấp, trao đổi thông tin, tài liệu, kết quả thanh tra, giám sát giữa Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng với cơ quan có thẩm quyền thanh tra, giám sát ngân hàng của nước ngoài tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam và thỏa thuận đã ký kết với cơ quan có thẩm quyền thanh tra, giám sát ngân hàng của nước ngoài.
1. Đối tượng thanh tra ngân hàng, đối tượng giám sát ngân hàng có trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật Thanh tra, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật Các tổ chức tín dụng, Điều 5, Điều 28 Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra ngân hàng, giám sát ngân hàng phải cung cấp đầy đủ, kịp thời theo yêu cầu của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng và theo quy định tại Nghị định này, các quy định khác của pháp luật có liên quan.
RESPONSIBILITIES OF ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS FOR OPERATIONS OF BANKING INSPECTION AND SUPERVISION AUTHORITIES
Article 31. Responsibilities of the Governor of the State Bank of Vietnam
1. Specific regulations on the relationship between authorities and units:
a) Between the Central Banking Inspection and Supervision Authority and the provincial banking inspection and supervision authority;
b) Between the Central Banking Inspection and Supervision Authority and the branch of the State Bank;
c) Between the Department of Banking Inspection and Supervision and the branch of the State Bank within the province;
d) Between the provincial banking inspection and supervision authorities.
2. Direct the operation of banking inspection and supervision authorities under the management of the State Bank.
3. Approve the annual inspection plan of the banking inspection and supervision authority.
4. Handle and direct the handling of conclusions and proposals of the banking inspection and supervision authorities.
5. Specify the provision of information and submission of reports by relevant organizations and individuals on banking inspection and supervision, settlement of complaints and denunciations, actions against corruption.
6. Provide instructions on safety standards in banking operations, methods and procedures for banking inspection and banking supervision.
7. Provide funding, facilities, technical infrastructure, clothes and other necessary conditions for banking inspection and supervision authority.
8. Other responsibilities as prescribed by law.
Article 32. Responsibilities of the Director of the branch of the State Bank
1. Responsibility of the Director of the branch of the State Bank where the Department of Banking Inspection and Supervision is yet to be established:
a) Direct the operations of the provincial banking inspection and supervision authorities under the management of the branch of the State Bank;
b) Approve the annual inspection plans of the provincial banking inspection and supervision authorities;
c) Promptly handle conclusions and proposals of the provincial banking inspection and supervision authorities.
d) Provide funding, facilities, technical infrastructure, clothes and other necessary conditions for provincial banking inspection and supervision authorities;
dd) Other responsibilities as prescribed by law and the State Bank.
2. Responsibilities of the Director of the branch of the State Bank where the Department of Banking Inspection and Supervision is established:
a) Within the competence, cooperate with the Central Banking Inspection and Supervision Authority and the Department of Banking Inspection and Supervision Authority in the inspection, supervision, settlement of complaints and denunciations, and actions against corruption;
b) Act as the focal point of the State Bank within the area in performing the task of submitting reports, cooperating with executive committees and local governments, resolving issues concerning finance and banking, and performing other tasks assigned by the Governor of the State Bank;
c) Other responsibilities as prescribed by law and the State Bank.
Article 33. Responsibility for cooperation between banking inspection and supervision authorities and relevant organizations involved in banking inspection and supervision
1. The banking inspection and supervision authority shall cooperate with other relevant organizations as prescribed in Article 11 of the Law on Inspection.
2. The organization or individual that is provided with information, documents and results of banking inspection and supervision authority by the banking inspection and supervision authority shall keep and use for the right purposes and in accordance with regulations of law soft; shall not use information, documents and results of banking inspection and supervision to negatively affect the stability, operational safety of banks, credit institutions and foreign banks' branches.
3. When it is necessary to ensure operational safety of credit institutions, State's assets and people's deposit, the banking inspection and supervision authority shall request:
a) a competent authority to inspect subsidiaries and associate companies of the credit institution or cooperate with the banking inspection and supervision authority in doing so;
b) a competent authority to supervise subsidiaries and associate companies of the credit institution or cooperate with the banking inspection and supervision authority to supervise in doing so;
c) a competent authority that has the power to manage, inspect, supervise to inspect and supervise; promptly provide sufficient results of inspection and supervision of subsidiaries and associate companies of the credit institution at the request of the banking inspection and supervision authority.
4. The banking inspection and supervision authority shall cooperate with a foreign authority the has the power to inspect and supervise banks as prescribed in Article 61 of the Law on the State Bank of Vietnam.
5. Inspection and supervision by foreign authorities:
a) The foreign authority that has the power to inspect and supervise banks, parent credit institutions and foreign credit institutions may inspect the operations of foreign banks’ branches, joint-venture credit institutions, wholly foreign-owned credit institutions, and other foreign institutions involved in banking operations in Vietnam. Before carrying out an inspection, the foreign authority that has the power to inspect and supervise banks, parent credit institutions and foreign credit institutions shall issue a written notice to the State Bank (the Central Banking Inspection and Supervision Authority) about contents and expected beginning and ending date of inspection;
b) Within 60 days from the end of the inspection, the foreign authority that has the power to inspect and supervise banks, parent credit institutions and foreign credit institutions shall submit a report on inspection results to the State Bank;
c) During the inspection, violations of law or threats that may affect the operational safety of the foreign bank’s branch, joint-venture credit institution, wholly foreign-owned credit institution, and other foreign institutions involved in banking operations are suspected, the foreign authority that has the power to inspect and supervise banks, parent credit institutions and foreign credit institutions shall send a written notice to the State Bank (the Central Banking Inspection and Supervision Authority) and propose remedial measures (if any).
6. When necessary, the banking inspection and supervision authority shall inspect foreign-based subsidiary and affiliated unit of the credit institution in accordance with regulations of this Decree and relevant regulations of law, and shall abide by the law of the country where the inspection is carried out and adhere to agreement signed with the foreign authority that has the power to inspect and supervise banks.
7. The provision and exchange of information, documents and results of inspection and supervision between the banking inspection and supervision authority and the foreign authority that has the power to inspect and supervise banks shall comply with regulations of Vietnam’s law and adhere to the agreement signed with the foreign authority the has the power to inspect and supervise banks.
Article 34. Responsibilities, rights and obligations of organizations and individuals that are inspected and supervised entities and responsibilities of relevant organizations and individuals
1. The inspected and supervised entities have responsibilities, rights and obligations in accordance with regulations of the Law on Inspection, the Law on the State Bank of Vietnam, the Law on Credit Institutions, Article 5 and Article 28 of this Decree and other relevant regulations of law.
2. The organization or individual shall promptly provide sufficient information and documents concerning banking inspection and supervision at the request of the banking inspection and supervision authority and in accordance with regulations of this Decree and other relevant regulations of law.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực