Chương 2 Nghị định 26/2014/NĐ-CP: Tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra, giám sát ngành ngân hàng
Số hiệu: | 26/2014/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 07/04/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/06/2014 |
Ngày công báo: | 21/04/2014 | Số công báo: | Từ số 453 đến số 454 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng, Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đầu tháng Tư này, Chính phủ đã ban hành Nghị định 26/2014/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng (TTGSNH), thay thế Nghị định 91/1999/NĐ-CP.
Cơ quan TTNH tương đương với Tổng cục, có chức năng tham mưu, giúp Thống đốc NHNN về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng và phòng, chống rửa tiền.
Điểm mới quan trọng so với 91/1999/NĐ-CP là TTNH có quyền yêu cầu đối tượng phải được kiểm toán độc lập trong các trường hợp như:
- Xem xét thiết lập/chấm dứt tình trạng kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng (TCTD)
- Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức pháp lý TCTD
- Ngân hàng thuộc diện yếu kém cần phải xử lý, cơ cấu lại
- Đánh giá thực trạng tài chính của đối tượng TTGSNH
- Các trường hợp cần thiết khác …
Nghị định cũng quy định chức năng tham mưu Thống đốc NHNN.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1/6/2014.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng là cơ quan thanh tra nhà nước, được tổ chức thành hệ thống gồm:
1. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước.
2. Thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh) được thành lập tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
1. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng là đơn vị tương đương Tổng cục, trực thuộc Ngân hàng Nhà nước, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quản lý nhà nước đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, phòng, chống rửa tiền, bảo hiểm tiền gửi; tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và giám sát ngân hàng trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước; thực hiện phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố theo quy định của pháp luật và phân công của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
2. Cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng gồm các Vụ, Cục, Văn phòng tại trụ sở chính và các Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng đặt tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là các đơn vị thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng). Các đơn vị thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng được tổ chức phòng.
Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng được ra quyết định thanh tra, thành lập đoàn thanh tra, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
3. Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Chức danh của người đứng đầu của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng là Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng. Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra, giám sát trong phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước; lãnh đạo Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
2. Chủ trì xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước; phối hợp với Chánh Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Ra quyết định thanh tra, thành lập đoàn thanh tra đối với đối tượng thanh tra ngân hàng thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước theo phân công của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc theo yêu cầu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra; đề nghị Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh cử thanh tra viên ngân hàng, công chức khác tham gia đoàn thanh tra; trưng tập công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị có liên quan tham gia đoàn thanh tra.
4. Quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật của đối tượng thanh tra ngân hàng hoặc khi có dấu hiệu rủi ro đe dọa đến sự an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và chịu trách nhiệm trước Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về quyết định của mình.
5. Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc khi có dấu hiệu rủi ro đe dọa đến sự an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, yêu cầu Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh (trừ nơi có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng) tiến hành thanh tra đối với đối tượng thanh tra ngân hàng đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phân công thực hiện; trường hợp Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh không đồng ý thì có quyền ra quyết định thanh tra, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về quyết định của mình.
6. Xem xét xử lý hoặc đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xử lý những vấn đề mà Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh không nhất trí với Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ về thanh tra, giám sát được giao.
7. Kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tạm đình chỉ việc thi hành quyết định sai trái về thanh tra, giám sát của cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước.
8. Kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giải quyết vấn đề liên quan đến công tác thanh tra, giám sát; trường hợp kiến nghị về thanh tra không được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp nhận thì báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ.
9. Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ hoặc hủy bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra, giám sát.
10. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
11. Kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có hành vi vi phạm pháp luật được phát hiện qua thanh tra, giám sát hoặc không thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, giám sát; yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra, giám sát hoặc không thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, giám sát.
12. Kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định theo thẩm quyền và tổ chức triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.
13. Báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Tổng Thanh tra Chính phủ về công tác thanh tra trong phạm vi trách nhiệm được giao; báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về các mặt công tác khác của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
14. Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Ngân hàng Nhà nước trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
15. Quyết định việc thanh tra viên ngân hàng, công chức khác thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng tiến hành các cuộc làm việc, tiếp xúc trực tiếp đối tượng giám sát ngân hàng.
16. Quyết định mức độ giám sát đối với các đối tượng giám sát ngân hàng, trừ trường hợp do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
17. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao.
1. Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, giúp Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh quản lý nhà nước, tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra, giám sát ngân hàng, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố đối với các đối tượng quản lý, thanh tra và giám sát ngân hàng trên địa bàn theo sự phân công, phân cấp, ủy quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và theo quy định của pháp luật.
Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh và sự chỉ đạo, hướng dẫn của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng về công tác, nghiệp vụ thanh tra, giám sát ngân hàng, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố.
2. Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có con dấu riêng.
3. Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, các Phó Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, các thanh tra viên ngân hàng và công chức khác.
Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh và ý kiến thống nhất của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng. Phó Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh do Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
4. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh phù hợp với Điều 10 Nghị định này; quyết định giải thể Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh theo yêu cầu thực hiện nhiệm vụ quản lý, thanh tra, giám sát ngân hàng.
1. Xây dựng kế hoạch thanh tra hằng năm trình Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh phê duyệt; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra, chương trình công tác thuộc trách nhiệm của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
2. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
3. Thanh tra đối với các đối tượng thanh tra ngân hàng trong phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh được giao.
4. Thanh tra vụ việc khác do Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh giao.
5. Giám sát các đối tượng giám sát ngân hàng trong phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh được giao và theo quy định của pháp luật.
6. Áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị, đề xuất cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, xử lý vi phạm đối với đối tượng thanh tra ngân hàng, đối tượng giám sát ngân hàng theo quy định của pháp luật.
7. Chấp hành sự chỉ đạo, hướng dẫn của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng về công tác, nghiệp vụ thanh tra hành chính, thanh tra, giám sát ngân hàng, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố.
8. Tham mưu, giúp Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thực hiện một số nhiệm vụ liên quan đến cấp phép quy định tại Điều 30 Nghị định này theo phân cấp, ủy quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
9. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, giám sát của Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh và Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
10. Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
11. Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
12. Tham mưu, giúp Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh được giao.
13. Thực hiện báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
14. Tổ chức việc tập huấn nghiệp vụ thanh tra, giám sát cho thanh tra viên ngân hàng, công chức khác thuộc Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
15. Tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác thanh tra, giám sát trong phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh được giao.
16. Thực hiện nhiệm vụ về phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc do Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh giao.
1. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra, giám sát trong phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh; lãnh đạo Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
2. Ra quyết định thanh tra, thành lập đoàn thanh tra đối với đối tượng thanh tra ngân hàng thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh hoặc theo yêu cầu của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra.
3. Quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật của đối tượng thanh tra ngân hàng hoặc khi có dấu hiệu rủi ro đe dọa đến sự an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thuộc phạm vi quản lý được giao và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh về quyết định của mình.
4. Kiến nghị Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh giải quyết theo thẩm quyền các vấn đề về công tác thanh tra, giám sát; báo cáo Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng nếu kiến nghị đó không được chấp nhận.
5. Quyết định việc thanh tra viên ngân hàng, công chức khác thuộc Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tiến hành các cuộc làm việc, tiếp xúc trực tiếp đối tượng giám sát ngân hàng.
6. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ hoặc hủy bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra, giám sát.
7. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, đồng thời báo cáo Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh và Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng.
8. Kiến nghị Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có hành vi vi phạm pháp luật được phát hiện qua thanh tra, giám sát hoặc không thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra, giám sát.
9. Kiến nghị Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
10. Đề xuất với Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh đề nghị Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh khác, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng cử thanh tra viên ngân hàng, công chức khác, viên chức tham gia đoàn thanh tra; trưng tập công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị có liên quan tham gia hoạt động thanh tra.
11. Báo cáo Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh về công tác thanh tra, giám sát và các mặt công tác khác thuộc phạm vi quản lý của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
12. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc theo sự phân công, ủy quyền của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
ORGANIZATIONAL STRUCTURE, TASKS AND POWERS OF BANKING INSPECTION AND SUPERVISION AUTHORITIES
Article 6. Organizational structure of banking inspection and supervision authorities
Banking inspection and supervision authorities are regulatory bodies that include:
1. The Central Banking Inspection and Supervision Authority affiliated to the State Bank.
2. Provincial banking inspection and supervision authorities established in the provinces where the Departments of Banking Inspection and Supervision affiliated to the Central Banking Inspection and Supervision Authority are yet to be established.
Article 7. Central Banking Inspection and Supervision Authority
1. The Central Banking Inspection and Supervision Authority is an unit equivalent to the General Department, affiliated to the State Bank, takes responsibility for consulting with and assisting the Governor of the State Bank in performing state management of credit institutions, foreign banks’ branches, inspection, settlement of complaints and denunciations, actions against corruption and money laundering, and deposit insurance; carries out administrative inspection and specialized inspection and exercises banking supervision of relevant fields; take actions against money laundering and terrorism financing as prescribed by law and assigned by the Governor of the State Bank.
2. Organizational structure of the Central Banking Inspection and Supervision Authority includes Departments, offices at the headquarters and Departments of Banking Inspection and Supervision located in some provinces (below collectively referred to as “units affiliated to the Central Banking Inspection and Supervision Authority). Each unit affiliated to the Central Banking Inspection and Supervision Authority shall be divided into several departments.
The Director General of Department of Banking Inspection and Supervision may issue the decision on inspection and establishment of inspectorate, perform tasks and exercise powers of the person who issues the decision on inspection and imposition of penalties for administrative violations as prescribed by law.
3. The Prime Minister shall specify tasks, powers and organizational structure of Central Banking Inspection and Supervision Authority at the request of the Governor of the State Bank.
Article 8. Tasks and powers of the Chief Inspector
Chief Inspector is the head of the Central Banking Inspection and Supervision Authority. The Chief Inspector has the following tasks and powers:
1. direct and inspect the inspection and supervision under the management of the State Bank; direct the Central Banking Inspection and Supervision Authority to perform its tasks and exercise its powers as prescribed by law.
2. assume prime responsibility for addressing the overlapping issues in terms of scope, targets, contents and duration of inspection under the management of the State Bank; cooperate with Chief Inspectors of the provinces in addressing the overlapping issues in terms of scope, targets, contents and duration of inspection within such provinces.
3. issue the decision on inspection and establishment of inspectorate to the inspected entities under the management of the State Bank as assigned by the Governor of the State Bank or at the request of the Governor of the State Bank; perform tasks and exercise powers of the person who issues the inspection decision; request the Director of the branch of the State Bank to appoint banking inspectors or other officials to join the inspectorate; summon officials and public employees of the relevant authorities and units to join the inspectorate.
4. issue an inspection decision whenever an inspected entity is suspected of committing violations of law or there are risks to the operational safety of credit institutions or foreign banks’ branches and be responsible to the Governor of the State Bank for such decision.
5. In case of violations of law are suspected or there are risks to the operational safety of credit institutions or foreign banks’ branches, request the Director of branch of the State Bank (except for the branch where the Department of Banking Inspection and Supervision is established) to carry out an inspection of the inspected entity as assigned by the Governor of the State Bank; in the cases where the Director of branch of the State Bank rejects the request, the Chief Inspector may issue an inspection decision, inform the Governor of the State Bank and be responsible to the Governor of the State Bank for such decision.
6. resolve the issues in dispute between the Chief Inspector of a provincial banking inspection and supervision authority and the Director of the branch of the State Bank or request the Governor of the State Bank to do so.
7. request the Governor of the State Bank to suspend unlawful decision on inspection and supervision issued by the authority or unit under the management of the State Bank.
8. request the Governor of the State Bank to resolve issues concerning inspection and supervision; in case of failure to obtain the consent of the Governor of the State Bank, inform the Inspector General thereof.
9. request a competent authority to make amendments and issue the decision in conformity with management requirements; request the suspension or annulment of unlawful regulations found through the inspection and supervision.
10. impose penalties for administrative violations in accordance with the law on penalties for administrative violations.
11. request the Governor of the State Bank to assign responsibility and take actions against the person under the management of the Governor of the State Bank who is found committing violations of law or failing to comply with conclusions, proposals and decisions on inspection and supervision; request the head of an organization to assign responsibility and take actions against the person under the management of such organization who is found committing violations of law or failing to comply with conclusions, proposals and decisions on inspection and supervision.
12. request the Governor of the State Bank to make a decision within his/her competence and organize the implementation of measures for ensuring the safety of banking operations applied to the organizations and individuals under the management of the State Bank.
13. inform the Governor of the State Bank and Inspector General of the inspection within his/her responsibility; inform the Governor of the State Bank of other aspects of the Central Banking Inspection and Supervision Authority.
14. inspect the implementation of policies and laws, performance of tasks and exercise of powers by the heads of authorities and units under the management of the State Bank.
15. decide the meetings between supervised entities and banking inspectors and other officials working for the Central Banking Inspection and Supervision Authority.
16. decide the level of supervision applied to supervised entities, except for the entity decided by the Governor of the State Bank.
17. Perform other tasks and exercise other powers as prescribed by law or assigned by the Governor of the State Bank.
Article 9. Provincial banking inspection and supervision authorities
1. The provincial banking inspection and supervision authorities are units affiliated to the branches of the State Bank, assist the Directors of the branches of the State Bank in performing state management, carrying out administrative inspection, and banking inspection and supervision, settling complaints and denunciations, taking actions against corruption, money laundering and terrorism financing committed by the entities under their management, and inspected and supervised entities as assigned and authorized by the Governor of the State Bank and prescribed by law.
The provincial banking inspection and supervision authorities are under the management and direct instructions of the branch of the State Bank and professional guidance of Central Banking Inspection and Supervision Authority on banking inspection and supervision, settlement of complaints and denunciations, actions against corruption, money laundering and terrorism financing.
2. Each provincial banking inspection and supervision authority has its own seal.
3. A provincial banking inspection and supervision authority includes Chief Inspector of the provincial banking inspection and supervision authority, Deputy Chief Inspector of the provincial banking inspection and supervision authority, banking inspectors and other officials.
The Chief Inspector of the provincial banking inspection and supervision authority shall be appointed or dismissed by the Governor of the State Bank at the request of the Director of the branch of the State Bank and with the consent the Chief Inspector of the banking inspection and supervision authority. The Deputy Chief Inspector of the provincial banking inspection and supervision authority shall be appointed or dismissed by the Director of the branch of the State Bank at the request of the Chief Inspector of the provincial banking inspection and supervision authority.
4. The Governor of the State Bank shall specify tasks, powers and organizational structure of provincial banking inspection and supervision authorities in accordance with Article 10 of this Decree; decide to dissolve provincial banking inspection and supervision authorities where necessary.
Article 10. Tasks and powers of provincial banking inspection and supervision authorities
1. Formulate annual plan and submit it to the Director of the branch of the State Bank for approval; formulate and organize the implementation of inspection plan and work program within the responsibility of the provincial banking inspection and supervision authorities.
2. Inspect the implementation of policies and laws, performance of tasks and exercise of powers by organizations and individuals under the management of the branch of the State Bank.
3. Inspect the inspected entities under the management of the branch of the State Bank.
4. Inspect other cases assigned by the Chief Inspector or the Director of the branch of the State Bank.
5. Supervise the supervised entities under the management of the branch of the State Bank and in accordance with regulations of law.
6. Take remedial measures within its competence or request and propose competent organizations and individuals to take safety measures and take actions against inspected and supervised entities as prescribed by law.
7. Follow the professional guidance of the Central Banking Inspection and Supervision Authority on administrative inspections, banking inspection and supervision inspection, settlement of complaints and denunciations, actions against corruption, money laundering and terrorism financing.
8. Consult with and assist the Director of the branch of the State Bank in performing some tasks relating to licensing prescribed in Article 30 of this Decree as authorized by the Governor of the State Bank.
9. Monitor, expedite and inspect the compliance with the conclusions, proposals and decisions on inspection and supervision by the Director of the branch of the State Bank and provincial banking inspection and supervision authorities.
10. Perform the task of settling complaints and denunciations as prescribed by the law on complaints and denunciations.
11. Perform the task of preventing and combating corruption as prescribed by the law on anti-corruption.
12. Consult with and assist the Director of the branch of the State Bank in submitting consolidated reports on inspection, supervision, settlement of complaints and denunciations, and actions against corruption under the management of the branch of the State Bank that is assigned.
13. Submit reports, provide information and documents at the request of the Central Banking Inspection and Supervision Authority.
14. Provide professional training in inspection and supervision for banking inspectors and other officials working for provincial banking inspection and supervision authorities.
15. Assess the results and learn by experience of inspection and supervision under the under the management of the branch of the State Bank.
16. Perform the task of preventing money laundering and terrorism financing and perform other tasks and exercise other powers as prescribed by law or assigned by the Governor of the State Bank or the Director of the branch of the State Bank.
Article 11. Tasks and powers of the Chief Inspector of provincial banking inspection and supervision authority
1. Direct and inspect the inspection and supervision under the management of the branch of the State Bank; direct the provincial banking inspection and supervision authorities to perform their tasks and exercise their powers as prescribed in this Decree and other relevant legal documents.
2. Issue the decision on inspection and formation of inspectorate to the inspected entities under the management of the branch of the State Bank or at the request of the Chief Inspector of the State Bank’s banking inspection and supervision authority or the Director of the branch of the State Bank; perform tasks and exercise powers of the person who issues the inspection decision.
3. Issue an inspection decision in case of suspicions of the inspected entity’s violations of law or risks to the operational safety of credit institutions or foreign banks’ branches under his/her management and be responsible to the Director of the State Bank branch for such decision.
4. Request the Director of the branch of the State Bank to resolve issues concerning inspection and supervision within his/her competence; inform Chief Inspector in case the request is rejected.
5. decide the meetings between supervised entities and banking inspectors and other officials working for provincial banking inspection and supervision authorities.
6. Request a competent authority to make amendments and issue the decision in conformity with management requirements; request the suspension or annulment of unlawful regulations found through the inspection and supervision.
7. Impose penalties for administrative violations in accordance with the law on penalties for administrative violations, and report such to the Director of the branch of the State Bank and the Chief Inspector.
8. Request the Director of the branch of the State Bank to consider responsibility and take actions against the person under the management of the Director of the branch of the State Bank who is found committing violations of law or failing to comply with the conclusions and decisions on inspection and supervision.
9. Request the Director of the branch of the State Bank and competent authority to apply measures for ensuring safety of banking operations to the organizations and individuals under the management of the branch of the State Bank.
10. Suggest the Director of the branch of the State Bank to request Director of another branch of the State Bank, Chief Inspector to appoint banking inspectors and other officials to join the inspectorate; summon officials and public employees of relevant authorities and units to participate in the inspection.
11. Inform the Chief Inspector and the Director of the branch of the State Bank about the inspection, supervision and other issues under the management of the provincial banking inspection and supervision authorities.
12. Perform other tasks and exercise other powers as prescribed by law or assigned and authorized by the Chief Inspector and the Director of the branch of the State Bank.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực