Chương 4 Nghị định 26/2014/NĐ-CP: Hoạt động của thanh tra, giám sát ngành ngân hàng
Số hiệu: | 26/2014/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 07/04/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/06/2014 |
Ngày công báo: | 21/04/2014 | Số công báo: | Từ số 453 đến số 454 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng, Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đầu tháng Tư này, Chính phủ đã ban hành Nghị định 26/2014/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng (TTGSNH), thay thế Nghị định 91/1999/NĐ-CP.
Cơ quan TTNH tương đương với Tổng cục, có chức năng tham mưu, giúp Thống đốc NHNN về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng và phòng, chống rửa tiền.
Điểm mới quan trọng so với 91/1999/NĐ-CP là TTNH có quyền yêu cầu đối tượng phải được kiểm toán độc lập trong các trường hợp như:
- Xem xét thiết lập/chấm dứt tình trạng kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng (TCTD)
- Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức pháp lý TCTD
- Ngân hàng thuộc diện yếu kém cần phải xử lý, cơ cấu lại
- Đánh giá thực trạng tài chính của đối tượng TTGSNH
- Các trường hợp cần thiết khác …
Nghị định cũng quy định chức năng tham mưu Thống đốc NHNN.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1/6/2014.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Thanh tra hành chính được thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra, văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Thanh tra và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
1. Nội dung thanh tra ngân hàng;
a) Thanh tra việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, quy định khác của pháp luật có liên quan, việc thực hiện các quy định trong giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp;
b) Xem xét, đánh giá mức độ rủi ro, năng lực quản trị rủi ro và tình hình tài chính của đối tượng thanh tra ngân hàng; xem xét, đánh giá các rủi ro tiềm ẩn, chất lượng và hiệu quả hệ thống quản trị, điều hành, hệ thống kiểm toán, kiểm soát nội bộ, hệ thống quản trị rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, bao gồm cả việc nhận dạng rủi ro, đo lường rủi ro, giám sát rủi ro, kiểm soát và giảm thiểu, xử lý rủi ro thông qua việc xem xét các yếu tố tác động đến an toàn hoạt động, chất lượng, hiệu quả quản trị rủi ro, khả năng chống đỡ rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
c) Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về tiền tệ và ngân hàng;
d) Kiến nghị, yêu cầu đối tượng thanh tra ngân hàng có biện pháp hạn chế, giảm thiểu và xử lý rủi ro để bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và phòng ngừa, ngăn chặn hành vi dẫn đến vi phạm pháp luật;
đ) Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật.
2. Hình thức thanh tra ngân hàng:
a) Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện đối tượng thanh tra ngân hàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật, phát sinh rủi ro, nguy cơ đe dọa sự an toàn, lành mạnh của đối tượng thanh tra ngân hàng, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao.
1. Chậm nhất vào ngày 15 tháng 11 hằng năm, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng căn cứ vào định hướng chương trình thanh tra, hướng dẫn của Tổng Thanh tra Chính phủ và yêu cầu công tác quản lý của Ngân hàng Nhà nước trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt kế hoạch thanh tra hằng năm của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng. Thông đốc Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm xem xét, phê duyệt kế hoạch thanh tra hằng năm của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng chậm nhất vào ngày 25 tháng 11 hằng năm.
2. Chậm nhất vào ngày 10 tháng 12 hằng năm, Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh căn cứ vào kế hoạch thanh tra hàng năm của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng và yêu cầu công tác quản lý của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trình Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh phê duyệt kế hoạch thanh tra hằng năm của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh và báo cáo Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có trách nhiệm xem xét, phê duyệt kế hoạch thanh tra hằng năm của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chậm nhất vào ngày 20 tháng 12 hằng năm.
3. Trường hợp cần điều chỉnh kế hoạch thanh tra hằng năm của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có văn bản đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt điều chỉnh kế hoạch thanh tra. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm xem xét, quyết định.
Trường hợp cần điều chỉnh kế hoạch thanh tra hằng năm của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản đề nghị Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh phê duyệt điều chỉnh kế hoạch thanh tra. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có trách nhiệm xem xét, quyết định. Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh báo cáo Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng về những nội dung điều chỉnh của kế hoạch thanh tra hằng năm của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh đã được Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh phê duyệt.
4. Trường hợp điều chỉnh kế hoạch thanh tra hằng năm của Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có ảnh hưởng đến kế hoạch thanh tra đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt thì Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh phải báo cáo Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận trước khi phê duyệt điều chỉnh kế hoạch thanh tra hằng năm.
5. Kế hoạch thanh tra hằng năm tại Điều này được gửi cho Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, đối tượng thanh tra ngân hàng và cơ quan, tổ chức có liên quan.
1. Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng, Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh ra quyết định thanh tra và thành lập đoàn thanh tra. Khi xét thấy cần thiết, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh (nơi chưa có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng) ra quyết định thanh tra và thành lập đoàn thanh tra.
2. Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng, Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; vụ việc đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao.
1. Thời hạn thực hiện một cuộc thanh tra do Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng tiến hành không quá 45 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài đến 70 ngày. Trường hợp cần kéo dài thời hạn thực hiện một cuộc thanh tra trên 70 ngày, Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng báo cáo để Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Thời hạn của cuộc thanh tra được tính từ ngày công bố quyết định thanh tra đến ngày kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra.
3. Việc kéo dài thời hạn thanh tra quy định tại Khoản 1 Điều này do người ra quyết định thanh tra quyết định, trong đó trường hợp kéo dài trên 70 ngày phải căn cứ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
1. Chậm nhất là 25 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc thanh tra đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Trưởng đoàn thanh tra phải có văn bản báo cáo kết quả thanh tra, trừ trường hợp nội dung kết luận thanh tra phải chờ kết luận về chuyên môn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
2. Căn cứ báo cáo kết quả cuộc thanh tra đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, nội dung giải trình của đối tượng thanh tra ngân hàng (nếu có), chậm nhất 25 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra, người ra quyết định thanh tra phải ký ban hành kết luận thanh tra, trừ trường hợp nội dung kết luận thanh tra phải chờ kết luận về chuyên môn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
3. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về nội dung báo cáo kết quả thanh tra, nội dung kết luận thanh tra và xử lý sau thanh tra đối với các cuộc thanh tra tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
1. Thanh tra về phòng, chống rửa tiền được thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền và pháp luật về thanh tra.
2. Thanh tra về bảo hiểm tiền gửi được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi và pháp luật về thanh tra.
3. Thanh tra về các lĩnh vực khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan và pháp luật về thanh tra.
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ký kết luận thanh tra, kết luận thanh tra phải được gửi như sau:
a) Đối với cuộc thanh tra do Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng tiến hành thì kết luận thanh tra phải gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Tổng Thanh tra Chính phủ, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, đối tượng thanh tra ngân hàng, Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của đối tượng thanh tra ngân hàng (nếu có) và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
b) Đối với cuộc thanh tra do Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tiến hành thì kết luận thanh tra phải gửi Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, đối tượng thanh tra ngân hàng, Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của đối tượng thanh tra ngân hàng (nếu có) và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Kết luận thanh tra phải được công khai, trừ những nội dung trong kết luận thanh tra thuộc bí mật nhà nước và nội dung nhạy cảm mà việc công bố có thể ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của đối tượng thanh tra ngân hàng.
3. Người ký kết luận thanh tra quyết định nội dung kết luận thanh tra được công khai và chịu trách nhiệm về việc công khai kết luận thanh tra, trường hợp cần thiết báo cáo Thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp xem xét, quyết định.
4. Hình thức công khai kết luận thanh tra được thực hiện theo quy định của pháp luật.
1. Nội dung giám sát ngân hàng:
a) Thu thập, tổng hợp và xử lý các tài liệu, thông tin, dữ liệu của đối tượng giám sát ngân hàng theo yêu cầu giám sát; kết hợp giám sát an toàn toàn bộ hệ thống các tổ chức tín dụng với giám sát an toàn của từng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Xem xét, theo dõi tình hình chấp hành các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng và các quy định khác của pháp luật có liên quan; việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra và khuyến nghị, cảnh báo về giám sát ngân hàng;
c) Phân tích, đánh giá thường xuyên tình hình tài chính, hoạt động, quản trị, điều hành và mức độ rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, rủi ro mang tính hệ thống; thực hiện xếp hạng các tổ chức tín dụng hằng năm theo mức độ an toàn;
d) Phát hiện, cảnh báo các yếu tố tác động, xu hướng biến động tiêu cực, rủi ro gây mất an toàn hoạt động đối với từng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và hệ thống các tổ chức tín dụng; các rủi ro, nguy cơ dẫn đến vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng;
đ) Kiến nghị, đề xuất biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các rủi ro, vi phạm pháp luật của đối tượng giám sát ngân hàng theo quy định của pháp luật.
2. Hình thức giám sát ngân hàng:
a) Giám sát ngân hàng được tiến hành thường xuyên, liên tục thông qua giám sát an toàn vĩ mô, giám sát an toàn vi mô và sử dụng các phương pháp, tiêu chuẩn, công cụ giám sát và hệ thống thông tin, báo cáo do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định;
b) Giám sát an toàn vi mô là hình thức giám sát an toàn đối với từng đối tượng giám sát riêng lẻ, được thực hiện trên cơ sở hệ thống xếp hạng, đánh giá đối tượng giám sát ngân hàng; hệ thống thông tin, báo cáo phục vụ giám sát an toàn vi mô; các chuẩn mực an toàn; hệ thống quy trình, công cụ, tiêu chuẩn và các kỹ năng phân tích tài chính, hoạt động; đánh giá, giám sát và cảnh báo các loại rủi ro, vi phạm pháp luật của đối tượng giám sát ngân hàng;
c) Giám sát an toàn vĩ mô là hình thức giám sát an toàn toàn bộ hệ thống các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu phản ánh mức độ lành mạnh tài chính và an toàn hoạt động; hệ thống thông tin, báo cáo phục vụ phân tích và giám sát an toàn vĩ mô; hệ thống phương pháp, công cụ, quy trình phân tích, giám sát, cảnh báo sự an toàn, ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về an toàn và ổn định hệ thống.
1. Kết quả giám sát ngân hàng là một trong những căn cứ xây dựng kế hoạch thanh tra hằng năm và xác định phạm vi, đối tượng, nội dung thanh tra ngân hàng.
2. Căn cứ kết quả giám sát ngân hàng, người có thẩm quyền có thể ra quyết định thanh tra đối tượng thanh tra ngân hàng.
3. Kết quả thanh tra là một trong những căn cứ triển khai các hoạt động giám sát ngân hàng thích hợp.
Tùy theo mức độ an toàn, lành mạnh và vi phạm pháp luật của đối tượng giám sát ngân hàng, Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng áp dụng các biện pháp xử lý sau đây:
1. Kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc người được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ủy quyền áp dụng các biện pháp xử lý quy định tại Điều 59 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2. Kiến nghị cấp có thẩm quyền đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt, áp dụng các biện pháp cơ cấu lại theo quy định của pháp luật.
3. Yêu cầu đối tượng giám sát ngân hàng thực hiện chế độ báo cáo theo yêu cầu của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng.
4. Kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc người được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ủy quyền quyết định thành lập tổ giám sát đề theo dõi, giám sát đối tượng giám sát ngân hàng.
5. Kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc người được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ủy quyền đình chỉ, chấm dứt các hành vi vi phạm pháp luật và hoạt động gây mất an toàn hoạt động của đối tượng giám sát ngân hàng.
6. Kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc người được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ủy quyền áp dụng các biện pháp kiểm soát các giao dịch tiềm ẩn rủi ro và hạn chế tăng trưởng, mở rộng quy mô, các hoạt động ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của đối tượng giám sát ngân hàng.
7. Kiến nghị cấp có thẩm quyền đình chỉ, tạm đình chỉ, miễn nhiệm chức vụ của người quản lý, người điều hành và xử lý cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật hoặc gây nguy cơ mất an toàn hoạt động cho đối tượng giám sát ngân hàng; kiến nghị cấp có thẩm quyền không bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cho thôi việc, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý bằng biện pháp khác đối với cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật gây nguy cơ mất an toàn hoạt động của đối tượng giám sát ngân hàng.
8. Các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.
1. Văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh đối tượng giám sát ngân hàng.
2. Điều lệ và các văn bản, chính sách nội bộ của đối tượng giám sát ngân hàng.
3. Báo cáo tài chính, báo cáo nghiệp vụ, báo cáo hoạt động định kỳ.
4. Báo cáo thống kê.
5. Kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.
6. Các thông tin, tài liệu khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
1. Yêu cầu người quản lý, người điều hành, nhân viên của đối tượng giám sát ngân hàng làm việc với Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng và cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan phục vụ cho giám sát ngân hàng; xem xét, đánh giá các tài liệu, thông tin, dữ liệu của đối tượng giám sát ngân hàng cung cấp.
2. Xem xét, đánh giá các hoạt động của đối tượng giám sát ngân hàng, bao gồm cả hoạt động trong nước và ngoài nước, hoạt động của công ty mẹ, công ty con, công ty liên kết, đơn vị trực thuộc của đối tượng giám sát ngân hàng ảnh hưởng đến đối tượng giám sát ngân hàng.
3. Cảnh báo, khuyến nghị rủi ro, an toàn hoạt động và vi phạm pháp luật của đối tượng giám sát ngân hàng.
4. Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu và làm việc, trao đổi với đơn vị, cá nhân có liên quan của đối tượng giám sát ngân hàng.
5. Yêu cầu đối tượng giám sát ngân hàng báo cáo, cung cấp định kỳ hoặc đột xuất các thông tin, tài liệu cho việc giám sát; yêu cầu công ty mẹ, công ty con, công ty liên kết, đơn vị trực thuộc của đối tượng giám sát ngân hàng và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến nội dung giám sát ngân hàng cung cấp các thông tin, tài liệu cho Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng để phục vụ cho hoạt động giám sát.
6. Khi cần thiết, yêu cầu đối tượng giám sát ngân hàng phải thực hiện kiểm toán độc lập theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.
7. Yêu cầu đối tượng giám sát ngân hàng hoặc kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý rủi ro, vi phạm pháp luật của đối tượng giám sát ngân hàng, sửa đổi, bổ sung, đình chỉ việc thi hành, hủy bỏ những quy định trái pháp luật hoặc ảnh hưởng đến an toàn hoạt động ngân hàng.
8. Xử lý vi phạm hành chính đối tượng giám sát ngân hàng có hành vi vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật; buộc đối tượng giám sát ngân hàng chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật hoặc nghiệp vụ, giao dịch có nguy cơ gây mất an toàn hoặc tổn thất cho đối tượng giám sát ngân hàng.
9. Áp dụng các biện pháp xử lý giám sát ngân hàng quy định tại Điều 25 Nghị định này.
10. Quản lý, sử dụng các thông tin, tài liệu phục vụ giám sát ngân hàng theo quy định của pháp luật và thỏa thuận với bên cung cấp.
11. Áp dụng biện pháp giám sát phù hợp với mức độ rủi ro, an toàn hoạt động và vi phạm pháp luật của đối tượng giám sát ngân hàng.
12. Tiến hành thanh tra, kiểm tra đối tượng giám sát ngân hàng khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, dấu hiệu rủi ro, không an toàn trong hoạt động.
13. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan thực hiện giám sát an toàn vĩ mô, hạn chế rủi ro hệ thống, bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng.
14. Quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Thực hiện các quyền, nghĩa vụ của đối tượng giám sát ngân hàng theo quy định tại Điều 57 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Điều 160 Luật Các tổ chức tín dụng.
2. Tiếp nhận, thực hiện các khuyến nghị, cảnh báo của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng về rủi ro và nguy cơ gây mất an toàn hoạt động, vi phạm pháp luật; triển khai các biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa, kiểm soát, giảm thiểu, xử lý rủi ro, nguy cơ gây mất an toàn hoạt động và vi phạm pháp luật.
3. Thực hiện các kiến nghị, quyết định xử lý của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng.
4. Quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng tham mưu, giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong việc xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc để Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức, hoạt động, an toàn hoạt động ngân hàng, thanh tra, giám sát ngân hàng, bảo hiểm tiền gửi và về phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của Ngân hàng Nhà nước.
1. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng tham mưu, giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tham mưu, giúp Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh (trong trường hợp Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phân cấp, ủy quyền) thực hiện:
a) Cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng và các loại giấy phép hoạt động ngân hàng khác;
b) Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cho các tổ chức;
c) Xác nhận đăng ký Điều lệ của tổ chức tín dụng;
d) Chấp thuận việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức pháp lý, giải thể tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; chấp thuận danh sách dự kiến những người được bầu, bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát và Tổng Giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng, trừ nhân sự của ngân hàng thương mại do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, nhân sự do chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ cử hoặc giới thiệu; chấp thuận người dự kiến được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc (Giám đốc) chi nhánh ngân hàng nước ngoài; chấp thuận việc thành lập, chấm dứt, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước, chi nhánh, văn phòng đại diện và các hình thức hiện diện thương mại khác ở nước ngoài của tổ chức tín dụng; chấp thuận việc thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng; chấp thuận việc góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng; chấp thuận các vấn đề khác về quản trị, tổ chức, tài chính và hoạt động theo pháp luật quy định phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận hoặc cho phép;
đ) Xử lý các vấn đề liên quan đến tổ chức, quản trị, điều hành của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhằm góp phần đảm bảo các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động lành mạnh, an toàn và theo đúng quy định của pháp luật;
e) Quyền và trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại tổ chức tín dụng có vốn của Nhà nước theo quy định của pháp luật;
g) Xây dựng và tổ chức, theo dõi triển khai thực hiện đề án, phương án củng cố, chấn chỉnh, cơ cấu lại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng quyết định một số nội dung quy định tại Khoản 1 Điều này theo phân cấp, ủy quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
OPERATION OF PROVINCIAL BANKING INSPECTION AND SUPERVISION AUTHORITIES
Article 14. Administrative inspection
Administrative inspection shall be carried out as prescribed in the Law on Inspection, documents elaborating and providing guidelines for the Law on Inspection and other relevant legal documents.
Article 15. Contents and methods of banking inspection
1. Contents of banking inspection:
a) Carry out inspection of the compliance with the finance and banking laws and other relevant regulations of law, compliance with regulations specified in the license issued by the State Bank;
b) Consider and assess level of risk, risk management and financial condition of the inspected entities; consider and assess inherent risks, quality and effectiveness of the management operating system, internal audit and monitoring systems, and risk management system of credit institutions and foreign banks’ branches; identify, measure, monitor, control, reduce and handle risks by considering factors affecting the operational safety, quality, effectiveness of risk management system and risk tolerance of the credit institutions and foreign banks’ branches;
c) Request a competent authority to make amendments, annul or issue legislative documents to satisfy the state management requirements in finance and banking;
d) Request the inspected entity to take measures for minimizing, reducing and managing risks to ensure safety of banking operations and prevent violations of law.
dd) Detect, prevent and impose penalties for violations of law within competence; request a competent authority to impose penalties for violations of law.
2. Methods of banking inspection:
a) Carry out inspections according the plan approved by a competent authority;
b) Carry out an unscheduled inspection in case it is discovered that a inspected entity may violate laws or incur risks that threaten the safety and soundness of the inspected entity, or carry out an unscheduled inspection with a view to settling complaints and denunciations, taking actions against corruption, money laundering and terrorism financing or as assigned by the head of the competent authority.
Article 16. Grounds for issuing inspection decisions
The grounds for issuing inspection decisions are specified in Article 38 of the Law on Inspection, Article 54 of the Law on the State Bank of Vietnam and relevant legal documents.
Article 17. Formulation and approval of annual inspection plan
1. According to the orientation of the inspection plans and guidance of the Inspector General and management requirements of the State Bank, Central Banking Inspection and Supervision Authority shall submit the annual inspection plan of the banking inspection and supervision authority to the Governor of the State Bank for approval not later than the 15th of every November. The Governor of the State Bank shall consider and approve the annual inspection plan of the banking inspection and supervision authority not later than the 25th of every November.
2. According to the annual inspection plan of the banking inspection and supervision authority, and the management requirements of the branch of the State Bank, the provincial banking inspection and supervision authority shall submit the annual inspection plan of the provincial banking inspection and supervision authority to the Director of the branch of the State Bank for approval not later than the 10th of every December and shall inform the Central Banking Inspection and Supervision Authority thereof. The Director of the branch of the State Bank shall consider and approve the annual inspection plan of the provincial banking inspection and supervision authority not later than the 20th of every December.
3. In case the annual inspection plan of the banking inspection and supervision authority needs adjusting, the Central Banking Inspection and Supervision Authority shall submit a written request to the Governor of the State Bank for approval for the adjusted inspection plan. Within 15 days from the day on which the written request submitted by the banking inspection and supervision authority is received, the Governor of the State Bank shall take responsibility for consideration and decision.
In case the annual inspection plan of the provincial banking inspection and supervision authority needs adjusting, the provincial banking inspection and supervision authority shall submit a written request to the Director of the branch of the State Bank for approval for the adjusted inspection plan. Within 15 days from the day on which the written request submitted by the provincial banking inspection and supervision authority is received, the Director of the branch of the State Bank shall take responsibility for his/her consideration and decision. The provincial banking inspection and supervision authority shall inform the Central Banking Inspection and Supervision Authority of the adjustments to the annual inspection plan of provincial banking inspection and supervision authority that has been approved by the Director of the branch of the State Bank.
4. In case the adjustments to the annual inspection plan made by the Director of the branch of the State Bank affect the inspection plan approved by the Governor of the State Bank, the Director of the branch of the State Bank shall inform the Chief Inspector thereof and submit the adjusted inspection plan to the Governor of the State Bank for approval.
5. The annual inspection plan specified in this Article shall be submitted to Central Banking Inspection and Supervision Authority and relevant organizations and individuals.
Article 18. The power to issue inspection decision and re-inspection decisions
1. The Chief Inspector, the Director General of the Department of Banking Inspection and Supervision and the Chief Inspector of provincial banking inspection and supervision authority shall issue the inspection and decision on inspection and establishment of the inspectorate. When necessary, the Governor of the State Bank or the Director of the branch of the State Bank (where the Department of Banking Inspection and Supervision is yet to be established) shall issue the decision on inspection and establishment of the inspectorate.
2. The Chief Inspector shall decide to re-inspect the case that has been concluded by the Director General of the Department of Banking Inspection and Supervision and the Chief Inspector of the provincial banking inspection and supervision authority, but violations of law are suspected; the case that has been concluded by the President of the People’s Committee of province, but violations of law are suspected as assigned by the Governor of the State Bank.
Article 19. Duration of inspection
1. An inspection carried out by the banking inspection and supervision authority shall last for a maximum of 45 days. If the case is complicated, the inspection may last for a maximum of 70 days. The Governor of the State bank shall request the Prime Minister to decide the cases in which the duration of an inspection is over 70 days.
2. Duration of an inspection shall begin from the day on which an inspection decision is issued to the day on which the re-inspection ends where the inspection is carried out.
3. The extension of inspection duration mentioned in Clause 1 of this Article shall be decided by the person who issues the inspection decision, unless the inspection has to take place for more than 70 days, in which case the Prime Minister will decide.
Article 20. Report on results and conclusions of inspection of credit institutions and foreign banks’ branches
1. Within 25 days from the end of the inspection of credit institutions and foreign banks’ branches, the leader of the inspectorate shall submit a report on the inspection results unless inspection conclusions are subject to approval by a competent organization.
2. Based on the report on results of inspection of credit institutions and foreign banks’ branches and explanations of the inspected entities (if any), within 25 days from the day on which the report on inspection results are received, the person who issues the inspection decision shall sign and issue the inspection conclusion unless the such conclusions are subject to approval by a competent or authority.
3. The Governor of the State Bank shall provide guidance on the contents of the report on inspection results and conclusions and post-inspection actions concerning the inspections of credit institution and foreign banks’ branches.
Article 21. Inspection of actions against money laundering, deposit insurance and inspection of relevant fields
1. The inspection of actions against money laundering shall be carried out as prescribed by the Law on Prevention of Money Laundering.
2. The inspection of deposit insurance shall be carried out as prescribed by the Law on Deposit Insurance.
3. The inspection of other relevant fields shall be carried out as prescribed by relevant laws and the laws on inspection.
Article 22. Submission of inspection conclusions and disclosure of inspection conclusions
1. Within 15 days from the day on which the inspection conclusion is signed, the inspection conclusion shall be submitted as follows:
a) For the inspection carried out by the Central Banking Inspection and Supervision Authority, the inspection conclusion shall be submitted to the Governor of the State Bank, Inspector General, Chief Inspector, inspected entity, the head of the supervisory authority of the inspected entity and relevant organizations and individuals.
b) For the inspection carried out by the provincial banking inspection and supervision authority, the inspection conclusion shall be submitted to the Central Banking Inspection and Supervision Authority, the Director of the branch of the State Bank, inspected entity, the head of the superior regulatory authority of the inspected entity (if any) and relevant organization and individual.
2. The inspection conclusion shall be made publicly available, except for the contents of the inspection conclusion that contains state secret and sensitive contents that may affect the safety of inspected entities’ operations.
3. The person who signs the inspection conclusion shall allow the contents of inspection conclusion to be made publicly available and take responsibility for making inspection conclusion publicly available, when necessary, inform the head of the regulatory authority of the same level thereof for consideration and decision.
4. Inspection conclusions shall be made publicly available as prescribed by law.
SECTION 2. BANKING SUPERVISION
Article 23. Contents and methods of banking supervision
1. Contents of banking supervision;
a) Collect, consolidate and process documents, information and data of the supervised entity on request; combine supervision of safety of the whole system of credit institutions with the supervision of safety of each credit institution or branch of a foreign bank;
b) Consider and monitor the compliance with regulations on safety of banking operations and other relevant regulations of law; compliance with conclusions, proposals and decisions on inspection and recommendations and warning about banking supervision;
c) Regularly analyze and assess financial condition, operation, management and level of risks of credit institutions and foreign banks’ branches, systemic risks; annually rank credit institutions by their safety level;
d) Detect and warn about factors, negative changes, risks that threaten operational safety of each credit institution and foreign bank’s branch and system of credit institutions; possible violations against the finance and banking laws;
dd) Request and propose measures for preventing and handling the supervised entities' risks and violations of law as prescribed by law.
2. Methods of banking supervision:
a) Banking supervision shall be exercised on a regular basis through macroprudential supervision, microprudential supervision and the use of methods, standards, supervision tools, communication system decided by the Governor of the State Bank;
b) Microprudential supervision is a form of prudential supervision applied to single entity and is exercised according to the system for ranking and assessing supervised entities; communication system serving macroprudential supervision; safety standards; tools, standards and financial analysis skills, operations; assessment, supervision and warning about the supervised entity’s types of risks and violations of law;
c) Macroprudential supervision is a form of prudential supervision applied to the whole system of credit institutions and foreign banks’ branches and is exercised according to indexes that show the soundness of financial system and operational safety; communication system serving analysis and macroprudential supervision; methods, tools, analysis and supervision procedures, warning about safety and stability of the systems of credit institutions and foreign banks’ branches; periodic or unscheduled reports on system safety and stability.
Article 24. Cooperation between banking inspection authorities and banking supervision authorities
1. Banking supervision result is one of the bases for formulation of the annual inspection plan and determination of scope, targets and contents of banking inspection.
2. Based on the banking supervision result, the competent person shall decide whether to issue a decision on banking inspection.
3. The inspection result is one of the bases for carrying out appropriate inspections.
Depending on the supervised entity’s level of safety and soundness and severity of its violations of the law, the banking inspection and supervision authority shall impose the following remedial measures:
1. Request the Governor of the State Bank or the person authorized by the Governor of the State Bank to impose remedial measures prescribed in Article 59 of the Law on the State Bank of Vietnam.
2. Request a competent authority to place a credit institution under special control and impose restructuring measures in accordance with regulations of law.
3. Request the supervised entity to submit reports at the request of the capacity of banking inspection and supervision authority.
4. Request the Governor of the State Bank or the person authorized by the Governor of the State Bank to decide to establish an inspectorate in order to monitor and supervise the supervised entity.
5. Request the Governor of the State Bank or the person authorized by the Governor of the State Bank to terminate violations of the law and operations that threatens the operational safety of the supervised entity.
6. Request the Governor of the State Bank or the person authorized by the Governor of the State Bank to impose measures for control of transactions that may pose risks and restrict growth and operations that affect the operational safety of the supervised entity.
7. Request a competent authority to suspend or dismiss the manager or executive, take actions against the individual who violates law or threatens the operational safety of the supervised entity; request a competent authority not to appoint, reappoint, dismiss and terminate the employment contract or impose other measures on the individuals who violates law or threatens the operational safety of the supervised entity.
8. Other remedial measures as prescribed by law.
Article 26. Grounds for banking supervision
1. Legislative documents that regulating the supervised entity.
2. Internal charter, documents and policies of the supervised entity.
3. Financial statements, operations reports, and periodic reports.
4. Statistical reports.
5. Inspection and audit results.
6. Other relevant information and documents as prescribed by law.
Article 27. Rights and obligations of banking inspection and supervision authorities during banking supervision
1. Request managers, executives and employees of the supervised entity to work with the banking inspection and supervision authority and provide relevant information and documents to serve banking supervision; check and assess documents, information and data provided by the supervised entity.
2. Consider and assess operations of the supervised entity, including domestic and international operations, operations of the supervised entity's parent company, subsidiary, associate company, affiliated unit that affect the supervised entity.
3. Warn about and recommend the supervised entity’s risks, operational safety and violations of law.
4. Check and verify information, documents and work with relevant entities and individuals of the supervised entity.
5. Request the supervised entity to provide information and documents for the supervision on a periodic or unscheduled basis; request the supervised entity's parent company, subsidiary, associate company, affiliated unit, and request organizations and individuals related to banking supervision to provide information and documents for the banking inspection and supervision authority to serve the supervision.
6. When necessary, request the supervised entity to carry out independent audit as prescribed in Article 5 of this Decree.
7. Request the supervised entity or the Governor of the State Bank or a competent authority to take measures for preventing, handling the supervised entity’s risks and violations of law, make amendments to, suspend the enforcement of or annul the regulations that are against law or affect safety of banking operations.
8. Impose penalties for administrative violations on the supervised entity that violates the law in accordance with regulations of law; force the supervised entity to terminate violations of law or professional operation or transaction that threatens safety or cause damage to the supervised entity.
9. Impose remedial measures on supervised entities as prescribed in Article 25 of this Decree.
10. Manage and use information and documents that serve banking supervision as prescribed by law and agreed by the providing party.
11. Impose supervising measures in conformity with the supervised entity’s level of risks, operational safety and severity of violations of law.
12. Inspect the supervised entity in case violations of law or risks to the operational safety are suspected.
13. Take charge and cooperate with relevant organizations and units in carrying out macroprudential supervision, reducing systemic risks, ensure the operational safety of banks and credit institutions.
14. Other rights and obligations as prescribed by law.
Article 28. Rights and obligations of supervised authorities during banking supervision
1. Exercise rights and fulfill obligations of a supervised entity as prescribed in Article 57 of the Law on the State Bank of Vietnam and Article 160 of the Law on Credit Institutions.
2. Accept and implement recommendations and warning of the banking inspection and supervision authority with respect to risks and threats to operational safety, and violations of law; implement measures for preventing, controlling, reducing and handling risks, threats to operational safety and violations of law.
3. Implement recommendations and decisions given by the banking inspection and supervision authority.
4. Other rights and obligations as prescribed by law.
SECTION 3. FORMULATION OF POLICIES AND LEGISLATIVE DOCUMENTS; LICENSING
Article 29. Formulation of policies and legislative documents
The Central Banking Inspection and Supervision Authority shall consult with and assist the Governor of the State Bank in formulating and promulgating within his/her competence or let the Governor of the State Bank promulgate policies and legislative documents on organizational structure, operations and operational safety of banks, banking inspection and supervision, deposit insurance and on actions against money laundering and terrorism financing under the management of the State Bank.
1. The Central Banking Inspection and Supervision Authority shall consult with or assist the Governor of the State Bank, and provincial banking inspection and supervision authority shall consult with or assist the Director of the branch of the State Bank (in case the Director of the branch of the State Bank is authorized by the Governor of the State Bank) in:
a) issuing, adjusting, adding, revoking the license for establishment and operation of credit institutions, license for establishment of foreign banks’ branches, license for establishment of representative offices of foreign credit institutions or other foreign organizations involved in banking activities and other licenses for operation of banks;
b) issuing and revoking the license for provision of credit information services by institutions;
c) confirming charter registration by credit institutions;
d) approving the trading, full division, partial division, consolidation, acquisition, conversion of legal forms, or dissolution of a credit institution or foreign bank’s branch; approving provisional lists of elected or appointed members of the Board of Members, Board of Directors, Board of Controllers and Director General (Director) of credit institutions, except for the personnel of commercial banks 100% of charter capital of which is held by the State, personnel that is appointed or introduced by the owner of state capital at Joint Stock Commercial Bank over 50% of charter capital of which is held by the State; approving the person expected to be appointed to the Director General (Director) of the foreign bank's branch; approving the establishment, termination and dissolution of domestic branch, representative office, service provider, foreign branch, representative office and other forms of foreign commercial presence of a credit institution; approving the establishment, acquisition of subsidiary or associate company of a credit institution; approving the capital contribution or purchase of shares by a credit institution; approving other issues concerning management, organizational structure, finance and operations in accordance with law that must be granted approval or permission by the State;
dd) resolving issues concerning organizational structure and management of credit institutions and foreign banks’ branches to ensure credit institutions and foreign banks’ branches operate in a safe and sound manner and in accordance with regulations of law.
e) exercising rights and fulfilling obligations of the representative of the owner of state capital at the state-invested credit institution in accordance with regulations of law;
g) formulating, organizing and monitoring the implementation of the scheme or policy for reorganizing, reinforcing and restructuring credit institutions and foreign banks’ branches.
2. The Central Banking Inspection and Supervision Authority shall decide some contents specified in Clause 1 of this Article as authorized by the Governor of the State Bank.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực